Quản lý ao nuôi để phát triển thức ăn tự nhiên

Cơ sở phát triển và bảo vệ nguồn thức ăn tự nhiên

Các loại thức ăn tự nhiên của cá có mối quan hệ mật thiết với nhau, tác động đến sự tồn tại và phát triển của nhau

Các chất hửu cơ và vô cơ là thức ăn của thực vật phù du

Thực vật phù du là thức ăn của động vật phù du và động vật đáy

Sản phẩm chết của động vật, thực vật phù du, vi sinh vật được phân hủy tạo thành chất hữu cơ hòa tan trong nước

Các loại sinh vật nói trên là thức ăn của cá trong thủy vực

 

ppt 19 trang phuongnguyen 7240
Bạn đang xem tài liệu "Quản lý ao nuôi để phát triển thức ăn tự nhiên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Quản lý ao nuôi để phát triển thức ăn tự nhiên

Quản lý ao nuôi để phát triển thức ăn tự nhiên
QUẢN LÝ AO NUÔI ĐỂ PHÁT TRIỂN THỨC ĂN TỰ NHIÊN 
Cơ sở phát triển và bảo vệ nguồn thức ăn tự nhiên 
Các loại thức ăn tự nhiên của cá có mối quan hệ mật thiết với nhau, tác động đến sự tồn tại và phát triển của nhau 
Các chất hửu cơ và vô cơ là thức ăn của thực vật phù du 
Thực vật phù du là thức ăn của động vật phù du và động vật đáy 
Sản phẩm chết của động vật, thực vật phù du, vi sinh vật được phân hủy tạo thành chất hữu cơ hòa tan trong nước 
Các loại sinh vật nói trên là thức ăn của cá trong thủy vực 
Các mối quan hệ giữa các loại thức ăn của cá 
Muối dinh dưỡng hòa tan 
Thực vật phù du, vi khuẩn 
Động vật phù du 
Động vật đáy 
Chất vẩn 
Mùn đáy 
cá 
Thực vật bậc cao 
Các mối quan hệ giữa các loại thức ăn của cá 
Các muối hòa tan 
Thực vật phù du: sống trôi nổi trong nước như tảo, vi khuẩn 
Động vật phù du: copepod, moina, rotifer, các loại bọ,.. 
Thực vật bậc cao: rong, rêu, bèo, 
Động vật đáy: ốc, giun, 
Chất vẩn: mùn bã hữu cơ, sản phẩm phân hủy, 
Cơ sở phát triển và bảo vệ nguồn thức ăn tự nhiên 
Mối quan hệ dinh dưỡng các loại thức ăn này của cá thường biểu diễn dưới dạng chuỗi thức ăn 
VD: thực vật phù du cá mè trắng 
Mùn bã, chất hữu cơ cá trôi 
Thực vật phù du động vật phù du cá chép 
Mỗi chuỗi thức ăn gồm nhiều bậc dinh dưỡng, mỗi bậc dinh dưỡng là một loại thức ăn. Chuỗi thức ăn chỉ có một loại thức ăn là chuỗi có hiệu quả kinh tế cao nhất 
Sự phát triển của tảo 
 Bacillariophyta Chlorophyta Cyanophyta Pyrrophyta (nước lợ) 
 Euglenophyta (nước ngọt) 
Thời gian và mức dinh dưỡng 
Số lượng 
Cơ sở phát triển và bảo vệ nguồn thức ăn tự nhiên 
Nếu trong thủy vực thiếu đi một loại thức ăn (động vật phù du hoặc thực vật phù du) thì sẽ ảnh hưởng đến thức ăn của cá 
Các yếu tố ảnh hưởng 
Vật lý: nhiệt độ, độ trong, ánh sáng,.. 
Hóa học: oxy, CO2, pH,.. 
Sinh vật: vsv, TVPD, ĐVPD,.. 
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển nguồn thức ăn tự nhiên 
1.1 Nhiệt độ 
