Quy định về công tác Thiết kế dự án lưới điện phân phối cấp điện áp đến 35kV - Tập 1: Quy định chung (Phần 2)

CHƯƠNG 5: ĐƯỜNG CÁP NGẦM

5.1. Phạm vi áp dụng và định nghĩa.

1) Chương này áp dụng cho đường cáp lực điện áp đến 35kV.

2) Đường cáp là đường dây truyền tải điện cấu tạo bằng 1 hoặc nhiều ruột cáp có

cách điện và được nối dài bằng hộp cáp, đầu nối và các chi tiết giữ cáp.

3) Công trình cáp là công trình dành riêng để đặt cáp, hộp nối cáp và các thiết bị

bảo vệ khác.

4) Công trình cáp gồm có: Tuynen cáp; hào cáp; mương cáp; tầng cáp; khối cáp;

cầu cáp; máng cáp.

5) Đoạn đường cáp là phần của đường cáp nằm giữa hai hộp cáp hoặc giữa hộp

cáp và đầu cáp

pdf 82 trang phuongnguyen 6140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Quy định về công tác Thiết kế dự án lưới điện phân phối cấp điện áp đến 35kV - Tập 1: Quy định chung (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Quy định về công tác Thiết kế dự án lưới điện phân phối cấp điện áp đến 35kV - Tập 1: Quy định chung (Phần 2)

