Phương pháp tổ chức hoạt động ngoại khoá Vật lý

1.1. Các hình thức tổ chức dạy học

1.1.1. Khái quát về quá trình dạy học

Quá trình dạy học là một quá trình t−ơng tác (hợp tác) giữa thầy và trò, trong đó

thầy chủ đạo nhờ các hoạt động tổ chức, lãnh đạo, điều chỉnh hoạt động nhận thức của

học sinh, còn trò tự giác, tích cực, chủ động thông qua việc tự tổ chức, tự điều chỉnh hoạt

động nhận thức của bản thân nhằm đạt tới mục đích dạy học.

 

pdf 90 trang phuongnguyen 5040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Phương pháp tổ chức hoạt động ngoại khoá Vật lý", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phương pháp tổ chức hoạt động ngoại khoá Vật lý

Phương pháp tổ chức hoạt động ngoại khoá Vật lý
PP tổ chức hoạt động ngoại khoá Vật lý #	" Nguyễn Quang Đông 
Phần một 
[
Nguyễn q
Ph−ơn
Tổ chức h
ngoại kh
Thái ngu
uang đông 
g pháp 
oạt động 
oá vật lý 
yên - 2006 \ 1 
PP tổ chức hoạt động ngoại khoá Vật lý #	" Nguyễn Quang Đông 
Mở đầu 
Nâng cao chất l−ợng dạy học là vấn đề cấp thiết của giáo dục Việt Nam trong giai 
đoạn hiện nay. Chúng ta đã và đang có những đổi mới mạnh mẽ về nội dung, ph−ơng 
pháp dạy học. Chất l−ợng dạy học sẽ cao khi nó kích thích đ−ợc hứng thú, nhu cầu, sở 
thích và khả năng độc lập, tích cực t− duy của học sinh. Để làm đ−ợc điều đó, bên cạnh 
việc đổi mới nội dung, ph−ơng pháp dạy học thì sự phối hợp các hình thức tổ chức dạy 
học là một việc làm cần thiết. Trong nhà tr−ờng hiện nay điều đó ch−a đ−ợc quan tâm 
đúng mức và hình thức lên lớp là một hình thức phổ biến. 
Hoạt động ngoại khoá là một hình thức tổ chức dạy học, là một dạng hoạt động của 
học sinh tiến hành ngoài giờ lên lớp chính thức, ngoài phạm vi quy định của ch−ơng trình 
bộ môn nhằm hỗ trợ cho ch−ơng trình nội khoá, góp phần hoàn thiện và phát triển nhân 
cách, bồi d−ỡng năng khiếu và tài năng sáng tạo của học sinh. Thực tiễn trong những năm 
gần đây ở các nhà tr−ờng hiện nay, hoạt động ngoại khoá vật lí nói riêng và các môn học 
khác nói chung ít đ−ợc tổ chức, lãnh đạo nhà tr−ờng và giáo viên bộ môn ch−a có sự đầu 
t− cho hoạt động này. Về mặt lí luận, việc nghiên cứu các hình thức tổ chức hoạt động 
ngoại khoá vật lí trong nhà tr−ờng phổ thông cũng ch−a đ−ợc sự quan tâm nghiên cứu 
thích đáng của các nhà lí luận dạy học bộ môn. Trong các tài liệu về ph−ơng pháp giảng 
dạy vật lí cũng nh− trong việc đổi mới ch−ơng trình, sách giáo khoa, giáo trình hiện nay 
thì việc tổ chức các hoạt động ngoại khoá cũng ít đ−ợc đề cập đến và các tài liệu này ch−a 
nêu đ−ợc các ph−ơng pháp cụ thể cho việc tổ chức ngoại khoá vật lí. Viết tài liệu này, tác 
giả hy vọng sẽ cung cấp t− liệu cần thiết cho những ng−ời muốn tổ chức hoạt động ngoại 
khoá vật lí và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả của việc tổ chức hoạt động 
ngoại khoá vật lí. 
