Sáng kiến kinh nghiệm: Tăng cường đồ dùng trực quan trong chương trình lịch sử lớp 10 (Phần lịch sử thế giới cận đại)
Hệ thống giáo dục, nội dung giáo dục và phương pháp dạy - học. Trong đó cải
cách về phương pháp dạy học được chú trọng nhiều nhất hiện nay. Trong hoàn
cảnh thay đổi sách giáo khoa mới, nội dung có nhiều thay đổi lớn so với trước đây,
vì vậy việc đổi mới về phương pháp để phù hợp với nội dung mới là điều đáng
được quan tâm. Cùng với các bộ môn về khoa học xã hội, môn lịch sử ngày càng
được nhận thức đúng vai trò và ý nghĩa của chúng trong việc đào tạo thế hệ trẻ. Vì
thế việc thay đổi phương pháp dạy học lịch sử là một việc cần thiết. Nó giúp hình
thành tri thức, kỹ năng cho việc giáo dưỡng, giáo dục học học sinh qua môn lịch sử
ở trường phổ thông. Để có một tiết học hay, đảm bảo nội dung, mục đích, những
nguyên tắc dạy học, người giáo viên dạy lịch sử không chỉ phải nắm vững tri thức
lịch sử mà còn phải có phương pháp dạy học tích cực. Góp phần vào công cuộc cải
cách giáo dục và để phục vụ tốt hơn cho việc giảng dạy của bản thân và đồng
nghiệp, tôi tập hợp những phương pháp của bản thân đã ứng dụng trong quá trình
giảng dạy của mình, để thực hiện đề tài: “TĂNG CƢỜNG ĐỒ DÙNG TRỰC
QUAN TRONG CHƢƠNG TRÌNH LỊCH SỬ LỚP 10 (Phần lịch sử thế giới
Cận đại)”.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm: Tăng cường đồ dùng trực quan trong chương trình lịch sử lớp 10 (Phần lịch sử thế giới cận đại)
1 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Đơn vị: TRƢỜNG THPT NGUYỄN BỈNH KHIÊM Mã số: ................................ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TĂNG CƢỜNG ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN TRONG CHƢƠNG TRÌNH LỊCH SỬ LỚP 10 – (PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI) Người thực hiện: Nguyễn Thanh Tuyền Lĩnh vực nghiên cứu: Quản lý giáo dục Phương pháp dạy học bộ môn: Lịch sử Phương pháp giáo dục Lĩnh vực khác: ......................................................... Có đính kèm: Mô hình Phần mềm Phim ảnh Hiện vật khác Năm học: 2011-2012 2 SƠ LƢỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: Nguyễn Thanh Tuyền 2. Ngày tháng năm sinh: 27/6/1977 3. Nam, nữ: Nữ 4. Địa chỉ: Ấp 3, xã Phú Thạnh, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. 5. Điện thoại: 01273925688 (CQ)/ (NR); ĐTDĐ: 6. Fax: E-mail: 7. Chức vụ: Tổ trưởng 8. Đơn vị công tác: Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân - Năm nhận bằng: 1999 - Chuyên ngành đào tạo: Sư phạm Lịch sử III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy - Số năm có kinh nghiệm: 09. - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: 3 PHẦN MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Dạy học là một quá trình sư phạm phức tạp, bao gồm nhiều hoạt động khác nhau của giáo viên và học sinh, nhằm giúp cho học sinh hình thành những kỹ năng, kỹ xão, qua đó hình thành nhân cách toàn vẹn. Trong công cuộc cải cách giáo dục hiện nay, chú ý cải cách cả ba mặt: Hệ thống giáo dục, nội dung giáo dục và phương pháp dạy - học. Trong đó cải cách về phương pháp dạy học được chú trọng nhiều nhất hiện nay. Trong hoàn cảnh thay đổi sách giáo khoa mới, nội dung có nhiều thay đổi lớn so với trước đây, vì vậy việc đổi mới về phương pháp để phù hợp với nội dung mới là điều đáng được quan tâm. Cùng với các bộ môn về khoa học xã hội, môn lịch sử ngày càng được nhận thức đúng vai trò và ý nghĩa của chúng trong việc đào tạo thế hệ trẻ. Vì thế việc thay đổi phương pháp dạy học lịch sử là một việc cần thiết. Nó giúp hình thành tri thức, kỹ năng cho việc giáo dưỡng, giáo dục học học sinh qua môn lịch sử ở trường phổ thông. Để có một tiết học hay, đảm bảo nội dung, mục đích, những nguyên tắc dạy học, người giáo viên dạy lịch sử không chỉ phải nắm vững tri thức lịch sử mà còn phải có phương pháp dạy học tích cực. Góp phần vào công cuộc cải cách giáo dục và để phục vụ tốt hơn cho việc giảng dạy của bản thân và đồng nghiệp, tôi