Quan hệ nhân quả trong di truyền học, sinh học 12 ở trung học phổ thông và định hướng hoạt động dạy học

Abstract: Cause and effect relations are interactions, mutual provisions between causes and

results, in which causes are factors that affect things and phenomena, but the results are the

appearance of new things or phenomenon. The article addresses the concepts of cause, result,

relationships and cause and effect relations; Genetics analysis, analysis of cause and effect relations

in Genetics in Biology 12 in high school.

Keywords: Cause, result, cause and effect relation, Genetics, orientation of teaching activities

pdf 6 trang phuongnguyen 7520
Bạn đang xem tài liệu "Quan hệ nhân quả trong di truyền học, sinh học 12 ở trung học phổ thông và định hướng hoạt động dạy học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Quan hệ nhân quả trong di truyền học, sinh học 12 ở trung học phổ thông và định hướng hoạt động dạy học

Quan hệ nhân quả trong di truyền học, sinh học 12 ở trung học phổ thông và định hướng hoạt động dạy học
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr 222-226; 206 
222 
QUAN HỆ NHÂN QUẢ TRONG DI TRUYỀN HỌC, SINH HỌC 12 
Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Nguyễn Đức Thành - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 
Nguyễn Thị Hà - Trường Trung học phổ thông Cao Bá Quát, Gia Lâm, Hà Nội 
Ngày nhận bài: 18/02/2019; ngày sửa chữa: 01/03/2019; ngày duyệt đăng: 06/03/2019. 
Abstract: Cause and effect relations are interactions, mutual provisions between causes and 
results, in which causes are factors that affect things and phenomena, but the results are the 
appearance of new things or phenomenon. The article addresses the concepts of cause, result, 
relationships and cause and effect relations; Genetics analysis, analysis of cause and effect relations 
in Genetics in Biology 12 in high school. 
Keywords: Cause, result, cause and effect relation, Genetics, orientation of teaching activities. 
1. Mở đầu 
Lúc khoa học đang ở thời kì mô tả, người ta quan tâm 
tới việc giảng dạy các sự kiện, tích lũy các bằng chứng. 
Khi khoa học đã phát triển, đặc biệt Di truyền học (DTH) 
đã phát triển với tốc độ bùng nổ, tích lũy một khối lượng 
kiến thức khổng lồ, khiến lượng đã chuyển thành chất, đạt 
tới đỉnh cao thì việc dạy các sự kiện trở nên quá tải. Bên 
cạnh đó, chương trình trung học phổ thông (THPT) đòi hỏi 
giảm tải nội dung kiến thức, và thời gian cho học sinh. 
Để đáp ứng yêu cầu phải dạy đủ lượng kiến thức 
khổng lồ mà vẫn giảm tải cả về nội dung lẫn thời gian 
cho học sinh, chỉ có con đường tối ưu nhất, đó là dạy kiến 
thức nguyên nhân, còn kiến thức kết quả học sinh có thể 
suy luận. Bởi “nguyên nhân” thì có ít nhưng “kết quả” lại 
rất nhiều. 
Việc phân tích quan hệ nhân quả trong DTH, hướng 
tới việc tổ chức dạy học kiến thức nguyên nhân, giúp học 
sinh phát triển năng lực nhận thức để có thể tự suy ra các 
kết quả tương ứng. 
2. Nội dung nghiên cứu 
2.1. Một số khái niệm cơ bản 
2.1.1. Khái niệm nguyên nhân 
Các tác giả Phạm Văn Sinh [1; tr 79], Trần Đăng Sinh 
[2; tr 33] coi nguyên nhân dùng để chỉ sự tác động lẫn 
nhau giữa các mặt trong một sự vật, hiện tượng, hoặc 
giữa các sự vật, hiện tượng với nhau, từ đó tạo ra sự biến 
đổi nhất định. Tác giả Vũ Trọng Dung và cộng sự đã đưa 
ra khái niệm: “Nguyên nhân bao giờ cũng là sự tương 
tác giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật 
với nhau gây ra những biến đổi nhất định” [3; tr 194]. 
Với các định nghĩa nêu trên, tác giả đều nhấn mạnh: 
- Nguyên nhân là sự tương tác của các sự vật hay các mặt 
của sự vật; - Nguyên nhân bao giờ cũng gây ra một hay 
một số biến đổi nào đó. 
Từ đó có thể coi “Nguyên nhân là nhân tố tác động 
lên sự vật, hiện tượng làm xuất hiện sự vật hay hiện 
tượng mới”. 