Quy định về công tác Thiết kế dự án lưới điện phân phối cấp điện áp đến 35kV - Tập 1: Quy định chung (Phần 2)
Quy định về công tác Thiết kế dự án lưới điện phân phối cấp điện áp đến 35kV 
Tập 1: Quy định chung 60 
CHƯƠNG 5: ĐƯỜNG CÁP NGẦM 
5.1. Phạm vi áp dụng và định nghĩa. 
1) Chương này áp dụng cho đường cáp lực điện áp đến 35kV. 
2) Đường cáp là đường dây truyền tải điện cấu tạo bằng 1 hoặc nhiều ruột cáp có 
cách điện và được nối dài bằng hộp cáp, đầu nối và các chi tiết giữ cáp. 
3) Công trình cáp là công trình dành riêng để đặt cáp, hộp nối cáp và các thiết bị 
bảo vệ khác. 
4) Công trình cáp gồm có: Tuynen cáp; hào cáp; mương cáp; tầng cáp; khối cáp; 
cầu cáp; máng cáp. 
5) Đoạn đường cáp là phần của đường cáp nằm giữa hai hộp cáp hoặc giữa hộp 
cáp và đầu cáp. 
5.2. Chọn tiết diện cáp ngầm. 
1) Tiết diện của cáp phải được lựa chọn theo mật độ dòng điện kinh tế. 
2) Sau khi được lựa chọn cáp phải được tính toán kiểm tra theo các điều kiện tổn 
thất điện áp và độ phát nóng cho phép. 
3) Dòng điện liên tục cho phép của cáp điện áp đến 35kV có cách điện cao su, 
XLPE, vỏ bọc PVC được lấy theo nhiệt độ phát nóng cho phép của ruột cáp là 500C. 
Trong trường hợp nhà chế tạo đưa ra các thông số cho phép hoặc định mức cụ thể thì 
lấy theo số liệu của nhà chế tạo. 
4) Đối với cáp đặt trong đất, dòng điện liên tục cho phép được tính với trường 
hợp cáp đặt trong hào ở độ sâu 0,7 - 1,0m, khi đất có nhiệt độ là 150C và nhiệt trở suất 
là 120cm.°K/W. 
Trong trường hợp nhiệt trở suất của đất khác 120cm.0K/W thì dòng điện cho 
phép của cáp được hiệu chỉnh theo các hệ số phụ thuộc vào độ ẩm của đất theo bảng 
dưới đây: 
Đăc điểm của đất Nhiệt trở suất cm.0K/W Hệ số hiệu chỉnh 
Cát có độ ẩm trên 9%, đất sét 
pha cát, độ ẩm trên 1% 
80 1,05 
Đất và cát có độ ẩm 7-9%, đất 
sét pha cát độ ẩm 1214% 
120 1,00 
Quy định về công tác Thiết kế dự án lưới điện phân phối cấp điện áp đến 35kV 
Tập 1: Quy định chung 61 
Cát có độ ẩm trên 4% và nhỏ 
hơn 7%, đất sét pha cát có độ 
ẩm 8-12% 
200 0,87 
Cát có độ ẩm tới 4%, đất đá 300 0,75 
5) Đối với cáp đặt trong nước, dòng điện liên tục cho phép được tính với nhiệt độ 
của nước là 150C. Đối với cáp đặt trong không khí, dòng điện liên tục cho phép được 
tính với khoảng cách giữa các cáp khi đặt trong nhà, ngoài trời và trong hầm không 
nhỏ hơn 35mm, còn khi đặt trong mương thì khoảng cách đó không nhỏ hơn 50mm, 
với số lượng cáp bất kỳ và nhiệt độ không khí là 250C. Đối với cáp đơn đặt trong ống 
chôn dưới đất không có thông gió nhân tạo thì dòng điện liên tục cho phép cũng lấy 
như khi đặt cáp trong không khí. 
6) Khi tuyến cáp đi qua các vùng đất có điều kiện môi trường khác nhau, phải lựa 
chọn tiết diện và kết cấu theo đoạn tuyến có điều kiện môi trường khắc nghiệt nhất (kể 
cả trong trường hợp đoạn tuyến còn lại đi qua khu vực có điều kiện môi trường tốt hơn 
và chiều dài không vượt quá chiều dài chế tạo của cáp). 
7) Đối với hệ thống lưới 3 pha 4 dây, cáp ngầm được lựa chọn là loại cáp sử 
dụng màng chắn kim loại đồng làm dây trung tính, màng chắn kim loại được làm bằng 
các sợi dây đồng và một lớp băng đồng cho từng lõi riêng rẽ, tiết diện tổng của màng 
chắn này phải đủ để đảm bảo dòng điện mất cân bằng pha và dòng điện ngắn mạch. 
5.3. Phương thức lắp đặt đường cáp, loại cáp. 
1) Phương thức đặt cáp thông thường là đặt chìm trực tiếp trong đất hoặc cáp 
trong ống và đi trong đất, cáp đặt trong mương bê tông,..đi men theo đường, hoặc đi 
bên cạch các dải đất trống, hạn chế cắt các tuyến phố cho xe cơ giới. Dọc theo đường 
cáp điện ngầm phải đặt cột mốc hoặc dấu hiệu báo cáp ngầm, khoảng cách giữa các 
cột mốc quy định bằng 20m. 
2) Cáp đặt trực tiếp trong đất hoặc trong nước phải là cáp bọc thép có phủ lớp 
chống tác dụng hóa học. Các loại cáp có vỏ bọc không phải chịu tác động cơ học khi 
lắp đặt ở bất kỳ vùng đất nào; khi kéo, luồn cáp và chịu được tác động nhiệt trong quá 
trình vận hành, sửa chữa. 
3) Đối với các khu vực đất bị nhiễm mặn, bùn lầy, đất đắp có chứa xỉ, vật liệu 
xây dựng hoặc hoạt chất ăn mòn điện hóa phải sử dụng loại cáp vỏ bọc bằng chì hoặc 
nhôm với lớp bảo vệ bên ngoài bằng nhựa tổng hợp. Tại các khu vực bùn lầy khi lựa 
chọn cáp phải tính đến các điều kiện địa chất, hóa học và cơ học. 
Quy định về công tác Thiết kế dự án lưới điện phân phối cấp điện áp đến 35kV 
Tập 1: Quy định chung 62 
