Sáng kiến kinh nghiệm: Làm thế nào để xây dựng liên đội vững mạnh

A- Đặt vấn đề:

 Bản chất của công tác Đội và phong trào thiếu nhi trong trường học là việc thiết kế, tổ chức cho đội viên tham gia các hoạt động mang nhiều màu sắc. Qua đó các em được nâng cao về mặt nhận thức – rèn luyện và học tập tốt - để trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, cháu Bác Hồ kính yêu, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho nhà trường. Muốn thực hiện được vấn đề đó vai trò của người giáo viên - TPT là phải lập kế hoạch, tổ chức hợp lý có hiệu quả các hoạt động, xây dựng Liên đội vững mạnh xuất sắc. Thực tiễn của vấn đề xây dựng Liên đội vững mạnh không phải là vấn đề mới mẽ đối với người làm công tác TPT. Nhưng qua thực tế 3 năm làm công tác TPT Đội bản thân tôi nhận thấy: Để có những thành tích như hiện nay ngoài sự đam mê lòng nhiệt tình dồn hết tâm huyết trong việc xây dựng Liên đội còn cần có sự phối hợp nhịp nhàng của tất cả các bộ phận của trường học và sự quan tâm hỗ trợ của các bật phụ huynh học sinh để đưa hoạt động của liên đội ngày càng đi lên và giữ vững danh hiệu liên đội vững mạnh xuất sắc

 

doc 13 trang phuongnguyen 11780
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm: Làm thế nào để xây dựng liên đội vững mạnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm: Làm thế nào để xây dựng liên đội vững mạnh

Sáng kiến kinh nghiệm: Làm thế nào để xây dựng liên đội vững mạnh
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
LÀM THẾ NÀO ĐỂ XÂY DỰNG LIÊN ĐỘI VỮNG MẠNH
Đặt vấn đề:
	Bản chất của công tác Đội và phong trào thiếu nhi trong trường học là việc thiết kế, tổ chức cho đội viên tham gia các hoạt động mang nhiều màu sắc. Qua đó các em được nâng cao về mặt nhận thức – rèn luyện và học tập tốt - để trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, cháu Bác Hồ kính yêu, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho nhà trường. Muốn thực hiện được vấn đề đó vai trò của người giáo viên - TPT là phải lập kế hoạch, tổ chức hợp lý có hiệu quả các hoạt động, xây dựng Liên đội vững mạnh xuất sắc. Thực tiễn của vấn đề xây dựng Liên đội vững mạnh không phải là vấn đề mới mẽ đối với người làm công tác TPT. Nhưng qua thực tế 3 năm làm công tác TPT Đội bản thân tôi nhận thấy: Để có những thành tích như hiện nay ngoài sự đam mê lòng nhiệt tình dồn hết tâm huyết trong việc xây dựng Liên đội còn cần có sự phối hợp nhịp nhàng của tất cả các bộ phận của trường học và sự quan tâm hỗ trợ của các bật phụ huynh học sinh để đưa hoạt động của liên đội ngày càng đi lên và giữ vững danh hiệu liên đội vững mạnh xuất sắc.
Thuận lợi:
Được sự ủng hộ và hỗ trợ của Ban Giám Hiệu và của hội đồng sư phạm nhà trường.
Công tác tổ chức sinh hoạt trong Chi Đội được sự hưởng ứng ở nhiều em đội viên.
Khó khăn:
Về mặt thời gian : Vì chương trình học của các em đã kín, không còn thời gian trống để tổ chức các buổi sinh hoạt thường kỳ trong Chi Đội (không có tiết sinh hoạt đội chính khóa)
Về nhân lực không thể đáp ứng nhu cầu của tất cả các Chi Đội, đội ngũ giáo viên thì không có nghiệp vụ phụ trách đội nên khó thực hiện các hoạt động Chi Đội theo yêu cầu của Đội TNTP.
Lực lượng Ban Chỉ Huy Chi Đội còn hạn chế kinh nghiệm khi tự điều khiển một buổi sinh hoạt của Chi Đội mình.
