Quan hệ giữa kích thước vỏ tàu với công suất máy tàu của nghề lưới kéo Việt Nam

Dựa trên các số liệu điều tra của tất cả các địa phương Việt Nam có nghề lưới kéo, xác định thứ

tự theo số lượng số tàu lưới kéo chung (xa bờ và gần bờ) và riêng lưới kéo xa bờ (theo quy định tàu

có công suất máy ≥ 90CV). Nghiên cứu cũng xác định mối quan hệ hàm số giữa thông số vỏ tàu với

công suất máy tàu của nghề lưới kéo xa bờ. Những nhận xét của mối quan hệ trên và giải thích bằng

những số liệu nghiên cứu.

pdf 8 trang phuongnguyen 4000
Bạn đang xem tài liệu "Quan hệ giữa kích thước vỏ tàu với công suất máy tàu của nghề lưới kéo Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Quan hệ giữa kích thước vỏ tàu với công suất máy tàu của nghề lưới kéo Việt Nam

Quan hệ giữa kích thước vỏ tàu với công suất máy tàu của nghề lưới kéo Việt Nam
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 02/2007 Trường Đại học Nha Trang 
 30
 VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 
QUAN HỆ GIỮA KÍCH THƯỚC VỎ TÀU VỚI CÔNG SUẤT MÁY TÀU 
CỦA NGHỀ LƯỚI KÉO VIỆT NAM 
PGS. TS. Nguyễn Văn Động 
 ThS. Nguyễn Phong Hải 
Khoa Khai thác - Trường Đại học Nha Trang 
Dựa trên các số liệu điều tra của tất cả các địa phương Việt Nam có nghề lưới kéo, xác định thứ 
tự theo số lượng số tàu lưới kéo chung (xa bờ và gần bờ) và riêng lưới kéo xa bờ (theo quy định tàu 
có công suất máy ≥ 90CV). Nghiên cứu cũng xác định mối quan hệ hàm số giữa thông số vỏ tàu với 
công suất máy tàu của nghề lưới kéo xa bờ. Những nhận xét của mối quan hệ trên và giải thích bằng 
những số liệu nghiên cứu. 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Nghề lưới kéo xa bờ được quy định có 
công suất máy tàu từ 90CV trở lên. Trong 
nhiều năm gần đây, việc đóng mới và cải 
hoán máy cũ để khai thác xa bờ diễn ra 
thường xuyên ở các địa phương nghề cá. Về 
mặt pháp lý, đăng kiểm tàu cá không quy định 
quan hệ giữa công suất máy tàu theo kích 
thước vỏ tàu. Thực tế, nhiều địa phương nghề 
cá, vỏ tàu nghề cá nói chung và nghề lưới kéo 
xa bờ có kích thước vỏ rất khác nhau trong 
dải công suất máy tàu cố định. 
Chủ trương nhà nước và thực tế đòi hỏi 
phát triển sản xuất bền vững, cần thiết phải 
phát triển đội tàu khai thác xa bờ. Việc đóng 
mới và cải hoán tàu cá xa bờ là việc làm đầu 
tiên trong chỉ hướng sản xuất xa bờ. Tùy theo 
đặc điểm nghề khai thác, quan hệ kích thước 
vỏ tàu với công suất có những chuẩn hợp lý. 
Trong nghề lưới kéo xa bờ và các nghề khai 
thác xa bờ khác, chủ tàu đóng mới vỏ tàu và 
mua máy tàu là tùy tiện dựa vào các yếu tố 
cảm nhận kinh nghiệm và sở thích cá nhân, 
thường nhu cầu lắp máy tùy thuộc vào tính 
kinh tế và dịch vụ thuận lợi. Trong thực tế 
phát triển nghề cá Việt Nam, hình thành 
những vùng riêng biệt sử dụng những loại 
máy và cỡ công suất như nhau trên cùng 
nghề. Chưa có những tổng kết khoa học về 
mối quan hệ giữa kích thước vỏ và công suất 
máy tàu và những chỉ hướng sử dụng quan 
hệ trên cho tàu cá Việt Nam, đặc biệt trong triển 
khai đóng mới và cải hoán tàu cá xa bờ. 
Trong nghiên cứu của chúng tôi, lần đầu 
đánh giá lại mối quan hệ trên toàn bộ đội tàu 
lưới kéo của nhiều tỉnh trọng điểm nghề này 
của Việt Nam. 
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Địa phương nghiên cứu: Gồm 21 tỉnh có 
nghề lưới kéo xa bờ 
Số mẫu nghiên cứu: Sử dụng toàn bộ mẫu 
là các tàu đang hoạt động sản xuất của các địa 
phương nghiên cứu. 