4) Đối với các vùng đất không ổn định phải chọn loại cáp có vỏ bọc bằng đai 
hoặc sợi thép và có biện pháp phòng chống tác động nguy hại đến cáp khi đất dịch 
chuyển (dự phòng chiều dài cáp, lèn chặt đất, đóng cọc,...) 
5) Tại những chỗ tuyến đi qua suối, bãi bồi, kênh rạch dùng loại cáp tương tự 
như cáp đặt trong đất. Các ống dẫn cáp đặt trong đất hoặc trong nước đều phải có giải 
pháp bảo vệ chống ăn mòn. 
6) Các tuyến cáp được đặt trong đất theo phương thức: Cáp đặt trong hào cáp, 
phía dưới rải một lớp đất mịn, phía trên cũng phủ đất mịn, không lẫn sỏi, đá, xi măng 
hoặc rác. Dọc theo chiều dài tuyến cáp phải có bảo vệ để tránh tác động về cơ học như 
phủ lên mặt hào các tấm đan bê tông có chiều dày không nhỏ hơn 50mm đối với cáp 
điện áp 35kV. Đối với cáp điện áp dưới 35kV có thể phủ bằng các tấm đan bê tông 
hoặc xây gạch (không dùng gạch silicat, gạch lỗ, gạch rỗng) hoặc bằng các vật liệu có 
đủ độ cứng cần thiết. Đối với các tuyến cáp điện áp đến 22kV, nếu được chôn sâu từ 
1m trở lên thì không phải có biện pháp bảo vệ tránh tác động cơ học trừ trường hợp 
tuyến cáp chui qua đường xe cơ giới, đường sắt. Dọc theo tuyến phải bố trí cọc bê tông 
báo hiệu cáp ngầm. 
7) Độ sâu đặt cáp so với cốt chuẩn quy hoạch được quy định không nhỏ hơn: 
0,7m đối với cáp điện áp 22kV và 1,0m đối với cáp điện áp 35kV. Đối với các đoạn 
cáp có chiều dài dưới 5m, hoặc tại các vị trí dẫn vào tòa nhà, giao chéo với công trình 
ngầm, cho phép giảm độ sâu còn 0,5m. 
8) Khoảng cách giữa cáp chôn trong đất với các kết cấu khác và công trình được 
quy định tại QPTBĐ 11TCN-2006, Nghị đinh của Chính phủ về hành lang an toàn 
công trình điện và các khuyến cáo của Nhà chế tạo cáp. 
5.4. Lắp đặt hộp nối và đầu cáp. 
1) Việc lắp đặt hộp nối và đầu cáp phải đảm bảo kết cấu phù hợp với các chế độ 
làm việc của cáp và điều kiện môi trường xung quanh, không được để lọt ẩm và các 
chất có hại vào trong cáp. Đối với các loại cáp, điện áp đến 35kV hộp nối và đầu cáp 
được sử dụng phải đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật, trong đó có tiêu chuẩn phải chịu 
được điện áp thử nghiệm đối với toàn tuyến cáp. 
2) Đối với các tuyến cáp ngầm điện áp trên 1kV sử dụng loại cáp mềm, cách điện 
XLPE, PE hoặc EPR...(không dùng cáp cách điện loại PVC đi ngầm) và vỏ bọc bằng 
cao su. Việc đấu nối cáp phải được hiện bằng phương pháp lưu hóa nóng (hấp chín) 
cao su vỏ cáp và phủ lên trên mối nối một lớp chống ẩm hoặc sử dụng các hộp nối 
kiểu quấn băng bơm nhựa epoxy. 
Quy định về công tác Thiết kế dự án lưới điện phân phối cấp điện áp đến 35kV 
Tập 1: Quy định chung 63 
3) Số lượng hộp nối trong 1 km cáp xây dựng mới không được vượt quá: 4 hộp 
đối với loại cáp 3 ruột điện áp 1÷10kV có tiết điện đến 3x95mm2; 5 hộp đối với loại 
cáp 3 ruột điện áp 1÷10kV có tiết điện đến 3x120mm2÷3x240mm2; 6 hộp đối với cáp 
3 ruột điện áp 15-22-35kV; 2 hộp đối với cáp 1 ruột. 
4) Đoạn cáp từ mặt đất đến độ cao 2m phải đặt trong ống bảo vệ. 
5.5. Thiết bị đóng cắt bảo vệ. 
5.5.1. Phần lưới ngầm trung áp. 
1) Các trục chính (mạch vòng cấp 1) xuất phát từ trạm cắt (hoặc trạm trung gian) 
phải được liên kết với các tuyến dây khác để tạo thành cấu trúc mạch vòng kín, vận 
hành hở. Các tuyến dây liên kết này phải được cấp nguồn theo thứ tự ưu tiên như sau: 
+ Từ 02 trạm cắt khác nhau. 
+ Từ 02 phân đoạn khác nhau của cùng 01 trạm cắt. 
+ Từ 02 trạm trung gian khác nhau. 
+ Từ 02 thanh cái khác nhau của cùng 01 trạm trung gian. 
2) Trên trục chính lắp đặt các tủ phân đoạn hay còn gọi là các trạm nút. Các trạm 
phân đoạn sử dụng các tủ module lắp ghép (hoặc tủ compact nhiều ngăn) bao gồm các 
ngăn LBS để đấu nối cáp vào và ra từ trục chính; ngăn LBS hoặc ngăn máy cắt để 
đóng cắt hoặc bảo vệ cho nhánh rẽ (mạch vòng cấp 2). Khi sử dụng ngăn máy cắt, phải 
tính toán vị trí lắp đặt và đặc tính cắt có thời gian nhằm phối hợp với chì bảo vệ MBA 
phân phối lắp đặt trong mạch vòng cấp 2 và máy cắt đầu tuyến. 
3) Các tủ phân đoạn trong mạch vòng cấp 1 được xem xét trang bị hệ thống 
Scada để phục vụ điều khiển xa và tự động hóa lưới điện. 
4) Các mạch vòng cấp 2 được đấu nối vào trục chính tại các tủ phân đoạn bằng 
cáp ngầm trung áp. 
5) Các TBA phân phối được cấp điện từ mạch vòng cấp 2 bằng các tủ điện lắp 
ghép hoặc tủ compact nhiều ngăn bao gồm ngăn thanh cái hoặc ngăn LBS để đấu nối 
với mạch vòng cấp 2 và ngăn LBS có bệ đỡ chì bảo vệ MBA. 
