Quản lý mô hình liên thế hệ tự giúp nhau của người cao tuổi và vai trò của công tác xã hội

Tóm tắt: Thanh Hóa là địa phương đi đầu trong việc nhân rộng mô hình liên thế hệ tự giúp nhau, đây là mô hình chăm sóc - trợ giúp người cao tuổi dựa vào cộng đồng, mô hình đã huy động sự tham gia của cộng đồng trong việc chăm sóc , trợ giúp và phát huy vai trò người cao tuổi. Hoằng Hóa là huyện đầu tiê n của tỉnh Thanh Hóa có loại mô hình này; sau giai đoạn đầu triển khai mô hình đã trợ giúp người cao tuổi thông qua 4 hoạt động chính: Chăm sóc sức khỏe; hỗ trợ sinh kế tạo việc làm; giải trí - thể dục thể thao; truyền thông nâng cao nhận thức về chính sách người cao tuổi. Nghiê n cứu được thực hiện tại địa bàn huyện Hoằng Hóa ở 2 xã có mô hình liê n thế hệ tự giúp nhau (xã Hoằng Lưu và Hoằng Trạch) , mẫu nghiên cứu là 200 người cao tuổi có độ tuổi từ 60 - 80 tuổi, hiện đang sinh hoạt trong mô hình liê n thế hệ tự giúp nhau tại địa bàn khảo sát.

doc 15 trang phuongnguyen 4280
Bạn đang xem tài liệu "Quản lý mô hình liên thế hệ tự giúp nhau của người cao tuổi và vai trò của công tác xã hội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Quản lý mô hình liên thế hệ tự giúp nhau của người cao tuổi và vai trò của công tác xã hội

Quản lý mô hình liên thế hệ tự giúp nhau của người cao tuổi và vai trò của công tác xã hội
Quản lý mô hình liên thế hệ tự giúp nhau của người cao tuổi
và vai trò của công tác xã hội
Nguyễn Văn Đồng ĐT.: 84-987089398
Email: nguyendong.sw@gmail.com
Trung tâm Đào tạo Kỹ năng Quốc tế Vietcess,
Tòa nhà Licogi 13, số 164 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam
Nhận ngày 16 tháng 01 năm 2017
Chỉnh sửa ngày 22 tháng 02 năm 2017; Chấp nhận đăng ngày 22 tháng 3 năm 2017
Tóm tắt: Thanh Hóa là địa phương đi đầu trong việc nhân rộng mô hình liên thế hệ tự giúp nhau, đây là mô hình chăm sóc - trợ giúp người cao tuổi dựa vào cộng đồng, mô hình đã huy động sự tham gia của cộng đồng trong việc chăm sóc , trợ giúp và phát huy vai trò người cao tuổi. Hoằng Hóa là huyện đầu tiê n của tỉnh Thanh Hóa có loại mô hình này; sau giai đoạn đầu triển khai mô hình đã trợ giúp người cao tuổi thông qua 4 hoạt động chính: Chăm sóc sức khỏe; hỗ trợ sinh kế tạo việc làm; giải trí - thể dục thể thao; truyền thông nâng cao nhận thức về chính sách người cao tuổi. Nghiê n cứu được thực hiện tại địa bàn huyện Hoằng Hóa ở 2 xã có mô hình liê n thế hệ tự giúp nhau (xã Hoằng Lưu và Hoằng Trạch) , mẫu nghiên cứu là 200 người cao tuổi có độ tuổi từ 60 - 80 tuổi, hiện đang sinh hoạt trong mô hình liê n thế hệ tự giúp nhau tại địa bàn khảo sát.
Từ khóa: Liê n thế hệ , tự giúp nhau, người cao tuổi , công tác xã hội.
62
Thực trạng quản lý mô hình liên thê hệ tự giúp nhau tại địa bàn nghiên cứu
Hoạt động của mô hình liên thế hệ tự giúp nhau
Theo Tổ chức Hỗ trợ Người cao tuổi Quố c tế - HAI văn phòng đại diện tại Việt Nam (Helpage International in Vietnam): “Mô hình liên thế hệ tự giúp nhau là mô hình được tổ chức hoạt động dựa vào cộng đồng , huy động nguồn lực từ phía cộng đồng để chăm sóc và trợ giúp người cao tuổi (NCT) , dựa trên hai cách tiếp cận chính là liên thế hệ và tự giúp nhau nhằm tăng cường năng lực mọi mặt cho NCT giúp họ khắc phục các khó khăn hạn chế trong đời sống” [1].
Năm 2008, mô hình liên thế hệ tự giúp nhau tại địa bàn huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) được thành lập , mô hình triển khai trên phạm vi 2 xã Hoằng Lưu và xã Hoằng Trạch , ban đầu mô hình do Trung ương Hội Phụ nữ phối hợp với Tổ chức Hỗ trợ Người cao tuổi Quố c tế (HelpAge international Vietnam - HAI) và Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam cùng với các tổ chức, đoàn thể tại địa phương thực hiện, ban đầu mô hình mới thành lập chỉ duy nhất có 1 hoạt động chủ đạo đó là hoạt động chăm sóc sức khỏe cho NCT từ đội ngũ tình nguyện viê n. Đến năm 2012 , sau khi có Chương trình Hành động Quốc gia về người cao tuổi (2012-2020) với định hướng nhân rộng hoạt động của mô hình, thì mô hình liê n thế hệ tự giúp nhau phát triển thêm 3 hoạt động chính , đó là: Hoạt động hỗ trợ sinh kế tạo việc làm; hoạt động giải trí - Thể dục thể thao (TDTT) và hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức cho người cao tuổi NCT về chính sách. Vì vậy, hiện nay mô hình liê n thế hệ tự giúp nhau tại địa bàn huyện Hoằng Hóa (gồm xã Hoằng Lưu và xã Hoằng Trạch) đang có 4 hoạt động chủ đạo: Hoạt động chăm sóc sức khỏe cho NCT; hoạt động hỗ trợ sinh kế tạo việc làm; hoạt động giải trí - TDTT và hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức cho NCT về chính sách nhằm trợ giúp về mọi mặt cho NCT [1].
