Quy định về công tác thiết kế dự án lưới điện cấp điện áp từ 110kV đến 500kV - Phần trạm biến áp cấp điện áp 110kV (Phần 1)

Chương I

TỔNG QUAN

Mục 1. Mục đích

Tập đoàn Điện lực Việt Nam ban hành “Quy định về thiết kế dự án lưới điện

cấp điện áp từ 110kV đến 500kV” nhằm mục đích:

- Có được những hồ sơ thiết kế các công trình trạm biến áp truyền tải và phân

phối có chất lượng cao, tuân thủ theo quy chuẩn, tiêu chuẩn, luật và các quy định hiện

hành của Việt Nam.

- Tạo sự đồng bộ, thống nhất, thuận lợi cho công tác thiết kế, quản lý, thẩm tra

và phê duyệt, đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng các công trình.

Mục 2. Yêu cầu đối với công tác thiết kế xây dựng

Công tác Thiết kế xây dựng phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

- Đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ thiết kế; phù hợp với nội dung dự án đầu tư

xây dựng được duyệt, quy hoạch xây dựng, cảnh quan kiến trúc, điều kiện tự nhiên,

văn hoá - xã hội tại khu vực xây dựng.

- Nội dung thiết kế xây dựng công trình phải đáp ứng yêu cầu của từng bước

thiết kế

pdf 41 trang phuongnguyen 9300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Quy định về công tác thiết kế dự án lưới điện cấp điện áp từ 110kV đến 500kV - Phần trạm biến áp cấp điện áp 110kV (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Quy định về công tác thiết kế dự án lưới điện cấp điện áp từ 110kV đến 500kV - Phần trạm biến áp cấp điện áp 110kV (Phần 1)