2.1.2. Khái niệm kết quả 
Theo tác giả Phạm Văn Sinh (2011) đưa ra khái niệm 
“Kết quả dùng để chỉ những biến đổi xuất hiện do sự tác 
động giữa các mặt, các yếu tố trong một sự vật, hiện 
tượng, hoặc giữa các sự vật hiện tượng” [1; tr 80]. Quan 
niệm về “kết quả” của tác giả, tập trung vào 2 dấu hiệu: 
- Được hình thành sau nguyên nhân; - Yếu tố mới được 
tạo thành do sự tương tác của các yếu tố trước đó. 
Qua đó có thể thấy “Kết quả là sự xuất hiện hiện 
tượng, sự vật mới do sự tác động lẫn nhau của các mặt 
trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau”. 
2.1.3. Khái niệm mối quan hệ 
Theo quan điểm duy vật biện chứng, mọi sự vật, hiện 
tượng trong thực tại khách quan không tồn tại độc lập mà 
luôn có mối quan hệ qua lại với nhau. Trong thực tại, mối 
quan hệ mang tính khách quan, phổ biến. 
Theo Hoàng Phê (2000), “Quan hệ là sự gắn liền về 
mặt nào đó giữa hai hay nhiều sự vật khác nhau, khiến 
sự vật này có biến đổi thì có thể tác động đến sự vật kia” 
[4; tr 779]. 
Từ khái niệm trên cho thấy, dấu hiệu quan trọng để 
nhận ra hai hoặc nhiều sự vật có quan hệ với nhau hay 
không là khi sự vật này thay đổi thì sự vật khác có biến 
đổi hay không. Nếu sự vật này biến đổi, sự vật kia cũng 
biến đổi thì khẳng định chúng có quan hệ. Nhưng sự biến 
đổi có thể theo cùng hướng tác động hay ngược hướng. 
Trong các hướng biến đổi thì có một đặc điểm là biến đổi 
theo một xu thế tất yếu được gọi là nguyên nhân. Đây là 
dạng quan hệ đặc biệt được gọi là quan hệ nhân quả. 
2.1.4. Khái niệm quan hệ nhân quả 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr 222-226; 206 
223 
Theo Ph.Ăng-ghen (1995), “Chúng ta cũng thấy 
rằng nguyên nhân và kết quả là những khái niệm chỉ có 
ý nghĩa là nguyên nhân và kết quả khi được áp dụng vào 
một trường hợp riêng biệt nhất định; nhưng một khi 
chúng ta nghiên cứu trường hợp riêng biệt ấy trong mối 
liên hệ chung của nó với toàn bộ thế giới thì những khái 
niệm ấy lại vẫn gắn với nhau và xoắn xuýt với nhau trong 
một khái niệm về sự tác động qua lại lẫn nhau một cách 
phổ biến, trong đó nguyên nhân và kết quả luôn thay đổi 
vị trí cho nhau; cái ở đây hoặc trong lúc này là nguyên 
nhân thì ở chỗ khác hoặc ở lúc khác lại là kết quả và 
ngược lại” [5; tr 20-38]. 
Theo tác giả Trần Đăng Sinh (2012), “Giữa nguyên 
nhân, kết quả có mối liên hệ qua lại, quy định lẫn nhau. 
Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả nên luôn có trước kết 
quả” [6; tr 33]. Còn theo tác giả Phạm Văn Sinh (2011), 
“Mối quan hệ nguyên nhân kết quả là mối quan hệ khách 
quan, bao hàm tính tất yếu: không có nguyên nhân nào 
không dẫn tới kết quả nhất định và ngược lại không có 
kết quả nào không có nguyên nhân” [1; tr 80]. 
Từ phân tích về “mối quan hệ”, từ những định nghĩa 
về “mối quan hệ nhân quả” nêu trên, có thể hiểu “quan 
hệ nhân quả” là loại quan hệ trong đó do tính bản chất, 
tất yếu, lặp đi lặp lại quy định. Chính tính bản chất, tất 
yếu, lặp đi lặp lại mà nó quy định xu thế biểu hiện tất yếu 
do nguyên nhân bên trong, bản chất quy định. 
Trong quan hệ nhân quả, nhân hay nguyên nhân 
chính là sự tương tác mang tính bản chất, bên trong của 
sự vật, hiện tượng. Còn quả hay kết quả cái được gây ra, 
do sự tương tác mang tính bản chất bên trong gây ra. 
Từ các nội dung nêu trên có thể coi “Mối quan hệ 
nhân quả là sự tác động qua lại, quy định lẫn nhau giữa 
nguyên nhân và kết quả, trong đó nguyên nhân là nhân 
tố tác động lên sự vật, hiện tượng mà kết quả chính là sự 
xuất hiện sự vật hay hiện tượng mới”. 
