Quy định về công tác Thiết kế dự án lưới điện phân phối cấp điện áp đến 35kV - Tập 1: Quy định chung (Phần 1)

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

1.1. Giải thích từ ngữ.

1) Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng là tài liệu trình bày các nội

dung nghiên cứu về sự cần thiết, mức độ khả thi và hiệu quả của việc đầu tư xây dựng

theo phương án thiết kế cơ sở được lựa chọn, làm cơ sở xem xét, quyết định đầu tư xây

dựng.

2) Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng là tài liệu trình bày các nội dung

về sự cần thiết, mức độ khả thi và hiệu quả của việc đầu tư xây dựng theo phương án

thiết kế bản vẽ thi công xây dựng công trình quy mô nhỏ, làm cơ sở xem xét, quyết

định đầu tư xây dựng.

pdf 65 trang phuongnguyen 12141
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Quy định về công tác Thiết kế dự án lưới điện phân phối cấp điện áp đến 35kV - Tập 1: Quy định chung (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Quy định về công tác Thiết kế dự án lưới điện phân phối cấp điện áp đến 35kV - Tập 1: Quy định chung (Phần 1)

Quy định về công tác Thiết kế dự án lưới điện phân phối cấp điện áp đến 35kV - Tập 1: Quy định chung (Phần 1)
Quy định về công tác Thiết kế dự án lưới điện phân phối cấp điện áp đến 35kV 
Tập 1: Quy định chung 1 
NỘI DUNG BIÊN CHẾ 
Quy định về công tác Thiết kế dự án lưới điện phân phối cấp điện áp đến 
35kV được biên chế thành các Tập như sau: 
Tập 1: Quy định chung 
Tập 2: Nội dung biên chế hồ sơ 
Tập 3: Các bản vẽ định hướng thiết kế 
Tập 1: Quy định chung gồm các nội dung chính như sau: 
Mục lục: 
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ................................................................................................................ 5 
1.1. Giải thích từ ngữ. ........................................................................................................ 5 
1.2. Các điều kiện chung. .................................................................................................. 7 
1.2.1. Điều kiện môi trường làm việc của thiết bị. .......................................................... 7 
1.2.2. Điều kiện vận hành của hệ thống. ......................................................................... 7 
1.2.3. Phân vùng khu vực áp dụng. ................................................................................. 8 
1.3. Yêu cầu đối với công tác thiết kế xây dựng. ............................................................. 8 
1.4. Phụ tải điện. ................................................................................................................ 9 
1.5. Yêu cầu về chất lượng điện. ..................................................................................... 14 
1.5.1. Các yêu cầu về chất lượng điện. ......................................................................... 14 
1.5.2. Bán kính cấp điện. ............................................................................................... 14 
1.6. Độ tin cậy cung cấp điện và tổn thất điện năng. .................................................... 15 
1.6.1. Độ tin cậy cung cấp điện. .................................................................................... 15 
1.6.2. Tổn thất điện năng. ............................................................................................. 16 
1.7. Sơ đồ lưới điện phân phối. ....................................................................................... 16 
1.8. Cấp điện áp phân phối. ............................................................................................ 16 
1.8.1. Các cấp điện áp danh định trong hệ thống điện phân phối. ............................... 16 
1.8.2. Định hướng điện áp phân phối. .......................................................................... 16 
1.9. Kết cấu lưới điện phân phối. ................................................................................... 17 
1.9.1. Định hướng thiết kế lưới điện hạ áp. .................................................................. 17 
1.9.2. Định hướng thiết kế lưới điện 22kV. ................................................................... 17 
1.9.3. Định hướng thiết kế lưới điện 35kV. ................................................................... 18 
1.10. Tiêu chí lựa chọn tuyến đường dây. ...................................................................... 19 
1.10.1. Lựa chọn tuyến đường dây dựa trên các cơ sở sau: ......................................... 19 
1.10.2. Việc chọn tuyến nhằm thỏa mãn các điều kiện sau: ......................................... 19 
1.11. Tiêu chí lựa chọn vị trí trạm biến áp. ................................................................... 20 
1.12. Tiêu chí lựa chọn công nghệ đường dây trên không và đường cáp ngầm. ....... 20 
1.12.1 Tiêu chí lựa chọn công nghệ đường dây nổi sử dụng dây trần.......................... 20 
1.12.2. Tiêu chí lựa chọn công nghệ đường dây nổi sử dụng dây bọc. ........................ 21 
1.12.3 Tiêu chí lựa chọn công nghệ đường cáp ngầm. ................................................. 22 
1.13. Tự động hóa lưới điện. ........................................................................................... 23 
1.13.1. Giải pháp tổng thể. ............................................................................................ 24 
1.13.2. Giải pháp từng bước. ........................................................................................ 24 
