Quy định về công tác thiết kế dự án lưới điện cấp điện áp từ 110kV đến 500kV - Phần trạm biến áp cấp điện áp 110kV (Phần 2)

Chương IV

NGUYÊN TẮC LỰA CHỌN CÁC GIẢI PHÁP THÔNG TIN LIÊN LẠC

VÀ SCADA

Mục 23. Nguyên tắc lựa chọn giải pháp công nghệ hệ thống thông tin liên

lạc

Các phương án xây dựng tuyến thông tin, truyền dẫn cho Trạm biến áp 110kV

phải dựa vào các nguyên tắc sau:

- Xây dựng hệ thống thông tin liên lạc phục vụ điều hành sản xuất kinh doanh

theo định hướng phát triển giai đoạn 2016 – 2020, tầm nhìn 2025 của EVN và định

hướng phát triển hệ thống viễn thông của 05 Tổng Công ty Điện lực;

- Xây dựng hệ thống thông tin liên lạc phục vụ điều hành sản xuất kinh doanh

theo định hướng phát triển giai đoạn 2016 – 2020, tầm nhìn 2025 của EVN;

- Xây dựng hệ thống truyền dẫn tin cậy, chất lượng cao thông qua mạng cáp

quang đến các TBA110kV của EVN;

pdf 36 trang phuongnguyen 12580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Quy định về công tác thiết kế dự án lưới điện cấp điện áp từ 110kV đến 500kV - Phần trạm biến áp cấp điện áp 110kV (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Quy định về công tác thiết kế dự án lưới điện cấp điện áp từ 110kV đến 500kV - Phần trạm biến áp cấp điện áp 110kV (Phần 2)