Giải quyết vấn đề:
 Xác định chức năng, nhiệm vụ của TPT Đội trong trường 
	Không thể phủ nhận vai trò của giáo viên – TPT ở trường tiểu học. Bởi vì, TPT Đội là người chỉ huy trực tiếp, cao nhất của Liên đội TNTP Hồ Chí Minh trong nhà trường là một cán bộ quản lý có trách nhiệm giáo dục và tổ chức giáo dục thiếu nhi thông qua các hoạt động của Đội. Do đó, TPT phải xác định chức năng nhiệm vụ của mình: quản lý, chỉ đạo toàn diện Liên đội, lập kế hoạch, tham mưu, phối hợp với các tổ chức giáo dục trong và ngoài nhà trường để tổ chức hoạt động cho các em.
	Đặc biệt TPT Đội phải thực sự là cầu nối giữa nhà trường, gia đình và xã hội, là người cố vấn hoạt động tự quản cho học sinh, là người phối hợp các lực lượng xã hội nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục. Vậy, làm thế nào để thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình, đặc biệt là để xây dựng Liên đội vững mạnh xuất sắc bản thân tôi đã tiến hành những công việc cụ thể sau:
 II- Quá trình thực hiện
Tìm hiểu đặc điểm tình hình của Liên đội
	Việc làm đầu tiên là đi sâu tìm hiểu, nắm chắc tình hình đặc điểm của cụ thể của Liên đội mình. Tôi đã trực tiếp gặp BGH Nhà trườngBCH chi Đoàn, hội phụ huynh để trao đổi kỹ tình hình, mặt mạnh, mặt yếu, những thuận lợi khó khăn của xã nhà, của đơn vị và của Liên đội. Thực tế trường thuộc địa bàn phức tạp, dân nhập cư, diện tạm trú nhiều, điều kiện kinh tế thấp, nhận thức của một số gia đình về giáo dục về Đội còn chưa cao.
	Nắm được tình hình đó ngay từ đầu năm học tôi đã về gia đình các em tìm hiểu, trao đổi, truyên truyền vận động phụ huynh về công tác giáo dục - đặc biệt là công tác Đội để họ tạo điều kiện cho con em mình hơn trong các hoạt động.
	Bên cạnh đó, tôi còn gặp gỡ các em để tìm hiểu tâm tư, tình cảm, nguyện vọng cũng như mong ước của các em. Xem các em mong muốn gì? Yêu thích gì?
	|Ví dụ: Tôi gặp em Nguyễn Thị Phương Nhung - liên đội trưởng - HSG lớp 5/2 em nói: “ Em muốn Liên đội có nhiều hoạt động bổ ích, sôi nổi, nhiều cuộc thi cho chúng em hoạt động và thể hiện năng lực. Em”. Em Bùi Kim Ngân lớp 5/7 lại bảo “ Em muốn Liên đội, Nhà trường quan tâm hơn đến những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, để các bạn có điều kiện tham gia các phong trào của đội”. Hay phụ huynh của em Nguyễn Ngọc Thanh Hằng học sinh lớp 5/6 luôn tạo điều kiện cho em tham gia mọi hoạt động của trường khi có yêu cầu chị nói “Tôi rất yên tâm khi cho bé tham gia các hoạt động, lúc trước bé còn nhút nhát lắm, còn bây giờ thì bé mạnh dạn hẳn ra, rất hoà đồng với mọi người” để tạo cho các em có môi trường hoạt động phù hợp với tâm sinh lý, phù hợp đặc điểm của đơn vị và để cho các phụ huynh thấy rõ hơn hoạt động đội trong nhà trường có ý nghĩa như thế nào. Tôi tiến hành xây dựng kế hoạch công tác Đội của năm học.
Xây dựng kế hoạch công tác Đội
Để hoàn thành được các công việc với chất lượng cao tôi đã phải sắp xếp các trình tự công việc, dự kiến những điều có thể xảy ra, chuẩn bị tốt về phương tiện và điều kiện nhất là điều kiện cơ sở vật chất. Mọi việc làm của TPT đều phải có kế hoạch mới có thể hoàn thành được nhiệm vụ.
