Quản trị hàng tồn kho tại các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt, đòi hỏi các doanh

nghiệp phải sử dụng các công cụ quản trị hiệu quả nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường,

trong đó có quản trị hàng tồn kho. Bài viết phân tích hiệu quả của quản trị hàng tồn kho của các

doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam và đưa ra một số khuyến nghị.

pdf 4 trang phuongnguyen 1100
Bạn đang xem tài liệu "Quản trị hàng tồn kho tại các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Quản trị hàng tồn kho tại các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Quản trị hàng tồn kho tại các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
TÀI CHÍNH - Tháng 10/2017
51
lượng công tác quản lý và sử dụng tài sản nói chung 
của DN. Thông qua chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản 
trị hàng tồn kho cho phép các nhà quản lý tài chính 
DN có một cái nhìn chính xác, toàn diện về tình hình 
quản lý và sử dụng hàng tồn kho của đơn vị mình, 
từ đó đề ra các biện pháp, các chính sách các quyết 
định đúng đắn, phù hợp để việc quản lý và sử dụng 
đồng vốn nói chung và tài sản hàng tồn kho nói riêng 
ngày càng có hiệu quả trong tương lai giúp cho công 
tác quản trị vốn lưu động được hiệu quả.
Bài viết nghiên cứu các DN niêm yết (DNNY) trên 
thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam tại Sở Giao 
dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) và Sở Giao dịch 
chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSX) để có được cách 
nhìn tổng thể về hiệu quả quản trị hàng tồn kho của 
các DNNY trên TTCK, từ đó đề ra giải pháp để nâng 
cao hiệu quả quản trị vốn lưu động của các DN này.
Nghiên cứu thu thập thông tin thứ cấp về các 
DNNY trên HNX và HSX không phân biệt ngành 
nghề, quy mô và lĩnh vực kinh doanh. Số liệu được 
thu thập từ các báo cáo tài chính của các DNNY trên 
sàn HNX và HSX từ 2009 đến 2016. Phần mềm excel 
2007 được xử dụng để xử lý sô liệu.
Kết quả và thảo luận
Tổng quan các DNNY trên TTCK Việt Nam
Theo số liệu chính thức của HNX, ngày 31/12/2016, 
tại HNX có tất cả 376 DNNY, với tổng mệnh giá cổ 
phiếu đạt 109,9 nghìn tỷ đồng và vốn hóa thị trường 
đạt 151,8 nghìn tỷ đồng, tương đương khoảng 4,84 tỷ 
USD thời điểm đó. Cùng thời điểm trên, HSX, có 320 
DNNY, với tổng mệnh giá cổ phiếu và tổng vốn hóa 
thị trường lần lượt đạt 493,9 ngàn tỷ đồng và 1.492 
nghìn tỷ đồng. Mặc dù số lượng DNNY trên HSX chỉ 
bằng 85,1% số lượng DNNY trên HNX, nhưng tổng 
giá trị cổ phiếu niêm yết và tổng vốn hóa cổ phiếu 
Phương pháp nghiên cứu 
Hàng tồn kho được hiểu là các tài sản ngắn hạn 
được dùng để dự trữ cho quá trình sản xuất kinh 
doanh của một doanh nghiệp (DN) bao gồm nguyên 
vật liệu, công cụ dụng cụ, sản phẩm dở dang, thành 
phẩm, hàng hóa và hàng gửi bán. Nói cách khác, hàng 
tồn kho là một bộ phận không thể thiếu được của các 
DN. Nó trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất 
kinh doanh, góp phần xác định giá thành sản phẩm, 
giá vốn của hàng bán và từ đó xác định được kết quả 
kinh doanh của DN. Hàng tồn kho thông thường là 
khoản mục có giá trị lớn nhất trong tài sản ngắn hạn.
Việc quản trị hàng tồn kho tốt sẽ giúp DN nắm 
bắt được những đối tượng hàng tồn kho cụ thể để có 
thể đưa ra các quyết định kinh doanh đúng đắn góp 
phần tăng doanh thu, giảm chi phí cho DN.
