Quy trình vận dụng dạy học vi mô trong rèn luyện kĩ năng dạy học cho sinh viên ngành sư phạm sinh học
Abstract: Microteaching is the programmed teaching approach, in which the process of practicing
teaching skills is divided into parts to carry out and get experiences through visual media,
associated with positive feedbacks from participants. In this paper, we introduce results of a study
to determine the system of teaching skills that can be practiced by microteaching and the process
of practicing teaching skills by microteaching. The process was applied not only in the general
training process but also in the self-training process of students and of junior teachers in order to
form and develop teaching skills, by that the teaching ability will be improved and the professional
capacity will be perfect.
Bạn đang xem tài liệu "Quy trình vận dụng dạy học vi mô trong rèn luyện kĩ năng dạy học cho sinh viên ngành sư phạm sinh học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Quy trình vận dụng dạy học vi mô trong rèn luyện kĩ năng dạy học cho sinh viên ngành sư phạm sinh học
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 441 (Kì 1 - 11/2018), tr 58-62 58 QUY TRÌNH VẬN DỤNG DẠY HỌC VI MÔ TRONG RÈN LUYỆN KĨ NĂNG DẠY HỌC CHO SINH VIÊN NGÀNH SƯ PHẠM SINH HỌC Phan Đức Duy, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế Trương Thị Thanh Mai, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng Ngày nhận bài: 27/09/2018; ngày sửa chữa: 01/10/2018; ngày duyệt đăng: 08/10/2018. Abstract: Microteaching is the programmed teaching approach, in which the process of practicing teaching skills is divided into parts to carry out and get experiences through visual media, associated with positive feedbacks from participants. In this paper, we introduce results of a study to determine the system of teaching skills that can be practiced by microteaching and the process of practicing teaching skills by microteaching. The process was applied not only in the general training process but also in the self-training process of students and of junior teachers in order to form and develop teaching skills, by that the teaching ability will be improved and the professional capacity will be perfect. Keywords: Microteaching, teaching skills, teaching ability. 1. Mở đầu Dạy học vi mô (DHVM) là một cách tiếp cận dạy học chương trình hóa [1], trong đó quá trình rèn luyện kĩ năng dạy học (KNDH) được chia nhỏ để thực hiện và trải nghiệm thông qua phương tiện nghe nhìn, kết hợp với sự phản hồi tích cực của các thành viên tham gia nhằm hình thành và phát triển năng lực nghề nghiệp cho sinh viên (SV) hoặc giáo viên (GV)”. Đây là một quá trình tinh giảm những hoạt động không có hiệu quả để mang lại thành công cho tiết dạy với ưu điểm nổi trội là hình thành và phát triển các KNDH một cách tuần tự, vững chắc. DHVM được vận dụng để rèn luyện từng KNDH trong một khoảng thời gian ngắn (5-10 phút) với mô hình lớp học nhỏ (5-10 SV/học sinh). DHVM cho phép có một sự ăn khớp giữa lí thuyết và thực hành, việc trải nghiệm KNDH trong quá trình dạy học môn Sinh học thông qua các phương tiện dạy học (camera, đầu máy video), qua quá trình phản hồi và đánh giá có thể phát triển khả năng của SV trong việc phân tích các