Phương pháp thu mẫu: Sử dụng số liệu 
đăng kiểm của các tỉnh về thông số vỏ tàu và 
công suất máy. 
Phương pháp xử lý số liệu nghiên cứu: 
Xác định quan hệ hàm số và đồ thị tương ứng 
trên môi trường Exel. 
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
3.1. Phân bố tàu thuyền nghề lưới kéo xa bờ 
của các địa phương nghiên cứu (mẫu nghiên 
cứu) 
Mẫu nghiên cứu được tiến hành trên toàn 
bộ đội tàu lưới kéo của tất cả các địa phương 
tại Việt Nam, sau khi xử lý số liệu từ nguồn 
Đăng kiểm VN. Exe-winRaR (evalution copy) 
[2]. Kết quả được thể hiện trong bảng 1: 
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 02/2007 Trường Đại học Nha Trang 
 31
Bảng 1. Tổng số tàu thuyền nghề lưới kéo (mẫu nghiên cứu) Việt Nam 
TT xếp loại 1 2 3 4 5 6 7 
Địa phương B.Rịa-VTàu 
Kiên 
Giang 
Bình 
Thuận Bình Định 
Khánh 
Hòa 
Thanh 
Hóa 
Nghệ 
An 
Số lượng tàu (tàu) 6514 6440 5140 4634 4460 4009 3777 
TT xếp loại 8 9 10 11 12 13 14 
Địa phương Quảng Ngãi Cà Mau Bến Tre Hải Phòng 
Nam 
Định 
Ninh 
Thuận 
Quảng 
Trị 
Số lượng tàu (tàu) 3417 2845 2823 1366 1337 1210 1192 
TT xếp loại 15 16 17 18 19 20 21 
Địa phương TP. HCM 
Thái 
Bình Hà Tĩnh TP.Đ.Nẵng
Vĩnh 
Long 
T.T. 
Huế 
Quảng 
Bình 
Số lượng tàu (tàu) 1089 1025 868 578 565 563 255 
3.2. Phân bố tổng công suất máy tàu của các địa phương có nghề lưới kéo. 
Tương ứng với số lượng tàu nghề lưới kéo các địa phương, tổng công suất máy tàu nghề lưới 
kéo được thể hiện trong bảng 2. 
Bảng 2. Tổng công suất máy tàu nghề lưới kéo các địa phương Việt Nam 
TT xếp loại 1 2 3 4 5 6 7 
Địa phương B.Rịa-VTàu 
Kiên 
Giang Cà Mau Bến Tre 
Bình 
Thuận 
Bình 
Định 
Quảng 
Ngãi 
Tổng C.S (CV) 639.368 638.112 341.844 307.912 364.201 215.796 215.427 
TT xếp loại 8 9 10 11 12 13 14 
Địa phương Thanh Hóa 
Khánh 
Hòa Nghệ An Hải Phòng 
Ninh 
Thuận TP. HCM 
Vĩnh 
Long 
Tổng C.S (CV) 145.833 139.498 102.024 76.878 71.254 68.088 42.444 
TT xếp loại 15 16 17 18 19 20 21 
Địa phương Nam Định 
Thái 
Bình 
Quảng 
Trị TP.Đ.Nẵng T.T. Huế Hà Tĩnh 
Quảng 
Bình 
Tổng C.S (CV) 41.013 40.182 32.357 25.412 25.412 13.811 7.499 
3.3. Bình quân công suất máy tàu nghề lưới kéo các địa phương Việt Nam. 
Từ bảng 2 và bảng 1 có thể tính toán tương ứng trị số bình quân công suất máy tàu. Kết quả 
được biểu thị trong bảng 3. 
 Bảng 3. Công suất bình quân máy tàu nghề lưới kéo các địa phương Việt Nam 
TT xếp loại 1 2 3 4 5 6 7 
Địa phương Cà Mau Bến Tre B.Rịa-VTàu 
Kiên 
Giang 
TP. Đà 
Nẵng 
Quảng 
Ngãi Vĩnh Long 
C.S bình quân 
(CV/tàu) 120,16 109,1 98,15 97,96 91,41 89,50 75,12 
TT xếp loại 8 9 10 11 12 13 14 
Địa phương TP. HCM 
Bình 
Thuận 
Ninh 
Thuận 
Hải 
Phòng 
Bình 
Định Thái Bình TT-Huế 
C.S bình quân 
(CV/tàu) 62,50 59,32 59,32 56,30 46,57 39,20 39,10 
TT xếp loại 15 16 17 18 19 20 21 
Địa phương Thanh Hóa 
Khánh 
Hòa 
Nam 
Định Nghệ An Hà Tĩnh 
Quảng 
Trị 
Quảng 
Bình 
C.S bình quân 
(CV/tàu) 36,40 31,27 30,70 27,00 15,91 15,91 14,1 
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 02/2007 Trường Đại học Nha Trang 
 32
Từ bảng 3 nhận thấy tỉnh Cà Mau có đội 
tàu lưới kéo có công suất máy tàu bình quân 
mạnh nhất (120,16 CV/tàu) và Quảng Bình có 
trị số trên nhỏ nhất, kém giá trị công suất máy 
tàu bình quân của tỉnh Cà Mau 8,5 lần. 