2.1.5. Khái niệm tính quy luật 
Theo tác giả Trần Bá Hoành (1993), “Tính quy luật 
chỉ phản ánh những mối liên hệ bản chất, bên trong và 
do đó bền vững, tất nhiên và phổ biến giữa các sự vật, 
hiện tượng khác nhau, hoặc giữa các mặt khác nhau của 
cùng một sự vật, hiện tượng, hoặc giữa trạng thái trước 
và trạng thái sau của một sự vật, hiện tượng, tức là xu 
hướng vận động phát triển của nó” [7; tr 77]. 
Theo tác giả Đinh Quang Báo (1996), “Tính quy luật 
là sự tồn tại vốn có trong tự nhiên, còn định luật chỉ là 
lời phát biểu bằng ngôn từ khoa học, phản ánh từng bộ 
phận của các quy luật khách quan được xây dựng bằng 
thực nghiệm” [8; tr 124]. 
Từ đó có thể nhận thấy “Tính quy luật là những mối 
liên hệ bản chất bên trong, tất nhiên, phổ biến và bền 
vững của các sự vật, hiện tượng biểu hiện trong sự vận 
động, phát triển của chúng được lặp đi lặp lại”. 
2.1.6. Khái niệm quy luật 
Theo tác giả Hoàng Đức Nhuận, Đặng Hữu Lanh 
(1991), quy luật là những mối liên hệ bản chất bên trong, 
tất nhiên và phổ biến của các sự vật, hiện tượng biểu hiện 
trong sự vận động, phát triển của chúng [9]. 
Từ đó có thể xác định “Quy luật phản ánh những mối 
liên hệ bản chất bên trong, tất nhiên, phổ biến và bền 
vững của các sự vật, hiện tượng biểu hiện trong sự vận 
động, phát triển của chúng. Tức là phản ánh xu hướng 
vận động phát triển của nó bằng những thuật ngữ khoa 
học”. 
2.2. Quan hệ nhân quả trong Di truyền học, Sinh học 
12 trung học phổ thông 
2.2.1. Phân tích cấu trúc nội dung phần Di truyền học 
lớp 12 
Trong chương trình, phần DTH chiếm 25 tiết ở 
chương trình chuẩn và 31 tiết ở chương trình nâng cao, 
chiếm gần 50% trong tổng lượng chương trình Sinh học 
THPT. Phần DTH lớp 12 bao gồm 5 chương với nội 
dung như sau: 
Chương I: Cơ chế di truyền và biến dị 
Ở cấp độ phân tử: 
- Thể hiện đúng nguyên lí “Trung tâm của DTH là 
gen”. Ngay những bài đầu tiên của chương đã giới thiệu 
cấu trúc của gen là một đoạn trên phân tử ADN mang 
thông tin mã hóa cho một sản phẩm xác định Tiếp đến 
là giới thiệu về một trong những vai trò di truyền của 
gen đó là gen có thể sinh ra gen thông qua quá trình 
“nhân đôi ADN” Tiếp theo là giải thích vai trò mang 
thông tin di truyền (TTDT) của gen và quá trình giải 
TTDT trên gen qua “Phiên mã và dịch mã”. Quá trình 
phiên mã, TTDT ghi trên gen được sao sang mARN, 
thông qua dịch mã mà trình tự mARN được dùng để xây 
dựng trình tự axit amin trong polipeptit và hình thành 
protein. Tuy nhiên, gen không sản sinh protein mọi lúc, 
việc sản xuất protein tuân theo một cơ chế điều hòa hoạt 
động gen Cuối cùng là gen bị biến đổi trở thành đột 
biến thể hiện qua “Đột biến gen”. 
- Từ trình tự cấu trúc nội dung trên cho phép rút ra 
kết luận như sau: 
+ Thứ nhất: Cơ sở vật chất (CSVC) của hiện tượng di 
truyền ở cấp độ phân tử là gen, gen có bản chất là ADN. 
+ Thứ hai: Cơ chế truyền TTDT. 
* TTDT trên ADN mẹ truyền nguyên vẹn cho ADN 
thế hệ tiếp theo nhờ cơ chế tự sao theo nguyên tắc bổ sung, 
nguyên tắc bán bảo toàn và nguyên tắc khuôn mẫu. Kết 
quả là ADN con sinh ra mang TTDT giống ADN mẹ; 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr 222-226; 206 
224 
* TTDT trên gen được sao chép chính xác ra ARN 
nhờ cơ chế sao mã theo nguyên tắc bổ sung, nguyên tắc 
khuôn mẫu. Thông qua cơ chế giải mã, TTDT được biểu 
hiện ra thành trình tự các axit amin trên polipeptit và hình 
thành nên protein. 
Ở cấp độ tế bào: 
- Về cấu trúc của vật chất di truyền ở cấp độ tế bào là 
nhiễm sắc thể (NST). NST được cấu tạo từ ADN liên kết 
với protein loại histon được cuộn xoắn theo nhiều cấp độ. 
