Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp tổ chức hoạt động góc nhằm phát triển khả năng vui chơi của trẻ mẫu giáo lớn

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trường mầm non là cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ, hình thành cho trẻ

những kỹ năng đầu đời để trẻ vững bước trên những chặng đường phía trước. Ở

đây ngoài hoạt động học trẻ còn được khám phá thế giới xung quanh qua các

hoạt động: hoạt động ngoài trời, hoạt động vui chơi và đặc biệt là hoạt động góc.

Hoạt động vui chơi nói chung và hoạt động góc nói riêng là con đường tiếp xúc

độc đáo của trẻ mẫu giáo với cuộc sống người lớn, nhờ hoạt động này trẻ bước

vào giai đoạn đầu tiên của quá trình hình thành nhân cách. Thông qua hoạt động

góc trẻ sẽ được phát triển đầy đủ toàn diện về nhận thức, tình cảm, ý trí, cũng

như có một tính cách và năng lực xã hội. Chính trong khi trẻ chơi tại các góc trẻ

được làm quen với xã hội người lớn, học hỏi cách ứng xử và giao tiếp trong xã

hội người lớn, đồng thời cũng chính ở đây cái “tôi” của trẻ được hình thành, trẻ

phân biệt được mình với người khác. Mặt khác trong khi trẻ chơi trẻ bắt chước

hoạt động lao động của người lớn trẻ dần dần nắm được một số kỹ năng lao

động đơn giản và có tình cảm với nghề nghiệp của họ, từ đó giúp trẻ thêm kính

trọng người lao động.

pdf 19 trang phuongnguyen 8980
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp tổ chức hoạt động góc nhằm phát triển khả năng vui chơi của trẻ mẫu giáo lớn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp tổ chức hoạt động góc nhằm phát triển khả năng vui chơi của trẻ mẫu giáo lớn