Hiệu quả quản trị hàng tồn kho là một trong 
những chỉ tiêu tổng hợp dùng để đánh giá chất 
QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO TẠI CÁC DOANH NGHIỆP 
NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
TS. NGUYỄN THỊ THU HẰNG - Đại học Ngoại Thương; Email: thuhangtl@gmail.com
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt, đòi hỏi các doanh 
nghiệp phải sử dụng các công cụ quản trị hiệu quả nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường, 
trong đó có quản trị hàng tồn kho. Bài viết phân tích hiệu quả của quản trị hàng tồn kho của các 
doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam và đưa ra một số khuyến nghị.
Từ khóa: Hàng tồn kho, quản trị hàng tồn kho, vòng quay hàng tồn kho
In the context of globalizaion, the competition has 
been more and more intensive and requires all the 
businesses to use the most effective management 
tools for better market satisfaction, among that 
there is a term of inventory management. The 
paper analyzes and evaluates the performance of 
inventory management at the listed enterprises 
on Vietnam’s Stock Exchange and then set forth 
recommendations.
Keywords: Inventories, inventory management, inventory cycle
Ngày nhận bài: 5/9/2017
Ngày hoàn thiện biên tập: 27/9/2017 
Ngày duyệt đăng: 29/9/2017
52
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
có sự phân hóa đáng kể. 
Bảng 1 trình bày cụ thể 
một số thông tin cơ bản 
mô tả quy mô niêm yết 
và hiệu quả kinh doanh 
của 10 nhóm ngành tại 
31/3/2017.
Tại thời điểm 
31/3/2017, trên sàn HNX 
có 376 DNNY, với tổng 
vốn hóa đạt khoảng 153,2 
nghìn tỷ đồng. Số lượng 
các DN thuộc mỗi nhóm 
ngành dao động từ 3 tới 
176 công ty trên HNX. 
Trong khi đó, tại cùng 
thời điểm, HSX có 322 
DNNY với tổng vốn hóa 
đạt 1.651,2 nghìn tỷ đồng, gấp gần 11 lần giá trị vốn 
hóa của các DNNY trên HNX. Bên cạnh đó, chỉ số 
ROA và ROE bình quân của các DNNY trên HNX 
năm 2016 đều thấp hơn các DNNY trên HSX. Cụ thể, 
ROA và ROE bình quân của các DNNY trên HNX 
lần lượt đạt 1,7% và 9,07%, thấp hơn con số 2,15% và 
12,7% của các DNNY trên HSX. Điều này cho thấy, 
chất lượng cổ phiếu niêm yết trên HSX tốt hơn đáng 
kể so với cổ phiếu niêm yết trên HNX, đặc biệt nếu 
xét về quy mô DN và hiệu quả hoạt động.
Về hiệu quả hoạt động, hiệu suất sinh lời trên tổng 
tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu 
(ROE) trung bình của các DNNY trên HNX tại năm 
2016 lần lượt đạt 1,7% và 9,07%, trong khi hai chỉ số 
này trên HSX lần lượt đạt 2,15% và 12,7%. Trên HNX, 
nhóm ngành Dược phẩm và Y tế có ROA và ROE lớn 
nhất, lần lượt đạt 9,98% và 21,43%, trong khi nhóm 
ngành Dịch vụ tiêu dùng có ROA và ROE lớn nhất 
trên HSX, lần lượt đạt 9,54% và 30,61%. Nhóm ngành 
Ngân hàng có ROA thấp nhất trên cả hai sàn, đạt 
0,42% trên HNX và 0,68% trên HSX. Nhóm ngành 
Dịch vụ tiêu dùng có tỷ ROE thấp nhất trên HNX, đạt 
2,05%, trong khi nhóm ngành Dầu khí có ROE thấp 
nhất trên HSX, đạt 1,3% năm 2016. 
Phân tích hiệu quả quản trị hàng tồn kho 
của các DNNY trên TTCK Việt Nam
Chỉ số đại diện cho hiệu quả quản trị hàng tồn kho 
của DN là vòng quay hàng tồn kho và Số ngày tồn 
kho bình quân. Bảng 2, trình bày vòng quay hàng tồn 
kho của các DNNY trên HNX giai đoạn 2009 – 2016.