Quy định về công tác thiết kế dự án lưới điện cấp điện áp từ 110kV đến 500kV - Phần trạm biến áp cấp điện áp 110kV (Phần 1)
TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM 
QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC 
THIẾT KẾ DỰ ÁN LƯỚI ĐIỆN 
CẤP ĐIỆN ÁP 110KV – 500KV 
(Ban hành theo Quyết định số 1289/QĐ-EVN ngày 
01/11/2017 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam) 
PHẦN TRẠM BIẾN ÁP 
CẤP ĐIỆN ÁP 110kV 
Hà Nội 2017 
 PHẦN TRẠM BIẾN ÁP CẤP ĐIỆN ÁP 110kV: 
- TẬP 1: NỘI DUNG, BIÊN CHẾ HỒ SƠ TƯ VẤN 
- TẬP 2: HƯỚNG DẪN TÍNH TOÁN 
- TẬP 3: BẢN VẼ THAM KHẢO 
- TẬP 4: CHUẨN HÓA CÁC HẠNG MỤC CỦA TRẠM BIẾN ÁP 
Quy định về công tác thiết kế dự án lưới điện cấp điện áp 
từ 110kV đến 500kV 
Phần trạm biến áp cấp điện áp 110kV 
1 
NỘI DUNG 
NỘI DUNG PHẦN TRẠM BIẾN ÁP CẤP ĐIỆN ÁP 110KV .............................................. 1 
CHƯƠNG I TỔNG QUAN ...................................................................................................... 6 
MỤC 1. MỤC ĐÍCH .................................................................................................................. 6 
MỤC 2. YÊU CẦU ĐỐI VỚI CÔNG TÁC THIẾT KẾ XÂY DỰNG ...................................... 6 
CHƯƠNG II CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ CÁC TÀI LIỆU LIÊN QUAN ................................... 7 
MỤC 3. CÁC QUY ĐỊNH CỦA NHÀ NƯỚC CÓ LIÊN QUAN ............................................ 7 
MỤC 4. QUY CHUẨN, TIÊU CHUẨN XÂY DỰNG ............................................................. 7 
MỤC 5. CÁC TIÊU CHUẨN NƯỚC NGOÀI THAM KHẢO ................................................. 9 
MỤC 6. CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ, NGÀNH CÓ LIÊN QUAN ......................................... 10 
MỤC 7. CÁC QUY ĐỊNH CỦA EVN CÓ LIÊN QUAN ....................................................... 10 
MỤC 8. CÁC QUY ĐỊNH CỦA TRUNG TÂM ĐIỀU ĐỘ HỆ THỐNG ĐIỆN QUỐC GIA 
CÓ LIÊN QUAN ................................................................................................... 11 
MỤC 9. CÁC QUY ĐỊNH CỦA EVNSPC CÓ LIÊN QUAN ................................................ 11 
MỤC 10. CÁC QUY ĐỊNH CỦA EVNHCMC CÓ LIÊN QUAN ......................................... 11 
MỤC 11. CÁC QUY ĐỊNH CỦA EVNCPC CÓ LIÊN QUAN .............................................. 11 
MỤC 12. PHẦN MỀM ĐƯỢC ÁP DỤNG TRONG TÍNH TOÁN ........................................ 11 
CHƯƠNG III NGUYÊN TẮC LỰA CHỌN CÁC GIẢI PHÁP PHẦN ĐIỆN ................. 13 
MỤC 13. LỰA CHỌN CẤP ĐIỆN ÁP .................................................................................... 13 
13.1 CÁC YÊU CẦU CHUNG ........................................................................................ 13 
13.2 CÁC YÊU CẦU CỤ THỂ ........................................................................................ 13 
13.3 CẤP ĐIỆN ÁP LỰA CHỌN. ................................................................................... 13 
MỤC 14. CÔNG SUẤT TRẠM ............................................................................................... 13 
14.1 CÁC YÊU CẦU CHUNG ........................................................................................ 13 
14.2 CÁC YÊU CẦU CỤ THỂ ........................................................................................ 13 
14.3 CÔNG SUẤT MBA LỰA CHỌN. ........................................................................... 13 
14.4 SỐ LƯỢNG MBA. ................................................................................................... 13 
MỤC 15. CHỌN SƠ ĐỒ TRẠM ............................................................................................. 13 
15.1 CÁC YÊU CẦU CHUNG ........................................................................................ 13 
15.2 CÁC YÊU CẦU CỤ THỂ ........................................................................................ 14 
15.3 SƠ ĐỒ NỐI ĐIỆN SPP 110KV CỦA TBA 110KV ................................................ 15 
15.4 SƠ ĐỒ NỐI ĐIỆN 22KV HOẶC 35KV CỦA TBA 110KV ................................... 17 
MỤC 16. LỰA CHỌN MẶT BẰNG BỐ TRÍ THIẾT BỊ ....................................................... 17 
16.1 CÁC YÊU CẦU CHUNG ........................................................................................ 17 