Ở tế bào sinh dưỡng, NST thường tồn tại thành từng cặp 
tương đồng. Mỗi loài được đặc trưng bởi số lượng cặp 
NST trong tế bào sinh dưỡng 2n. 
- Về chức năng, NST có 3 chức năng cơ bản là lưu trữ, 
bảo quản TTDT; Truyền đạt TTDT; Điều hòa hoạt động 
gen. Để thực hiện được chức năng truyền đạt TTDT, NST 
có khả năng nhân đôi kết hợp với phân li đồng đều trong 
quá trình phân bào. Cơ sở của NST có khả năng nhân đôi 
là do ADN nhân đôi. Vậy nhân đôi ADN là sao chép 
TTDT ở cấp độ phân tử, thì nhân đôi NST chính là sao 
chép TTDT ở cấp độ tế bào. NST có khả năng phân li 
chính là sự vận động của NST qua quá trình nguyên phân, 
giảm phân và thụ tinh. Đó chính là quá trình truyền TTDT 
ở mức tế bào. Ngoài ra, nếu quá trình sao chép TTDT, 
truyền TTDT có ảnh hưởng bởi tác nhân vật lí, hóa học, 
sinh học tác động dẫn đến kết quả biến đổi so với nguyên 
mẫu ban đầu thì được gọi là biến dị. 
- Từ nội dung trên cho phép rút ra kết luận như sau: 
+ Thứ nhất: CSVC của hiện tượng di truyền ở cấp độ tế 
bào là NST, NST có bản chất là ADN. Do đó NST là cấu 
trúc mang gen, sự vận động của NST trong phân bào cũng 
chính là sự vận động của các gen tương ứng trên NST; 
+ Thứ hai: Cơ chế truyền TTDT là cơ chế nhân đôi 
và phân li của NST trong phân bào nguyên phân và giảm 
phân, cụ thể: 
* Nguyên phân: Nhờ cơ chế nhân đôi của NST 1 lần 
tại pha S của kì trung gian và 1 lần phân li của NST tại kì 
sau mà TTDT trên NST của 1 tế bào được phân chia đều 
cho 2 tế bào con. Kết quả dẫn đến 2 tế bào con sinh ra 
giống nhau và giống mẹ. 
* Giảm phân: Nhờ cơ chế nhân đôi của NST 1 lần tại 
pha S của kì trung gian và 2 lần phân li của NST tại kì 
sau 1 và 2 mà TTDT trên NST của 1 tế bào được phân 
chia đều cho 4 tế bào con. Kết quả dẫn đến 4 tế bào con 
sinh ra có bộ NST giảm đi 1 nửa và hình thành các giao 
tử, thông qua thụ tinh, kết hợp các giao tử tạo thành hợp 
tử, bộ NST được tái tổ hợp. 
Chương II: Tính quy luật của hiện tượng di truyền 
- NST là cấu trúc mang gen, tương tự như những 
“chiếc xe chở gen” từ thế hệ nọ sang thế hệ kia. NST 
chuyển đến đâu thì gen nằm trên nó chuyển đến đó. Vì 
vậy, quy luật vận động của NST chính là quy luật vận 
động của các gen nằm trên đó. Nói cách khác, sự vận 
động của các gen tùy thuộc vào cách các NST phân bố 
trong quá trình phân bào nguyên phân và giảm phân ở 
sinh vật nhân thực. 
- Nội dung của chương đề cập đến quy luật vận động 
của gen qua các thế hệ cơ thể của loài đơn tính giao phối, 
tức là đề cập đến cơ chế vận động của gen qua giảm phân 
và thụ tinh. Tuy nhiên, quá trình thụ tinh có cơ chế giống 
nhau, chỉ có quá trình giảm phân, thực chất là sự sắp xếp 
của NST ở kì giữa của giảm phân 1 với các cách khác nhau 
hình thành nên các xu hướng vận động khác nhau của NST 
và hình thành nên các quy luật di truyền khác nhau. 