3.4. Số lượng và công suất máy tàu bình 
quân tàu lưới kéo xa bờ các địa phương 
Việt Nam 
Xử lý số liệu từ nguồn Đăng kiểm VN. 
Exe-winRaR (evalution copy) theo chuẩn công 
suất máy tàu nghề lưới kéo xa bờ (≥ 90 CV), 
cho thấy đội tàu nghề lưới kéo xa bờ có số 
lượng và công suất máy tàu bình quân được 
thể hiện trong bảng 4 và 5. 
Từ bảng 4 cho thấy đội tàu lưới kéo xa 
bờ và đội tàu lưới kéo chung của các địa 
phương có thứ tự về số lượng tàu nghề khác 
nhau. Đứng đầu về số lượng tàu lưới kéo xa bờ 
là tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (2.522 chiếc) và nhiều 
tỉnh không có tàu lưới kéo có công suất lớn hơn 
90 CV (Thừa Thiên – Huế, Quảng Bình; Quảng 
Trị; Hà Tĩnh). 
So sánh các yếu tố trong bảng 5 và bảng 2 
cho thấy một số tỉnh có đội lưới kéo xa bờ trẻ, 
tuy số lượng không nhiều nhưng trị số công 
suất bình quân máy tàu lại khá lớn như tỉnh Thái 
Bình (294 CV/tàu), khi đó tỉnh Bà Rịa – Vũng 
Tàu chỉ đứng thứ 5 trong danh sách công suất 
máy bình quân. Có thể giải thích đơn giản là đội 
tàu nghề lưới kéo trẻ (thường phát triển số 
lượng nhanh trong chương trình phát triển khai 
thác xa bờ của nhà nước) có số lượng hầu hết 
tàu đóng mới có kích thước vỏ lớn và trang bị 
máy tàu cũng có công suất lớn. 
Bảng 4: Xếp loại các địa phương Việt Nam theo số lượng tàu lưới kéo xa bờ 
TT xếp loại 1 2 3 4 5 6 7 
Địa phương B.Rịa-VTàu 
Kiên 
Giang Bến Tre Cà Mau 
Quảng 
Ngãi 
Bình 
Thuận 
Vĩnh 
Long 
Số lượng tàu 2.522 1706 730 670 306 140 117 
TT xếp loại 8 9 10 11 12 13 14 
Địa phương TP. HCM 
Thanh 
Hóa 
TP. 
Đ.Nẵng 
Khánh 
Hòa Thái Bình Hải Phòng 
Nam 
Định 
Số lượng tàu 89 57 43 40 36 26 17 
TT xếp loại 15 16 17 18 19 20 21 
Địa phương Nghệ An Bình Định 
Ninh 
Thuận T.T. Huế 
Quảng 
Trị 
Quảng 
Bình Hà Tĩnh 
Số lượng tàu 15 8 8 0 0 0 0 
Bảng 5: Xếp loại các địa phương Việt Nam theo công suất bình quân 
 máy tàu nghề lưới kéo xa bờ 
TT xếp loại 1 2 3 4 5 6 7 
Địa phương Thái 
Bình TP.HCM TP.Đ.Nẵng
Nam 
Định Bến Tre 
BRịa-
VTàu Cà Mau 
C.S bình 
quân (CV/tàu) 293,97 265,5 254,0 251,83 251,83 248,5 243,97 
TT xếp loại 8 9 10 11 12 13 14 
Địa phương Kiên 
Giang 
Quảng 
Ngãi Bình Định 
Vĩnh 
Long 
Thanh 
Hóa 
Hải 
Phòng Nghệ An 
C.S bình 
quân (CV/tàu) 222,44 211,7 210,5 207,3 187,7 178,35 175,0 
TT xếp loại 15 16 17 18 19 20 21 
Địa phương Ninh Thuận 
Khánh 
Hòa 
Bình 
Thuận 
T.T. 