tình huống sư phạm, cách thức tổ chức quá trình dạy học môn Sinh học, trong việc tự đánh giá, tự phê phán, tự sửa chữa. Sự luyện tập, quan sát và phân tích tiến trình bài giảng tạo thuận lợi cho việc thích nghi với bất kì tình huống sư phạm nào trong lớp học thật trong tương lai, khả năng thay đổi cũng tăng lên rõ rệt so với các phương pháp khác. Điểm mạnh, điểm yếu của mỗi người được xác định một cách dễ dàng nhờ các thông tin phản hồi. Bên cạnh đó, thực tế giảng dạy cho thấy, việc tập giảng trọn vẹn một bài học môn Sinh học trong chương trình Sinh học ở trường trung học phổ thông với nhiều KNDH khác nhau gây áp lực lớn cho SV và sự luyện tập trở nên dàn trải, thiếu tập trung, thiếu sự phản hồi cụ thể. Việc đánh giá mức độ đạt được về KNDH còn mang tính chung chung, một chiều đã không tạo điều kiện cho SV tự luyện tập, tự đánh giá. Vì vậy, việc tổ chức rèn luyện các KNDH cho SV ngành Sư phạm sinh học (SPSH) từ dễ đến khó, từ đơn lẻ đến phức hợp, kết hợp với việc cung cấp bộ công cụ rèn luyện, công cụ đánh giá sẽ góp phần nâng cao hơn nữa mức độ thành công về KNDH của SV. Vì vậy, việc vận dụng DHVM trong rèn luyện KNDH cho SV ngành SPSH là một cách tiếp cận hợp lí. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Khái niệm dạy học vi mô Tiếp cận theo quan điểm về dạy học “chương trình hóa” do Skinner đề xuất: “Phân chia quá trình giải quyết nhiệm vụ học tập thành những thao tác riêng rẽ, mỗi thao tác được kiểm soát bằng củng cố, được dùng làm tín hiệu mối liên hệ ngược” [1], DHVM được định nghĩa như sau: DHVM là một cách tiếp cận dạy học chương trình hóa, trong đó quá trình rèn luyện KNDH được chia nhỏ để thực hiện và trải nghiệm thông qua phương tiện nghe nhìn, kết hợp với sự phản hồi tích cực của các thành viên tham gia nhằm hình thành và phát triển kĩ năng (KN) nghề nghiệp cho SV hoặc GV. 2.2. Hệ thống kĩ năng dạy học được rèn luyện bằng dạy học vi mô Bài học vi mô nên được tiến hành với một hoặc một vài KN nhỏ trong giới hạn khoảng thời gian tương đối ngắn (5-10 phút). Đồng thời, khi tiến hành rèn luyện KNDH, toàn bộ quá trình hiện thực hóa tri thức về KN sẽ được ghi âm hoặc ghi hình nên chỉ phù hợp với những VJE Tạp chí Giáo dục, Số 441 (Kì 1 - 11/2018), tr 58-62 59 KNDH có sự thực hiện thao tác quan sát được. Ngoài ra, qua điều tra thực trạng, đa số ý kiến của GV hướng dẫn thực tập sư phạm ở trường phổ thông cho rằng cần phải ưu tiên rèn luyện các KN tổ chức bài lên lớp như KN trình bày bảng, diễn đạt ngôn ngữ, KN tổ chức thảo luận nhóm, KN sử dụng phương tiện trực quan (PTTQ)... Tuy nhiên, KN trình bày bảng và diễn đạt ngôn ngữ là những KN khó thay đổi (như ngôn ngữ địa phương, chữ viết đẹp/xấu của cá nhân...), cần phải có thời gian rèn luyện lâu dài. Do đó, việc vận dụng DHVM trong rèn luyện KNDH cho SV sư phạm chỉ tập trung đến các KNDH sau: KN sử dụng PTTQ; sử dụng thí nghiệm sinh học để hình thành kiến thức mới; sử dụng câu hỏi - phản hồi; KN tổ chức hoạt động thảo luận nhóm. Ngoài ra, KN kiểm tra bài cũ là KN khởi đầu của một tiết dạy và tương đối dễ thực hiện trong một thời gian ngắn nên nó là một bước đệm đầu tiên trong quy trình rèn luyện KN, giúp SV hiểu rõ cách thức rèn luyện KN bằng DHVM và hình thành niềm tin về việc phát triển KN thông qua rèn luyện. 