16.2 CÁC YÊU CẦU CỤ THỂ ........................................................................................ 18 
MỤC 17. LỰA CHỌN CÁC THIẾT BỊ ĐIỆN CHÍNH .......................................................... 18 
17.1 CÁC YÊU CẦU CHUNG ........................................................................................ 18 
17.2 CÁC YÊU CẦU CỤ THỂ. ....................................................................................... 18 
17.3 CÁC THIẾT BỊ CHÍNH ĐANG SỬ DỤNG TRÊN LƯỚI ĐIỆN ........................... 18 
17.4 PHẠM VI ÁP DỤNG ............................................................................................... 20 
MỤC 18. GIẢI PHÁP CHỌN HỆ THỐNG BẢO VỆ ............................................................. 21 
18.1 NGUYÊN TẮC ......................................................................................................... 21 
18.2 CẤU HÌNH HỆ THỐNG RƠ LE BẢO VỆ CHO ĐƯỜNG DÂY TRÊN KHÔNG 
110KV ................................................................................................................... 21 
A) BẢO VỆ CHO ĐƯỜNG DÂY TRÊN KHÔNG HOẶC CÁP NGẦM 110KV CÓ 
TRUYỀN TIN BẰNG CÁP QUANG ................................................................................. 21 
B) CẤU HÌNH HỆ THỐNG RƠ LE BẢO VỆ CHO ĐƯỜNG DÂY TRÊN KHÔNG 
110KV KHÔNG CÓ TRUYỀN TIN BẰNG CÁP QUANG .............................................. 21 
Quy định về công tác thiết kế dự án lưới điện cấp điện áp 
từ 110kV đến 500kV 
Phần trạm biến áp cấp điện áp 110kV 
2 
18.3 CẤU HÌNH HỆ THỐNG BẢO VỆ SO LỆCH THANH CÁI 110KV .................... 22 
18.4 CẤU HÌNH HỆ THỐNG RƠ LE BẢO VỆ CHO MBA 110KV ............................. 22 
18.5 CẤU HÌNH HỆ THỐNG RƠ LE BẢO VỆ CHO NGĂN MÁY CẮT PHÂN ĐOẠN 
110KV ................................................................................................................... 22 
18.6 CẤU HÌNH HỆ THỐNG RƠ LE BẢO VỆ CHO NGĂN MÁY CẮT TRUNG ÁP 
LƯỚI TRUNG TÍNH NỐI ĐẤT TRỰC TIẾP ..................................................... 22 
18.7 CẤU HÌNH HỆ THỐNG RƠ LE BẢO VỆ CHO NGĂN MÁY CẮT TRUNG ÁP 
LƯỚI TRUNG TÍNH CÁCH LY HOẶC QUA TỔNG TRỞ .............................. 22 
18.8 CẤU HÌNH HỆ THỐNG RƠ LE BẢO VỆ CHO NGĂN MÁY CẮT VÒNG 
110KV ................................................................................................................... 22 
18.9 CÁC QUY ĐỊNH KHÁC ......................................................................................... 23 
A) RƠLE GIÁM SÁT MẠCH CẮT: .................................................................................. 23 
B) RƠLE CẮT – KHÓA 86: ............................................................................................... 23 
C) BÁO TÍN HIỆU MCB TRÊN CÁC TỦ AC, DC, TỦ ĐIỀU KHIỂN, TỦ BẢO VỆ 
CHO CÁC TBA KHÔNG NGƯỜI TRỰC VÀ ÍT NGƯỜI TRỰC: .................................. 23 
MỤC 19. CÁC GIẢI PHÁP ĐO ĐẾM, ĐO LƯỜNG ............................................................. 24 
MỤC 20. GIẢI PHÁP KỸ THUẬT CỦA HỆ THỐNG NỐI ĐẤT, CHỐNG SÉT TRẠM .. 24 
20.1 CÁC YÊU CẦU CHUNG. ....................................................................................... 24 
20.2 CÁC YÊU CỤ THẾ. ................................................................................................ 24 
MỤC 21. GIẢI PHÁP KỸ THUẬT CỦA HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG NGOÀI TRỜI VÀ 
TRONG NHÀ ....................................................................................................... 24 
MỤC 22. GIẢI PHÁP KỸ THUẬT CỦA HỆ THỐNG CAMERA QUAN SÁT VÀ CẢNH 
BÁO ĐỘT NHẬP ................................................................................................. 24 
22.1 MỤC TIÊU CỦA VIỆC LẮP ĐẶT HỆ THỐNG CAMERA: ................................. 24 
A) NÊU RÕ MỤC TIÊU CỦA VIỆC LẮP ĐẶT HỆ THỐNG CAMERA ........................ 24 
B) NÊU PHẠM VI TRUYỀN DẪN, LIÊN KẾT, KIỂM SOÁT TÍN HIỆU ..................... 25 
22.2 YÊU CẦU KỸ THUẬT CHO VIỆC LẮP ĐẶT THIẾT BỊ: ................................... 25 
22.3 YÊU CẦU ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT CƠ BẢN CHO CAMERA LẮP ĐẶT: ......... 25 
22.4 YÊU CẦU CHỨC NĂNG CƠ BẢN CHO CAMERA LẮP ĐẶT: ......................... 26 
22.5 YÊU CẦU CỤ THỂ CHO TỪNG VỊ TRÍ LẮP ĐẶT: ............................................ 26 
A) KHU VỰC HÀNG RÀO TRẠM: .................................................................................. 26 
