Sinh trưởng của một số loài cây bản địa trong rừng trồng hỗn loài cung cấp gỗ lớn ở Cầu Hai, Phú Thọ

TÓM TẮT

Các thí nghiệm rừng trồng hỗn loài cây bản địa cung cấp gỗ lớn tại Trung

tâm Khoa học Lâm nghiệp vùng Trung tâm Bắc bộ ở Cầu Hai, Phú Thọ

được xây dựng vào tháng 7/2001 trên đất rừng thoái hóa với các loại thảm

che khác nhau là Cốt khí và Keo tai tượng. Số liệu đo đếm đến năm 2014

cho thấy, sau 14 năm trồng các loài cây Re gừng và Sồi phảng trong các

công thức thí nghiệm đạt tỷ lệ sống từ 86,5 - 87,8% và có sinh trưởng,

phát triển tốt. Một số cây Sồi phảng đã có thể cho khai thác cung cấp gỗ

lớn (có đường kính ngang ngực đạt trên 30cm), trong khi đó Trám trắng

và Vạng trứng có tỷ lệ sống thấp (61,1 - 66,5%) và sinh trưởng phát triển

kém. Tại tuổi 14, các chỉ tiêu sinh trưởng của Sồi phảng đạt trung bình là

D1.3 = 21cm, Hvn = 14,2m, Dt = 5,9m; Re gừng đạt D1.3 = 13,3cm, Hvn = 11m,

Dt = 3,7m; Vạng trứng đạt D1.3 = 8,6cm, Hvn = 8,8m, Dt = 2,7m và Trám

trắng chỉ đạt D1.3 = 7cm, Hvn = 7,5cm và Dt = 2,2m. Trữ lượng trung bình

của các loài cây bản địa trong các công thức dao động từ 69,4 - 94,7 m3/ha

(trung bình là 86 m3/ha), tăng trưởng trung bình đạt từ 5,4 - 6,7 m3/ha/năm

(trung bình là 6,1 m3/ha/năm). Chất lượng cây (bao gồm độ nhỏ cành, độ

thẳng thân và phát triển ngọn) của các loài Sồi phảng và Re gừng đều

tương đốt tốt, trong khi đó chất lượng của các loài Trám trắng và Vạng

chứng kém hơn do bị cạnh tranh mạnh bởi các loài cây khác trong mô

hình, đặc biệt là ở công thức cây phù trợ là Keo tai tượng chưa được tỉa

thưa ở tuổi 14. Sinh trưởng của các loài cây Sồi phảng và Re gừng đều đạt

tốt nhất trong công thức cây phù trợ là Keo tai tượng.

pdf 9 trang phuongnguyen 1900
Bạn đang xem tài liệu "Sinh trưởng của một số loài cây bản địa trong rừng trồng hỗn loài cung cấp gỗ lớn ở Cầu Hai, Phú Thọ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sinh trưởng của một số loài cây bản địa trong rừng trồng hỗn loài cung cấp gỗ lớn ở Cầu Hai, Phú Thọ