Trong quá trình viết tài liệu do khả năng và kinh nghiệm còn hạn chế, chắc chắn 
không tránh khỏi thiếu sót. Tác giả rất mong nhận đ−ợc sự góp ý của các bạn đồng nghiệp 
và bạn đọc để tài liệu ngày càng đ−ợc hoàn chỉnh hơn. 
Xin chân thành cảm ơn! 
Tác giả: Nguyễn Quang Đông – GV Đại học Thái Nguyên 
Mobile: 0974.974.888 
Email: nguyenquangdongtn@gmail.com 
[ \ 2 
PP tổ chức hoạt động ngoại khoá Vật lý #	" Nguyễn Quang Đông 
Nội dung 
Ch−ơng 1 
cơ sở lí luận 
1.1. Các hình thức tổ chức dạy học 
1.1.1. Khái quát về quá trình dạy học 
Quá trình dạy học là một quá trình t−ơng tác (hợp tác) giữa thầy và trò, trong đó 
thầy chủ đạo nhờ các hoạt động tổ chức, lãnh đạo, điều chỉnh hoạt động nhận thức của 
học sinh, còn trò tự giác, tích cực, chủ động thông qua việc tự tổ chức, tự điều chỉnh hoạt 
động nhận thức của bản thân nhằm đạt tới mục đích dạy học. 
Quá trình dạy học là một quá trình xã hội, một quá trình s− phạm đặc thù, nó tồn tại 
nh− một hệ thống bao gồm nhiều thành tố cấu trúc: 
+ Mục đích và nhiệm vụ dạy học: Phản ánh một cách tập trung nhất những yêu cầu 
của xã hội đối với quá trình dạy học. Cụ thể là quá trình dạy học phải h−ớng tới mục tiêu: 
Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi d−ỡng nhân tài cho đất n−ớc và phát triển nhân 
cách cho thế hệ trẻ. Mục tiêu đó đ−ợc cụ thể hoá thành các nhiệm vụ dạy học nhằm nâng 
cấp tri thức, kĩ năng, bồi d−ỡng thái độ, hình thành, phát triển những năng lực, phẩm chất 
tốt đẹp cho ng−ời học. 
+ Nội dung dạy học: Là hệ thống tri thức, kĩ năng, kĩ xảo mà ng−ời học phải nắm 
vững trong quá trình dạy học. 
+ Ph−ơng pháp dạy học: Là các con đ−ờng, các cách thức vận động của nội dung 
dạy học phù hợp với qui luật phát triển tâm sinh lí và trình độ nhận thức của ng−ời học, là 
các biện pháp tổ chức hợp tác giữa thầy và trò nhằm giúp cho trò chiếm lĩnh đ−ợc nội 
dung dạy học một cách vững chắc. 
+ Hình thức tổ chức dạy học: Là các hình thức tổ chức hoạt động dạy và hoạt động 
học của thầy và trò nhằm thực hiện ph−ơng pháp giáo dục và chiếm lĩnh nội dung dạy 
học. 
+ Ph−ơng tiện dạy học: Là những vật thể mang nội dung và ph−ơng pháp dạy học, 
là ph−ơng tiện tác động tới hoạt động dạy và hoạt động học. 
[ \ 3 
PP tổ chức hoạt động ngoại khoá Vật lý #	" Nguyễn Quang Đông 
+ Điều kiện dạy học: Bao gồm những điều kiện bên trong nhà tr−ờng (về cơ sở hạ 
tầng, vật chất kĩ thuật, vệ sinh học đ−ờng....) và những điều kiện bên ngoài nhà tr−ờng 
(môi tr−ờng kinh tế - xã hội, địa ph−ơng, đất n−ớc...). 
+ Chủ thể dạy học: Là thầy giáo và tập thể thầy giáo trong hoạt động dạy; là học 
sinh và tập thể học sinh trong hoạt động học. 
+ Đối t−ợng dạy học: Là học sinh và tập thể học sinh với t− cách vừa là những cá 
nhân, vừa là những nhân cách với những đặc điểm và trình độ phát triển tâm sinh lí, trình 
độ nhận thức rất đa dạng và phức tạp. 
