Rà soát, giảm các khoản phí, lệ phí: thêm “lực đẩy” hỗ trợ doanh nghiệp
Thực hiện chủ trương Chính phủ kiến tạo, lấy doanh nghiệp là đối tượng phục vụ, tạo điều kiện
thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh và phát triển, ngày 16/5/2016, Chính phủ đã
ban hành Nghị quyết số 35/NQ-CP về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020. Với sự
chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, sự vào cuộc của các bộ, ngành và các địa phương, nhiều giải
pháp tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đã được ban hành và đi vào cuộc sống. Trong đó,
nhiều khoản phí và lệ phí đang được xem xét bãi bỏ quy định thu hoặc giảm mức thu, giúp doanh
nghiệp giảm chi phí sản xuất kinh doanh, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa,
doanh nghiệp Việt Nam.
Bạn đang xem tài liệu "Rà soát, giảm các khoản phí, lệ phí: thêm “lực đẩy” hỗ trợ doanh nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Rà soát, giảm các khoản phí, lệ phí: thêm “lực đẩy” hỗ trợ doanh nghiệp

TÀI CHÍNH - Tháng 11/2017 11 quan ngang bộ, Thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong giai đoạn năm 2017 - 2018 tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả nhiều giải pháp tạo điều kiện thuận lợi cho DN đầu tư, kinh doanh và phát triển. Trong đó, giao các bộ, ngành, địa phương rà soát các khoản phí có liên quan trực tiếp đến chi phí của DN để xem xét giảm mức phí, chi phí đầu vào cho DN, báo cáo Thủ tướng. Tiếp đó, ngày 09/8/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 75/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7/2017, trong đó nêu rõ, với tinh thần Chính phủ đồng hành cùng DN, Chính phủ thống nhất chủ đề năm 2017 là giảm chi phí cho DN. Người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về kết quả thực hiện các biện pháp giảm mức phí và chi phí đầu vào cho DN. Theo đó, nhiệm vụ mà các bộ, ngành, địa phương cần tập trung thực hiện bao gồm: Thực hiện các biện pháp loại bỏ ngay các thủ tục, quy định làm phát sinh chi phí không chính thức; Thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động thực thi công vụ của cán bộ, công chức; Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, công khai, minh bạch hoạt động quản lý nhà nước; Rà soát, giảm chi phí tuân thủ điều kiện kinh doanh đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện; Bãi bỏ điều kiện kinh doanh không cần thiết, làm gia tăng chi phí cho DN, gây cạnh tranh không bình đẳng; Chủ động chỉ đạo các cơ quan chuyên môn rà soát hoạt động chuyên môn nghiệp vụ, đơn giản hóa và cải tiến quy trình, thủ tục kiểm tra, kiểm dịch, kiểm soát và các hoạt động có liên quan đến cấp giấy Nỗ lực giúp doanh nghiệp giảm chi phí Nhằm tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả thực hiện các nghị quyết của Hội nghị Trung ương lần thứ 5 khóa XII và khắc phục những vấn đề còn tồn tại sau 1 năm thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP, ngày 06/6/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 26/CT-TTg về tiếp tục triển khai hiệu quả Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 theo tinh thần Chính phủ đồng hành cùng doanh nghiệp (DN). Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ RÀ SOÁT, GIẢM CÁC KHOẢN PHÍ, LỆ PHÍ: THÊM “LỰC ĐẨY” HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP VỤ CHÍNH SÁCH THUẾ - Bộ Tài chính * Thực hiện chủ trương Chính phủ kiến tạo, lấy doanh nghiệp là đối tượng phục vụ, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh và phát triển, ngày 16/5/2016, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 35/NQ-CP về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020. Với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, sự vào cuộc của các bộ, ngành và các địa phương, nhiều giải pháp tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đã được ban hành và đi vào cuộc sống. Trong đó, nhiều khoản phí và lệ phí đang được xem xét bãi bỏ quy định thu hoặc giảm mức thu, giúp doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất kinh doanh, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa, doanh nghiệp Việt Nam. Từ khóa: Chính phủ, doanh nghiệp, tài chính doanh nghiệp, chi phí, đầu tư, sản xuất, kinh doanh To implement a tectonic Government which focusing on businesses and facilitating investment and business development, the Government released the Resolution No-35/ NQ-CP on May 16th 2016 to support the development of businesses until the year 2020. Due to the close instructions of the Government, intensive participation of ministries, industries and localities, there have been bunches of solutions and initiatives created and applied in to real life. Among them, there have been serious considerations to remove or alleviate improper fees and charges helping businesses reduce their costs and improve their competitiveness. Keywords: Government, businesss, corporate finance, costs, investment, production, business operation Ngày nhận bài: 25/10/2017 Ngày hoàn thiện biên tập: 3/11/2017 Ngày duyệt đăng: 6/11/2017 *Email: phamngocthach@mof.gov.vn 12 GIẢM GÁNH NẶNG CHI PHÍ, HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP PHÁT TRIỂN phép và các giấy tờ khác. Bộ Tài chính được Chính phủ giao nhiệm vụ phối hợp với các bộ, ngành, địa phương có các cơ quan, đơn vị cung cấp các dịch vụ công và thu phí thống nhất mức giảm phí liên quan đến chi phí của DN, trình cơ quan có thẩm quyền quyết định hoặc ban hành theo thẩm quyền; Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương đánh giá kết quả giảm chi phí cho DN theo tinh thần Nghị quyết và tiếp tục rà soát, đề xuất cụ thể việc cắt giảm mức phí và loại phí thuộc phạm vi quy định của pháp luật phí, lệ phí. Ngay sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 75/NQ-CP ngày 09/8/2017, Bộ Tài chính đã chủ động, phối hợp với các bộ, ngành rà soát giảm các khoản phí, lệ phí liên quan đến chi phí DN; Các bộ, ngành đã có văn bản gửi Bộ Tài chính về việc này. Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính tiếp tục phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan để thống nhất không thu hoặc giảm mức thu một số khoản phí, lệ phí; gửi dự thảo các thông tư để xin ý kiến các bộ, ngành, địa phương; Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), một số DN và Hiệp hội ngành nghề có liên quan; đăng công khai trên cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính. Tổng hợp đến ngày 25/10/2017, Bộ Tài chính đã chủ trì, phối hợp với các Bộ ngành, địa phương để thống nhất không thu hoặc giảm mức thu một số khoản phí, lệ phí. Theo đó, sẽ không thu đối với 6 khoản phí và 4 khoản lệ phí; Giảm mức thu của 21 khoản phí và 02 khoản lệ phí. Bãi bỏ quy định thu đối với 6 khoản phí và 4 khoản lệ phí Cơ sở của việc quy định không thu các khoản phí, lệ phí chính là cải cách thủ tục hành chính tại các cơ quan thu phí, lệ phí theo hướng bãi bỏ một số thủ tục không cần thiết, để từ đó cắt giảm chi phí có liên quan. Ví dụ: Bộ Công thương đã chủ trì xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định số 113/2017/ NĐ-CP ngày 09/10/2017 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất (thay thế Nghị định số 26/2011/NĐ-CP ngày 8/4/2011 và Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 7/10/2008 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của BẢNG 1: CÁC KHOẢN PHÍ THUỘC LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP THƯƠNG MẠI ĐƯỢC BÃI BỎ QUY ĐỊNH THU STT Tên phí, lệ phí Mức thu Hiện hành Dự kiến 1 Phí thẩm định phê duyệt Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất 8.000.000 đồng/hồ sơ Không thu 2 Phí thẩm định cấp Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hạn chế sản xuất, kinh doanh trong ngành công nghiệp: Giấy phép sản xuất hóa chất 1.200.000/Giấy phép Không thu Giấy phép kinh doanh hóa chất 1.200.000/Giấy phép Không thu Giấy phép sản xuất đồng thời kinh doanh hóa chất 1.200.000/Giấy phép Không thu 3 Lệ phí cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp: Cấp mới 200.000 đồng/Giấy phép Không thu Gia hạn 100.000 đồng/Giấy phép Không thu 4 Phí cung cấp thông tin doanh nghiệp lần đầu cho doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi từ hộ kinh doanh: a Cung cấp thông tin Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh 20.000 đồng/bản Không thu b Cung cấp thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệpCung cấp báo cáo tài chính các loại doanh nghiệp 40.000 đồng/bản Không thu c Cung cấp báo cáo tổng hợp về doanh nghiệp 150.000 đồng/báo cáo Không thu d Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp 300.000 đồng/lần Không thu 5 Lệ phí đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi từ hộ kinh doanh: a Đăng ký thành lập doanh nghiệp, thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp 200.000 đồng/lần Không thu b Cấp mới, cấp lại, thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp 100.000 đồng/hồ sơ Không thu Nguồn: Bộ Tài chính, Báo cáo về giảm phí liên quan đến chi phí đầu vào doanh nghiệp TÀI CHÍNH - Tháng 11/2017 13 Luật Hóa chất), trong đó quy định bỏ một số thủ tục liên quan đến thu phí, lệ phí. Cụ thể: (i) Bãi bỏ thủ tục xác nhận Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất; (ii) Bãi bỏ quy định về thời hạn của Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh và Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất kinh doanh hóa chất; (iii) Miễn trừ cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp đối với hàng hóa chứa tiền chất nhóm 1 có hàm lượng nhỏ hơn 1% khối lượng, tiền chất nhóm 2 có hàm lượng nhỏ hơn 5% khối lượng. Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính đã dự thảo Thông tư thay thế Thông tư số 170/2016/TT-BTC gửi lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương theo hướng bỏ quy định thu một số khoản phí, lệ phí sau: (i) Phí thẩm định phê duyệt Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất: 8.000.000 đồng/bộ hồ sơ; (ii) Phí thẩm định cấp Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hạn chế sản xuất, kinh doanh trong ngành công nghiệp: 1.200.000 đồng/giấy phép; (iii) Lệ phí cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp: Cấp mới: 200.000 đồng/giấy phép; Cấp lại: 100.000 đồng/giấy phép. Việc bãi bỏ các thủ tục này chính là cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực công nghiệp hóa chất, góp phần giảm các chi phí của DN, qua đó cắt giảm đáng kể về thời gian, chi phí do không phải thực hiện các thủ tục không cần thiết. Đồng thời với việc bỏ các thủ tục hành chính là bãi bỏ các khoản phí, lệ phí có liên quan, do đó các DN có thể tiết kiệm được chi phí đầu vào. Số tiền do giảm phí, lệ phí được Bộ Tài chính đánh giá tuy không lớn (ước khoảng 2,3 tỷ đồng/năm) nhưng do bỏ được các thủ tục không cần thiết, qua đó tiết kiệm thời gian và chi phí, tạo sự thông thoáng trong lĩnh vực công nghiệp hóa chất. Bên cạnh đó, căn cứ Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa, Bộ Tài chính đã dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư 215/2016/TT-BTC, trong đó quy định miễn lệ phí đăng ký