Sâu răng của trẻ em 5 tuổi tại 2 vùng có và không có fluor hóa với nồng độ 0,5 ppm f tại TP. Hồ Chí Minh

TÓM TẮT

Chương trình fluor hóa nước máy của thành phố Hồ Chí Minh được thực hiện tại thành phố Hồ Chí Minh vào

tháng 1/1990 với nồng độ 0,7 ± 0,1 ppm F, tuy nhiện nồng độ này đã được điều chỉnh xuống 0,5±0,1 ppm F vào tháng

6/2000.

Mục tiêu của nghiên cứu này là so sánh tình trạng sâu răng sữa của trẻ 5 tuổi ở 2 vùng có và không có fluor hoá

nứơc tại Tp.HCM sau 5 năm điều chỉnh nồng độ fluor trong nước.

Phương pháp: Một nghiên cứu cắt ngang đã được tiến hành theo kỹ thuật chọn mẫu phân tầng ngẫu nhiên trên

các đối tượng là trẻ 5 tuổi sinh ra tại Tp.HCM vào năm 2001. 478 trẻ 5 tuổi ở vùng fluor hoá và 456 trẻ ở vùng không

fluor hóa đã được khám và ghi nhận tình trạng sâu răng vào tháng 3 năm 2006. Dữ liệu về tình trạng sâu răng của trẻ

(P%, smt-r và SiC) được ghi nhận theo tiêu chí của WHO bởi các điều tra viên đã được chuẩn hóa. Kiểm định χ2 và

kiểm định t cho 2 mẫu độc lập được sử dụng để so sánh tỷ lệ sâu răng, số trung bình smt-r và SiC giữa các vùng

pdf 10 trang phuongnguyen 4300
Bạn đang xem tài liệu "Sâu răng của trẻ em 5 tuổi tại 2 vùng có và không có fluor hóa với nồng độ 0,5 ppm f tại TP. Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sâu răng của trẻ em 5 tuổi tại 2 vùng có và không có fluor hóa với nồng độ 0,5 ppm f tại TP. Hồ Chí Minh