Hoạt động chăm sóc sức khỏe cho NCT từ đội ngũ tình nguyện viên, những NCT sống cô đơn , NCT có sức khỏe yếu và có nhu cầu trợ giúp sẽ được tình nguyện viên đến trợ giúp về mọi mặt. Tình nguyện viên cũng phối hợp với cán chính quyền địa phương tổ chức các chương trình truyền thông tư vấn trang bị những kiến thức và kỹ năng chăm sóc sức khỏe cho NCT, tổ ch c khám bệ h đị h kì cho NCT và hướng dẫn cách rèn luyện sức khỏe cho NCT.
Hoạt độ g hỗ trợ sinh kế tạo việc làm, cho vay vốn bằng hiện vật (cây trồng , vật nuôi) và hướng dẫn, tập huấn kỹ thuật sản xuất kinh doanh; tổ chức cho NCT vay vốn để sản xuất, sau đó trả lãi và gố c cho CLB để quay vòng cho các thành viên khác vay (có thể vay theo nhóm), mỗi NCT được vay với số tiền từ 3-5 triệu đồng , tùy thuộc mục đích hoạt động sản xuất.
Hoạt độ g gi i trí, TDTT đây là hoạt độ g được mô hình tổ ch c thườ g xuyên cho các CLB liên thôn, trong hoạt độ g này NCT được tham gia giao lưu, giải trí, rèn luyện sức khỏe như: CLB sáng tác thơ, CLB văn nghệ , tổ chức tham quan, du lịch, học hỏi - chia sẻ kinh nghiệm sống; CLB thể dục dưỡng sinh rèn luyện sức khỏe. Đây là hoạt động thu hút được đô g đ o NCT tham gia, các hoạt độ g cụ thể trong mô hình phù hợp với đặc thù của mọi đ i tượ g NCT tham gia.
Hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về chính sách cho NCT, đây là hoạt độ g rất có ý nghĩa, với phương châm trợ giúp pháp lý mọi mặt cho NCT, giúp NCT thuận lợi trong việc tiếp cận quyền và lợi ích từ chính sách trợ giúp xã hội; hỗ trợ giải quyết những khó khăn và vướng mắc khi NCT tiếp cận chính sách. Trong hoạt độ g này NCT thườ g xuyên được tham gia các buổi truyền thông, tập huấn nâng cao hiểu biết về chính sách. Các CLB trong mô hình được thành l ập với mục đích bảo vệ quyền và l ợi ích cho NCT; giám sát việc thực hiện chính sách NCT tại địa phương; tuyên truyền về Luật và các chính sách, hỗ trợ, giám sát thực hiện chế độ cho NCT [2].
Tổ chức của mô hình liên thế hệ tự giúp nhau
Mô hình liên thế hệ tự giúp nhau tại xã Hoằng Lưu và xã Hoằng Trạch là tổ chức dựa vào cộng đồng, mô hình được tổ chức ở cấp thôn dưới dạng câu l ạc bộ (CLB), mỗi CLB l iê n thế hệ tự giúp nhau có từ 50 - 70 thành viên, trong đó 70% l à NCT, 30% l à các đố i tượng trẻ tuổi hơn và có điều kiện kinh tế khá giả. 70% là đối tượng thuộc diện nghèo , cận nghèo hoặc những người có hoàn cảnh khó khăn. Mô hình nhằm thực hiện 2 mục tiêu: Tạo cơ hội cho NCT đang sinh hoạt trong CLB được cải thiện đời sống của bản thân , gia đình và cộng đồng; giúp NCT tăng cường vai trò và sự đóng góp của họ trong cải thiện sức khỏe, thu nhập và phát triển ở địa phương.
Mô hình CLB liên thế hệ tự giúp nhau tại xã Hoằng Lưu và xã Hoằng Trạch đạt được những thành công bước đầu là nhờ biết cách tổ chức , cách huy độ g được sự tham gia của cộ g đồng , huy động nguồn lực từ nhiều phía và đặc biệt có vai trò quản lý, điều hành - điều phối của đội ngũ cán bộ , nhân viên giàu kinh nghiệm chuyên môn và tận tâm, nhiệt tình, tâm huyết với công tác chăm sóc, trợ giúp NCT. Các thành tựu đạt được của mô hình của 2 xã cần kể đế :
Là mô hình được tổ ch c hoạt độ g dựa vào cộng đồng , phát huy được sự giúp nhau của các thành viên trẻ hơn, những người có kinh nghiệm sản xuất để trợ giúp NCT. Thành viên CLB từ 50-70 người , trong đó: 70% là NCT (60 tuổi trở lên/55 tuổi đối với nữ); 60-70% là phụ ữ cao tuổi.