Huế 
Quảng 
Bình Quảng Trị Hà Tĩnh 
C.S bình 
quân (CV/tàu) 157,25 133,85 126,60 0 0 0 0 
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 02/2007 Trường Đại học Nha Trang 
 33
3.5. Các quan hệ giữa kích thước vỏ và 
công suất máy tàu nghề lưới kéo xa bờ 
Trên cơ sở các thông số vỏ - máy của tất 
cả các tàu lưới kéo xa bờ một số tỉnh nghề cá, 
có thể xác định mối quan hệ thông số chiều 
dài (Lmax) và công suất máy P (CV) tàu nghề 
lưới kéo các địa phương Việt Nam theo quan 
hệ hàm số và biểu diễn bằng đồ thị tương 
ứng. 
Tỉnh Kiên Giang: 
Tổng số mẫu xác định quan hệ 
Lmax = f (P) : 1702 
Hàm số xác định quan hệ: 
Y = 0.0061 X + 18,98 (1) 
Hệ số tương quan: R2 = 0,1566 
Hàm số xác định quan hệ chiều rộng vỏ tàu 
với công suất máy tàu: Bmax = f (P): 
Y = 0.0024 x + 5,5446 (2) 
Hệ số tương quan: R2 = 0.0736 
Hàm số xác định quan hệ tải trọng tàu 
(TĐK) với công suất máy (P-CV): 
Y = 0,14 x + 50.97 (3) 
Hệ số tương quan R2 = 0,325 
y = 0 . 0 0 6 1 x + 1 8 . 9 7 9
R 2 = 0 . 1 5 6 5
0
1 0
2 0
3 0
4 0
0 2 0 0 4 0 0 6 0 0 8 0 0 1 0 0 0 1 2 0 0 1 4 0 0 1 6 0 0 1 8 0 0 2 0 0 0
C ô n g s u ấ t ( c v )
C
hi
ều
 d
ài
 v
ỏ 
Lm
ax
(m
)
Hình 1: Quan hệ giữa chiều dài thân tàu theo công suất máy tàu 
nghề lưới kéo xa bờ Kiên Giang 
Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu: 
Tổng số mẫu khảo sát của đội tàu lưới 
kéo xa bờ theo quan hệ Lmax = f (P) là 2489 
mẫu. 
Xác định biến động quy mô tàu lưới kéo 
xa bờ theo các chỉ tiêu sau: 
- Quan hệ chiều dài vỏ tàu - Lmax và công 
suất máy tàu P (CV), được xác định theo hàm 
số: 
Y = 0,0061 x +18,979 (4) 
Hệ số tương quan hàm số (4) R2 = 0,1565 
Nhận xét: 
- Biến động chiều dài vỏ tàu theo công suất 
máy là không đáng kể trong khu vực sử dụng 
công suất máy tàu của địa phương. 
- Tương quan của hàm số của quan hệ (4) 
nhỏ (R2 = 0,1565), cho thấy việc lắp đặt công 
suất máy theo vỏ là tùy tiện, cụ thể được trình 
bày theo các cỡ quan hệ phổ biến sau: 
Cỡ C.S 
(CV) 90-90 115-110 180 -175 350 - 350 500 - 500 600 - 600 
Lmax (m) 22,2 14,2 24,3 13,5 26,2 15,1 26,2 14,2 28 18 25,8 20,1
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 02/2007 Trường Đại học Nha Trang 
 34
- Sử dụng công suất máy tàu tùy tiện do 
tập quán trong kỹ thuật đánh bắt tàu kéo đôi 
là phổ biến và phần lớn dùng cặp tàu (tàu cái 
– đực) có công suất chênh lệch một cách 
dụng ý đến hàng trăm mã lực. 
- Hệ số biến động trong quan hệ (4) 
giống nhau giữa hai tỉnh có nghề lưới kéo xa 
bờ phát triển là Kiên Giang và Bà Rịa – Vũng 
Tàu. Cũng có thể giải thích đặc điểm này của 
hai tỉnh là tương tự như nhau. 
Quy mô tàu lưới kéo xa bờ theo quan hệ 
chiều rộng vỏ tàu - Bmax và công suất máy tàu 
P (CV), được xác định theo hàm số (6): 
Y = 0,023 x + 5,5804 (5) 
- Hệ số tương quan hàm số (5) là: R2 = 0.0891 
 Nhận xét: 
- Biến động kích thước chiều rộng vỏ tàu 
theo công suất máy tàu là không đáng kể trong 
khu vực sử dụng công suất máy tàu địa 
phương. 
- Tương quan của hàm số (5) nhỏ (R2 = 
0,0897), cho thấy việc lắp đặt công suất máy 
theo vỏ là tùy tiện. Số liệu khảo sát thực tế theo 
quan hệ hàm (5) cho thấy sự chênh lệch rất lớn 
của các giá trị biên. 