2.3. Nguyên tắc vận dụng dạy học vi mô vào việc rèn luyện kĩ năng dạy học trong môn Sinh học Việc vận dụng DHVM trong rèn luyện KNDH cho SV ngành SPSH cần đảm bảo các nguyên tắc sau: Đáp ứng mục tiêu dạy học học phần PPDH Sinh học; Đảm bảo tính khoa học, chính xác của nội dung; Phù hợp với đối tượng SV; Tách riêng từng kĩ năng để luyện tập, quan sát, phân tích và đánh giá; Quá trình rèn luyện KN cần thực hiện nhiều lần. 2.4. Quy trình rèn luyện kĩ năng dạy học cho sinh viên ngành sư phạm Sinh học bằng dạy học vi mô Theo thuyết xã hội của Albert Bandura (dẫn theo Phan Trọng Ngọ, Nguyễn Đức Hưởng) [2], có hai hình thức học tập thông qua quan sát: 1) Quan sát để tạo ra củng cố thay thế - nghĩa là khi quan sát hành vi được đánh giá là “đúng” hay là “sai” thì người quan sát có xu hướng điều chỉnh hành vi của mình hướng đến cái “đúng”; 2) Quan sát để bắt chước đối tượng được quan sát. Vì vậy, trong quy trình vận dụng DHVM để hình thành KNDH cho SV, việc quan sát sẽ đáp ứng cả hai mục đích: thị phạm KNDH mẫu để bắt chước, rút kinh nghiệm và quan sát lại đoạn video tập giảng để điều chỉnh các hành vi, thao tác của KN. Bên cạnh đó, việc xây dựng quy trình rèn luyện được tiếp cận trên PTDH chương trình hóa, hoạt động rèn luyện được thực hiện với các công đoạn diễn ra theo tuyến tính và các bước rèn luyện có mối quan hệ qua lại theo một trật tự nhất định. Từ sự phân tích tổng quan về sự phát triển và quá trình rèn luyện KNDH, cơ sở thực tiễn nhu cầu rèn luyện KNDH của SV, quy trình rèn luyện KNDH môn Sinh học cho SV ngành SPSH bằng DHVM được thiết kế gồm 2 giai đoạn cơ bản (xem sơ đồ 1). Giai đoạn 1. Rèn luyện KNDH riêng lẻ Trước khi bước vào giai đoạn này, giảng viên cần cung cấp cho SV một số kiến thức cơ bản về quy trình rèn luyện KNDH bằng DHVM, cách thức sử dụng công cụ rèn luyện như phiếu hoạt động, phiếu quan sát - đánh giá, rubric; cách thức phản hồi tích cực và nội quy sử dụng phòng thực hành bộ môn. Đồng thời trong giai đoạn này, giảng viên cần chú ý hình thành thái độ tích cực đối với việc rèn luyện KNDH cho SV. Trong thực tế dạy học, các KNDH không tồn tại một cách riêng rẽ mà luôn nằm trong một mối quan hệ mật thiết, thống nhất qua lại (ví dụ KN định hướng luôn gắn liền với KN diễn đạt ngôn ngữ, KN sử dụng PTTQ luôn gắn liền với KN sử dụng câu hỏi - phản hồi...). Vì vậy, khi tiến hành rèn luyện bằng DHVM, người được rèn luyện chỉ tập trung vào các thao tác và yêu cầu sư phạm của riêng từng KN. Đồng thời, người quan sát cũng chỉ tập trung quan sát và đánh giá cho KN được xét đến. Điều này giúp quá trình rèn luyện KNDH được tập trung hơn, đơn giản hơn, từ đó đạt hiệu quả cao hơn. Giai đoạn này được thực hiện qua 6 bước cơ bản: VJE Tạp chí Giáo dục, Số 441 (Kì 1 - 11/2018), tr 58-62 60 Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập cho SV thông qua phiếu hoạt động rèn luyện Sau khi nhận phiếu hoạt động, SV tiến hành thiết kế kế hoạch bài học vi mô một cách cụ thể theo yêu cầu trong phiếu (xem bảng 1, bảng 2). Bảng1. Ví dụ về phiếu hoạt động rèn luyện KN sử dụng câu hỏi - phản hồi PHIẾU HOẠT ĐỘNG RÈN LUYỆN 1. Mục tiêu: Rèn luyện KN sử dụng câu hỏi - phản hồi 2. Nhiệm vụ rèn luyện: Rèn luyện KN sử dụng câu hỏi - phản hồi trong quá trình dạy học kiến thức về “Khái niệm sinh trưởng ở vi sinh vật”, bài 25 “Sinh trưởng ở Vi sinh vật” (Sinh học 10, cơ bản). 