B) KHU VỰC SÂN NGẮT: ............................................................................................... 26 
C) KHU VỰC PHÒNG ĐIỀU KHIỂN, PHÒNG THÔNG TIN: ....................................... 26 
D) KHU VỰC CỔNG RA VÀO: ........................................................................................ 26 
BỐ TRÍ CAMERA THEO TỪNG CẤP TRẠM .............................................................. 27 
TRẠM 110KV .................................................................................................................. 27 
HÀNG RÀO ..................................................................................................................... 27 
22.6 SEVER GHI HÌNH VÀ PHÂN TÍCH HÌNH ẢNH TẠI TRẠM: ........................... 27 
22.7 HỆ THỐNG KIỂM SOÁT VÀO/RA TRẠM: (TRANG BỊ CHO TRẠM KHÔNG 
NGƯỜI TRỰC) .................................................................................................... 27 
22.8 THIẾT BỊ TRUNG TÂM TRUYỀN TIN VÀ ĐIỀU KHIỂN TÍCH HỢP: ............. 27 
CHƯƠNG IV NGUYÊN TẮC LỰA CHỌN CÁC GIẢI PHÁP THÔNG TIN LIÊN LẠC 
VÀ SCADA ............................................................................................................................. 29 
MỤC 23. NGUYÊN TẮC LỰA CHỌN GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ HỆ THỐNG THÔNG 
TIN LIÊN LẠC ..................................................................................................... 29 
MỤC 24. CÁC QUY CHUẨN, TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG ................................................... 29 
MỤC 25. GIẢI PHÁP XÂY DỰNG CÁC TUYẾN TRUYỀN DẪN QUANG ..................... 29 
MỤC 26. GIẢI PHÁP KỸ THUẬT TỔ CHỨC KÊNH THÔNG TIN ................................... 29 
MỤC 27. KÊNH TRUYỀN RƠ LE BẢO VỆ TUYẾN ĐƯỜNG DÂY 110KV .................... 30 
27.1 KÊNH TRUYỀN RƠ LE BẢO VỆ CHO ĐƯỜNG DÂY TRÊN KHÔNG HOẶC 
CẤP NGẦM 110KV CÓ CÁP QUANG: ............................................................. 30 
Quy định về công tác thiết kế dự án lưới điện cấp điện áp 
từ 110kV đến 500kV 
Phần trạm biến áp cấp điện áp 110kV 
3 
27.2 KÊNH TRUYỀN RƠ LE BẢO VỆ CHO ĐƯỜNG DÂY TRÊN KHÔNG HOẶC 
CẤP NGẦM 110KV KHÔNG CÓ CÁP QUANG: .............................................. 30 
MỤC 28. KÊNH TRUYỀN SCADA VÀ HOTLINE KẾT NỐI VỀ AX ................................ 31 
28.1 YÊU CẦU CHUNG .................................................................................................. 31 
A) DỊCH VỤ VÀ BĂNG THÔNG TRÊN MỖI KÊNH TRUYỀN .................................... 31 
B) AN NINH, BẢO MẬT KÊNH TRUYỀN ...................................................................... 31 
C) YÊU CẦU NGUỒN CẤP CHO THIẾT BỊ.................................................................... 31 
28.2 YÊU CẦU VỀ KÊNH TRUYỀN SCADA ............................................................... 31 
28.3 GIAO THỨC KẾT NỐI SCADA ............................................................................. 32 
28.4 YÊU CẦU VỀ ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT THIẾT BỊ RTU VÀ GATEWAY ........... 32 
MỤC 29. KÊNH TRUYỀN CAMERA VÀ TRUY XUẤT DỮ LIỆU VÀ CÀI ĐẶT RƠ LE 
VỀ EVNXPC. ........................................................................................................ 32 
29.1 YÊU CẦU CHUNG .................................................................................................. 32 
A) DỊCH VỤ VÀ BĂNG THÔNG TRÊN MỖI KÊNH TRUYỀN .................................... 32 
B) AN NINH, BẢO MẬT KÊNH TRUYỀN ...................................................................... 32 
C) YÊU CẦU NGUỒN CẤP CHO THIẾT BỊ.................................................................... 32 
D) YÊU CẦU ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT THIẾT BỊ ............................................................ 33 
29.2 YÊU CẦU VỀ KÊNH TRUYỀN CAMERA, KÊNH TRUY XUẤT DỮ LIỆU VÀ 
CÀI ĐẶT RƠ LE TỪ XA ..................................................................................... 33 
MỤC 30. CẤP NGUỒN, TIẾP ĐẤT VÀ CHỐNG SÉT CHO HỆ THỐNG THÔNG TIN 
LIÊN LẠC ............................................................................................................. 33 
30.1 CẤP NGUỒN ........................................................................................................... 33 