6) Lựa chọn máy cắt, LBS, cầu chì theo các điều kiện: Điện áp định mức, dòng 
điện định mức, dòng cắt định mức, công suất cắt định mức, dòng ổn định động, dòng 
ổn định nhiệt. 
(Xem bản vẽ CH.THT.QUC.01÷05: Sơ đồ nguyên lý lưới điện trung thế ngầm) 
5.5.2. Phần lưới ngầm hạ áp. 
Phần đóng cắt bảo vệ cho lưới hạ áp sử dụng các máy cắt hạ áp. 
Quy định về công tác Thiết kế dự án lưới điện phân phối cấp điện áp đến 35kV 
Tập 1: Quy định chung 64 
1) Sử dụng tủ liên kết hạ áp (TLK): Chức năng đóng cắt bảo vệ đầu xuất tuyến 
hoặc liên kết 01 nhánh của trạm thứ nhất với 01 nhánh của trạm thứ hai bằng máy cắt 
hạ áp. Trường hợp 02 xuất tuyến của TBA đi cùng hướng, có thể xem xét sử dụng 1 tủ 
liên kết 2 xuất tuyến của trạm thứ nhất với 2 xuất tuyến của trạm thứ hai bằng 2 máy 
cắt hạ áp. 
2) Sử dụng tủ phân phối hạ áp (TPP): Liên kết cáp ngầm hạ áp đường trục với 
cáp ngầm nhánh cấp điện cho khách hàng bằng cách đấu nối trực tiếp cáp ngầm hạ áp 
vào thanh cái qua đầu cosse. 
(Xem bản vẽ CH.THT.QUC.06÷10: Cấu trúc lưới hạ thế ngầm) 
5.6. Nối đất. 
1) Vỏ kim loại của cáp và các kết cấu đặt cáp phải được nối đất hoặc nối trung 
tính theo các yêu cầu kỹ thuật chung. Vỏ kim loại của cáp và đai thép phải được nối 
với nhau và nối với vỏ hộp nối bằng dây đồng mềm, tiết diện không nhỏ hơn 6mm2. 
2) Trong trường hợp trên kết cấu của cáp có đặt các đầu nối và chống sét thì đai, 
vỏ kim loại và vỏ hộp cáp phải nối với trang bị nối đất của chống sét. 
3) Không được sử dụng vỏ kim loại của cáp làm dây nối đất. 
4) Khi nối cáp với đường dây trên không tại cột điện không có nối đất, được 
phép sử dụng vỏ cáp kim loại làm dây nối đất cho hộp đầu cáp. 
5.7. Cảnh báo an toàn. 
1) Chiều dài hành lang được tính từ vị trí cáp ra khỏi ranh giới phạm vi bảo vệ 
của trạm này đến vị trí vào ranh giới phạm vi bảo vệ của trạm kế tiếp. 
2) Chiều rộng hành lang được quy định trong QPTBĐ 11TCN-2006, Nghị định 
của Chính phủ về hành lang an toàn lưới điện và các quy định hiện hành khác. 
3) Chiều cao được tính từ mặt đất, mặt nước đến mặt ngoài của đáy móng mương 
cáp đối với cáp đặt trong mương, hoặc bằng độ sâu thấp hơn điểm thất nhất của vỏ cáp 
là 1,5m đối với cáp đặt trực tiếp trong đất, trong nước. 
4) Mỗi đường cáp phải được đánh số hoặc tên gọi riêng nếu đường cáp có nhiều 
cáp đặt song song với nhau. 
5) Cáp đặt hở và hộp nối cáp phải có nhãn. Trên nhãn cáp ghi: Mã hiệu, điện áp, 
tiết diện, số hiệu hoặc tên gọi. Trên nhãn hộp cáp ghi: ngày lắp, đơn vị lắp. Các nhãn 
đó phải được cố định chắc chắn, không cách nhau quá 50m và không bị ảnh hưởng do 
tác động của môi trường xunh quanh. 
6) Trên toàn tuyến cáp ngầm phải có mốc đánh dấu tuyến cáp theo quy định. 
Quy định về công tác Thiết kế dự án lưới điện phân phối cấp điện áp đến 35kV 
Tập 1: Quy định chung 65 
7) Tuyến của mỗi ĐCN trong đất hoặc trong nước phải có bản đồ mặt bằng ghi rõ 
đầy đủ các tọa độ tương ứng so với các mốc có sẵn của công trình đã xây dựng hoặc so 
với các mốc đặc biệt. Ở những chỗ có hộp nối cáp cũng phải đánh dấu trên bản đồ. 
Quy định về công tác Thiết kế dự án lưới điện phân phối cấp điện áp đến 35kV 
Tập 1: Quy định chung 66 
CHƯƠNG 6: TÍNH TOÁN KIỂM TRA 
6.1. Tính toán dự báo nhu cầu phụ tải. 
6.1.1. Cơ sở lý thuyết. 
a. Một số định nghĩa 
1) Phụ tải điện: Phụ tải điện là công suất tác dụng và công suất phản kháng yêu 
cầu tại một điểm nào đó của lưới điện ở điện áp định mức. 
2) Đồ thị phụ tải điện: Đồ thị phụ tải điện là đường cong biễu diễn sự thay đổi công 
suất tiêu thụ của phụ tải theo thời gian. Trục tung của đồ thị có thể biểu diễn công suất tác 
dụng, công suất phản kháng, công suất biểu kiển ở dạng đơn vị có tên hay tương đối, 
còn trục hoành biểu diễn thời gian. 
Mức điện năng luôn luôn thay đổi theo thời gian. Đồ thị phụ tải có thể phân loại 
theo công suất (đồ thị công suất phản kháng, công suất tác dụng, công suất biểu kiến), 
theo thời gian (đồ thị phụ tải ngày, tháng, năm), theo địa dư (đồ thị phụ tải toàn hệ 
thống, đồ thị phụ tải của NMĐ hay trạm biến áp, đồ thị phụ tải của hộ tiêu thụ). 
b. Các thông số đặc trưng của đồ thị phụ tải 
1) Công suất trung bình (Ptb) 
𝑃𝑡𝑏 =
𝐴
𝑡
Trong đó: A- Điện năng sản xuất ra trong thời gian t. 
 2) Hệ số điền kín phụ tải α 
𝛼 =
𝑃𝑡𝑏
𝑃𝑚𝑎𝑥
Trong đó: Pmax- Công suất cực đại trong thời gian t 
 3) Thời gian sử dụng công suất cực đại Tmax: 
𝐴 = ∫ 𝑃(𝑡)𝑑𝑡 = 𝑃𝑡𝑏 . 𝑡 = 𝑃𝑚𝑎𝑥 . 𝑇𝑚𝑎𝑥
𝑡
0
𝑇𝑚𝑎𝑥 =