3. Cấu trúc thao tác và yêu cầu sư phạm của KN sử dụng câu hỏi - phản hồi Thứ tự Thao tác Yêu cầu sư phạm 1 Trưng bày và giới thiệu PTTQ (mẫu vật thật, vật tương trưng, phim...) - Trưng bày PTTQ đúng lúc, đúng chỗ. - Dùng que chỉ/thước để chỉ PTTQ. - Đứng lệch, đảm bảo tất cả HS quan sát được. 2 Định hướng, nêu nhiệm vụ học tập - Âm điệu to, rõ, nhấn mạnh ở những từ ngữ, câu quan trọng. - Nội dung định hướng/ nhiệm vụ học tập phù hợp với mục tiêu dạy học Sinh học. 3 Hướng dẫn HS quan sát, sử dụng, khai thác kiến thức từ PTTQ. - Hướng dẫn cách thức quan quát, những điểm trọng tâm cần chú ý một cách rõ ràng, chu đáo. - Biểu diễn, mô tả PTTQ vừa phải; theo trình tự nhất định. 4 Tổ chức cho HS chủ động khai thác kiến thức Sinh học từ PTTQ Đảm bảo thời gian cho HS theo dõi, quan sát, khai thác kiến thức bằng cách tổ chức cho HS khai thác kiến thức Sinh học từ PTTQ theo cá nhân hoặc theo nhóm, có thể kết hợp phiếu học tập. 5 GV tổng hợp và chốt kiến thức Sinh học - Sử dụng ngữ điệu hợp lí. - Đảm bảo chính xác về mặt kiến thức Sinh học, cô đọng, rõ ràng. 6 Cất/xóa/tắt PTTQ ngay sau khi dùng xong Đảm bảo vị trí cất giấu PTTQ phù hợp/ tắt nguồn PTTQ nhằm tránh làm chệch hướng sự tập trung của HS. 4. Rubric đánh giá KN sử dụng câu hỏi - phản hồi ........................................................................................ Bảng 2. Ví dụ về kế hoạch bài học vi mô rèn luyện KN sử dụng câu hỏi - phản hồi KẾ HOẠCH BÀI HỌC VI MÔ Họ và tên SV biên soạn: ............................ 1. Nhiệm vụ rèn luyện: Thiết kế kế hoạch rèn luyện KN sử dụng câu hỏi - phản hồi thông qua quá trình dạy học kiến thức về “Khái niệm sinh trưởng ở vi sinh vật”, bài 25 “Sinh trưởng ở Vi sinh vật” (Sinh học 10, cơ bản). 2. Kế hoạch bài học vi mô: 2.1. Mục tiêu - Học sinh hiểu được khái niệm Sinh trưởng của quần thể vi sinh vật và Thời gian thế hệ. - HS vận dụng được kiến thức về sinh trưởng của vi sinh vật để giải bài tập liên quan đến thời gian thế hệ. 2.2. Chuẩn bị:.................... 2.3. Tiến trình thực hiện KN sử dụng câu hỏi - phản hồi (từ 8-10p) Hoạt động của GV và HS Thời gian Nội dung kiến thức ..... ..... ..... 3. Rút kinh nghiệm (sau khi hiện thực hóa kĩ năng sử dụng câu hỏi - phản hồi trong lớp học giả định): ........................................................................................ Bước 2. Thị phạm hoạt động thực hiện KNDH trong giờ dạy môn Sinh học Giảng viên tổ chức cho SV thị phạm hoạt động thực hiện KNDH cần rèn luyện thông qua giảng viên làm mẫu, giảng viên dạy mẫu hoặc thông qua băng ghi hình giờ dạy... Các hoạt động thực hiện KNDH được sử dụng cho SV thị phạm không nhất thiết phải là hoạt động đạt mức độ cao nhất của KN. Trong quá trình thị phạm, SV vừa quan sát vừa sử dụng phiếu quan sát - đánh giá đã được thiết kế sẵn, nhằm xác định việc có/không có thể hiện các thao tác và yêu cầu sư phạm của KNDH cần rèn luyện. Bước 3. Thu hoạch cá nhân Sau khi đã hoàn thành phiếu quan sát (bảng kiểm), SV sử dụng rubric hướng dẫn đánh giá để đánh giá kết quả đạt được về của KNDH mẫu vừa quan sát. Đưa ra nhận xét và nhận định của bản thân về kết quả quan sát. Bước 4. Thảo luận Tiến hành thảo luận toàn lớp về KNDH mẫu