1.14. Điều kiện khí hậu và tổ hợp tải trọng gió tác dụng. ............................................ 25 
Quy định về công tác Thiết kế dự án lưới điện phân phối cấp điện áp đến 35kV 
Tập 1: Quy định chung 2 
1.15. Tính toán áp lực gió tác động và kết cấu. ............................................................. 25 
1.16. Khoảng cách an toàn và hành lang bảo vệ. .......................................................... 27 
1.17. Yêu cầu khảo sát khi xây dựng. ............................................................................ 27 
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ CÁC TÀI LIỆU LIÊN QUAN ......................................... 28 
2.1. Các tiêu chuẩn, qui chuẩn áp dụng. ........................................................................ 28 
2.1.1. Các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành. ...................................................... 28 
2.1.2. Các tiêu chuẩn áp dụng vật liệu thiết bị điện hiện hành. ................................... 29 
2.1.3. Các tiêu chuẩn áp dụng thiết kế xây dựng hiện hành. ........................................ 29 
2.1.4. Các quy chuẩn áp dụng hiện hành. ..................................................................... 29 
2.2. Trình tự thực hiện và quản lý chất lượng đầu tư xây dựng. ................................ 30 
2.3. Các thủ tục pháp lý cần thiết phục vụ đầu tư xây dựng công trình. ................... 30 
2.4. Các tính toán và phần mềm áp dụng. ..................................................................... 31 
CHƯƠNG 3: TRẠM BIẾN ÁP PHÂN PHỐI ................................................................................ 32 
3.1. Phạm vi áp dụng và định nghĩa. .............................................................................. 32 
3.2. Phạm vi cấp điện và vị trí xây dựng trạm biến áp. ............................................... 32 
3.3. Công nghệ lắp đặt trạm biến áp. ............................................................................. 33 
3.4. Cấp điện áp, công suất máy biến áp. ...................................................................... 34 
3.5. Sơ đồ nguyên lý, kiểu trạm. ..................................................................................... 35 
3.6. Thiết bị đóng cắt bảo vệ. .......................................................................................... 37 
3.6.1. Phía sơ cấp: ........................................................................................................ 37 
3.6.2. Phía thứ cấp: ....................................................................................................... 37 
3.7. Thiết bị chống sét và nối đất. ................................................................................... 38 
3.7.1. Thiết bị chống sét. ............................................................................................... 38 
3.7.2. Nối đất trạm biến áp. .......................................................................................... 38 
3.8. Thiết bị đo đếm. ........................................................................................................ 39 
3.9. Các vật tư thiết bị khác. ........................................................................................... 39 
3.10. Giải pháp xây dựng trạm biến áp. ........................................................................ 39 
3.9.1. Các loại hình trạm. ............................................................................................. 39 
3.9.2. Quy định kết cấu xây dựng TBA. ......................................................................... 40 
3.9.3. Quy định lắp đặt ghế thao tác. ............................................................................ 42 
CHƯƠNG 4: ĐƯỜNG DÂY TRÊN KHÔNG ............................................................................... 43 
4.1. Phạm vi áp dụng và định nghĩa. .............................................................................. 43 
4.2. Giải pháp công nghệ đường dây hạ áp. .................................................................. 43 
4.2.1. Dây dẫn. .............................................................................................................. 43 
4.2.2. Cách điện, phụ kiện. ............................................................................................ 44 
4.2.3. Nối đất. ................................................................................................................ 44 
4.2.4. Giải pháp đóng cắt, bảo vệ. ................................................................................ 45 
4.2.5. Giải pháp sơ đồ cột. ............................................................................................ 45 
4.2.6. Bố trí dây dẫn trên cột. ....................................................................................... 46 
4.2.7. Khoảng cách an toàn. ......................................................................................... 46 
4.2.8. Cáp vặn xoắn ABC. ............................................................................................. 46 
4.3. Giải pháp công nghệ đường dây trung áp. ............................................................. 46 
4.3.1. Dây dẫn. .............................................................................................................. 46 
4.3.2. Cách điện, phụ kiện. ............................................................................................ 47 
