Sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp giúp học sinh học tốt phân môn Thủ công Lớp 2
4. Sơ lược những điểm mới cơ bản nhất trong kết quả nghiên cứu.
- Đưa ra kinh nghiệm giúp học sinh lớp 2 hứng thú học phân môn thủ công.
- Rèn luyện cho học sinh kỹ năng thực hành, phát triển tư duy, khả năng sáng tạo và hình thành thái độ đúng đắn đối với lao động.
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp giúp học sinh học tốt phân môn Thủ công Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp giúp học sinh học tốt phân môn Thủ công Lớp 2
I. PHẦN MỞ ĐẦU: 1. Lý do chọn đề tài: - Thủ công là một môn học hấp dẫn. Qua môn học này học sinh có được kỹ năng cẩn thận, biết giữ an toàn trong khi lao động, giữ gìn vệ sinh, ngăn nắp, gọn gàng, biết yêu quý thành quả lao động. - Là một giáo viên tiểu học, tôi phải dạy hầu hết các môn học. Trong đó, môn Thủ Công là một môn học rất khó đối với các em học sinh. Vì các em chưa có tính kiên trì, tự tin, hứng thú khi học môn học này. - Bản thân tôi đã có nhiều năm làm công tác chủ nhiệm và giảng dạy nên khi thấy học trò chưa có hứng thú và chưa yêu thích môn học này, tôi cảm thấy rất băn khoăn. Mặc dù mỗi bài giảng tôi đều phối hợp một số phương pháp khác nhau. Đồ dùng dạy học tôi chuẩn bị kỹ lưỡng và có cả tranh quy trình, bài mẫuSong tôi cảm thấy tiết học vẫn trở nên nặng nề với các em. - Vì thế tôi luôn trăn trở, tìm tòi, học hỏi các phương pháp giảng dạy của các anh chị đồng nghiệp với mục tiêu tìm cho ra các phương pháp dạy Thủ công và dạy như thế nào để tiết học ngày càng trở nên hứng thú đối với học sinh. Giúp các em lĩnh hội được kiến thức nhất định về môn học này. Từ đó hình thành cho học sinh kỹ năng thực hành sản phẩm sao cho có thẩm mĩ và ngày càng yêu thích môn học. - Phải làm như thế nào để cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản của môn học. Hình thành thói quen lao động, làm việc có kế hoạch, ngăn nắp, trật tự, vệ sinh, an toàn lao động. Biết yêu thích lao động và quý trọng sản phẩm lao động. -Tôi luôn mong muốn những giờ học, nhất là giờ học Thủ công luôn được nhẹ nhàng và thoải mái đối với học sinh. Nên tôi đã áp dụng một số biện pháp sau.Tôi xin được trình bày với tên đề tài: Một số giải pháp giúp học sinh học tốt phân môn Thủ công - lớp 2 2. Phạm vi và đối tượng của đề tài - Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chủ yếu nghiên một số giải pháp giúp học sinh học tốt phân môn thủ công lớp 2 - Đối tượng nghiên cứu: Học sinh khối lớp 2, trường Tiểu học Thạnh Đông A1, xã Thạnh Đông A, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang. 3. Mục đích của đề tài. - Khi dạy môn Thủ công lớp 2, Giáo viên cần phải đảm bảo thực hiện tốt cả ba mặt về giáo dục như: (kiến thức) Cung cấp kiến thức về môn học, (kỹ năng) rèn luyện kĩ năng thực hành, (thái độ) giáo dục tính thẩm mĩ và yêu quý sản phẩm lao động. - Ở mỗi bài học Giáo viên cần xác định và nắm vững mục tiêu, nội dung chương trình để dạy cho học sinh chuẩn về kiến thức, thành thạo về kỹ năng thực hành. - Đặc biệt chú trọng việc rèn luyện kỹ năng thực hành, phát triển tư duy, khả năng sáng tạo và hình thành thái độ đúng đắn đối với lao động cho học sinh. - Xác định được mức độ cần đạt về kiến thức, về kỹ năng, về thái độ của từng chủ đề, từng bài một cách cụ thể. - Giáo viên cần lựa chọn các bài mẫu, dụng cụ học tập, vật liệu và cách tiến hành bài