+ Kết quả dạy học: Là kết quả của hoạt động dạy và hoạt động học thông qua việc 
kiểm tra, đánh giá, trở thành yếu tố kích thích, điều chỉnh hoạt động dạy và hoạt động 
học. 
Tất cả những thành tố trong cấu trúc quá trình dạy học tồn tại trong mối quan hệ 
thống nhất biện chứng với nhau và toàn bộ hệ thống đ−ợc đặt trong môi tr−ờng kinh tế xã 
hội và trong môi tr−ờng khoa học công nghệ. 
1.1.2. Các hình thức tổ chức dạy học 
Hình thức tổ chức dạy học là một thành tố trong cấu trúc của quá trình dạy học. 
Hình thức tổ chức dạy học đ−ợc hiểu là cách tổ chức sắp xếp và tiến hành quá trình dạy 
học. Nó còn đ−ợc coi là cách sắp xếp tổ chức các biện pháp s− phạm thích hợp, nó thay 
đổi tuỳ thuộc vào mục đích, nhiệm vụ dạy học, mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh, 
quan hệ giữa học sinh với nhau, theo số l−ợng ng−ời học, theo không gian diễn ra quá 
trình dạy học, theo cơ sở vật chất, thiết bị kĩ thuật phục vụ cho quá trình dạy học. 
Trong hình thức tổ chức dạy học, yếu tố tổ chức là cực kỳ quan trọng, bởi nó phản 
ánh trình tự sắp xếp t−ơng hỗ và sự liên hệ qua lại giữa các yếu tố tồn tại trong một bài 
học hay quá trình dạy học nói chung. Tổ chức dạy học cũng đ−ợc hiểu nh− là một trật tự 
xác định cả về mặt ý nghĩa, chức năng của qui trình dạy học cũng nh− ý nghĩa cấu trúc 
tạo ra sự khác nhau giữa các loại bài học. 
Trong thực tiễn dạy học ở các loại hình tr−ờng khác nhau, tồn tại nhiều hình thức tổ 
chức dạy học khác nhau, tuỳ theo mối quan hệ giữa các hoạt động dạy và học có tính chất 
cá nhân hay theo lớp, tuỳ theo ph−ơng thức tổ chức, điều khiển của ng−ời dạy và mức độ 
hoạt động tích cực, sáng tạo của ng−ời học... mà các hình thức tổ chức dạy học đ−ợc diễn 
ra nh− thế nào cho phù hợp với các điều kiện về thời gian, không gian và ph−ơng tiện dạy 
học cho phép. 
[ \ 4 
PP tổ chức hoạt động ngoại khoá Vật lý #	" Nguyễn Quang Đông 
Hệ thống hình thức tổ chức dạy học gồm có các hình thức chủ yếu sau: 
+ Hình thức lớp - bài (lên lớp) 
+ Hình thức dạy học theo nhóm 
+ Hình thức tự học 
+ Hình thức thực hành 
+ Hình thức thảo luận và xêmina 
+ Hình thức giúp đỡ riêng(phụ đạo) 
+ Hình thức hoạt động ngoại khoá 
+ Hình thức tham quan học tập 
+ Hình thức trò chơi 
+ Hình thức kể chuyện 
+ Hình thức nghiên cứu khoa học. 
Ngoài ra ng−ời ta còn phân thành dạy học cá nhân, dạy học theo lớp, dạy học theo 
nhóm. 
Theo quan điểm hiện đại về dạy học (Dạy học bằng hoạt động, thông qua hoạt động) 
thì việc tổ chức dạy học thực chất là tổ chức cho ng−ời học hoạt động tự lực thông qua đó 
mà chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực và hình thành thái độ. Trong mỗi hình 
thức tổ chức dạy học lại có nhiều cách thức tổ chức hoạt động của ng−ời học. Lựa chọn 
hình thức tổ chức hoạt động nào là tuỳ thuộc vào mục đích, nội dung, ph−ơng tiện dạy 
học và trình độ ng−ời học. Mỗi hình thức tổ chức dạy học có −u điểm riêng, đáp ứng đ−ợc 
việc thực hiện một số mặt trong mục tiêu chung của dạy học vật lí. Việc phối hợp khéo 
léo, hài hoà các hình thức tổ chức dạy học sẽ mang lại hiệu quả cao, tạo ra một chất l−ợng 
toàn diện ở ng−ời học. 