Quy định về công tác thiết kế dự án lưới điện cấp điện áp từ 110kV đến 500kV - Phần trạm biến áp cấp điện áp 110kV (Phần 2)
Quy định về công tác thiết kế dự án lưới điện cấp điện áp 
từ 110kV đến 500kV 
Phần trạm biến áp cấp điện áp 110kV 
29 
Chương IV 
NGUYÊN TẮC LỰA CHỌN CÁC GIẢI PHÁP THÔNG TIN LIÊN LẠC 
VÀ SCADA 
Mục 23. Nguyên tắc lựa chọn giải pháp công nghệ hệ thống thông tin liên 
lạc 
Các phương án xây dựng tuyến thông tin, truyền dẫn cho Trạm biến áp 110kV 
phải dựa vào các nguyên tắc sau: 
- Xây dựng hệ thống thông tin liên lạc phục vụ điều hành sản xuất kinh doanh 
theo định hướng phát triển giai đoạn 2016 – 2020, tầm nhìn 2025 của EVN và định 
hướng phát triển hệ thống viễn thông của 05 Tổng Công ty Điện lực; 
- Xây dựng hệ thống thông tin liên lạc phục vụ điều hành sản xuất kinh doanh 
theo định hướng phát triển giai đoạn 2016 – 2020, tầm nhìn 2025 của EVN; 
- Xây dựng hệ thống truyền dẫn tin cậy, chất lượng cao thông qua mạng cáp 
quang đến các TBA110kV của EVN; 
- Đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc (bao gồm chất lượng, dung lượng) phục vụ 
công tác điều hành và quản lý sản xuất của trạm; 
- Đáp ứng kinh tế, có khả năng mở rộng, đơn giản quản lý vận hành thiết bị, tiết 
kiệm trong đầu tư xây dựng; 
- Tận dụng tối đa các tài nguyên về hạ tầng CNTT và viễn thông tại các đơn vị, 
đầu tư theo quy hoạch, không đầu tư tràn lan, trùng lặp gây lãng phí. 
Mục 24. Các quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng 
Các tiêu chuẩn áp dụng bao gồm: Các tiêu chuẩn TCVN, tiêu chuẩn và quy 
phạm ngành TCN (Điện, Viễn thông); Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia (QCVN); tiêu 
chuẩn quốc tế IEC, ITU,(hoặc tương đương) và các quy định của EVN, EVNNPT. 
Mục 25. Giải pháp xây dựng các tuyến truyền dẫn quang 
- Yêu cầu chung: 
Các tuyến truyền dẫn quang phải đảm bảo độ tin cậy và độc lập về mặt vật lý 
(sợi quang hoặc tuyến cáp quang khác nhau) 
- Giải pháp kỹ thuật: 
Căn cứ vào hiện trạng hệ thống viễn thông khu vực và các dự án có liên quan, 
đề xuất giải pháp lựa chọn tuyến truyền dẫn cho phù hợp và tuân thủ nguyên tắc chung 
như đã nêu ở trên. 
- Yêu cầu chất lượng dịch vụ: 
Tuân thủ theo quy định tai Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11300:2016 về Kênh 
thuê riêng Ethernet điểm-điểm – Yêu cầu truyền tải do Bộ Khoa học và Công nghệ ban 
hành. 
Mục 26. Giải pháp kỹ thuật tổ chức kênh thông tin 
Các kênh thông tin gồm có: 
- Kênh truyền rơ le bảo vệ đường dây 110kV; 
Quy định về công tác thiết kế dự án lưới điện cấp điện áp 
từ 110kV đến 500kV 
Phần trạm biến áp cấp điện áp 110kV 
30 
- Kênh SCADA và thoại hotline kết nối đến, các Trung tâm Điều độ HTĐ miền 
(Ax), các Trung tâm điều hành SCADA tại 05 Tổng Công ty Điện lực (EVNxPC); 
- Kênh giám sát, điều khiển xa (HMI) kết nối đến Trung tâm điều khiển xa của 
EVNxPC. 
- Kênh giám sát, điều khiển camera kết nối đến Trung tâm điều khiển xa của 
EVNxPC. 
- Kênh truy xuất dữ liệu và cài đặt rơ le bảo vệ từ xa tại các TBA 110kV thuộc 
quản lý của EVNxPC kết nối về Trung tâm điều khiển xa của EVNxPC. 
- Kênh kết nối đến mạng WAN-VCGM (Mạng WAN nội bộ thị trường điện) để 
phục vụ kết nối hệ thống đo đếm công tơ về đơn vị quản lý số liệu đo đếm của EVN 
(EVNxPC tự thực hiện). 
Mục 27. Kênh truyền rơ le bảo vệ tuyến đường dây 110kV 
1. Kênh truyền rơ le bảo vệ cho đường dây trên không hoặc cấp ngầm 
110kV có cáp quang: 
- Yêu cầu về phương thức truyền tín hiệu: 
 Chức năng bảo vệ 87L và 21/21N của thiết bị rơ le bảo vệ chính được truyền 
tín hiệu giữa hai đầu đường dây bằng 1 trong 2 phương thức sau: 
 Sử dụng sợi quang để kết nối trực tiếp các thiết bị rơ le bảo vệ hai đầu đường 
dây (nếu điều kiện kỹ thuật của rơ le cho phép và có sẵn sợi quang). 
 Kênh truyền dẫn quang cho bảo vệ 87L (kênh số 1) và 21/21N (kênh số 2). 
 Các chức năng bảo vệ, tín hiệu liên động khác ở hai đầu đường dây như: 
50BF, DTT,... phải được truyền đồng thời trên hai kênh truyền tín hiệu của thiết bị rơ 
le bảo vệ chính. 
 Khóa chọn hai hoặc bốn vị trí "ON/OFF" cho mạch truyền cắt rơ le bảo vệ 
khoảng cách 
- Yêu cầu dịch vụ và băng thông trên mỗi kênh truyền như sau: 
 Kênh bảo vệ chính: giao diện G.703 trên mỗi hướng, băng thông 2Mbps hoặc 
64Kbit/s 
 Kênh bảo vệ dự phòng: giao diện G.703 trên mỗi hướng, băng thông 2Mbps 
hoặc 64Kbit/s 
- Yêu cầu về tính tương thích: 