4.3.3. Chống sét và nối đất. ........................................................................................... 50 
4.3.4. Giải pháp đóng cắt, bảo vệ. ................................................................................ 51 
4.3.5. Giải pháp sơ đồ cột và khoảng cách an toàn. ..................................................... 52 
Quy định về công tác Thiết kế dự án lưới điện phân phối cấp điện áp đến 35kV 
Tập 1: Quy định chung 3 
4.4. Bố trí xà trên cột. ...................................................................................................... 53 
4.5. Chủng loại cột và chiều cao cột. .............................................................................. 54 
4.6. Chủng loại móng cột. ................................................................................................ 54 
4.7. Xử lý nền móng và chân cột trong điều kiện đặc biệt. .......................................... 58 
4.8. Xà, giá đỡ. .................................................................................................................. 58 
CHƯƠNG 5: ĐƯỜNG CÁP NGẦM ................................................................................................ 60 
5.1. Phạm vi áp dụng và định nghĩa. .............................................................................. 60 
5.2. Chọn tiết diện cáp ngầm. ......................................................................................... 60 
5.3. Phương thức lắp đặt đường cáp, loại cáp. .............................................................. 61 
5.4. Lắp đặt hộp nối và đầu cáp. .................................................................................... 62 
5.5. Thiết bị đóng cắt bảo vệ. .......................................................................................... 63 
5.5.1. Phần lưới ngầm trung áp. ................................................................................... 63 
5.5.2. Phần lưới ngầm hạ áp. ........................................................................................ 63 
5.6. Nối đất. ....................................................................................................................... 64 
5.7. Cảnh báo an toàn. ..................................................................................................... 64 
CHƯƠNG 6: TÍNH TOÁN KIỂM TRA ......................................................................................... 66 
6.1. Tính toán dự báo nhu cầu phụ tải. .......................................................................... 66 
6.1.1. Cơ sở lý thuyết. .................................................................................................... 66 
6.1.2. Phân loại phụ tải ................................................................................................. 67 
6.1.3. Xác định phụ tải khu vực cấp điện. ..................................................................... 70 
6.1.4. Dự báo phụ tải. ................................................................................................... 72 
6.2. Tính toán lựa chọn vật tư thiết bị điện. .................................................................. 75 
6.2.1. Tính toán trào lưu công suất, tổn thất lưới điện và ngắn mạch hệ thống. .......... 75 
6.2.2. Tính toán kiểm tra các chỉ tiêu độ tin cậy cung cấp điện. .................................. 76 
6.2.3. Tính toán kiểm tra lựa chọn tiết diện dây dẫn. ................................................... 80 
6.2.4. Tính toán kiểm tra lựa chọn MBA. ...................................................................... 83 
6.2.5. Tính toán kiểm tra lựa chọn thiết bị đóng cắt bảo vệ. ........................................ 83 
6.2.6. Tính toán kiểm tra tiếp địa. ................................................................................. 86 
6.3. Tính toán kiểm tra kết cấu cơ lý đường dây. ......................................................... 89 
6.3.1. Các căn cứ tính toán kiểm tra. ............................................................................ 89 
6.3.2. Các thông số đầu vào. ......................................................................................... 89 
6.3.3. Các chế độ làm việc của đường dây trên không. ................................................ 89 
6.3.4. Tính toán tải trọng cơ học tác động lên dây dẫn. ............................................... 90 
6.3.5. Tính toán sức kéo và độ võng căng dây. ............................................................. 93 
6.3.6. Tính toán kiểm tra trạng thái của dây dẫn. ......................................................... 94 
6.3.7. Tính toán kiểm tra khoảng cột tới hạn. ............................................................... 97 
6.3.8. Tính toán kiểm tra khoảng cách an toàn của các dây pha. ................................ 99 
6.3.9. Tính toán kiểm tra khả năng chịu lực của cách điện và phụ kiện. ................... 100 
6.4. Tính toán kiểm tra kết cấu xây dựng.................................................................... 101 
6.4.1. Tính toán kiểm tra tải trọng cơ học lên cột. ...................................................... 101 
6.4.2. Tính toán kiểm tra cột. ...................................................................................... 103 
6.4.3. Tính toán kiểm tra kết cấ ... loại thông thường khi dòng điện phụ tải cực đại đến 
30A, dao cách ly phụ tải khi dòng điện phụ tải cực đại lớn hơn 30A. Dao cách ly và 
dao cách ly phụ tải được sử dụng là loại 3 pha 35kV với dòng điện định mức đến 
630A. 