1.2. Hoạt động ngoại khoá 
1.2.1. Hoạt động ngoại khoá 
Do sự hạn chế của thời gian lên lớp trong ch−ơng trình chính khoá, đồng thời với sự 
gia tăng không ngừng của tri thức đã làm xuất hiện mâu thuẫn giữa nhu cầu nhận thức của 
học sinh với tính kế hoạch của ch−ơng trình. Để giải quyết mâu thuẫn này, ng−ời ta tổ 
chức các hoạt động ngoại khoá nhằm tạo điều kiện cho mỗi học sinh có thể mở rộng, đào 
sâu kiến thức, phát triển những hứng thú, năng lực cá nhân và kích thích thiên h−ớng của 
các em về một mặt hoạt động nào đó. 
[ \ 5 
PP tổ chức hoạt động ngoại khoá Vật lý #	" Nguyễn Quang Đông 
Hoạt động ngoại khoá là một hình thức tổ chức dạy học có đặc điểm: 
+ Hoạt động ngoại khoá đ−ợc thực hiện ngoài giờ học, nó không mang tính bắt buộc 
mà tuỳ thuộc vào hứng thú, sở thích, nguyện vọng của mỗi học sinh trong khuôn khổ khả 
năng và điều kiện tổ chức có đ−ợc của nhà tr−ờng. 
+ Hoạt động ngoại khoá có thể đ−ợc tổ chức d−ới nhiều dạng: dạng tập thể cả lớp, 
dạng nhóm theo năng khiếu, dạng học tập, dạng vui chơi, dạng th−ờng kì, dạng đột xuất 
nhân những dịp kỉ niệm hay lễ hội. 
+ Hoạt động ngoại khoá có thể đ−ợc tổ chức theo những hình thức nh−: tổ ngoại 
khoá; câu lạc bộ khoa học; dạ hội khoa học; dạ hội nghệ thuật .v.v... 
+ Nội dung ngoại khoá rất đa dạng, bao gồm cả mặt văn hoá, khoa học công nghệ, 
thể dục thể thao, kĩ thuật... nhằm giúp học sinh mở rộng, đào sâu, làm phong phú thêm 
những điều đã đ−ợc học trong các giờ nội khoá của môn học t−ơng ứng. 
+ Ngoại khoá do giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, Đoàn thanh niên Cộng sản 
Hồ Chí Minh... và học sinh của một lớp hay một số lớp... thực hiện. 
Để tiến hành các hoạt động ngoại khoá đạt hiệu quả tốt đẹp đòi hỏi phải có sự tổ 
chức chặt chẽ, tỉ mỉ của giáo viên, sự giúp đỡ của nhà tr−ờng, của hội cha mẹ học sinh và 
những tổ chức đỡ đầu, kết nghĩa... Bên cạnh đó, giáo viên cần động viên đ−ợc sự tham gia 
nhiệt tình của tập thể của học sinh, của mỗi cá nhân, cần tạo dựng đ−ợc những hạt nhân 
nòng cốt trong mỗi dạng hoạt động ngoại khoá. 
1.2.2. Tác dụng của hoạt động ngoại khoá 
* Tác dụng giáo dục: 
- Hoạt động ngoại khoá góp phần giáo dục tính tổ chức, tính kế hoạch, tinh thần làm 
chủ và hợp tác trên cơ sở những hoạt động thực tế. Ngoại khoá đ−ợc thực hiện cơ bản dựa 
trên sự tự nguyện, tự giác của học sinh cộng với sự giúp đỡ thích hợp của giáo viên sẽ 
động viên học sinh nỗ lực hết mình giải quyết vấn đề đặt ra. 