 Các rơle bảo vệ 87L, thiết bị chuyển đổi quang điện, thiết bị ghép kênh PCM-
30 tại 2 đầu đường dây phải đồng bộ với nhau về mặt thiết bị, chủng loại, mã hiệu. 
- Thiết bị truyền cắt xa (Teleprotection) phối hợp truyền cắt bảo vệ 21/21N tại 2 
đầu đường dây phải đồng bộ với nhau về mặt thiết bị, chủng loại, mã hiệu. 
2. Kênh truyền rơ le bảo vệ cho đường dây trên không hoặc cấp ngầm 
110kV không có cáp quang: 
- Yêu cầu về phương thức truyền tín hiệu: 
Quy định về công tác thiết kế dự án lưới điện cấp điện áp 
từ 110kV đến 500kV 
Phần trạm biến áp cấp điện áp 110kV 
31 
 Chức năng bảo vệ 21/21N của thiết bị rơ le bảo vệ chính được truyền tín hiệu 
giữa hai đầu đường dây bằng kênh truyền tải ba (PLC) (Thiết bị tải ba phải độc lập vật 
lý) 
 Khóa chọn hai hoặc bốn vị trí "ON/OFF" cho mạch truyền cắt rơ le bảo vệ 
khoảng cách 
- Yêu cầu dịch vụ và băng thông trên mỗi kênh truyền như sau: Kênh giao diện 
G.703 trên mỗi hướng, băng thông 2Mbps hoặc 64Kbit/s 
 Yêu cầu về tính tương thích: Thiết bị truyền cắt xa (Teleprotection), thiết bị tải 
ba (PLC) phối hợp truyền cắt bảo vệ 21/21N tại 2 đầu đường dây phải đồng bộ với 
nhau về mặt thiết bị, chủng loại, mã hiệu. 
Mục 28. Kênh truyền SCADA và hotline kết nối về Ax 
1. Yêu cầu chung 
a) Dịch vụ và băng thông trên mỗi kênh truyền 
- Dịch vụ SCADA/EMS/DMS, giao diện Fast Ethernet có chức năng khai báo 
VLAN trên thiết bị truyền dẫn quang, băng thông tối thiểu 2Mbps. 
- Dịch vụ thoại VoIP, giao diện Fast Ethernet, băng thông tối thiểu 2Mbps 
b) An ninh, bảo mật kênh truyền 
- RTU/Gateway cung cấp đầy đủ các cổng truyền tin SCADA theo giao thức 
IEC 60870-5-104 kết nối về Ax và EVNxPC. Theo đó, trang bị số lượng cổng trên 01 
RTU/Gateway đảm bảo nguyên tắc: 01 cổng về Ax, 02 về EVNxPC, 01 cổng dự 
phòng. 
- Thiết lập 2 kênh mã hóa Point-to-Point từ EVNxPC đến TBA ở các mức độ 
khác nhau tùy thuộc vào mô hình kết nối sao cho đảm bảo gói tin đi ra khỏi 
RTU/Gateway được mã hóa trước khi đi ra mạng WAN chung và được giải mã khi ra 
khỏi mạng WAN đến đầu ra của TBA (RTU/Gateway) 
- Hệ thống thiết bị và kết nối SCADA, thông tin liên lạc là hệ thống dành riêng 
cho công tác vận hành hệ thống điện (bao gồm: SCADA, VoIP). Nghiêm cấm kết nối 
và sử dụng chung với các dịch vụ khác. 
- Có thể trang bị Firewall (có chức năng định tuyến như Router) nhằm ngăn 
chặn các gói tin không liên quan đi qua các mạng khác nhau. 
c) Yêu cầu nguồn cấp cho thiết bị 
- Tại TBA: Thiết bị RTU/Gateway và Firewall (nếu có) sử dụng nguồn DC tự 
dùng tại TBA 
- Tại Ax, EVNxPC: sử dụng nguồn 220VAC hiện có. 
- Hệ thống thiết bị và kết nối SCADA, thông tin liên lạc là hệ thống dành riêng 
cho công tác vận hành hệ thống điện (bao gồm: SCADA, VoIP). Nghiêm cấm kết nối 
và sử dụng chung với các dịch vụ khác. 
2. Yêu cầu về kênh truyền SCADA 
Đối với TBA thuộc quyền điều khiển EVNxPC và Ax, thiết lập 02 kênh truyền 
(mỗi kênh truyền bao gồm dịch vụ SCADA/EMS/DMS và hotline VoIP) đồng thời và 
độc lập về vật lý (theo hai hướng độc lập) và đảm bảo các thao tác bảo trì, bảo dưỡng 
Quy định về công tác thiết kế dự án lưới điện cấp điện áp 
từ 110kV đến 500kV 
Phần trạm biến áp cấp điện áp 110kV 
32 
hoặc sự cố trên 01 kênh truyền không gây gián đoạn/mất kết nối thông tin liên lạc và 
truyền dữ liệu như sau: 
- Tại Miền Bắc: 
 02 kênh kết nối về Trung tâm SCADA/DMS của EVNHANOI. Kênh kết nối 
về Hệ thống SCADA/EMS tại A1 được thiết lập trên nguyên tắc dùng chung hạ tầng 
truyền dẫn SCADA kết nối giữa EVNHANOI và A1. 
 02 kênh kết nối về Trung tâm SCADA/DMS của EVNNPC. Kênh kết nối về 
Hệ thống SCADA/EMS tại A1 được thiết lập trên nguyên tắc dùng chung hạ tầng 
truyền dẫn SCADA IP kết nối giữa EVNNPC và A1. 
- Tại miền Trung: 02 kênh kết nối về Trung tâm điều khiển Điện lực tỉnh. Kênh 
kết nối về Hệ thống SCADA/EMS tại A3 được thiết lập trên nguyên tắc dùng chung 
hạ tầng truyền dẫn SCADA IP kết nối giữa Trung tâm điều khiển Điện lực tỉnh và A3. 
- Tại Miền Nam: 
 02 kênh kết nối về Trung tâm SCADA/DMS của EVNSPC. 01 Kênh kết nối 
về Hệ thống SCADA/EMS tại A2 được thiết lập trên nguyên tắc dùng chung hạ tầng 
truyền dẫn SCADA IP kết nối giữa EVNSPC và A2. 
 02 kênh kết nối về Trung tâm SCADA/DMS của EVNHCMC. 01 Kênh kết 
nối về Hệ thống SCADA/EMS tại A2 được thiết lập trên nguyên tắc dùng chung hạ 
tầng truyền dẫn SCADA IP kết nối giữa EVNHCMC và A2. 