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp tổ chức hoạt động góc nhằm phát triển khả năng vui chơi của trẻ mẫu giáo lớn
Một số biện pháp tổ chức hoạt động góc nhằm phát triển khả năng vui chơi của trẻ mẫu giáo lớn 
1/19 
MỤC LỤC 
Thứ tự. Tên mục Trang 
1 Phần I: Mục lục. 1 
2 Phần II: Đặt vấn đề. 2,3 
3 Phần III: Nội dung 4,5 
4 2. Những biện pháp thực hiện. 6 
5 
2.1 Biện pháp khảo sát thực trạng trình 
độ chơi của trẻ để tìm ra phương pháp tổ 
chức cho trẻ chơi một cách hợp lý. 
6,7 
6 2.2 Biện pháp bồi dưỡng chuyên môn. 7,8 
7 
2.3 Biện pháp tạo góc chơi hợp lý, khoa 
học. 
8->13 
8 
2.4. Xây dựng các góc mở cho trẻ hoạt 
động 
13,14 
9 2.5. Biện pháp bổ sung đồ dung, đồ chơi. 14 
10 2.6 Biện pháp rèn kĩ năng chơi cho trẻ. 14->16 
11 
2.7 Đưa công nghệ thông tin vào trong 
hoạt động góc. 
16 
12 
2.8 Biện pháp phối hợp cùng với gia 
đình trẻ. 
16,17 
13 Phần III. Kết luận và khuyến nghị 18 
14 Phần IV. Tài liệu tham khảo. 19 
Một số biện pháp tổ chức hoạt động góc nhằm phát triển khả năng vui chơi của trẻ mẫu giáo lớn 
2/19 
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 
 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 
 Trường mầm non là cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ, hình thành cho trẻ 
những kỹ năng đầu đời để trẻ vững bước trên những chặng đường phía trước. Ở 
đây ngoài hoạt động học trẻ còn được khám phá thế giới xung quanh qua các 
hoạt động: hoạt động ngoài trời, hoạt động vui chơi và đặc biệt là hoạt động góc. 
Hoạt động vui chơi nói chung và hoạt động góc nói riêng là con đường tiếp xúc 
độc đáo của trẻ mẫu giáo với cuộc sống người lớn, nhờ hoạt động này trẻ bước 
vào giai đoạn đầu tiên của quá trình hình thành nhân cách. Thông qua hoạt động 
góc trẻ sẽ được phát triển đầy đủ toàn diện về nhận thức, tình cảm, ý trí, cũng 
như có một tính cách và năng lực xã hội. Chính trong khi trẻ chơi tại các góc trẻ 
được làm quen với xã hội người lớn, học hỏi cách ứng xử và giao tiếp trong xã 
hội người lớn, đồng thời cũng chính ở đây cái “tôi” của trẻ được hình thành, trẻ 
phân biệt được mình với người khác. Mặt khác trong khi trẻ chơi trẻ bắt chước 
hoạt động lao động của người lớn trẻ dần dần nắm được một số kỹ năng lao 
động đơn giản và có tình cảm với nghề nghiệp của họ, từ đó giúp trẻ thêm kính 
trọng người lao động. 
 Trẻ lớn lên cùng bạn bè, có tinh thần trách nhiệm trước nhóm chơi, đôi khi 
biết hy sinh ý muốn cá nhân vì lợi ích chung của cả nhóm. Cũng ở nhóm chơi 
của mình trẻ biết nhận xét đánh giá bạn bè và người thân. Nếu không có hoạt 
động chơi tại các góc việc học làm người của trẻ sẽ rất khó khăn. Như vậy hoạt 
động góc cũng góp một phần quan trọng đối với cuộc sống của trẻ giúp trẻ hoà 
nhập với thế giới người lớn đồng thời giúp trẻ hình thành và phát triển các quá 
trình tâm lý, tính mục đích, tính kỷ luật và tính đồng đội. Đó chính là giai đoạn 
đầu tiên của quá trình hình thành nhân cách, chuẩn bị cho những bước phát triển 
sau này. 
 Nhưng trên thực tế giảng dạy tôi thấy việc thực hiện hoạt động vui chơi tại các 
góc vẫn có một số khiếm khuyết. Việc tổ chức góc chơi cho trẻ chưa sâu, trẻ còn 
bị ép buộc vào vai chơi hay phân nhóm chơi cố định, đồ chơi của trẻ còn thiếu 
và trẻ chưa có kĩ năng chơi tốt. Ở lớp tôi đang dạy có 48 trẻ tôi nhận thấy khả 
năng vui chơi của trẻ vẫn chưa tốt, trẻ còn nhút nhát chưa tự tin khi nhập vai 
chơi của mình. Đa số trẻ chưa có kĩ năng chơi ở các góc. Vậy làm thế nào để trẻ 
có khả năng chơi và hoà nhập được vào vai chơi của mình? 
 Hiểu được tầm quan trọng của hoạt động vui chơi đối với trẻ mẫu giáo đồng 
thời giải quyết thực trạng việc tổ chức hoạt động góc tại trường với mong muốn 
hoạt động góc được thực hiện một cách hoàn thiện hơn nên tôi đã chọn đề tài 
Một số biện pháp tổ chức hoạt động góc nhằm phát triển khả năng vui chơi của trẻ mẫu giáo lớn 
3/19 
“Một số biện pháp tổ chức hoạt động góc nhằm phát triển khả năng vui 
chơi của trẻ mẫu giáo lớn” 
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: 
Trên cơ sở nghiên cứu sự hứng thú của trẻ, trẻ được chủ động, được tự do 
phát huy tính tích cực của mình, tạo cơ hội để trẻ được vui chơi và trẻ được hình 
thành các kỹ năng cần thiết tạo tiền đề cho sự phát triển nhân cách của trẻ. Điều 
quan trọng là khi thiết kế và sử dụng các biện pháp, hình thức tổ chức hoạt động 