𝐴
𝑇𝑚𝑎𝑥
 4) Thời gian tổn thất công suất lớn nhất 𝜏𝑚𝑎𝑥: 
∆𝐴 = ∆𝑃. 𝜏𝑚𝑎𝑥 
Quy định về công tác Thiết kế dự án lưới điện phân phối cấp điện áp đến 35kV 
Tập 1: Quy định chung 67 
𝜏𝑚𝑎𝑥 =
∆𝐴
∆𝑃
6.1.2. Phân loại phụ tải 
Phụ tải điện có thể được phân loại theo các cách sau: 
▪ Phân loại theo độ tin cậy cung cấp điện. 
▪ Phân loại theo tính chất tiêu thụ điện. 
a. Phân loại theo độ tin cậy cung cấp điện - tính kinh tế. 
Phân loại dựa trên mức đảm bảo liên tục cung cấp điện, tùy thuộc vào tính chất 
của hộ dùng điện. 
Hộ loại 1: là những hộ rất quan trọng, không được để mất điện, nếu để xảy ra 
mất điện sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng. 
- Làm mất an ninh chính trị, mất trật tự xã hội: sân bay, hải cảng, khu quân sự, 
khu ngoại giao, khu đại sứ quán v.v 
- Làm thiệt hại lớn tới nền kinh tế quốc dân: khu công nghiệp, khu chế xuất, dầu 
khí 
- Làm nguy hại tới tính mạng con người. 
Hộ loại 2: bao gồm các xí nghiệp chế tạo hàng tiêu dùng (xe đạp, đồ nhựa v.v) 
và thương mại – dịch vụ (khách sạn, siêu thị, trung tâm thương mại v.v). Với những 
hộ này, nếu mất điện sẽ làm gây thiệt hại về kinh tế như nhân công, gây ra phế phẩm, 
làm giảm doanh số v.v 
Hộ loại 3: là những hộ không quan trọng, cho phép mất điện tạm thời khi cần 
thiết. 
b. Phân loại theo tính chất tiêu thụ điện. 
Phụ tải điện được phân thành các nhóm trong cơ cấu tiêu thụ điện (theo 
TT33/2011/TT-BCT ngày 06/09/2011): 
1) Phụ tải Nông - Lâm - Thủy sản: 
- Bơm tưới, tiêu nước phục vụ nông nghiệp (kể cả các trạm bơm cục bộ do HTX 
nông nghiệp quản lý và trạm bơm). 
- Các hoạt động đóng, mở các cống điều tiết nước, phân lũ và sản xuất nông 
nghiệp khác. 
- Điện cấp cho các hoạt động nông nghiệp khác như: Bơm tưới vườn cây, dịch vụ 
cây trồng, bơm nước rửa chuồng trại, bảo vệ thực vật, lai tạo giống mới, sưởi ấm gia 
súc... 
Quy định về công tác Thiết kế dự án lưới điện phân phối cấp điện áp đ ... .4
2
 Trong đó : N = N tcd + Qm + Qd; e = 
N
hp.Px
 Để móng làm việc được ổn định yêu cầu: 
tb Rtc 
max 1.2 x Rtc 
Rtc: Áp lực tiêu chuẩn của nền đất ở đáy móng (cường độ nền đất). Theo TCVN 
9362 : 2012 quy định: Rtc = m.(Ab + B.h). + D.c 
Trong đó: 
b - chiều rộng của móng; đối với móng tròn hoặc đa giác lấy b = (F là diện tích 
đáy móng). 
 h - chiều sâu chôn móng. 
 g - trọng lượng thể tích của đất. 
m - hệ số điều kiện làm việc. Nếu hố móng nằm dưới mực nước ngầm và trong 
tầng đất cát nhỏ thì m = 0.8 trong tầng cát bụi thì m = 0.6 ; các trường hợp khác m = 1 
A , B , D - Các hệ số không thứ nguyên, phụ thuộc góc ma sát trong tc, tra Bảng 
6.15. 
Quy định về công tác Thiết kế dự án lưới điện phân phối cấp điện áp đến 35kV 
Tập 1: Quy định chung 130 
Bảng 6.15: Hệ số A , B , D để xác định cường độ tính toán R của đất 
 (độ) A B D (độ) A B D 
0 0 1 3.14 24 0.72 3.87 6.45 
2 0.03 1.12 3.32 26 0.84 4.37 6.9 
4 0.06 1.25 3.51 28 0.98 4.93 7.4 
6 0.10 1.39 3.71 30 1.15 5.59 7.95 
8 0.14 1.55 3.93 32 1.34 6.35 8.55 
10 0.18 1.73 4.17 34 1.55 7.21 9.21 
12 0.23 1.94 4.42 36 1.81 8.25 9.98 
14 0.29 2.17 4.69 38 2.11 9.44 10.8 
16 0.36 2.43 5.00 40 2.46 10.84 11.73 
18 0.43 2.72 5.31 42 2.87 12.5 12.77 
20 0.51 3.06 5.66 44 3.37 14.48 13.96 
22 0.61 3.44 6.04 45 3.66 15.64 14.64 
b. Tính toán chống lật cho móng: 
Móng chống lật có nhiệm vụ chủ yếu là chống lại lực lật (lực ngang) làm đổ cột. 
Ngoài lực ngang, trên móng còn chịu tác động của tải trọng thẳng đứng và mômen 
uốn. 
Phương pháp để tính toán chống lật là tính theo phương pháp tải trọng phá hoại. 
Khả năng chống lật chủ yếu phụ thuộc vào sức kháng của đất ở mặt trước và mặt sau 
móng. Hệ số an toàn k của kết cấu phụ thuộc vào chế độ làm việc của đường dây, công 
thức: 
K = 
tc
ph
S
S
Trong đó: 
 Sph - tải trọng phá hoại (khả năng bền vững của nền) 
 Stc - tải trọng tiêu chuẩn đặt lên móng 
 Trị số K cho trong Bảng 6.16. 
Bảng 6.16: Hệ số độ tin cậy k của nền móng chống lật và 
chống nhổ theo tải trọng phá hoại 
Quy định về công tác Thiết kế dự án lưới điện phân phối cấp điện áp đến 35kV 
Tập 1: Quy định chung 131 
Dạng cột Hệ số độ tin cậy 
Cột đỡ 1.2 
Cột néo góc, néo thẳng 1.3 
Cột néo cuối, cột vượt 1.7 
Các móng dùng trong tính toán chống lật gồm: Móng chôn sâu (không móng), 
móng tròn (dạng giếng), móng thanh ngáng, móng ngắn, móng khối ... 
* Trường hợp cột chôn không móng hoặc móng giếng: 
Công thức kiểm tra chống lật như sau: 
K.S 2h.b.m.
1
 