- Hoạt động ngoại khoá làm cho quá trình dạy bộ môn thêm phong phú đa dạng, làm 
cho việc học tập của học sinh thêm hứng thú sinh động, tạo cho học sinh lòng hăng say 
yêu công việc, đó là điều kiện để phát triển khả năng, năng lực sẵn có của học sinh. Qua 
ngoại khoá học sinh có điều kiện tự làm, tập d−ợt phát huy óc sáng tạo, tự tin ở mình, có 
thể dám nghĩ dám làm. 
* Tác dụng giáo d−ỡng: 
- Hoạt động ngoại khoá góp phần củng cố, bổ sung kiến thức cho học sinh. Thông 
qua hoạt động ngoại khoá, kiến thức học sinh thu nhận đ−ợc sẽ sâu sắc hơn. Trong khi 
[ \ 6 
PP tổ chức hoạt động ngoại khoá Vật lý #	" Nguyễn Quang Đông 
tiến hành hoạt động ngoại khoá, học sinh đ−ợc tự mình nghiên cứu, tự mình tìm hiểu vấn 
đề và tranh luận với bạn bè trong sự cân nhắc kĩ càng. Chính vì thế hoạt động ngoại khoá 
góp phần đắc lực trong việc phát triển trí lực và khả năng sáng tạo của học sinh. 
- Vì điều kiện thời gian, trong ch−ơng trình nội khoá có những phần giáo viên không 
thể giới thiệu hết đ−ợc. Những phần này nếu đ−ợc bổ sung bởi hoạt động ngoại khoá thì 
kiến thức của học sinh sẽ đ−ợc mở rộng thêm. Học sinh có thể thu nhận đ−ợc kiến thức 
d−ới nhiều hình thức nh−: Nhóm ngoại khoá, câu lạc bộ khoa học, hội vui, hội thi... 
* Tác dụng giáo dục kĩ thuật tổng hợp, định h−ớng nghề nghiệp: 
Qua hoạt động ngoại khoá, học sinh đ−ợc rèn luyện một số kĩ năng nh−: Tập nghiên 
cứu một vấn đề, thuyết minh trình bày tr−ớc đám đông, tập sử dụng những dụng cụ, thiết 
bị th−ờng gặp trong đời sống, những máy móc từ đơn giản tới hiện đại. Qua đó sẽ nảy nở 
ở học sinh tình cảm nghề nghiệp và b−ớc đầu có ý thức về nghề nghiệp mà học sinh sẽ 
chọn trong t−ơng lai. 
* Hoạt động ngoại khoá là điều kiện thuận lợi để giáo viên có thể thử nghiệm các 
ph−ơng pháp dạy học: Qua hoạt động ngoại khoá giáo viên có điều kiện tốt để thực hiện 
và kiểm tra các kết quả nghiên cứu của mình, do giáo viên nắm vững khả năng, tâm lí của 
học sinh nên hiệu quả của việc thử nghiệm sẽ cao hơn. 
1.3. Nhiệm vụ của dạy học vật lí ở tr−ờng phổ thông 
1.3.1. Đặc điểm của môn vật lí ở tr−ờng phổ thông 
a. Vật lí học nghiên cứu các hình thức vận động cơ bản nhất của của vật chất, cho 
nên những kiến thức vật lí là cơ sở của nhiều ngành khoa học tự nhiên, nhất là hoá học và 
sinh học. 
b. Vật lí học ở tr−ờng phổ thông chủ yếu là vật lí thực nghiệm. Ph−ơng pháp chủ yếu 
của nó là ph−ơng pháp thực nghiệm. Đó là ph−ơng pháp nhận thức có hiệu quả trên con 
đ−ờng đi tìm chân lí khách quan. Ph−ơng pháp thực nghiệm xuất xứ từ vật lí học nh−ng 
ngày nay cũng đ−ợc sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành khoa học tự nhiên khác. 