ở các góc giáo viên có thể quan tâm tới từng nhóm trẻ đặc biệt có thể quan tâm 
tới cá nhân trẻ nhằm tạo cơ hội cho trẻ phát triển toàn diện hơn. 
III. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM 
* Thời gian: 
Nghiên cứu thu thập tài liệu, tìm hiểu thực tế về khả năng tiếp thu và sự hứng 
thú của trẻ trong việc tham gia hoạt động góc trong thời gian năm học 2016-
2017. 
* Địa điểm: 
Trong khuôn khổ của đề tài, tôi tập trung thiết kế và sử dụng một số biện 
pháp, hình thức tổ chức hoạt động góc nhằm phát triển khả năng vui chơi của trẻ 
mẫu giáo lớn A1 trường mầm non Trung Văn. 
IV. MỘT SỐ BIỆN PHÁP 
1. Khảo sát thực trạng trình độ chơi của trẻ để tìm ra phương pháp tổ chức cho 
trẻ chơi một cách hợp lý. 
2. Bồi dưỡng chuyên môn. 
3. Tạo góc chơi hợp lý, khoa học. 
4. Xây dựng các góc mở cho trẻ hoạt động. 
5. Bổ sung đồ dùng, đồ chơi. 
6. Rèn kĩ năng cho trẻ. 
7. Đưa công nghệ thông tin vào trong hoạt động góc 
8. Biện pháp phối hợp với gia đình trẻ 
Một số biện pháp tổ chức hoạt động góc nhằm phát triển khả năng vui chơi của trẻ mẫu giáo lớn 
4/19 
PHẦN II. NỘI DUNG 
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 
 “Hoạt động vui chơi” là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo, hoạt động này vừa 
thỏa mãn nhu cầu chơi của trẻ và đồng thời đem lại sự phát triển toàn diện cho 
trẻ. Hoạt động vui chơi nói chung và hoạt động góc nói riêng đem lại cho trẻ sự 
sáng tạo, sự suy nghĩ, tìm tòi, khám phá giúp trẻ phát triển tư duy, bên cạnh đó 
là sự hòa nhập của xã hội hiện đại, đặc biệt là của công nghệ thông tin đó là cách 
truyền tải sự nhanh nhậy sắc bén nhất đối với trẻ. 
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN 
 Hiện nay, khi thực hiện chương trình giáo dục mới, điều khó khăn nhất đối 
với chúng ta là “Làm thế nào để hoạt động thật đơn giản phù hợp với trẻ và đặc 
điểm tình hình của lớp nhưng lại đạt được hiệu quả cao”. Một trong những yếu 
tố để làm được điều đó là khả năng xây dựng ý tưởng kết hợp với thiết kế và sử 
dụng ý tưởng tại các góc chơi một cách hiệu quả. 
 Làm thế nào để tổ chức tốt hoạt động góc? Theo tôi, người giáo viên cần phải 
có kiến thức, hiểu biết để thường xuyên đổi mới, sáng tạo hoạt động tại các góc 
sao cho phù hợp với nội dung của đề tài, hỗ trợ tốt cho hoạt động của người giáo 
viên mà lại không tốn nhiều thời gian, công sức và đồ dùng. Quan trọng đòi hỏi 
người giáo viên phải có ý tưởng, mà ý tưởng đó xuất phát chính từ trong quá 
trình chăm sóc giáo dục, hiểu được những nhu cầu và sở thích của trẻ để suy 
nghĩ tìm tòi giúp đáp ứng những mong muốn của trẻ. Trong tôi, lúc nào cũng 
nhất quán với suy nghĩ “Nếu biết cách tìm tòi những vấn đề xuất phát từ chính 
sự quan tâm, hứng thú của trẻ thì việc tổ chức hoạt động cho trẻ sẽ đạt hiệu quả 
cao hơn” 
 Yêu cầu đối với việc tổ chức hoạt động tại các góc cho trẻ là những hoạt động 
phải hấp dẫn đối với trẻ, phải có tính thực tế, phù hợp với chủ đề, lôi cuốn trẻ và 
phải được tất cả trẻ hào hứng tham gia. Chúng ta có thể linh hoạt trong việc tổ 
chức (Có thể tổ chức tất các góc hoặc tổ chức một vài góc) sao cho phù hợp với 
chủ đề, với trẻ. 
 Sau đây là một số kinh nghiệm mà tôi đã đúc kết được trong quá trình thực 
hiện: 
 - Hoạt động chơi tại các góc có thể giúp trẻ tiếp thu tổng quát kiến thức, lĩnh hội 
tri thức một cách dễ dàng. Khi tham gia chơi, trẻ được mở rộng thêm những hiểu 
biết về thế giới xung quanh, tiếp nhận thêm những kiến thức gần gũi mà không 
phải qua những tiết học cung cấp kiến thức nặng nề. 
Một số biện pháp tổ chức hoạt động góc nhằm phát triển khả năng vui chơi của trẻ mẫu giáo lớn 
5/19 
 - Hoạt động góc còn giáo dục được trẻ các mối quan hệ trong khi chơi như biết 
phối hợp nhau trong trò chơi, biết nhường nhịn lẫn nhau,, xây dựng những 
tình cảm xã hội, trẻ được giao lưu với nhau một cách tự nhiên và thoải mái. 
III. THỰC TRẠNG 
1. Đặc điểm tình hình: 
1.1 Đặc điểm chung: 
- Trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2; nhiều năm liền đạt các danh hiệu thi đua 
của quận, đạt nhiều thành tích trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. 
- Cơ sở vật chất của nhà trường rộng, thoáng mát, nhiều cây xanh và đồ chơi . 
Khung cảnh sư phạm xanh, sạch, đẹp phù hợp với trẻ. 
- Diện tích lớp rộng, lớp được trang bị đầy đủ giá góc, đồ dùng học tập và đồ 
chơi tại các góc. 
- Giáo viên có trình độ chuyên môn vững, đạt chuẩn và trên chuẩn, có nhiều 
