SKKN: Ứng dụng công nghệ thông tin thiết kế diễn biến các chiến dịch lớn trong chương trình lịch sử Việt Nam lớp 12 giai đoạn 1945-1975
. HOÀN CẢNH NẢY SINH:
1. Xuất phát từ yêu cầu thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của năm học là “ Tiếp tục
nâng cao năng lực quản lí và chất lượng đào tạo”, mà ngành GD&ĐT Ninh Thuận yêu
cầu mỗi cán bộ quản lí, mỗi giáo viên phải có ít nhất một sáng kiến cải tiến phương
pháp quản lí, phương pháp dạy học.
2. Ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học đã trở thành phổ biến, là xu thế
chung. Tuy nhiên, thực tiễn việc ứng dụng CNTT trong việc thiết kế giáo án điện tử ở
tỉnh ta trong thời gian qua chưa phổ biến, chưa phù hợp, còn lạm dụng. Một số giáo
viên vì nhiều lí do khác nhau, còn ngại khó, ngại khổ, thiếu dụng công trong thiết kế
giáo án điện tử, dẫn tới hiệu quả giờ giảng không cao, nhất là trong việc thiết kế trình
diễn phần diễn biến các sự kiện lớn, chiến dịch lớn lại càng khó.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN: Ứng dụng công nghệ thông tin thiết kế diễn biến các chiến dịch lớn trong chương trình lịch sử Việt Nam lớp 12 giai đoạn 1945-1975
SỞ GD – ĐT NINH THUẬN TRƢỜNG THPT CHU VĂN AN ********** SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: Ứng dụng công nghệ thông tin thiết kế diễn biến các chiến dịch lớn trong chƣơng trình lịch sử Việt Nam lớp 12 giai đoạn 1945 – 1975 GIÁO VIÊN: LƢƠNG VĂN LÂN DẠY MÔN : LỊCH SỬ NĂM HỌC : 2010 - 2011 THÁNG 5/2011 I. HOÀN CẢNH NẢY SINH: 1. Xuất phát từ yêu cầu thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của năm học là “ Tiếp tục nâng cao năng lực quản lí và chất lượng đào tạo”, mà ngành GD&ĐT Ninh Thuận yêu cầu mỗi cán bộ quản lí, mỗi giáo viên phải có ít nhất một sáng kiến cải tiến phương pháp quản lí, phương pháp dạy học. 2. Ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học đã trở thành phổ biến, là xu thế chung. Tuy nhiên, thực tiễn việc ứng dụng CNTT trong việc thiết kế giáo án điện tử ở tỉnh ta trong thời gian qua chưa phổ biến, chưa phù hợp, còn lạm dụng. Một số giáo viên vì nhiều lí do khác nhau, còn ngại khó, ngại khổ, thiếu dụng công trong thiết kế giáo án điện tử, dẫn tới hiệu quả giờ giảng không cao, nhất là trong việc thiết kế trình diễn phần diễn biến các sự kiện lớn, chiến dịch lớn lại càng khó. 3. Với mong muốn góp phần nhỏ bé của bản thân chia sẻ cùng các bạn đồng nghiệp, hưởng ứng cuộc vận động “ Mỗi thầy cô giáo là tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo”, tôi mạnh dạn viết sáng kiến: Ứng dụng CNTT trong việc thiết kế phần diễn biến các sự kiện lớn, các chiến dịch lớn trong chương trình lịch sử Việt Nam lớp 12 giai đoạn 1945-1954 . 4. Mục đích: Nêu lên cách làm, các giải pháp tiền hành nhằm giúp rút ngắn thời gian thiết kế một diễn biến - phần khó nhất trong soạn giáo án điện tử của giáo viên. Qua đó góp phần tăng hiệu quả của việc sử dụng giáo án điện tử. 5. Giới hạn đề tài : Vì trình độ công nghệ thông tin của bản thân có giới hạn, vừa tự học vừa làm; Vì thời gian không có nhiều, nên trong khuôn khổ một sáng kiến kinh nghiệm được rút ra qua thực tiễn dạy học ở trường phổ thông, tôi xin giới hạn đề tài : Nêu lên cách làm, các giải pháp đã thực hiện trong việc thiết kế phần diễn biến các chiến dịch lớn và minh họa bằng 3 sự kiện trong chương trình lịch sử Việt Nam lớp 12. --------------- II. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN VÀ CÁC GIẢI PHÁP: Việc ứng dụng công nghệ thông tin để trình bày diễn biến các chiến dịch lớn trong chương trình lịch sử lớp 12 giai đoạn 1945- 1975 là cực kì khó khăn. Vì để soạn giảng một tiết dạy có hiệu quả, đòi hỏi giáo viên phải bỏ nhiều công sức đầu tư cả về chuyên môn lẫn trình độ vi tính. Để ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng phần mềm Microsoft PowerPonit để trình bày diễn biến các chiến dịch lớn giáo viên phải tuân thủ các bước như sau: 1.Các bƣớc tiến hành: a/ Đƣa bản đồ vào máy vi tính: * Đối với bản đồ, lược đồ được in trong sách giáo khoa: Scan bản đồ, lược đồ có sẵn trong SGK vào máy vi tính. * Đối với bản đồ, lược đồ giáo khoa có sẵn (treo tường ): - Dùng máy ảnh kỹ thuật số chụp bản đồ, lược đồ có sẵn vào máy ảnh. - Sau đó copy bản đồ, lược đồ từ máy ảnh vào máy vi tính. * Đối với bản đồ, lược đồ giáo viên tự vẽ dựa trên nội dung bản đồ, lược đồ SGK: - Giáo viên sử dụng giấy A0 để vẽ lại bản đồ, lược đồ dựa trên nội dung bản đồ, lược đồ SGK. - Dùng máy ảnh kỹ thuật số chụp bản đồ, lược đồ đã vẽ vào máy ảnh kỹ thuật số. - Sau đó copy bản đồ, lược đồ từ máy ảnh vào máy vi tính. b/ Thiết kế bản đồ trên máy vi tính: Bƣớc 1: Chỉnh sửa bản đồ: -Click chuột trái vào Zoom Out hoặc Zoom In để phóng to hoặc thu nhỏ bản đồ, lược đồ cần thiết kế cho phù hợp. -Cắt bản đồ: Click chuột trái vào Crop, kéo rê chuột trái vào khu vực cần cắt, di chuyển chuột vào giữa khu vực cần cắt, Double Click chuột trái vào giữa khu vực cần cắt ta được bản đồ, lược đồ muốn cắt. -Xoá các ký hiệu “chết” trên bản đồ, lược đồ: Vào Eyedropper, Click chuột trái vào Pencil để có công cụ xóa, chọn màu sao cho phù hợp với nền của bản đồ, lược đồ để xóa các ký hiệu “chết “. Muốn xóa bất cứ ký hiệu nào trên bản đồ, lược đồ ta chỉ cần di chuyển chuột vào ký hiệu đó. Bƣớc 2: Thiết kế bàn đồ, lược đồ trên Powerpoit - Mở Powerpoit, chọn Slide trắng, copy bản đồ, lược đồ đã chỉnh sửa vào. - Vào AutoShapea/chọn Lines/ chọn các biểu tượng hoặc mũi tên để vẽ lại các ký hiệu “chết” đã xoá. - Vào Draw /chọn Edipoits để chỉnh sửa các mũi tên cho phù hợp. - Vào các TextBox để điền các địa danh đã xoá vào bản đồ, lược đồ hoặc điền các nội dung cần thiết. - Double Click chuột trái vào các mũi tên hoặc các TexBox chứa các biểu tượng để chọn màu và chọn kích thước cho phù hợp. Bƣớc 3: Tạo hiệu ứng cho các ký hiệu, biểu tượng trên bản đồ, lược đồ mới. -Click chuột trái vào các biểu tượng đã tạo /vào SlideShow / vào Custom Animation/Add Effeot/Entrance/chọn hiệu ứng tuỳ thích. - - Vào Start/chọn on click, With previous hoặc After previous. - Vào Direction/hướng trình diễn hiệu ứng - Vào Speed/chọn tốc độ tuỳ ý. - Vào Play cho chạy thử. Bƣớc 4: Chọn toàn bộ các thành phần trong bản đồ, lược đồ rồi Save as. Bƣớc 5: Trình chiếu bản đồ, lược đồ động: - Vào Slide Show/Wiew Show dể trình diễn bản đồ, lược đồ. - Vào End of Slide Show, Click to exit để trở về trước khi trình chiếu. 2. Ứng dụng thực tiễn trình bày diễn biến các chiến dịch lớn trong chƣơng trình lịch sử lớp 12 giai đoạn 1945- 1975: a/ Cách mạng tháng Tám năm 1945: * Đƣa bản đồ cách mạng tháng Tám năm 1945 vào máy vi tính: - Dùng máy ảnh kỹ thuật số chụp bản đồ, lược đồ có sẳn vào máy ảnh. - Sau đó copy bản đồ, lược đồ từ máy ảnh vào máy vi tính. * Thiết kế bản đồ trên máy vi tính: Bƣớc 1: Chỉnh sửa bản đồ: -Click chuột trái vào Zoom Out hoặc Zoom In để phóng to hoặc thu nhỏ bản đồ cách mạng tháng Tám năm 1945 cần thiết kế cho phù hợp. Bƣớc 2: Thiết kế bàn đồ cách mạng tháng Tám năm 1945 trên Powerpoit: - Mở Powerpoit, chọn Slide trắng, copy bản đồ cách mạng tháng Tám năm 1945 đã chỉnh sửa vào. * Để giúp các