30.2 TIẾP ĐẤT ................................................................................................................. 33 
30.3 CHỐNG SÉT ............................................................................................................ 33 
30.4 PHÒNG LẮP ĐẶT THIẾT BỊ VIỄN THÔNG ........................................................ 33 
CHƯƠNG V NGUYÊN TẮC LỰA CHỌN CÁC GIẢI PHÁP XÂY DỰNG ................... 34 
MỤC 31. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN GIẢI PHÁP XÂY DỰNG 34 
31.1 TÓM TẮT ĐẶC ĐIỂM TỔNG MẶT BẰNG XÂY DỰNG TRẠM BIẾN ÁP ...... 34 
31.2 TIÊU CHUẨN XÂY DỰNG VÀ DANH MỤC PHẦN MỀM ĐƯỢC ÁP DỤNG 
TRONG TÍNH TOÁN ........................................................................................... 35 
MỤC 32. GIẢI PHÁP TỔNG MẶT BẰNG ............................................................................ 36 
32.1 TÍNH TOÁN CHỌN CỐT SAN NỀN VÀ KHỐI LƯỢNG SAN NỀN TRẠM ...... 37 
A) ĐIỀU KIỆN THỦY VĂN HTV ....................................................................................... 37 
B) ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT HĐC ......................................................................................... 37 
C) QUY HOẠCH CHUNG CỦA KHU VỰC HQH ............................................................. 37 
D) KHẢ NĂNG THOÁT NƯỚC MẶT BẰNG TRẠM HTN .............................................. 37 
E) KHẢ NĂNG CÂN BẰNG ĐÀO ĐẮP HĐĐ ................................................................... 37 
32.2 GIẢI PHÁP SAN NỀN: VẬT LIỆU, YÊU CẦU KỸ THUẬT, GIAỈ PHÁP THIẾT 
KẾ TA LUY. ......................................................................................................... 38 
A) VẬT LIỆU DÙNG SAN NỀN ....................................................................................... 38 
B) YÊU CẦU KỸ THUẬT ĐỐI VỚI CÔNG TÁC SAN NỀN .......................................... 38 
C) GIẢI PHÁP THIẾT KẾ TALUY ................................................................................... 39 
32.3 GIẢI PHÁP VỀ MẶT BẰNG TRẠM; ..................................................................... 39 
32.4 ĐƯỜNG TRONG TRẠM;........................................................................................ 40 
A) YÊU CẦU: ..................................................................................................................... 40 
B) GIẢI PHÁP ............................... ...  này là có thể tích hợp trong các rơle 
không liệt kê rơle riêng biệt để phù hợp xu hướng rơle có nhiều chức năng bảo vệ. 
- Yêu cầu về thiết kế mạch nhị thứ: 
 Thiết bị rơ le bảo vệ số 1 và số 2 phải lấy tín hiệu dòng điện từ hai cuộn dòng 
(thứ cấp biến dòng điện) khác nhau và phải có mạch cắt độc lập với nhau. Tín hiệu 
điện áp được lấy từ biến điện áp đường dây. 
 Mạch nhị thứ phải thiết kế đảm bảo chế độ cắt sự cố 3 pha và tự động đóng lại 
3 pha. Trang bị khóa On/off chức năng tự đóng lại. 
 Khóa on/off chức năng so lệch đường dây (nếu có trang bị 87L). 
 Khóa chọn Hòa đồng bộ với hai vị trí "Bypass/synchro check" 
 Việc cô lập một trong hai thiết bị rơ le bảo vệ số 1 và số 2 không được ảnh 
hưởng đến bất kỳ chức năng nào của thiết bị rơ le bảo vệ còn lại. 
3. Cấu hình hệ thống bảo vệ so lệch thanh cái 110kV 
- Yêu cầu về rơle bảo vệ: áp dụng qui định hiện hành.. 
4. Cấu hình hệ thống rơ le bảo vệ cho MBA 110kV 
- Yêu cầu về rơle bảo vệ: áp dụng qui định hiện hành. 
5. Cấu hình hệ thống rơ le bảo vệ cho ngăn máy cắt phân đoạn 110kV 
- Yêu cầu về rơle bảo vệ: áp dụng qui định hiện hành. 
- Yêu cầu về mạch nhị thứ: trang bị khóa cắt mạch cắt máy cắt phân đoạn khi 
đóng chuyển giàn thanh cái (chỉ áp dụng cho điều khiển tại mimic) 
6. Cấu hình hệ thống rơ le bảo vệ cho ngăn máy cắt trung áp lưới trung 
tính nối đất trực tiếp 
- Yêu cầu về rơle bảo vệ: áp dụng qui định hiện hành. 
- Nếu không có nguồn cấp ngược thì không cần phần tử quá dòng có hướng, chỉ 
cần các chức năng 50/51, 50/51N, 50BF, 81, 79, 50BF, 74 là đủ đáp ứng yêu cầu. 
7. Cấu hình hệ thống rơ le bảo vệ cho ngăn máy cắt trung áp lưới trung 
tính cách ly hoặc qua tổng trở 
- Yêu cầu về rơle bảo vệ: áp dụng qui định hiện hành. 
8. Cấu hình hệ thống rơ le bảo vệ cho ngăn máy cắt vòng 110kV 
- Ngăn vòng dùng để thay thế khi cần kiểm tra hoặc sửa chữa các bảo vệ, máy 