năm kinh nghiệm dạy trẻ 5-6 tuổi. 
- Giáo viên luôn yêu nghề mến trẻ, chịu khó tự học hỏi nhằm nâng cao chuyên 
môn nghiệp vụ. Tích cực học hỏi và trao đổi cùng đồng nghiệp về chuyên môn. 
1.2 Thuận lợi: 
- Thường xuyên tự nghiên cứu, sưu tầm các loại sách báo nên ít nhiều tích lũy 
được nhiều kinh nghiệm trong khi tổ chức hoạt động góc. 
- Lớp học được trang bị nhiều đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị dạy học hiện đại. 
- Trẻ đi học đều nên có nề nếp thói quen tốt. 
- Đa số phụ huynh nhiệt tình tham gia ủng hộ các hoạt động. 
1.3 Khó khăn: 
- Kĩ năng chơi của trẻ còn yếu, trẻ chưa biết cách thể hiện hành động vai chơi, 
khả năng phối hợp trong từng vai chơi của trẻ còn hạn chế. 
- Đồ chơi sáng tạo chưa đáp ứng nhu cầu chơi của trẻ. 
- 50% phụ huynh làm nông nghiệp nên trình độ nhận thức còn hạn chế, vẫn coi 
nhẹ việc vui chơi của con em mình. 
- Một số trẻ còn chưa qua trường lớp mẫu giáo nên nề nếp chưa đồng đều, trẻ 
còn nhút nhát, chưa chủ động tham gia các hoạt động. 
* Nguyên nhân của thực trạng. 
- Khả năng hứng thú và tính tích cực của trẻ chưa được phát huy và kết quả trẻ 
nắm kiến thức còn thấp tôi thấy do một số nguyên nhân sau: 
- Chưa có nhiều đồ dùng đẹp và mới lạ. 
- Nội dung chơi tại các góc còn nghèo nàn, chưa mới lạ, hấp dẫn, phù hợp với 
trẻ để kích thích, phát huy tính tích cực của trẻ. 
Một số biện pháp tổ chức hoạt động góc nhằm phát triển khả năng vui chơi của trẻ mẫu giáo lớn 
6/19 
 Thiết nghĩ: hoạt động chơi nói chung và hoạt động góc nói riêng chính là món 
ăn tinh thần khích lệ trẻ lôi cuốn trẻ và là động lực chính thúc đẩy sự hứng thú ở 
trẻ nhằm thu hút sự chú ý của trẻ trong mọi hoạt động vì chỉ có được tham gia 
vui chơi thực sự mới thấy được niềm vui, nét phấn khởi trên khuôn mặt của trẻ 
thơ. 
 Xuất phát từ những đặc điểm trên để giải quyết được những vấn đề đó tôi đã 
lựa chọn đề tài “Một số biện pháp tổ chức hoạt động góc nhằm phát triển 
khả năng vui chơi của trẻ mẫu giáo lớn” nhằm tổ chức tốt hoạt động góc ở lớp 
mẫu giáo lớn do tôi phụ trách. 
IV. MỘT SỐ BIỆN PHÁP. 
4.1: Biện pháp 1: Khảo sát thực trạng trình độ chơi của trẻ để tìm ra 
phương pháp tổ chức cho trẻ chơi một cách hợp lý. 
 Muốn nắm bắt được thực trạng chính xác, cụ thể khả năng chơi của trẻ, tôi 
đã tiến hành khảo sát trẻ, kết quả như sau: 
Năm 
học 
Tổng số 
trẻ 
Kỹ năng phối 
hợp nhóm chơi 
Kỹ năng chơi 
thuần thục 
Kỹ năng ứng xử 
giao tiếp trong 
khi chơi 
2016 
48/48 
Số trẻ. Tỉ lệ % Số trẻ Tỉ lệ % Số trẻ Tỉ lệ % 
20 41,6% 
22 45,8% 21 43,75% 
 Từ kết quả khảo sát trên tôi đã tiến hành lập kế hoạch viết sáng kiến kinh 
nghiệm và bắt đầu áp dụng thực tế vào lớp tôi. 
- Tôi tiến hành cho trẻ chơi theo các tháng, có lồng ghép chủ đề, sự kiện của 
tháng. 
Ví dụ: 1 tuần đầu của tháng 9 tôi đã tổ chức chơi theo chủ đề “Bé vui tết Trung 
Thu” để lấy kết quả khảo sát như trên và cũng là đưa trẻ vào nề nếp. Sang 2 tuần 
cuối tôi đã hướng dẫn trẻ chơi tỉ mỉ cung cấp cho trẻ nhiều biểu tượng về những 
người bạn thân yêu, về trường lớp mẫu giáo, của bé qua các tiết học âm nhạc, 
môi trường xung quanh, văn học, tạo hình...Từ đó trẻ tích luỹ được vốn kiến 
thức để tham gia hoạt động chơi góc. 
- Khi tổ chức hoạt động chơi góc tôi đã mở rộng nội dung chơi. Chẳng hạn với 
chủ đề gia đình triển khai trong 4 tuần, tôi đã cung cấp cho trẻ những kiến thức 
về các thành viên có trong gia đình, gia đình lớn, gia đình nhỏ, các hoạt động 
trong gia đình, nghề nghiệp của các thành viên trong gia đình, mối quan hệ giữa 
các thành viên trong gia đình ngày từ đầu. 
Một số biện pháp tổ chức hoạt động góc nhằm phát triển khả năng vui chơi của trẻ mẫu giáo lớn 
7/19 
Ví dụ: Trẻ biết rót nước mời bạn đóng vai làm bà khi cả nhà đã ăn cơm xong, 
lấy tăm cho bạn làm bố, làm mẹ, bế em cho mẹ đi làm... 
 Với các phương pháp tiến hành hoạt động vui chơi như vậy tôi thấy có những 
kết quả như sau: 
- Trẻ dần hình thành kĩ năng chơi các thao tác chơi thành thạo hơn, trẻ đã biết 
dùng ngôn ngữ của vui chơi, tức là trẻ đã nhập được vai chơi của mình. 
- Giáo viên nắm vững được trình độ chơi và khả năng tích cực tham giao hoạt 
động của từng trẻ. 
- Trẻ đã tự phân vai chơi cho nhau và phân công công việc trong nhóm với. 
- Giáo viên đã tạo cho trẻ những phản xạ và biết cách xử lý khi gặp tình huống 
bất ngờ trong cuộc sống hàng ngày. 
 4.2. Biện pháp 2: Bồi dưỡng chuyên môn. 