giảng phù hợp với trình độ hiểu biết của học sinh lớp mình. - Giáo viên cần chuẩn bị các bài mẫu trực quan có kích thước đủ lớn, màu sắc hài hòa, đúng yêu cầu kỹ thuật nhằm lôi cuốn học sinh vào với bài học. - Giáo viên cần phân bố thời gian hợp lý để học sinh lĩnh hội, khắc sâu kiến thức, thông qua việc quan sát, nhận xét bài mẫu, và các bước quy trình kỹ thuật của từng bài học. - Trong lúc tổ chức cho học sinh thực hành giáo viên cần chú trọng rèn luyện cho học sinh thói quen làm việc theo quy trình, làm việc có kế hoạch và làm việc có sáng tạo. - Giáo dục cho học sinh có thói quen làm việc ngăn nắp, trật tự có ý thức tiết kiệm vật liệu, tiết kiệm thời gian, giữ gìn vệ sinh, an toàn lao động. - Biết quý trọng thành quả lao động của bản thân. Tôn trọng kết quả lao động của mọi người. 4. Sơ lược những điểm mới cơ bản nhất trong kết quả nghiên cứu. - Đưa ra kinh nghiệm giúp học sinh lớp 2 hứng thú học phân môn thủ công. - Rèn luyện cho học sinh kỹ năng thực hành, phát triển tư duy, khả năng sáng tạo và hình thành thái độ đúng đắn đối với lao động. 5. Khẳng định tính sáng tạo về khoa học và thực tiễn của vấn đề. - Bản thân tôi khẳng định những phương pháp được đề xuất được chính bản thân tôi nghiên cứu và lần đầu tiên được áp dụng tại trường Tiểu học Thạnh Đông A1, xã Thạnh Đông, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang. Trong đó tôi đã đề xuất các kinh nghiệm hoạt động theo một hệ thống logic và có tính nguyên tắc cao đảm bảo thực hiện có hiệu quả. II. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI: 1. Thuận lợi: - Trường, lớp sạch sẽ, thoáng mát, có nhiều cây xanh xung quanh. - Thư viện của trường có đầy đủ các loại sách giáo khoa ,sách tham khảo và các thiết bị dạy và học khác cho tất cả các môn học nói chung và môn Thủ công nói riêng. - Các em học sinh đều là con em của người địa phương, nhà học sinh ở gần, các em ngoan ham học hỏi, - Ban Giám Hiệu nhà trường thường xuyên tạo điều kiện cho chúng tôi dự giờ thăm lớp, rút kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau về các phương pháp dạy học đổi mới hiện nay. 2. Khó khăn: - Cha mẹ của học sinh phần đông là buôn bán và nông dân. Việc làm của họ đã chiếm hết thời gian trong ngày. Do đó, họ ít có thời gian để kiểm tra việc học tập của con em mình ở nhà. - Nhiều bậc phụ huynh chỉ chú trọng dạy và đầu tư, kiểm tra con em họ qua các môn học như Toán, Tiếng Việt. Họ cho là môn học chính, còn các môn học khác họ không cần quan tâm, kiểm tra hay đầu tư cho các em về đồ dùng học tập, kiểm tra chất lượng học tập của các em. - Nhiều em học sinh phải phụ giúp gia đình như làm việc nhà: Nấu cơm, trông em, giặt quần áoMột số em khác lại còn phải trực tiếp ra chợ để phụ giúp cha mẹ. Các em không có nhiều thời gian cho việc học tập, thực hành, làm bài tập vào các giờ ở nhà. - Có vài em học sinh còn chịu hoàn cảnh hết sức thương tâm như mồ côi cha mẹ, mồ côi mẹ, mồ côi chaCó em lại phải ở cùng với ông bà vì bố mẹ sống không hòa thuận nên đã chia tay.Hoàn cảnh gia đình ảnh hưởng rất nhiều đến việc học tập của các em. - Khi tôi được phân công dạy môn thủ công, tôi cảm thấy rất khó khăn về nhiều mặt, song bản thân tôi luôn tìm mọi cách để khắc phục khó khăn và hy vọng sẽ giúp các em có được một số kiến thức, kỹ năng cơ bản của các môn học nói chung và môn Thủ công nói riêng. Và tôi đã thực hiện như sau: 3. Biện pháp: 3.1. Thực trạng: Trong quá trình giảng dạy của mình cũng như đi dự giờ của đồng nghiệp, tôi nhận thấy hầu hết GV đã vận dụng PPDH mới vào dạy học Thủ công nhưng chưa linh hoạt về nội dung, phương pháp và các hình thức tổ chức dạy học đạt kết quả chưa cao. Việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập của HS còn hạn chế. Các em thực hành chưa theo đúng quy trình công nghệ, chưa có kế hoạch nên vẫn còn một số sản phẩm chưa hoàn thành ngay tại lớp và chưa đẹp. Một số GV nghĩ rằng thủ công là môn phụ nên chuẩn bị đồ dùng dạy học chưa chu đáo, chưa có tranh quy trình phóng to, bài mẫu chưa đẹp, nguyên vật liệu để hướng dẫn mẫu chưa đảm bảo yêu cầu làm HS khó quan sát. Hình thức tổ chức các hoạt động trong giờ học chưa phong phú. Trước tình hình đó tôi rất băn khoăn, trăn trở và tự đặt cho mình các câu hỏi: Làm thế nào để HS tích cực chủ động, sáng tạo trong giờ học? Để các em yêu thích môn học hơn? Làm thế nào để tất cả học sinh hoàn thành sản phẩm theo quy trình ngay tại lớp, nắm chắc qui trình kĩ thuật và tạo ra sản phẩm đẹp? Làm thế nào để cho những gì HS nắm được và sản phẩm tạo ra tác động vào chính cuộc sống của các em? ...Từ những suy nghĩ trên tôi đặt ra cho mình một chương trình hành động và đã tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng môn học thủ công ở lớp mình như sau: 3.2. Giải pháp: - Định hướng cơ bản của dạy Thủ công lớp 2 là phải bảo đảm thực hiện tốt cả ba mặt giáo dục: Hình thành kiến thức, rèn luyện kỹ năng, giáo dục thái độ. Trong đó cần đặc biệt chú trọng rèn luyện kỹ năng thực hành, phát triển tư duy, khả năng sáng tạo và hình thành thái độ đúng đắn đối với lao động cho học sinh. Giáo viên cần xác định rõ mục tiêu, nội dung chương trình . - Đặc trưng của dạy Thủ công là hoạt động thực hành .Tùy vào nội dung của từng bài, giáo viên cần dành khoảng 1/2 đến 2/3 thời gian của bài học để thực hành nhằm giúp học sinh củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng và hình thành thói quen lao động . - Yêu cầu cơ bản của việc dạy Thủ công theo chương trình Tiểu học mới được hình thành, phát triển kỹ năng thực hành ở mức đơn giản, tính sáng tạo, tích cực, chủ động trong học tập của học sinh. Xuất phát từ mục tiêu, đặc điểm đặc trưng và nội dung của môn học Khi dạy Thủ công giáo viên nên áp dụng các phương pháp dạy học theo hướng tích cực như phương pháp vấn đáp, phương pháp làm mẫu, phương pháp trực quan, phương pháp quan sát, phương pháp thực hành Trong đó, đặc biệt coi trọng phương pháp luyện tập thực hành để rèn luyện kỹ năng cho học sinh. - Việc sử dụng và kết hợp các phương pháp dạy học phải tùy thuộc vào từng loại bài và nội dung của từng hoạt động dạy học chủ yếu ở mỗi bài học. Giáo viên nên chủ động, linh hoạt trong khi lựa chọn phương pháp giảng dạy để phù hợp với từng đối tượng học sinh của lớp. - Muốn tiết học thực sự sôi động thì người giáo viên cần chuẩn bị thật chu đáo về bài mẫu để tổ chức cho học sinh quan sát. Bài mẫu, vật mẫu dùng để cho học sinh quan sát cần rõ ràng (không to quá hay nhỏ quá), màu sắc hài hòa, thực tế. - Để phát huy tính tích cực của học sinh, giáo viên nên sử dụng phương pháp làm mẫu trong khi dạy bài mới: + Khi giáo viên làm mẫu nên thực hiện với tốc độ chậm vừa phải từng thao tác mẫu, theo quy trình kỹ thuật. Nên kết hợp khéo léo giữa hướng dẫn thao tác mẫu với sử dụng tranh quy trình. + Tập trung hướng dẫn những thao tác khó, thao