Sâu răng của trẻ em 5 tuổi tại 2 vùng có và không có fluor hóa với nồng độ 0,5 ppm f tại TP. Hồ Chí Minh
 21 
SÂU RĂNG CỦA TRẺ EM 5 TUỔI TẠI 2 VÙNG CÓ VÀ KHÔNG CÓ 
FLUOR HÓA VỚI NỒNG ĐỘ 0,5 PPM F TẠI TP. HỒ CHÍ MINH 
Hoàng Trọng Hùng*, Nguyễn Thanh Tùng*, Trần Đức Thành* 
TÓM TẮT 
Chương trình fluor hóa nước máy của thành phố Hồ Chí Minh được thực hiện tại thành phố Hồ Chí Minh vào 
tháng 1/1990 với nồng độ 0,7 ± 0,1 ppm F, tuy nhiện nồng độ này đã được điều chỉnh xuống 0,5±0,1 ppm F vào tháng 
6/2000. 
Mục tiêu của nghiên cứu này là so sánh tình trạng sâu răng sữa của trẻ 5 tuổi ở 2 vùng có và không có fluor hoá 
nứơc tại Tp.HCM sau 5 năm điều chỉnh nồng độ fluor trong nước. 
Phương pháp: Một nghiên cứu cắt ngang đã được tiến hành theo kỹ thuật chọn mẫu phân tầng ngẫu nhiên trên 
các đối tượng là trẻ 5 tuổi sinh ra tại Tp.HCM vào năm 2001. 478 trẻ 5 tuổi ở vùng fluor hoá và 456 trẻ ở vùng không 
fluor hóa đã được khám và ghi nhận tình trạng sâu răng vào tháng 3 năm 2006. Dữ liệu về tình trạng sâu răng của trẻ 
(P%, smt-r và SiC) được ghi nhận theo tiêu chí của WHO bởi các điều tra viên đã được chuẩn hóa. Kiểm định χ2 và 
kiểm định t cho 2 mẫu độc lập được sử dụng để so sánh tỷ lệ sâu răng, số trung bình smt-r và SiC giữa các vùng. 
Kết quả nghiên cứu như sau: 
Vùng 
 Fluor hóa Không fluor hóa Giá trị p 
P% sâu răng 62,3% 84% <0,001 
smt-r (±SE) 3,42±4,25 6,52±5,20 <0,001 
SiC (±SE) 8,39±3,72 12,70±2,91 <0,001 
Nghiên cứu đã tìm thấy một sự khác biệt đáng kể về mặt thống kê về tỷ lệ và mức độ trầm trọng sâu răng của trẻ 
5 tuổi sống giữa vùng có và không có fluor của thành phố Hồ Chí Minh năm 2006. 
Kết Luận: Trẻ 5 tuổi sống ở vùng fluor hóa nước máy của thành phố có tỷ lệ và mức độ trầm trọng sâu răng thấp 
hơn đáng kể so với trẻ sống ở vùng không fluor hóa nước. 
ABSTRACT 
DENTAL CARIES EXPERIENCE IN 5 YEAR-OLD CHILDREN IN FLUORIDATED AND NON-
FLUORIDATED AREA IN HCMC, VIETNAM 
Hoang Trong Hung, Nguyen Thanh Tung, Tran Duc Thanh 
 * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 1 - 2009: 21 – 29 
Water fluoridation in Ho Chi Minh city, Vietnam in January 1990 was 0.7±0.1 ppm but adjusted to 0.5±0.1 ppm 
in June, 2000. 
Objectives: To compare the dental caries experience in 5 year-old children in fluoridated and non-fluoridated area 
5 years after adjusting fluoride level in drinking water system. 
Methods: Cross-sectional study using multi-stratified random sampling to select children born in 2001. Dental 
caries examination was performed on 5-year-old children: 478 in fluoridated area and 456 in non-fluoridated area, in 
March 2006. The prevalence of caries, dmft index and SiC Index (Significant Caries Index) were scored by calibrated 
examiners according to WHO criteria. Chi-square test was used to compare caries prevalence and t-test for dmft and 
SiC between the two examinations. 
* Khoa RHM – ĐHYD Tp. Hồ Chí Minh 
 22 
Results: 
Areas 
 Fluoridated Non-fluoridated Giá trị p 
Caries prevalence 62,3% 84% <0,001 
dmft (±SD) 3,42±4,25 6,52±5,20 <0,001 
SiC (±SD) 8,39±3,72 12,70±2,91 <0,001 
A statistically significant difference could be found between 5 year-old children living in the fluoridated and non-