c. Vật lí học nghiên cứu các dạng vận động cơ bản nhất của vật chất nên nhiều kiến 
thức vật lí có liên quan chặt chẽ với các vấn đề cơ bản của triết học, tạo điều kiện phát 
triển thế giới quan khoa học ở học sinh. 
d. Vật lí học là cơ sở lí thuyết của việc chế tạo máy móc, thiết bị dùng trong sản 
xuất và đời sống. 
e. Vật lí học là một khoa học chính xác, đòi hỏi vừa phải có kĩ năng quan sát tinh tế, 
khéo léo tác động vào tự nhiên khi làm thí nghiệm, vừa phải có t− duy lôgic chặt chẽ, biện 
chứng, vừa phải trao đổi thảo luận để khẳng định chân lí. 
[ \ 7 
PP tổ chức hoạt động ngoại khoá Vật lý #	" Nguyễn Quang Đông 
1.3.2. Các nhiệm vụ của việc dạy học vật lí ở tr−ờng phổ thông 
a. Trang bị cho học sinh những kiến thức phổ thông, cơ bản, hiện đại, có hệ thống, 
bao gồm: 
- Các khái niệm vật lí. 
- Các định luật vật lí cơ bản. 
- Nội dung chính của các thuyết vật lí. 
- Các ứng dụng quan trọng nhất của vật lí trong đời sống và trong sản xuất. 
- Các ph−ơng pháp nhận thức phổ biến dùng trong vật lí. 
b. Phát triển t− duy khoa học ở học sinh: Rèn luyện những thao tác, hành động, 
ph−ơng pháp nhận thức cơ bản, nhằm chiếm lĩnh kiến thức vật lí, vận dụng sáng tạo để 
giải quyết vấn đề trong học tập và hoạt động thực tiễn sau này. 
c. Trên cơ sở kiến thức vật lí vững chắc, có hệ thống, bồi d−ỡng cho học sinh thế 
giới quan duy vật biện chứng, giáo dục lòng yêu n−ớc, thái độ đối với lao động, đối với 
cộng đồng và những đức tính khác của ng−ời lao động. 
d. Góp phần giáo dục kĩ thuật tổng hợp và h−ớng nghiệp cho học sinh, làm cho học 
sinh nắm đ−ợc những nguyên lí cơ bản về cấu tạo và hoạt động của các máy móc đ−ợc 
dùng phổ biến trong nền kinh tế quốc dân. Có kĩ năng sử dụng những dụng cụ vật lí, đặc 
biệt là những dụng cụ đo l−ờng, kĩ năng lắp ráp thiết bị để thực hiện các thí nghiệm vật lí, 
vẽ biểu đồ, xử lí các số liệu đo đạc để rút ra kết luận. Những kiến thức, kĩ năng đ ... n xạ 
toàn phần, tựa nh− phản xạ trên mặt n−ớc vậy. Kết quả cuối cùng là khi truyền đến mắt, 
nó gây cho ta một cảm giác nh− ở đằng tr−ớc có n−ớc. 
220. ý kiến nh− vậy là hoàn toàn có cơ sở. 
Thực vậy, cá sống trong n−ớc, mắt cá luôn tiếp xúc với n−ớc và cá có thể nhìn rõ các 
vật trong n−ớc, điều đó cho thấy các tia sáng truyền từ n−ớc vào mắt cá đều hội tụ trên 
võng mạc. Khi bắt cá lên cạn, ánh sáng truyền từ không khí vào mắt cá sẽ không còn hội 
tụ trên võng mạc nữa mà hội tụ tại một điểm tr−ớc võng mạc. Đây chính là cơ sở để cho 
rằng cá khi ở trên cạn thì mắt chúng bị cận thị. 
221. Với những ng−ời già, tuổi càng cao khả năng điều tiết của mắt giảm dần nên 
điểm cực cận lùi ra xa mắt, còn điểm cực viễn lại không thay đổi. Vì điểm cực viễn không 
thay đổi, mà đối với mắt bình th−ờng thì ở vô cực nên khi nhìn vật ở xa, trong giới hạn 
nhìn rõ, mắt vẫn đủ khả năng điều tiết nên không cần đeo kính vì vậy các cụ già lúc nhìn 
xa không nhất thiết phải dùng kính. Với những ng−ời cận thị, vì không nhìn xa đ−ợc nên 
trong mọi hoạt động th−ờng nhật đều phải mang kính. 