Trong đó: = 
h
H
; 
 
1
 tra bảng 6.17. 
 m - đặc trưng cho sức kháng của đất. m = . 
2
45tg o2 
 với là góc ma sát trong của đất. Tra theo bảng 6.18 
b - chiều rộng tính toán 
Với cột tròn có đường kính trung bình phần chôn sâu do thì b = d0.kog 
Với móng tròn đường kính D thì: 
Móng tròn (dạng móng giếng) 
b = D.kog 
kog - hệ số tra bảng 6.19. 
 S - tổng lực ngang tác dụng lên cột 
Quy định về công tác Thiết kế dự án lưới điện phân phối cấp điện áp đến 35kV 
Tập 1: Quy định chung 132 
* Trường hợp móng thanh ngáng: 
Độ dài tính toán của thanh ngáng : 
L = 
 o
d
fdym
A
'
1... 11
Trong đó: 
 f = tg tra bảng 6.18. 
 m - đặc trưng cho sức kháng của đất tra bảng 4. 
A = SkE ..21. 2  ; E = 
2
h.b.m 2
 d1 - đường kính (hay bề rộng) thanh ngáng; 
 d'o , d o - đường kính cột tại vị trí lắp thanh ngáng và đường kính trung bình 
của phần chôn sâu cột trong đất. 
 b - chiều rộng tính toán ; b = do.kog . kog tra bảng 6.19. 
 2 - được tính theo phương trình : 
 Hy.
h.E
K.S
h
y
667,0
h
y
.2.33,1. 1
112 
  