cắt và máy biến dòng của bất kỳ phần tử nào nối vào thanh cái. Ngăn vòng được sử 
dụng trong thời gian ngắn. 
 Hợp bộ bảo vệ được tích hợp các chức năng bảo vệ 21/21N, 67/67N, 50/51, 
50/51N, 27/59, 50BF. 
 Hợp bộ bảo vệ được tích hợp các chức năng bảo vệ 67/67N, 50/51, 50/51N, 
27/59, 50BF 
 Các bảo vệ phải có các nhóm giá trị đặt cho các đường dây, ngăn tổng thay thế 
Quy định về công tác thiết kế dự án lưới điện cấp điện áp 
từ 110kV đến 500kV 
Phần trạm biến áp cấp điện áp 110kV 
23 
 Không thực hiện chuyển mạch dòng cho các bảo vệ so lệch đường dây của 
ngăn thay thế vì không sử dụng bảo vệ ngăn thay thê 
 Thực hiện chuyển mạch dòng cho bảo vệ so lệch MBA lấy dòng từ biến dòng 
ngoài ngăn tổng khi thay thế ngăn tổng vì bảo vệ so lệch MBA không thuộc bảo vệ 
ngăn tổng. 
9. Các quy định khác 
a) Rơle giám sát mạch cắt: 
- Đối với máy cắt 110kV trở lên, trang bị rơle giám sát mạch cắt là loại rơle 
riêng (không sử dụng input các rơle làm mạch giám sát). Mỗi cuộn cắt sử dụng 01 rơle 
giám sát. 
- Các rơle giám sát được mắc nối tiếp trong mạch khóa mạch đóng để phù hợp 
qui định nghiệm thu cấm thao tác máy cắt khi giám sát máy cắt bị trục trặc. 
b) Rơle cắt – Khóa 86: 
- Các ngăn lộ đề xuất chỉ trang bị 01 rơle 86 để phục vụ liên động mạch đóng 
của máy cắt với yêu cầu cho phần các sự cố ngăn đã được tìm hiểu giải trừ thông qua 
lệnh reset rơle 86 cho phép đóng máy cắt. 
c) Báo tín hiệu MCB trên các tủ AC, DC, tủ điều khiển, tủ bảo vệ cho các 
TBA không người trực và ít người trực: 
- Báo tín hiệu các MCB lộ ra tại các tủ AC, DC trong nhà điều khiển trung tâm 
cần chia theo tính chất các nhóm cung cấp nguồn như: 
 Nhóm cấp nguồn cho các nhà điều khiển 
 Nhóm cho chiếu sáng 
 Nhóm cấp nguồn máy bơm 
 Nhóm cấp nguồn cho dự phòng. 
 Nhóm cấp nguồn cho hệ thống tủ nạp 
 Nhóm cấp nguồn cho hệ thống TTLL 
- Báo tín hiệu các MCB lộ ra tại các tủ AC, DC cần chia theo tính chất các 
nhóm cung cấp nguồn như: 
 Nhóm cấp nguồn cho các tủ đấu dây ngoài trời 
 Nhóm cấp nguồn 1 cho tủ ĐKBV. 
 Nhóm cấp nguồn 2 cho tủ ĐKBV 
 Nhóm cấp nguồn động lực thiết bị 
 Nhóm cấp nguồn cho dự phòng. 
- Báo tín hiệu các MCB tại tủ ĐKBV cần chia theo tính chất các nhóm cung cấp 
nguồn như: 
 Nhóm điều khiển 1, bảo vệ 1 
 Nhóm điều khiển 2, bảo vệ 2 
Quy định về công tác thiết kế dự án lưới điện cấp điện áp 
từ 110kV đến 500kV 
Phần trạm biến áp cấp điện áp 110kV 
24 
 Nhóm chung 
Mục 19. Các giải pháp đo đếm, đo lường 
- Áp dụng Thông tư số 42/2015/TT-BCT ngày 01/12/2015 của Bộ Công 
Thương quy định đo điếm điện năng trong hệ thống điện. 
- Quyết định số 176/QĐ-EVN ngày 4/3/2016 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam 
về việc ban hành Quy định Hệ thống điều khiển trạm biến áp 500kV, 220kV, 110kV 
trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam. 
- Trang bị hệ thống thu thập số liệu phù hợp các qui định từng Tổng Công ty 
ban hành. 
Mục 20. Giải pháp kỹ thuật của hệ thống nối đất, chống sét trạm 
1. Các yêu cầu chung. 
- Căn cứ quy phạm trang bị điện. 
- Căn cứ các Tiêu chuẩn: TCVN 4756-1989. Nối đất và nối không các thiết bị 
điện; TCXDVN 46-2007. Chống sét cho công trình xây dựng - Hướng dẫn thiết kế, 
kiểm tra và bảo trì hệ thống; Hệ thống nối đất, chống sét cho trạm biến áp dùng tiêu 
chuẩn IEEE-Std 80-2000: “Guide for safety in AC Grounding System”. 
2. Các yêu cụ thế. 
- Tính toán hệ thống nối đất ngoài trời để kiểm tra điện áp chạm, điện áp bước, 
điện trở lưới nối đất, tản nhanh dòng điện sét xuống đất, dòng điện tản khi xảy ra ngắn 
mạch thoả mãn yêu cầu không gây nguy hiểm cho nhân viên vận hành khi có sét đánh 
vào trạm. 
- Tính toán hệ thống chống sét để kiểm tra phạm vi bảo vệ của kim chống sét và 
dây chống sét trong trạm tránh tia sét đánh thẳng tới thiết bị. 
Mục 21. Giải pháp kỹ thuật của hệ thống chiếu sáng ngoài trời và trong 
nhà 
Chiếu sáng trong nhà; 
- Sử dụng đèn huỳnh quang hoặc LED ống gắn sát trần. Phương pháp tính toán 
sử dụng phương pháp hệ số sử dụng để đảm bảo độ rọi đạt yêu cầu 
Chiếu sáng ngoài trời; 
- Sử dụng đèn pha LED ống gắn trên cột cổng, cột chiếu sáng độc lập để đảm 
bảo độ rọi đạt yêu cầu 
Mục 22. Giải pháp kỹ thuật của hệ thống camera quan sát và cảnh báo đột 
nhập 
1. Mục tiêu của việc lắp đặt hệ thống camera: 
a) Nêu rõ mục tiêu của việc lắp đặt hệ thống camera 
- Camera giám sát an ninh: tự động phát hiện, cảnh báo kịp thời các hành vi leo 