5) Đối với lưới điện 35kV trung tính cách ly không sử dụng dao cách ly 1 pha và 
không lắp đặt cầu chảy tự rơi tại đầu các nhánh rẽ để hạn chế khả năng sinh ra cộng 
hưởng từ. 
6) Tại đoạn đầu hoặc đoạn cuối của đường dây 35kV đấu nối vào trạm 110kV 
hoặc trạm 35kV có công suất từ 1600kVA trở lên phải lắp đặt dây chống sét với chiều 
dài và giải pháp kỹ thuật phù hợp các qui định của QPTBĐ 11TCN - 2006. 
4.3.5. Giải pháp sơ đồ cột và khoảng cách an toàn. 
a. Giải pháp sơ đồ cột. 
1) Các đường dây trung áp khi đi qua khu vực đông dân cư, khu vực đã có quy 
hoạch dân cư nên được thiết kế dự phòng cho đường dây hạ áp đi chung ở phía dưới. 
2) Tại các vị trí cột đỡ thẳng, đỡ vượt, đỡ góc nên sử dụng sơ đồ cột đơn, trừ 
trường hợp đặc biệt. 
3) Tại các vị trí cột đặc biệt như néo góc, néo cuối, néo vượt các khoảng rộng 
trên 200m có yêu cầu chịu lực lớn hơn giới hạn chịu tải trọng thường xuyên của cột 
đơn nên sử dụng sơ đồ cột ghép đôi, cột cổng (cột hình Π) hoặc cột thép. Khi tuyến 
dây đi qua khu vực ít dân cư, đất rộng rãi, công tác đền bù, giải phòng mặt bằng đơn 
giản có thể dùng sơ đồ cột kết hợp các bộ dây néo và móng néo, nhưng không được 
đặt dây néo ra sát đường và khu vực có người và vật nuôi thường xuyên va quệt. 
Quy định về công tác Thiết kế dự án lưới điện phân phối cấp điện áp đến 35kV 
Tập 1: Quy định chung 53 
4) Tại vị trí néo vượt có khoảng rộng trên 400m, có khả năng tận dụng được độ 
cao địa hình nên sử dụng sơ đồ cột 3 (hoặc 4) thân, mỗi thân cột néo 1 dây dẫn. 
5) Tại các vị trí vượt sông rộng, yêu cầu cột có chiều cao trên 22m thì sử dụng 
cột đỡ vượt (theo sơ đồ Néo - Đỡ - Đỡ - Néo) bằng thép. Sơ đồ cột néo vượt bằng thép 
chỉ sử dụng trong trường hợp đặc biệt. 
7) Khoảng cột của các đường dây trung áp được tính toán phù hợp với từng dự án 
cụ thể. Thông thường khu vực vùng 2, 3 thì khoảng cột của đường dây trung áp có thể 
lấy trong khoảng 60÷150m tùy theo loại địa hình và tải trọng của dây dẫn; đối với khu 
vực vùng 1 việc tính toán khoảng cột đảm bảo theo quy định hiện hành về hành lang 
an toàn lưới điện và tính toán kết hợp treo dây hạ áp; cũng như đảm bảo mỹ quan xây 
dựng đô thị (cột chiếu sáng, cây xanh, ...). 
8) Tại các vị trí đặt cột ở những nơi dễ xói lở (ven sông, ven đồi...), cần tính đến 
khả năng lũ lụt với tần suất 5%. 
b. Khoảng cách an toàn. 
Các khoảng cách an toàn của đường dây trung áp được quy định tại Nghị định 
của Chính phủ Quy định về an toàn điện, QPTBĐ 11TCN-2006 và các Quy chuẩn, 
tiêu chuẩn hiện hành. 
4.4. Bố trí xà trên cột. 
Tuỳ theo sơ đồ chịu lực và kết quả tính toán lực đầu cột cụ thể mà có thể chọn 
các cấu hình xà trên sơ đồ cột như sau: 
1) Xà bằng (cách điện được bố trí ngang) áp dụng cho các vị trí đỡ thẳng, đỡ 
vượt, néo khi cần tận dụng chiều cao côt. 
2) Xà tam giác (cách điện được bố trí tam giác) áp dụng cho các vị trí đỡ thẳng, 
đỡ góc, đỡ vượt, néo khi cần giảm hành lang, nới rộng khoảng cách pha để kéo dài 
khoảng côt. 