Trong cách thức quản lý, mô hình có cách thức quản lý CLB rất khoa học , CLB tự quản lý, có kế hoạch , báo cáo hàng tháng, tất cả được công khai, minh bạch trước tập thể. Quy trình quản lý bằng sổ sách và có tài liệu hướng dẫn kèm theo, rất dễ hiểu, dễ tiếp cận. Mỗi CLB đều có một ban chủ nhiệm, mỗi ban chủ nhiệm tối thiểu là 5 người , gồm: cán bộ Hội Người cao tuổi , cán bộ Hội Phụ nữ, cán bộ Mặt trận Tổ quốc, cán bộ Hội Cựu chiến binh, cán bộ Hội Nông dân, cán bộ Hội Chữ thập đỏ , cán bộ Đoàn Thanh niên.
Mô hình có đội ngũ tình nguyện viên trợ giúp NCT khó khăn ở cộng đồng và bảo vệ quyền l ợi cho NCT, mỗi CLB có 7-10 tình nguyện viên luôn theo sát các hoạt động diễn ra trong CLB. Đội ngũ tình nguyện viên là những nhân viên thuộc mô hình liên thế hệ tự giúp nhau, trước khi triển khai hoạt động can thiệp - trợ giúp cho NCT, đội ngũ này thường xuyên được tập huấn trang bị các kiến thức, kỹ năng , kỹ thuật chuyên môn để hướng dẫn , tư vấn , trợ giúp cho NCT một cách khoa học , bài bản và hiệu quả nhất [1].
Mô hình tổ chức các hoạt động mang tính toàn diện như: nâng cao mức sống, tăng thu nhập , cải thiện sức khoẻ , cải thiện đời sống tinh thần qua hoạt động giải trí - văn nghệ, truyền thông bảo vệ quyền và lợi ích, tự giúp nhau/hỗ trợ cộng đồng... các CLB tại mỗi xã sinh hoạt mỗi tháng ít nhất 2 lần để báo cáo tình hình hoạt động của CLB và triển khai công việc trong thời gian tiếp theo.
Hầu hết các CLB liên thế hệ tự giúp nhau tại xã Hoằng Lưu và Hoằng Trạch đã và đang hoạt động có hiệu quả, được cán bộ và nhân dân tại địa phương đánh giá đây là mô hình mang tính nhân văn sâu sắc và góp phần chăm sóc đời sống vật chất, tinh thần và phát huy vai trò của NCT trong cộng đồng. Mô hình liên thế hệ tự giúp nhau tại địa phương được nhiều chuyên gia tổ chức HAI và các cơ quan chuyên môn đánh giá là một mô hình toàn diện, mô hình chính là giải pháp hiệu quả để hỗ trợ NCT nghèo, cận nghèo, NCT khó khăn cụ thể như:
Qua mô hình chứng minh là NCT hoàn toàn có khả năng sử dụng vốn có hiệu quả, tỷ l ệ hoàn trả 100% và đúng hạn , góp phần giải quyết tình trạng nghèo đói , thu nhập thấp của NCT và gia đình của họ thông qua việc tiếp cận với vốn vay (bằng tiền hoặc bằng hiện vật: cây giống hoặc con giống , phương tiện kỹ thuật), hướng dẫn sản xuất kinh doanh quy mô nhỏ để đảm bảo tăng thu nhập , cải thiện mức sống.
Cải thiện tình trạng sức khoẻ cho NCT nghèo, cận nghèo và cộng đồng thông qua tổ chức phong trào rèn luyện sức khoẻ, truyền thông về phòng ngừa, điều trị bệnh và khám bệnh định kỳ , được tổ chức thường xuyên.
Bảo vệ quyền của NCT bị thiệt thòi thông qua các hoạt động trợ giúp pháp lý, giám sát thực hiện Luật NCT và hỗ trợ NCT hưởng đầy đủ chế độ , giúp đỡ các đối tượng NCT ốm đau, gặp khó khăn bằng hệ thống tình nguyện viên.
Đặc biệt, mô hình liên thế hệ tự giúp nhau tại xã Hoằng Lưu và xã Hoằng Trạch đã huy động sự tham gia của chính quyền và nhân dân địa phương, nhất là những người trẻ hơn giúp đỡ NCT; đồng thời , khuyến khích NCT tự vươn lên, đóng góp vào sự phát triển của địa phương thông qua các hoạt động của CLB như tham gia giúp đỡ những người khó khăn , giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường và các phong trào của khu dân cư đang sinh sống.
Mô hình tại địa phương đã góp phần nâng cao nhận thức về vai trò và sự tham gia của NCT địa phương. Bên cạnh đó , giúp đỡ Nhà nước và địa phương làm tốt công tác chăm sóc, trợ giúp và phát huy vai trò NCT, tạo cầu nố i giữa NCT với cộng đồng và các nguồn lực trong cộng đồng [2].