hàng rào vào trạm, đi vào cổng chính, khu vực sân ngắt, khu vực máy biến áp và các 
khu vực cấm. 
- Camera giám sát sân ngắt: giám sát chi tiết trạng thái các phần tử thiết bị trên 
sân ngắt, cảnh báo các hành vi phá hoại, ghi nhận các hoạt động điều khiển, bảo trì 
thiết bị; hỗ trợ nhân viên tại trung tâm vận hành có thể quan sát được trạng thái thiết bị 
tại trạm. 
Quy định về công tác thiết kế dự án lưới điện cấp điện áp 
từ 110kV đến 500kV 
Phần trạm biến áp cấp điện áp 110kV 
25 
- Camera giám sát nhà điều khiển: ghi nhận các hành vi ra vào nhà điều khiển, 
hỗ trợ nhân viên tại trung tâm vận hành có thể quan sát được trạng thái thiết bị tại 
trạm. 
b) Nêu phạm vi truyền dẫn, liên kết, kiểm soát tín hiệu 
- Tín hiệu camera có khả năng truyền về trung tâm vận hành (TTVH). 
- Có khả năng kết hợp các tín hiệu cảm biến analog,digital khác: tủ báo cháy, tín 
hiệu kiểm soát đột nhập, kiểm soát ra vào 
- Có cổng giao tiếp truyền tin chính (Ethernet) và dự phòng (mạng di động) kết 
nối về TTVH. Có module giao tiếp mở rộng để kết nối hệ thống đến trung tâm chỉ huy 
PCCC địa phương, hoặc cơ quan an ninh địa phương. 
- Tại TTVH: trang bị thiết bị cho việc xử lý, điều khiển, lưu trữ tín hiệu, phát 
cảnh báo khi nhận tín hiệu sự cố. 
2. Yêu cầu kỹ thuật cho việc lắp đặt thiết bị: 
- Vị trí lắp đặt: Các Camera được lắp tại các vị trí có góc quan sát rõ nhất không 
bị khuất tầm nhìn và có độ cao nhất định, chống kẻ gian phá hoại. 
- An toàn cho thiết bị: Bên cạnh các biện pháp chống phá hoại, các Camera phải 
được lắp trong các vỏ bảo vệ chống sự ăn mòn của thời tiết và môi trường như: độ ẩm, 
nắng nóng, bụi bẩn, môi trường biển , thiết bị cần được cung cấp nguồn theo đúng 
quy cách bảo đảm an toàn chống chập cháy gây hư hại cho thiết bị và hệ thống. 
- Camera phải có tính ổn định cao, hoạt động tốt trong điều kiện thời tiết xấu, 
phù hợp khí hậu nắng nóng và mưa nhiều ở Việt Nam. 
- Dây dẫn tín hiệu: phải là loại có khả chống nhiễu trong điều kiện điện trường 
cao. 
- Hệ thống camera được bảo dưỡng định kỳ theo lịch bảo dưỡng của từng trạm. 
- Yêu cầu về nguồn điện: Nguồn điện cấp cho hệ thống camera giám sát phải 
đảm bảo để hệ thống có thể hoạt động liên tục trong mọi tình huống. 
- Yêu cầu về hệ thống chống sét: Do địa hình bố trí thiết bị trong trạm điện khá 
rộng và trống trải, các cụm thiết bị chủ yếu lắp ngoài trời và trên các cột thép nên tất 
cả đều phải được lắp các thiết bị cắt chống sét trên đường nguồn và đường tín hiệu, 
tránh để sét lan truyền. 
- Yêu cầu cài đặt sẵn các phần mềm cho các chức năng sử dụng: điều khiển, tự 
động cảnh báo, tự động điều khiển, tự chụp hình ảnh, theo dõi đối tượng v.v 
3. Yêu cầu đặc tính kỹ thuật cơ bản cho camera lắp đặt: 
- Camera IP, tương thích chuẩn ONVIF,CGI,.. và có khả năng kết nối đa dạng 
với các thiết bị ghi hình, phân tích hình ảnh khác. Tích hợp nhiều chuẩn giao thức 
thông dụng (IPv4/IPv6, HTTP, TCP/IP, UDP, UPnP, ICMP, IGMP, RTSP, RTP, 
SMTP, NTP, DHCP, DNS, FTP, QoS). 
- Cảm biến hình ảnh tối thiểu 1.3 Megapixel, điểm ảnh 1280x960, camera màu, 
tích hợp tính năng hồng ngoại quan sát trong đêm. Tốc độ ghi hình (1~60fps). Tùy 
thuộc vào đối tượng cần quan sát mà có thể nâng cao yêu cầu. 
- Tầm hoạt động tối thiểu 20m, zoom 10X. Tùy thuộc vào đối tượng cần quan 
sát mà có thể nâng cao yêu cầu. 
Quy định về công tác thiết kế dự án lưới điện cấp điện áp 
từ 110kV đến 500kV 
Phần trạm biến áp cấp điện áp 110kV 
26 
- Tích hợp nhiều chuẩn nén hình ảnh thông dụng H.264H/H.264B/ H.264/ 
MJPEG 
- Tiêu chuẩn bảo vệ: IP66 (đối với camera ngoài trời), nhiệt độ -20oC-60oC, độ 
ẩm >90%. 
4. Yêu cầu chức năng cơ bản cho camera lắp đặt: 
- Thực hiện được việc phân tích hình ảnh và cảnh báo. 
- Thực hiện được các chức năng: quay, quét, thu phóng hình ảnh cả trong chế 
độ điều khiển bằng tay và tự động. 
- Có khả năng chống rung, chống sương, khói, bụi. 
- Xem hình trực tiếp tại camera. 
- Cho phép cài đặt quỹ đạo camera, lưu lại theo từng vùng, số lượng vùng nhớ 
(>20 vùng). 
- Tự khởi động lại, kết nối hệ thống ngay khi có nguồn điện. 
5. Yêu cầu cụ thể cho từng vị trí lắp đặt: 
a) Khu vực hàng rào trạm: 
- Cần đảm bảo bố trí các thiết bị đảm bảo phát hiện được những đột nhập từ bên 
ngoài vào khuôn viên trạm, phát hiện và cảnh báo kịp thời các hành vi: leo hàng rào 
vào trạm, đi vào cổng chính, đi vào khu vực sân ngắt hoặc vào vị trí máy biến áp 