 Giáo viên là người trực tiếp đứng lớp nên có ảnh hưởng trực tiếp đến chất 
lượng của từng hoạt động vì vậy tôi cần nắm vững phương pháp khi tổ chức bất 
kì một hoạt động nào cho trẻ. Hơn nữa chương trình chăm sóc giáo dục có nhiều 
thay đổi, nâng cao hơn. Vì thế để đáp ứng được nhu cầu thực tế của chương 
trình và hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình tôi luôn có ý thức tự bồi dưỡng 
chuyên môn cả về lý thuyết và thực hành. 
 * Về lý thuyết: 
- Tôi thường xuyên nghiên cứu tài liệu, học hỏi kinh nghiệm từ Ban giám hiệu 
nhà trường, từ đồng ngiệp để nắm vững quy trình thực hiện một buổi chơi: Thoả 
thuận - chơi - kết thúc. 
- Tìm hiểu sâu về những nội dung chơi cuả từng chủ đề, sự kiện theo tháng, nắm 
vững tính chất các loại hình chơi. 
 * Về thực hành: 
- Tham gia đầy đủ các buổi kiến tập tại trường bạn. 
- Tổ chức thực hành tại nhóm lớp để giáo viên trong trường tham gia góp ý rút 
kinh nghiệm để bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn của mình. 
Ví dụ: Khi tổ chức hoạt động vui chơi với chủ đề, sự kiện “Nghề Nghiệp” trong 
tháng 11 tôi đã thực hiện như sau: 
+ Thoả thuận chơi: 
- Ngay từ buổi sáng tôi đã lưu ý hướng cho trẻ tìm nhóm chơi và dán ký hiệu 
của mình vào góc chơi đó. 
- Khi thoả thuận chơi tôi đã đi sâu vào nhóm xây dựng (góc chơi chính trong 
tháng), khuyến khích trẻ tự phân công công việc cho các thành viên trong nhóm 
chơi của mình. 
+ Quá trình chơi: 
Một số biện pháp tổ chức hoạt động góc nhằm phát triển khả năng vui chơi của trẻ mẫu giáo lớn 
8/19 
- Trẻ tự thoả thuận phối hợp cùng hoạt động với nhau trong nhóm chơi. 
- Tôi đi sâu vào nhóm để tập cho trẻ mở rộng nội dung chơi cho phù hợp với chủ 
đề. 
- Bản thân tôi trực tiếp tham gia 1 vai chơi cùng trẻ để dạy trẻ các hoạt động 
đóng vai một cách nhẹ nhàng. 
- Các nhóm chơi khác tôi lướt qua vì đã có cô phụ trách. 
+ Kết thúc buổi chơi: 
- Tôi nhận xét theo nhóm chơi và đặc biệt nhận xét, động viên, khen ngợi một số 
vai chơi tiêu biểu trên vai chơi: 
Ví dụ: Hôm nay con thấy bạn ĐứcToàn làm bác kĩ sư xây dựng như thế nào? 
- Sau khi thực hiện tốt công viêc bồi dưỡng chuyên môn bản thân tôi đã nắm 
chắc được phương pháp tổ chức chơi. 
4.3. Biện pháp 3: Tạo góc chơi hợp lý, khoa học. 
- Muốn các góc chơi trong lớp  ... a mình. 
 * Với góc văn học: 
+ Tôi làm hình ảnh của câu chuyện có trong chương trình để dạy trẻ và làm 
thêm một số câu chuyện khác cho trẻ tập kể theo ngôn ngữ của trẻ 
 Tôi làm thêm các rối rẹt, rối tay để trẻ có thể tự kể lại truyện hoặc sáng tạo các 
lời kể của truyện. 
Ví dụ: Trong câu chuyện “Qua đường” tôi chuẩn bị cho trẻ các rối rẹt như: Thỏ 
anh, Thỏ em, Thỏ mẹ, bác Thỏ xámvà cho trẻ tự kể chuyện theo sự hiểu biết 
của trẻ. 
Một số biện pháp tổ chức hoạt động góc nhằm phát triển khả năng vui chơi của trẻ mẫu giáo lớn 
12/19 
Hình ảnh minh họa: 
+ Ngoài ra tôi còn cho trẻ làm sách tranh về các biển báo giao thông, về các loại 
phương tiện giao thông. 
 * Đến các góc khác, tôi cũng có những hình ảnh, những đồ dùng, đồ chơi thay 
thế phù hợp với nội dung từng chủ đề. 
 Ngoài việc thay đổi nội dung trang trí phù hợp theo chủ điểm ở 2 mảng thì ở 
mỗi góc chơi theo từng chủ đề tôi đều sử dụng các cách khác nhau để đưa trẻ 
vào nội dung chơi, vào vai chơi phù hợp với kiến thức, kĩ năng mà trẻ có một 
cách hứng thú, hào hứng. 
Ví dụ: Khi cho trẻ vào vai chơi tôi có những tình huống và câu hỏi mở để dẫn 
dắt trẻ vào vai chơi mà trẻ thấy rất thoải mái tự nhiên không ép buộc: 
 Ở nhà các con được ăn những món ăn gì? 
 Con có biết món đó được chế biến như thế nào không? 
 Hôm nay con có thể chế biến các món ăn đó cho cô và các bạn thưởng thức 
được không? Con định nấu món gì? Con nấu như thế nào? Cô sẽ nấu cùng con 
nhé. 
* Góc học tập: 
- Góc “Bé làm quen với chữ cái”: 
- Mảng cung cấp kiến thức tôi có hình ảnh về các chữ cái để trẻ có thể nhận biết 
được các mặt chữ cái. 
+ Còn ở mảng mở tôi treo các bài thơ có trong chủ điểm và cho trẻ gạch chân 
dưới các chữ cái mà trẻ đã được học, các nét dời để trẻ ghép chữ và một số đồ 
dùng khác để trẻ chơi với chữ cái: bù chữ còn thiếu, luồn chữ 
Một số biện pháp tổ chức hoạt động góc nhằm phát triển khả năng vui chơi của trẻ mẫu giáo lớn 
13/19 
Hình ảnh minh họa: 
4.4: Biện pháp 4: Xây dựng các góc mở cho trẻ hoạt động. 
 Với trẻ góc mở là góc mới mà trẻ đang dần làm quen và hoạt động 