Công suất 
(CV) 100-100 115-120 150-150 180-180 250-250 300-290 350-350 600-600 
BBmax (m) 7,0 3,8 7,6 3,9 7,6 2,4 7,95 4,25 7,0 4,2 7,2 4,2 7,2 4,2 7,56 5,8 
- Hệ số biến động hàm số Bmax - (5) tàu 
cá tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu giống như của tỉnh 
Kiên Giang là do tình trạng sử dụng quan hệ 
vỏ - máy tùy tiện. 
Các quan hệ hàm số giữa công suất máy 
tàu với chiều rộng thân Bmax (m); tải trọng 
(TĐK), biến động tương đương với chiều dài 
thân. Sau đây chỉ phân tích quan hệ Lmax = f(P). 
Tỉnh Bến Tre: 
Tổng số mẫu khảo sát tàu lưới kéo xa bờ: 
192 tàu 
Quan hệ chiều dài vỏ tàu - Lmax và công 
suất máy tàu P (CV), được xác định theo hàm 
số: 
 Y = 0,009 x + 14,733 (6) 
Hệ số tương quan hàm (6) có dạng: 
R2 = 0,2128 
Thành phố Đà Nẵng: 
Số mẫu tàu lưới kéo xa bờ trong nghiên 
cứu: 43 tàu 
Quan hệ chiều dài vỏ tàu - Lmax và công 
suất máy tàu P (CV), được xác định theo hàm 
số: 
Y = 0,0056 x + 16,897 (7) 
Hệ số tương quan hàm số (7) là: R2 = 0,1378 
Tỉnh Vĩnh Long: 
Số mẫu tàu lưới kéo xa bờ trong nghiên 
cứu: 117 tàu 
Quan hệ chiều dài vỏ tàu - Lmax và công 
suất máy tàu P (CV) xác định theo hàm số sau: 
Y = 0,0144 x +13,812 (8) 
Hệ số tương quan hàm số (8) là: R2 = 0,4899 
Nhận xét: 
- Hệ số biến động quan hệ hàm số (8) – 
0,0144 cao hơn hẳn giá trị tương ứng tại các 
tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu (0,0061); Kiên Giang 
(0,0061) và Bến Tre (0,009). Điều này chứng tỏ 
việc trang bị máy tàu trên tàu lưới kéo xa bờ rõ 
tính quy luật hơn. Tuy nhiên, hệ số biến động 
của quy luật trên chưa thật chặt chẽ, thể hiện 
khung dao động của chiều dài vỏ tàu theo công 
suất vẫn còn khoảng cách đáng kể, thể hiện 
quan hệ xác suất trong tương quan (8) còn nhỏ. 
Những số liệu dưới đây cho thấy vẫn còn sử 
dụng tùy tiện trong quan hệ kích thước chiều 
dài tàu theo công suất máy tàu còn khoảng dao 
động lớn. 
C.S máy (CV) 90-90 190 - 188 250-250 330-330 350-350 380-380 
Lmax (m) 18,6 13,8 17,1 12 18,5 15,9 21,0 15,4 22,0 17,0 21,6 20,8 
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 02/2007 Trường Đại học Nha Trang 
 35
Tỉnh Bình Thuận: 
Số mẫu tàu lưới kéo xa bờ trong nghiên 
cứu: 140 tàu 
Quan hệ chiều dài vỏ tàu - Lmax và công 
suất máy tàu P (CV), được xác định theo hàm 
số : 
Y = 0,0058 x + 15,372 (9) 
Hệ số tương quan hàm số (9) là: 
R2 = 0,0383 
Đây là tỉnh có đội tàu lưới kéo theo chuẩn 
xa bờ chủ yếu các tàu cải hoán máy có công 
suất lớn thay thế máy cũ có công suất nhỏ 
một cách tùy tiện. 
Tỉnh Quảng Ngãi: 
Số mẫu tàu lưới kéo xa bờ trong nghiên 
cứu: 117 tàu 
Quan hệ chiều dài vỏ tàu - Lmax và công 
suất máy tàu P (CV), được xác định theo hàm 
số: 
Y = 0,0099 x + 15,43 (10) 
Hệ số tương quan hàm số (10) là: 
R2 = 0,3157 
Đây là tỉnh mới đóng tàu nghề lưới kéo 
xa bờ vài năm gần đây nên quan hệ (10) có 
hệ số tương quan cao hơn vài tỉnh duyên hải 
Tây Nam, tuy thế chỉ số xác suất hàm số còn 
thấp do biên chênh lệch trên cùng thông số 
còn khá cao. 