vừa được quan sát. Bước 5. Chính xác hóa kiến thức về KNDH Giảng viên dựa trên kết quả thảo luận của SV để đưa ra các nhận xét, bổ sung, hợp lí hóa và chính xác hóa kiến thức về KNDH cần rèn luyện, bao gồm vai trò của KNDH VJE Tạp chí Giáo dục, Số 441 (Kì 1 - 11/2018), tr 58-62 61 cần rèn luyện trong quá trình dạy học, hệ thống và trình tự logic của các thao tác KN và yêu cầu sư phạm của KN. Đồng thời làm rõ ý nghĩa của việc thực hiện đúng trình tự logic của các thao tác đối với hiệu quả dạy học. Bước 6. Vận dụng Từ kiến thức và kinh nghiệm thu được, SV tiến hành chỉnh sửa lại kế hoạch bài học vi mô đã chuẩn bị và rèn luyện KN theo quy trình sau: (i) Chỉnh sửa kế hoạch bài học vi mô (ii)Tập giảng lần 1: Một hoặc một số SV (tùy điều kiện thời gian) tiến hành giảng tập trong vòng từ 5-10 phút trước nhóm SV quan sát, SV đóng vai HS (khoảng 10-15 SV) và được ghi hình. Giảng tập lần 1 nên được tiến hành dưới sự quan sát của giảng viên. Trong quá trình này, giảng viên hướng dẫn và nhóm SV quan sát (khoảng 5 SV) sẽ đánh dấu vào bảng kiểm trong phiếu quan sát. Sử dụng rubric hướng dẫn đánh giá để tiến hành đánh giá mức độ đạt được của KNDH mà SV vừa thực hiện. (iii) SV xem lại đoạn băng ghi hình, biên bản thảo luận và đưa ra phản hồi (từ 5-10 phút). Đối với SV tập giảng, điều này có ý nghĩa đặc biệt vì họ sẽ ghi nhận được những điểm đã làm được và chưa làm được một cách khách quan, có cơ sở xác thực. (iv) Chỉnh sửa kế hoạch bài học vi mô và SV giảng tập lần 2 trên cơ sở những phản hồi vừa nhận được. (v) Nộp phim và phiếu đánh giá cho giảng viên. Giảng viên xem lại đoạn phim, kết hợp phiếu quan sát để phát hiện ưu nhược điểm của các SV. Từ đó tổ chức một buổi thảo luận chung, rút kinh nghiệm, trao đổi thông tin, đề xuất biện pháp cải thiện và đánh giá. Nếu KNDH đã đạt yêu cầu, SV xác lập KN và tiến hành rèn luyện ở nội dung kiến thức khác (nếu cần). Nếu KNDH vừa rèn luyện chưa đạt yêu cầu, SV tiếp tục chỉnh sửa kế hoạch dạy học, giảng tập lần thứ 3 (quay lại bước iv). Trong các lần giảng ở bước (iv) (đối với SV đã giảng tập trên lớp) và bước (iii) (đối với SV chưa tập giảng lần 1), SV có thể tự rèn luyện trong nhóm mà không cần sự có mặt của giảng viên. Việc quay phim có thể được thực hiện bằng điện thoại di động, máy ảnh kĩ thuật số hoặc sử dụng máy quay trong phòng thực hành. Đoạn phim sẽ chuyển cho các thành viên trong nhóm và nộp lại cho giảng viên để được đóng góp ý kiến nhận xét và đánh giá. Thời gian lên lớp chủ yếu dành cho việc giải đáp thắc mắc, thảo luận sâu hơn về những thao tác khó, khi đó giảng viên và SV cùng nhau chia sẻ thông tin, hỗ trợ. Cách làm này sẽ phát huy tối đa khả năng tự học, tự rèn luyện của SV. Giai đoạn 2. Rèn luyện phối hợp một số KNDH Sau khi một số KNDH đơn lẻ đã được thiết lập, giảng viên tổ chức cho SV rèn luyện phối hợp 3-4 KN trong một hoạt động dạy học. Những KN được rèn luyện phối hợp phải là KN được tiến hành liền kề, có quan hệ mật thiết, đan xen trong quá trình thực hiện. Trong quá trình rèn luyện KNDH cho SV, chúng tôi tiến hành rèn luyện phối hợp nhóm KN sau: KN sử dụng phương tiện trực quan; KN sử dụng câu hỏi; KN tổ chức thảo luận nhóm. Ngoài ra, có thể thực hiện phối hợp các nhóm KN sau: KN KTBC + KN định hướng + KN sử dụng câu hỏi - phản