3. Giao thức kết nối SCADA 
Giao thức kết nối SCADA về các Trung tâm Điều độ HTĐ miền (Ax) và Trung 
tâm điều hành SCADA cũng như Trung tâm điều khiển xa của 05 Tổng Công ty Điện 
lực phải tuân thủ theo giao thức IEC 60870-5-104. 
4. Yêu cầu về đặc tính kỹ thuật thiết bị RTU và Gateway 
Yêu cầu về đặc tính kỹ thuật thiết bị RTU và Gateway tuân thủ theo quyết định 
55/QĐ-ĐTĐL ngày 22/08/2017 của Cục Điều tiết Điện lực – Bộ Công Thương và 
quyết định số 1208/QĐ-EVN ngày 28/7/2008. 
Mục 29. Kênh truyền camera và truy xuất dữ liệu và cài đặt rơ le về 
EVNxPC. 
1. Yêu cầu chung 
a) Dịch vụ và băng thông trên mỗi kênh truyền 
Dịch vụ giám sát hệ thống camera và truy xuất dữ liệu và cài đặt rơ le bảo vệ từ 
xa, giao diện Fast Ethernet có chức năng khai báo VLAN trên thiết bị Ethernet Switch 
Layer 2/3, băng thông mỗi kênh truyền tuân thủ theo quy định của 05 Tổng Công ty 
Điện lực. 
b) An ninh, bảo mật kênh truyền 
Không cho phép kết nối kênh giám sát camera chung với kênh SCADA. 
c) Yêu cầu nguồn cấp cho thiết bị 
Tại TBA: Thiết bị Ethernet Switch Layer 2/3 sử dụng nguồn DC tự dùng tại 
TBA 
Quy định về công tác thiết kế dự án lưới điện cấp điện áp 
từ 110kV đến 500kV 
Phần trạm biến áp cấp điện áp 110kV 
33 
d) Yêu cầu đặc tính kỹ thuật thiết bị 
Thiết bị Ethernet Switch Layer 2/3 tuân thủ theo quy định hiện hành để đảm bảo 
tương thích hệ thống quản lý mạng của 05 Tổng Công ty Điện lực. 
2. Yêu cầu về kênh truyền camera, kênh truy xuất dữ liệu và cài đặt rơ le từ xa 
Kênh truyền camera, kênh truy xuất dữ liệu và cài đặt rơ le từ xa phải được thiết 
lập độc lập (sợi quang và thiết bị truyền dẫn) với kênh truyền SCADA để đảm bảo an 
ninh mạng. 
Mục 30. Cấp nguồn, tiếp đất và chống sét cho hệ thống thông tin liên lạc 
1. Cấp nguồn 
Nguồn cấp cho thiết bị viễn thông và SCADA tuân thủ theo Điều 9 của Quyết 
định 176/QĐ-EVN ngày 4/3/2016 và Điều 1 của Quyết định 146/QĐ-EVN. 
2. Tiếp đất 
Tiếp đất cho hệ thống viễn thông sử dụng hệ thống tiếp đất chung của nhà trạm 
về các giá trị tiếp đất công tác, tiếp đất bảo vệ, tiếp đất chống sét. 
3. Chống sét 
Chống sét cho hệ thống viễn thông sử dụng chung hệ thống chống sét của trạm. 
Trang bị chống sét cho các đường thuê bao, các đường kết nối trung kế, các 
kênh data, E1... 
4. Phòng lắp đặt thiết bị viễn thông 
Phòng lắp đặt thiết bị viễn thông đảm bảo điều kiện môi trường theo TCN 68-
149:1995. 
Phần mương máng cáp phòng thông tin bố trí rộng hợp lý cho mở rộng và kê 
thêm tủ thông tin sau này. Thuận tiện cho kéo rải cáp, mở rộng, đi cáp quang. Hướng 
tuyến chờ đón sẵn cáp quang từ ngoài vào. Dự phòng cho triển khai kênh truyền cho 
phía 110kV và các dịch vụ khác. 
Bố trí tủ: 
Để dễ quản lý, các tủ bảng được quy hoạch riêng biệt gồm có: 01 tủ thông tin và 
01 tủ RTU/Gateway, 01 bộ tủ bảng nguồn / tủ nguồn phân phối (cho phép tích hợp 
chung trong tủ thông tin/RTU). Tủ thiết bị truyền dẫn và RTU cho phép tích hợp 
chung 01 tủ phụ thuộc quy mô đấu nối mạch SCADA tại trạm. 
Quy định về công tác thiết kế dự án lưới điện cấp điện áp 
từ 110kV đến 500kV 
Phần trạm biến áp cấp điện áp 110kV 
34 
Chương V 
NGUYÊN TẮC LỰA CHỌN CÁC GIẢI PHÁP XÂY DỰNG 
Mục 31. Đặc điểm của công trình liên quan đến giải pháp xây dựng 
1. Tóm tắt đặc điểm tổng mặt bằng xây dựng trạm biến áp 
- Về sự cần thiết đầu tư xây dựng: 
 Đảm bảo cung cấp đủ điện cho khu vực. 
 Giảm tổn thất công suất hệ thống điện khu vực. 
- Về quy hoạch: 
 Vị trí đặt trạm phù hợp với quy hoạch chung của địa phương. 
 Đảm bảo mỹ quan cho khu vực đặt trạm cũng như những khu vực có hệ thống 
đường dây 110kV đấu nối từ trạm vào lưới điện. 
- Về kỹ thuật: 
 Vị trí trạm được chọn gần các trung tâm phụ tải khu vực và thuận lợi cho việc 
phát triển lưới điện sau này. 
 Hạn chế tổn thất công suất trên các đường dây truyền tải và 110kV. 
 Các đường dây ra vào trạm phải có hướng tuyến thuận lợi và không phải đền 
bù giải phóng nhiều nhà dân và quan trọng là đấu nối các đường dây 110kV thuận lợi. 
 Vị trí trạm được chọn phải có địa hình đủ thoáng, rộng để có thể mở rộng sân 
phân phối 110kV trong tương lai. 
 Trạm phải đảm bảo khoảng cách an toàn đối với các khu dân cư cũng như các 
công trình khác để đảm bảo vấn đề môi trường trong khu vực. 
- Về thi công, vận hành, giao thông, thông tin liên lạc: 
 Vị trí trạm phải được đặt gần đường giao thông, nguồn điện, nguồn nước của 