fluoridated area in regard to the prevalence and severity of caries. 
Conclusions: 5 year-old children living in fluoridated area had lower caries experience when comparing with 
those in non-fluoridated area. 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Nhiều công trình nghiên cứu hiện nay đã 
chứng minh fluor hấp thụ trong thời gian hình 
thành men răng đã làm tăng sức đề kháng của 
mô này với axit(16). Không có gì phải nghi ngờ 
rằng việc khám phá ra các đặc tính kháng sâu 
răng của fluor là một trong những bước ngoặt 
quan trọng nhất của lịch sử nha khoa(16). 
Trong các dạng sử dụng của fluor, fluor hóa 
nước máy là biện pháp có hiệu quả kinh tế trong 
việc kiểm soát sâu răng của cộng đồng. Gần đây, 
chương trình này đã được xếp vào một trong 
những chương trình y tế công cộng hiệu quả 
nhất của thế kỷ XX(10). 
Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đầu 
tiên trong cả nước thực hiện chương trình fluor 
hóa nước máy với nồng độ 0,7 ± 0,1 ppm 
(1/1990) tại nguồn nước ra từ nhà máy nước Thủ 
Đức(4,5,6). Sau 10 năm, cùng với một số công trình 
nghiên cứu về tình hình răng nhiễm fluor tại 
thành phố Hồ Chí Minh, nồng độ fluor trong 
nước máy đã được điều chỉnh còn 0,5 ± 0,1 ppm 
từ tháng 6 năm 2000(8,9,10). 
Năm 2006 là thời điểm thích hợp để đánh giá 
sâu răng ở trẻ 5 tuổi (nhóm tuổi chìa khóa của 
WHO(17,18)) sau 5 năm điều chỉnh nồng độ trong 
nước là 0,5 ppm. 
Mục tiêu nghiên cứu 
Mục tiêu tổng quát 
Khảo sát tình trạng sâu răng sữa của trẻ 5 
tuổi sau năm năm điều chỉnh nồng độ fluor hóa 
nước máy ở mức 0,5 ppm tại TP. Hồ Chí Minh. 
Mục tiêu chuyên biệt 
1. Xác định tỉ lệ % sâu răng, số trung bình 
smt- r, số trung bình smt- mr, chỉ số SiC của trẻ 5 
tuổi sống ở hai quận có và không có fluor hóa 
nước với nồng độ 0,5 ppm. 
2. So sánh tỉ lệ % sâu răng, số trung bình smt- 
r, số trung bình smt- mr, chỉ số SiC của trẻ 5 tuổi 
sống ở hai quận có và không có fluor hóa nước 
với nồng độ 0,5 ppm. 
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Thiết kế nghiên cứu 
Cắt ngang mô tả 
Đối tượng nghiên cứu 
Dân số mục tiêu 
Trẻ 5 tuổi sống tại thành phố Hồ Chí Minh. 
Dân số chọn mẫu 
Trẻ 5 tuổi đang học tại các trường mầm non 
ở quận có fluor hóa và quận không fluor hóa 
Tiêu chí chọn mẫu 
Trẻ 5 tuổi sinh ra và lớn lên hoàn toàn trong 
một vùng có hoặc không có fluor hoá nước máy. 
Trẻ sinh năm 2001. Đối với bà mẹ: sống liên tục 
tại quận nghiên cứu trong suốt thời kỳ mang 
thai đến khi sinh bé. 
Cỡ mẫu 
Điều tra thăm dò ở 100 trẻ mẫu giáo 5 tuổi 
tại quận 3 Tp. Hồ Chí Minh (10/2005) cho thấy tỷ 
lệ sâu răng của nhóm trẻ này là 72,27% - 73%. Áp 
dụng công thức tính cỡ mẫu: 
n= Z21- α/2 P(1- P)/d2 
Trong đó, khoảng tin cậy: 95%, d= 5%  n # 300;
 =>2n=600 =>300 trẻ/quận. 
 23 
Kỹ thuật chọn mẫu 
Chọn mẫu ngẫu nhiên 
- Chọn hai quận: quận 5 (đại diện cho vùng 
có fluor hóa nước máy), quận Bình Tân (đại diện 
cho vùng không có fluor hóa nước máy) 
- Liệt kê số trẻ 5 tuổi đăng ký học tại các 
trường mầm non trong học kỳ II và danh sách 
các trường mầm non đóng trên địa bàn quận 5 
và quận Bình Tân trong năm học 2005-2006 theo 
đúng tiêu chí chọn mẫu như trên. 
- Chọn ngẫu nhiên 4 - 6 trường trong mỗi quận 
