Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm lồng ghép kiến thức giáo dục giới tính trong giảng dạy môn sinh học lớp 11
MỘT SỐ KINH NGHIỆM LỒNG GHÉP KIẾN THỨC
GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
TRONG GIẢNG DẠY MÔN SINH HỌC LỚP 11
- - - - - * * * - - - - -
I – LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Theo qui luật tự nhiên, mọi sinh vật không ngừng phát triển và thay đổi. Con người cũng vậy. Kể từ khi chào đời, cơ thể ngày ngày lớn lên, trí tuệ ngày càng thêm sâu sắc. Có một khoảng thời gian đặc biệt mà các em có những bước phát triển nhảy vọt về cả thể chất lẫn tâm hồn, giai đoạn này kéo dài trong vài năm, biến các cô bé, cậu bé trở thành những cô gái, chàng trai. Đây là giai đoạn rất quan trọng đánh dấu sự hình thành giới tính và nhân cách của mỗi con người , và được gọi là “giai đoạn dậy thì ”.
Sức khỏe sinh sản của các em lúc này đứng trước nhiều mối đe dọa nghiêm trọng . Nếu không được hướng dẫn, chăm sóc một cách đúng đắn, hai nguy cơ lớn nhất ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của các em là tình trạng có thai sớm và tình trạng nhiễm bệnh lây truyền qua đường tình dục trong đó HIV/ AIDS là bệnh lây truyền qua đường tình dục rất nguy hiểm, nó không phải là bệnh riêng của người làm nghề mại dâm hay tiêm chích ma túy, mà nó có thể gõ cửa từng nhà, nếu ta không biết cách đề phòng.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm lồng ghép kiến thức giáo dục giới tính trong giảng dạy môn sinh học lớp 11
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRƯỜNG THPT NGUYỄN HỮU CẢNH & Mã số:. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ KINH NGHIỆM LỒNG GHÉP KIẾN THỨC GIÁO DỤC GIỚI TÍNH TRONG GIẢNG DẠY MÔN SINH HỌC LỚP 11 Người thực hiện: Dương Thị Oanh Lĩnh vực nghiên cứu: Quản lí giáo dục. Phương pháp giảng dạy bộ môn.... Phương pháp giáo dục... Lĩnh vực khác........ Có đính kèm: 1 Mô hình 1 Phần mềm 1 Phim ảnh 1 Hiện vật khác Năm học 2010 – 2011 SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN: 1. Họ và tên: Dương Thị Oanh 2. Ngày 28 tháng 6 năm 1968 3. Giới tính: Nữ 4. Địa chỉ: - Cơ quan: Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh – Long Bình Tân – Biên Hòa - Nhà riêng: B7/N4 – Khu phố 2 – Phường Long Bình Tân – Biên Hòa – Đồng Nai 5. Điện thoại: 0918608870 6 . Chức vụ: Chủ tịch Công đoàn; giáo viên II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: 1. Học vị : Cử nhân 2. Chuyên nghành: sinh học 3. Năm vào nghành: 1991 III. CÁC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY: 1. Năm học 2006 – 2007: Phương pháp dạy và học hợp tác trong nhóm nhỏ áp dụng vào chương II: “Cấu trúc của tế bào ”– Sinh 10 chương trình nâng cao. 2. Năm học 2007 – 2008: Suy nghĩ về phương pháp đánh giá, kiểm tra kết quả học tập của học sinh bằng trắc nghiệm khách quan. 3. Năm học 2008 – 2009: Một số ý kiến đóng góp vào phương pháp chủ nhiệm. 4. Năm học 2009 – 2010: Áp dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy chương III: sinh trưởng và phát triển” – Sinh 11 chương trình nâng cao. 5. Năm học 2010 – 2011: Một số kinh nghiệm lồng ghép kiến thức giáo dục giới tính trong giảng dạy môn sinh học lớp 11. MỤC LỤC I. Lí do chọn đề tài ................................................................Trang 1 II. Thực trạng trước khi thực hiện các giải pháp ....................Trang 2 III. Nội dung: Cơ sở lí luận ..................................................................Trang 4 Nội dung biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài..Trang 6 IV. Kết quả Trang 13 V. Bài học kinh nghiệm – kiến nghị . Trang 13 VI. Kết luận.............................................................................Trang 14 VII. Tài liệu tham khảo...........................................................Trang 14 Tên sáng kiến kinh nghiệm: MỘT SỐ KINH NGHIỆM LỒNG GHÉP KIẾN THỨC GIÁO DỤC GIỚI TÍNH TRONG GIẢNG DẠY MÔN SINH HỌC LỚP 11 - - - - - * * * - - - - - I – LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Theo qui luật tự nhiên, mọi sinh