địa phương để thuận tiện cho công tác thi công cũng như vận chuyển thiết bị nặng, cấp 
điện, cấp nước cho thi công. 
 Vị trí trạm được chọn sao cho có thể tận dụng được các cơ sở hạ tầng của địa 
phương và thuận tiện cho việc quản lý, vận hành trạm cũng như kết nối thông tin liên 
lạc sau này. 
- Về kinh tế, môi trường: Vị trí trạm được chọn phải đảm bảo về mặt kỹ thuật, 
hợp lý về mặt kinh tế, giảm tối đa chi phí của các hạng mục sau: 
 Chi phí đấu nối các đường dây 110kV. 
 Chi phí san lấp mặt bằng. 
 Chi phí đường vào trạm. 
 Chi phí đền bù đất đai, nhà ở, vật kiến trúc. 
- Một số yêu cầu khác: 
 Hạn chế ảnh hưởng đến các di tích văn hóa, lịch sử, quân sự. 
Quy định về công tác thiết kế dự án lưới điện cấp điện áp 
từ 110kV đến 500kV 
Phần trạm biến áp cấp điện áp 110kV 
35 
 Hạn chế tối đa sử dụng đất canh tác, đặc biệt là đất trồng lúa. 
Hạn chế ảnh hưởng mỹ quan, cảnh quan khu vực. 
2. Tiêu chuẩn xây dựng và danh mục phần mềm được áp dụng trong tính 
toán 
TT Tên tiêu chuẩn Mã số 
1 Điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng QCVN 02-2009/BXD 
2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thép làm cốt bê tông QCVN 07: 2011/BKHCN 
3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng. QCXDVN 01:2008/BXD 
4 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về công trình ngầm đô thị QCVN 08:2009/BXD 
5 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn trong xây dựng. QCVN 18:2014/BXD 
6 Nhà ở và công trình công cộng – An toàn sinh mạng và 
sức khỏe. 
QCXDVN 01:2008/BXD 
7 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nguyên tắc phân loại, 
phân cấp công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và 
hạ tầng ĐT. 
QCVN 03:2012/BXD 
8 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Các công trình hạ tầng 
kỹ thuật đô thị. 
QCVN 07:2010/BXD 
9 Quy chuẩn hệ thống cấp thoát nước trong nhà và công 
trình. 
47/1999/QĐ-BXD 
10 Quy chuẩn xây dựng: Tập 1 682/BXD-CSXD 
11 Quy chuẩn xây dựng: Tập 2,3 439/BXD-CSXD 
12 Tiêu chuẩn tải trọng và tác động TCVN 2737-1995 
13 Móng cọc- Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 10304-2014 
14 Đóng và ép cọc- Thi công và nghiệm thu TCVN 9394:2012 
15 Cọc - phương pháp thử nghiệm hiện trường bằng tải 
t ... g yêu cầu thỏa thuận kiến trúc với địa 
phương: 
Qua so sánh quy định cổng – hàng rào giữa các Tổng công ty điện lực miền 
Bắc, miền Trung, miền Nam và Tổng công ty điện lực Thành phố Hồ Chí Minh, kiến 
nghị giải pháp xây dựng cổng – hàng rào như sau: 
- Cổng trạm bao gồm một cổng chính (không có cổng phụ). Trụ cổng được xây 
gạch, ốp đá granit tự nhiên màu đen. Cánh cổng bằng thép, sơn tĩnh điện, đặt trên ray 
trượt ngang, đóng mở bằng điện. Bên cạnh cổng được gắn bảng tên trạm trưng của 
EVNNPT phù hợp với hồ sơ nhãn hiệu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam. 
- Tường rào xung quanh trạm là loại tường xây kín bằng gạch không nung. 
Chiều cao tường tính từ cao độ hoàn thiện nền trạm đến đỉnh phần xây tường là 2,5m. 
Phía trên phần tường xây có bố trí các song thép nhọn cao 0,5m gồm phần song thép 
hướng thẳng đứng và phần cong hướng ra ngoài trạm để chống trèo. Mặt ngoài tường 
rào để phẳng, không được bố trí gờ. Cứ 05 mãng tường rào bố trí 01 khe co giãn rộng 
20mm. 
- Kết cấu móng trụ và trụ rào góc, trụ rào khe lún: Bằng bê tông cốt thép 
B15/B20 đá 1x2. 
Mục 39. CÁC NHÀ PHỤ TRỢ KHÁC 
1. Nhà kho chứa chất thải độc hại 
Được bố trí trong nhà điều khiển nhưng cửa đi được hướng ra sân trạm và 
không giao thông trực tiếp tới các phòng chức năng khác. Kho chứa chất thải độc hại 
được xây kín không bố trí cửa sổ. 
2. Nhà xe 
Được chủ đầu tư xem xét quyết định tùy theo mỗi dự án. 
Quy định về công tác thiết kế dự án lưới điện cấp điện áp 
từ 110kV đến 500kV 
Phần trạm biến áp cấp điện áp 110kV 
52 
Chương VI 
NGUYÊN TẮC LỰA CHỌN CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG CHÁY 
NỔ 
Mục 40. Quy định về công tác thiết kế hệ thống PCCC 
Tuân thủ theo các quy định hiện hành về công tác thiết kế PCCC do EVN ban 
hành. 
Quy định về công tác thiết kế dự án lưới điện cấp điện áp 
từ 110kV đến 500kV 
Phần trạm biến áp cấp điện áp 110kV 
53 
Chương VII 
NGUYÊN TẮC LỰA CHỌN GIẢI PHÁP THIẾT KẾ ĐƯỜNG DÂY ĐẤU 
NỐI 
Mục 41. Quy định về công tác thiết kế phần đấu nối 
Tuân thủ theo Phần I Quy định về công tác thiết kế dự án Đường dây từ cấp 