	Kế hoạch công tác Đội được thưc hiện bằng cách: Liệt kê công việc, các hoạt động phải tiến hành trong từng thời gian, mục tiêu tổng quát của công tác Đội. Kết hợp với các bộ của nhà trường và tranh thủ sự hỗ trợ tối đa của BGH , BCH chi Đoàn. Sau đó lập kế hoạch cho từng tuần, tháng, năm và từng công việc sao cho các hoạt động được sắp xếp hợp lý nhất:
+ Đảm bảo tính khoa học
+ Đảm bảo tính thực tế của liên đội
+ Đảm bảo tính khả thi
Kế hoạch hoạt động của Liên đội còn phải căn cứ vào:
+ Nhiệm vụ của Nhà trường trong năm học
+ Kế hoạch tổng thể của Nhà trường 
+ Nội dung chương trình hoạt động của HĐĐ Liên đội
+ Nhu cầu nguyện vọng của Đội viên và khả năng thực tế của Liên đội
+ Đặc điểm tình hình của địa phương.
Ví dụ: Kế hoạch tháng 11
Chủ điểm: “ Ngàn hoa điểm tốt kính dâng thầy, cô giáo”
Các công việc trọng tâm
Thời gian
Người phụ trách
 Phát động cuộc thi đua cao điểm trong học tập, rèn luyện giành nhiều bông hoa điểm 10, nhiều tuần học tốt, tháng học chất lượng chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Tuần 1
TPT
 Thường xuyên đôn đốc kiểm tra việc học tập ở nhà của học sinh
Tuần 1 -Tuần 4
TPT - Anh chị PT - BCH Liên đội, Chi đội
 Tổ chức hội thi văn nghệ, thi báo tường, thi bồn hoa đẹp chào mừng ngày 20/11
Tuần 3
TPT -BCH Liên đội
 Thực hiện tốt công tác vệ sinh, phong quang trường lớp
Tuần 1 -Tuần 4
BCH Chi đội
 Tập bài hát múa theo chủ điểm “ Thầy cô mến yêu”
Tuần 2
TPT
 Duy trì tốt mọi hoạt động của Liên đội, treo cờ Tổ quốc trước phòng học
Tuần 1 -Tuần 3
BCH Chi đội
 Tập huấn Ban chỉ huy Liên đội - Chi đội, anh chị phụ trách
Tuần 2
TPT
 Kiểm tra nề nếp một số chi đội
Tuần 4
TPT + BCH Liên đội
	Sau khi xây dựng được kế hoạch, muốn thực hiện có hiệu quả tôi trực tiếp gặp BGH nhà trường để tham mưu và xin ý kiến chỉ đạo
Tham mưu phối hợp với BGH nhà trường
	TPT Đội là một cán bộ nằm trong hệ thống cán bộ quản lý, vì vậy TPT có nhiệm vụ tham mưu cho Hiệu trưởng về hoạt Đội,về kế hoạch công công tác Đội trong năm học, đưa kế hoạch đó trở thành một bộ phận kế hoạch trong kế hoạch chung của Nhà trường. Đề xuất yêu cầu nhà trường và đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất cần thiết cho công tác Đội.
| Ví dụ: Hoạt động chương trình “thắp sáng ước mơ thiếu nhi Việt Nam” được hỗ trợ từ quỹ hội chữ thập đỏ phường Hoà Thạnh cùng mạnh thường quân là phụ huynh học sinh đóng góp với số tiền 3.000.000đ ( 300.000đ x 10 em học nghèo có hoàn cảnh khó khăn có điều kiện vươn lên trong cuộc sống), 500.000đ cho cắt dán, trang trí, mua hoa, bong bóng bay 
Sau khi được nhà trường đồng ý, TPT sẽ phối hợp với Hiệu trưởng nhà trường trong việc chỉ đạo, tổ chức các hoạt động cụ thể cho Liên đội theo kế hoạch đã duyệt.