Móng chôn sâu đặt 1 thanh ngáng 
Bảng 6.17: Các hệ số  và 1/  dùng cho móng chống lật 
 = H/h   1/  
1 17.68 17.68 0.0566 
2 14.06 28.12 0.0356 
3 12.61 37.83 0.0264 
4 12.13 48.52 0.0206 
Quy định về công tác Thiết kế dự án lưới điện phân phối cấp điện áp đến 35kV 
Tập 1: Quy định chung 133 
5 11.81 59.05 0.0169 
6 11.55 69.3 0.0144 
7 11.28 78.96 0.0127 
8 11.15 89.2 0.0112 
9 11.03 99.27 0.0109 
10 10.91 109.1 0.0092 
Bảng 6.18: Trị số f, m và  của các loại đất 
Tên đất f = tg 
m = tg2(45o+ /2) 
kN/3 
 
kN/m3 
Đất sét và đất cát ngấm nước 20 0.364 38.0 18.6 
Đất sét và đất cát ẩm tự nhiên 40 0.389 67.7 14.7 
Đất sét mềm ngấm nước 20 0.364 36.0 17.6 
Đất sét mịn 40 0.839 72.2 15.7 
Đất sét rất mịn 45 1.000 104.5 17.6 
Đá nhỏ lẫn cát ngấm nước 25 0.466 48.3 23.5 
Sỏi, cát lớn ngấm nước 25 0.466 45.8 18.6 
Cát nhỏ sủng nước 15 0.268 31.7 18.6 
Cát nhỏ sạch và ướt 25 0.466 48.3 19.6 
Cát lớn lẫn sỏi, khô 35 0.700 57.8 15.7 
Cát nhỏ sạch và khô 40 0.839 81 17.6 
Đất sét lẫn đá 35 0.700 50.7 13.7 
Gạch đá vụn cát, ướt 30 0.577 52.9 17.6 
Bảng 6.19: Trị số của kog dùng tính toán móng chống lật 
h/do ; h/d'o hoặc h/D 
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 
150 1.045 1.090 1.135 1.180 1.225 1.270 1.315 1.380 1.405 1.450 
200 1.067 1.133 1.200 1.287 1.333 1.400 1.466 1.583 1.600 1.667 
250 1.092 1.184 1.276 1.368 1.480 1.552 1.644 1.736 1.828 1.920 
300 1.121 1.242 1.363 1.484 1.605 1.785 1.847 1.968 2.089 2.210 
Quy định về công tác Thiết kế dự án lưới điện phân phối cấp điện áp đến 35kV 
Tập 1: Quy định chung 134 
350 1.150 1.346 1.474 1.632 1.790 1.948 2.106 2.264 2.422 2.980 
400 1.202 1.404 1.505 1.809 2.010 2.212 2.411 2.616 2.818 3.020 
450 1.255 1.516 1.705 2.020 2.775 2.530 2.785 3.040 3.293 3.550 
* Trường hợp móng nông: 
+ Móng nông không giật cấp: Công thức kiểm tra như sau: 
S.K I, I = o.3n2
1
QFE.F.
F
1
Trong đó : 
5.0tg.1
h
H
h
H
.5,1F 21 
 tg.
h
d
.5,11.tg1F 22 
 tg
h
d
.tg1F 23 
  2n 1.Ch..5,0.
tg.
ko.h.b
E  
 
 ,: Tra theo bảng 6.20, ko: Tra bảng 6.21. 
 Qo - tổng trọng lượng đặt lên nền, kể cả trọng lượng móng. 
 S - tổng lực ngang (lực tính toán) lên cột. 
 Móng ngắn không cấp Móng ngắn có cấp 
+ Móng nông có giật cấp: Công thức kiểm tra giống hệt như trường hợp móng 
nông không giật cấp với Qo bao gồm cả trọng lượng đất bao quanh móng. 
Quy định về công tác Thiết kế dự án lưới điện phân phối cấp điện áp đến 35kV 
Tập 1: Quy định chung 135 
Để tránh sự phá hoại của đất nằm trên cấp móng phía mặt trước cần phải thỏa 
mãn điều kiện: En E'n 
Trong đó: En - sức kháng của đất ở phía mặt sau móng; 
 E'n - sức kháng của đất ở phía mặt trước móng. 
   1.h.C.h..
9
2
.b.kn'E 2221o 
 Tra theo bảng 6.18; 2 Tra theo bảng 6.20; k0 tra theo bảng 6.21. 
Bảng 6.20: Trị số hàm số  ,  2 và 2 dùng tính toán móng ngắn 
  2 2  2 2 
15 0.760 0.577 2.30 30 0.577 0.333 8.75 
20 0.700 0.490 3.30 31 0.565 0.320 10.10 
21 0.687 0.472 3.55 32 0.555 0.308 11.50 
22 0.675 0.455 3.88 33 0.543 0.295 13.20 
23 0.663 0.440 4.30 34 0.531 0.282 15.50 
24 0.650 0.422 4.65 35 0.521 0.271 18.40 
25 0.637 0.406 5.20 36 0.510 0.260 24.00 
26 0.625 0.390 5.60 37 0.498 0.248 30.50 
27 0.616 0.379 6.30 38 0.488 0.238 37.05 
28 0.600 0.360 6.96 39 0.478 0.228 52.00 
29 0.589 0.347 7.70 40 0.467 0.218 70.85 
Bảng 6.21: Trị số ko dùng tính toán móng ngắn 
Tên đất 
Số 
hiệu 
h/b 
0.6 0.8 1 2 3 4 
Cát nhỏ no nước 1 1.03 1.01 1.05 1.09 1.14 1.18 
Đất sét pha, cát pha no nước 2 1.04 1.05 1.07 1.13 1.2 1.27 
Cát lẫn đá dăm no nước 3 1.06 1.08 1.10 1.18 1.28 1.37 
Cát mịn ướt 4 1.06 1.08 1.10 1.18 1.28 1.37 
Đất có mùn rác ẩm ướt 5 1.07 1.10 1.12 1.24 1.36 1.48 
Quy định về công tác Thiết kế dự án lưới điện phân phối cấp điện áp đến 35kV 
Tập 1: Quy định chung 136 
Cát khô mịn sạch 6 1.10 1.13 1.16 1.32 1.47 1.63 
Cát lẫn mùn rác khô 7 1.10 1.13 1.16 1.32 1.47 1.63 
Đất sét pha, cát pha ẩm tự nhiên 8 1.12 1.16 1.20 1.40 1.61 1.87 
Đất rừng khô 9 1.12 1.16 1.20 1.40 1.61 1.87 
Cát to lẫn đá dăm khô 10 1.12 1.16 1.20 1.40 1.61 1.87 
Đất sét khô rất chặt 11 1.15 1.21 1.26 1.51 1.77 2.02 
c. Tính toán móng chống nhổ: 
Móng chống nhổ sử dụng cho cột BTLT chủ yếu là móng néo. Sự làm việc ổn 
định của loại móng này chủ yếu là do trọng lượng khối đất bị bật lên và lực ma sát 
giữa thành móng với khối đất xung quanh. Sơ đồ tính toán như hình vẽ. 
 - c.1. Khi góc  < 75o: Công thức kiểm tra như sau 
 Ik.T ,  .b.h..
2
1
I 2 Trong đó: 
 k - hệ số an toàn (lấy theo Bảng 6.16). 
 I - khả năng chống nhổ; 
  - tra theo Bảng 6.18 
  - sức bền thụ động của đất. 
 B.1.A.
b
h
.
3
2
).1'.( 222     
 2sincoscos
cos
'
2
 