điện áp 110kV đến 500kV do EVN ban hành. 
Quy định về công tác thiết kế dự án lưới điện cấp điện áp 
từ 110kV đến 500kV 
Phần trạm biến áp cấp điện áp 110kV 
54 
Chương VIII 
CÔNG TÁC KHẢO SÁT 
Mục 42. Quy định về công tác khảo sát 
Việc thực hiện các công tác khảo sát phải tuân thủ theo Luật xây dựng, các quy 
chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật Việt Nam và các tiêu chuẩn của nước ngoài đã áp dụng ở 
Việt Nam được chấp nhận của các cấp thẩm quyền. 
Công tác quản lý chất lượng và bảo trì xây dựng công trình phải tuân thủ đầy đủ 
theo các qui định trong Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 05 năm 2015 của 
Chính phủ. Về nội dung và trình tự khảo sát phục vụ thiết kế áp dụng theo quyết định 
số 1179/QD-EVN ngày 25/12/2014 do EVN ban hành.. 
Quy định về công tác thiết kế dự án lưới điện cấp điện áp 
từ 110kV đến 500kV 
Phần trạm biến áp cấp điện áp 110kV 
55 
Chương IX 
BIÊN CHẾ HỒ SƠ BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI (BCNCKT) 
Mục 43. Biên chế hồ sơ tư vấn 
TẬP 1.1 THUYẾT MINH DỰ ÁN 
- Chương 1: Tổng quát về công trình 
- Chương 2: Sự cần thiết đầu tư công trình 
- Chương 3: Địa điểm, quy mô và kế hoạch triển khai dự án 
- Chương 4: Đánh giá tác động của dự án đến môi trường; 
- Chương 5: Tóm tắt tổng mức đầu tư và Phân tích kinh tế - tài chính 
- Chương 6: Tiến độ thực hiện, Hình thức quản lý dự án và Kế hoạch đấu thầu 
- Chương 7: Kết luận và kiến nghị 
- Phụ lục: Các văn bản pháp lý 
TẬP 1.2 TỔNG MỨC ĐẦU TƯ 
- Chương 1: Tổng quát 
- Chương 2: Tổng mức đầu tư 
- Phụ lục 
TẬP 1.3 PHƯƠNG ÁN TỔNG THỂ BỒI THƯỜNG, GIẢI PHÓNG MẶT 
BẰNG, TÁI ĐỊNH CƯ 
- Chương 1: Cơ sở pháp lý 
- Chương 2: Chính sách bồi thường, hổ trợ và tái định cư 
- Chương 3: Tổng hợp chi phí bồi thường, hỗ trợ 
- Chương 4: Tiến độ thực hiện phương án bồi thường và kế hoạch di dời 
- Phụ lục 
TẬP 2.1 THUYẾT MINH THIẾT KẾ CƠ SỞ 
- Chương 1: Tổng quát về công trình; 
- Chương 2: Các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy phạm áp dụng; 
- Chương 3: Lựa chọn địa điểm xây dựng trạm 
- Chương 4: Điều kiện tự nhiên; 
- Chương 5: Lựa chọn các giải pháp công nghệ chính 
- Chương 6: Lựa chọn giải pháp thông tin liên lạc và SCADA 
- Chương 7: Lựa chọn giải pháp xây dựng 
- Chương 8: Lựa chọn giải pháp phòng chống cháy nổ 
- Chương 9: Lựa chọn giải pháp đường dây đấu nối 
- Phụ lục: 
 Liệt kê thiết bị vật liệu chính; 
 Liệt kê khối lượng các công tác xây dựng chính. 
Quy định về công tác thiết kế dự án lưới điện cấp điện áp 
từ 110kV đến 500kV 
Phần trạm biến áp cấp điện áp 110kV 
56 
TẬP 2.2: BẢN VẼ 
- Phần Trạm biến áp 
- Phần Đường dây đấu nối 
TẬP 2.3 PHỤ LỤC TÍNH TOÁN 
- Phần điện 
- Phần xây dựng 
TẬP 3 BÁO CÁO KHẢO SÁT 
- Tập 3.1: Báo cáo khảo sát địa hình 
- Tập 3.2: Báo cáo khảo sát địa chất. 
Mục 44. Nội dung hồ sơ tư vấn 
Tham khảo Tập 1 
Quy định về công tác thiết kế dự án lưới điện cấp điện áp 
từ 110kV đến 500kV 
Phần trạm biến áp cấp điện áp 110kV 
57 
Chương X 
BIÊN CHẾ HỒ SƠ THIẾT KẾ KỸ THUẬT VÀ THIẾT KẾ BẢN VẼ THI 
CÔNG (ĐỐI VỚI THIẾT KẾ 3 BƯỚC) 
Mục 45. Biên chế hồ sơ tư vấn 
BIÊN CHẾ HỒ SƠ THIẾT KẾ KỸ THUẬT: 
TẬP 1: THUYẾT MINH 
- Phần 1: Thuyết minh chung 
 Chương 1: Tổng quát về công trình 
 Chương 2: Qui mô công trình 
 Chương 3: Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng 
- Phần 2: Trạm biến áp 
 Chương 1: Địa điểm xây dựng trạm biến áp 
 Chương 2: Các giải pháp công nghệ chính 
 Chương 3: Các giải pháp xây dựng chính 
 Chương 4: Đặc tính kỹ thuật thiết bị 
 Chương 5: Tổ chức quản lý, vận hành 
- Phần 3: Các đường dây đấu nối vào TBA 
 Chương 1: Thuyết minh đấu nối vào TBA 
 Chương 2: Các giải pháp công nghệ 
 Chương 3: Các giải pháp xây dựng 
- Phần 4: Hệ thống thông tin và SCADA 
 Chương 1: Thuyết minh 
 Chương 2: Giải pháp công nghệ 
- Phần 5: Liệt kê thiết bi, cấu kiện và vật liệu 
- Phần 6: Các văn bản pháp lý 
TẬP 2: TỔ CHỨC XÂY DỰNG VÀ TỔNG DỰ TOÁN 
- Phần 1: Tổ chức xây dựng 
 Chương 1: Cơ sở lập tổ chức xây dựng 
 Chương 2: Tóm tắt đặc điểm công trình 
 Chương 3: Chuẩn bị công trường 
 Chương 4: Các phương án xây lắp chính 
 Chương 5: Tiến độ thi công 
Quy định về công tác thiết kế dự án lưới điện cấp điện áp 
từ 110kV đến 500kV 
Phần trạm biến áp cấp điện áp 110kV 
58 
 Chương 6: Biểu đồ nhân lực và dự trù phương tiện xe máy thi công 
 Chương 7: Biện pháp an toàn trong thi công 
- Phần 2: Tổng dự toán 