Tỉnh Nghệ An: 
Đây là địa phương có đội tàu lưới kéo rất 
lớn về số lượng - 670 tàu, nhưng chủ yếu là 
nghề cá nhỏ, bình quân công suất máy tàu 16,4 
CV/tàu. Đội tàu lưới kéo xa bờ còn ít (15 tàu), 
chủ yếu đóng mới từ chương trình “Đánh cá xa 
bờ”, vì thế có nhiều đặc điểm về quy mô tàu 
thuyền, thể hiện qua các thông số biến động 
giữa kích thước thân tàu với công suất máy 
trang bị. 
Số mẫu tàu lưới kéo xa bờ trong nghiên 
cứu: 15 tàu 
Quan hệ chiều dài vỏ tàu - Lmax và công 
suất máy tàu P (CV), được xác định theo hàm 
số: 
Y = 0,0274 x + 14, 928 (12) 
Hệ số tương quan hàm số (12) là: R2 = 0,9875 
- Hệ số biến động quan hệ (12) – 0,0274, là 
giá trị cao trong các tỉnh nghiên cứu. 
Đây là tỉnh có số tàu thuyền nghề lưới kéo 
xa bờ có hệ số biến động quan hệ kích thước 
thân tàu theo công suất máy là rõ ràng. Hệ số 
này cao hơn gấp 1,9 lần so với tỉnh Vĩnh Long, 
hơn gấp 2,8 lần Quảng Ngãi, gấp 5 lần với tỉnh 
Kiên Giang, Vũng Tàu. Điều này chứng tỏ việc 
trang bị máy tàu trên tàu lưới kéo xa bờ tiếp cận 
gần hơn với thông số kỹ thuật cho phép của tàu 
thuyền nghề cá.. 
- Hệ số tương quan của hàm số (12) có giá 
trị (0,9875) quá chuẩn xác trong quan hệ biến 
động hàm (19). Những số liệu dưới đây chứng 
tỏ nhận xét trên. 
Thứ tự tàu 1 2 3 4 5 6 7 8 
C.S tàu (CV) 165 165 165 165 165 165 165 165 
Lmax (m) 19,2 19,4 19,4 19,4 19,4 19,5 19,5 19,5 
Thứ tự tàu 9 10 11 12 13 14 15 
C.S tàu (CV) 165 165 165 165 165 240 240 
Lmax (m) 19,5 19,5 19,5 19,5 19,5 21,5 21,5 
Tỉnh Thanh Hóa: 
Là tỉnh có nghề lưới kéo khá lớn (644 
tàu) nhưng không mạnh về trang bị máy tàu, 
bình quân công suất máy tàu nghề lưới kéo 
chỉ có 34,4 CV/tàu. Đội tàu lưới kéo xa bờ 
hình thành trong ít năm gần đây, có số lượng 
trung bình so với các địa phương trong cả 
nước về số lượng và trang bị máy (187,7 
CV/tàu), nhưng đứng đầu các tỉnh duyên hải 
phía Bắc từ Thừa Thiên Huế trở ra. Do đặc 
điểm hình thành sau, đội tàu lưới kéo xa bờ 
Thanh Hóa cũng có đặc điểm gần như của đội 
tàu cùng loại ở Nghệ An. Dưới đây là kết quả 
khảo sát những thông số tương tự như trên. 
Số mẫu tàu lưới kéo xa bờ trong nghiên 
cứu: 15 tàu 
Quy mô tàu lưới kéo xa bờ theo quan hệ 
chiều dài vỏ tàu - Lmax và công suất máy tàu P 
(CV), được xác định theo hàm số: 
Y = 0,0458 x + 11,197 (13) 
Hệ số tương quan hàm số (13) là: R2 = 0,8492 
Nhận xét: 
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 02/2007 Trường Đại học Nha Trang 
 36
- Hệ số biến động quan hệ (13) – 0,0458, 
là giá trị cao nhất trong các tỉnh nghiên cứu. 
Đây là tỉnh có số tàu thuyền nghề lưới 
kéo xa bờ thể hiện quy luật biến động theo 
quan hệ kích thước thân tàu với công suất 
máy rõ ràng nhất. Hệ số này cao hơn gấp 
1,67 lần so với tỉnh Nghệ An; 7,9 lần của tỉnh 
Bình Thuận và TP. Đà Nẵng; 3,2 lần của tỉnh 
Vĩnh Long, hơn gấp 5 lần Quảng Ngãi, Bến 
Tre và gấp 7,5 lần của tỉnh Kiên Giang, Vũng 
Tàu. Điều này cho thấy biến động chiều dài 
thân tàu theo kích thước là lớn nhất trong các 
địa phương có nghề lưới kéo xa bờ. 