Vòng quay hàng tồn kho của các nhóm ngành giai 
đoạn 2009 – 2016 biến động khá rộng, trong khoảng 
0,67 – 26,77 trên HNX và 0,28 – 26,27 trên HSX. Tuy 
niêm yết trên HSX lần lượt gấp 4 lần và 9,8 lần so với 
HNX. Điều này cho thấy, chất lượng cổ phiếu niêm 
yết trên HSX tốt hơn so với HNX. Trên thực tế, các 
DN có quy mô lớn trong hầu hết các ngành nghề khi 
niêm yết cổ phiếu trong nước đều có xu hướng lựa 
chọn HSX, bởi các lý do khác nhau. 
Với số liệu GDP Việt Nam năm 2016 được Tổng 
cục Thống kê công bố là 3.054,47 tỷ đồng, vốn hóa 
của các DNNY trên HNX và HSX lần lượt chiếm 
4,98% và 48,84% GDP. Như vậy, tổng vốn hóa của 
các DNNY trên HNX và HSX tại thời điểm 31/12/2016 
chiếm khoảng 53,82% GDP. Tốc độ tăng trưởng vốn 
hóa bình quân của các DNNY trong giai đoạn 2012 
– 2017 là 21,09%, cao hơn đáng kể so với tốc độ tăng 
trưởng bình quân khoảng 5,8% của GDP trong cùng 
giai đoạn nói trên.
Tại thời điểm 31/12/2016, số DNNY trên HNX 
giảm 20 so với cuối năm 2012, trong khi số DN niêm 
yết trên HSX tăng 12 so với cuối năm 2012. Tuy nhiên, 
giá trị cổ phiếu niêm yết tính theo mệnh giá trong 
giai đoạn nói trên đã tăng 28,5% trên HNX và tăng 
98,8% trên HSX, và vốn hóa thị trường tăng 74,71% 
trên HNX và 100,59% trên HSX, cao hơn nhiều so với 
mức tăng trưởng lũy kế của GDP trong cùng khoảng 
thời gian nói trên (khoảng 32,9%). Điều này cho thấy, 
quy mô của thị trường niêm yết trên HNX và HSX đã 
tăng đáng kể trong giai đoạn 2012 – 2016, đặc biệt là 
quy mô các DNNY trên HSX.
Theo đó, tại thời điểm 31/3/2017, số DNNY trên 
HNX và HSX lần lượt là 376 và 322 DN, phân hóa 
mạnh theo 10 nhóm ngành cấp 1 và 18 phân ngành 
cấp 2. Cùng với sự khác nhau về số lượng các DNNY 
thuộc mỗi phân ngành, quy mô ngành và hiệu quả 
hoạt động của từng phân ngành và nhóm ngành cũng 
BẢNG 1: CÁC NHÓM NGÀNH CÓ DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN HNX TẠI 31/3/2017
Nhóm ngành
Số công ty Vốn hóa ROA ROE
HNX HOSE HNX HOSE HNX HOSE HNX HOSE
Công nghệ thông tin 13 8 838 23.822 2,50% 7,57% 6,53% 17,89%
Công nghiệp 176 91 61.356 196.837 3,68% 6,11% 10,79% 13,49%
Dầu khí 4 1 8.105 7.685 2,90% 0,76% 6,34% 1,30%
Dịch vụ tiêu dùng 39 18 6.363 61.148 0,89% 9,54% 2,05% 30,61%
Dược phẩm và Y tế 9 10 1.952 20.395 9,98% 3,65% 21,43% 8,07%
Hàng tiêu dùng 38 58 11.129 503.362 6,37% 8,62% 13,80% 19,29%
Ngân hàng 3 6 25.469 317.839 0,42% 0,68% 7,37% 10,70%
Nguyên vật liệu 44 50 13.186 91.244 3,75% 8,85% 10,61% 17,74%
Tài chính 40 59 23.501 291.08 3,19% 2,11% 6,73% 6,08%
Tiện ích cộng đồng 10 21 3.314 138.167 8,96% 9,86% 19,54% 16,31%
Tổng cộng 376 322 153.212 1.651.580 1,70% 2,15% 9,07% 12,70%
Nguồn: Tác giả tổng hợp theo tiêu chuẩn phân ngành ICB
TÀI CHÍNH - Tháng 10/2017
53
nhiên, mức bình quân của toàn bộ các DN các năm 
dao động trong khoảng 3,83 – 4,56 trên HNX và 2,99 – 
4,06 trên HSX. Trong giai đoạn trên, chỉ tiêu vòng quay 
hàng tồn kho của các DNNY trên HNX biến động ổn 
định, tăng từ 3,89 vòng năm 2009 lên 4,56 vòng năm 
2010, sau đó giảm dần về 3,91 vòng năm 2016. Trong 
khi đó, vòng quay hàng tồn kho của các DNNY trên 
HSX lại giảm đáng kể, từ 4,06 vòng năm 2009 xuống 
2,09 vòng năm 2016. Như vậy, khả năng quản trị hàng 
tồn kho của các DNNY trên HSX giảm trong giai đoạn 
nói trên, và ổn định với các DNNY trên HNX.