em dễ quan sát và nhớ rõ hơn về thời gian và địa điểm giải phóng giáo viên nên làm theo cách sau: - Vào AutoShapea/chọn Stars and Baners / chọn các biểu tượng ngôi sao để vẽ ngội sao đánh dấu các địa điểm giải phóng trong cách mạng tháng Tám năm 1945. - Vào các Text Box để ghi ngày, tháng đánh dấu các nơi gìanh thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945 - Tô màu ngôi sao / vào Fill color/ chọn màu đỏ. Bƣớc 3: Tạo hiệu ứng cho các biểu tượng trên bản đồ cách mạng tháng Tám năm 1945 - Click chuột trái vào các ngôi sao đã tạo /vào SlideShow / vào Custom Animation/Add Effeot/Entrance/chọn hiệu ứng Diamond. - Click chuột trái vào các ngày tháng đã tạo /vào SlideShow / vào Custom Animation/Add Effeot/Entrance/chọn hiệu ứng Diamond. - Vào Start/chọn on click, With previous hoặc After previous. - Vào Direction/hướng trình diễn hiệu ứng - Vào Speed/chọn tốc độ tuỳ ý. - Vào Play cho chạy thử. Bƣớc 4: Chọn toàn bộ các thành phần trong bản đồ cách mạng tháng Tám năm 1945 rồi Save as. Bƣớc 5: Trình chiếu bản đồ cách mạng tháng Tám năm 1945 động: - Vào Slide Show/Wiew Show để trình diễn bản đồ cách mạng tháng Tám năm 1945. - Vào End of Slide Show, Click to exit để trở về trước khi trình chiếu . CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 19/8 23/8 25/8 28/8 28/8 b/Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950: * Đƣa bản đồ chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950 vào máy vi tính: - Đối với bản đồ chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950 giáo viên nên tự vẽ dựa trên nội dung bản đồ SGK: - Giáo viên sử dụng giấy A0 để vẽ lại bản đồ chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950 dựa trên nội dung bản đồ SGK. - Dùng máy ảnh kỹ thuật số chụp bản đồ chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950 đã vẽ vào máy ảnh kỹ thuật số. - Sau đó copy bản đồ chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950 từ máy ảnh vào máy vi tính. * Thiết kế bản đồ trên máy vi tính: Bƣớc 1: Chỉnh sửa bản đồ chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950 - Click chuột trái vào Zoom Out hoặc Zoom In để phóng to hoặc thu nhỏ bản đồ chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950 cần thiết kế cho phù hợp. - Cắt bản đồ: Click chuột trái vào Crop, kéo rê chuột trái vào khu vực cần cắt, di chuyển chuột vào gữia khu vực cần cắt, Double Click chuột trái vào giữa khu vực cần cắt ta được bản đồ chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950 muốn cắt. - Xoá các ký hiệu “chết” trên bản đồ, lược đồ: Vào Eyedropper, Click chuột trái vào Pencil để có công cụ xoá, chọn màu sao cho phù hợp với nền của bản đồ chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950để xoá các ký hiệu “chết “. Muốn xoá bất cứ ký hiệu nào trên bản đồ, lược đồ ta chỉ cần di chuyển chuột vào ký hiệu đó. Bƣớc 2: Thiết kế bàn đồ chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950 trên Powerpoit - Mở Powerpoit, chọn Slide trắng, copy bản đồ chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950 đã chỉnh sửa vào. - Để làm rõ hơn về hệ thống phòng ngự của địch trên đường số 4 từ Đình lập đến Cao Bằng, hành lang Đông –Tây giáo viên vào thanh biểu tượng Line vẽ / vàoLine Style để tô đậm /vào Dash Style để chọn đứt đoạn. - Vào AutoShapea/chọn Lines/ chọn các biểu tượng mũi tên để vẽ lại các ký hiệu quân ta đánh vào Đông Khê. - Vào Draw /chọn Edipoits để chỉnh sửa các mũi tên cho phù hợp. - Vẽ địa điểm quân ta giành thắng lợi vào AutoShapea/chọn Stars and Baners / chọn các biểu