 Chương 1: Thuyết minh tổng dự toán 
 Chương 2: Tổng hợp dự toán 
TẬP 3: CÁC BẢN VẼ 
- Tập 3-1: Bản vẽ nhất thứ; 
- Tập 3-2: Bản vẽ nhị thứ; 
- Tập 3-3: Bản vẽ TTLL-SCADA 
- Tập 3-4: Bản vẽ xây dựng 
- Tập 3-5: Bản vẽ PCCC 
- Tập 3-6: Bản vẽ Đường dây đấu nối 
TẬP 4: CÁC PHỤ LỤC 
TẬP 4-1: PHỤ LỤC TÍNH TOÁN 
- Các phụ lục tính toán phần công nghệ 
- Các phụ lục tính toán phần xây dựng 
- Các phụ lục tính toán phần PCCC 
TẬP 5 BÁO CÁO KHẢO SÁT 
- Tập 5.1: Báo cáo khảo sát địa hình 
- Tập 5.2: Báo cáo khảo sát địa chất 
TẬP 6 CHỈ DẪN KỸ THUẬT 
TẬP 6-1: CHỈ DẪN KỸ THUẬT PHẦN TBA 
- Chương 1: Qui định chung 
- Chương 2: Các hạng mục chính 
- Chương 3: Vật liệu dùng trong xây dựng 
- Chương 4: Chuẩn bị thi công 
- Chương 5: Công tác nền móng 
- Chương 6: Công tác bê tông và bê tông cốt thép 
- Chương 7: Công tác xây trát 
- Chương 8: Chế tạo và lắp dựng trụ thép 
- Chương 9: Công tác hoàn thiện 
- Chương 10: Yêu cầu thiết bị 
- Chương 11: Công tác lắp đặt thiết bị điện chuyên ngành 
- Chương 12: Cung cấp, lắp đặt thiết bị và vật tư hệ thống PCCC 
- Chương 13: Thiết bị camera quan sát và phụ kiện 
- Chương 14: Thiết bị cảnh báo chống đột nhập và phụ kiện 
- Chương 15: Công tác thu dọn và vệ sinh sau khi thi công 
Quy định về công tác thiết kế dự án lưới điện cấp điện áp 
từ 110kV đến 500kV 
Phần trạm biến áp cấp điện áp 110kV 
59 
- Chương 16: Kế hoạch quản lý an toàn lao động và môi trường trên công 
trường xây dựng 
- Chương 17: Phụ lục 
TẬP 6-2: CHỈ DẪN KỸ THUẬT PHẦN ĐẤU NỐI 
BIÊN CHẾ HỒ SƠ THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG (3 BƯỚC): 
- Tập 1: Bản vẽ nhất thứ; 
- Tập 2: Bản vẽ nhị thứ; 
- Tập 3: Bản vẽ TTLL-SCADA 
- Tập 4: Bản vẽ xây dựng 
- Tập 5: Bản vẽ PCCC 
- Tập 6: Bản vẽ Đường dây đấu nối 
Mục 46. Nội dung hồ sơ tư vấn 
Tham khảo Tập 1 
Quy định về công tác thiết kế dự án lưới điện cấp điện áp 
từ 110kV đến 500kV 
Phần trạm biến áp cấp điện áp 110kV 
60 
Chương XI 
BIÊN CHẾ & NỘI DUNG HỒ SƠ THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG 
(TKBVTC) TRONG THIẾT KẾ 2 BƯỚC 
Mục 47. Biên chế hồ sơ tư vấn 
BIÊN CHẾ HỒ SƠ THIẾT KẾ KỸ THUẬT: 
TẬP 1: THUYẾT MINH 
- Phần 1: Thuyết minh chung 
 Chương 1: Tổng quát về công trình 
 Chương 2: Qui mô công trình 
 Chương 3: Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng 
- Phần 2: Trạm biến áp 
 Chương 1: Địa điểm xây dựng trạm biến áp 
 Chương 2: Các giải pháp công nghệ chính 
 Chương 3: Các giải pháp xây dựng chính 
 Chương 4: Đặc tính kỹ thuật thiết bị 
 Chương 5: Tổ chức quản lý, vận hành 
- Phần 3: Các đường dây đấu nối vào TBA 
 Chương 1: Thuyết minh đấu nối vào TBA 
 Chương 2: Các giải pháp công nghệ 
 Chương 3: Các giải pháp xây dựng 
- Phần 4: Hệ thống thông tin và SCADA 
 Chương 1: Thuyết minh 
 Chương 2: Giải pháp công nghệ 
- Phần 5: Liệt kê thiết bi, cấu kiện và vật liệu 
- Phần 6: Các văn bản pháp lý 
TẬP 2: TỔ CHỨC XÂY DỰNG VÀ TỔNG DỰ TOÁN 
- Phần 1: Tổ chức xây dựng 
 Chương 1: Cơ sở lập tổ chức xây dựng 
 Chương 2: Tóm tắt đặc điểm công trình 
 Chương 3: Chuẩn bị công trường 
 Chương 4: Các phương án xây lắp chính 
 Chương 5: Tiến độ thi công 
Quy định về công tác thiết kế dự án lưới điện cấp điện áp 
từ 110kV đến 500kV 
Phần trạm biến áp cấp điện áp 110kV 
61 
 Chương 6: Biểu đồ nhân lực và dự trù phương tiện xe máy thi công 
 Chương 7: Biện pháp an toàn trong thi công 
- Phần 2: Tổng dự toán 
 Chương 1: Thuyết minh tổng dự toán 
 Chương 2: Tổng hợp dự toán 
TẬP 3: CÁC BẢN VẼ 
- Tập 3-1: Bản vẽ nhất thứ 
- Tập 3-2: Bản vẽ nhị thứ 
- Tập 3-3: Bản vẽ TTLL-SCADA 
- Tập 3-4: Bản vẽ xây dựng 
- Tập 3-5: Bản vẽ PCCC 
- Tập 3-6: Bản vẽ Đường dây đấu nối 
TẬP 4: CÁC PHỤ LỤC 
TẬP 4-1: PHỤ LỤC TÍNH TOÁN 
- Các phụ lục tính toán phần công nghệ 
- Các phụ lục tính toán phần xây dựng 
- Các phụ lục tính toán phần PCCC 
TẬP 5 BÁO CÁO KHẢO SÁT 
- Tập 5.1: Báo cáo khảo sát địa hình 
- Tập 5.2: Báo cáo khảo sát địa chất 
TẬP 6 CHỈ DẪN KỸ THUẬT 
TẬP 6-1: CHỈ DẪN KỸ THUẬT PHẦN TBA 
- Chương 1: Qui định chung 
- Chương 2: Các hạng mục chính 
- Chương 3: Vật liệu dùng trong xây dựng 
- Chương 4: Chuẩn bị thi công 
- Chương 5: Công tác nền móng 
- Chương 6: Công tác bê tông và bê tông cốt thép 
- Chương 7: Công tác xây trát 
- Chương 8: Chế tạo và lắp dựng trụ thép 
- Chương 9: Công tác hoàn thiện 
- Chương 10: Yêu cầu thiết bị 
- Chương 11: Công tác lắp đặt thiết bị điện chuyên ngành 