Trong giai đoạn 2009 – 2016, nhóm ngành niêm 
yết có chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho thấp nhất trên 
cả hai sàn là nhóm ngành Tài chính. Cụ thể, vòng 
quay hàng tồn kho của các DNNY trên HNX giảm từ 
5,13 năm 2009 xuống còn 1,98 năm 2016 (trung bình 
2,40), trong khi chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho của 
các DNNY trên HSX dao động trong khoảng 0,28 – 
0,67 (trung bình 0,49). Do phần lớn các công ty chứng 
khoán đều không có khoản mục hàng tồn kho và chỉ 
tiêu vòng quay hàng tồn kho của các DN này được 
mặc định bằng 0 theo công 
thức tính toán. Điều này tác 
động tới chỉ số trung bình 
của nhóm ngành Tài chính 
trên cả hai sàn.
Nhóm ngành có chỉ tiêu 
vòng quay hàng tồn kho cao 
nhất trên cả hai sàn là nhóm 
ngành Tiện ích cộng đồng, 
dao động trong khoảng 
20,76 – 26,77 (trung bình 
22,64) trên HNX và 19,61 
– 29,88 (trung bình 22,93) 
trên HSX, bởi các DN trong 
nhóm ngành này có tương 
đối ít hàng tồn kho trong 
khi giá vốn hàng bán trong 
kỳ lớn. Điều này cho thấy, 
hiệu quả quản trị hàng tồn 
kho của các DN trong nhóm 
ngành này cao. 
Nhóm ngành Tiện ích 
cộng đồng cũng là nhóm 
ngành có chỉ tiêu vòng quay 
hàng tồn kho cải thiện đáng 
kể nhất trong giai đoạn 2009 
– 2016 trên cả hai sàn, khi 
tăng từ 15,70 lên 26,77 trên 
HNX và từ 19,61 lên 22,46 
trên HSX. Trong khi đó, 
nhóm ngành có chỉ tiêu này 
giảm mạnh nhất trên cả hai sàn là Dầu khí (từ 18,75 
trên HNX và 11,44 trên HSX xuống 8,28 trên HNX và 
4,36 trên HSX). Bảng 3 đã cho thấy rõ số ngày tồn kho 
bình quân của các nhóm ngành niêm yết trên hai sàn 
trong giai đoạn 2009 – 2016. 
Nhóm ngành có vòng quay hàng tồn kho càng lớn 
thì số ngày hàng tồn kho càng thấp lại càng chứng tỏ 
hoạt động quản trị hàng tồn kho của DN càng hiệu 
quả. Trong số các nhóm ngành được thống kê, chỉ có 
công nghiệp (đã loại bỏ nhóm ngành Tài chính) có 
số ngày tồn kho bình quân thường xuyên ở mức trên 
100 ngày. Các nhóm ngành còn lại đều có số ngày 
tồn kho bình quân dưới 100 ngày, trong đó, dầu khí 
và tiện ích cộng đồng là hai nhóm ngành có số ngày 
hàng tồn kho bình quân thấp nhất trong giai đoạn 
2009 – 2016. Tương tự, với chỉ số vòng quay hàng tồn 
kho, số ngày tồn kho bình quân của các nhóm ngành 
khác nhau có mức độ phân hóa lớn.