- Kiến thức trong Chương II thể hiện logic nhận thức 
và logic nội dung như sau: 
+ Về logic của quá trình nhận thức: Đi theo con 
đường từ cụ thể đến trừu tượng, nghĩa là từ hiện tượng 
được tạo ra bằng thí nghiệm dẫn đến xu thế biểu hiện của 
hiện tượng, từ xu thế biểu hiện của hiện tượng đến 
nguyên nhân gây ra xu thế của hiện tượng. Trong nguyên 
nhân thì đi từ cơ chế hình thành tổ hợp gen ở giao tử, cơ 
chế hình thành tổ hợp gen ở hợp tử, mỗi cơ chế này cũng 
cho kết quả là xu thế tất yếu vận động của gen khi mỗi 
cặp gen nằm trên mỗi cặp NST khác nhau, và khi nhiều 
cặp gen cùng nằm trên một cặp NST. Sau nguyên nhân 
là cơ chế hình thành tổ hợp kiểu gen và tỉ lệ tổ hợp kiểu 
gen ở hợp tử, còn đề cập đến nguyên nhân tương tác giữa 
các gen alen và các gen không alen mà thực chất là sự 
tương tác giữa các sản phẩm của gen với nhau hoặc giữa 
chúng với môi trường. Có thể tóm tắt tiến trình các bước: 
Từ xu thế biểu hiện kiểu hình (Qua thí nghiệm) Tìm 
nguyên nhân để giải thích (Hình thành giả thuyết khoa 
học) Phát biểu xu thế truyền TTDT (Tính quy luật) 
 Vận dụng vào đời sống sản xuất. 
+ Về logic nội dung, có 3 nội dung chính, đó là: 
1) CSVC của hiện tượng di truyền là NST mang gen; 
2) Cơ chế truyền TTDT cho thế hệ sau là do sự vận động 
của NST mang gen qua quá trình Giảm phân Thụ tinh 
 Nguyên phân; 3) Cơ chế biểu hiện TTDT là do sự 
tương tác giữa các gen trong kiểu gen và giữa các gen với 
môi trường hình thành nên kiểu hình cụ thể. 
Chương III: Di truyền quần thể 
Nội dung chương đề cập đến 2 loại quần thể là quần 
thể ngẫu phối, quần thể tự thụ phấn và giao phối gần. 
Với quần thể ngẫu phối, các cá thể trong quần thể 
giao phối ngẫu nhiên dẫn đến cấu trúc di truyền của quần 
thể ổn định có thành phần kiểu gen đặc trưng và tuân theo 
công thức: p2 AA + 2pq Aa + q2 aa = 1. 
Với quần thể tự thụ phấn và giao phối gần, các cá thể 
trong quần thể tự thụ phấn (ở thực vật) hoặc tự thụ tinh 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr 222-226; 206 
225 
(ở động vật lưỡng tính), hay giao phối cận huyết, dẫn đến 
cấu trúc di truyền của quần thể phân hóa thành các dòng 
thuần khác nhau theo hướng kiểu gen đồng hợp tăng lên, 
dị hợp giảm đi theo công thức: 
Aa = (1/2)n ; AA + aa = 1 - (1/2)n với n là số thế hệ 
quan giao phối gần. 
Chương IV: Ứng dụng di truyền học 
Nội dung của chương đề cập đến việc vận dụng 
những kiến thức về di truyền và biến dị để chọn và tạo 
giống vật nuôi, cây trồng mới. 
Chương IV: Di truyền học người 
Nội dung của chương đề cập đến việc vận dụng 
những kiến thức về di truyền và biến dị để nghiên cứu 
phát hiện các nguyên nhân, cơ chế gây bệnh di truyền ở 
người, đề xuất các biện pháp phòng ngừa và cách chữa 
trị các bệnh di truyền. 
2.2.2. Quan hệ nhân quả thể hiện trong nội dung phần 
Di truyền học (Sinh học 12) 
Từ phân tích ở mục trên cho thấy, toàn bộ nội dung 
DTH có 3 vấn đề cơ bản, đó là: CSVC của hiện tượng di 
truyền; Cơ chế truyền đạt TTDT; Cơ chế biểu hiện 
TTDT. Tuy nhiên, với nội dung CSVC chỉ là cơ sở chuẩn 
bị kiến thức cho 2 nội dung tiếp theo là nội dung truyền 
đạt TTDT và biểu hiện TTDT. Có thể coi đó chính là 2 
nội dung cốt lõi của DTH cấp THPT. 