- Chương 12: Cung cấp, lắp đặt thiết bị và vật tư hệ thống PCCC 
- Chương 13: Thiết bị camera quan sát và phụ kiện 
- Chương 14: Thiết bị cảnh báo chống đột nhập và phụ kiện 
- Chương 15: Công tác thu dọn và vệ sinh sau khi thi công 
Quy định về công tác thiết kế dự án lưới điện cấp điện áp 
từ 110kV đến 500kV 
Phần trạm biến áp cấp điện áp 110kV 
62 
- Chương 16: Kế hoạch quản lý an toàn lao động và môi trường trên công 
trường xây dựng 
- Chương 17: Phụ lục 
TẬP 6-2: CHỈ DẪN KỸ THUẬT PHẦN ĐẤU NỐI 
Mục 48. Nội dung hồ sơ tư vấn 
Tham khảo Tập 1 
Quy định về công tác thiết kế dự án lưới điện cấp điện áp 
từ 110kV đến 500kV 
Phần trạm biến áp cấp điện áp 110kV 
63 
Chương XII 
ỨNG DỤNG BIM TRONG THIẾT KẾ TRẠM 
Mục 49. SỰ CẦN THIẾT ỨNG DỤNG BIM TRONG THIẾT KẾ 
1. Khái niệm BIM 
- Building Information Modeling (BIM) là công nghệ sử dụng mô hình ba chiều 
(3D) để tạo ra, phân tích và truyền đạt thông tin của công trình. Theo Viện Kiến trúc 
Hoa Kỳ, tên gọi Building Information Modeling (BIM) được Autodesk đặt ra 
(Autodesk là một công ty lớn của Mỹ, chuyên cung cấp các phần mềm đồ họa phục vụ 
cho công tác thiết kế và thi công xây dựng) và được phổ biến rộng rãi để mô tả mô 
hình không gian ba chiều thiết lập bằng công cụ máy tính để thể hiện các vật thể. Nó 
trợ giúp quá trình trao đổi và chia sẻ thông tin của công trình bằng cách số hóa. 
- Các nhà tư vấn thiết kế cũng như các nhà thầu xây dựng có thể sử dụng các 
phần mềm 3D có ứng dụng BIM (chẳng hạn như Autodesk REVIT Architectural, 
REVIT Structure, REVIT MEP, v.v.) để tạo nên một mô hình của công trình trên máy 
vi tính mà mô hình này sẽ giống hệt như công trình thực tế ở ngoài công trường. Mô 
hình không gian ba chiều này được liên kết với cơ sở dữ liệu thông tin của dự án, thể 
hiện tất cả các mối liên hệ về mặt không gian, các thông tin hình học, kích thước, số 
lượng, và cả cấu tạo vật liệu của các cấu kiện, bộ phận của công trình. Nó có thể được 
sử dụng để thể hiện toàn bộ vòng đời của một công trình xây dựng từ khâu thiết kế, thi 
công, cho đến khâu vận hành sử dụng. 
BIM đưa ra cách thức khác, tạo dựng mô hình theo kích thước thật của dự án 
trong không gian 3 chiều, từ đó áp dụng BIM sẽ đạt các kết quả sau: 
- Có thể tạo bao nhiêu mặt cắt và hình chiếu tùy thích nhưng vẫn đảm bảo 
không có sai sót và mẫu thuẫn thông tin. 
- Khi cần điều chỉnh, chỉnh sửa trên mô hình tuyệt nhiên các mặt cắt và hình 
chiếu được tự động cập nhật theo, tiết kiệm được thời gian chỉnh sửa, chất lượng hồ sơ 
tăng cao. 
- Bên cạnh đó, mô hình còn cung cấp các bản vẽ phối cảnh công trình. 
- Tự động bốc tách khối lượng, là một yếu tố không kém phần quan trọng trong 
việc lập và quản lý dự án. 
- Cho phép xây dựng tiến độ quản lý xây dựng công trình. 
Như đã trình bày ở trên, BIM là một mô hình ba chiều (3D) để tạo ra, phân tích 
và truyền đạt thông tin của công trình. Do đó nó không chỉ sử dụng trong giai đoạn 
thiết kế mà sẽ được chuyển cho chủ đầu tư, đơn vị vận hành khai thác sau này. Do đó 
EVN sớm xác định nhu cầu và mua sắm chương trình phù hợp nhu cầu, để thống nhất 
trong quản lý các dự án sau này. 
2. Các phần mềm có ứng dụng BIM 
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều phần mềm thiết kế 3D, có kết nối ứng 
dụng BIM, nhưng có thể phân chia ra hai hướng chính như sau: 
- Các phần mềm hỗ trợ 3D phục vụ công tác thiết kế điện: hiện nay có thể nêu 
hai phần mềm chuyên dụng trong thiết kế nhất thứ là Bentley và Primtech (có bộ thư 
Quy định về công tác thiết kế dự án lưới điện cấp điện áp 
từ 110kV đến 500kV 
Phần trạm biến áp cấp điện áp 110kV 
64 
viện thiết bị của các nhà cấp hàng khá đầy đủ), có các mô dul chuyên ngành cho công 
tác thiết kế nhất thứ như kiểm tra khoảng cách pha-pha, pha-đất, phạm vi bảo vệ chống 
sét, lực điện động giữa các dây dẫn, thanh cái v.v . 
- Các phần mềm hỗ trợ 3D thiên về phần xây dựng: hiện nay hiệp hội xây dựng 
đang sử dụng nhiều phần mềm Revit trong thiết kế. Nó cho phép thiết kế chi tiết trong 
công tác thiết kế kết cấu xây dựng công trình. 
3. Đề xuất sử dụng 
Đơn vị tư vấn cần trang bị chương trình thiết kế 3D hỗ trợ công tác thiết kế điện 
và xây dựng. 
Chương trình thiết kế cần thống nhất với chủ trương của EVN để có thể chuyển 
giao mô hình sử dụng cho khách hàng. 

File đính kèm:

  • pdfquy_dinh_ve_cong_tac_thiet_ke_du_an_luoi_dien_cap_dien_ap_tu.pdf