vật không ngừng phát triển và thay đổi. Con người cũng vậy. Kể từ khi chào đời, cơ thể ngày ngày lớn lên, trí tuệ ngày càng thêm sâu sắc. Có một khoảng thời gian đặc biệt mà các em có những bước phát triển nhảy vọt về cả thể chất lẫn tâm hồn, giai đoạn này kéo dài trong vài năm, biến các cô bé, cậu bé trở thành những cô gái, chàng trai. Đây là giai đoạn rất quan trọng đánh dấu sự hình thành giới tính và nhân cách của mỗi con người , và được gọi là “giai đoạn dậy thì ”. Sức khỏe sinh sản của các em lúc này đứng trước nhiều mối đe dọa nghiêm trọng . Nếu không được hướng dẫn, chăm sóc một cách đúng đắn, hai nguy cơ lớn nhất ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của các em là tình trạng có thai sớm và tình trạng nhiễm bệnh lây truyền qua đường tình dục trong đó HIV/ AIDS là bệnh lây truyền qua đường tình dục rất nguy hiểm, nó không phải là bệnh riêng của người làm nghề mại dâm hay tiêm chích ma túy, mà nó có thể gõ cửa từng nhà, nếu ta không biết cách đề phòng. Giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản phải bắt đầu bằng giáo dục từ gia đình, vai trò của cha mẹ, truyền thống, đạo đức, luật pháp của quốc gia, sau đó là kiến thức cơ bản về cơ thể học, sinh lý học, các thông tin về tình dục và sinh sản cơ bản. Muốn thực hiện được điều đó thì việc phổ biến các kiến thức chuyên môn về cơ thể học, sinh lý học, tâm lý học và các quan điểm về đời sống tình dục phải được trình bày một cách công khai. Giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản hiện nay đã trở thành một nhu cầu cấp bách của xã hội. Trong nhà trường giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản chưa được đưa vào dạy một cách công khai, có bài bản; mới chỉ dừng ở mức lồng ghép vào một số tiết của một số môn học, chỉ có tính cung cấp cho học sinh thông tin về dân số và sức khỏe sinh sản, các biện pháp sinh hoạt tình dục an toàn để tránh lây nhiễm HIV. Còn ngoài xã hội, trong các cơ sở tôn giáo, trong các câu lạc bộ hôn nhân và gia đình chỉ nói một cách mơ hồ chưa giám trình bày một rõ ràng khoa học đó không phải là giáo dục giới tính đích thực. Trong các môn học có thể nói sinh học là môn dễ lồng ghép những kiến thức cơ bản về việc giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản giúp các em có ý thức bảo vệ cơ thể, sống lành mạnh. Trong các năm học qua để giáo dục học sinh có thức bảo vệ sức khỏe tốt, trong các tiết dạy có kiến thức liên quan tôi đã chú ý lồng ghép vấn đề này vào trong bài dạy, tôi nhận thấy đã đạt được một số hiệu quả nhất định với hy vọng góp phần nâng cao được ý thức cho học sinh tự bảo vệ cơ thể mình từ đó có ý thức bảo vệ bản thân và gia đình thông qua môn học. Với mong muốn giúp học sinh tích cực và chủ động trong việc tiếp thu chủ đề này, để các em có thể tự giải đáp những tò mò, thắc mắc của bản thân đồng thời có những hành trang cần thiết cho việc chăm sóc sức khỏe bản thân, tôi đã tìm hiểu thu thập thông tin, sử dụng một số phương pháp, phương tiện dạy học lồng ghép nhằm khai thác có hiệu quả nội dung giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản cho học sinh khi giảng dạy môn sinh lớp 11 Cơ bản. II - THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI: 1. Thực trạng về giáo dục giới tính, sinh sản sức khoẻ vị thành niên, tình dục an toàn trong nhà trường THPT: - Việc đưa giáo dục giới tính vào trường học là điều đã được thừa nhận. Nhưng hầu hết các trường THPT đều lúng túng khi đưa giáo dục giới tính vào giảng dạy. Các trường đều chọn giải pháp là lồng ghép hoặc ngoại khoá. Các giáo viên thiếu kiến thức chuyên môn, thiếu kĩ năng giảng dạy về vấn đề nhạy cảm này. Cũng chưa có trường nào xây dựng được chuẩn kiến thức chung về vấn đề này khi dạy lồng ghép. Nếu dạy thì cũng chỉ thiên về lí thuyết còn thực hành thì bỏ ngỏ. Về giáo cụ trực quan là không có, giáo viên không được tập huấn kĩ càng để giảng dạy về vấn đề giới tính. - Trách nhiệm này hiện nay có lẽ giáo viên sinh học được mong đợi nhiều nhất. Tuy nhiên dạy thế nào thì giáo viên phải tự biên tự diễn. Không