VD: Với góc toán số tôi đã đính sẵn trên góc phần mở là trẻ sẽ gắn hình ảnh 
theo số lượng cô đã đính. 
 Ở góc này, ngoài phần trang trí cho góc, tôi đã thiết kế có một phần mở trống 
để trẻ tham gia hoạt động. Khi trẻ tham gia hoạt động ở góc này trẻ sẽ tạo ra sản 
phẩm của trẻ. 
 Góc mở sẽ gồm có sản phẩm của tôi và sản phẩm của trẻ, chủ yếu sẽ là phẩm 
của trẻ. Các vật liệu dùng để hoạt động góc đều là sản phẩm thân thiện với trẻ. 
Từ đó trên sự hướng dẫn của tôi trẻ sẽ tạo ra sản phẩm. 
 Với chủ đề, sự kiện “Bé đón Tết và mùa xuân”, tôi chuẩn bị các tranh ảnh về 
mâm ngũ quả, cành đào, cành mai, bánh chưng...và phía trên có gắn các số 
tương ứng, nhiệm vụ của trẻ là phải xếp đúng số lượng mà tôi đã gắn số, đồng 
thời tôi chuẩn bị các bài tập toán cho trẻ nối hoặc khoanh tròn các nhóm có số 
lượng là 8, 9. 
 Với góc “Bé làm quen chữ cái”, tôi cho trẻ in chữ rỗng, cho trẻ xếp các từ 
giống với từ cô đã chuẩn bị sẵn, cô cũng có thể cho trẻ gạch chân những chữ cái 
đã học trong các bài thơ. 
 Với chủ đề, sự kiện “Trường mầm non thân yêu của bé” tôi cho trẻ in chữ rỗng 
o, ô, ơ và gài lên bảng gài. Tôi in các bài thơ như: “Gà học chữ, bé học toán” 
bằng giấy A3 và yêu cầu trẻ gạch chân những chữ o, ô, ơ. 
 Như vậy việc xây dựng góc mở sẽ giúp trẻ tích cực tham gia hoạt động, kích 
thích tư duy, sáng tạo từ đó sẽ phát triển trí tuệ cho trẻ. 
Một số biện pháp tổ chức hoạt động góc nhằm phát triển khả năng vui chơi của trẻ mẫu giáo lớn 
14/19 
Hình ảnh minh họa: 
4.5. Biện pháp 5: Bổ sung đồ dùng, đồ chơi. 
 Để thực hiện tốt hoạt động góc thì đồ dùng, đồ chơi là phương tiện rất quan 
trọng. Có đồ dùng, đồ chơi đầy đủ là một phương tiện tốt, đồ chơi có tính thẩm 
mỹ càng cao thì càng tạo cho trẻ hứng thú và tham gia một cách tích cực, từ đó 
các thao tác và kĩ năng chơi của trẻ thành thạo hơn. 
- Việc bổ sung đồ dùng, đồ chơi quan trọng như vậy nên tôi đã phân loại đồ chơi 
theo góc để phát hiện ra những đồ chơi còn thiếu từ đó có kế hoạch bổ sung. 
- Tôi và cô giáo cùng lớp đã tích cực làm đồ chơi cho lớp bằng những nguyên 
liệu sẵn có. 
 Ví dụ: từ những miếng xốp và vải vụn tôi cắt và khâu thành những củ cà rốt, 
củ cải trắng, những miếng dưa hấu cho trẻ chơi ở góc phân vai nấu ăn. 
Hình ảnh minh họa 
- Những đồ dùng, đồ chơi nào không thể tự làm mà lại rất cần thiết cho hoạt 
động vui chơi của trẻ tôi đề nghị nhà trường mua. 
- Vận động phụ huynh ủng hộ cho lớp những nguyên vật liệu bỏ đi như vỏ bia, 
vỏ hộp bánh kẹo, chai nước, vải... để các cô làm thêm đồ chơi tự tạo cho lớp. 
 Qua các hình thức trên tôi đã thu được một số kết quả ban đầu như sau: 
- Đồ dùng, đồ chơi trong lớp có nhiều chủng loại đáp ứng nhu cầu chơi của trẻ. 
- Trẻ tham gia chơi tích cực và ý thức giữ gìn đồ dùng, đồ chơi. 
- Kĩ năng, kĩ xảo chơi của trẻ dần được nâng cao. 
Một số biện pháp tổ chức hoạt động góc nhằm phát triển khả năng vui chơi của trẻ mẫu giáo lớn 
15/19 
4.6. Biện pháp 6: Rèn kĩ năng cho trẻ. 
 Để giờ hoạt động góc có hiệu quả tôi thường chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi rất 
phong phú, đa dạng nhưng nếu chúng ta không quan tâm đến việc rèn kỹ năng 
chơi cho trẻ thì kết quả tổ chức hoạt động góc đưa lại không cao chính vì vậy tôi 
thường xuyên rèn luyện kĩ năng chơi cho trẻ. 
- Kĩ năng nhận vai chơi: Trước hết muốn trẻ có kĩ năng nhận vai chơi thành thạo 
thì cô giáo phải làm sao thu hút, lôi cuốn trẻ bằng cách giới thiệu sự hấp dẫn của 
chủ đề chơi, của những đồ chơi, vai chơi, cách thức tổ chức. Bằng cách đưa ra 
các câu hỏi thăm dò ý kiến của trẻ. Tôi gợi ý, thiết lập các mối quan hệ giữa các 
vai chơi, các nhóm chơi để phục vụ cho chủ đề chơi. Từ đó trẻ hiểu nội dung và 
tự nhận vai chơi mà mình cảm thấy thích và làm được. 
 Ví dụ: Chủ đề: Giao thông ở góc tạo hình trẻ vẽ các PTGT. Tôi cho trẻ xem 
một món quà và hỏi trẻ: 
+ Cô có món quà gì đây? (Bức tranh vẽ chiếc ôtô) 
+ Bạn nào có nhận xét gì về bức tranh? 
+ Để vẽ được bức tranh này cô cần có những gì? 
+ Các con có muốn thể hiện bức tranh giống của cô không? 
 ( Lúc ấy trẻ sẽ tự tin và nhận vai chơi của mình.) 
- Kĩ năng nhóm trưởng điều hành trong nhóm chơi: Tôi giúp trẻ hiểu được trách 
nhiệm vai chơi mà mình đã nhận, vai nhóm trưởng đòi hỏi những trẻ phải có kĩ 
năng tốt, nhanh nhẹn, sáng tạo, hiểu rõ được nội dung của buổi chơi, phải biết 