- Hệ số tương quan của hàm số (13) có 
giá trị (0,8492) là khá cao trong quan hệ biến 
động hàm (13). Những số liệu nghiên cứu thể 
hiện trong báo cáo [1] chứng tỏ nhận xét này. 
Tỉnh Thái Bình: 
Là tỉnh có đội tàu lưới kéo xa bờ mạnh 
nhất trong các tỉnh duyên hải Bắc Bộ. Số 
lượng tàu tới 36 chiếc với công suất máy bình 
quân vào loại cao nhất nước (293,4 CV/tàu). 
Đội tàu lưới kéo xa bờ phát triển muộn nên 
được trang bị tàu lớn, máy khỏe. Dưới đây 
khảo sát biến động giữa chiều dài thân tàu với 
công suất máy. 
Số mẫu tàu lưới kéo xa bờ trong nghiên 
cứu: 36 tàu 
Quan hệ chiều dài vỏ tàu - Lmax và công 
suất máy tàu P (CV), được xác định theo hàm 
số: 
Y = 0,0367x + 12,868 (14) 
Trước đây Hải Phòng là trung tâm nghề cá 
lớn nhất trong cả nước. QDĐC Hạ Long là cái 
nôi của nghề đánh cá công nghiệp miền Bắc và 
giai đoạn đầu trong cả nước. Sau đó QDĐC Hải 
Phòng thành lập. Tuy nhiên, những năm sau 
này, do chuyển đổi cơ chế kinh tế thị trường, 
đội tàu lớn của các xí nghiệp chuyển đổi, giải 
bản và đội tàu xa bờ của quốc doanh không còn 
tồn tại nữa. Tuy nhiên, các địa phương của 
Thành phố cũng có đội tàu lưới kéo xa bờ do 
chủ trương phát triển đánh cá xa bờ của nhà 
nước. Đội tàu lưới kéo xa bờ của Thành phố có 
26 tàu, công suất bình quân là 138,35 CV/tàu, 
thuộc vào hạng trung bình của cả nước. Là đội 
tàu mới thành lập trong những năm gần đây 
nên có những đặc trưng biến động quan hệ tàu 
- máy giống như một số địa phương duyên hải 
miền Bắc. Dưới đây là kết quả khảo sát tương 
quan đó. 
Hệ số tương quan hàm số (14) là: 
R2 = 0,7714 
Nhận xét: 
- Hệ số biến động quan hệ (14) – 0,0367, là 
giá trị khá cao trong số các đội tàu nghiên cứu. 
Đây là tỉnh có số tàu thuyền nghề lưới 
kéo xa bờ thể hiện quy luật biến động theo 
quan hệ kích thước thân tàu với công suất 
máy là rõ ràng trong quy luật chung. Điều này 
chứng tỏ việc trang bị máy tàu trên tàu lưới 
kéo xa bờ theo quy luật khá rõ ràng. 
- Hệ số tương quan của hàm số (14) có 
giá trị 0,7714 là chấp nhận trong quan hệ biến 
động hàm (14), được giải thích bằng kết quả 
điều tra theo [1]. 
Tỉnh Nam Định: 
Là tỉnh có nghề lưới kéo khá đông 471 
tàu, nhưng là đội tàu công suất nhỏ, khai thác 
gần bờ, bình quân công suất 30,8 CV/tàu. Vài 
chục năm trước đây, Nam Định có đội tàu lưới 
kéo của Quốc doanh đánh cá (QDĐC) Ninh Cơ 
khá mạnh, công suất từ 75 đến 145 CV. Sau đó 
bị giải thể xí nghiệp và tàu thuyền giải bản hết, 
vì thế khoảng 15 năm trước, Nam Định chỉ có 
nghề cá nhỏ, công suất bình quân khoảng 20 
CV/tàu. Đội tàu lưới kéo xa bờ Nam Định có 36 
tàu, trong đó có 17 tàu đóng mới vài năm gần 
đây, vì thế biến động quy mô tàu – máy có đặc 
điểm của tàu đóng mới. Sau đây khảo sát biến 
động quy mô tàu – máy của đội tàu lưới kéo địa 
phương. 
Số mẫu tàu lưới kéo xa bờ trong nghiên 
cứu: 36 tàu 
Quy mô tàu lưới kéo xa bờ theo quan hệ 
chiều dài vỏ tàu - Lmax và công suất máy tàu P 
(CV), được xác định theo hàm số: 
Y = 0,0418x + 11,167 (15) 
- Hệ số tương quan hàm số (15) là: R2 = 0,8968 
Nhận xét: 
- Hệ số biến động quan hệ (15) – 0,0418, 
là giá trị cao trong quan hệ tương ứng của đội 
tàu các tỉnh nghiên cứu. 