Sinh trưởng của một số loài cây bản địa trong rừng trồng hỗn loài cung cấp gỗ lớn ở Cầu Hai, Phú Thọ
Tạp chí KHLN 1/2016 (4190 - 4198) 
©: Viện KHLNVN - VAFS 
ISSN: 1859 - 0373 Đăng tải tại: www.vafs.gov.vn 
SINH TRƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY BẢN ĐỊA 
TRONG RỪNG TRỒNG HỖN LOÀI CUNG CẤP GỖ LỚN 
Ở CẦU HAI, PHÚ THỌ 
Hoàng Văn Thắng1, Nguyễn Thị Thiêm2, Đoàn Thị Thảo1 
1Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam 
2 Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển lâm nghiệp A&V 
Từ khóa: Cây bản địa, 
Cầu Hai, Phú Thọ, sinh 
trưởng, gỗ lớn, rừng trồng 
hỗn loài 
TÓM TẮT 
Các thí nghiệm rừng trồng hỗn loài cây bản địa cung cấp gỗ lớn tại Trung 
tâm Khoa học Lâm nghiệp vùng Trung tâm Bắc bộ ở Cầu Hai, Phú Thọ 
được xây dựng vào tháng 7/2001 trên đất rừng thoái hóa với các loại thảm 
che khác nhau là Cốt khí và Keo tai tượng. Số liệu đo đếm đến năm 2014 
cho thấy, sau 14 năm trồng các loài cây Re gừng và Sồi phảng trong các 
công thức thí nghiệm đạt tỷ lệ sống từ 86,5 - 87,8% và có sinh trưởng, 
phát triển tốt. Một số cây Sồi phảng đã có thể cho khai thác cung cấp gỗ 
lớn (có đường kính ngang ngực đạt trên 30cm), trong khi đó Trám trắng 
và Vạng trứng có tỷ lệ sống thấp (61,1 - 66,5%) và sinh trưởng phát triển 
kém. Tại tuổi 14, các chỉ tiêu sinh trưởng của Sồi phảng đạt trung bình là 
D1.3 = 21cm, Hvn = 14,2m, Dt = 5,9m; Re gừng đạt D1.3 = 13,3cm, Hvn = 11m, 
Dt = 3,7m; Vạng trứng đạt D1.3 = 8,6cm, Hvn = 8,8m, Dt = 2,7m và Trám 
trắng chỉ đạt D1.3 = 7cm, Hvn = 7,5cm và Dt = 2,2m. Trữ lượng trung bình 
của các loài cây bản địa trong các công thức dao động từ 69,4 - 94,7 m3/ha 
(trung bình là 86 m3/ha), tăng trưởng trung bình đạt từ 5,4 - 6,7 m3/ha/năm 
(trung bình là 6,1 m3/ha/năm). Chất lượng cây (bao gồm độ nhỏ cành, độ 
thẳng thân và phát triển ngọn) của các loài Sồi phảng và Re gừng đều 
tương đốt tốt, trong khi đó chất lượng của các loài Trám trắng và Vạng 
chứng kém hơn do bị cạnh tranh mạnh bởi các loài cây khác trong mô 
hình, đặc biệt là ở công thức cây phù trợ là Keo tai tượng chưa được tỉa 
thưa ở tuổi 14. Sinh trưởng của các loài cây Sồi phảng và Re gừng đều đạt 
tốt nhất trong công thức cây phù trợ là Keo tai tượng. 
Keywords: Cau Hai, Phu 
Tho province, mixed 
plantations, native tree, 
timber, growth 
Growth of some native tree species in mixed plantation for timber in 
Cau Hai, Phu Tho province 
Mixed plantation experiments by native species for timber at the Forest 
Science Centre for Central of North Vietnam in Cau Hai, Phu Tho 
province was established in 2001 on degraded forest land with different 
types of nurse trees such as Tephrosia candida and Acacia mangium. 
Measurement data in 2014 showed that, after 14 years of planting 
Cinnamomum obtusifolium and Lithocarpus fissus species in the 
experiments reached 86.5 to 87.8% survival rate, they have good growth 
and development. Some Lithocarpus fissus trees was able to supply timber 
(DBH over 30 cm), while the Canarium album and Endospermum 
chinensis species have a low survival rate (from 61.1 to 66.5%) and poor 
growth and development. At age of 14, the growth of Lithocarpus fissus 
species has D1.3 = 21cm, Hvn = 14.2m, Dt = 5.9m; Cinnamomum 
obtusifolium species reached D1.3 = 13.3cm, Hvn = 11m, Dt = 3.7m; 