Đề xuất và kiến nghị
Có thể nhận thấy, trong 10 nhóm ngành có 
BẢNG 2: VÒNG QUAY HÀNG TỒN KHO CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT 
TRÊN HNX VÀ HOSE GIAI ĐOẠN 2009 – 2016 (ĐƠN VỊ: LẦN) 
Nhóm ngành 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Xu hướng
Công nghệ 
thông tin
HNX 4,07 5,00 4,35 3,88 4,32 4,05 5,00 4,41
HOSE 7,55 6,75 6,23 5,79 6,30 6,23 5,84 6,07
Công 
nghiệp
HNX 2,63 2,99 2,72 2,28 2,44 2,68 2,86 2,74
HOSE 3,98 4,17 3,95 3,65 3,73 3,97 4,13 4,51
Dầu khí
HNX 18,75, 24,46 16,45 14,70 17,93 19,92 12,37 8,28
 HOSE 11,44 17,42 10,60 10,31 12,58 14,41 9,31 4,36
Dịch vụ 
tiêu dùng
HNX 5,30 5,00 6,58 6,56 6,09 5,81 5,55 4,92
 HOSE 10,32 10,22 11,50 12,67 11,16 10,68 10,59 10,97
Dược phẩm 
và Y tế
HNX 3,82 3,95 4,13 4,11 4,16 4,06 3,77 3,69
HOSE 4,23 4,01 3,59 3,64 3,65 3,40 3,33 3,19
Hàng tiêu 
dùng
HNX 5,64 5,30 4,95 4,18 3,99 3,89 3,93 4,03
HOSE 5,83 5,98 5,81 4,75 4,92 4,98 4,73 4,79
Nguyên 
vật liệu
HNX 6,64 8,17 8,65 7,56 6,95 6,84 7,08 6,77
HOSE 4,07 4,17 4,08 3,97 3,51 3,54 3,65 3,61
Tài chính
HNX 5,13 4,56 3,33 1,07 0,67 0,92 1,55 1,98 
HOSE 0,65 0,64 0,36 0,28 0,36 0,47 0,50 0,67 
Tiện ích 
cộng đồng
HNX 15,70 18,43 26,09 27,24 20,76 21,57 24,65 26,77
HOSE 19,61 23,43 29,88 26,27 19,09 20,53 22,19 22,46
Trung bình
HNX 3,89 4,56 4,46 3,83 3,89 4,21 4,21 3,91 
HOSE 4,06 4,03 3,67 3,11 3,00 3,25 3,12 2,99 
Nguồn: Tác giả tính toán từ BCTC các DN giai đoạn 2009 – 2016
54
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
DNNY trên TTCK, nhóm công nghiệp có hiệu quả 
quản trị hàng tồn kho là thấp nhất dao động từ 2,44 
vòng đến 2,99 vòng trên sàn HNX và 3,5 vòng đến 
4,52 trên sàn HSX, tương đương với số ngày tồn kho 
tương đương là 120-160 ngày tại HNX và 81-100 
ngày tại HSX. Tiếp đó, là nhóm ngành Dược liệu 
y tế, hàng tiêu dùng và vật liệu. Đây cũng là các 
nhóm ngành then chốt trong đời sống kinh tế. Để 
có thể nâng cao hiệu quả của quản trị hàng tồn kho, 
góp phần làm giảm chi phí nâng cao hiệu quả kinh 
doanh đòi hỏi các DN này cần triển khai các biện 
pháp khác nhau. Cụ thể:
- Cần thiết lập các biện pháp quản trị hàng tồn 
kho như xây dựng mô hình quản lý hàng tồn kho 
hiệu quả. Để xây dựng được mô hình quản trị hàng 
tồn kho hiệu quả DN cần xác định được lượng đặt 
hàng tối ưu và lượng dữ trữ an toàn. 
Tổng chi phí tồn kho được xác định bằng chi phí 
lưu kho và chi phí đặt hàng, trong đó chi phí lưu 
kho được xác định bằng 
lượng hàng tồn kho bình 
quân nhân với chi phí lưu 
kho của một đơn vị hàng 
tồn kho. Vì vậy, DN cần 
xác định lượng đặt hàng 
tối ưu để cho tổng chi phí 
tồn kho là nhỏ nhất.