Trong từng nội dung kiến thức DTH, các hiện tượng 
di truyền được biểu hiện có tính quy luật, nghĩa là các 
hiện tượng di truyền được biểu hiện theo xu thế tất yếu, 
mà xu thế tất yếu trong thực tại khách quan cũng như 
trong DTH được quy định bởi mối quan hệ bản chất, tất 
yếu, lặp đi lặp lại, bền vững. Do vậy, cái tác động có tính 
bản chất, tất yếu, lặp đi lặp lại là nguyên nhân, cái thể 
hiện theo xu thế tất yếu là kết quả. Từ đó, cho thấy: Cơ 
chế truyền đạt TTDT là nguyên nhân, còn TTDT được 
truyền đến thế hệ kế tiếp và biểu hiện theo một xu thế tất 
yếu là kết quả. Cơ chế biểu hiện TTDT là nguyên nhân, 
còn TTDT được biểu hiện là kết quả. Từ 2 nguyên nhân 
chính, tùy vào các điều kiện để biểu hiện của kết quả khác 
nhau mà có kết quả cụ thể khác nhau thể hiện ở bảng sau: 
Bảng 1. Quan hệ nhân quả thể hiện trong nội dung DTH, Sinh học 12 THPT 
Nguyên 
nhân 
Biểu hiện của 
nguyên nhân 
Các thành tố của nguyên nhân 
để tạo ra kết quả 
Kết quả 
Cơ chế 
truyền 
TTDT 
Cơ chế 
sao chép TTDT 
trên ADN 
Tự sao theo nguyên tắc bổ sung, nguyên 
tắc khuôn mẫu và nguyên tắc bán bảo 
tồn 
TTDT được truyền nguyên vẹn cho 
ADN con dẫn đến 2 ADN con sinh ra 
giống nhau và giống mẹ 
Sao mã theo nguyên tắc bổ sung, 
nguyên tắc khuôn mẫu 
TTDT được sao chép chính xác trên 
ARN 
Cơ chế 
sao chép và 
truyền TTDT 
trên NST 
NST có 1 lần nhân đôi và 1 lần phân li 
trong phân bào nguyên nhiễm 
TTDT được truyền nguyên vẹn cho tế 
bào con 
NST có 1 lần nhân đôi và 2 lần phân li 
trong phân bào giảm nhiễm 
TTDT được truyền cho tế bào con 
giảm đi một nửa 
Cơ chế phân li 
của cặp NST 
trong giảm phân 
Một cặp gen trên 1 cặp NST thường 
Mỗi alen trên một NST của cặp về một 
giao tử 
Nhiều cặp gen trên 1 cặp NST thường, 
liên kết hoàn toàn 
Các gen không alen trên mỗi NST về 
một giao tử 
Trao đổi chéo ở từng đoạn tương ứng 
giữa hai nhiễm sắc tử không chị em 
trong cặp NST kép tương đồng ở kì đầu 
của giảm phân 1 
Hoán vị gen, xuất hiện thêm những 
giao tử mang tổ hợp các gen không 
alen mới trên một NST 
Gen trên 1 cặp NST giới tính 
Các alen phân li không đều về các giao 
tử 
Nhiều cặp gen trên nhiều cặp NST 
Phân li độc lập và tổ hợp tự do của các 
alen 
Cơ chế 
biểu hiện 
TTDT 
Cơ chế 
tương tác 
giữa các gen 
alen 
Tương tác kiểu trội lặn hoàn toàn (gen 
trội lấn át hoàn toàn gen lặn) 
Kiểu hình trội biểu hiện khi gen ở 
trạng thái dị hợp hoặc đồng hợp trội. 
Kiểu hình lặn chỉ biểu hiện khi gen ở 
trạng thái đồng hợp lặn 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr 222-226; 206 
226 
Tương tác kiểu trội lặn không hoàn toàn 
(gen trội không lấn át hoàn toàn gen 
lặn). 
Cơ thể dị hợp mang tính trạng trung 
gian 
Tương tác kiểu đồng trội (2 alen khác 
nhau trội tương đương nhau) 
Cơ thể dị hợp mang kiểu hình của cả 
2 alen trội lặn. 
Có gen gây chết Có tổ hợp không có khả năng sống 
Tính trạng biểu hiện trội hay lặn phụ 
thuộc vào giới tính 
Biểu hiện kiểu hình ở 2 giới không 
giống nhau. 
Một cặp gen chi phối sự hình thành 
nhiều cặp tính trạng 
Mỗi cặp gen thể hiện đồng thời nhiều 
cặp tính trạng 
Cơ chế 
tương tác 
giữa các gen 
không alen 
Các gen không alen bổ trợ cho nhau 
cùng quy định một tính trạng 
Khi cùng có mặt trong một kiểu gen sẽ 
tạo ra kiểu hình riêng biệt 
Các gen không alen cùng trội hay cùng 
lặn đóng góp một phần như nhau vào sự 
hình thành tính trạng 
Sự biểu hiện tính trạng phụ thuộc vào 
số lượng alen trội hay alen lặn có mặt 
trong kiểu gen. 
Sự có mặt của gen này kìm hãm hoạt 
động của gen không alen với nó 
Sự có mặt của gen này (có thể là trội 
hay lặn) làm cho gen không alen với 
nó không biểu hiện tính trạng. 
2.3. Định hướng sử dụng quan hệ nhân quả trong dạy 
học Di truyền học (Sinh học 12) ở trung học phổ thông 
Định hướng chung trong dạy học là phát triển năng 
lực nhận thức tính quy luật trong Sinh học nói chung và 
trong DTH nói riêng: 
- Dựa vào logic vận động và phát triển của DTH 
Theo tác giả Trần Bá Hoành (1996) “Lúc khoa học 
đã phát triển lên trình độ lí thuyết, người ta quan tâm 
trang bị cho học sinh những nguyên lí khái quát, những 
tư duy, những học thuyết” [10; tr 68]. 