Endospermum chinensis species has D1.3 = 8.6cm, Hvn = 8.8m, Dt = 2.7m 
white Canarium album speices reached only D1.3 = 7cm only, Hvn = 7.5 cm 
and Dt = 2.2m. The average yield of native species in the models ranged 
 4190 
Hoàng Văn Thắng et al., 2016(1) Tạp chí KHLN 2016 
from 69.4 - 94.7 m3/ha (average is 86 m3/ha), the average increment from 
5.4 - 6.7 m3/ha/year (average is 6.1 m3/ha/year). Quality trees (including 
the small branches, stem straightness and development canopy) of 
Lithocarpus fissus and Cinnamomum obtusifolium species are good while 
Canarium album and Endospermum chinensis species are bad due to 
competed by other species in the experiments, especially in the 
experiment of nurse tree of Acacia mangium not been thinning at the age 
of 14 yet. Lithocarpus fissus and Cinnamomum obtusifolium species 
growth best in experiment of nurse tree is Acacia mangium. 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Trồng rừng hỗn loài cây bản địa là một trong 
các phương thức trồng rừng được mô phỏng 
theo các quy luật tự nhiên nhằm tạo ra các khu 
rừng trồng phát triển bền vững, góp phần cung 
cấp gỗ lớn và bảo vệ môi trường sinh thái. Đến 
cuối năm 2014 cả nước ta đã trồng được 
3.696.320ha rừng (Bộ Nông nghiệp & PTNT, 
2015) với nhiều loài cây khác nhau, trong đó 
chủ yếu là các loài cây nhập nội mọc nhanh 
như keo và bạch đàn. Do có chu kỳ kinh doanh 
dài và kỹ thuật trồng rừng phức tạp hơn nên 
trồng rừng hỗn loài bằng các loài cây bản địa 
vẫn chưa thực sự được quan tâm đúng mức. 
Trong khi đó nhiều loài cây bản địa mọc 
nhanh, cho năng suất, chất lượng rừng cao đáp 
ứng được mục tiêu cung cấp gỗ lớn như Sồi 
phảng, Re gừng, Gáo trắng, Gáo vàng, Xoan 
đào, Giổi xanh,... nhưng vẫn chưa có đủ cơ sở 
để phát triển trồng rừng cung cấp gỗ lớn. 
Nhằm đáp ứng được mục tiêu nâng cao giá trị 
gia tăng của rừng, từng bước đáp ứng gỗ cho 
nhu cầu trong nước và xuất khẩu theo Đề án 
tái cơ cấu ngành lâm nghiệp tại Quyết định số 
1565/QĐ-BNN-TCLN ngày 8/7/2013 của Bộ 
Nông nghiệp & PTNT thì việc xác định được 
các loài cây bản địa có giá trị cao và biện pháp 
kỹ thuật trồng phù hợp là rất quan trọng. 
Giai đoạn 2000 - 2004, thông qua đề tài cấp 
Bộ "Nghiên cứu xây dựng mô hình trồng rừng 
hỗn loài bằng các loài cây lá rộng bản địa 
trên đất rừng thoái hoá ở các tỉnh phía Bắc", 
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã xây 
dựng được 5ha mô hình rừng trồng hỗn loài 
cây lá rộng bản địa tại Trung tâm Khoa học 
Lâm nghiệp vùng Trung tâm Bắc bộ ở Cầu 
Hai, Phú Thọ vào tháng 7 năm 2001 (Hoàng 
Văn Thắng et al., 2005). Để xác định được các 
loài cây bản địa có triển vọng, làm cơ sở đề 
xuất các loài cây và biện pháp kỹ thuật phù 
hợp để trồng rừng hỗn loài cây bản địa cung 
cấp gỗ lớn thì việc đánh giá sinh trưởng của 
các loài cây trong mô hình là cần thiết. Bài 
viết này trình bày kết quả đánh giá sinh trưởng 
của một số loài cây bản địa trong rừng trồng 
hỗn loài 14 tuổi ở Cầu Hai, Phú Thọ. 
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1. Vật liệu nghiên cứu 
Vật liệu nghiên cứu là 4 loài cây lá rộng bản 
địa gồm Re gừng (Cinnamomum obtusifolium), 
Trám trắng (Canarium album), Sồi phảng 
(Lithocarpus fissus) và Vạng trứng 
(Endospermum chinensis) trong mô hình rừng 