tập hợp những phương pháp của bản thân đã ứng dụng trong quá trình giảng dạy của mình, để thực hiện đề tài: “TĂNG CƢỜNG ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN TRONG CHƢƠNG TRÌNH LỊCH SỬ LỚP 10 (Phần lịch sử thế giới Cận đại)”. Trong công cuộc cải cách giáo dục hiện nay, trước tiên là sự thay đổi sách giáo khoa phổ thông (trong đó có sách giáo khoa môn sử), về nội dung có nhiều sự thay đổi lớn so với trước đây, vì vậy việc đổi mới phương pháp dạy học là rất cần thiết. Hy vọng đề tài này sẽ góp phần vào quá trình đổi mới phương pháp dạy học môn lịch sử hiện nay. Những lý do trên tôi đã trình bày trong đề tài năm học 2010-2011 và qua một năm thực hiện tôi nhận xét kết quả bộ môn Lịch sử có chuyển biến tích cực. Vì vậy, năm học 2011-2012 này tôi quyết định viết tiếp đề tài ở phần Lịch sử thế giới Cận đại. II. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI Ngoài phần mở đầu, kết luận, đề tài gồm có hai chương: Chƣơng 1: Cơ sở lý thuyết của tăng cƣờng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử. Chƣơng 2: Tăng cƣờng đồ dùng trực quan trong chƣơng trình lịch sử lớp 10 – phần lịch sử thế giới Cận đại. 4 Phần II: NỘI DUNG Chƣơng I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA VIỆC TĂNG CƢỜNG ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ I. Sử dụng đồ dùng trực quan 1/. Vị trí, ý nghĩa của đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử a). Vị trí: Đồ dùng trực quan là chỗ dựa để hiểu biết sâu sắc bản chất của sự kiện lịch sử, là phương tiện rất có hiệu lực để hình thành các khái niệm lịch sử quan trọng, giúp cho học sinh nắm vững các quy luật của sự phát triển xã hội. b).Ý nghĩa - Giáo dƣỡng: + Góp phần tạo biểu tượng cho học sinh, cụ thể hóa các sự kiện và khắc phục tình trạng hiện đại hóa lịch sử của học sinh. + Hình thành khái niệm lịch sử, hiểu quy luật phát triển của xã hội. + Giúp học sinh nhớ kỹ, hiểu sâu những hình ảnh, kiến thức lịch sử. Phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy và ngôn ngữ của học sinh - Giáo dục: Góp phần giáo dục tư tưởng, tình cảm đúng đắn của học sinh 2/. Các loại đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử ở trƣờng phổ thông Có thể chia đồ dùng trực quan ra thành ba nhóm lớn sau: a). Nhóm 1: Đồ dùng trực quan hiện vật: Bao gồm những di tích lịch sử và di tích cách mạng, những di vật khảo cổ, các di vật thuộc các thời kì lịch sử gần đây. b). Nhóm 2: Đồ dùng trực quan tạo hình: Bao gồm các loại phục chế, mô hình, sa bàn, tranh ảnh lịch sử, c). Nhóm 3: Đồ dùng trực quan quy ƣớc: Bao gồm các loại: bản đồ lịch sử, đồ thị, sơ đồ, niên biểu, nó không chỉ là phương tiện để cụ thể hóa lịch sử, mà còn là cơ sở để hình thành khái niệm lịch sử cho học sinh. - Niên biểu là một dụng cụ rất cần thiết cho quá trình dạy và học lịch sử, đặc biệt là phần lịch sử thế giới Cận đại. Vì niên biểu giúp ta hệ thống hoá các sự kiện quan trọng theo thứ tự thời gian, đồng thời nêu mối liên hệ giữa các sự kiện cơ bản của một nước hay nhiều nước trong một thời kì. + Niên biểu tổng hợp: Là bảng liệt kê những sự kiện lớn xảy ra trong một thời gian dài. Ví dụ: Lấy niên biểu các cuộc cách mạng tư sản từ thế kỉ XVI đến đầu thập kỉ 70 của thế kỉ XIX về nhiệm vụ, lãnh đạo, động lực, kết quả của cách mạng”. Các cuộc cách mạng Hình thức Nhiệm vụ Lãnh đạo Động lực Kết quả CMTS Anh 5 Chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ CMTS Pháp + Niên biểu chuyên đề đi sâu trình bày nội dung một vấn đề quan trọng nổi bậc nào đấy của một thời kì lịch sử nhất định nhờ đó mà học sinh hiểu được bản chất sự kiện một cách đầy đủ. Ví dụ: Niên biểu “Các giai đoạn chính trong cuộc cách mạng tư sản Pháp thế kỉ XVIII” Các giai đoạn Tầng lớp nắm chính quyền Những sự kiện quan trọng Từ 14-7-1789 đến 10-8-1792: Cách mạng bùng nổ và phát triển. Đại tư sản tài chính thiết lập nền quân chủ lập hiến Khởi nghĩa của nhân dân Paris, phá ngục Ba-xti, lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế. Tháng 