4.Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động cụ thể của toàn Liên đội
	Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động cụ thể của toàn Liên đội là khâu then chốt trong toàn bộ chuỗi hoạt động của Đội. Tôi lần lượt thực hiện như sau :
+ Vận động, truyên truyền làm cho Đội viên hiểu biết tin tưởng, phấn khởi và tích cực thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ đã đề ra
+ Tạo được sự đồng tình ủng hộ của tập thể giáo viên nhà trường, của đội ngũ phụ trách chi đội, ban chỉ huy liên đội.
Để tổ chức thực hiện tốt tôi đã chú trọng các nhiệm vụ sau:
+ Tổ chức, chỉ đạo và hình thành được mối quan hệ hợp tác giữa TPT Đội và học sinh, gây được niềm tin cho các em đối với chương trình kế hoạch đã đề ra
+ Tổ chức tốt các đợt thi đua và làm tốt công tác chỉ đạo điểm và nhân điển hình. Tuyên dương những cá nhân, tập thể chi đội thực hiện tốt bằng biện pháp tuyên dương dưới sân cờ, bảng thông tin liên đội. Trên cơ sở phát huy mạnh mẽ, vai trò tự quản của Đội và từng đội viên.
+Tổ chức kiểm tra, đánh giá thường xuyên, kịp thời uốn nắn, khen thưởng từng tập thể chi đội và từng đội viên
| Ví dụ: Tổ chức Hội thi Nghi thức Đội cho các chi đội khối 4 và khối 5 như sau : sau khi tham mưu và được sự đồng ý của Ban giám hiệu, tôi thông qua trước Hội đồng sư phạm được Hội đồng sư phạm nhất trí. Tôi triển khai kế hoạch lên bảng kế hoạch đến các chi Đội, họp BCH Liên đội triển khai công việc, truyên truyền về từng Chi đội và tiến hành thực hiện. Sau khi tổ chức xong hội thi, tôi tổng kết đánh giá và khen thưởng kịp thời cho các Chi đội đạt kết quả cao và các em chỉ huy đạt chỉ huy giỏi
| Ví dụ: Đại diện cho các Liên đội toàn quận, liên đội tôi được cử đi thi “Thể dục cổ động cấp cụm bao gồm 7 quân huyện tham gia. Để có được kết quả tốt đẹp này trường chúng tôi có sự nổ lực rất nhiều như sau: Khi nhận được công văn chỉ đạo của HĐĐ quận Tân Phú tôi trực tiếp tham mưu với BGH cử bộ phận hỗ trợ đồng thời vận động học sinh tham gia, mời GV hướng dẫn . rất khó khăn để sắp lịch tập cho các em học sinhlàm sao cho các em vừa có thời gian tâp luyện mà không bị mất bài, bên cạnh đó tôI vận động sự đồng tình của các bật phụ huynh, sự hỗ trợ của GVCN. . . Kết quả là liên đội của tôi đã hoàn thành được nhiệm vụ là đạt giải nhất mang vinh quang về cho trường và cho cả HĐĐ quận Tân Phú.
 	Trong quá trình thực hiện tôi phát hiện ra rằng; muốn làm tốt công tác Đội tôi không thể ôm một mình mà cần tham mưu phối hợp với các tổ chức Đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể và các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.
	5. Phối hợp phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường.
	Với suy nghĩ làm gì để cho toàn trường đều làm công tác Đội, tôi đã trăn trở và biết rằng muốn làm được điều đó mình cần phải:
	+ Xây dựng được kế hoạch phối hợp đồng bộ, toàn diện phải thiết kế, xây dựng được các hoạt động chung với các phương thức linh hoạt, phong phú vừa đáp ứng được nhiệm vụ của nhà trường, vừa hỗ trỗ tích cực cho công tác giáo dục của địa phương.