sao cho cỡ mẫu đủ và cân đối giữa hai quận. 
- Chọn khám tất cả các trẻ sinh năm 2001 tại 
mỗi trường 
Kiểm soát sai lệch chọn lựa 
Bảng câu hỏi về tiền sử nơi sinh và lớn lên 
của trẻ được mô tả trong phần phụ lục. 
Thu thập dữ kiện 
Các dữ kiện cần thu thập: 
*Tình trạng sâu răng(2,3) 
- Tiêu chuẩn xoang sâu quy định theo WHO: 
- Trũng rãnh trên mặt nhai, mặt ngoài, mặt 
trong được gọi là sâu khi mắc thám trâm lúc 
thăm khám. Ấn thám trâm vào với lực vừa phải 
kèm với các dấu chứng sâu răng khác như sau: 
+ Đáy xoang mềm 
+ Có vùng đục xung quanh chỗ mất khoáng 
+ Có thể dùng thám trâm cạo đi ngà mềm ở 
vùng xung quanh 
- Tỷ lệ % sâu răng: tỷ lệ trong cộng đồng 
mắc bệnh sâu răng (tỷ lệ % người có smt- r ≥1), 
dùng để đo lường độ lan rộng. 
- Chỉ số đo lường bệnh sâu răng: dựa trên 
số trung bình smt- r và smt- mr cũng như chỉ số 
SiC (số trung bình smt- r của một phần ba quần 
thể có smt- r cao nhất) 
Phương pháp thu thập dữ kiện 
Số liệu được thu thập qua việc khám lâm 
sàng tình trạng sâu răng của trẻ tại trường 
theo hướng dẫn của WHO, 1997 về tình trạng 
sâu răng. 
Công cụ thu thập dữ kiện 
- Bộ đồ khám (gương, thám trâm, kẹp gắp), 
khay đựng dụng cụ. 
- Đèn pin nhỏ để soi răng khi ánh sáng tự 
nhiên không đủ. 
- Găng tay, dung dịch khử khuẩn, cồn 900, gòn. 
- Phiếu khám, máy tính cá nhân, máy vi tính 
để xử lý số liệu và máy in. 
Kiểm soát sai lệch thông tin 
- Tập huấn, định chuẩn đội điều tra, Kappa 
nhóm so với điều tra viên chuẩn = 0,89. 
- Khám răng miệng cho trẻ dưới sự giám sát 
của các điều tra viên chuẩn. 
- Khám lập lại 5 - 10% số trẻ được khám 
trong ngày để kiểm tra độ chính xác của những 
người khám. 
Xử lý và phân tích dữ kiện 
- Kiểm tra các phiếu khám ngay trong buổi 
khám. Điều chỉnh các sai sót ngay trong ngày. 
Mã hóa số liệu. Xử lý và phân tích số liệu bằng 
phần mềm SPSS for Window. 
- Phép kiểm thống kê: thống kê mô tả tỉ lệ %, 
số trung bình smt- r, smt- mr, SiC và thống kê 
phân tích: phép kiểm χ2, kiểm định t cho hai 
mẫu độc lập. 
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 
Mẫu nghiên cứu 
Nhóm trẻ 5 tuổi trong nghiên cứu này là một 
trong những nhóm tuổi chìa khóa của WHO, 
đồng thời là nhóm tuổi hưởng trọn chương trình 
fluor hóa nước máy với nồng độ 0,5 ppm tại 
thành phố Hồ Chí Minh từ trong bụng mẹ, nếu 
trẻ này sinh ra và lớn lên tại quận có fluor hóa. 
Nghiên cứu này đã chọn nhóm trẻ 5 tuổi trên để 
khảo sát tình trạng sâu răng sữa giữa hai quận 
có và không có fluor hóa nước máy sau năm 
năm điều chỉnh nồng độ fluor trong nước máy 
từ 0,7 ppm (1990) xuống còn 0,5 ppm (2000), như 
là một đánh giá ban đầu về hiệu quả giảm sâu 
răng của chương trình fluor hóa nước máy ở 
nồng độ mới này. 
 24 
934 trẻ 5 tuổi (gồm 461 bé trai chiếm tỉ lệ là 
49,4% và 473 bé gái chiếm tỉ lệ là 50,6%) từ 10 
trường Mầm non thuộc quận 5 (quận F+) và quận 
Bình Tân (quận F-) của thành phố Hồ Chí Minh đã 
tham gia vào nghiên cứu. Không có sự khác biệt có 
ý nghĩa thống kê giữa bé trai và bé gái trong mẫu 
nghiên cứu ở cả hai quận (p = 0,889) và ở từng 
trường (p = 0,831) trong mẫu khám. 
Tình trạng sâu răng 
Tỷ lệ % sâu răng của trẻ 5 tuổi 
Ở quận Bình Tân, 84,0 % trẻ 5 tuổi bị sâu răng; 