3) Xà lệch (cách điện được bố trí chủ yếu về một bên) áp dụng cho các vị trí cột 
ở gần các đối tượng (nhà cửa, công trình) đòi hỏi có khoảng cách an toàn đến dây dẫn 
điện mà không phải di dời. 
4) Xà hình Π áp dụng cho các vị trí néo có yêu cầu chịu lực lớn, cần nới rộng 
khoảng cách pha. 
5) Xà đơn pha áp dụng cho các vị trí cột sử dụng sơ đồ cột đơn pha. 
6) Xà rẽ nhánh áp dụng cho các vị trí rẽ của đường dây. 
Quy định về công tác Thiết kế dự án lưới điện phân phối cấp điện áp đến 35kV 
Tập 1: Quy định chung 54 
Chi tiết Tham khảo các bản vẽ hình thức bố trí sơ đồ cột, Phụ lục 2: Các bản vẽ 
định hướng thiết kế 
4.5. Chủng loại cột và chiều cao cột. 
1) Cột điện được sử dụng cho đường dây trung áp chủ yếu là cột bê tông tâm 
(BTLT) hoặc cột bê tông ly tâm ứng lực trước (LT-ULT) có chiều cao tiêu chuẩn đến 
22m. Tại các vị trí đặc biệt khó khăn, các vị trí vượt, giao chéo cần cột có chiều cao 
lớn hơn 22m và các vị trí có yêu cầu chịu lực lớn, vượt quá khả năng chịu lực của cột 
BTLT thì được phép sử dụng cột thép. 
2) Việc lựa chọn cột trên đường dây hạ áp phải dựa trên cơ sở các yêu cầu về 
chịu lực, thẩm mỹ, khả năng đáp ứng của thị trường, các điều kiện vận chuyển, quản lý 
vận hành và so sánh kinh tế. Cột sử dụng cho đường dây hạ áp có thể dùng cột bê tông 
vuông có chiều cao đến 8,5m hoặc các cột BTLT có chiều cao đến 9m. Tại các vị trí 
đặc biệt như khoảng vượt, giao chéo, ... có thể sử dụng cột cao hơn. Nên sử dụng cột 
bê tông ly tâm cho các đường dây: i) đi chung tuyến với đường dây trung áp; ii) đi qua 
các thành phố, thị xã, thị trấn, thị tứ, dọc theo các đường quốc lộ, tỉnh lộ, các khu vực 
có yêu cầu mỹ quan cao; iii) đi qua khu vực nhiễm mặn; iv) tại khu vực không thể vận 
chuyển cột bê tông vuông an toàn vào công trình. 
3) Chiều cao cột được lựa chọn trên cơ sở tính toán kinh tế và các yêu cầu kỹ 
thuật theo QPTBĐ 11TCN-2006. 
4) Kích thước cột bê tông ly tâm và lực giới hạn đầu cột được tham khảo trong 
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5847:2016 Cột điện bê tông cốt thép ly tâm. 
5) Cột điện bê tông ly tâm sử dụng trong lưới điện phân phối tuân thủ theo Tiêu 
chuẩn Quốc gia TCVN 5847:2016 và phải là cột có lỗ để bố trí lắp đặt giàn xà, lỗ 
thang trèo an toàn và thuận lợi trong quá trình lắp đặt, vận hành, . . 
(Tham khảo một số mô hình cột bê tông ly tâm dạng có lỗ, thể hiện trong Quyển 
phụ lục 2: Các bản vẽ định hướng thiết kế). 
4.6. Chủng loại móng cột. 
- Khi tính toán, lựa chọn chủng loại móng cột, đơn vị thiết kế phải sử dụng số 
liệu khảo sát địa chất khu vực và áp dụng kiểm tra, tính toán cụ thể. 
- Các loại móng được sử dụng cho đường dây phân phối bao gồm: 
1) Móng cốc (kiểu lọ mực) 
- Phạm vi áp dụng: Khu vực nền đất có cường độ chịu tải RN < 1 kg/cm2. Móng 
cốc được sử dụng tại khu vực có địa chất nền không cho phép đào mái hố móng thẳng 
Quy định về công tác Thiết kế dự án lưới điện phân phối cấp điện áp đến 35kV 
Tập 1: Quy định chung 55 
đứng, điều kiện địa hình tại vị trí cột không bằng phẳng, bề mặt chân cột không bị thay 
đổi bởi điều kiện môi trường và khu vực có địa chất dọc tuyến thay đổi nhiều. 