trồng hỗn loài cây bản địa 14 tuổi tại Cầu Hai, 
Phú Thọ. 
2.2. Phương pháp nghiên cứu 
Kế thừa các thí nghiệm trồng rừng hỗn loài 
cây bản địa đã được đề tài "Nghiên cứu xây 
 4191 
Tạp chí KHLN 2016 Hoàng Văn Thắng et al., 2016(1) 
dựng trồng rừng hỗn loài bằng một số loài cây 
lá rộng bản địa trên đất rừng thoái hóa ở các 
tỉnh phía Bắc" xây dựng vào 7/2001, với tổng 
diện tích 5ha trên đối tượng đất rừng sau khai 
thác keo tại Cầu Hai, Phú Thọ với các thí 
nghiệm về cây phù trợ như sau: 
CT1: Cây phù trợ Cốt khí gieo trước 6 tháng. 
CT2: Cây phù trợ Keo tai tượng trồng trước 
1 năm. 
CT3: Đối chứng, trồng thuần loài, mỗi ô 
một loài. 
Các thí nghiệm được bố trí theo khối đầy 
đủ ngẫu nhiên. Trên mỗi hàng 4 loài cây bản 
địa được bố trí trồng xen kẽ nhau và lặp lại 
theo thứ tự nhất định với tỷ lệ 1:1, cứ hết loài 
này rồi đến loài khác, sau đó lặp lại. Mật độ 
trồng các công thức thí nghiệm (CTTN) là 
1.100 cây/ha (cự ly 3 × 3m), kể cả Keo tai 
tượng và cây bản địa, cứ một hàng bản địa 
xen với 1 hàng phù trợ. Các phương pháp bón 
phân và chăm sóc như nhau. 
Số liệu được thu thập trên các ô định vị có 
diện tích 1000m2, mỗi công thức thu thập số 
liệu trên 3 ô tiêu chuẩn. Trong mỗi ô tiêu 
chuẩn thu thập các chỉ tiêu: Đường kính 
ngang ngực (D1.3), chiều cao vút ngọn (Hvn), 
đường kính tán lá (Dt), chất lượng cây (gồm 
các chỉ tiêu độ thẳng thân, độ nhỏ cành, phát 
triển ngọn). Chất lượng thân cây được đánh 
giá theo phương pháp của Lê Đình Khả và 
đồng tác giả (2001). 
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 
3.1. Tỷ lệ sống và sinh trưởng của 4 loài cây 
bản địa trong các công thức thí nghiệm 
ảng 1. 
Bảng 1. Tỷ lệ sống của các loài cây bản địa 
tuổi 14 trong rừng trồng hỗn loài ở Cầu Hai 
CTTN Sồi phảng (%) 
Re gừng 
(%) 
Vạng 
trứng (%) 
Trám 
trắng (%) 
CT1 90,2 88,5 60,8 72,4 
CT2 85,6 86,8 55,5 50,3 
CT3 87,5 84,2 83,2 60,6 
TB 87,8 86,5 66,5 61,1 
(Nguồn: Nguyễn Thị Thiêm, 2015) 
Sau 14 năm tỷ lệ sống của các loài có sự chênh 
lệch đáng kể. Sồi phảng là loài có tỷ lệ sống 
đạt cao nhất trong các CTTN, dao động từ 
85,6 - 90,2% (trung bình là 87,8%); tiếp đến là 
Re gừng (trung bình là 86,5%), Vạng trứng 
50,3 - 
, cây phù trợ là 
Keo tai tượng được trồng từ năm 2001 chưa 
được tỉa thưa nên đã cạnh tranh mạnh, lấn át 
các loài cây bản địa. Đối với loài cây Trám 
trắng, do sinh trưởng chậm nên nằm dưới tán 
rừng và một số cây bị Keo tai tượng lấn át, 
thiếu ánh sáng dần dần các cây Trám trắng này 
đã bị chết, dẫn đến tỷ lệ sống đạt thấp nhất, ở 
công thức có cây phù trợ là Keo tai tượng tỷ lệ 
sống của Trám trắng chỉ đạt 50,3%. Đối với 
loài Sồi phảng, do có đặc điểm sinh trưởng 
nhanh nên luôn ở tầng trên của rừng, ít bị cạnh 
tranh bởi các loài khác nên có tỷ lệ sống đạt 
cao hơn. 
Kết quả thu thập số liệu sinh trưởng tại tuổi 14 
của 4 loài cây trong mô hình cho thấy, nhìn 
chung loài Sồi phảng sinh trưởng tốt, Re gừng 
và Vạng trứng sinh trưởng trung bình và Trám 
trắng sinh trưởng kém nhất. Số liệu sinh 
trưởng của 4 loài được thể hiện trong bảng 2. 
 4192 
Hoàng Văn Thắng et al., 2016(1) Tạp chí KHLN 2016 
Bảng 2. Sinh trưởng của 4 loài bản địa tuổi 14 trong mô hình hỗn loài ở Cầu Hai 
CTTN Loài cây 
D1,3 Hvn Dt 
(cm) S% ▲/năm (m) S% ▲/năm (m) 
CT1 
Sồi phảng 19,3 28,6 1,4 13,7 14,4 1,0 5,7 