hồi; KN sử dụng thí nghiệm để hình thành kiến thức mới + KN sử dụng câu hỏi + KN tổ chức thảo luận nhóm... Việc rèn luyện phối hợp các KN có thể được tiến hành xen kẽ, song song với quá trình rèn luyện các KNDH đơn lẻ. Điều này giúp cho các KNDH được rèn luyện lặp đi lặp lại, hòa quyện với nhau; từ đó sẽ có chất lượng tốt và gần hơn với thực tế dạy học ở trường phổ thông. Ngoài rèn luyện trong nhà trường sư phạm, SV có thể tiếp tục rèn luyện trong quá trình thực tập sư phạm tại các trường phổ thông. Để làm được điều này, giảng viên và GV hướng dẫn thực tập ở phổ thông có thể trao đổi, thống nhất về quy trình rèn luyện và tiêu chí đánh giá, cách thức phản hồi, từ đó phối hợp rèn luyện KNDH cho SV ngành SPSH trong quá trình đào tạo ở trường đại học và quá trình kiến tập sư phạm, thực tập sư phạm một cách hiệu quả. Đồng thời, khi thực hiện tại trường phổ thông, SV ít hoặc không có điều kiện thực hiện chỉnh sửa giáo án và dạy lại cho cùng một nội dung nhưng vẫn có điều kiện tiếp nhận thông tin phản hồi từ GV hướng dẫn và áp dụng rèn luyện trong một bài dạy khác. Quy trình thực hiện rèn luyện phối hợp nhiều KNDH trong giai đoạn này giống với quy trình rèn luyện các KNDH riêng lẻ. Tuy nhiên, cấu trúc phiếu quan sát và rubric hướng dẫn đánh giá có thay đổi. 3. Kết luận Rèn luyện KNDH là cơ sở của việc phát triển năng lực nghề nghiệp của SV. Tuy nhiên, thời gian đào tạo và tiếp xúc với “nghề” của SV là hạn chế, vì vậy, việc tạo cơ hội, đề xuất phương pháp, thiết kế quy trình và phương tiện rèn luyện phù hợp là rất cần thiết. Quy trình rèn luyện KNDH bằng DHVM mà chúng tôi đề xuất sẽ góp phần tăng cường hiệu quả rèn luyện, không chỉ trong quá trình đào tạo mà còn trong cả quá trình tự đào tạo; tạo nền tảng vững chắc và là tiền đề cho SV ngành SPSH, GV trẻ phát triển năng lực dạy học, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo GV ở các trường sư phạm trong giai đoạn hiện nay. Tài liệu tham khảo [1] Skinner B. F. (1953). Science and human behavior. Collier - Macmillan Limited, London, pp. 59-90. VJE Tạp chí Giáo dục, Số 441 (Kì 1 - 11/2018), tr 58-62 62 [2] Phan Trọng Ngọ - Nguyễn Đức Hưởng (2003). Các lí thuyết phát triển tâm lí người. NXB Đại học Sư phạm, tr 154-160. [3] Đinh Quang Báo - Nguyễn Đức Thành (1996). Lí luận dạy học Sinh học (phần Đại cương). NXB Giáo dục. [4] D. W. Allen (1967). Microteaching - A description. Stanford Teacher Education Program, ERIC. [5] Trương Thanh Mai (2014). Dạy học vi mô và vận dụng dạy học vi mô trong rèn luyện kĩ năng dạy học. Tạp chí Giáo dục, số 341, tr 29-33. [6] Trần Thị Thanh Thủy (2013). Rèn luyện kĩ năng dạy học cho sinh viên sư phạm địa lí bằng phương pháp dạy học vi mô. Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. [7] Nguyễn Mậu Đức - Nguyễn Thị Chiên - Trần Trung Ninh (2013). Áp dụng phương pháp dạy học Vi mô rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên qua quá trình tập giảng. Tạp chí Giáo dục, số 323, tr 26-28. [8] Trương Thị Thanh Mai (2014). Dạy học vi mô và vận dụng dạy học vi mô trong rèn luyện kĩ năng dạy học. Tạp chí Giáo dục, số 341, tr 29-33. [9] Uông Thị Lê Na (2016). Thực trạng phát triển năng lực dạy học cho sinh viên sư phạm thông qua dạy học vi mô. Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt kì 1 tháng 7, tr 52-56. [10] Trần Thụy Hoàng Yến (2015). Dạy học vi mô - Một phương pháp góp phần phát triển năng lực dạy học cho sinh viên sư phạm toán. Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt tháng 6, tr 109-111; 120. [11] M. Altet - J. D. Britten (1999). Phương pháp vi mô và đào tạo giáo viên (bản dịch). Dự án Việt -Bỉ. MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC... (Tiếp theo trang 47) hiệu quả của quá trình dạy học. Thông qua các bài kiểm tra sẽ là cơ sở để đánh giá mức độ nắm vững kiến thức và khả năng vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn của SV. Mặt khác, các bài kiểm tra cũng giúp người học nắm được bản thân đã đạt được mục tiêu dạy học ở mức độ nào, còn những đơn vị kiến thức nào cần củng cố, ôn tập. Từ đó, giúp GV có kế hoạch điều chỉnh hoạt động giảng dạy, đồng thời xếp loại và phân định được mức độ tiến bộ của SV. 3. Kết luận Tổ chức dạy học theo hướng vận dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề thực tiễn góp phần thúc đẩy quá trình gắn kết giữa kiến thức lí thuyết và thực hành với thực tiễn đời sống. Các biện pháp đã đề xuất ở trên có mối liên hệ mật thiết với nhau. Trong dạy học môn Toán cao cấp, GV cần thực hiện một cách đồng bộ và thường xuyên nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho SV; từ đó góp phần nâng cao hiệu dạy học. Tài liệu tham khảo [1] Lương Việt Thái (chủ nhiệm đề tài, 2011). Phát triển Chương trình giáo dục phổ thông theo định hướng phát triển năng lực người học. Đề tài nghiên cứu khoa học, Mã số B2008-37-52 TĐ, Hà Nội. [2] Nguyễn Công Khanh - Đào Thị Oanh (2014). Kiểm tra và đánh giá trong giáo dục. NXB Đại học Sư phạm. [3] Nguyễn Bá Kim - Vũ Dương Thụy (2004). Phương pháp dạy học môn Toán. NXB Đại học Sư phạm. [4] Blekman I.I - Mưskix A.D - Panôvko Ia.G (1985). Toán học ứng dụng (bản dịch của Trần Tất Thắng). NXB Khoa học và Kĩ thuật. [5] Đặng Vũ Hoạt (chủ biên) - Hà Thị Đức (2008). Lí luận dạy học đại học. NXB Giáo dục. [6] Cruchexki (1973). Tâm lí năng lực toán học của học sinh. NXB Giáo dục. [7] Phạm Văn Hoàn - Trần Thúc Trình - Nguyễn Gia Cốc (1981). Giáo dục học môn Toán. NXB Giáo dục. XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP... (Tiếp theo trang 52) [2] Patrick Griffin (2014). Assessment for Teaching. Cambridge University Press. [3] Carol Ann Tomlinson - Tonya R. Moon (2013). Assessment and Student Success in a Differentiated Classroom. ASCD. [4] Nguyễn Văn Biên - Phạm Văn Dinh (2017). Xây dựng hệ thống bài tập để sử dụng trong dạy học chương “Các định luật bảo toàn” nhằm phát triển năng lực của học sinh. Tạp chí Thiết bị giáo dục, số 153, tr 22-25. [5] Vũ Thị Lan Hương (2017). Xây dựng hệ thống bài tập chương “Động lực học chất điểm” - Vật lí 10 nhằm phát triển năng lực vật lí cho học sinh. Tạp chí Thiết bị giáo dục, số 154, tr 26-28; 32. [6] Nguyễn Thế Khôi (tổng chủ biên) - Nguyễn Phúc Thuần (chủ biên) - Nguyễn Ngọc Hưng - Vũ Thanh Khiết - Phạm Xuân Quế - Phạm Đình Thiết - Nguyễn Trần Trác (2013). Vật lí 11 nâng cao. NXB Giáo dục Việt Nam. [7] Cohen, J. (1988). Statistical power analysis for the behavioral sciences (2nd ed.). Lawrence Erlbaum Associates, Pulisshers.
File đính kèm:
- quy_trinh_van_dung_day_hoc_vi_mo_trong_ren_luyen_ki_nang_day.pdf