Trong DTH, sự di truyền là quá trình truyền đạt vật 
chất di truyền quy định đặc điểm của cơ thể từ thế hệ này 
sang thế hệ khác. Quá trình truyền thực chất là chuỗi liên 
tục nguyên nhân và kết quả, thể hiện xu hướng vận động 
và phát triển nhất định. Đây là cơ sở quan trong để lựa 
chọn và dẫn dắt người học. 
- Dựa vào logic quá trình nhận thức 
Để quá trình nhận thức được vận hành phải từ động 
cơ. Do đó, trước khi phát hiện vấn đề nào đó thì cần phải 
xác định mục đích hay nhiệm vụ học tập, nghĩa là nhận 
ra cái cần học qua trải nghiệm hay vấn đề mà giáo viên 
đưa ra. Để xác nhận được kiến thức của người học, cần 
phải kiểm tra giá trị của kiến thức, nghĩa là sử dụng được 
kiến thức mới lĩnh hội trong nhận thức hay hoạt động 
thực tiễn. 
- Hướng sử dụng quan hệ nhân quả trong dạy học 
DTH ở THPT: 
+ Nhận ra được vấn đề cần học; Dưới sự hướng dẫn 
của giáo viên, học sinh nêu ra được nội dung hay tên vấn 
đề cần học tập; 
+ Dựa vào kiến thức về vật chất di truyền mà xác định 
được cơ chế di truyền chung và cơ chế di truyền trong 
từng nội dung kiến thức nhỏ, gọi đó là nguyên nhân; 
+ Từ cơ chế di truyền (nguyên nhân) xác định được 
kết quả biểu hiện; 
+ Từ nguyên nhân và kết quả chỉ ra được xu thế biểu 
hiện kết quả mang tính tất yếu. Từ đó diễn đạt xu thế biểu 
hiện. Đây chính là tính quy luật của sự di truyền; 
+ Xác định giải pháp để kiểm chứng kết quả: Có thể 
nêu tên và cách thực hiện thí nghiệm để chứng minh xu 
thế biểu hiện kết quả là phù hợp với thực tế; 
+ Vận dụng kiến thức vào học kiến thức mới hoặc 
vào thực tiễn. 
Với hướng sử dụng quan hệ nhân quả trong dạy học di 
truyền nêu trên, thực chất là sử dụng con đường từ khái quát 
đến cụ thể, từ nguyên lí chung là cơ chế di truyền đến 
những kết quả biểu hiện theo xu thế tất yếu. Theo định 
hướng này, có thể hướng dẫn học sinh từ cơ chế truyền vật 
chất di truyền trong điều kiện bình thường, tiếp đó là trường 
hợp không bình thường tạo thành các dạng đột biến. 
Biện pháp chung nhất trong hướng sử dụng quan hệ 
nhân quả là sử dụng bài tập buộc học sinh phải sử dụng 
kiến thức về cơ chế nhân đôi ADN hoặc NST, hoặc cơ chế 
nguyên phân, giảm phân và thụ tinh. Từ cơ chế dẫn đến 
kết quả tất yếu và được biểu hiện theo xu thế nhất định đó 
là tính quy luật. Nếu được tổ chức học tập theo định hướng 
này thì sau một số bài, giáo viên tổ chức học làm mẫu, học 
sinh có thể tự lục giải quyết những vấn đề tiếp theo. 
(Xem tiếp trang 206) 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr 202-206 
206 
 21 1 0 mod .h x a x b g x  
Suy ra a = 1, b = 1. 
Vậy, với a = 1, b = 1 thì f(x) chia hết cho g(x). 
3. Kết luận 
Trong giai đoạn hiện nay, sự phát triển nhanh chóng 
về khoa học và kĩ thuật đòi hỏi giáo dục đại học phải đào 
tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự phát triển 
KT-XH. TDST là một trong các tư duy cơ bản cần được 
rèn luyện cho SV. GV trong quá trình dạy học cần có 
những biện pháp thích hợp để tạo điều kiện cho SV phát 
triển TDST như: đưa ra các hướng dẫn, lồng ghép câu hỏi 
gợi mở, khai thác cách giải quyết vấn đề theo nhiều hướng 
khác nhau,... Rèn luyện TDST cho SV thông qua dạy học 
nội dung Đa thức giúp SV hiểu sâu về kiến thức, hứng thú, 
tích cực và chủ động lĩnh hội kiến thức trong học tập. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Ban Chấp hành Trung ương (2013). Nghị quyết số 
29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn 
diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp 
hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường 
định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. 