phân công công việc cho các thành viên trong nhóm, biết giới thiệu nội dung 
công trình cho các bạn khác biết. 
 Ví dụ: Ở chủ đề gia đình, góc xây dựng - xây khu chung cư. Cô hỏi trẻ: 
 + Hôm nay ai sẽ làm bác kĩ sư trưởng vậy? 
 + Các bác sẽ xây dựng công trình gì vậy? 
 + Để có thể hoàn thiện được công trình thì bác kĩ sư trưởng cần phải làm gì? 
 + Bác định phân công công việc cho các thành viên trong nhóm mình như thế 
nào? 
 Với sự gợi mở của tôi sẽ giúp trẻ hiểu được trách nhiệm của mình và có sự 
phân công đến các thành viên trong nhóm. 
- Kĩ năng thể hiện vai chơi: Sau khi trẻ xác định được trò chơi, nội dung chơi và 
tự nhận vai chơi rồi trẻ bắt đầu thể hiện vai chơi. Muốn trẻ thể hiện vai chơi đó 
một cách tốt nhất thì tôi phài làm người hướng dẫn cho trẻ. Trong quá trình chơi 
tôi sẽ cùng chơi với trẻ, tôi càng tự nhiên bao nhiêu thì càng phát huy được tính 
tích cực ở trẻ bấy nhiêu. Lúc đầu tôi đóng vai trẻ để làm bạn cùng với trẻ, khi trẻ 
Một số biện pháp tổ chức hoạt động góc nhằm phát triển khả năng vui chơi của trẻ mẫu giáo lớn 
16/19 
chơi tốt tôi rút lui để trẻ tự tổ chức. Tôi quan sát, bao quát trẻ, tôi không nên áp 
đặt mà phải tôn trọng với ý kiến của trẻ. 
 Ví dụ: Chủ đề: Giao thông 
- Góc phân vai (Bé làm nội trợ) - Chế biến các món ăn cho bác tài xế. Tôi cùng 
tham gia nấu ăn cùng trẻ: 
 Hôm nay tôi và các bạn sẽ cùng chế biến các món ăn dành cho bác tài xế lái 
xe nhé . Chúng ta cùng chế biến món nem rán nhé. 
 (Tôi và trẻ cùng làm sau đó tôi để trẻ tự chế biến các món ăn.) 
- Kĩ năng cất đồ dùng, đồ chơi trong và sau khi chơi: Kĩ năng này yêu cầu tất cả 
trẻ phải thực hiện được. Muốn vậy tôi phải rèn kĩ năng này ở tất cả các giai 
đoạn. Giáo dục cho trẻ tính gọn gàng, biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi để lần sau 
chơi tiếp. 
4.7. Biện pháp 7: Đưa công nghệ thông tin vào trong hoạt động góc. 
Công nghệ thông tin ngày càng trở nên hữu ích đối với tất cả các lĩnh vực, 
giáo dục mầm non cũng đang được hưởng thành quả của công nghệ thông tin 
như: băng đĩa, giáo án điện tử, hình ảnh qua mạng ngày càng trở nên thông 
dụng. 
Cho trẻ làm quen tin học, làm quen máy tính là một điều rất cần thiết, trẻ 
được ngồi, được học được làm quen với động tác ban đầu, di chuột, xem hình 
ảnh. Từ đó việc xây dựng góc “Bé học tin học ” đã được tôi tổ chức hoạt động. 
Ví dụ: Khi học đến chữ: e, ê, tôi cho trẻ tự di chuột để tìm đúng chữ cái e, 
ê, hoặc với các nét cho sẵn trên màn hình, trẻ sẽ tự xếp chữ e, ê từ các nét đó 
bằng cách di chuột và tìm cho đúng như: chữ e sẽ gồm một nét cong hở phải và 
một nét ngang 
Hoặc khi học đến chữ b, d, đ tôi cho trẻ chơi trò chơi “Bù vào chỗ thiếu ”. 
Trẻ di chuột tìm đúng chữ cái bị thiếu trên màn hình và điền vào ô trống đó sao 
cho đúng. Tôi nhận thấy trẻ rất thích thú, hăng say tham gia. 
 Qua góc chơi này trẻ và cô rất gần gũi, thân thiện trao đổi nên việc tạo ra 
môi trường học thân thiện thông qua hoạt động góc lại càng trở nên quan trọng. 
4.8. Biện pháp 8: Phối hợp với gia đình trẻ: 
- Giáo viên là người hàng ngày trực tiếp gặp mặt phụ huynh để trao đổi về tình 
hình của trẻ vào các giờ đón trẻ và trả trẻ. Vì vậy vào giờ này tôi đã tuyên truyền 
cho phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của hoạt động vui chơi đối với trẻ, 
giúp phụ huynh có thái độ đúng đắn trong việc chọn đồ chơi, biết dành thời gian 
tạo điều kiện cho trẻ được chơi. 
- Tôi trao đổi với gia đình trẻ giới thiệu cho họ tác dụng của từng loại đồ chơi. 
Một số biện pháp tổ chức hoạt động góc nhằm phát triển khả năng vui chơi của trẻ mẫu giáo lớn 
17/19 
 Ví dụ: Đồ chơi học tập, đồ chơi phát triển thể lực, trò chơi giáo dục đạo 
đức... từ đó phụ huynh đã phối hợp cùng nhà trường để lựa chọn đồ chơi cho 
con em mình giáo dục trẻ ngày một tốt hơn. 
 - Vận động phụ huynh đóng góp nguyên vật liệu đã qua sư dụng như: lon bia, 
nước ngọt để làm dụng cụ âm nhạc là xúc xắc, chai xả compo làm cái phích 
nước, cốc giấy để trang trí hình ảnh các con vật ngộ nghĩnh và tôi cũng vận 
động phụ huynh ủng hộ tranh truyện để vào góc thư viện của bé. 
Qua một năm thực hiện đề tài tôi luôn không ngừng học hỏi phấn đấu, từ 
những gì vốn có của bản thân cùng tiếp thu kinh nghiệm, kiến thức của bạn bè 
đồng nghiệp. Cá nhân tôi đã được tập thể nhà trường nhìn nhận đầu tư để tôi 
giảng dạy tiết dạy mẫu và tổ chức giờ hoạt động góc, tôi đã hoàn thành tốt. 