tượng - Tô màu biểu tượng vừa vẽ / vào Fill color/ chọn màu đỏ. - Vào các TextBox để điền các địa danh đã xoá vào bản đồ chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950 hoặc điền các nội dung cần thiết. - Double Click chuột trái vào các mũi tên hoặc các TexBox chứa các biểu tượng để chọn màu và chọn kích thước cho phù hợp. Bƣớc 3: Tạo hiệu ứng cho các ký hiệu, biểu tượng trên bản đồ chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950 mới. - Click chuột trái vào các biểu tượng đã tạo /vào SlideShow / vào Custom Animation/Add Effeot/Entrance/chọn hiệu ứng tuỳ thích. - Vào Start/chọn on click, With previous hoặc After previous. - Vào Direction/hướng trình diễn hiệu ứng - Vào Speed/chọn tốc độ tuỳ ý. - Vào Play cho chạy thử. Bƣớc 4: Chọn toàn bộ các thành phần trong bản đồ chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950 Save as Bƣớc 5: Trình chiếu bản đồ chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950 động: - Vào Slide Show/Wiew Show dể trình diễn bản đồ chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950. - Vào End of Slide Show, Click to exit để trở về trước khi trình chiếu. CHIẾN DỊCH BIÊN GIỚI THU ĐÔNG 1950 Cao Bằng Na Sầm Đình Lập Tiên Yên Thất Khê Lạng Sơn Đông Khê Bắc Cạn Thái Nguyên HÀ NỘI c/ Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975: * Đƣa Lƣợc đồ diễn biến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 vào máy vi tính: Lược đồ diễn biến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 được in trong sách giáo khoa. Vì vậy giáo viên chỉ cần Scan lược đồ đó vào máy vi tính. * Thiết kế lƣợc đồ diễn biến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 trên máy vi tính: Bƣớc 1: Chỉnh sửa lược đồ diễn biến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975: -Click chuột trái vào Zoom Out hoặc Zoom In để phóng to hoặc thu nhỏ lược đồ diễn biến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 cần thiết kế cho phù hợp. - Cắt lược đồ diễn biến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975: Click chuột trái vào Crop, kéo rê chuột trái vào khu vực cần cắt, di chuyển chuột vào gữia khu vực cần cắt, Double Click chuột trái vào giữa khu vực cần cắt ta được lược đồ diễn biến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 muốn cắt. - Xoá các ký hiệu “chết” trên lược đồ diễn biến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975: Vào Eyedropper, Click chuột trái vào Pencil để có công cụ xoá, chọn màu sao cho phù hợp với nền của lược đồ để xoá các ký hiệu “chết “. Muốn xoá bất cứ ký hiệu nào trên bản đồ, lược đồ ta chỉ cần di chuyển chuột vào ký hiệu đó. Bƣớc 2: Thiết kế lược đồ trên Powerpoit. - Mở Powerpoit, chọn Slide trắng, copy lược đồ lược đồ diễn biến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975: đã chỉnh sửa vào. - Vào AutoShapea/chọn Lines/ chọn các biểu tượng hoặc mũi tên đơn, đôi để vẽ lại các ký hiệu “chết” đã xoá. - Để làm rõ hơn về đường rút quân của địch giáo viên vào thanh biểu tượng Line vẽ / vàoLine Style để tô đậm /vào Dash Style để chọn đứt đoạn. - Để làm rõ hơn những chiến thắng của ta ở các địa điểm như Buôn Ma Thuộc, Huế, Đà Nẳng giáo viên nên vẽ hình lá cờ. Để vẽ hình lá cờ giáo viên vào Rectangle /vẽ/vào Fill Color chọn màu. Vào AutoShapea/chọn / Star and Banersđể chọn hình ngôi sao /vào Fill Color chọn màu. - Để học sinh nhớ kỹ và gây hứng thú cho học sinh thì giáo viên vào Rectangle vẽ biểu tượng /copy một số hình ảnh chiến thắng trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975. - Vào Draw /chọn