[2] Vygotsky L.X. (1985). Trí tưởng tượng và sáng tạo 
ở lứa tuổi thiếu nhi. NXB Phụ nữ. 
[3] Danton J. (1985). Adventures in thinking: creative 
thinking & co-operative talk in small groups. 
Nelson, Australia. 
[4] Guilford J.P. (1979). Creativity: Retrospect and 
prospect. Journal of Creative Behavior, Vol. 11, 
pp. 30-36. 
[5] Torrance E.P. (1965). Rewarding creative behavior: 
experiments in classroom creativity. Englewood 
Cliffs, NJ: Prentice Hall. 
[6] Lindsay N. Childs (1995). A Concrete Introduction 
to Higher Algebra. Springer. 
[7] Vũ Dũng (2008). Từ điển Tâm lí học. NXB Từ điển 
bách khoa. 
[8] Lowenfeld V.(1962). Creativity: Education’s 
Stepchild, In A Source Book from Creative Thinking. 
Scribners, New York. 
[9] Lê Thanh Nhàn (2015). Giáo trình lí thuyết đa thức. 
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 
[10] Polya. G (1976). Sáng tạo toán học (tập 3). NXB 
Giáo dục. 
[11] Nguyễn Đức Uy (1999). Tâm lí học sáng tạo. NXB 
Giáo dục. 
[12] Lê Hải Yến (2008). Dạy và học cách tư duy. NXB 
Đại học Sư phạm. 
QUAN HỆ NHÂN QUẢ TRONG DI TRUYỀN HỌC... 
(Tiếp theo trang 226) 
3. Kết luận 
Ngày nay, DTH đã ở trình độ khái quát lí thuyết cao. 
Vì vậy, dạy học di truyền cần giúp cho học sinh nắm được 
quy luật khái quát nhất chi phối các quy luật khác. Nói 
cách khác, trên cơ sở hiểu biết cơ chế xác định bên trong 
chi phối sự di truyền, học sinh sẽ nhận thức được các khả 
năng biểu hiện hiện tượng di truyền có tính quy luật. 
Di truyền đã xác định rõ về bản chất của sự di truyền là 
truyền vật chất di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác theo 
những cơ chế chặt chẽ, theo những quy luật xác định ở mức 
độ phân tử, tế bào, cơ thể, quần thể. Trong cơ thể, mấu chốt 
là cơ chế tự sao, cơ chế nguyên phân, cơ chế giảm phân và 
thụ tinh. Kiểu hình là kết quả tương tác giữa các gen và kiểu 
gen với môi trường. Như vậy, cơ chế di truyền vật chất di 
truyền là nguyên nhân, hình thành kiểu gen ở thế hệ sau là 
kết quả. Tương tác giữa các gen với môi trường là nguyên 
nhân, biểu hiện kiểu hình là kết quả. Với định hướng này, 
kiến thức Sinh học lĩnh hội được bản chất, hệ thống, khái 
quát, học sinh được tự lực khám phá kiến thức. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Phạm Văn Sinh - Phạm Quang Phan (2011). Giáo 
trình những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác - 
Lênin. NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật. 
[2] Trần Đăng Sinh - Lê văn Đoán (2012). Chuyên đề 
Triết học. NXB Đại học Sư phạm. 
[3] Vũ Trọng Dung và cộng sự (2012). Giáo trình Triết 
học Mác - Lênin (tập 1): Chủ nghĩa duy vật biện 
chứng. NXB Giáo dục Việt Nam. 
[4] Hoàng Phê (2000). Từ điển tiếng Việt. NXB Đà Nẵng. 
[5] C. Mác - Ph. Ăng-ghen (1995). Toàn tập. NXB 
Chính trị Quốc gia - Sự thật. 
[6] Trần Đăng Sinh - Lê Văn Đoán (2012). Chuyên đề 
Triết học. NXB Đại học Sư phạm. 
[7] Trần Bá Hoành (1993). Kĩ thuật dạy học Sinh học - 
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kì 1993-1996 
cho giáo viên trung học phổ thông. NXB Giáo dục. 
[8] Đinh Quang Báo (1996). Lí luận dạy học Sinh học 
phần đại cương. NXB Giáo dục. 
[9] Hoàng Đức Nhuận - Đặng Hữu Lanh (1991). Tài 
liệu bồi dưỡng dạy sách giáo khoa lớp 11. Cải cách 
giáo dục (môn Sinh học). Tài liệu lưu hành nội bộ. 
[10] Trần Bá Hoành (1996). Kĩ thuật dạy học Sinh học. 
NXB Giáo dục. 

File đính kèm:

  • pdfquan_he_nhan_qua_trong_di_truyen_hoc_sinh_hoc_12_o_trung_hoc.pdf