Vai trò của công tác xã hội trong quản lý mô hình liên thế hệ tự giúp nhau tại địa bàn nghiên cứu
Vai trò bán chuyên nghiệp của nhân viên CTXH trong mô hình liên thế hệ tự giúp nhau
Người cao tuổi thuộc nhóm đối tượng can thiệp trọng tâm của nghề công tác xã hội , nghềcông tác xã hội với NCT ở Việt Nam tuy còn khá mới mẻ, song 1 ại 1 à một nghề có tiềm năng và triển vọng 1 ớn. Năm 2010 , Đề án phát triển nghề công tác xã hội được ban hành , đây chính 1à cơ sở pháp 1ý quan trọng đưa nghề công tác xã hội ở nước ta phát triển theo hướng chuyên nghiệp. Cuố i năm 2011, nước ta 1ại chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số , nhóm dân số cao tuổi tăng nhanh và chạm ngưỡng 9 triệu người (chiếm 10,5% tổng dân số cả nước, năm 2014) , NCT thuộc nhóm đố i tượng can thiệp trọng tâm của nghề công tác xã hội. Vì vậy, đây chính 1à cơ hội để phát triển mạng 1ưới nghề công tác xã hội với NCT, nhất 1 à những mô hình can thiệp trợ giúp dựa vào cộng đồng như mô hình 1iên thế hệ tự giúp nhau [3].
Trong nghiên cứu này, tác giả đi sâu phân tích vai trò bán chuyê n nghiệp của nhân viên xã hội trong mô hình , được thực hiện bởi đội ngũ cán bộ , nhân viên, tình nguyện viên 1à những nhân viên xã hội đang trực tiếp chăm sóc - trợ giúp NCT trong mô hình 1 iên thế hệ tự giúp nhau tại địa bàn , đó 1 à những nhân viên xã hội tuy chưa được đào tạo bài bản về chuyên nghành công tác xã hội , nhưng hoạt động mà họ đang thực hiện và vai trò họ đang đảm nhận đấy chính 1 à hoạt bán chuyên nghiệp của người 1 àm công tác xã hội. Họ chính 1à những người tốt nghiệp từ nhiều chuyê n nghành khác nhau như: Y tế công cộng, xã hội học, công tác xã hội , tâm 1ý học , sư phạm, quản trị nhân 1ực , kinh tế... và những tình nguyện viên có trình độ trung cấp , sơ cấp được đào tạo tập huấn qua những khóa nghiệp vụ ngắn hạn trong hoạt động can thiệp , trợ giúp cho NCT, họ có kinh nghiệm công tác 1âu năm trong nghề , cùng nhiệt huyết, 1òng nhiệt tình và có trách nhiệm với NCT , đấy chính 1à nền tảng quan trọng giúp mọi hoạt động can thiệp - trợ giúp của họ đạt được hiệu quả tốt. Vì vậy , trong nghiê n cứu này tác giả tiến hành phân tích vai trò bán chuyên nghiệp của nhân viên xã hội trong mô hìn h, trên cơ sở phân tích thực trạng thực hiện vai trò này trong các hoạt động của mô hình, tác giả đề xuất hoạt động công tác xã hội chuyên nghiệp trong mô hình với vai trò của nhân viên công tác xã hội.
Vai trò của nhân viên xã hội trong hoạt động chăm sóc sức khỏe cho NCT trong mô hình
Trong hoạt động chăm sóc sức khỏe (CSSK) cho NCT trong mô hình 1iên thế hệ tự giúp nhau, những nhân viên xã hội hiện đang trực tiếp và gián tiếp trong can thiệp - trợ giúp NCT có những vai trò như: Tư vấn, hướng dẫn cách phòng bệnh cho NCT; trang bị kiến thức , kỹ năng CSSK cho NCT; hỗ trợ vận động hằng ngày; hỗ trợ trong sinh hoạt hằng ngày; cấp phát thuố c men , các dụng cụ cần thiết... Biểu
S3.3
Tư vãn. hướng dãn cáchphóng bệnh
Trang bị kièn tlirc. kỳ nâng CSSK
H ò trợ vận động hăng ngày
Hò trợtrong sinh hoạt háng ngáy
Câp phát thuòc men các dụng cụ
Biểu 2.1. Vai trò của nhân viê n xã hội trong hoạt động chăm sóc sức khỏe cho NCT (Đơn vị:%; N=200)
(Nguồn: Kết quả khảo sát tại địa bàn nghiên cứu)
thể hiện kết quả khảo sát về vai trò của nhân viên xã hội trong hoạt động CSSK:
Trong tổng số 200 NCT tham gia khảo sát thuộc địa bàn 2 xã Hoằng Lưu và xã Hoằng Trạch, chiếm tỷ lệ cao nhất là số NCT cho biết vai trò của nhân viên xã hội trong hoạt CSSK đó là vai trò “Tư vấn, hướng dẫn cách phòng bệnh” (83,5%) , vai trò này gắn với những hoạt động mà NCT thường thấy ở nhân viên xã hội khi thực hiện hoạt động trợ giúp họ , với vai trò này những nhân viên xã hội thường tư vấn hướng dẫn cho NCT các cách nhận biết và phòng ngừa bệnh tật, CSSK như thế nào để phòng ngừa bệnh tật tốt nhất, kể cả tư vấn cách tập l uyện và chế độ ăn uống phù hợp , nhằm duy trì sức khỏe tốt. Ngoài ra, nhân viên xã hội còn phố i hợp với cán bộ mô hình và chính quyền để tổ chức các hoạt động truyền thông về CSSK cho tất cả NCT trong CLB , hoạt động này diễn ra 1 l ần/tháng.