có hướng dẫn cụ thể không ai kiểm tra, đánh giá công tác này. Hậu quả của việc này dẫn đến học sinh thu nhận một lượng kiến thức rời rạc, chắp vá. Bản thân các em đã nhận được kiến thức từ thông tin đại chúng, trong khi cần một người tổng hợp, đưa ra những kiến thức có tính cơ bản, tổng quát thì chúng ta chỉ có thể cung cấp cho các em kiến thức lồng ghép, không hệ thống, thiếu thực hành nặng về lý thuyết. Bởi vậy bài toán giáo dục giới tính trong trường THPT chưa có lời giải đáp thích đáng. - Giáo dục giới tính là giáo dục kĩ năng sống. Khi giáo dục kĩ năng sống đòi hỏi có những kĩ năng riêng thì mới đạt hiệu quả cao. Hầu hết các giáo viên THPT hiện nay chưa được đào tạo kĩ năng này một cách chuyên nghiệp. Điều này dẫn tới hậu quả là giáo viên né tránh hoặc khi giảng dạy không mang lại hứng thú cho học sinh. Đặc biệt các giáo viên trẻ thường bỏ qua khi mà chưa có qui định nào bắt buộc phải dạy giáo dục giới tính trong từng bài học cụ thể. - Các cấp lãnh đạo cũng bỏ ngỏ khâu quản lí theo dõi giáo dục giới tính. Chưa có tổng kết, đánh giá về hoạt động này trong nhà trường một cách chính xác, sát thực. Dạy lồng ghép chỉ là phương án tạm thời, rất cần thiết có những chương bài chi tiết, cụ thể, phù hợp về giáo dục giới tính. Rất cần thiết đào tạo một đội ngũ giáo viên chuyên nghiệp, được trang bị đầy đủ kĩ năng, kiến thức, nắm bắt được tâm lí học sinh để thực hiện các bài dạy giáo dục giới tính, giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên, tình dục an toàn một cách hiệu quả. 2. Thực trạng về hiểu biết giới tính, sức khoẻ sinh sản vị thành niên, tình dục an toàn của học sinh trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh: - Tháng 11 năm 2010 vừa qua trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh tổ chức cho 28 lớp thi tìm hiểu kiến thức sinh sản vị thành niên, cùng đồng hành với học sinh trong suốt cuộc thi với vai trò hỗ trợ kiến thức và là thành viên của ban giám khảo, tôi nhận thấy các em hầu như không được trang bị kiến thức về kĩ năng sống cũng như tình dục an toàn. Các tiểu phẩm tham gia đều kết thúc bằng việc thiếu hiểu biết về an toàn tình dục nên có thai ngoài ý muốn; khi có thai người mà các em cần đến để chia sẻ đầu tiên là bạn bè, chỉ có 1/ 28 tiểu phẩm là xuất hiện vai trò của giáo viên chủ nhiệm; 4/ 28 xuất hiện vai trò của mẹ nhưng chỉ là “la mắng”, từ thực tế này cho thấy vai trò giáo viên, gia đình trong việc giáo dục giới tính cho các em rất hạn chế, các em chưa tin tưởng để chia sẻ những vương mắc đầu đời về giới tính, an toàn tình dục. 3. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện đề tài: a. Thuận lợi: - So với các bộ môn khác môn sinh là bộ môn có nhiều kiến thức liên quan tới giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản. - Ứng dụng CNTT trong giảng dạy cho phép cặp nhật nhiều thông tin cũng như hình ảnh minh họa cho bài dạy. - Bản thân tôi là một giáo viên nữ, lớn tuổi, có gia đình nên việc giảng dạy kiến thức sinh sản dễ dàng tự nhiên, học sinh tin tưởng. b. Khó khăn: - Hiện nay, trong chương trình đào tạo của Việt Nam, vấn đề giáo dục giới tính cho học sinh chưa được quan tâm đúng mức. Chưa hề có môn giáo dục giới tính được đưa vào nội dung giảng dạy. Vấn đề này được lồng ghép vào một số nội dung của môt số bài trong môn sinh học, môn giáo dục công dân, môn địa lí. Tuy nhiên, những nội dung đó vẫn còn chung chung, chưa đáp ứng được nhu cầu hiểu biết và sự cần thiết phải nắm vững các kiến thức về giới tính của các em học sinh. - Thái độ của các em khi nói đến những vấn đề liên quan đến giới tính còn khá dè dặt, các em chưa hề mạnh dạn trong quá trình tìm hiểu hay tiếp thu những kiến thức đó. Bên cạnh đó, đội ngũ giáo viên chuyên trách về những vấn đề này hầu như chưa trường nào có. Các hoạt động giáo dục của nhà trường chỉ dùng lại ở một số buổi nói chuyện với các chuyên gia về một số vấn đề sức khoẻ giới tính, phòng chống HIV/AIDS...Các giáo viên giảng dạy các bộ môn khi đề cập đến việc dạy các kiến thức về giới tính cho các em, một số người còn