không cho phép. 
- Ghi hình các hoạt động, sự việc diễn ra ở các khu vực quanh trạm và trong tầm 
nhìn của camera. Các camera được lắp đặt cho phép tự giám sát lẫn nhau (camera này 
nằm trong tầm quan sát của camera kia) nhằm phát hiện các hành động phá hoại 
camera. 
b) Khu vực sân ngắt: 
- Đối với trạm không người trực: Gắn các Camera PTZ Dome có khả năng quay 
quét, zoom, phát hiện chuyển động. Giám sát được tổng quan các phần tử thiết bị trong 
sân ngắt. Camera được lập trình cài đặt trước các vị trí có phần tử thiết bị cần quan sát 
được chi tiết trong sân ngắt của trạm như các dao cách ly, máy cắt, máy biến áp. Các 
camera cần bố trí kết hợp lẫn nhau để có thể quan sát được nhiều góc khác nhau của 
thiết bị đồng thời hỗ trợ dự phòng được cho nhau. 
- Ở chế độ mặc định các camera này tự động tuần tự quay đến vị trí mà camera 
được lập trình trước, ghi hình trạng thái mỗi vị trí 60 giây. 
c) Khu vực phòng điều khiển, phòng thông tin: 
- Đối với trạm không người trực: Gắn các camera PTZ Dome cho phép quay 
quét zoom giám sát tổng quan của các phần tử trên các tủ điều khiển, tủ hợp bộ.. Ở chế 
độ mặc định, Camera tự động quay đến lần lượt đến các vị trí này, ghi hình mỗi trí 60 
giây. 
d) Khu vực cổng ra vào: 
- Bố trí 01 camera, quan sát được vị trí cổng ra/vào trạm nhằm kiểm soát được 
khách ra/vào trạm, nhận diện nhân viên vận hành ra vào trạm. 
Tóm tắt cách bố trí camera tại TBA 
Quy định về công tác thiết kế dự án lưới điện cấp điện áp 
từ 110kV đến 500kV 
Phần trạm biến áp cấp điện áp 110kV 
27 
 Trạm không người trực 
Nhân viên tại trạm: - Không có người trực tại trạm. 
Chức năng của hệ thống camera 
giám sát 
- Giám sát trạng thái thiết bị. 
- Giám sát an ninh, kiểm soát ra vào tại trạm 
Quy mô bố trí camera - Bố trí camera quan sát từng ngăn lộ máy biến 
áp (≥ 1camera/ngăn lộ) 
- Bố trí camera trong phòng điều khiển, phòng 
thông tin, phòng kỹ thuật đi cáp. 
- Trang bị camera giám sát an ninh, khóa tự 
động, hệ thống kiểm soát vào/ra 
- Không trang bị màn hình, thiết bị điều khiển 
camera 
Bố trí camera theo từng cấp trạm 
 Trạm 110kV 
Hàng rào - Lắp 4 camera ở 4 góc trạm quan sát 4 cạnh 
hàng rào, kiểm soát an ninh 
Sân ngắt - Bố trí 02 camera/sân ngắt 
Trong nhà điều khiển - 1 camera/phòng điều khiển 
- 2 camera/phòng phân phối 22kV 
Cổng ra vào - Bố trí 01 camera 
6. Sever ghi hình và phân tích hình ảnh tại trạm: 
- Server được thiết kế chế tạo theo tiêu chuẩn công nghiệp 
- Có khả năng ghi hình, chuẩn nén hình ảnh H.264. Lưu trữ tối thiểu >15 ngày. 
- Có khả năng kết nối camera IP; 
- Có khả năng phân tích hình ảnh các sự kiện xâm nhập và cảnh báo: tripwire, 
intrution, motion detection. 
- Có khả năng đồng bộ dữ liệu video theo sự kiện (motion detection) về server 
trung tâm đặt tại TTĐKX theo lịch cài đặt trước. 
- Tương thích kết nối với phần mềm Giám sát cảnh báo & điều khiển tại 
TTĐKX. 
- Nguồn cung cấp 220VAC. 
7. Hệ thống kiểm soát vào/ra trạm: (Trang bị cho trạm không người trực) 
- Trang bị cho trạm thiết bị đầu đọc thẻ và khóa tự động tại vị trí các cửa vào/ra 
trạm và phòng điều khiển chức năng. 
- Có khả năng kết nối, phối hợp với hệ thống camera giám sát. 
- Nêu đặc tính kỹ thuật thiết bị 
8. Thiết bị trung tâm truyền tin và điều khiển tích hợp: 
- Có các input kết nối thu nhận tín hiệu từ các cảm biến (Analog, Digital) như 
nhiệt độ, đầu dò khói, nhiệt, từ cửa, tủ báo cháy trung tâm, thiết bị kiểm soát truy nhập 
vào ra 
Quy định về công tác thiết kế dự án lưới điện cấp điện áp 
từ 110kV đến 500kV 
Phần trạm biến áp cấp điện áp 110kV 
28 
- Có các cổng output có thể kết nối điều khiển các thiết bị khác như: Loa, đèn, 
còi, hệ thống chữa cháy, cửa  
- Có cổng giao tiếp truyển tin chính (ethernet) và dự phòng (mạng di động) kết 
nối truyền tin về TTGS. 
- Tương thích và kết nối với Phần mềm giám sát cảnh báo và điều khiển tại 
TTGS 
- Phần mềm tích hợp có thể kết nối đến hệ thống IP Camera để điều khiển PTZ, 
chụp hình khi có sự cố. Có module giao tiếp truyền tin mở rộng để kết nối đến hệ 
thống Trung tâm chỉ huy của cảnh sát PCCC địa phương trong tương lai. 
- Có thể gửi tin cảnh báo đến điện thoại di động. 
- Cần tính toán lượng băng thông cho hệ thống camera để từ đó lựa chọn đường 
truyền tín hiệu và lựa chọn thiết bị để lưu trữ dữ liệu camera cho phù hợp. 

File đính kèm:

  • pdfquy_dinh_ve_cong_tac_thiet_ke_du_an_luoi_dien_cap_dien_ap_tu.pdf