Re gừng 11,9 30,4 0,9 10,7 19,5 0,8 3,5 
Vạng trứng 8,1 31,2 0,6 8,5 19,1 0,6 2,4 
Trám trắng 5,2 27,9 0,4 7,6 30,7 0,5 1,9 
CT2 
Sồi phảng 23,2 23,8 1,7 14,6 14,8 1,0 7,2 
Re gừng 12,8 39,4 0,9 11,3 19,3 0,8 3,9 
Vạng trứng 7 5,7 0,5 8 10,1 0,6 2,6 
Trám trắng 6,5 11,2 0,5 7,1 8,2 0,5 2,5 
CT3 
Sồi phảng 20,6 23 1,5 14,3 13,3 1,0 4,8 
Re gừng 15,2 18,3 1,1 10,9 15,6 0,8 3,6 
Vạng trứng 10,7 25 0,8 9,8 21,7 0,7 3,1 
Trám trắng 9,3 33,9 0,7 7,8 20,6 0,6 2,2 
TB 
Sồi phảng 21,0 25,1 1,5 14,2 14,2 1,0 5,9 
Re gừng 13,3 29,4 1,0 11,0 18,1 0,8 3,7 
Vạng trứng 8,6 20,6 0,6 8,8 17,0 0,6 2,7 
Trám trắng 7,0 24,3 0,5 7,5 19,8 0,5 2,2 
(Ghi chú: S% là hệ số biến động và ▲ là tăng trưởng bình quân chung) 
Biểu đồ 1. Sinh trưởng D1,3 của 4 loài cây bản 
địa trong rừng trồng 14 tuổi 
Biểu đồ 2. Sinh trưởng Hvn của 4 loài cây bản 
địa trong rừng trồng 14 tuổi 
Số liệu bảng 2 cho thấy, các loài khác nhau có 
sinh trưởng rất khác nhau, trong đó Sồi phảng 
là loài có sinh trưởng nhanh nhất, tiếp đến là 
Re gừng, Vạng trứng và sinh trưởng kém nhất 
là Trám trắng. Tại tuổi 14 đường kính tán lá 
của loài Sồi phảng đạt trung bình từ 5,7 - 7,2m, 
Re gừng có đường kính tán lá từ 3,5 - 3,9m, 
Vạng trứng có Dt = 2,4 - 3,1m và Trám trắng 
có Dt = 1,9 - 2,5m, Keo tai tượng có Dt = 6,7m 
cho thấy các loài cây trong mô hình đang có sự 
giao tán, đặc biệt là công thức có cây phù trợ 
là Keo tai tượng. 
 4193 
Tạp chí KHLN 2016 Hoàng Văn Thắng et al., 2016(1) 
Kết quả so sánh sinh trưởng của từng loài cây 
tại tuổi 14 theo các công thức bằng phương 
pháp phân tích phương sai với độ tin cậy 95% 
cho thấy như sau: 
- Loài Sồi phảng: Đường kính ngang ngực 
(D1.3) và chiều cao vút ngọn (Hvn) có sự sai 
khác rõ rệt giữa các công thí nghiệm (SigD1.3 
= 0,00 < 0,05 và SigHvn = 0,01 < 0,05). Sồi 
phảng trong công thức cây phù trợ Keo tai 
tượng cho sinh trưởng tốt nhất với D1.3 = 
23,2cm và Hvn = 14,6m. Tăng trưởng bình 
quân chung về đường kính đạt trung bình là 
1,7cm/năm và chiều cao là 1,0 m/năm. 
- Loài Re gừng: đường kính D1.3 và chiều cao 
Hvn có sự sai khác rõ rệt giữa các công thí 
nghiệm (SigD1.3 = 0,00 < 0,05 và SigHvn = 0,018 
< 0,05). Sinh trưởng đường kính của Re gừng 
tốt nhất ở công thức đối chứng với D1.3 15,2cm 
(tăng trưởng trung bình là 1,1cm/năm) và 
chiều cao tốt nhất ở công thức cây phù trợ là 
Keo tai tượng với Hvn = 11,3m (tăng trưởng 
trung bình là 0,8m/năm). Kết quả này là do 
trong công thức đối chứng Re gừng không bị 
cạnh tranh mạnh về không gian sinh dưỡng 
nên cây sinh trưởng nhanh hơn về đường kính 
nhưng trong công thức cây phù trợ là Keo tai 
tượng do cạnh tranh với cây keo nên sinh 
trưởng chiều cao của cây tốt hơn so với các 
công thức còn lại. 
- Loài Vạng trứng: Sinh trưởng đường kính 
D1.3 và chiều cao Hvn có sự sai khác rõ rệt giữa 
các công thí nghiệm (SigD1,3 = 0,00 < 0,05 và 
SigHvn = 0,015 < 0,05). Sinh trưởng của loài 
Vạng trứng tốt nhất ở công thức đối chứng với 
D1.3 = 10,7cm (tăng trưởng trung bình là 
0,8cm/năm), chiều cao Hvn = 9,8m (tăng 
trưởng trung bình là 0,7m/năm). Điều này là 
do ở công thức đối chứng loài Vạng trứng 
không bị cạnh tranh mạnh bởi các loài cây là 
thảm che như Keo tai tượng nên có không gian 
sinh dưỡng để sinh trưởng phát triển tốt hơn. 