trong khi đó tỉ lệ này là 62,3 % ở quận 5. Khác biệt 
đáng kể về tỉ lệ phần trăm sâu răng của trẻ giữa hai 
quận cho thấy trẻ sống ở quận F+ ít bị sâu răng 
đáng kể so với trẻ sống ở quận F-. 
Theo các số liệu điều tra quốc gia của Việt 
Nam năm 2001 (John Spencer, Trần Văn Trường, 
2001)(15), tỉ lệ phần trăm sâu răng của trẻ 6 tuổi ở 
Việt Nam năm 2001 là 83,7 %. Tỷ lệ này tương 
đương với tỉ lệ phần trăm sâu răng của trẻ 5 tuổi 
ở quận F- trong nghiên cứu này, và cao hơn rõ 
ràng so với tỉ lệ phần trăm sâu răng của trẻ 5 tuổi 
sống ở quận F+. 
Bảng 1: Tỷ lệ % sâu răng của trẻ 5 tuổi ở hai quận có và không có fluor hóa nước năm 2006 
So sánh trung bình khác biệt tỉ lệ phần trăm 
trẻ 5 tuổi không sâu răng giữa hai quận có và 
không có fluor hóa ở Tp.HCM với các tổng quan 
hệ thống về hiệu quả giảm sâu răng sữa do 
chương trình fluor hóa nước mang lại cho trẻ 5 
tuổi sống trong vùng có và không có fluor hóa 
nước máy của Marian S McDonagh và cộng sự 
cho thấy trung bình khác biệt tỉ lệ phần trăm trẻ 
không sâu răng giữa quận 5 và quận Bình Tân là 
22%, tương đương với các nghiên cứu của Ast 
(1951), Gray (1999) và có vẻ cao hơn nhiều so với 
các nghiên cứu của DHSS (1969), của Beal (1981) 
và của Kunzel (1997) (biểu đồ 1). 
-6,4
-8,0
-1,9
0,9
3,5
4,8
3,2
2,1
10,9
19,4
-2,0
4,0
5,1
9,4
14,0 14,6
16,0
17,0
22,1
2,4
16,0
12,1
17,9
24,5 24,4
28,8
31,9
33,3
32,6
16,1
26,0
21,7
27,2
-10
-5
0
5
10
15
20
25
30
35
Guo 
(1984)
Beal 
(1971)
Adrriasila 
(1959)
Kunzel 
(1997)
DHSS 
Wales
(1969)
DHSS 
Scotland
(1969)
Beal 
(1981)
DHSS 
England
(1969)
Ast 
(1951)
Gray 
(1999)
N.T.Tuøng 
(2006)
Taùc giaû (naêm)
T
ru
ng
 b
ìn
h
 k
ha
ùc
 b
ie
ät 
tæ
 l
e
ä %
 k
h
oâ
ng
 s
a
âu
 r
a
ên
g
 (
K
T
C
 9
5
%
)
Biểu đồ 1: Trung bình khác biệt tỉ lệ phần trăm trẻ không sâu răng giữa hai quận có và không có fluor hóa của 
Tp.HCM với các kết quả tổng quan có hệ thống về hiệu quả giảm sâu răng sữa ở trẻ 5 tuổi sống trong vùng có và 
không có fluor hóa nước máy của Marian S McDonagh và cộng sự. 
 25 
Mức độ trầm trọng của sâu răng của trẻ 
5 tuổi 
Chỉ số smt- r của trẻ 5 tuổi ở quận Bình Tân 
(quận F-) năm 2006 là 6,52 tương đương với chỉ 
số smt- r của trẻ 5- 6 tuổi trong kết quả điều tra 
quốc gia năm 2001 của John Spencer trong khi 
đó so với điều tra quốc gia này thì chỉ số smt- r 
của trẻ 5 tuổi ở quận 5 thấp hơn nhiều (3,42). Sự 
khác biệt về chỉ số smt- r ở quận 5 và quận Bình 
Tân là có ý nghĩa rất đáng kể về mặt thống kê 
(bảng 5). Kết quả này cho thấy trẻ 5 tuổi sống ở 
vùng có fluor hóa nước máy tại Tp.HCM (quận 
5) có độ trầm trọng sâu răng ít hơn nhiều so với 
trẻ cùng lứa tuổi ở vùng không có fluor hóa và 
so với trẻ 5- 6 tuổi sống tại Việt Nam nói chung. 
Nói cách khác, fluor hóa nước máy với nồng độ 
0,5 ppm làm giảm chỉ số smt- r ở vùng có fluor 
hóa so với vùng không có fluor hóa. 
Bảng 2: Trung bình smt- r của trẻ 5 tuổi ở hai quận có và không có fluor hóa nước tại Tp.HCM năm 2006. 
Chỉ số smt- r của trẻ sống ở quận F+ vào năm 
2006 tương đương chỉ số smt- r của trẻ 6 tuổi 
trong điều tra năm 2000 (Văn Chí Thiện và cs) ở 
quận F+ của Tp.HCM, nhưng thấp hơn nhiều so 
với chỉ số smt- r của trẻ sống ở quận F+ vào năm 