Là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới NTTS, năng suất tự nhiên của thủy vực 
Nhiệt độ tối ưu cho sự phát triển phụ thuộc vào từng loài cụ thể 
Nhiệt độ tác động lên các quá trình sinh hóa của động vật thủy sinh và chúng sẽ tác động lại vào môi trường nước 
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển nguồn thức ăn tự nhiên 
2.2 oxy hòa tan 
Đóng vai trò quan trong đối với đời sống động vật thủy sinh 
Oxy có từ sự khuếch tán từ không khí, quang hợp của oxy 
Oxy bị tiêu hao bởi các quá trình: thoát vào không khí, hô hấp của tảo và động vật, phân hủy chất hữu cơ do sinh vật. 
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển nguồn thức ăn tự nhiên 
Ảnh hưởng của các yếu tố dinh dưỡng lên sự phát triển của tảo. 
Khả năng lưu trữ chất dinh dưỡng của tảo 
Hàm lượng nitơ (N) và phospho (P) căn bản sẵn có trong thủy vực. 
Cường độ ánh sáng chiếu vào thủy vực 
Khả năng lưu trữ này cao hay thấp. 
Bảo vệ và tăng nguồn thức ăn tự nhiên 
Bảo vệ và tăng nguồn thức ăn tự nhiên 
Bón phân cho vực nước 
Quản lý và bảo vệ nguồn nước 
Phân hữu cơ, phân chuồng (đã ủ), phân xanh 
Phân vô cơ: đạm, lân 
Quản lý: mực nước, tốc độ dòng chảy và chủ động thay nước 
Bảo vệ nguồn nước tăng nguồn dinh dưỡng trong nước nhưng không đễ bị ô nhiễm 
Bảo vệ và tăng nguồn thức ăn tự nhiên 
1. Bón vôi 
Cải thiện môi trường đất và nước để các loài vật nuôi có thể sống sót trong đó 
Đảm bảo sự sinh sản và phát triển của các loài vật nuôi 
Thúc đẩy sự phản ứng của ao với quá trình bón phân cũng như các kỹ thuật quản lý khác 
Khi mới bón vôi sẽ làm mật độ tảo trong ao giảm vì vôi trung hòa lại CO 2 cho quá trình quang hợp 
Vôi làm tăng quá trình phân hủy xác bã sinh vật và phân bón tích tụ ở nền đáy thúc đẩy sự phát triển của động vật đáy 
Thúc đẩy sự phát triển của động thực vật phù du 
Bảo vệ và tăng nguồn thức ăn tự nhiên 
2. Sục khí 
Cung cấp oxy cho đối tượng nuôi trong thủy vực 
Tập trung các chất cặn bã vào giữa ao 
Xáo trộn các phiêu sinh vật 
Loại bỏ các khí độc như H2S, NH3,.. 
Một số biện pháp khác hạn chế sự phát triển của tảo 
Biện pháp vật lý 
Dùng cào hoặc lưới kéo để di chuyển tảo sợi, tảo đáy và lấy vật chất hữu cơ dư thừa lắng đọng ra khỏi ao 
Việc này giúp hạn chế sự phát triển của tảo cũng như hạn chế quá trình phân hủy của chúng gây thiếu oxy và giảm chất lượng nước trong ao. 
Mặt khác việc này cũng làm ao sâu hơn ngăn cản sự xâm nhập của ánh sáng tới đáy ao hạn chế sự phát triển của tảo đặc biệt là tảo đáy. 
Một số biện pháp khác hạn chế sự phát triển của tảo 
2. Biện pháp sinh học 
Sự phát triển của tảo cũng bị ảnh hưởng bởi sự phát triển của thực vật thủy sinh thượng đẳng bởi vì những thực vật này cạnh tranh chất dinh dưỡng với tảo. 