	Ví dụ: Xây dựng kế hoạch tổ chức tặng quà cho các em thiếu nhi ngoan - nghèo
	+ Tham mưu với BCH Chi đoàn trường các hoạt động trong năm, trong tháng và đặc biệt là các hoạt động nhân các ngày lễ lớn để cùng giúp đỡ,chỉ đạo thực hiện có kết quả
	+ Gặp, vận động phụ huynh các em quan tâm, tạo điều kiện để các em được hoạt động Đội ngoài giờ lên lớp
	+ Giao lưu với Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, hội chữ thập đỏ của địa phương nhân các ngày lễ của họ.
	Với những việc làm đó tôi đã làm cho các tổ chức trong và ngoài nhà trường biết đến công tác Đội và bắt tay cùng giúp đỡ hoạt động Đội có hiệu quả.
6. Xây dựng lực lượng nòng cốt – cụ thể là ban chỉ huy liên đội:
BCH Đội là đại diện cho số đông Đội viên trực tiếp chỉ huy điều hành các hoạt động của Đội thực hiện các mục tiêu giáo dục Đội viên. BCH luôn là cánh tay đắc lực của Tổng phụ trách và là đơn vị trực tiếp biến nghị quyết của liên Đội trong mọi hoạt động của trường. Như vậy BCH chi Đội có giỏi, có năng lực thì công việc của Tổng phụ trách sẽ đỡ vất vả hơn, các em cũng sẽ phát huy được tính sáng tạo, tính năng động, tự chủ của mình.
            Vì vậy việc bồi dưỡng BCH chi Đội là việc vô cùng quan trọng và cấp thiết.   Một liên Đội có phong trào Đội phát triển mạnh là do BCH chi Đội đã luôn được bồi dưỡng thường xuyên và hoạt động có hiệu quả.
| Trước tiên cần bồi dưỡng phương pháp công tác của BCH:
	+ Cách ghi chép biên bản, thực hiện các sổ sách của Đội, dự thảo nghị quyết, báo cáo thi đua, báo cáo tổng kết, thành tích, đăng ký thi đua, biên bản nghị quyết Đại hội Đội, lời điều khiển của chương trình hoạt động Đội, sinh hoạt sao nhi đồng dựa vào kế hoạch của Tổng phụ trách.
| Bồi dưỡng kỹ năng tổ chức điều hành của BCH:
	+ Các thủ tục nghi lễ của Đội và phương pháp tổ chức: (lễ kết nạp Đội viên, lễ trưởng thành, lễ phát động chủ đề, sinh hoạt Đội...)
| Sinh hoạt Đội: Bằng hình thức thi đua sôi nổi hấp dẫn giáo dục Đội viên theo mục tiêu của Đội thông qua nhiều hình thức như: sinh hoạt thường kỳ, sinh hoạt truyền thống, sinh hoạt chuyên đề, sinh hoạt vui chơi... có thể bồi dưỡng các kỹ năng như: Tập luyện cho Đội nòng cốt; thực hiện tập luyện chung, tổ chức kiểm tra nghiệp vụ bằng hội thi...
Tóm lại : Nội dung bồi dưỡng chỉ huy nhằm giúp các em thạo việc, biết tổ chức hoạt động theo nhiệm vụ chuyên môn được phân công, có khả năng tổ chức quản lý hoạt động Đội một cách toàn diện, khoa học và có bản lĩnh trong giao tiếp để trở thành một cán bộ mẫu mực có năng lực luôn là cánh tay đắc lực của Tổng phụ trách
	7. Kết quả cụ thể:	
	Qua một 3 năm làm công tác TPT ( Năm 2007 – 2010 ), bản thân tôi đã vận dụng mọi kinh nghiệm nhỏ để tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho các em, duy trì và xây dựng một tập thể Liên đội đạt vững mạnh. Trong tình hình xã hội hiện nay, đặc biệt môi trường cộng đồng học sinh đang sinh sống có nhiều phức tạp, đồng thời xã hội đang ngày càng phát triển đòi hỏi một sự vượt trội ở các em. Nhờ sự kết hợp chặt chẽ cũng như sự phối hợp kết hợp, chỉ đạo của các lực lượng giáo dục. Nhờ sự nổ lực của BCH Liên đội, sự quan tâm của lãnh đạo Đoàn các cấp, Liên đội trường tiểu học Huỳnh Văn Chính thực sự trở thành một trong những Liên đội vững mạnh.
| Cụ thể liên đội đã gặt hái được các kết quả như sau : 
|Năm học 2008 – 2009 :
Giải I cuộc thi ATGT cấp thành phố do cụm 2 tổ chức.