- Loài Trám trắng: Sinh trưởng đường kính 
D1.3 có sự sai khác rõ rệt giữa các công thí 
nghiệm (Sig = 0,00 < 0,05). Đường kính của 
loài Trám trắng tốt nhất ở công thức đối chứng 
với D1.3 = 9,3cm (tăng trưởng trung bình là 
0,7 cm/năm). Về chiều cao chưa có sự khác 
nhau giữa các công thức (Sig = 0,332 > 0,05). 
Do tại tuổi 14 các loài cây trong mô hình thí 
nghiệm đã giao tán, nên các loài cây trồng 
đang có sự cạnh tranh mạnh về ánh sáng. Với 
đặc điểm sinh trưởng chậm nên Trám trắng 
liên tục bị các loài cây trong mô hình vượt lên 
trên và Trám trắng nằm dưới tán các loài khác 
nên ngoài đạt tỷ lệ sống thấp thì sinh trưởng 
cũng rất kém. 
Ảnh 1. Trám trắng bị lấn át bởi cây bản địa 
Ảnh 2. Sồi phảng 14
 4194 
Hoàng Văn Thắng et al., 2016(1) Tạp chí KHLN 2016 
Hệ số biến động chỉ tiêu sinh trưởng của các 
loài giữa các công thức là khá lớn. Re gừng là 
loài có hệ số biến động lớn nhất (39,4% về 
đường kính ngang ngực ở công thức cây phù 
trợ là Keo tai tượng và hệ số biến động về 
chiều cao từ 15,6 - 19,3%). Hệ số biến động về 
đường kính của loài Sồi phảng từ 19,3 - 
23,2%, chiều cao từ 13,3 - 14,8%. Trong khi 
đó biến động về đường kính của Trám trắng về 
đường kính chỉ dao động từ 5,2 - 9,3% và 
chiều cao từ 7,1 - 7,8%. 
Trữ lượng trung bình của 4 loài cây bản địa 
trồng trong các công thức thí nghiệm tại tuổi 
14 được tổng hợp như trong bảng 3. 
Bảng 3. Trữ lượng trung bình của 4 loài bản địa 14 tuổi trong các thí nghiệm ở Cầu Hai 
CTTN 
Trữ lượng theo loài (m3/ha) Trữ lượng 
chung 4 loài 
(m3/ha) 
▲/năm 
(m3/ha/năm) Sồi phảng Re gừng Vạng trứng Trám trắng 
CT1 49,7 14,5 3,7 1,6 69,4 5,0 
CT2 72,6 17,3 2,3 1,6 93,9 6,7 
CT3 57,3 22,9 10,1 4,4 94,7 6,7 
TB các CT 59,9 18,2 5,4 2,5 86,0 6,1 
Số liệu bảng 3 cho thấy, nếu tính riêng cho 
từng loài ở tuổi 14 thì Sồi phảng là loài có trữ 
lượng gỗ cao nhất, đạt trung bình là 59,9 m3/ha, 
tiếp đến là Re gừng đạt trung bình 18,2 m3/ha 
và thấp nhất là loài Trám trắng và Vạng 
trứng chỉ đạt trung bình lần lượt là 2,5 m3/ha 
và 5,4 m3/ha. Điều này là do Sồi phảng có 
sinh trưởng nhanh nhất và có tỷ lệ sống cao 
nhất (87,5%), trong khi đó Trám trắng và 
Vạng trứng là các loài có sinh trưởng chậm 
nhất và cũng có tỷ lệ sống đạt thấp nhất (Trám 
trắng đạt tỷ lệ sống 61,1% và của Vạng trứng 
là 66,5%). Tính theo các công thức thì Sồi 
phảng và Re gừng đều có trữ lượng cao nhất ở 
công thức có cây phù trợ là Keo tai tượng, đạt 
lần lượt là 72,6 m3/ha và 17,3 m3/ha, trong khi 
đó Vạng trứng và Trám trắng có trữ lượng cao 
nhất ở công thức trồng thuần loài và thấp nhất 
ở công thức cây phù trợ ban đầu là Cốt khí. 
Tính chung cho cả 4 loài theo từng công thức 
thì công thức đối chứng trồng thuần loài có trữ 
lượng gỗ đạt cao nhất là 94,7 m3/ha (tăng 
trưởng trung bình là 6,7 m3/ha/năm), tiếp đến 
là công thức cây phù trợ là Keo tai rượng có 
trữ lượng chung là 93,9 m3/ha (tăng trưởng 
trung bình là 6,7 m3/ha/năm) và thấp nhất là ở 
công thức có cây phù trợ ban đầu là Cốt khí có 
trữ lượng gỗ trung bình chỉ đạt 69,4 m3/ha 
(tăng trưởng trung bình là 5,0 m3/ha/năm). 
Như vậy, có thể thấy rằng trữ lượng gỗ của 
rừng trồng hỗn loài cây bản địa ở tuổi 14 tại 
Cầu Hai, Phú Thọ nhìn chung không cao. 
Nguyên nhân là do kể từ khi đề tài cấp Bộ kết 
thúc, mô hình này không được tác động các 
biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp như tỉa 
thưa cây bản địa và cây phù trợ là Keo tai 
tượng, dẫn đến các loài cạnh tranh nhau về 
không gian sinh dưỡng nên sinh trưởng kém, 
chỉ duy nhất có loài Sồi phảng do sinh trưởng 
nhanh nên vượt lên tầng tán trên cùng của 
rừng và ít bị cạnh tranh bởi cây phù trợ là Keo 
tai tượng. Các loài như Vạng trứng và Trám 
trắng bị cạnh tranh mạnh và liên tục bị nằm 
dưới tán, sinh trưởng kém và tỷ lệ sống thấp 
nên trữ lượng gỗ đạt được cũng rất thấp. 
3.2. Chất lượng của 4 loài cây bản địa trong 
các công thức thí nghiệm trồng rừng hỗn loài 
Kết quả đánh giá chất lượng của 4 loài cây bản 
địa trồng trong mô hình hỗn loài tại Cầu Hai, 
Phú Thọ theo phương pháp của Lê Đình Khả 
(2001) được tổng hợp tại bảng 4. 
 4195 
Tạp chí KHLN 2016 Hoàng Văn Thắng et al., 2016(1) 
Bảng 4. Đánh giá chất lượng các loài bản địa 14 tuổi trong các mô hình thí nghiệm 
ở Cầu Hai, Phú Thọ 
CTTN Loài cây 
Điểm trung bình theo các chỉ tiêu chất lượng (điểm) Tổng 
điểm Độ thẳng thân Độ nhỏ cành Phát triển ngọn 
CT1 
Sồi phảng 3,4 2,6 3,2 9,2 
Re gừng 2,8 3,4 3 9,2 
Vạng trứng 3,4 3,1 2 8,5 
Trám trắng 2,8 2,7 2,1 7,6 
CT2 
Sồi phảng 4,4 2,8 3,7 10,9 
Re gừng 3,3 3,8 3,2 10,3 
Vạng trứng 2,9 2,8 2,7 8,4 
Trám trắng 2,7 3 2,3 8 
CT3 
Sồi phảng 3,7 2,7 3,2 9,6 
Re gừng 3 2,6 3,2 8,8 
Vạng trứng 3,2 3,3 2,4 8,9 
Trám trắng 2,6 3 3,1 8,7 
TB 3 CT 
Sồi phảng 3,8 2,7 3,4 9,9 
Re gừng 3,0 3,3 3,1 9,4 
Vạng trứng 3,2 3,1 2,4 8,6 
Trám trắng 2,7 2,9 2,5 8,1 
Số liệu bảng 4 cho thấy: 
- Về độ thẳng của thân cây: Sồi phảng có tổng 
số điểm lớn nhất, trung bình là 3,8 điểm, trong 
đó ở công thức cây phù trợ là Keo tai tượng 
các câ
cạnh tranh ánh sáng với cây phù trợ. Tiếp đến 
là Vạng trứng (điểm trung bình là 3,2) và Re 
gừng (điểm trung bình là 3). Trám trắng là cây 
có độ thẳng thân cây thấp nhất, trung bình chỉ 
đạt 2,7 điểm. Kết quả này là do một số cây 
Trám trắng thường bị chết ngọn, sau đó chồi 
đỉnh tái sinh và hình thành thân mới thường 
cong queo hơn. 
- Về độ nhỏ cành: Vạng trứng có độ nhỏ cành 
tốt nhất với điểm trung bình là 3,1 (dao động 
từ 2,8 - 3,3 điểm ở các công thức). Tiếp đến là 
Re gừng và Vạng trứng có độ nhỏ cành từ 
3,1 - 3,3 điểm và Sồi phảng là loài có nhiều 
cành to nhất, dao động từ 2,6 - 2,8 điểm trong 
các công thức và trung bình là 2,7 điểm. Nhìn 
chung, điểm độ nhỏ cành của các loài ở công 
thức cây phù trợ là Cốt khí thấp hơn so với 
các công thức khác. Điều này có nghĩa ở công 
thức cây phù trợ là Cốt khí các loài cây 
thường phát triển cành mạnh hơn so với các 
công thức còn lại. 
- Về độ phát triển ngọn: Sồi phảng và Re gừng 
là 2 loài có sự phát triển ngọn tốt nhất (cây 
thường có 1 ngọn, tán phát triển đều) với số 
 4196 
Hoàng Văn Thắng et al., 2016(1) Tạp chí KHLN 2016 
điểm trung bình lần lượt là 3,4 và 3,1, trong đó 
ở công thức cây phù trợ là Keo tai tượng cả 2 
loài này đều có sự phát triển ngọn tốt hơn so 
với các công thức khác. Vạng trứng và Trám 
trắng có sự phát triển ngọn kém hơn, chỉ đạt 
điểm trung bình từ 2,4 - 2,5. 
Xét tổng hợp về cả 3 chỉ tiêu chất lượng cây 
trồng (độ thẳng thân cây, độ nhỏ cành và phát 
triển ngọn) thì Sồi phảng là loài có chất lượng 
tốt nhất (tổng điểm trung bình là 9,9 điểm), 
tiếp đến là Re gừng với tổng điểm trung bình 