nói rằng: Giáo viên nói ra những vấn đề đó còn cảm thấy ngượng nữa là các em học sinh. - Xã hội hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này nên hay không nên đưa chương trình giáo dục sức khoẻ giới tính vào chương trình giáo dục PTTH. Có ý kiến cho rằng: không nên vẽ đường cho hươu chạy, ý khác lại cho rằng: Thà vẽ đường cho hươu chạy còn hơn để con em chúng ta lao xuống vực. Vấn đề lớn được đặt ra ở đây là làm thế nào để lấp lỗ hổng trong công tác giáo dục giới tính cho các em đang ở giai đoạn vị thành niên. Theo ý kiến của cá nhân tôi, việc cần thiết phải trang bị cho các em các kiến thức về vấn đề giới tính là không cần phải bàn cãi. Tuy nhiên, không nên quá tham lam để đưa quá nhiều nội dung giáo dục giới tính trong một tiết học, chỉ nên làm sao việc giáo dục giới tính diễn ra một cách nhẹ nhàng và đều đặn qua các tiết học. 4. Số liệu thống kê: Tiến hành khảo sát kiến thức cơ bản vê sức khỏe sinh sản vị thành niên trước khi thực hiện đề tài ở 4 lớp 11 A (1, 2, 6,7) tại trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh với 10 câu hỏi sau: Câu 1: Vị thành niên gồm các giai đoạn nào sau đây: Từ khi sinh ra đến tuổi dây thì. 3 giai đoạn: từ 10 – 13 tuổi; từ 14 – 16 tuổi; từ 17 – 19 tuổi Cả 2 ý trên đều đúng. Câu 2: Giai đoạn từ 16 tuổi đến 19 tuổi cấu tạo sinh lí có đặc điểm: Cơ thể trưởng thành, con gái hầu hết có kinh; con trai “chín về sinh dục”. Lớn nhanh. Hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp; có kinh( ở nữ), sinh tinh (ở nam). Câu 3: Nếu quan hệ tình dục có giao hợp ở tuổi vị thành niên sẽ: Không gây hậu quả vì cơ quan sinh dục chưa phát triển đầy đủ. Có thai vì ở nữ trứng đã chín và rụng; ở nam đã hình thành tinh trùng. Cả 2 ý trên đều đúng. Câu 4: Tình yêu là gì? Là tình bạn thân thiết giữa một người nam và một người nữ. Là tình thương mến sâu sắc, sự hòa hợp giữa hai người khác giới. Là tình cảm giữa hai người không phân biệt giới tính. Câu 5: Điểm khác biệt giữa tình bạn cùng giới và khác giới là: Tình bạn giữa bạn nam và bạn nữ. Có sự chân thành tin cậy, đồng cảm sâu sắc. Có một khoảng cách tế nhị, không dễ biểu lộ thân mật gần gũi, Câu 6: Thế nào là tình dục an toàn? Thỏa mãn nhu cầu sinh lý. b. Đảm bảo không nhiễm các bệnh lây lan qua đường tình dục, không gây tổn thương cơ quan sinh dục. c. Cả hai đều đúng. Câu 7: Chu kỳ kinh nguyệt của một người phụ nữ: Thay đổi từ 21 đến 35 ngày. Chính xác 28 ngày. Có một chu kỳ. Câu 8: Bạn hãy cho biết, HIV không lây qua con đường nào sau đây? Đường tình dục. Giao tiếp thông thường ( ôm hôn, bắt tay). c. Lây từ mẹ nhiễm HIV sang con. Câu 9: Bạn hãy cho biết, ở nước ta hiện nay tỷ lệ nhiễm HIV cao nhất nằm trong độ tuổi nào? Dưới 20 tuổi. Từ 20- 29 tuổi. Từ 30- 39 tuổi Câu 10: Tác hại của việc mang thai ở tuổi vị thành niên: Ảnh hưởng tới sức khỏe, tâm sinh li Ảnh hưởng tới kinh tế xã hội, tương lai của bản thân. Cả 2 ý trên đều đúng. Kết quả khảo sát: (tính theo tỷ lệ %) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đúng 38,2 43,1 39,3 11,6 29,1 39 47,7 88,7 72,8 59,4 Sai 61,8 56,9 60,7 88,4 70,9 61 52,2 11,3 27,2 40,6 III - NỘI DUNG ĐỀ TÀI: 1 – Cơ sở lí luận: 1.1 Những kiến thức cơ bản về giáo dục giới tính cần cung cấp cho học sinh ở trường THPT: - Giáo dục những hiểu biết về tâm lý, sinh lý, vệ sinh tuổi dậy thì, những biến đổi và khác biệt về tính cách em trai em gái do các hocmon từ các tuyến sinh dục gây ra. - Giáo dục kỹ năng giao tiếp ứng xử trong quan hệ giữa bạn trai, bạn gái ở tuổi vị thành niên với cha mẹ, anh em trong gia đình. - Hiểu biết sâu sắc các giá trị của tình bạn, tình yêu, hiểu biết những thất bại tâm lý và các nguy hại lâu dài phải gánh chịu nếu vượt qua trái cấm. - Giáo dục bạn trai biết tự trọng, tôn trọng bảo vệ bạn gái, có bản lĩnh, biết tự kiềm chế để chứng minh cho một tình yêu lành mạnh nếu nó chớm nở. - Giáo dục kỹ năng phòng vệ trước các áp lực nội tại đến từ hai phía, đặc biệt giáo dục kỹ năng phòng vệ cho các em gái, và rất nhiều nội dung khác xoay quanh tâm lý giới tính tuổi mới lớn giúp các em tự tin, tự chủ, tự hoàn thiện nhân cách, tự nhận thức để thay đổi hành vi, vững vàng nói "không" trước cám dỗ của bản năng ở độ tuổi phát dục. 1.2 Một số bài dạy có thể lồng ghép kiến thức giáo dục giới tính trong chương trình sinh học ở trường THPT: * Lớp 10 STT Chương, bài Kiến thức về giới tính 1 Bài 18. Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân Sinh đôi cùng trứng 2 Bài 19. Giảm phân Quá trình hình thành trứng, tinh trùng Đa dạng di truyền người 3 Bài 30. Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ HIV và bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục- Tình dục an toàn 4 Bài 32. Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch Tình dục an toàn Lớp 11 STT Chương, bài Kiến thức về giới tính 1 Bài 38, 39. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật Dậy thì và các yếu tố ảnh hưởng đến sức khoẻ sinh sản Hoocmon giới tính Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến ... mang thai sớm. Sống chung thủy: chỉ nên có quan hệ TD với người mà mình biết chắc người đó chỉ có quan hệ TD t mình bạn và điều quan trọng là người đó phải không bị mắc các bệnh lây truyền qua đường TD. Đề cao lối sống chung thủy một vợ một chồng. Kiểm tra sức khỏe định kỳ: từ 6 tháng đến 1 năm ở cả người nam và nữ đều nên tiến hành kiểm tra sức khỏe tổng quát. + Nếu quan hệ tình dục có giao hợp ở tuổi vị thành niên sẽ có thai vì ở nữ trứng đã chín và rụng; ở nam đã hình thành tinh trùng. + Tình dục an toàn là: - Không dẫn đến mang thai ngoài ý muốn và lây nhiễm các bệnh qua đường TD như: lậu, giang mai, HIV/AIDS... - Là những hình thức quan hệ TD có thể giúp hạn chế nguy cơ bị lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường TD, điều này có nghĩa là không có sự tiếp xúc cơ thể với máu, chất dịch âm đạo và tinh dịch từ người này sang người khác. - Là những việc làm hướng tới bảo vệ cơ thể, tinh thần cũng như khám phá ra bản năng và nhu cầu của mình. Bài 46: CƠ CHẾ ĐIỀU HÒA SINH SẢN I. Kiến thức giáo dục giới tính: - Hoocmon sinh sản, cơ chế điều hoà sinh sản, các yếu tố ảnh hưởng đến sinh tinh và sinh trứng à phòng tránh có thai và phá thai ở tuổi vị thành niên. II. Vận dụng vào tiết dạy: Họat động 1: Tìm hiểu tác động của hoocmon trong cơ chế điều hòa sinh tinh, sinh trứng. Hoạt động của giáo viên, học sinh Nội dung kiến thức GV: Ứng dụng công nghệ thông tin kết hợp với giảng giải cơ chế điều hòa sinh tinh, sinh trứng? GV: chu kì kinh nguyệt GV: Hậu quả của việc mang thai ở vị thành niên? Việc mang thai ở tuổi vị thành niên chưa có gia đình có nhiều tác hại, không chỉ hại riêng bản thân mà cho toàn xã hội. - Mang thai ở độ tuổi vị thành niên ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ vì ở tuổi VTN, cơ thể chưa phát triển đầy đủ cả về sinh – tâm lý. Chính vì vậy, nếu VTN để đẻ, nguy cơ tử vong mẹ và con vẫn còn cao. Và có nguy cơ cao về vô sinh, con trí tuệ kém, dị tật và còn nhiều hậu quả nghiêm trọng khác nữa. - Về mặt kinh tế – xã hội: khi có thai phải ngưng việc học hành, khó khăn về kinh tế, không kiếm được việc làm, dẫn VTN đi vào con đường bế tắc. Mặt khác, sinh con ở vị thành niên còn làm tăng nhanh dân số. GV: Hậu quả của việc nạo phá thai ở vị thành niên? Hậu quả về mặt sinh học: - Những biến chứng có thể gặp trong nạo phá thai đó là băng huyết, thủng tử cung và nhiễm trùng kéo dài có thể phải cắt bỏ tử cung, nếu được thực hiện an toàn không có những tai biến cấp thời thì cũng gây hậu quả lâu dài về sau, trong đó có thể kể là những trường hợp sinh khó do nhau bám thấp, nhau tiền đạo vô sinh .nếu lạm dụng việc nạo hút thai. - Một điều cần phải nói thêm, là nạo phá thai ở lứa tuổi vị thành niên tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ. Vì ở lứa tuổi các em, cơ quan sinh dục chưa phát triển đầy đủ nên thường có biến chứng nhiều hơn, thêm vào đó là các em thường lo sợ người lớn biết nên tìm đến những cơ sở tư nhân, thậm chí là cơ sở bất hợp pháp không có chức năng và không đủ điều kiện để thực hiện thủ thuật , kết quả là tỷ lệ tai biến cao, thậm chí có nhiều