kinh doanh và miễn phí cung cấp thông tin DN lần đầu áp dụng cho các hộ kinh doanh chuyển đổi thành DN. Quy định này được đánh giá là có ý nghĩa quan trọng nhằm khuyến khích các hộ kinh doanh chuyển đổi thành DN nhỏ và vừa. Hiện nay BẢNG 2: CÁC KHOẢN PHÍ, LỆ PHÍ THUỘC LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP, THỦY SẢN DỰ KIẾN GIẢM MỨC THU STT Tên phí, lệ phí Mức thu Tỷ lệ giảmHiện hành Dự kiến 1 Phí thẩm định cấp giấy chứng nhận thực phẩm xuất khẩu theo yêu cầu của nước nhập khẩu 350.000 đồng/lô hàng 200.000 đồng/lô hàng 43% 2 Phí thẩm định xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản 50.000 đồng/người/lần 30.000 đồng/người/lần 40% 3 Phí thẩm định cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi 120.000.000 đồng/ lần thẩm định 105.000.000 đồng/ lần thẩm định 12.5% 4 Phí thẩm định xác nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản 700.000 đồng/lần 200.000 đồng/lần 72% 5 Phí bảo hộ giống cây lâm nghiệp a Công nhận lâm phần tuyển chọn 750.000 đồng/giống 600.000 đồng/giống 20% b Công nhận vườn giống 2.750.000 đồng/vườn giống 2.400.000 đồng/vườn giống 13% c Công nhận nguồn gốc lô giống, lô con giống 750.000 đồng/lô giống 600.000 đồng/lô giống 20% 6 Phí thẩm định kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực nông nghiệp a Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón, đối với cơ sở chỉ hoạt động đóng gói phân bón Cấp mới 6.000.000 đồng/cơ sở/lần 3.000.000 đồng/cơ sở/lần 50% Cấp lại 2.500.000 đồng/cơ sở/lần 1.200.000 đồng/cơ sở/lần 52% b Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón Cấp mới 1.200.000 đồng/cơ sở/lần 500.000 đồng/cơ sở/lần 59% Cấp lại 1.200.000 đồng/cơ sở/lần 200.000 đồng/cơ sở/lần 84% 7 Phí thẩm định cấp giấy chứng nhận vật tư nuôi trồng thủy sản nhập khẩu 500.000 đồng + Số lượng mẫu X 90.000 đồng/mẫu 470.000 đồng + Số lượng mẫu X 85.500 đồng/mẫu 6% 8 Phí thẩm định cấp giấy chứng nhận lưu hành sản phẩm vật tư nuôi trồng thủy sản: Đăng ký lại/gia hạn 530.000 đồng/lần/sản phẩm 500.000 đồng/lần/sản phẩm 6% Nguồn: Bộ Tài chính, Báo cáo về giảm phí liên quan đến chi phí đầu vào doanh nghiệp 14 GIẢM GÁNH NẶNG CHI PHÍ, HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP PHÁT TRIỂN có khoảng 1,7 triệu hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh, khi đăng ký chuyển đổi thành DN sẽ được miễn phí, lệ phí nêu trên. Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng đang dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư số 285/2016/TT-BTC theo hướng bỏ quy định thu đối với 02 khoản lệ phí, đó là lệ phí cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn; thủy sản nhập khẩu, quá cảnh, tạm nhập tái xuất (gồm kho ngoại quan), chuyển cửa khẩu và lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ thú y. Theo đánh giá của các cơ quan quản lý chuyên ngành, việc bỏ 02 khoản lệ phí nêu trên sẽ góp phần đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm chi phí DN (DN không phải tốn thời gian và chi phí đi lại, chi phí nộp lệ phí và nhận giấy chứng nhận...), cụ thể DN giảm chi phí khoảng 10 tỷ đồng/năm. Việc quy định bỏ thu các khoản phí, lệ phí nêu trên là phù hợp với kiến nghị của DN về việc giảm các chi phí nói chung, góp phần tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi trong sản xuất, kinh doanh. Giảm mức thu của 21 khoản phí và 02 khoản lệ phí Sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 75/ NQ-CP, Bộ Tài chính đã chủ động phối hợp với các bộ, ngành, địa phương rà soát, thống nhất điều chỉnh giảm mức thu của 21 khoản phí và 02 khoản lệ phí. Việc giảm mức thu các khoản phí, lệ phí nhận được sự đánh giá cao, đồng thuận của cộng đồng DN và các hiệp hội ngành nghề. Theo