Edipoits để chỉnh sửa các mũi tên cho phù hợp. - Vào các TextBox để điền các địa danh đã xoá vào lược đồ hoặc điền các nội dung cần thiết. - Double Click chuột trái vào các mũi tên hoặc các TexBox chứa các biểu tượng để chọn màu và chọn kích thước cho phù hợp. Bƣớc 3: Tạo hiệu ứng cho các ký hiệu, biểu tượng trên lược đồ mới. - Click chuột trái vào các biểu tượng đã tạo /vào SlideShow/ vào Custom Animation/Add Effeot/Entrance/chọn hiệu ứng tuỳ thích. - Vào Start/chọn on click, With previous hoặc After previous. - Vào Direction/hướng trình diễn hiệu ứng. - Vào Speed/chọn tốc độ tuỳ ý. - Vào Play cho chạy thử. Bƣớc 4: Chọn toàn bộ các thành phần trong lược đồ lược đồ diễn biến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 rồi Save as. Bƣớc 5: Trình chiếu lược đồ lược đồ diễn biến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 động: - Vào Slide Show/Wiew Show để trình diễn lược đồ. - Vào End of Slide Show, Click to exit để trở về trước khi trình chiếu. CUỘC TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY XUÂN 1975 Lýợc đồ chiến dịch Tây Nguyên (4/3/1975 ðến 24/3/1975) 4/3/1975 Ta taán coâng Ñòch phaûn coâng Ñòch ruùt chaïy Ghi Chuù CUỘC TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY XUÂN 1975 2 Quân ta tấn công địch Quân ta tấn công địch bằng đƣờng biển QUAÕNG TRÒ LƢỢC ĐỒ CHIẾN DỊCH HUẾ - ĐÀ NẲNG CUỘC TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY XUÂN 1975 CHÚ THÍCH Vïng ta kiÓm so¸t Vïng ®Þch kiÓm so¸t HÖ thèng tö thñ cña ®Þch PHAN THIẾT PHAN RANG XUÂN LỘC SÀI GÒN Phôm Pênh CAMPUCHIA CAØ MAU(1/5) BAÏC LIEÂU(30/ 4) CAÀN THÔ(1/5) RAÏCH GIAÙ (1/5) CHAÂU ÑOÁC(2/5) CHIẾN DỊCH HỒ CHÍ MINH III. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1. Đối với giáo viên: Sử dụng các công cụ tiện ích trong các phần mềm thông dụng cho phép thiết kế nhanh phần diễn biến các sự kiện, chiến dịch có trong chương trình lịch sử hiện hành từ tiểu học đến cấp trung học phổ thông. 2. Đối với học sinh: Trình bày diễn biến bằng hiệu ứng trên powerpoint làm cho giờ giảng sinh động hơn, học sinh thích thú hơn, nhớ lâu hơn và tái hiện diễn biến nhanh hơn. Các em có thể nắm bài ngay tại lớp . Qua so sánh , đối chiếu kết quả khảo sát sau khi thực hiện cho thấy số học sinh tái hiện lại được diễn biến sau giờ giảng tăng lên 40% so với lớp dạy bằng phương pháp thuyết trình thông thường. 3. Phạm vi áp dụng của SKKN: Sáng kiến “sử dụng CNTT thiết kế diễn biến các chiến dịch lớn trong chương trình lịch sử lớp 12”, được rút ra từ thực tế dạy học trên lớp. Vì vậy, các bạn đồng nghiệp có thể sử dụng để thiết kế các sự kiện, các câu chuyện kể, các chiến dịch có trong chương trình phổ thông hiện hành. Cũng có thể vận dụng để thiết kế nội dung thuyết trình một vấn đề ngoại khoá lịch sử hoặc thời sự nói chung. 4. Kết luận: Vì thời gian có giới hạn, trình độ công nghệ thông tin của bản thân còn hạn chế. Trong khi đó công nghệ thông tin là ngành khoa học phát triển rất nhanh, từng giờ từng phút, khối lượng tri thức mới ngày càng nhiều. Vì vậy, việc lựa chọn các tiện ích trình bày cách tiến hành là cực kì khó khăn và không thể tránh khỏi những thiếu sót cả về hình thức lẫn nội dung. Tôi rất mong và trân trọng những góp ý chỉnh sửa của các bạn đồng nghiệp để sáng kiến được hoàn thiện hơn, phổ biến rộng rãi trong ngành, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn lịch sử ở trường phổ thông. Phan Rang- TC, ngày 25 tháng 5 năm 2011 Ngƣời viết LƢƠNG VĂN LÂN
File đính kèm:
- ung_dung_cong_nghe_thong_tin_thiet_ke_dien_bien_cac_chien_di.pdf