Số NCT cho biết vai trò của nhân viê n xã hội trong hoạt động CSSK đó là “Trang bị kiến thức , kỹ năng CSSK” chiếm tỷ l ệ cao thứ hai với 59,5% số người tham gia trả lời , đây chính là vai trò gắn với những trợ giúp NCT thường thấy và họ thường nhận được ở nhân viên xã hội , các kiến thức, kỹ năng về CSSK NCT được trang bị như: ăn uống , sinh hoạt, tập luyện phù hợp để duy trì một sức khỏe tốt, cách nhận biết và phòng tránh những rủi ro bệnh tật hay mắc phải do tuổi già... những kiến thức - kỹ năng về CSSK được trang bị phù hợp với điều kiện sức khỏe và nhu cầu CSSK của NCT.
Khi tham 'gia hoạt động CSSK, NCT còn được cung cấp thuốc men, các vật dụng cần thiết để CSSK do mô hình hỗ trợ, chính vì vậy có 42,0% số NCT cho biết nhân viên xã hội trong hoạt động này còn có vai trò “Cấp phát thuốc men, các dụng cụ”, vai trò này của nhân viên xã hội gắn với những hoạt động trợ giúp mà nhân viên xã hội vẫn trợ giúp NCT thường xuyên, những loại thuốc được cấp phát theo đơn, theo tình trạng bệnh tình và sức khỏe , ngoài ra những dụng cụ đựng đ ...  hồ sơ của NCT để giải quyết. Để thực hiện vai trò này, nhân viên xã hội là người nắm rất rõ quy trình, thủ tục chính sách và có quan hệ mật thiết với các cơ quan đơn vị thực thi chí h s ch trợ giúp xã hội.
Số NCT còn l ại với 17,0% số NCT tham gia trả lời , cho biết trong hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức cho NCT về chính sách , nhân viên xã hội có vai trò “Biện hộ cho NCT gặp khó khăn về chính sách”, đây là vai trò mang tính chất chuyên môn đòi hỏi để thực hiện vai trò này nhân viên xã hội phải l à người có tâm , nhiệt huyết, trách nhiệm và hiểu biết về chính sách , hiểu biết về chính NCT mà họ đứng ra biện hộ giúp , cũng như thấu hiểu về những khó khăn mà NCT gặp phải khi tiếp cận chính sách. Đây chính l à hoạt động cần được tăng cường và thực hiện thường xuyên , để hỗ trợ tốt cho những NCT gặp khó khăn , nhất l à những đố i tượng NCT có những khó khăn và hạn chế trong đi l ại , giao tiếp , sức khỏe yếu...
Như vậy , vai trò của nhân viê n xã hội trong hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức bao hàm nhiều vai trò quan trọng, từ vai trò cung cấp thông tin về chính sách , kết nối NCT tiếp cận chính sách trợ giúp cho đến những vai trò như tư vấn hỗ trợ giải quyết khó khăn, vướng mắc khi tiếp cận chính sách , biện hộ cho NCT gặp khó khăn về tiếp cận chính sách, giám sát việc thực hiện chính sách cho NCT và những hỗ trợ mang tính toàn diện , tổng hợp như hỗ trợ pháp lý về mọi mặt. Vì vậy, trong hoạt động này nhân viên xã hội là tác nhân đóng vai trò trung gian giúp cho NCT tiếp cận và tham gia chính sách trợ giúp xã hội một cách bền vững nhất.
Biểu 2.6. Đ ánh giá của NCT về vai trò của nhân viên xã hội trong mô hình liên kết thế hệ tự giúp nhau.
Đơn vị: %, N=200
(Nguồn: Kết quả khảo s át tại địa b àn nghiên cứu)
Đánh giá của NCT về vai trò của nhân viên xã hội trong mô hình liên thế hệ tự giúp nhau
Trong tổng số 200 NCT tham gia khảo sát thuộc địa bàn 2 xã Hoằng Lưu và xã Hoằng Trạch, số NCT đánh giá vai trò của nhân viên xã hội trong các hoạt động của mô hình l iên thế hệ tự giúp nhau ở mức “Thường xuyên” chiếm tỷ lệ cao nhất với 49,5% NCT tham gia trả lời, tập trung ở nhóm NCT thường xuyên nhận được các trợ giúp của nhân viên xã hội trong các hoạt động mà họ tham gia như: Hoạt động CSSK , hoạt động hỗ trợ sinh kế tạo việc làm , hoạt động giải trí - TDTT và hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về chính sách. Số NCT có đánh giá về vai trò của nhân viê n xã hội ở mức “Rất thường xuyên” chiếm tỷ lệ cao thứ hai với 19,0% số NCT tham gia trả l ời , chủ yếu tập trung ở nhóm NCT có những khó khăn , hạn chế nhất định như: Sức khỏe yếu, bị hạn chế một số chức năng , có hoàn cảnh khó khăn... Vì vậy , những NCT này thường xuyên được sự quan tâm đặc biệt hơn của nhân viê n xã hội. Chỉ tính riêng số NCT có đánh giá ở mức “Thường xuyên” và “Rất thường xuyên” đã chiếm tới gần 70,0% số NCT tham gia trả lời , điều này cho thấy những trợ giúp của nhân viên xã hội rất hiệu quả, luôn luôn có vai trò và dấu ấn của họ trong mỗi hoạt động của NCT trong mô hình.