trường hợp tử vong. Có nhiều em, do quá lo sợ nên sau khi nạo phá thai tại những nơi này và có biến chứng cũng không dám trình báo, cho đến khi quá nặng phải vào bệnh viện thì phải cắt bỏ tử cung. Cần nói thêm ở lứa tuổi vị thành niên nếu các em nữ mang thai và sinh con thì các nguy cơ như sinh non, biến chứng lúc sinh và con chậm phát triển tâm thần cao hơn gấp nhiều lần so với phụ nữ trưởng thành. Trẻ em sinh ra từ các bà mẹ tuổi vị thành niên cũng tử vong trong năm đầu đời nhiều hơn 40% so với trẻ sinh từ các bà mẹ lứa tuổi hai mươi. Hậu quả vê tâm lý và xã hội: Về mặt tâm lý, dù là người có tính vô tư thì trong một phút giây nào đó của cuộc đời, những “bà mẹ trẻ này” không thể không chạnh lòng khi nghĩ đến đứa con mà mình đã từng đang tâm bỏ đi. Thêm vào đó, nếu những người xung quanh biết được thì còn nhiều nỗi khổ tâm mà cô gái gánh chịu khi hàng ngày phải nghe những “lời ra tiếng vào”. Thực tế cho thấy các trường hợp mang thai khi còn quá trẻ, do chưa có đủ kiến thức nên thường các cô chỉ phát hiện có thai khi thai đã rất lớn, không thể bỏ được. Chắc chúng ta cũng hình dung ra được những đau đớn trong tâm hồn của những người mà xã hội gọi là... “không chồng mà chửa” Cũng có người cho rằng quan hệ tình dục sớm nhưng an toàn ( phòng tránh thai, phòng tránh bệnh ) thì “không có vấn đề gì”. Đúng là không có vấn đề về thai, về bệnh, nhưng còn nhiều vấn đề khác chưa được nghĩ đến. Đó có thể là sự tổn thương cơ quan sinh dục nữ ( do còn non yếu ), là khả năng nhiễm trùng phụ khoa tăng lên ( do tăng trầy xước, nhất là khi không đảm bảo vệ sinh ). Ngoài ra còn phải kể đến sự tổn thương cảm xúc của các em. Do chưa hiểu biết đầy đủ, chưa được chuẩn bị tâm lý và trong hoàn cảnh lén lút nên thay vì có được cảm xúc hạnh phúc tràn đầy như ở những người trưởng thành đã lập gia đình, các em thường chỉ cảm thấy những thích thú ngắn ngủi và sau đó là những lo sợ, bất an kéo dài. Phòng tránh thai: Vị thành niên, thanh niên chưa lập gia đình phải hạn chế việc quan hệ tình dục, trong đó phải đặc biệt tránh cả những hoàn cảnh “nguy cơ” có thể dẫn đến quan hệ “bất ngờ” như ở nơi thanh vắng chỉ có 2 người, nhất là khi có uống rượu bia. Thứ hai là nếu nam giới có những cảm xúc không kiềm chế được thì người nữ phải kiên quyết từ chối, không chiều theo lời nài ép của bạn và cảm xúc của mình. Thà mất lòng một chút còn hơn là phải trả giá cho sự nông nổi của mình. Việc từ chối “chung đụng” không đồng nghĩa với không yêu thương mà còn là yếu tố quan trọng bảo vệ tình yêu. Thứ ba là nếu đã “lỡ”, khi đó người nữ cần uống thuốc viên ngừa thai sau giao hợp càng sớm càng tốt trong vòng 72 giờ, uống 2 viên, viên sau cách viên đầu 12 giờ. Nên nhớ đây là thuốc chỉ dùng trong trường hợp “khẩn cấp” và không được lạm dụng như một loại thuốc ngừa thai vì có thể gây rong kinh, rong huyết. Còn nếu “việc lỡ ấy” đã qua 72 giờ thì người nữ phải hết sức chú tâm theo dõi kinh nguyệt để phát hiện sớm những dấu hiệu có thai như mất kinh, căng tức đầu vú v.v... và sớm có biện pháp giải quyết phù hợp. GV: Kiềm chế tình dục ở tuổi vị thành niên như thế nào? - Tham gia các hoạt động cộng đồng: Sự tham gia các hoạt động sẽ hỗ trợ cho hành vi kiềm chế vì giúp phát triển cảm giác về giá trị của bản thân (đã hoàn thành được việc gì đó cho người khác, từ đó tăng lòng tự tin) và cảm giác được cộng đồng chấp nhận - Xác định những mục tiêu của cuộc đời: Khi đã biết đặt ra cho mình những mục tiêu trong đời sống,các bạn trẻ sẽ hiểu rằng thai nghén không mong muốn, mắc bệnh lây lan qua đường tình dục hay kết hôn sớm sẽ ảnh hưởng như thế nào đến việc thực hiện những mục tiêu đó. - Xây dựng một gia đình yêu thương và hoà thuận: Kết bạn trong tuổi vị thành niên dù quan trọng nhưng không thể thay thế được vai trò giáo dục của gia đình. Gia đình với vai trò tích cực của cha mẹ và các thành viên khác tạo ra không khí đầm ấm, tin cậy, củng cố các giá trị và niềm tin. - Rèn luyện tính cách cương nghị và các kỹ năng quyết đoán: Lứa tuổi vị thành niên rất cần có tính cách cương nghị, bảo vệ và