- Hệ số tương quan của hàm số (15) có giá 
trị (0,8968) là cao, thể hiện quan hệ (15) khá 
chuẩn mực. 
Thành phố Hải Phòng: 
Số mẫu tàu lưới kéo xa bờ trong nghiên 
cứu: 18 tàu 
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 02/2007 Trường Đại học Nha Trang 
 37
Quan hệ chiều dài vỏ tàu - Lmax và công 
suất máy tàu P (CV), được xác định theo hàm 
số: 
Y = 0,0191x + 13,621 (16) 
Hệ số tương quan hàm số (16) là: 
R2 = 0,7116 
Nhận xét: 
- Hệ số biến động quan hệ hàm số (16) - 
0,0191, có giá trị khá cao theo hệ số biến 
động hàm số tương ứng của đội tàu các tỉnh. 
- Hệ số tương quan có thể chấp nhận được 
biến động hàm (16) đủ chính xác. 
4. KẾT LUẬN 
- Biến động kích thước thân tàu theo công 
suất máy tàu có thể chấp nhận được theo quan 
hệ tuyến tính (Y= α x + β) với hệ số biến động α 
tùy theo từng địa phương thể hiện trị số theo 
thứ tự dưới đây: 
Số TT 1 2 3 4 5 6 
Tỉnh Thanh Hóa Nam Định Thái Bình Nghệ An Hải Phòng Vĩnh Long 
Hệ số α 0,0458 0,0418 0,0367 0,0274 0,0191 0,0144 
Số TT 7 8 9 10 11 12 
Tỉnh Quảng Ngãi Bến Tre BR -VTàu Bình Thuận TP. Đà Nẵng Kiên Giang 
Hệ số α 0,0099 0,009 0,0061 0,0058 0,0056 0,0024 
- Đội tàu xa bờ các tỉnh duyên hải miền 
Bắc có trị số α cao hơn các tỉnh duyên hải 
miền Trung và Nam Bộ. 
- Biến động hệ số tương quan hàm trong 
quan hệ chiều dài thân tàu và công suất máy 
của các tỉnh nghiên cứu theo thứ tự sau: 
Số TT 1 2 3 4 5 6 
Tỉnh Nghệ An Nam Định Thanh Hóa Thái Bình Hải Phòng Vĩnh Long 
Hệ số R2 0,9875 0,8968 0,8492 0,7714 0,7116 0,4894 
Số TT 7 8 9 10 11 12 
Tỉnh Quảng Ngãi Bến Tre Kiên Giang BR -VTàu TP. Đà Nẵng Bình Thuận 
Hệ số R2 0,3157 0,2428 0,1566 0,1565 0,1378 0,0383 
- Hệ số tương quan R2 của các địa 
phương duyên hải miền Bắc cao hơn các tỉnh 
duyên hải Nam Bộ và Trung Bộ. 
- Các tỉnh duyên hải miền Bắc sử dụng 
quan hệ tàu – máy chặt chẽ hơn các tỉnh Nam 
Bộ và Trung Bộ. 
- Nhóm tàu đóng mới thể hiện quan hệ 
tàu - máy khá chặt chẽ tương ứng với hệ số 
tương quan cao. 
- Nhóm tàu cải hoán có quan hệ tàu - 
máy tùy tiện tương ứng với hệ số tương quan 
thấp. 
- Dải biên của quan hệ tàu - máy ở khu 
vực công suất máy nhỏ phân bố rất rộng và 
hẹp dần ở khu vực công suất máy lớn 
(thường trên 500CV). 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Nguyễn Văn Động, 2007, Xác định quy mô nghề lưới kéo của một số địa phương trọng điểm 
nghề lưới kéo Việt Nam bằng phương pháp xác định chỉ tiêu nghề, Đề tài NCKH cấp Bộ, Đại 
học Nha Trang, 
2. Cục Khai thác và BVNL Thủy sản, Bộ Thủy Sản Việt Nam, 2004, Thống kê tàu thuyền nghề cá 
Việt Nam –Tiểu hợp phần FMIS, dự án STOFA, Hà Nội. 
ABSTRACT 
Trawling fisheries’ fishing power (number of trawlers and total engine powers of the trawling fleets ) of 
provinces in Vietnam was arranged in descending order. The order was arranged by the trawling 
fisheries in general and the offshore trawling group (engine power ≥ 90 Hp ). Functional corelations 
between length and width of the trawlers and the engine power was also studied by provinces. 
Authors pointed out some discussions and explainations on the the research outcomes. 

File đính kèm:

  • pdfquan_he_giua_kich_thuoc_vo_tau_voi_cong_suat_may_tau_cua_ngh.pdf