Bê n cạnh đó , có 17,0% số NCT có đánh giá về vai trò của nhân viên xã hội ở mức “Bình thường” và 14,5% số NCT có đánh giá về vai trò của nhân viê n xã hội ở mức “Không thường xuyên”, tập trung ở những nhóm NCT không tham gia thường xuyên vào các hoạt động trợ giúp trong mô hình liên thế hệ tự giúp nhau, việc không tham gia thường xuyên của họ vào mô hình do một số nguyê n nhân khách quan và chủ quan như: suy nghĩ v à nh ận thứ c của họ về lợi ích của việc tham gia mô hình chưa đúng đắn , khoảng cách đi l ại xa, hoặc những rào cản khác... chính điều này, đã khiến cho họ bị hạn chế nh ận được những trợ giúp từ phía mô hình. Theo chia sẻ từ cán bộ quản lý và nhân viên xã hội đang hoạt động trong mô hình đó là, trong giai đoạn sắp tới sẽ làm tốt hơn nữa công tác vận động trợ giúp cho NCT có những có khó khăn riêng của bản thân bị hạn chế việc tham gia, để họ có cơ hội tham gia thường xuyên như những NCT kh ác.
Như vậy , nh ận thứ c của NCT về vai trò của nhân viên xã hội được thể hiện thông qua chính hoạt động đánh giá về vai trò này , những đánh giá này hoàn toàn mang tính khách quan từ kết quả mà NCT nhận được trợ giúp ở mức độ nhưthế nào , kết quả này phản ánh vai trò của người nhân viê n xã hội trong đó.
Đề xuất vai trò chuyên nghiệp của nhân viên CTXH trong mô hình liên thế hệ tự giúp nhau
Từ việc phân tích vai trò bán chuyên nghiệp của nhân viên xã hội trong mô hình, trong nghiên cứu này tác giả đề xuất hoạt động CTXH chuyên nghiệp với vai trò của nhân viê n CTXH trong mô hình liên thế hệ tự giúp nhau , bao gồm 6 vai trò chính: Vai trò vận động nguồn lực trợ giúp NCT; vai trò kết nố i các hoạt động trợ giúp NCT; vai trò biện hộ , vận động chính sách trợ giúp NCT; vai trò truyền thông , giáo dục cho NCT; vai trò tham vấn , tư vấn cho NCT; vai trò chăm sóc , trợ giúp NCT. Những vai trò chuyên nghiệp này của nhân viên công tác xã hội sẽ giúp cho mọi hoạt động của mô hình trở nên hiệu quả và thuận lợi hơn , mô hình vận hành có dấu ấn của hoạt động công tác xã hội chuyên nghiệp , giúp cho mô hình khắc phục được những vấn đề tồn tại , để hướng tới xây dựng một mô hình chăm sóc - trợ giúp NCT dựa vào cộng đồng mang tính bền vững , đáp ứng được mong muốn, nguyện vọng của đông đảo NCT tại địa phương.
Vai trò vận động nguồn lực trợ giúp người cao tuổi
Chức năng: Tìm kiếm những nguồn lực bê n ngoài cộng đồng và chỉ ra những nguồn lực bên trong mô hình , nguồn lực từ chính NCT và gia đình NCT, để trợ giúp NCT trong mô hình, giúp họ cải thiện các vấn đề của bản thân một cách hiệu quả nhất.
Nhiệm vụ: Nhân viên CTXH đảm nhiệm vai trò trung gian tìm kiếm nguồn lực bên ngoài cộng đồng , từ phía các cơ quan , đơn vị , tổ chức , đoàn thể... Phát hiện các nguồn lực bên trong từ chính NCT, gia đình NCT và trong mô hình liên thế hệ tự giúp nhau, huy động tổng hợp các nguồn l ực này để trợ giúp NCT.
Vai trò kết nối các hoạt động trợ giúp người cao tuổi
Chức năng: Kết nối và khai thác , giới thiệu cho NCT đang sinh hoạt trong mô hình liên thế hệ tự giúp nhau những dịch vụ trợ giúp , những 
chính sách trợ giúp và những tài nguyên sẵn có trong mô hình và trong cộng đồng, kết nối để trợ giúp cho NCT.
Nhiệm vụ: Nhân viên CTXH làm cầu nố i trung gian để kết nối các nguồn lực , các nguồn tài nguyên, các dịch vụ trợ giúp và các chính sách trợ giúp xã hội; kết nố i NCT với các trợ giúp từ bê n ngoài cộng đồng và từ phía các cơ quan, đơn vị , tổ chức , đoàn thể để NCT có thể tiếp cận được một cách hiệu quả.
Vai trò biện hộ, vận động chính sách trợ giúp người cao tuổi
Chức năng: Giúp bảo vệ quyền lợi cho NCT để NCT được hưởng những dịch vụ , chính sách trợ giúp mà Nhà nước đã quy định, đặc biệt là những NCT bị hạn chế các chức năng xã hội; có những khó khăn , hạn chế về hiểu biết, về điều kiện sức khỏe (sức khỏe yếu, bị khuyết tật...) , kể cả trong trường hợp NCT bị từ chố i những dịch vụ , chính sách trợ giúp mà họ nằm trong đối tượng được hưởng , thì nhân viên CTXH đều l à người đại diện cho NCT để biện hộ.