biểu lộ niềm tin của mình, không cả nể trước những sự nài ép, rủ rê mà mình không muốn, dám thẳng thắn khước từ. Cần có mối quan hệ tốt với những người lớn đáng tin cậy. - Kết bạn với những người cùng chí hướng: Nhất là với những người cũng lựa chọn hành vi kiềm chế như mình vì tuổi vị thành niên vốn có nhiều xúc cảm tình dục, những người bạn ấy sẽ hỗ trợ cho quyết định lựa chọn của mình. - Tránh những hoàn cảnh cám dỗ: Có rất nhiều cơ hội cám dỗ trong đời sống như tiếp bạn khác giới trong phòng riêng, nhảy trong các cuộc vui, thử xem phim kích dục vì tò mò... Cần giúp bạn trẻ vị thành niên nhận biết trước những hoàn cảnh đó để tránh tham gia. - Không uống rượu và thử dùng các loại ma túy: vì những loại này làm suy giảm chức năng suy xét lý trí của não, làm cho các bạn khó giữ vững được ý chí của mình sau khi đã sử dụng chúng. - Lựa chọn những phương tiện giải trí có tính giáo dục: Có nhiều loại sách báo, phim ảnh... đã tô hồng, lãng mạn hóa tình yêu, không mô tả trung thực hậu quả của những lối sống buông thả. + Hậu quả của việc mang thai ở vị thành niên: - Ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ vì ở tuổi VTN, cơ thể chưa phát triển đầy đủ cả về sinh – tâm lý, nguy cơ tử vong mẹ và con vẫn còn cao, con trí tuệ kém, dị tật - Về mặt kinh tế – xã hội: phải ngưng việc học hành, khó khăn về kinh tế, làm tăng nhanh dân số. + Hậu quả của việc nạo phá thai ở vị thành niên: - Bị các biến chứng sớm như: băng huyết, trường hợp nặng có thể dẫn đến shock có khi phải truyền máu, sót nhau. - Tổn thương cơ quan sinh sản: rách cổ tử cung, thủng cổ tử cung. Nhiễm trùng ở vùng chậu hay nhiễm trùng toàn thân dẫn đến nhiễm trùng huyết. - Ảnh hưởng về tâm lý, gây ra hội chứng stress với các biểu hiện sau: khó ngủ hay mất ngủ, ngủ thường gặp ác mộng. Khó tập trung trong công việc, dễ nóng giận hay giật mình. Giảm ham muốn tình dục về sau, nhất là luôn có mặc cảm tội lỗi. + Một số biện pháp phòng tránh quan hệ tình dục ở tuổi vị thành niên: - Tham gia các hoạt động cộng đồng - Xác định những mục tiêu của cuộc đời - Xây dựng một gia đình yêu thương và hoà thuận - Rèn luyện tính cách cương nghị và các kỹ năng quyết đoán - Kết bạn với những người cùng chí hướng Tránh những hoàn cảnh cám dỗ - Không uống rượu và thử dùng các loại ma túy. - Lựa chọn những phương tiện giải trí có tính giáo dục. IV – KẾT QUẢ: Sau khi thực hiện việc lồng ghép kiến thức giáo dục giới tính vào các tiết dạy, tôi tiến hành khảo sát lại kiến thức ở 4 lớp 11 (A1,2,6,7), với 10 câu hỏi cũ, thu được kết quả như sau: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đúng 81,4 83,7 87 61,9 79 85,2 84,7 98,5 91,4 88,5 Sai 18,6 16,3 13 38,1 21 14,8 15,3 1,5 8,6 11.5 Như vậy nhận thức của các em về giới và an toàn tình dục tương đối tốt, các em có khả năng tự bảo vệ bản thân, kĩ năng sống được nâng lên. V – BÀI HỌC KINH NGHIỆM - KIẾN NGHỊ: 1. Bài học kinh nghiệm: - Những nội dung tạm thời phân chia như trên chỉ mang tính chất tương đối, một giáo viên có đầu tư kỹ lưỡng về nội dung lồng ghép thì chắn chắn có thể thực hiện tốt mục tiêu của mình trong giáo dục chuyên môn cũng như giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. - Tuy nhiên, không nên quá tham lam để đưa quá nhiều nội dung cần giáo dục giới tính trong một tiết học, chỉ nên làm sao việc giáo dục diễn ra một cách nhẹ nhàng và đều đặn qua các tiết học, đây là điều cốt lõi dẫn đến thành công, luôn ứng dụng chiến thuật “mưa dầm thấm lâu”. 2 - Kiến nghị : Các chương trình giáo dục giới tính cần sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Cha mẹ, thầy cô, y bác sĩ, đoàn thể thanh niên, thông tin đại chúng là những đối tượng sẽ phối hợp một cách tích cực trong các chương giáo dục giới tính cho trẻ. Vì hầu hết người lớn chưa có được những kỹ năng để tham vấn chính xác và có hiệu quả, cần có những chương trình huấn luyện cho các đối tượng trên về các vấn đề liên quan đến tình dục ở trẻ vị thành niên, biết cách giao tiếp một cách cởi mở, chân thành, tôn trọng và có hiệu quả với trẻ. Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên là một công việc phức tạp và tế nhị, vì vậy đây không phải chỉ là nhiệm vụ của ngành y tế mà đòi hỏi cả xã hội, các tổ chức chính quyền, đoàn thể, nhà trường và gia đình cùng phối hợp thực hiện. VI - KẾT LUẬN: Một số quan điểm lo ngại rằng nếu cung cấp cho trẻ vị thành niên những thông tin và giúp chúng phòng ngừa có thai và các bệnh lây truyền qua đường tình dục sẽ vô tình thúc đẩy trẻ có hoạt động tình dục sớm và bừa bãi. Tuy nhiên, thực tế giáo dục giới tính ở nhiều nước cho thấy hoàn toàn ngược lại. Tổ chức y tế thế giới đã khảo sát 19 chương trình giáo dục giới tính trường học ở nhiều nước, tất cả đều cho thấy trẻ vị thành niên có hoạt động tình dục trễ hơn, giảm hoạt động tình dục, biết cách sử dụng các biện pháp ngừa thai một cách hiệu quả, và hoàn toàn không thúc đẩy trẻ có hoạt động tình dục sớm và nhiều hơn. Nên thực hiện giáo dục giới tính trước khi trẻ bước vào tuổi hoạt động tình dục. Các bước tích cực này sẽ giúp khuyến khích trẻ không hoạt động tình dục sớm và biết cách sinh hoạt tình dục một cách an toàn, giảm thiểu thai ngoài ý muốn ở các em. Để thật sự giúp đỡ thiếu niên ngăn ngừa có thai ngoài ý muốn, cần phải tạo điều kiện cho trẻ hiểu biết về tình dục, về nguy cơ có thai, cách thức ngăn ngừa có thai ngoài ý muốn, và biết những nơi có thể tham vấn về tình dục trước khi chúng bắt đầu sinh hoạt tình dục. Giáo dục giới tính giúp trẻ vị thành niên có một quan điểm tích cực về tình dục, đồng thời cung cấp các thông tin và kỹ năng để trẻ vị thành niên có được thái độ và hành vi đúng, hiểu biết và có trách nhiệm về những quyết định của mình. Việc chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên sẽ hướng các em đến những suy nghĩ, đánh giá, lựa chọn đúng đắn trong tình bạn, tình yêu để tiến đến hôn nhân khi cơ thể đã hoàn toàn trưởng thành, có đủ điều kiện về sức khỏe, vật chất, được chuẩn bị về tinh thần cho việc sinh con và nuôi con trong điều kiện tốt nhất. Chính điều này sẽ là nền tảng để xây dựng nên những gia đình hạnh phúc, đóng góp vào sự ổn định và phồn vinh của xã hội. Trong quá trình thực hiện đề tài chắc chắn còn rất nhiều thiếu sót vậy rất mong sự quan tâm đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp để đề tài hoàn thiện hơn. VII – TÀI LIỆU THAM KHẢO : - Tài liệu bồi dưỡng giáo viên môn sinh học( Bộ giáo dục – Vũ Đức Lưu chủ biên). - Tài liệu những điều giáo viên cần biết để giáo dục kỹ năng sống và sức khỏe sinh sản vị thành niên – Tổng cục dân số năm 2009. - Sách giáo khoa sinh học 11 nâng cao. - Sách giáo viên sinh học 11 nâng cao. - Các thông tin trên mạng CNTT Biên Hòa tháng 5 – Năm 2011 NGƯỜI THỰC HIỆN Dương Thị Oanh SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Đơn vị:Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -------------------------- PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học:2010 - 2011 Tên sáng kiến kinh nghiệm: MỘT SỐ KINH NGHIỆM LỒNG GHÉP KIẾN THỨC GIÁO DỤC GIỚI TÍNH TRONG GIẢNG DẠY MÔN SINH HỌC LỚP 11 Họ và tên tác giả: Dương Thị Oanh Đơn vị(Tổ): Sinh Lĩnh vực: Quản lí giáo dục Phương pháp dạy học bộ môn: Phương pháp giáo dục Lĩnh vực khác: 1 – Tính mới: - Có giải pháp hoàn toàn mới: - Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có 2 - Hiệu quả: - Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn nghành có hiệu quả cao - Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng trong toàn nghành có hiệu quả cao - Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong đơn vị có hiệu quả cao - Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng trong đơn vị có hiệu quả 3 - Khả năng áp dụng: - Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách Tốt Khá Đạt - Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc sống Tốt Khá Đạt - Đã được áp dụng tronh thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng Tốt Khá Đạt XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Kí tên và ghi rõ họ tên) (Kí tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_long_ghep_kien_thuc.doc