- Khu vực áp dụng: Móng cốc có thể được sử dụng ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ, 
Bắc Trung Bộ, Nam Bộ. 
- Các phương pháp tính toán kiểm tra: Theo tiêu chuẩn TCVN 9362:2012; kiểm 
tra chịu nén của nền đất; khả năng chống nhổ, chống lật của móng; biến dạng nền; tính 
toán cốt thép. 
2) Móng hộp. 
- Phạm vi áp dụng: Khu vực nền đất có cường độ chịu tải RN > 1 kg/cm2, khu 
vực cho phép đào hố móng thẳng đứng, địa hình vị trí đặt cột khá bằng phẳng, bề mặt 
chân cột ít có khả năng thay đổi bởi điều kiện môi trường. 
- Khu vực áp dụng: Móng hộp có thể được sử dụng ở khu vực Tây Bắc Bộ, Nam 
Trung Bộ và khu vưc Tây Nguyên. 
- Các phương pháp tính toán kiểm tra: Theo tiêu chuẩn TCVN 9362:2012, tính 
toán khả năng chịu nén của đất nền; tính toán khả năng chống lật của móng; tính biến 
dạng nền; tính toán cốt thép. 
3) Móng giếng. 
- Phạm vi áp dụng: Móng giếng được sử dụng cho đường dây đi qua các dải cồn 
cát, nền móng có hiện tượng chảy cát, khu vực có diện tích đặt cột chật hẹp. 
- Khu vực áp dụng: Móng giếng được sử dụng cho khu vực vùng duyên hải gần 
bờ biển, cồn cát, các khu vực lề, hè đường phố chặt hẹp. 
- Các phương pháp tính toán kiểm tra: Theo tiêu chuẩn TCVN 9362:2012, tính 
toán khả năng chịu nén của đất nền; tính toán khả năng chống lật của móng; tính biến 
dạng nền; tính toán cốt thép. 
4) Móng đà cản (thanh ngang). 
- Phạm vi áp dụng: Khu vực nền đất có cường độ chịu tải RN >1,8kg/cm2, khu 
vực có địa hình khá bằng phẳng, bề mặt chôn cột ít có khả năng thay đổi bởi điều kiện 
môi trường, khu vực đòi hỏi mỹ quan không cao, hành lang an toàn không bị giới hạn 
khắt khe và khu vực mà công trình không chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió bão, điều 
kiện địa chất dọc tuyến ít thay đổi. 
- Khu vực áp dụng: Móng đà cản có thể áp dụng cho khu vực Tây Bắc Bộ, Tây 
Nguyên và một số khu vực thuộc Nam Bộ. 
Quy định về công tác Thiết kế dự án lưới điện phân phối cấp điện áp đến 35kV 
Tập 1: Quy định chung 56 
- Các phương pháp tính toán kiểm tra: Theo tiêu chuẩn TCVN 9362:2012, tính 
toán khả năng chịu nén của đất nền; tính toán khả năng chống lật của móng; tính biến 
dạng nền. 
5) Móng đất gia cường (cột chôn không móng) 
- Phạm vi áp dụng: Khu vực nền đất có cường độ chịu tải RN > 2,0 kg/cm2, sử 
dụng cho các vị trí cột đỡ có yêu cầu chịu lực không lớn, khu vực không chịu ảnh 
hưởng trực tiếp của gió bão, địa hình ổn định, bề mặt không bị thay đổi điều kiện môi 
trường, địa chất rất tốt và ổn định với nền đất và không bị tơi bở khi gặp nước. 
- Khu vực áp dụng: Móng đất gia cường có thể được sử dụng cho khu vực Tây 
Nguyên. 
6) Móng trụ. 
- Phạm vi áp dụng: Khu vực đất nền có cường độ chịu nén RN > 1,0 kg/cm2, sử 
dụng cho các vị trí cột bằng thép, khu vực có địa chất tốt, ổn định. 
- Khu vực áp dụng: Móng trụ có thể áp dụng để xây dựng cho khu vực Tây Bắc 
Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên. 