tác mới trong bài học. + Làm mẫu lần thứ hai với tốc độ bình thường để học sinh ghi nhớ từng bước. + Trong trường hợp học sinh chưa hiểu hoặc chưa nắm rõ các thao tác giáo viên cần hướng dẫn lại giúp học sinh hiểu rõ và làm bài được. + Khi tất cả các học sinh đã nắm vững các thao tác kỹ thuật thì giáo viên mới tiến hành tổ chức cho học sinh thực hành. + Có thể tổ chức cho học sinh thực hành dưới nhiều hình thức như: Thực hành cá nhân, thực hành theo cặp, thực hành theo nhóm, tổ.. + Trong lúc học sinh thực hành,giáo viên nên đến từng bàn, từng nhóm ngay từ khi học sinh bắt đầu thực hành để vừa kiểm tra, vừa giám sát tốc độ thực hành của học sinh. + Giáo viên nên thường xuyên cổ vũ, khen ngợi hoặc động viên học sinh trong quá trình học sinh thực hành. + Sau đó tổ chức cho học sinh trưng bày sản phẩm thực hành nhằm tạo không khí thi đua học tập, tăng sự yêu thích của học sinh đối với môn học. - Trước khi thực hành, bằng phương pháp trực quan kết hợp đàm thoại, giáo viên cần làm cho học sinh hiểu rõ mục đích công việc, cách thực hiện các thao tác trong quy trình kĩ thuật. Tạo điều kiện cho học sinh quan sát, tìm tòi, sáng tạo khi thực hành trang trí và trưng bày sản phẩm. Tập trung hướng dẫn kĩ những thao tác khó để học sinh hiểu cách làm và làm được sản phẩm ngay tại lớp. - Để tạo không khí thoải mái thích thú trong giờ học,giáo viên nên tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm. Thông qua hoạt động nhóm, học sinh có cơ hội bày tỏ được khả năng sáng tạo của mình, cùng nhau thực hiện để hoàn thành sản phẩm chung của nhóm. Qua đó, giúp các em biết đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. - Giáo viên cần có một kế hoạch rõ ràng (trưng bày theo nhóm, tổ, hoặc cá nhân) để học sinh tiến hành trưng bày sản phẩm sau khi đã hoàn thành. - Giữa tiết học giáo viên nên tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi để thi đua học tập tạo ra không khí học mà chơi, chơi mà học, khơi dậy khả năng sáng tạo của học sinh, gây hứng thú cho các em đối với môn học. - Giáo viên nên tôn trọng ý tưởng sáng tạo của học sinh trong khi thực hành hay trong lúc trưng bày sản phẩm. Không tạo sự gò bó, khuân mẫu hoặc hối thúc học sinh trong lúc các em thực hành. Giáo viên cần gợi ý cho học trang trí sản phẩm theo sự sáng tạo, nhưng cần có tính thẩm mĩ . - Đối với những học sinh có kết quả thực hành tốt, thể hiện được tính tích cực, sáng tạo trong giờ học. Giáo viên cần biểu dương, khen ngợi kịp thời nhằm động viên, khuyến khích học sinh học tập. Với những học sinh chưa hoàn thành thì giáo viên cần quan tâm, giúp đỡ, động viên để các em tiếp tục thích thú với bài học mà hoàn thành sản phẩm . - Giáo dục học sinh yêu thích lao động, có thói quen lao động theo quy trình, làm việc có kế hoạch, ngăn nắp, trật tự, tiết kiệm vật liệu, biết giữ vệ sinh, an toàn lao động và quý trọng sản phẩm của bản thân cũng như của mọi người. 