Thực vật thủy sinh thượng đẳng nổi ở trên bề mặt ao như bèo, lục bình, rau muống ngăn cản ánh sáng chiếu vào ao làm hạn chế sự phát triển của tảo 
Có thể sử dụng cá trắm cỏ để góp phần hạn chế sự phát triển của tảo sợi. 
Trong hệ thống nuôi kết hợp này cá rô phi lọc thức ăn gồm tảo, động vật phù du và các chất hữu cơ lơ lững giúp ổn định quần thể tảo trong ao nuôi tôm. 
Một số biện pháp khác hạn chế sự phát triển của tảo 
3. Biện pháp hóa học 
Các chất kết tủa phospho 
Theo Welch (1980) (được trích dẫn bởi Boyd, 1990), để hạn chế sự phát triển của tảo ở các thủy vực nước mềm có thể sử dụng sulphát nhôm (Al 2 (SO 4 ) 3 ) nhằm kết tủa phospho. 
Theo Wu và Boyd (1990) (được trích dẫn bởi Boyd, 1990), sulphát canxi (CaSO4) cũng có khả năng kết tủa phospho 
Ngoài ra, các chất sau đây đều có thể kết tủa phophorus như: Ca(OH)2, CaHCO3, CaCO3, CaSO4, FeCl3, Fe2(SO4)3 (Prepas et al. 2001). 
Một số biện pháp khác hạn chế sự phát triển của tảo 
3. Biện pháp hóa học 
Các muối sắt : S ử dụng các muối sắt có tác dụng kết tủa tốt phospho 
Ca(OH) 2 và CaCO 3 : Ðược dùng như là chất diệt tảo, chúng làm đông lại và kết tủa tảo trong nước (Prepas et al. 2001) 
Các chất diệt tảo-algicides: 
CuSO 4 : Hiện nay sulfate đồng được sử dụng rộng rải để diệt tảo rất hiệu quả, tuy nhiên nó làm tiêu tế bào tảo và giải phóng chất độc từ tế bào tảo ra ngoài môi trường. 
 Simazine: Có tác dụng chủ yếu ngăn cản quá trình quang hợp của tảo nhằm hạn chế tảo nở hoa, chúng không độc với cá khi sử dụng với liều lượng nhằm hạn chế tảo 
Chlorine; Là hợp chất oxy hóa mạnh có tính độc đối với sinh vật, chlorine cũng có tác dụng diệt tảo 
Các chất nhuộm màu nước ao hạn chế ánh sáng thâm nhập vào ao nhằm hạn chế sự phát triển của tảo 
Nghiên cứu được tiến hành để đánh giá khả năng kết tủa photpho của CaSO 4 , Ca(OH) 2 và Al 2 (SO 4 ) 3 nhằm điều khiển sự phát triển của tảo trong các bể nuôi tôm sú và đánh giá mức độ ảnh hưởng của chúng lên tôm nuôi. 
Nghiệm thức 1: Dùng 2,09 mg/L CaSO 4 
Nghiệm thức 2: Dùng 1,19 mg/L Ca(OH) 2 
Nghiệm thức 3: Dùng 1,79 mg/L Al 2 (SO 4 ) 3 
Nghiệm thức đối chứng: Không dùng hóa chất 
Kết quả 
Kết quả cho thấy các chất CaSO 4 , Ca(OH) 2 và Al 2 (SO 4 ) 3 đều có khả năng kết tủa phốt-pho 
Khi sử dụng các hóa chất trên trong bể nuôi tôm thì sự phát triển của tảo đã giảm hơn so với bể không có hóa chất 
Ở nghiệm thức CaSO 4 , mật độ tảo trung bình qua các đợt thu là 730.154±377.367cá thể/L, nghiệm thức Ca(OH) 2 là 752.065±335.024 cá thể/L và nghiệm thức Al2(SO4) 3 là 793.157± 346.607cá thể/L. Trong khi đó, ở nghiệm thức đối chứng, tảo phát triển đạt mật độ trung bình là 923.940±506.438 cá thể/L và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (P<0,05). 

File đính kèm:

  • pptquan_ly_ao_nuoi_de_phat_trien_thuc_an_tu_nhien.ppt