Xác định lượng dữ trữ 
an toàn. Lượng dự trữ an 
toàn phụ thuộc vào tình 
hình thực tế của DN, tính 
chất của hàng tồn kho, 
điều kiện vận chuyển
Thứ hai, hoàn thiện 
việc thu thập thông tin 
đáp ứng yêu cầu quản trị. 
Theo đó, cần tập trung 
vào các nội dung sau:
- Xây dựng hệ thống 
chứng từ kế toán cùng quy 
trình luân chuyển chứng 
từ để đảm bảo dòng thông 
tin thông suốt;
- Xây dựng hệ thống 
tài khoản chi tiết cho DN 
cho từng nhóm hàng cụ 
thể phù hợp với dự toán 
hàng tồn kho của công 
ty, để cung cấp thông tin 
quản trị cho nhà quản lý;
- Xây dựng hệ thống 
sổ sách kế toán với các chỉ 
tiêu chi tiết theo nhu cầu quản trị của công ty, nhưng 
không làm sai lệch các chỉ tiêu trên sổ;
- Lập báo cáo quản trị hàng tồn kho. Báo cáo quản 
trị hàng tồn kho cần phản ánh một cách chi tiết tình 
hình hàng tồn kho của DN theo từng loại, từng cấp 
độ hàng tồn kho một cách chi tiết. Báo cáo quản trị 
hàng tồn kho cần chi tiết cho cả số dự toán và số thực 
tế để so sánh, đánh giá và tìm nguyên nhân. 
Tài liệu tham khảo:
1. Vương Đức Hoàng Quân, Dương Diễm Kiều (2015), Vốn lưu động của các DNNY 
niêm yết trên HSX, thực trạng và những vấn đề đặt ra, Nghiên cứu khoa học 
số 8, tháng 8/2015;
2. HNX, HSX: Báo cáo thường niên 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015, 2016;
3. Hoàng Thị Thu, Nguyễn Hải Hạnh (2012), Nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu 
động tại các DN, Tạp chí Tài chính, số 10/2012; 
4. Bùi Ngọc Toàn, Tác động của chính sách vốn lưu động đến khả năng sinh 
lời trên tổng tài sản của DN bất động sản Việt Nam - Tạp chí Khoa học Đại 
học Cần Thơ.
BẢNG 3: SỐ NGÀY TỒN KHO BÌNH QUÂN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT 
TRÊN HNX VÀ HOSE GIAI ĐOẠN 2009 – 2016 (ĐƠN VỊ: LẦN) 
Nhóm ngành 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Xu hướng
Công nghệ 
thông tin
HNX 90 73 84 94 84 90 73 83 
HOSE 48 54 59 63 58 59 63 60
Công 
nghiệp
HNX 139 122 134 160 150 136 128 133 
HOSE 92 88 92 100 98 92 88 81 
Dầu khí
HNX 19 15 22 25 20 18 30 44 
HOSE 32 21 34 35 29 25 39 84 
Dịch vụ 
tiêu dùng
HNX 69 73 55 56 60 63 66 74 
HOSE 35 36 32 29 33 34 34 33
Dược 
phẩm 
và Y tế
HNX 96 93 88 89 88 90 97 99
HOSE 86 91 102 100 100 107 110 115 
Hàng tiêu 
dùng
HNX 65 69 74 87 91 94 93 91
HOSE 63 61 63 77 74 73 77 76
Nguyên 
vật liệu
HNX 55 45 42 48 53 53 52 54
HOSE 90 88 90 92 104 103 100 101
Tài chính
HNX 71 80 110 341 547 395 236 184
HOSE 559 569 1025 1282 1009 771 728 547
Tiện ích 
cộng đồng
HNX 23 20 14 13 18 17 15 14
HOSE 19 16 12 14 19 18 16 16 
Trung bình
HNX 94 80 82 95 94 87 87 93 
HOSE 90 91 99 117 122 112 117 122
Nguồn: Tác giả tính toán từ BCTC các DN giai đoạn 2009 – 2016

File đính kèm:

  • pdfquan_tri_hang_ton_kho_tai_cac_doanh_nghiep_niem_yet_tren_thi.pdf