 
  
 - góc ma sát trong của đất (Bảng 6.18). Các hệ số , , A, B: Tra Bảng 6.22; 6.23. 
Khi góc néo  < 75o Khi góc néo 75o  90 o 
h 
h1 
a 


N N 
h 
   
Quy định về công tác Thiết kế dự án lưới điện phân phối cấp điện áp đến 35kV 
Tập 1: Quy định chung 137 
- c.2. Khi góc 75o b < 90o: Công thức kiểm tra như sau 
 Ik.T , S.CV.I odo  
 Trong đó : o - trọng lượng riêng của đất đắp; 
 Vd - thể tích khối đất bị bật lên có kể cả góc nghiêng o: 
 tg).tg.h.
3
4
ba.(hh.b.aV 2d 
 a, b - kích thước móng; 
 Co - lực dính kết của đất đắp; 
 S - diện tích khối đất xung quanh bị bật lên; 
Bảng 6.22: Trị số , A, B dùng để tính toán móng néo 
  A B   A B 
40 
20 0.719 0.560 0.719 
60 
20 0.828 0.800 0.828 
30 0.605 0.939 0.605 30 0.828 1.333 0.750 
40 0.504 1.543 0.504 40 0.676 2.041 0.676 
50 0.504 2.420 0.413 50 0.605 3.064 0.605 
50 
20 0.773 0.644 0.773 
75 
20 0.911 1.473 0.911 
30 0.676 1.092 0.676 30 0.868 2.394 0.868 
40 0.676 1.704 0.587 40 0.825 3.568 0.825 
50 0.604 2.612 0.504 50 0.782 5.207 0.782 
Bảng 6.23: Trị số  dùng tính toán móng néo 
d/h 
Góc néo  
30 40 50 60 70 
0.8 0.306 0.386 0.485 0.600 0.793 
0.6 0.480 0.540 0.615 0.700 0.845 
0.4 0.653 0.693 0.743 0.800 0.897 
0.2 0.827 0.847 0.872 0.900 0.948 
Quy định về công tác Thiết kế dự án lưới điện phân phối cấp điện áp đến 35kV 
Tập 1: Quy định chung 138 
CHƯƠNG 7: YÊU CẦU KỸ THUẬT CHO VẬT TƯ THIẾT BỊ CHÍNH 
7.1. Yêu cầu chung. 
7.1.1. Tiêu chuẩn áp dụng. 
Tất cả các thiết bị và vật liệu phải đảm bảo các tiêu chuẩn Việt Nam và các tiêu 
chuẩn quốc tế được phép áp dụng tại Việt Nam. 
7.1.2. Điều kiện môi trường và vận hành 
Áp dụng các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành và các quy định được 
EVN ban hành. 
7.1.3. Yêu cầu khác 
Trong quá trình thiết kế cần căn cứ vào đặc điểm cụ thể của lưới điện để tính 
toán lựa chọn các thông số kỹ thuật của thiết bị, vật liệu cho phù hợp. Chương này chỉ 
liệt kê một số vật tư thiết bị chính sử dụng trên lưới điện phân phối cấp điện áp đến 
35kV, các tiêu chuẩn kỹ thuật của vật tư thiết bị áp dụng theo các tiêu chuẩn được 
EVN ban hành. 
7.2. Máy biến áp. 
Áp dụng theo Quyết định số 62/QĐ-EVN ngày 05/5/2017 về việc ban hành tiêu 
chuẩn kỹ thuật máy biến áp phân phối điện áp đến 35kV trong Tập đoàn Điện lực 
Quốc gia Việt Nam. 
7.3. Thiết bị đóng cắt. 
7.3.1. Recloser cho lưới 22, 35kV 
Áp dụng theo Quyết định số 63/QĐ-EVN ngày 05/5/2017 về việc ban hành tiêu 
chuẩn kỹ thuật recloser điện áp 22kV và 35kV trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam. 
7.3.2. Máy cắt điện ngoài trời cho lưới 22kV, 35kV 
Thông số kỹ thuật được cập nhật khi EVN ban hành. 
7.3.3. Dao cắt có tải loại chân không hoặc SF6 dùng cho lưới 22kV, 35kV 
Áp dụng theo Quyết định số 64/QĐ-EVN ngày 05/5/2017 về việc ban hành tiêu 
chuẩn kỹ thuật dao cắt tải có điện áp 22kV và 35kV trong Tập đoàn Điện lực Việt 
Nam. 
7.3.4. Cầu dao 3 pha 35kV, 22kV, ký hiệu DS-35 và DS-22 
Thông số kỹ thuật được cập nhật khi EVN ban hành. 
Quy định về công tác Thiết kế dự án lưới điện phân phối cấp điện áp đến 35kV 
Tập 1: Quy định chung 139 
7.3.5. Cầu chì tự rơi 35kV, 22kV, ký hiệu FCO-35 và FCO-22 
Thông số kỹ thuật được cập nhật khi EVN ban hành. 
7.4. Thiết bị bảo vệ. 
7.4.1. Chống sét van (ký hiệu LA) 
Thông số kỹ thuật được cập nhật khi EVN ban hành. 
7.4.2. Tủ RMU (O.D) loại ngoài trời 
Thông số kỹ thuật được cập nhật khi EVN ban hành. 
7.4.3. Tủ RMU (I.D) loại trong nhà 
Thông số kỹ thuật được cập nhật khi EVN ban hành. 
7.4.4. Máy biến điện áp trung thế 
Thông số kỹ thuật được cập nhật khi EVN ban hành. 
7.4.5. Máy biến dòng điện trung thế 
Thông số kỹ thuật được cập nhật khi EVN ban hành. 
7.4.6. Máy cắt hạ thế 
Thông số kỹ thuật được cập nhật khi EVN ban hành. 
7.4.7. Biến dòng điện (TI đo lường) hạ thế 
Thông số kỹ thuật được cập nhật khi EVN ban hành. 
7.4.8. Bộ thiết bị cảnh báo sự cố đường dây. 
Thông số kỹ thuật được cập nhật khi EVN ban hành. 
7.5. Cách điện và phụ kiện. 
7.5.1. Cách điện đứng 
Thông số kỹ thuật được cập nhật khi EVN ban hành. 
7.5.2. Cách điện treo 
Thông số kỹ thuật được cập nhật khi EVN ban hành. 
7.5.3. Phụ kiện đường dây 
Thông số kỹ thuật được cập nhật khi EVN ban hành. 
7.6. Cáp và dây dẫn điện. 
7.6.1. Cáp ngầm XLPE 24kV (3 lõi) chống thấm nước, màng chắn băng đồng. 
Thông số kỹ thuật được cập nhật khi EVN ban hành. 
Quy định về công tác Thiết kế dự án lưới điện phân phối cấp điện áp đến 35kV 
Tập 1: Quy định chung 140 
7.6.2. Cáp ngầm XLPE 24kV (1 lõi) chống thấm nước, màng chắn băng đồng. 
Thông số kỹ thuật được cập nhật khi EVN ban hành. 
7.6.3. Cáp ngầm sử dụng màn chắn đồng kim loại làm dây trung tính. 
Thông số kỹ thuật được cập nhật khi EVN ban hành. 
7.6.4. Cáp bọc cách điện hạ thế 0,6/1kV. 
Thông số kỹ thuật được cập nhật khi EVN ban hành. 
7.6.5. Cáp ngầm hạ thế 4 lõi (0,6/1kV). 
Thông số kỹ thuật được cập nhật khi EVN ban hành. 
7.6.6. Cáp hạ thế 2 lõi 2x16mm2 -0,6/1kV. 
Thông số kỹ thuật được cập nhật khi EVN ban hành. 
7.6.7. Cáp vặn xoắn hạ thế. 
Thông số kỹ thuật được cập nhật khi EVN ban hành. 
7.6.8. Dây nhôm lõi thép trần. 
Thông số kỹ thuật được cập nhật khi EVN ban hành. 
7.6.9. Dây nhôm lõi thép bọc cách điện 22kV. 
Thông số kỹ thuật được cập nhật khi EVN ban hành. 
7.7. Cột bê tông. 
7.7.1. Cột bê tông vuông 
Các cột bê tông vuông dùng cho đường dây hạ áp phải được chế tạo theo các tiêu 
chuẩn Việt Nam về kết cấu bê tông cốt thép với các thông số cơ bản áp dụng theo 
Quyết định số 940/QĐ-EVN-TĐ ngày 03/4/2002 của Tổng công ty điện lực Việt Nam 
(nay là Tập đoàn Điện lực Việt Nam), các thông số kỹ thuật của cột bê tông được thể 
hiện như sau: 
TT 
Ký 
hiệu 
cột 
Chiều dài 
cột ( m) 
Kích thước ngoài 
(mm x mm) 
Lực giới hạn 
đầu cột (kG) 
Ghi 
chú 
Đỉnh cột Đáy cột 
1 H6,5A 6,5 140 x140 230x310 230 
2 H6,5B 6,5 140 x140 230x310 360 
Quy định về công tác Thiết kế dự án lưới điện phân phối cấp điện áp đến 35kV 
Tập 1: Quy định chung 141 
3 H6,5C 6,5 140 x140 230x310 460 
4 H7,5A 7,5 140 x140 240 x 340 230 
5 H7,5B 7,5 140 x140 240 x 340 360 
6 H7,5C 7,5 140 x140 240 x 340 460 
7 H8,5A 8,5 140 x140 250 x 370 230 
8 H8,5B 8,5 140 x140 250 x 370 360 
9 H8,5C 8,5 140 x140 250 x 370 460 
7.7.2. Cột bê tông ly tâm 
- Áp dụng theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 5847:2016 Cột điện bê tông cốt thép 
ly tâm. 
- Các trường hợp sử dụng cột điện bê tông cốt thép ly tâm khác với Tiêu chuẩn 
Quốc gia nêu trên thì cần phải tính toán cụ thể trước khi áp dụng. 
- Cột điện bê tông ly tâm sử dụng trong lưới điện phân phối tuân thủ theo Tiêu 
chuẩn Quốc gia TCVN 5847:2016 và phải là cột có lỗ để bố trí lắp đặt giàn xà, lỗ 
thang trèo an toàn và thuận lợi trong quá trình lắp đặt, vận hành,.. 

File đính kèm:

  • pdfquy_dinh_ve_cong_tac_thiet_ke_du_an_luoi_dien_phan_phoi_cap.pdf