1990. Điều này, một lần nữa đã chứng minh hiệu 
quả giảm sâu răng sữa ở trẻ 5 tuổi của chương 
trình fluor hóa nước máy với nồng độ 0,5 ppm 
tại thành phố Hồ Chí Minh. 
So sánh chỉ số smt- r của trẻ 5 tuổi trên thế 
giới với kết quả có được tại quận 5 và quận Bình 
Tân, kết quả được ghi nhận qua biểu đồ dưới 
đây (biểu đồ 2). 
3,4
3,7
3,3
2,8
2,5
1,8
1,7
1,6
1,6
6,5
0 1 2 3 4 5 6 7
Quaän Bình Taân - TP HCM (Quaän F-) - 2006
Quaän 5 - TP HCM (Quaän F+) - 2006
Lencova E. et al - Czech - 1998
Lencova E. et al - Czech - 2001
Pitts NB & al - Scotland - 2002-2003
Hoffmann RH & al - Brazil - 2004
Whelton H. et al - Northern Ireland - 2002
Pitts NB & al - United Kingdom - 1997-1998
Pitts NB & al- Great Britain - 1999-2000
Pitts NB & al - England and Wales - 2003-2004
smt-r
Biểu ñồ 2: Chỉ số smt- r của trẻ 5 tuổi ở quận 5 và quận Bình Tân, so sánh với một số số liệu của các nghiên cứu nước ngoài. 
Biểu đồ 2 cho thấy chỉ số smt- r của trẻ 5 tuổi 
ở quận Bình Tân cao hơn đáng kể so với các số 
liệu có được. Đây chính là vấn đề răng miệng 
cần được quan tâm đặc biệt, nhất là đối với 
những trẻ sống ở vùng không có chương trình 
fluor hóa nước máy của Tp.HCM. Việc tăng 
cường hơn nữa các chương trình dự phòng 
chăm sóc sức khỏe răng miệng là rất cần thiết 
cho nhóm cộng đồng này. 
Tp.HCM 
2006 
 26 
Tỉ lệ xoang sâu giữa mặt trũng - rãnh và mặt láng 
Bảng 3: Phân bố số trung bình smt- mr láng và trũng rãnh của trẻ 5 tuổi tại Tp.HCM năm 2006. 
Số trung bình smt- mr của trẻ 5 tuổi ở quận 
Bình Tân (quận F-) là 12,94 cao hơn đáng kể so 
với số trung bình smt- mr của trẻ 5 tuổi ở quận 5 
(quận F+) là 5,54 (p<0,001). 
So sánh chỉ số smt- mr kết quả có được với 
điều tra quốc gia năm 2001 của John Spencer, kết 
quả được ghi nhận qua biểu đồ 3 dưới đây 
Biểu đồ 3: So sánh chỉ số smt- mr ở quận 5 và quận Bình Tân với điều tra quốc gia năm 2001 (John Spencer, 
2001). 
12,99
12,58
4,99 0,14
0,20
1,13
0,41
0,16
0,03
0 2 4 6 8 10 12 14 16
 Treû 5 tuoåi - Quaän 5
(Quaän F+) - 2006
Treû 5 tuoåi - Quaän Bình
Taân (Quaän F-) - 2006
Treû 6 tuoåi - Ñieàu tra
quoác gia-2001
smt-mr
s-mr
m-mr
t-mr
Biểu đồ 3 cho thấy chỉ số s- mr, smt- mr của 
trẻ 5 tuổi sống ở quận F+ thấp hơn nhiều so trẻ 5- 
6 tuổi trong điều tra quốc gia năm 2001. Một lần 
nữa ta thấy được hiệu quả của chương trình 
fluor hóa với nồng độ 0,5 ppm trong việc giảm 
số mặt răng sữa sâu cho trẻ 5 tuổi sống ở quận F+ 
của Tp.HCM. 
Chỉ số smt- mr láng so với smt- mr trũng 
rãnh của trẻ 5 tuổi ở quận 5 (bảng 3.8) là gần 
bằng nhau (2,7 so với 2,8), trong khi đó số trung 
bình smt- mr láng của trẻ 5 tuổi ở quận Bình Tân 
(7,3 ± 9,4) cao hơn số trung bình smt- mr trũng 
rãnh (5,6 ± 6,0) một cách có ý nghĩa thống kê 
(p<0,01). Điều đã một phần nào chứng minh 
hiệu quả của fluor trong việc dự phòng sâu răng 
ở mặt láng của răng(6). 
 27 
Nguy cơ sâu răng của trẻ 5 tuổi tại TP. HCM 
Bảng 4: Mô thức hồi quy logistic phân tích nguy cơ sâu răng (có/không sâu răng) ở trẻ 5 tuổi tại vùng không 
fluor hóa nước so với trẻ sống ở vùng có fluor hóa nước 
Trẻ 5 tuổi ở quận Bình Tân (quận F-) có nguy 
cơ sâu răng cao gấp 3,17 lần (p<0,001) so với trẻ 5 
tuổi ở quận 5 (quận F+) (bảng 4). Qua đó ta thấy 