Nhiệm vụ: Nhân viên CTXH đại diện cho quyền và l ợi ích của NCT , bảo vệ những quyền lợi mà NCT nằm trong diện được hưởng. Những NCT gặp khó khăn và bị hạn chế về các chức năng xã hội được nhân viên CTXH đại diện để làm việc với các cơ quan, đơn vị , tổ chức , đoàn thể mà NCT thuộc đố i tượng được hưởng chính s ách ở đấy.
Vai trò truyền thông, giáo dục cho người cao tuổi
Ch ức năng: Cung cấp , trang bị kiến thức - kỹ năng nhằm thay đổi nhận thức , nâng cao năng lực cho NCT, giúp tăng cường hiểu biết, khả năng tự tin ra quyết định và có năng lực để giải quyết những khó khăn của bản thân, để tham gia các hoạt động của mô hình l iê n thế hệ tự giúp nhau một cách hiệu quả và thuận lợi nhất.
Nhiệm vụ: Nhân viên CTXH tổ chức hoạt động truyền thông , tập huấn, giáo dục nhằm trang bị cho NCT những kiến thức - kỹ năng về CSSK , những hiểu biết về chính sách trợ giúp xã hội , những kỹ thuật về sản xuất (trồng trọt, chăn nuôi trong mô hình) , cách xây dựng đời sống văn hóa - tinh thần phong phú... Từ đó , NCT có thể mang những kiến thức, kỹ năng , kỹ thuật được trang bị , để vận dụng hiệu quả vào quá trình tham gia các hoạt động của mô hình.
Vai trò tham vấn, tư vấn cho người cao tuổi
Chức năng: Tham vấn, tư vấn cho những NCT có khó khăn về tâm lý xã hội (ví dụ như những NCT sống cô đơn , những NCT bị trầm cảm...), giúp NCT ứng phó hiệu quả và vượt qua được những căng thẳng , khủng hoảng và rào cản tâm lý, để có được những suy nghĩ, nhận thức và hành vi tích cực , giúp NCT giảm bớt thiệt thòi và hòa nhập với cuộc sống t t hơ .
Nhiệm vụ: Nhân viên CTXH là người trực tiếp thực hiện các hoạt động tham vấn, tư vấn cho NCT, thông qua những hoạt động giao tiếp , thăm hỏi , động viên... nhằm chia sẻ , đồng cảm với những khó khăn của NCT, cùng với NCT đề ra những biện pháp trợ giúp tích cực giúp NCT hòa nhập cộng đồng tốt hơn , tăng cường sự tham gia của những NCT thuộc nhóm này vào các hoạt động cộng đồng trong mô hình liên thế hệ tự giúp nhau.
Vai trò chăm sóc, trợ giúp cho người cao tuôi
Chức năng: Chăm sóc , trợ giúp những NCT có khó khăn , hạn chế do sức khỏe yếu , bệnh tật nhiều, có những tổn thương tâm lý, bị khuyết tật... Cung cấp dịch vụ chăm sóc , trợ giúp và kết nối những dịch vụ chăm sóc, trợ giúp mà NCT có thể tiếp cận được.
Nhiệm vụ: Nhân viên CTXH phối với với gia đình NCT thực hiện các hoạt động chăm sóc , trợ giúp NCT tại nhà, những NCT sống cô đơn, hoàn cảnh khó khăn thì cung cấp và kết nối cho họ những dịch vụ chăm sóc, trợ giúp thường xuyên hơn. Từ đó , giúp NCT giảm bớt những thiệt thòi , khó khăn, hòa nhập với cộng đồng; những trường hợp NCT có các khó khăn và hạn chế về sức khỏe, nhân viê n CTXH phố i hợp với NCT trong mô hình liên thế hệ tự giúp nhau tổ chức các hoạt động thăm hỏi , động viên , quan tâm 1 ẫn nhau , giúp NCT sống hòa nhập và thoải mái hơn.
Như vậy, vai trò chuyên nghiệp của nhân viên CTXH trong mô hình liên thế hệ tự giúp nhau bao hàm tổng hợp rất nhiều vai trò như: Vai trò vận động nguồn lực trợ giúp NCT; vai trò kết nố i các hoạt động trợ giúp NCT; vai trò biện hộ , vận động chính sách trợ giúp NCT; vai trò truyền thông, giáo dục cho NCT; vai trò tham vấn, tư vấn cho NCT; vai trò chăm sóc , trợ giúp NCT. Việc thực hiện thường xuyên các vai trò này giúp cho hoạt động can thiệp - trợ giúp NCT đạt được hiệu quả cao hơn. Trong định hướng phát triển của mô hình cần có những hoạt động đào tạo , tập huấn nghiệp vụ CTXH thường xuyên cho đội ngũ cán bộ , nhân viên , tình nguyện viê n - gọi chung là nhân viên xã hội , để nâng cao kiến thức - kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ và năng lực làm việc của đội ngũ này , từ đó giúp nâng cao hiệu quả can thiệp
trợ giúp cho NCT. Đồng thời , thu hút đội ngũ nhân viên CTXH được đào tạo bài bản về chuyên ngành CTXH ở các cơ sở đào tạo , về làm việc trong mô hình 1 iên thế hệ tự giúp nhau để đảm nhận những vai trò , vị trí trong mô hình , giúp mô hình vận hành hiệu quả và chuyên
ghiệp hơ .