8/1789 thông qua. Tuyên ngôn, cách mạng lan rộng ra cả nước. Từ 10/8/1792 đến 2/6/1793: Cách mạng tiếp tục phát triển. Tư sản công nghiệp thiết lập chế độ Cộng hoà Khởi nghĩa của nhân dân Paris, nền quân chủ Lập hiến bị lật đổ, thiết lập nền Cộng hoà. Luis bị tử hình, chiến tranh bảo vệ tổ quốc, bảo vệ cách mạng. Từ 2/6/1793 đến 27/7/1794: Đỉnh cao của cách mạng. Tầng lớp tư sảncách mạng thiết lập chuyên chính dân chủ Jacôbanh. Nhân dân Paris khởi nghĩa lật đổ dân chủ Girôngđanh, xoá bỏ mọi đặc quyền của bọn phong kiến. Đẩy lùi được nạn ngoại xâm. Từ 27/7/1794 đến 9/11/1799: Thoái trào cách mạng Tư sản mới giàu lên trong cách mạng. Chế độ đốc chính được thiết lập. - Đảo chính phản cách mạng, pháiJacôbanh bị lật đổ. - Từ 1795 đến 1799: Chế độ đốc chính. - Đảo chính của Napôlêông, chế độ độc tài được thiết lập. + Niên biểu so sánh dùng để đối chiếu, so sánh các sự kiện xảy ra cùng một lúc trong lịch sử, nhằm làm nổi bậc bản chất, đặc trưng của các sự kiện ấy, hoặc để rút ra một kết luận khái quát có tính chất nguyên lý. Ví dụ: Niên biểu “so sánh cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ và cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới” Nội dung Cách mạng dân chủ tƣ sản kiểu cũ Cách mạng dân chủ tƣ sản kiểu mới 1. Tính chất, nhiệm vụ cách mạng Đánh đổ chế độ phong kiến, xoá bỏ đặc quyền phong kiến, thực hiện dân chủ. Giống như cách mạng tư sản kiểu cũ 6 2. Giai cấp lãnh đạo Tư sản Vô sản 3. Động lực cách mạng Tư sản, nông dân, bình dân thành thị Công nhân, nông dân 4. Chính quyền nhà nƣớc Chuyên chính tư sản Chuyên chính cách mạng công nông 5. Xu thế phát triển của cách mạng Xây dựng chủ nghĩa tư bản Tiếp tục làm cách mạng XHCN và xây dựng CNXH. + Sơ đồ: nhằm cụ thể hoá nội dung sự kiện bằng những mô hình học đơn giản, diễn tả tổ chức một cơ cấu xã hội, một chế độ chính trị, mối quan hệ giữa các sự kiện lịch sử. Ví dụ: Sơ đồ “tổ chức chính quyền cách mạng Jacôbanh” 3/. Nguyên tắc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử - Phải căn cứ vào nội dung, yêu cầu giáo dưỡng, giáo dục của bài học để chọn đồ dùng trực quan tương ứng, thích hợp. Vì vậy cần xây dựng một hệ thống đồ dùng trực quan phong phú, phù hợp với các bài học lịch sử. - Có phương pháp thích hợp với việc sử dụng mỗi loại đồ dùng trực quan, phải bảo đảm được sự quan sát đầy đủ đồ dùng trực quan của học sinh. - Phải phát huy tính tích cực của học sinh khi sử dụng đồ dùng trực quan. - Đảm bảo kết hợp lời nói với việc trình bày các đồ dùng trực quan, đồng thời rèn luyện khả năng thực hành của học sinh khi xây dựng và sử dụng đồ dùng trực quan. Quốc ƣớc Ủy ban cứu quốc Ủy ban an ninh CLB Jacôbanh Nhân dân Pháp Các UB và Toà án CM Cơ quan tự quản địa phƣơng 7 Chƣơng II: TĂNG CƢỜNG ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN TRONG CHƢƠNG TRÌNH LỊCH SỬ LỚP 10 – PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI I. Chƣơng 1: CÁC CUỘC CÁCH MẠNG TƢ SẢN (từ giữa thể kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVIII) Bài 29: Cách mạng tƣ Hà Lan và cách mạng tƣ sản Anh 1/. Cách mạng Hà Lan (đọc thêm) Tuy đây là phần đã được Bộ giáo dục giảm tải (đọc thêm), nhưng giáo viên cần phải giúp học sinh hiểu khái quát về cuộc cách mạng này. Vì đây là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới. Giáo viên khái quát cho học sinh hiểu một số ý sau: - Cuộc đấu tranh của nhân dân Hà Lan lật đổ vương triều Tây Ban Nha từ giữa thế kỉ XVI là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên của lịch sử thế giới cận đại. Cách mạng tư sản Anh (thế kỷ XVIII) là tiếp tục cuộc tấn công vào chế độ phong kiến châu Âu, mở đường cho lực lượng sản xuất tư bản phát triển. - Dụng cụ: Ngoài những tranh ảnh có sẵn trong sách giáo khoa, chúng ta có thể cung cấp thêm cho học sinh lược đồ lãnh thổ Nê-đéc-lan của Bộ giáo dục và đào tạo, hiện có ở hầu hết các trường phổ thông. Hoặc có thể cho học sinh xem trên Bản đồ thế giới, kết hợp với giảng giải về biên