chương trình fluor hóa nước máy đã làm tăng 
tính bảo vệ và làm giảm tính nguy cơ của sâu 
răng xuống nhiều lần trong điều kiện có cùng 
yếu tố về địa dư và điều kiện sống. 
Bảng 5: Mô thức hồi quy logic phân tích nguy cơ tăng chỉ số smt- r>3 (có/không có smt- r>3) ở trẻ 5 tuổi tại 
vùng không fluor hóa nước so với trẻ sống ở vùng có fluor hóa nước. 
Ở quận Bình Tân số trẻ có smt- r > 3 chiếm 
64,9% trong khi tỉ lệ này ở quận 5 là 35,4%. Kết 
quả phân tích hồi quy (bảng 5) cho thấy trẻ 5 
tuổi ở quận Bình Tân có nguy cơ sâu trên 3 răng 
cao gấp 3,38 lần trẻ ở quận 5 (p<0,001). Như vậy, 
fluor hóa nước máy làm giảm tỉ lệ phần trăm 
nguy cơ sâu răng cũng như giảm độ trầm trọng 
của số răng sâu cho trẻ sống ở quận F+ của 
Tp.HCM. 
Điều này cho thấy ở những cộng đồng 
không được hưởng chương trình fluor hóa nước, 
nguy cơ trẻ bị sâu răng sữa là rất lớn, bên cạnh 
đó mức độ trầm trọng của sâu răng cũng tăng 
theo nguy cơ này. 
Như đã phân tích ở trên, tỉ lệ phần trăm sâu 
răng cũng như mức độ trầm trọng sâu răng rất 
đáng được quan tâm nhất là vùng không có 
fluor hóa. Vì vậy ở những quận F-, cần phải có sự 
quan tâm nhiều hơn nữa của các ban ngành, đặc 
biệt là Ban chỉ đạo Nha học đường của thành 
phố để tìm ra giải pháp, chiến lược khả thi và 
thực sự có hiệu quả trong việc cải thiện sâu răng 
sữa hiện nay của trẻ mẫu giáo sống ở quận F- của 
Tp.HCM. 
 28 
Bảng 6: Chỉ số SiC của trẻ 5 tuổi giữa 2 quận có và không có fluor hóa nước tại Tp.HCM năm 2006. 
 29 
Chỉ số SiC của trẻ 5 tuổi tại quận 5 (quận F+) là 8,39 - nghĩa là một phần ba số trẻ trong 
vùng này có số trung bình smt- r là 8,39 răng (bảng 6). Trong khi chỉ số trung bình smt- r của 
trẻ 5 tuổi ở quận 5 như đã đề cập ở trên là 3,42. Điều đó cho thấy, mặc dù cùng sống trong 
quận F+, cùng được hưởng chương trình fluor hóa từ trong bụng mẹ cho đến thời điểm 
nghiên cứu, nhưng ở quận 5 vẫn tồn tại khoảng 33,33% số trẻ có mức độ sâu răng khá trầm 
trọng so với độ tuổi. 
Tại quận Bình Tân (quận F-), chỉ số SiC là 12,70 - nghĩa là một phần ba số trẻ có số trung 
bình răng sâu là 12,70 răng trên tổng số 20 răng là một mức độ sâu răng rất trầm trọng. 
Những đứa trẻ có chỉ số sâu răng rất cao này chắc chắn sẽ trở thành người lớn với nhu cầu 
điều trị phức tạp và đắt tiền trong tương lai. 
Dù phép kiểm thống kê cho thấy có sự khác biệt rõ rệt về chỉ số SiC giữa hai quận 
nhưng ngay ở quận 5 - quận có chỉ số SiC thấp hơn nhưng mức độ sâu răng trong dân số 
nguy cơ này vẫn ở mức rất cao theo khuyến cáo của Tổ chức Sức khỏe Thế giới ở cả quận có 
và không có fluor hóa nước máy với nồng độ 0,5 ppm. 
KẾT LUẬN 
Chương trình fluor hóa nước máy của Tp.HCM tuy có làm giảm tỉ lệ phần trăm sâu 
răng và mức độ trầm trọng bệnh sâu răng sữa của trẻ 5 tuổi sống ở quận F+ so với quận F-, 
nhưng vẫn chưa đủ để bảo vệ tối đa cho trẻ 5 tuổi sống ở vùng F+ của Tp.HCM khỏi bị sâu 
răng như những trẻ cùng trang lứa sống ở một trong những nước phát triển như Anh, Úc và 
Tân Tây Lan. 
Ở vùng không fluor hóa nước, 84,2% trẻ 5 tuổi có sâu răng, với số răng sâu, mất và trám 
trung bình là 6,52. Điều này cho thấy sâu răng sữa hiện vẫn còn đang là vấn đề trầm trọng 
cho trẻ 5 tuổi ở vùng không có fluor hóa nước máy của thành phố. 