Một số kiến nghị thực tiễn
Đối với ban quản lý mô hình liên thế hệ tự giúp nhau tại 2 xã Hoằng Lưu và Hoằng Trạch
Tă g cườ g c c hoạt độ g ph i hợp giữa cán bộ đang làm việc trong mô hình với cán bộ chính quyền địa phương , để hoạt động can thiệp
trợ giúp NCT đạt hiệu quả cao hơn , bền vững hơ .
Thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn nâng cao năng lực về nghiệp vụ chuyên môn về quản lý mô hình , can thiệp - trợ giúp NCT cho đội ngũ cán bộ , nhân viên đang làm việc mô hình liên thế hệ tự giúp nhau.
Đẩy mạnh phát triển các hoạt động của mô hình liên thế hệ tự giúp nhau theo chiều sâu, trong đó phố i hợp vai trò cộng tác từ nhiều phía như: gia đình , chính quyền địa phương , các tổ chức , ban ngành, đoàn thể , cộng tác viên, tình nguyện viê n trong và ngoài mô hình. Trong đó chú trọng vai trò của gia đình và lấy vai trò của gia đình làm trung tâm, bởi việc chăm sóc người cao tuổi l à trách nhiệm đặc biệt của gia đình, nhằm tạo nền tảng vững chắc cho hoạt động chăm sóc , hỗ trợ lâu dài.
Đa dạng hóa hình thức và hoạt động can thiệp - trợ giúp cho NCT thuộc các nhóm tuổi khác nhau; cần có những chính sách trợ giúp phù hợp đố i với từng nhóm NCT, cụ thể: nhóm tuổi từ 60-69 cần chú trọng việc “phát huy là chính”; người cao tuổi thuộc nhóm tuổi từ 7079 cần tập trung “vừa chăm sóc vừa phát huy”; người cao tuổi thuộc nhóm tuổi từ 80 trở lên lấy việc “chăm sóc là chính”. Nhằm có những hình thức can thiệp - trợ giúp đa dạng , hiệu quả, phù hợp với đặc thù riêngcủa từng nhóm NCT.
Đối với nhân viên xã hội trong mô hình liên thế hệ tự giúp nhau
Thường xuyên tham gia các hoạt động đào tạo , tập huấn nâng cao năng lực, kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ trong can thiệp - trợ giúp NCT. Đặc biệt là, trong lĩnh vực công tác xã hội.
Tăng cường các hoạt động giám sát, các hoạt động thực địa dưới địa bàn để hỗ trợ NCT tốt hơn trong hoạt động sinh kế tạo việc làm, gi ảm thiểu rủi ro trong hoạt động sản xuất cho Nct.
Cập nhật và ứng dụng các thông tin, kiến thức, kỹ năng , kỹ thuật mới để tập huấn, chia sẻ , can thiệp - trợ giúp cho NCT tốt hơn.
Đối với gia đình người cao tuổi
Gia đình NCT cần tạo điều kiện thuận l ợi và giúp đỡ NCT trong gia đình tiếp cận các chương trình , hoạt động chăm sóc - trợ giúp của mô hình một cách tốt nhất. Phố i hợp với cán bộ , nhân viê n mô hình vận động NCT tham gia tích cực vào các hoạt động của mô hình 1 iê n thế hệ tự giúp nhau.
Đối với người cao tuổi
Người cao tuổi cần chủ động tham gia hoạt động do mô hình liên thế hệ tự giúp nhau tổ chức. Trang bị , cập nhật các kiến thức , kỹ năng, kỹ thuật mà cán bộ , nhân viên trong mô hình tuyên truyền , chia sẻ , tập huấn... Nhằm tạo nền tảng , điều kiện tốt cho hoạt động can thiệp - trợ giúp của mô hình diễn ra hiệu quả.
Tài liệu tham khảo
Tổ chức Hỗ trợ Người cao tuổi Quốc tế (2013) , Dự án chăm sóc người cao tuổi dựa vào cộng đồng , Dự án điều tra cơ bản, Thanh Hóa.
Nguyễn Văn Đồng , Câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau - Mô hình chăm sóc , phát huy vai trò người cao tuổi, Tạp chí Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, số 132 (2014) 69.
Nguyễn Văn Đồng, Nghề công tác xã hội với người cao tuổi, triển vọng và thách thức , Tạp chí Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, số 139 (2015) 8.
Managing the Elderly Inter-generational Self-help Model
and the Role of Social Work
Nguyen Van Dong
Vietcess International Skill Training Centre,
Building Licogi 13, 164 Khuat Duy Tien, Thanh Xuan, Hanoi, Vietnam
Abstract: Thanh Hoa province is a pioneer in inter-generational self-help, a model of communitybased care and support for older people; it mobilizes community’s care, support for the elderly and promotes their role. Hoang Hoa is the first district of Thanh Hoa province with this type of model. Under this model, the elderly are helped through four main activities: health care, livelihood employment creation support, entertainment - sports, and the elderly policy awareness enhancement. The study was carried out in Hoang Luu and Hoang Trach communes in Hoang Hoa district with interrelated models of self-help. The sample was 200 elderly people aged 60-80, living in an inter- generational model of self-help in the surveyed area.
Keywords: Inter-generational, self-help, elderly, social work.

File đính kèm:

  • docquan_ly_mo_hinh_lien_the_he_tu_giup_nhau_cua_nguoi_cao_tuoi.doc
  • pdf4048_133_7563_1_10_20170531_4572_505560.pdf