giới của Nê-đéc-lan trong sách giáo khoa. Netherland Khi cho học sinh xem bức tranh “Cách mạng Hà Lan”, chúng ta chú ý miêu tả bức tranh để thấy được sự đàn áp tàn khốc của chính quyền Tây Ban Nha. 2/. Cách mạng tƣ sản Anh Cách mạng Hà Lan 8 Để giúp học sinh nắm được những nét khái quát về cuộc cách mạng tư sản Anh, chúng ta có thể chia lớp học thành nhiều nhóm và điền những kết quả thảo luận của nhóm mình vào biểu bảng sau: Biểu bảng niên biểu diễn biến cách mạng Anh Thời gian Sự kiện Kết quả Năm 1640 Sắclơ I triệu tập Quốc hội (đa số tư sản và quí tộc mới) nhằm ban hành thuế mới Quốc hội không được sự ủng hộ của nhân dân phản ứng mạnh mẽ, Sắclơ I chuẩn bị lực lượng tấn công Quốc hội. Năm 1642 Nội chiến bùng nổ, bước đầu thắng lợi nghiên về nhà vua. Nhưng từ khi Ôlivơ Crôm – oen lên làm chỉ huy, quân đội Quốc hội liên tiếp đánh bại quân đội của nhà vua. Sắc-lơ I bị bắt. Ngày 30/1/1649 Do áp lực của quần chúng, vua Sac Lơ I bị xử tử. Nền cộng hòa được thiết lập và cách mạng đạt đến đỉnh cao. Tuy nhiên chỉ có giai cấp tư sản và quý tộc mới được hưởng quyền lợi. Vì vậy, nhân dân tiếp tục đấu tranh. Tháng 12/1688 Quốc hội tiến hành chính biến đưa Vin-hem Ô-ran-giơ lên làm vua. Chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập. Cách mạng tư sản Anh kết thúc. Khi cho học sinh xem những đồ dùng trực quan trên, cần kết hợp với phân tích, miêu tả để học sinh khắc sâu biểu tượng và nhớ lâu các sự kiện. Bài 30: Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ Cuộc chiến tranh giành độc lập của nhân dân 13 nước thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ cuối thế kỹ XVIII là cuộc cách mạng tư sản. Việc ra đời một nước tư sản đầu tiên ngoài châu Âu là sự tiếp tục cuộc tấn công vào chế độ phong kiến mở đường cho lực lượng sản xuất tư bản phát triển, là sự khẳng định quyết tâm vươn lên nắm quyền thống trị thế giới của giai cấp tư sản. Chiến tranh giành độc lập thắng lợi, hợp chủng quốc Hoa Kỳ ra đời, góp phần thúc đẩy phong trào đấu tranh chóng phong kiến châu Âu và phong trào giải phóng dân tộc ở Mỹ La Tinh sau này. Tuy vậy chế độ nô lệ vẫn tồn tại ở Mĩ, quần chúng nhân dân vẫn không được hưởng những thành quả cách mạng mà họ phải đổi bằng xương máu của chính mình.Bài này còn giúp rèn luyện kĩ năng sử dụng đồ trực quan, kĩ năng phân tích, khái quát, tổng hợp, đánh giá sự kiện. Ngoài việc sử dụng những hình ảnh có trong sách giáo khoa, đối với bài này, chúng ta có thể sử dụng Lược đồ 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ trong sách giáo khoa 9 trang 146 phóng to, treo giữa bảng để học sinh quan sát, giới thiệu về vị trí của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ. Kết hợp với việc giải thích sự hình thành của các thuộc địa này. Ngoài ra, để giúp học sinh hình thành biểu tượng về sự kiện “chè Bôxtơn”, ta có thể cung cấp cho học sinh bức tranh miêu tả sự kiện này. Chúng ta vừa cung cấp hình ảnh, vừa nói thêm về nhân vật Samuel Adams-người chỉ huy nhóm cấp tiến thực hiện vứt những thùng chè của Công ty Đông Ấn xuống biển khi công ty này chuẩn bị bóc dở chè lên cảng Bô-xtơn. Sự kiện “chè Bô-xtơn” G.Oa-sinh-tơn Khi cho học sinh quan sát ảnh chân dung G.Oa-sinh-tơn, ta nên chú ý đến tiểu sử và những cống hiến của ông đối với sự nghiệp giải phóng Bắc Mĩ. Qua đó giúp học sinh thấy được tài thao lược của ông. Bài 31: Cách mạng tƣ sản Pháp cuối thế kỉ XVIII Bài học giúp học sinh hiểu rằng cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII là cuộc cách mạng tư sản điển hình nhất trong thời kì lịch sử thế giới cận đại. Nó đã lật đổ chế độ phong kiến, mở đường chủ nghĩa tư bản phát triển ở Pháp, góp phần vào thắng lợi của chủ nghĩa tư bản trên thế giới. Quần chúng nhân dân, động lực chủ yếu thúc đẩy sự nghiệp cách mạng Pháp đạt đến đỉnh cao là nền chuyên chính Jacôbanh, họ xứng đáng là người sáng tạo ra lịch sử. Bài học còn giúp rèn luyện kĩ năng sử dụng đồ dùng trực quan, kĩ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá sự kiện. Ngoài việc khai thác những tranh ảnh có trong sách giáo khoa, chúng ta có thể cung cấp thêm một số đồ dùng trực quan khác để phục vụ cho bài học. Trước hết chúng ta cho học sinh xem lược đồ nước Pháp để học sinh xác định vị trí địa lý của nước Pháp. 10 Bản đồ nƣớc Pháp Để giúp học sinh thấy được sự phân chia giai cấp trong xã hội Pháp trước cách mạng, chúng ta cung cấp cho học sinh sơ đồ các đẳng cấp trong xã hội Pháp. Quan đó phân tích những quyền lợi và nghĩa vụ của các đẳng cấp trong xã hội. Sơ đồ 3 đẳng cấp trong xã hội Pháp trƣớc cách mạng Để giúp học sinh thấy rõ tình cảnh của nông dân Pháp trước cách mạng và tạo biểu tượng cho đối với sự kiện này chúng ta sử dụng bức ... nh cách mạng tƣ sản ở Châu Âu và Mĩ giữa thế kỉ XIX Bài học giúp học sinh nắm được nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của cuộc chiến tranh thống nhất nước Đức, I-ta-li-a và nội chiến Mĩ. Giải thích được tại sao cuộc chiến tranh thống nhất nước Đức, Italia và nội chiến Mĩ là cuộc cách mạng tư sản. Nhận thức đúng về vài trò của quần chúng nhân dân trong cuộc đấu tranh chống các thế lực phong kiến bảo thủ, lạc hậu, đòi quyền tự do dân chủ. Rèn luyện cho học sinh kĩ năng phân tích, giải thích các sự kiện lịch sử qua đó xác định tính chất đó chính là các cuộc cách mạng tư sản diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau. Rèn luyện kĩ năng khai thác lược đồ, tranh ảnh. Đồ dùng trực quan sử dụng trong tiết dạy: Nội chiến Mĩ (1861-1865) 17 Chân dung Victor Emmanuel II Áp-bra-ham Clin-côn (1809-1865) Bài 34: Các nƣớc tƣ bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa Nắm vững và hiểu được những thành tựu chủ yếu về khoa học kĩ thuật cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, nó đã thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của lực lượng sản xuất xã hội. Nắm được khoảng những năm cuối của thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản dần chuyển sang giai đoạn phát triển cao hơn-giai đoạn Chủ nghĩa Đế quốc, mà đặc điểm cơ bản nhất là sự ra đời của các tổ chức độc quyền và sự bó lột ngày càng tinh vi hơn đối với nhân dân lao động làm cho mâu thuẫn trong xã hội tư bản ngày càng gay gắt và sâu sắc. Biết trân trọng những công trình nghiên cứu, những phát minh của các nhà khoa học trong việc khám phá nguồn năng lượng vô tận của thiên nhiên, phục vụ cho nhu cầu và cuộc sống của con người. Thấy được mặc dù Chủ nghĩa đế quốc là giai đoạn phát triển cao của Chủ nghĩa tư bản nhưng lại đi cùng với nó là sự bóc lột tinh vi của giai cấp tư sản đối với giai cấp vô sản. Rèn luyện cho học sinh kĩ năng phân tích đánh giá sự kiện lịch sử về sự hình thành các tổ chức độc quyền. Kĩ năng khai thác và sử dụng tranh ảnh lịch sử về những thành tựu của khoa học kĩ thuật Đồ dùng trực quan sử dụng trong bài dạy: 18 Bảng thống kê những thành tựu khoa học kĩ thuật cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX Lĩnh vực khoa học Người phát minh Thành tựu Ý nghĩa Vật lý - G.Ôm (người Đức) - G. Jun (người Anh) - E.Len-xơ (người Nga) Những phát minh mới về điện Mở ra khả năng ứng dụng nguồn năng lượng mới - Tôm-xơn (người Anh) Thuyết Eléctron Khẳng định nguyên tử không phải là phần tử nhỏ nhất của vật chất - Hăng-ri Béc-cơ- ren. - Pie Quy-ri. - Ma-ri Quy-ri. Phát hiện ra năng lượng hạt nhân Phát hiện ra nguồn năng lượng mới. - Vin-hem Rơn- ghen (Đức) Phát minh ra tia X Giúp y học chẩn đoán bệnh chính xác, điều trị hiệu quả. Hóa học Men-đê-lê-ép (Nga) Định luật tuần hoàn Đặt cơ sở cho sự phân hạn các nguyên tố hóa học. Sinh học Đac-uyn (Anh) Học thuyết tiến hóa Giải thích nguồn gốc chung của sinh giới và sự tiến hóa bằng con đường chọn lọc tự nhiên. Lu-I Paster (Pháp) Vắc-xin phòng bệnh chó dại. Pap-lốp (Nga) Hoạt động của hệ thần kinh cấp cao của động vật và con người. Những phát minh được áp dụng trong sản xuất - Kĩ thuật luyện kim được cải tiến nhờ ứng dụng lò Bét-xme và lò Mác – tanh. Đẩy nhanh quá trình sản xuất