- Khi thiết kế móng trụ cần phải kiểm tra các trường hợp sau: 
+ Tính toán, kiểm tra cốt thép bản đế móng, cốt thép trụ móng theo TCVN 
5574:2012 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép - Tiêu chuẩn thiết kế. Trong đó, lớp 
bảo vệ bê tông móng tuân thủ theo TCVN 5574:2012 và TCVN 5847: 2016; ngoài ra 
việc bố trí thép tuân thủ yêu cầu cấu tạo theo TCVN 5574:2012. 
+ Kiểm tra chọc thủng, kiểm tra ép mặt cục bộ của chân cột thép xuống mặt trụ 
móng theo TCVN 5574:2012. 
+ Kiểm tra độ lún tuyệt đối, lún lệch và kiểm tra chống nhổ của móng theo 
TCVN 9362:2012. 
- Trường hợp đặc biệt, có thể sử dụng móng giếng (hoặc móng hộp, móng 
cọc,) cho mỗi trụ độc lập. Khi đó chiều sâu chôn móng do Đơn vị thiết kế tính toán 
quyết định. 
7) Móng bản. 
- Phạm vi áp dụng: Khu vực đất nền có cường độ chịu nén RN < 1,0 kg/cm2, sử 
dụng cho các vị trí cột bằng thép, khu vực có địa chất kém. 
- Khu vực áp dụng: Móng bản có thể áp dụng để xây dựng cho khu vực đồng 
bằng Đông Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Bộ. 
- Khi thiết kế móng bản cần phải kiểm tra các trường hợp sau: 
Quy định về công tác Thiết kế dự án lưới điện phân phối cấp điện áp đến 35kV 
Tập 1: Quy định chung 57 
+ Tính toán, kiểm tra cốt thép bản đế móng, dầm móng (nếu có), cốt thép trụ 
móng theo TCVN 5574:2012. Trong đó, lớp bảo vệ bê tông móng tuân thủ theo TCVN 
5574:2012 và TCVN 5847: 2016; ngoài ra việc bố trí thép tuân thủ yêu cầu cấu tạo 
theo TCVN 5574:2012. 
+ Kiểm tra chọc thủng, kiểm tra ép mặt cục bộ của chân cột thép xuống mặt trụ 
móng theo TCVN 5574:2012. 
+ Kiểm tra độ lún tuyệt đối, lún lệch và kiểm tra chống nhổ của móng theo 
TCVN 9362:2012. 
8) Móng cọc. 
- Phạm vi áp dụng: Móng cọc có thể được sử dụng cho các vị trí cột bằng thép tại 
các khu vực mặt bằng quá chật hẹp. 
- Khu vực áp dụng: Khu vực lòng hè đường phố chặt hẹp, khu vực có hành lang 
chặt hẹp. 
- Khi thiết kế móng cọc cần phải kiểm tra các trường hợp sau: 
+ Tính toán kiểm tra sức chịu tải tính toán của cọc theo TCVN 10304:2014 
Móng cọc-Tiêu chuẩn thiết kế. 
+ Thiết kế cọc bê tông cốt thép đúc sẵn tuân thủ theo TCVN 5574:2012, TCVN 
10304:2014. 
+ Tính toán, kiểm tra cốt thép đài móng, cốt thép trụ móng theo TCVN 
5574:2012. Trong đó, lớp bảo vệ bê tông móng tuân thủ theo TCVN 5574:2012 và 
TCVN 5847: 2016; ngoài ra việc bố trí thép tuân thủ yêu cầu cấu tạo theo TCVN 
5574:2012. 
+ Kiểm tra chọc thủng, kiểm tra ép mặt cục bộ của chân cột thép xuống mặt trụ 
móng theo TCVN 5574:2012. 
+ Kiểm tra độ lún tuyệt đối và kiểm tra chống nhổ của móng theo theo TCVN 
10304:2014, TCVN 9362:2012. 
9) Móng cọc đơn. 
- Phạm vi áp dụng: Móng cọc đơn áp dụng cho việc leo cấy cột trên cọc bê tông 
đúc sẵn. 
- Khu vực áp dụng: Áp dụng cho các khu vực tuyến đường dây đi qua khu vực 
ngập nước, ao hồ, đầm, móng cọc đơn này có thể được áp dụng cho xây dựng đường 
dây khu vực đồng bằng Nam Bộ. 
- Khi thiết kế móng cọc cần phải kiểm tra các trường hợp sau: 
Quy định về công tác Thiết kế dự án lưới điện phân phối cấp điện áp đến 35kV 
Tập 1: Quy định chung 58 
+ Tính toán kiểm tra sức chịu tải tính toán của cọc theo TCVN 10304:2014 
Móng cọc - Tiêu chuẩn thiết kế. 