3.3. Kết quả: - Việc tôi áp dụng nhiều phương pháp mới vào giảng dạy, tôi thấy học sinh đạt được nhiều kết quả rất khả quan, nhất là đối với môn học Thủ công. Các em đã nắm vững được các bước thực hiện theo quy trình kĩ thuật. Mỗi khi có tiết Thủ công tôi nhận thấy các em học sinh lớp tôi có sự chuẩn bị dụng cụ rất đầy đủ, phong phú. Các em đã hiểu được sự quan trọng và cần thiết trong lao động, thông qua những giờ học Thủ công, các em biết giữ gìn dụng cụ học tập, tiết kiệm vật liệu mỗi khi thực hành. - Trong giờ học, tôi nhận thấy tiết học sôi nổi hẳn lên vì em nào cũng có dụng cụ để thực hành, làm bài.Các em còn giúp đỡ lẫn nhau trong giờ học . - Qua môn học các em còn biết trang trí cho góc học tập của mình. Giữ gìn đồ dùng học tập rất ngăn nắp, gọn gàng, đẹp mắt. - Các em đã thấy thích thú với môn học hơn, vì vậy giờ học Thủ công không còn nặng nề, mệt mỏi đối với các em nữa. Tôi cảm thấy rất vui khi vận dụng phương pháp mới vào giảng dạy. Bây giờ, khi dạy môn Thủ công tôi không còn băn khoăn, lo lắng nữa. Vì các em học sinh lớp tôi đã có thói quen làm việc theo sự hướng dẫn, gợi ý của tôi. Từ đầu năm đến nay, tôi thực hiện giảng dạy theo phương pháp mới, linh hoạt trong khi sử phương pháp và đồ dùng dạy học, kết quả môn Thủ công lớp 2 đạt 100%, đặc biệt các em rất hứng thú khi học môn thủ công. III. KẾT LUẬN: 1. Bài học kinh nghiệm: - Để có được những bài giảng hay, nội dung bài học trọng tâm cơ bản nhưng không kém phần phong phú, hấp dẫn, lôi cuốn học sinh vào với bài học, thì người giáo viên luôn luôn cần phải học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, tích lũy kinh nghiệm, trao đổi phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh của lớp. - Giáo viên cần có thái độ mẫu mực, tận tụy, đối xử công bằng giúp đỡ học sinh. - Trong giờ học, người giáo viên là người hướng dẫn, tổ chức, theo dõi cho học sinh, còn học sinh đóng vai trò chủ đạo. Môn học nào cũng đòi hỏi giáo viên phải có sáng tạo, tận tình với học sinh, giúp học sinh hiểu và tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng. Đồ dùng dạy học ở thư viện còn hạn chế, vì vậy giáo viên cần chủ động trong việc làm đồ dùng dạy học, nhằm tạo hứng thú cho học sinh. - Cần có sự phối hợp giữa các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học khác nhau trong mỗi tiết học một cách sáng tạo, linh hoạt theo hướng: Giảm sự can thiệp của giáo viên và tăng cường sự tham gia của học sinh vào các hoạt động phát hiện, tìm tòi kiến thức. Khêu gợi được sự tò mò khoa học, thói quen đặt câu hỏi, tìm câu giải thích trong các hoạt động ở lớp. 2. Ý nghĩa và phạm vi ứng dụng của đề tài. - Tôi nhận thấy khi áp dụng phương pháp mới vào giảng dạy, giúp học sinh chủ động rất nhiều trong giờ học. Nhất là đối với những giờ thực hành. Qua thực hành, học sinh còn thể hiện được tính tích cực, chủ động sáng tạo, tìm tòi kiến thức để áp dụng vào thực hành sản phẩm, trang trí sản phẩm sao cho đẹp mắt. -Thủ công là một môn học mang đậm chất nghệ thuật. Vì vậy, khi hình thành kiến thức cho học sinh đã khó, hướng dẫn học sinh biết vận dụng kiến thức để trang trí sản phẩm, trưng bày sản phẩm sao cho có thẩm mĩ lại càng khó hơn. Nên khi giảng dạy đòi hỏi người giáo viên cần đầu tư vào bài giảng, chuẩn bị bài mẫu sinh động, lời giảng rõ ràng, xúc tích, dễ hiểu. - Trên đây là một số phương pháp, biện pháp tôi đã sử dụng để dạy môn Thủ công lớp 2. Tôi tin chắc rằng đây là đề tài hay có thể áp dụng cho toàn học sinh khối lớp 2 trong trường tiểu học. Thạnh Đông A, ngày 15 tháng 10 năm 2016 Người viết Nguyễn Thị Thùy Liên DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách thực hành thủ công lớp 2. 2. Sách giáo viên. 3. Thư viện trực tuyến: 4. Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm của chủ biên Lê Văn Hồng MỤC LỤC
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_giup_hoc_sinh_hoc_tot.doc