thép. - Chế tạo máy phát triển. - Cuối thế kỉ XIX, tuốcbin chạy bằng sức nước, chạy bằng điện. - Có máy móc, đẩy mạnh khai thác than, dầu hỏa. - Công nghiệp hóa học ra đời. - Giữa thế kỉ XIX, máy điện toán ra đời. - Ôtô chạy bằng động cơ đốt trong. - Tháng 12/1903, chiếc máy bay đầu tiên ra đời ở Mĩ. - Nông nghiệp: Máy kéo, máy gặt, máy đạp và sử dụng phân bón. Tăng suất tăng. Bài 35: Các nƣớc Anh, Pháp, Đức, Mĩ và sự bành trƣớng thuộc địa Những nét khái quát về tình hình kinh tế, chính trị của các nước Anh,Pháp, Đức, Mĩ hồi cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX; những nét chung và đặc điểm riêng. Đây là thời kì các nước Đế Quốc đẩu mạnh việc xâm lược thuộc địa ngày càng sâu sắc. 19 Giúp học sinh nâng cao nhận thức về bản chất của Chủ nghĩa Đế quốc, ý thức cảnh giác cách mạng; đấu tranh chống các thế lực gay chiến, bảo vệ hoà bình. Rèn luyện kĩ năng phân tích sự kiện lịch sử để thấy được từng đặc điểm riêng của Chủ nghĩa Đế quốc Đồ dùng trực quan sử dụng trong bài dạy: Giáo viên sử dụng bảng thống kê sản lượng thép của 3 nước Anh, Mĩ, Đức (30 năm cuối của thế kỉ XIX) để minh họa: Năm Nƣớc 1800 (Đv:triệu tấn) 1900 (Đv:triệu tấn) Tỉ lệ gia tăng (%) Anh 1,3 4,9 377 Mĩ 1,2 10,2 850 Đức 0,7 6,4 910 Giáo viên sử dụng các bảng thống kê để minh họa cho học sinh thấy rõ sự phát triển của công nghiệp Đức: Sự phát triển của công nghiệp Đức 1870-1900 Ngành Năm 1871 Năm 1900 Tỉ lệ tăng Đường sắt 17160km 49878km 2,3 lần Than 37,9 triệu tấn 149 tr tấn 3,5 lần Gang 1,56 triệu tấn 8,5 tr tấn 5,5 lần Thép 0,25 triệu tấn 6,6 tr tấn 26 lần So sánh với tốc độ tăng trƣởng công nghiêhp với Anh, Pháp (1890-1900) Tên nƣớc Tốc độ tăng trƣởng Anh 49% Pháp 65% Đức 163% Bảng giá trị hàng xuất khẩu của Đức (1890-1900) Năm Loại hàng 1880 (Đv: triệu mác) 1899 (Đv: triệu mác) Tỉ lệ tăng Máy móc và vật liệu 90 291 >3,2 lần Thép và sắt 134 326 >2,4 lần Hóa chất 200 365 >1,8 lần 20 Sự thay đổi vị trí kinh tế của các nƣớc đế quốc cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX Năm Vị trí 1870 1900 1 Anh Mĩ 2 Pháp Đức 3 Đức Anh 4 Mĩ Pháp Chƣơng III: PHONG TRÀO CÔNG NHÂN (Từ đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX) Bài 36: Sự hình thành và phát triển của phong trào công nhân Nắm đựoc sự ra đời tình cảnh của giai cấp công nhân công nghiệp, qua đó giúp các em hiểu được cùng với sự phát triển của Chủ nghĩa tư bản, giai cấp vô sản lớn mạnh dần. Do đối lập về quyền lợi, mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản nảy sinh và ngày càng gay gắt, dẫn đến cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản dưới nhiều hình thức khác nhau. Nắm được sự ra đời của Chủ nghĩa xã hội không tưởng, những mặt tích cực và hạn chế của hệ tư tưởng này. Giúp học sinh nhận thức sâu sắc được quy luật: “Ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh”, song các cuộc đấu tranh chỉ thắng lợi khi có tổ chức và có hướng đi đúng đắn. Thông cảm và thấu hiểu được tình cảnh khổ cực của giai cấp vô sản. Rèn luyện kĩ năng phân tích, đánh giá các sự kiện lịch sử nói về đời sống của giai cấp vô sản công nghiệp, những hạn chế trong cuộc đấu tranh của họ. Đánh giá về những mặt tích cực và hạn chế của hệ thống tư tưởng xã hội không tưởng. Kĩ năng khai thác tranh ảnh lịch sử. Robert Owen (1771 – 1858) Xanh-xi-mông (1760-1825) 21 Bài 37: Mác và Ăng-ghen. Sự ra đời của Chủ nghĩa xã hội khoa học Nắm vững kiến thức về công lao của Mác và Ăng-ghen-những nhà sáng lập ra Chủ nghĩa xã hội khoa học đối với sự nghiệp của giai cấp công nhân. Nắm được sự ra đời của tổ chức Đồng minh những người cộng sản, những luận điểm quan trong của Tuyên ngôn Đảng cộng sản và ý nghĩa của văn kiện này. Giáo dục cho học sinh lòng tin vào Chủ nghĩa Mác, tin vào sự nghiệp cách mạng Xã hôi chủ nghĩa mà chúng ta đi, lòng biết ơn đối với những người sáng lập ra Chủ nghĩa xã hội khoa học. Rèn luyện kĩ năng phân tích, nhận định, đánh giá vai trò của Mác và Ăng- ghen về những đóng góp của Chủ nghĩa xã hội