Giải II hội thi “Múa sân trường” do cụm 2 tổ chức.
Giải khuyến khích hội thi “Nghi thức Đội” do cụm 2 tổ chức.
Giải khuyến khích hội thi “ Phụ trách sao giỏi” cấp quận.
Giải I : Hội thi báo ảnh do cụm 2 tổ chức, chủ đề “Bảo vệ môi trường”
làm mô hình “chiến sĩ tái chế”
Giải I : Hội thi “thiết kế thời trang tái chế”
Năm học 2008 - 2009 đạt danh hiệu liên đội mạnh
Đạt danh hiệu 5 năm liền giữ vững danh hiệu Liên đội mạnh ( 2005 - 2009)
| Năm học 2009 - 2010 : Tính đến thời điểm tháng 3/2010 liên đội đã gặt hái đước các kết quả như sau:
Giải I : Hội thi “nhi đồng vui khoẻ” cấp quận 
Giải I : Văn nghệ
Giải I : Hội thi “thể dục cổ động” cấp quận - huyện . Đại diện các liên đội quận Tân Phú.
Giải I : “Cổ động sôi động” trong hội thi “Búp măng xinh” do Ovaltin tài trợ.
	Kết luận 
	Hiệu quả của phong trào thiếu nhi và công tác Đội trong nhà trường phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhiều điều kiện khách quan và chủ quan khi tham gia vào quá trình hoạt động. Hiểu sâu sắc điều đó và vận dụng nó vào thực tiễn để xây dựng phong trào thi đua của Liên đội không phải là dễ dàng.
	Thực chất, vai trò nhà sư phạm nói chung, TPT Đội nói riêng phải thực sự là người cán bộ mẫu mực, người tổ chức hợp lý, quản lý toàn diện tập thể học sinh, hiểu được những tâm sinh lý, những mong muốn của lứa tuổi, những khó khăn của gia đình học sinh, những điều kiện của địa phương. Đồng thời, TPT phải thực sự là cầu nối với các tổ chức trong và ngoài nhà trường, cũng là người xử lý kịp thời các thông tin với tư cách là nhà sư phạm. Bởi vậy, để xây dựng Liên đội vững mạnh là vấn đề có ý nghĩa thiết thực. Lựa chọn biện pháp, phương pháp tổ chức giáo dục để đạt hiệu quả tốt tôi tin là tuỳ thuộc vào năng lực của mỗi giáo viên. Bản thân tôi tin chắc rằng: Nếu mỗi một TPT thực sự là người chị, người anh thứ hai của các em thì việc xây dựng tập thể Liên đội vững mạnh xuất sắc là điều không khó và nó sẽ đáp ứng được nhiệm vụ của công tác Đội trong thời đại mới hiện nay ở nhà trường phổ thông.
Để hoàn thành được hiệm vụ của mình tôi luôn luôn tìm hiểu nâng cao nghiệp vụ thông qua việc học tập kinh nghiệm của các bạn đồng nghiệp. 
Tôi yêu công việc của mình, tôi luôn đặt tất cả lòng nhiệt huyết vào mỗi công việc, mỗi phong trào mà liên đội trường tôi tham gia. Tất cả vì đàn em thân yêu, ở nơi đây tôi nhận thấy ánh mắt thân thương ngây thơ của trẻ. TôI luôn yêu công việc của mình, và hãnh diện về những gì mà mình cố gắng để mang lại cho các em.
Ngày 05 tháng 04 năm 2010
Người thực hiện
Nguyễn Thị Dự Thảo
| Sau đây là một số hình ảnh hoạt động của lên đội huỳnh văn chính

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_lam_the_nao_de_xay_dung_lien_doi_vung.doc