 Sau một thời gian tiến hành các biện pháp trên tôi đã tiến hành khảo sát trẻ 
và tôi nhận thấy trẻ đã có sự thay đổi rõ nét. 
Bảng khảo sát trẻ cuối năm học 2016 - 2017. 
Năm 
học 
Tổng số 
trẻ 
Kỹ năng phối 
hợp nhóm chơi 
Kỹ năng chơi 
thuần thục 
Kỹ năng ứng xử 
giao tiếp trong 
khi chơi 
2017 
48/48 
Số trẻ. Phần 
trăm. 
Số trẻ Phần 
trăm. 
Số trẻ Phần 
trăm. 
41 85,4% 
40 83,3% 40 83,3% 
 Từ kết quả trên tôi nhận thấy trẻ lớp tôi đã có khả năng chơi tốt hơn rất nhiều, 
kỹ năng phối hợp nhóm đã rất tốt, trẻ chơi thần thục và kỹ năng ứng xử giao tiếp 
trong khi chơi có chuyển biến ngoài sự mong đợi của cá nhân tôi. Trẻ tự tin, 
mạnh dạn hơn trong giao tiếp, kĩ năng chơi được nâng lên rõ rệt, sử dùng đồ 
dùng khéo léo hơn, tạo ra nhiều sản phẩm đẹp hơn và có nhiều sáng tạo. Trẻ biết 
thể hiện tình cảm giao lưu giữa bạn bè và cô giáo. 
 * Đối với tôi: 
+ Nắm vững được phương pháp tổ chức hoạt động vui chơi, khả năng hướng 
dẫn hoạt động của tôi ngày một tốt hơn đáp ứng được nhu cầu của trẻ và sự đổi 
mới của chương trình giáo dục. 
+ Linh hoạt sáng tạo hơn trong việc tổ chức một giờ hoạt động góc cho trẻ. 
+ Có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc sưu tầm và sáng tạo ra các loại đồ dùng, 
đồ chơi tự tạo phong phú, đa dạng và có thẩm mỹ. 
+ Phụ huynh tích cực ủng hộ cho lớp những nguyên liệu sẵn có. 
Một số biện pháp tổ chức hoạt động góc nhằm phát triển khả năng vui chơi của trẻ mẫu giáo lớn 
18/19 
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ. 
* Bài học kinh nghiệm. 
 Từ các nguyên nhân trên tôi đã rút ra được bài học kinh nghiệm khi tổ chức 
hoạt động vui chơi cho trẻ: 
- Tôi phải nắm vững phương pháp hoạt động, có kế hoạch thực hiện hoạt động 
góc phù hợp với độ tuổi của trẻ và phù hợp với chủ điểm. 
- Đồ dùng, đồ chơi là điều kiện không thể thiếu khi thực hiện hoạt động vui chơi 
dovậy tôi cần tìm tòi, sáng tạo các loại đồ dùng, đồ chơi tự tạo nhằm thu hút trẻ 
tham gia tích cực vào giờ hoạt động. 
- Ngoài năng lực hướng dẫn cô cần phải có tâm huyết với nghề và lòng yêu trẻ. 
- Có sự phối hợp chặt chẽ với phụ huynh trong trường. 
- Có sự kết hợp nhịp nhàng giữa các biện pháp, không coi nhẹ một biện pháp 
nào khi thực hiện hoạt động vui chơi. 
 * Kết luận. 
 - Hoạt động góc là một hoạt động vô cùng quan trọng hàng ngày đối với trẻ. 
Vì thế là một giáo viên cần xác định đây là nhiệm vụ quan trọng, phải khắc phục 
mọi khó khăn để tổ chức cho trẻ hoạt động hàng ngày ở các góc. 
 - Giáo viên nên cho trẻ hoạt động xuyên suốt, liên tục ở các độ tuổi do đó mỗi 
giáo viên phải nắm được vai trò quan trọng của hoạt động góc đối với trẻ luôn 
tìm ra một số biện pháp để cho trẻ thực hiện hoạt động này 
 - Qua việc thực hiện áp dụng biện pháp mới tôi nhận thấy trẻ lớp tôi đã thích 
chơi góc hơn, sáng tạo hơn, linh hoạt hơn, nhanh nhẹn hơn. Trẻ tập trung hứng 
thú thể hiện được sự khéo léo, sự giao lưu giữa bạn bè. 
 - Tạo cho giáo viên thêm khéo léo, sáng tạo trong việc làm đồ dùng, đồ chơi 
cho trẻ, biết tìm ra các giải pháp để thực hiện tốt chất lượng chăm sóc giáo dục 
trẻ. 
 * Khuyến nghị: 
 * Đối với Phòng giáo dục: 
- Tạo điều kiện tập huấn, bồi dưỡng cho giáo viên học tập để học hỏi kinh 
nghiệm trong việc tổ chức hoạt động góc cho trẻ để việc áp dụng sáng kiến được 
hiệu quả hơn. 
 Trên đây là " Một số biện pháp tổ chức hoạt động góc nhằm phát triển 
khả năng vui chơi của trẻ mẫu giáo lớn " mà tôi đã nghiên cứu và áp dụng 
thực hiện trong năm học 2016 – 2017 do mình phụ trách và đạt hiệu quả khá tốt. 
Do thời gian chưa nhiều, kinh nghiệm bản thân còn hạn chế nên đề tài không 
tránh khỏi những thiếu sót. rất mong nhận được sự quan tâm hỗ trợ, đóng góp ý 
kiến của Hội đồng chấm SKKN để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn 
thiện hơn. 
 Tôi xin chân thành cảm ơn! 
Một số biện pháp tổ chức hoạt động góc nhằm phát triển khả năng vui chơi của trẻ mẫu giáo lớn 
19/19 
PHẦN IV.TÀI LIỆU THAM KHẢO. 
 - Quyết định 55 của Bộ GD-ĐT về mục tiêu chương trình GDMN 
 - Tài liệu “Tâm lý học trẻ em” 
 - Tạp chí giáo dục Mầm non. 
 - Tìm hiểu trên internet và các phương tiện thông tin đại chúng 
Xác nhận của nhà trường Hà Nội, ngày tháng năm 2017 
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của 
mình viết, không sao chép nội dung 
của người khác. 
Người viết 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_to_chuc_hoat_dong_goc.pdf