đánh giá của các DN, Hiệp hội ngành nghề, đây là hành động cụ thể, thiết thực, thể hiện sự đồng hành của các bộ, ngành, địa phương cùng chung sức hỗ trợ DN tiết giảm chi phí đầu vào, tạo thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh. Để thực hiện được việc giảm mức thu phí, lệ phí, đồng thời vẫn bảo đảm tốt công việc chuyên môn, các cơ quan thu phí đã nỗ lực cải tiến quy trình nghiệp vụ, giảm bớt thủ tục hành chính để có thể cắt giảm chi phí của chính mình, từ đó tiết kiệm thời gian, chi phí cho DN liên quan đến việc khai, nộp phí và lệ phí. Về mức giảm phí và lệ phí tuy không nhiều, nhưng đây chính là thể hiện sự chia sẻ giữa Nhà nước và DN, thực hiện đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ năm 2017 là năm giảm chi phí cho DN và đã được triển khai thực hiện, nổi bật là một số quy định giảm phí, lệ phí như sau: - Giảm lệ phí thành lập DN với mức giảm từ 200.000 xuống 100.000 đồng, theo đó DN thành lập mới được áp dụng chính sách này và được hưởng lợi. Theo ước tính của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đối với lệ phí đăng ký qua mạng, ước tổng số tiền giảm cho DN mỗi năm là 8 tỷ đồng. Đối với DN nộp hồ sơ trực tiếp, việc quy định giảm 50% lệ phí từ 200.000 đồng xuống còn 100.000 đồng thì ước tính số tiền giảm cho DN mỗi năm là 21 tỷ đồng. Số tiền do giảm mức phí được đánh giá tuy không lớn nhưng đa số các DN khi mới thành lập đều là DN quy mô nhỏ và siêu nhỏ, mới bước vào thị trường lần đầu. Với chính sách mới này, các DN có thêm động lực và niềm tin đối với thị trường. - Giảm phí thẩm định cấp giấy chứng nhận thực phẩm xuất khẩu theo yêu cầu của nước nhập khẩu từ 350.000 xuống 200.000 đồng/lô hàng, giảm 42% mức phí hiện hành đã hỗ trợ rất đáng kể cho giảm chi phí đối với việc hoạt động xuất khẩu thực phẩm (sửa đổi Thông tư 286/2016/TT-BTC). Với mức phí mới, các DN là người nộp phí đều thống nhất cho rằng, mức thu phí này không tạo gánh nặng tài chính, không gây khó khăn cho DN. Theo đánh giá của cơ quan thu phí, việc sửa đổi giảm mức phí nêu trên dự kiến giảm chi phí cho DN khoảng 2 tỷ đồng/năm. - Giảm mức thu phí thẩm định xác nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản (tại Thông tư số 230/2016/ TT-BTC) từ 700.000 đồng xuống khoảng từ 200.000 – 300.000 đồng/lần. Theo Hiệp hội thủy sản Việt Nam (Vasep), do điều chỉnh mức thu phí thẩm định xác nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản, DN sẽ giảm chi phí xuất khẩu thủy sản khoảng 20-25 tỷ đồng; các DN thủy sản (trên 100 DN xuất khẩu thủy sản sang các nước châu Âu) là đối tượng được hưởng lợi trực tiếp từ chính sách giảm phí, qua đó thúc đẩy xuất khẩu thủy hải sản. Hiện nay, Bộ Tài chính vẫn đang tiếp tục phối hợp với các bộ ngành, địa phương thực hiện Nghị quyết số 75/NQ-CP của Chính phủ. Trên cơ sở ý kiến của các bộ ngành, địa phương, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục tổng hợp để hoàn chỉnh các thông tư và sẽ ban hành các thông tư này trong thời gian tới. Tài liệu tham khảo: 1. Nghị quyết 35/NQ-CP của Chính phủ về hỗ trợ DN đến năm 2020; 2. Chỉ thị 26/CT-TTg về tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính nhà nước các cấp; 3. Nghị quyết 75/NQ-CP, nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ 7/2017; 4. Bộ Tài chính, Báo cáo về giảm phí liên quan đến chi phí đầu vào doanh nghiệp. Bộ Tài chính đã chủ động phối hợp với các bộ, ngành, địa phương rà soát, thống nhất điều chỉnh giảm mức thu của 21 khoản phí và 02 khoản lệ phí. Việc giảm mức thu các khoản phí, lệ phí nhận được sự đánh giá cao, đồng thuận của cộng đồng DN và các hiệp hội ngành nghề.
File đính kèm:
ra_soat_giam_cac_khoan_phi_le_phi_them_luc_day_ho_tro_doanh.pdf