khoa học. Phân biệt sự khác nhau giữa các khái niệm phong trào công nhân, phong trào cộng sản, Chủ nghĩa xã hội không tưởng và Chủ nghĩa xã hội khoa học. Mác và cùng vợ là Jeny C. Mác (1818-1883) - Ph. Ăng-ghen (1820-1895) Bài 38: Quốc tế thứ nhất và công xã Paris 1871 Nắm được hoàn cảnh ra đời và sự thành lập của Quốc tế thứ nhất. Qua đó nhận thấy sự ra đời của Quốc tế thứ nhất là kết quả tất yếu của sự phát triển của phong trào công nhân quốc tế và những đóng góp tích cực của Mác và Ăng-ghen đối với phong trào công nhân. Nắm được sự thành lập của Công xã Paris và những thành tích to lớn của Công xã. Hiểu được ý nghĩa và những bài học lịch sử của Công xã Paris. Giáo dục tinh thần Quốc tế vô sản và chủ nghĩa anh hùng cách mạng, củng cố niềm tin vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng của giai cấp vô sản. Rèn luyện kĩ năng phân tích, đánh giá các sự kiện lịch sử. Kĩ năng đọc sơ đồ bộ máy công xã Paris. 22 Sơ đồ bộ máy nhà nƣớc của Công xã Paris Một chƣớng ngại vật trên phố, Thành viên Công xã Paris bị xử tử ngày 18 tháng 3 năm 1871 Bài 39: Quốc tế thứ hai Nắm được sự phát triển của phong trào công nhân cuối thế kỉ XIX. Nắm và hiểu được hoàn cảnh ra đời của Quốc tế thứ hai và những đóng góp của tổ chức nàu đối với phong trào cộng sản và phong trào công nhân quốc tế, đặc biệt là sự lãnh đạo của Ăng-ghen. Hiểu được cuộc đấu tranh chống Chủ nghĩa cơ hội trong Quốc tế thứ hai phản ánh cuộc đấu tranh giữa hai luồng tư tưởng: Mac-xit và phi Mac-xit trong phong trào công nhân quốc tế. Giúp học sinh hiểu rõ công lao của Ăng-ghen và người kế tục là Lê-nin với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Rèn luyện kĩ năng phân tích và nhận định các sự kiện và vai trò của cá nhân trong tiến trình lịch sử. Bài 40: Lê-nin và phong trào công nhân Nga đầu thế kỉ XX Bài học này giúp học sinh hiểu được những hoạt động của Lê-nin trong việc đấu tranh chống lại Chủ nghĩa cơ hội, qua đó hiểu được nhờ những hoạt động đó của Lê-nin, Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga ra đời và đã triệt để đấu tranh vì HỘI ĐỒNG CÔNG XÃ UB quân sự UB an ninh xã hội UB Quan hệ UB tư pháp UB tài chính UB thương nghiệp UB lương thực UB dịch vụ xã hội UB Giáo dục 23 quyền lợi của giai cấp công nhân lao động. Bài học còn giúp học sinh thấy được tình hình Nga trước cách mạng; Diễn biến cách mạng, tính chất và ý nghĩa của cách mạng Nga 1905-1907. Bồi dưỡng lòng kính yêu và biết ơn đối với các lãnh tụ của giai cấp vô sản thế giới, những người đã cống hiến cả cuộc đời sức lực cho cuộc đấu tranh giải phóng các dân tộc bị bóc lột trên toàn thế giới. Rèn luyện kĩ năng phân biệt sự khác nhau giữa các khái niệm: Cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ, Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới, chuyên chính vô sản. Ngoài những hình ảnh trong sách giáo khoa, chúng ta còn có thể cung cấp thêm một số tranh ảnh của Lê-nin để khắc hoạ hơn nữa ấn tượng về hình ảnh của Lê-nin, qua đó giúp học sinh thấy và hiểu được vai trò của Lê-nin trong cuộc cách mạng Nga. Hình ảnh Lênin trong cách mạng Lê-nin (1870-1924) Nga (1905-1907) Ngoài ra, ở mục hai của bài, chúng ta có thể Tổ chức lớp thành bốn nhóm, mỗi nhóm thự hiện chung một yêu cầu: Khái quát diễn biến cuộc cách mạng Nga (1905-1907) bằng cách điền vào bảng thống kê các sự kiện chính của cuộc cách mạng này. Mỗi nhóm điền vào bảng theo mẫu sau: Thời gian Sự kiện Kết quả Bài tập này này giúp học sinh rèn luyện kĩ năng khái quát sự kiện lịch sử, chọn ra những sự kiện cơ bản nhất. Qua đó cũng hình thành cho học sinh ý thức, tinh thần tập thể và cũng góp phần tạo hứng thú trong học tập. 24 Phần III: KẾT QUẢ Khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này vào dạy học, giáo dục học sinh tôi nhận thấy đạt được rất nhiều lợi ích: - Không phải lệ thuộc vào việc sắp xếp lịch đăng kí giảng dạy tại phòng công nghệ thông tin. - Bản thân tôi hoàn tòan chủ động được việc sắp xếp, chuẩn bị đồ dùng dạy học