Vì vậy, ngoài chương trình fluor hóa nước máy ra, cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động 
tích cực của chương trình Nha học đường hiện có với chiến lược thích hợp hơn và hiệu quả 
hơn để có thể bảo vệ răng sữa tối đa đối với bệnh sâu răng cho trẻ nhỏ sống ở các quận có 
và không có fluor hóa nước tại Tp.HCM trong tương lai. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Denbesten P, Berkowitz R. Eartly childhood caries: An overview with reference to our experience in California. J Calif Dent 
Assoc; 31(2):139-143, Feb 2003. 
2. Đào Thị Hồng Quân. Dự Phòng bệnh sâu răng và chương trình fluor hoá nước. Giáo Trình Nha Khoa Phòng Ngừa, Khoa 
RHM, ĐHYD Tp.HCM, 38-47, 1999. 
3. Đào Thị Hồng Quân. Hiệu quả giảm sâu răng sữa sau 4 năm fluor hoá nước máy tại Tp.HCM. Luận Văn CKII, Khoa RHM, 
Đại Học Y Dược Tp.HCM, 1995. 
4. Đào Thị Hồng Quân. Hành vi học và sức khoẻ răng miệng. Giáo trình Nha Khoa Công Cộng 3, Khoa RHM, Đại Học Y Dược 
Tp.HCM, 1999. 
5. Đào Thị Hồng Quân. Phương pháp nghiên cứu dịch tễ học bệnh răng miệng. . Giáo trình Nha Khoa Công Cộng 1, Khoa 
RHM, Đại Học Y Dược Tp.HCM, 1999. 
6. Ekstrand Jan et al. Fluoride in dentistry, 1 edition. Munksgaard, 1988. 
7. Fejerskov O. Changing Paradigms in Concepts on Dental caries: consequences for oral health care. Caries Res; 38: 182-191, 
2004. 
8. Griffin SO et al. Quantifying the diffused benefit from water fluoridation in the United States. Community Dentistry and Oral 
Epidemiology; 29(2): 120-129, 2001. 
9. Hoàng Trọng Hùng và CS. Tình trạng răng nhiễm fluor ở trẻ 12 và 15 tuổi tại Tp.HCM sau 12 năm fluor hoá nước máy. Luận 
văn Thạc sĩ Y học, ĐHYD Tp.HCM; 4-9, 2004. 
10. Hoàng Trọng Hùng, Đào Thị Hồng Quân. Bước đầu khảo sát kiến thức, hành vi của bà mẹ, giáo viên và tình hình sức khoẻ 
răng miệng của trẻ mẫu gi áo 6 tuổi tại quận 3, tp.HCM. Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học RHM, 2000. 
 30 
11. Hoffmann RH, Cypriano S, Sousa Mda L, Wada RS. Dental caries experience in children at public and private schools from a 
city with fluoridated water. Cad Saude Publica; 20(2): 522-528, 2004 Mar-Apr. 
12. Nguyễn Thị Thanh Tâm. Tình trạng sâu răng của trẻ 3 tuổi tại 2 quận có và không có fluor hoá nước máy 0,5 ppm F tại 
Tp.HCM, Tiểu luận tốt nghiệp BS.RHM, Khoa RHM, Đại Học Y Dược Tp.HCM, 2004. 
13. Trần Ngọc Đỉnh. Điều tra tình hình nhiễm fluor trên răng ở trẻ em 8 tuổi tại Tp.HCM. Sở Y tế Tp.HCM, Trung Tâm RHM; 1-2, 
5-6, 1999. 
14. Trần Thuý Nga, Phan Thị Thanh Yên, Phan Ái Hùng, Đặng Thị Nhân Hoà. Sâu răng ở trẻ em. Giáo trình Nha Khoa Trẻ em. 
NXB Y Học Tp.HCM; 156-179, 2001. 
15. Spencer John, Tran Van Truong et al. National oral health survey of Vietnam 2001. Medical Publishing House, Hanoi, 
Vietnam; 41, 2002. 
16. Võ Thế Quang. Phòng bệnh sâu răng bằng fluor, NXB Y Học Tp.HCM, 39-54, 1988. 
17. Whelton H. et al. North South survey of childrenís Oral Health 2002, preliminary Repor, June 2003. 
18. World Health Organization. OHI-S (Simplified)-(Greene and Vermillion, 1964). WHO Collaborating Center, 2001. 

File đính kèm:

  • pdfsau_rang_cua_tre_em_5_tuoi_tai_2_vung_co_va_khong_co_fluor_h.pdf