là 9,4, Vạng trứng với tổng điểm trung bình là 
8,6 và kém nhất là Trám trắng với tổng điểm 
trung bình là 8,1. Như vậy, trong 4 loài cây 
trồng trong mô hình hỗn loài ở Cầu Hai, Phú 
Thọ thì Sồi phảng và Re gừng là 2 loài sinh 
trưởng, phát triển tốt nhất và có triển vọng cho 
trồng rừng cung cấp gỗ lớn ở Cầu Hai, Phú 
Thọ. Sinh trưởng, phát triển của hai loài cây 
Sồi phảng và Vạng trứng ở công thức cây phù 
trợ là Keo tai tượng đều tốt hơn so với các 
công thức còn lại. 
Ảnh 3. Sồi phảng 14 
tuổi trong rừng trồng 
hỗn loài ở Cầu Hai 
Ảnh 4. Re gừng 14 
tuổi trong rừng trồng 
hỗn loài ở Cầu Hai 
Ảnh 5. Vạng trứng 14 
tuổi trong rừng trồng 
hỗn loài ở Cầu Hai 
Ảnh 6. Trám trắng 14 
tuổi trong rừng trồng 
hỗn loài ở Cầu Hai 
IV. KẾT LUẬN 
- Tỷ lệ sống của 4 loài bản địa trong các mô 
hình thí nghiệm trồng hỗn loài ở tuổi 14 có sự 
khác nhau rõ rệt. Loài Sồi phảng có tỷ lệ sống 
cao nhất là 90,2% ở công thức phù trợ Cốt khí 
(trung bình là 87,8%), Re gừng có tỷ lệ sống 
trung bình là 86,5%, Vạng trứng có tỷ lệ sống 
trung bình là 66,5%, loài Trám trắng có tỷ lệ 
sống thấp nhất là 50,3% ở công thức phù trợ 
Keo tai tượng. 
- Trong các loài cây trồng thì Sồi phảng và Re 
gừng có sinh trưởng phát triển tốt, tiếp đến là 
loài Vạng trứng và Trám trắng là loài sinh 
trưởng, phát triển kém nhất. 
- Tại tuổi 14, Sồi phảng sinh trưởng tốt nhất ở 
công thức cây phù trợ là Keo tai tượng với 
D1,3 = 23,2cm, Hvn = 14,6m, Dt = 7,2m. Các 
loài cây còn lại đều sinh trưởng tốt nhất ở công 
thức trồng thuần loài, sinh trưởng của Re gừng 
là D1,3 = 15,2cm, Hvn = 10,9m, Dt = 3,6m; của 
Vạng trứng là D1,3 = 10,7cm, Hvn = 9,8m, 
Dt = 3,1m và của Trám trắng là D1,3 = 9,3cm, 
Hvn = 7,8m, Dt = 2,2m. 
- Trữ lượng của rừng trồng hỗn loài (không kể 
cây phù trợ là Keo tai tượng) ở tuổi 14 dao 
động từ 69,4 - 94,7m3/ha, trung bình là 86m3/ha 
với tăng trưởng trung bình về trữ lượng là 
6,1m3/ha/năm, trong đó rừng trồng hỗn loài với 
 4197 
Tạp chí KHLN 2016 Hoàng Văn Thắng et al., 2016(1) 
cây phù trợ là Keo tai tượng đạt tăng trưởng 
bình quân cao nhất đạt 6,7m3/ha/năm. 
- Sồi phảng và Re gừng là 2 loài có chất lượng 
tốt nhất với tổng số điểm trung bình từ 9,4 - 
9,9 điểm và đều đạt tốt nhất ở công thức cây 
phù trợ là Keo tai tượng. Tổng điểm trung bình 
về chất lượng của các loài Trám trắng và Vạng 
trứng chỉ đạt từ 8,1 - 8,6 điểm. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ Nông nghiệp & PTNT, 2014. Quyết định số 3135/QĐ-BNN-TCLN ngày 6/8/2015 của Bộ trưởng Bộ NN & 
PTNT về việc công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2014. 
2. Lê Đình Khả, 2001. Đánh giá chất lượng cây rừng. Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài. 
3. Hoàng Văn Thắng, 2005. Báo cáo tổng kết đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình trồng rừng hỗn loài bằng các 
loài cây lá rộng bản địa trên đất rừng thoái hoá ở các tỉnh phía Bắc”, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. 
4. Nguyễn Thị Thiêm, 2015. Đánh giá mô hình rừng trồng hỗn loài cây lá rộng bản địa cung cấp gỗ lớn ở Cầu Hai, 
Phú Thọ. Luận văn thạc sĩ khoa học lâm nghiệp, Đại học Lâm nghiệp Việt Nam. 
Người thẩm định: GS.TS. Võ Đại Hải 
 4198 

File đính kèm:

  • pdfsinh_truong_cua_mot_so_loai_cay_ban_dia_trong_rung_trong_hon.pdf