+ Thiết kế cọc bê tông cốt thép đúc sẵn tuân thủ theo TCVN 5574:2012, TCVN 
10304:2014. 
+ Kiểm tra ép mặt cục bộ của chân cột thép xuống mặt trụ móng theo TCVN 
5574:2012. 
+ Kiểm tra độ lún tuyệt đối và kiểm tra chống nhổ của móng theo TCVN 
10304:2014, TCVN 9362:2012. 
4.7. Xử lý nền móng và chân cột trong điều kiện đặc biệt. 
1) Trường hợp móng bê tông thường xuyên nằm dưới mực nước nhiễm mặn, 
nước ngầm có hoạt chất ăn mòn bê tông, nên sử dụng loại bê tông chống thấm, chống 
ăn mòn nước biển. Mác bê tông yêu cầu đối với vị trí xây dựng móng cách biển nhỏ 
hơn 30km tuân thủ theo TCVN9346:2012 - Bảng 1: Các yêu cầu tối thiểu về thiết kế 
bảo vệ kết cấu chống ăn mòn trong môi trường biển. 
2) Chân cột phải được chọn cao hơn mức nước tần suất 5% ít nhất là 0,3m. 
Trường hợp chân cột (cột BTLT hoặc cột thép) không thể nâng cao theo quy định để 
tránh bị ngập nước mặn, nước có hoạt chất ăn mòn bê tông cốt thép thì xung quanh 
phần ngập nước phải được bọc một lớp bê tông chống thấm, chống ăn mòn có cấp bền 
từ B20 (tương đương mác M250) trở lên với chiều dày bảo vệ (β) từ 20cm trở lên và 
cao hơn mức nước cao nhất là 0,3m. 
3) Trường hợp đất nền có cường độ chịu tải quá thấp, cột và móng lún quá giới 
hạn cho phép (nền đất bùn, sét bùn,), tùy theo phân tầng địa chất của khu vực và yêu 
cầu chịu tải có thể nghiên cứu các giải pháp gia cố nền móng theo phương pháp cọc cừ 
bằng bê tông cốt thép, tre, tràm, hoặc đệm cát phân tải, 
4.8. Xà, giá đỡ. 
1) Kết cấu thép sử dụng chế tạo xà dùng thép góc đều cạnh và các tấm thép bản. 
Liên kết dùng liên kết bu lông hoặc hàn. 
2) Thép hình: 
- Các thanh có tiết diện nhỏ hơn L120x8 sử dụng thép có giới hạn chảy C ≥ 245 
N/mm2, giới hạn bền b ≥ 400 N/mm
2. 
- Các thanh có tiết diện từ L120x8 trở lên sử dụng thép có giới hạn chảy C ≥ 
400 N/mm2, giới hạn bền b ≥ 540 N/mm
2. 
3) Thép bản: 
Quy định về công tác Thiết kế dự án lưới điện phân phối cấp điện áp đến 35kV 
Tập 1: Quy định chung 59 
+ Thép có chiều dày 16mm hoặc dưới 16mm có: Giới hạn chảy: C ≥ 245 
N/mm2, giới hạn bền: b = 400 ÷ 510 N/mm
2. 
+ Thép có chiều dày lớn hơn 16mm có: Giới hạn chảy: C ≥ 235N/mm
2, giới hạn 
bền: b = 400 ÷ 510 N/mm
2. 
4) Bu lông liên kết cột dùng loại GR4.6, GR5.6, GR6.6. 
- Bulông sử dụng theo tiêu chuẩn TCVN 1916-1995 hoặc tiêu chuẩn tương 
đương: 
- Bulông liên kết xà cấp GR5.6: có cường độ chịu cắt tính toán là: ttcR =190 
N/mm2; 
5) Que hàn: Dùng loại E42, E46 hoặc tương đương. 
6) Mạ kẽm: Toàn bộ thép xà, giá đỡ, thép cột được mạ kẽm nhúng nóng theo 
18TCN 04-92 hoặc tiêu chuẩn tương đương. Bulông được mạ kẽm theo tiêu chuẩn 
ASTM A153 hoặc tương đương. 

File đính kèm:

  • pdfquy_dinh_ve_cong_tac_thiet_ke_du_an_luoi_dien_phan_phoi_cap.pdf