cho mỗi tiết dạy. Khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này vào dạy học, tôi đạt được rất nhiều kết quả: - Học trò hứng thú hơn trong mỗi tiết học vì các em được xem nhiều tranh ảnh từ đó kiến thức được mở rộng hơn. - Các hình ảnh được in màu, đẹp hơn, dễ quan quan sát hơn giúp học sinh dễ nhận biết về đường nét, kĩ thuật nhờ đó các em khắc sâu hơn về kiến thức đã học. - Nâng cao khả năng tư duy của học sinh. Qua một số khảo sát từ một số học sinh, tôi nhận được kết quả phản hồi như sau: Hứng thú học tập Độ khắc sâu kiến thức Bổ sung thêm kiến thức xã hội Nhận thức đƣợc ý thức giáo dƣỡng Nâng cao khả năng tƣ duy lịch sử Trƣớc khi áp dụng 65% 50% 32% 42 40% Sau khi áp dụng 90% 70% 63% 65% 62% Phần IV: BÀI HỌC KINH NGHIỆM Từ những con số trên, tôi nhận thấy được hiệu quả trong việc tăng cường đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử là rất cao và bổ sung cho học sinh không chỉ kiến thức lịch sử trong bài học và còn có cả kiến thức xã hội, đặc biệt là tác dụng về mặt giáo dưỡng tư tưởng đạo đức, giúp các em hình thành nhân cách tốt hơn. Trong điều kiện hiện nay, để sưu tầm được những hình ảnh trên phục vụ cho công tác giảng dạy của mỗi cá nhân là việc làm không khó và kinh phí cũng không cao. Nếu điều kiện tài chính có khả năng thì mỗi giáo viên cần có một bộ sưu tập riêng cho mình. Nếu điều kiện tài chính có giới hạn thì tổ chuyên môn lập tờ trình xin lãnh đạo nhà trường hỗ trợ kinh phí (tối thiểu là 02 bộ). 25 Phần V: KẾT LUẬN “TĂNG CƢỜNG ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN TRONG CHƢƠNG TRÌNH LỊCH SỬ LỚP 10- Phần lịch sử thế giới Cận đại” chủ yếu tìm hiểu mục đích yêu cầu của từng bài học trong chương trình lịch sử lớp 10-phần lịch sử thế giới, từ đó đưa vào những loại đồ dùng trực quan phù hợp nhất để đạt mục đích đặt ra và phù hợp với điều kiện thấp nhất của mỗi giáo viên phổ thông hiện nay. Có rất nhiều loại đồ dùng trực quan, nhưng trong đề tài luận văn này chủ yếu khai thác các loại đồ dùng trực quan tạo hình và đồ dùng trực quanquy ước. Những loại đồ dùng trực quan này sẽ giúp cho người giáo viên thiết kế một cách dễ dàng. Đối với các trường phổ thông chưa đầy đủ về cơ sở vật chất, vùng sâu, vùng xa, đề tài này sẽ rất thiết thực. Vì nó có thể truy cập một cách dễ dàng trên Internet và sử dụng một cách hiệu quả. Do chưa có điều kiện nên đề tài còn nhiều hạn chế như không đề cập việc sử dụng các phương tiện trực quan (máy chiếu, máy vi tính,). Đề tài chỉ nói lên mỗi bài học thì cần cung cấp đồ dùng nào cần thiết mà không có trong sách giáo khoa. Đề tài cũng không nhằm đi sâu khai thác nội dung những tranh ảnh đưa vào. Vì vậy khi sử dụng đề tài này vào mục đích giảng dạy ở trường phổ thông, người giáo viên phải sử dụng nó kết hợp với việc sử dụng các phương pháp dạy học khác, đặt biệt phải tập trung hơn nữa việc miêu tả, làm rõ ý nghĩa của bức tranh. Đối với các biểu bảng, tuỳ theo yêu cầu của từng bài và từng đối tượng học sinh khác nhau, mà ta có thể thiết kế yêu cầu cho phù hợp. Bản thân tôi nhận biết, đề tài còn nhiều thiếu sót. Vì vậy, rất mong nhận được sự góp ý, giúp đỡ chân thành của quý thầy cô để tôi có điều kiện hoàn thiện về nội dung đề tài. Từ đó, giúp cho tôi và cũng như các giáo viên giảng dạy bộ môn lịch sử hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ giáo dục, hình thành nhân cách học sinh. NGƢỜI THỰC HIỆN (Ký tên và ghi rõ họ tên) Nguyễn Thanh Tuyền 26 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Xuân Trường, “Giới thiệu giáo án lịch sử 10 (Cơ bản)”, Nhà xuất bản Hà Nội, 2006. 2. Nguyễn Thị Thạch, “Thiết kế bài giảng lịch sử 10” (tập 2), Nhà xuất bản Hà Nội, 2006. 3. Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị, “Phương pháp dạy học lịch sử”, Nhà xuất bản Giáo dục, 1998. 4. Phạm Xuân Phú, Giáo trình “Lí luận dạy học lịch sử” của Trường Đại học Cần Thơ năm 1999.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_tang_cuong_do_dung_truc_quan_trong_chu.pdf