222. Mắt ng−ời th−ờng nhìn trong không khí. Không khí có chiết suất n = 1, mắt 
ng−ời có chiết suất trung bình 1,336 nên các tia sáng từ không khí vào mắt bị khúc xạ 
nhiều, mới hội tụ đúng vào võng mạc. Khi lặn xuống n−ớc, mắt tiếp xúc với n−ớc có chiết 
suất 1,33 (Nhỏ hơn chiết suất của mắt một chút), nên các tia sáng từ n−ớc vào mắt không 
hội tụ đ−ợc vào võng mạc, mà vào một điểm ở sau võng mạc (Giống nh− ng−ời bị viễn 
thị), nên mắt chỉ trông thấy vật một cách lờ mờ chứ không rõ. Tuy nhiên, để khi lặn 
xuống n−ớc mà có đeo kính lặn n−ớc không lọt vào mắt đ−ợc, nên mắt vẫn nhìn thấy rõ 
mọi vật. 
223. Có thể đ−ợc, nếu bóng đen tạo ra trên t−ờng, song song với ng−ời chạy và 
nguồn sáng chuyển động cùng h−ớng với ng−ời chạy nh−ng nhanh hơn. 
224. Đ−ờng nhỏ xuất hiện trên mặt n−ớc là do sự phản xạ ánh sáng từ các sóng li ti, 
h−ớng theo các ph−ơng khác nhau. Vì vậy tại mọi vị trí khác nhau các tia phản xạ tới mắt 
ng−ời quan sát. Mỗi ng−ời quan sát đều thấy con đ−ớng nhỏ "của mình". 
225. Khi chiếu sáng đ−ờng bằng đèn pha, những phần gồ ghề của đ−ờng sẽ cho bóng 
tối mà ta có thể thấy đ−ợc dễ dàng từ xa. 
226. Chùm tia sáng gần thì rộng và h−ớng xuống d−ới, vì dây tóc đ−ợc dịch chuyển 
lên phía trên tiêu điểm một ít và đ−ợc đặt gần g−ơng hơn. 
[ \ 84 
PP tổ chức hoạt động ngoại khoá Vật lý #	" Nguyễn Quang Đông 
227. ảnh xuất hiện trên giác mạc của mắt giống nh− trong g−ơng cầu lồi. 
228. Mặt n−ớc dao động tạo nên một loạt g−ơng cầu lõm và lồi có các hình dạng 
khác nhau và cho ảnh cũng rất đa dạng. 
229. Vì trên mặt giới hạn của các môi tr−ờng không khí - n−ớc ánh sáng một phần 
phản xạ và một phần khúc xạ. 
230. Góc tới của tia sáng từ các vật đến mặt giới hạn n−ớc - không khí luôn luôn 
thay đổi. Do đó góc khúc xạ cũng thay đổi. Vì vậy ng−ời quan sát thấy các vật trong n−ớc 
dao động. 
231. Tia sét chính là một dòng điện trong chất khí với c−ờng độ rất lớn. Nh−ng điện 
trở của không khí th−ờng không đều, chỗ lớn chỗ bé, do đó tia sét đã đi ngoằn ngoèo theo 
con đ−ờng có điện trở nhỏ nhất. 
232. Vị trí của những ngôi sao bị dịch xa thiên đỉnh một ít. Những ngôi sao thấy 
đ−ợc gần đ−ờng chân trời trở nên không thấy đ−ợc. 
233. ánh sáng Mặt Trời bị khí quyển làm tán xạ, sáng hơn ánh sáng của các ngôi 
sao rất nhiều. Vì vậy ta không thấy đ−ợc các ngôi sao. 
234. ánh sáng từ các ngôi sao này đi vào khí quyển với con đ−ờng dài hơn ánh sáng 
từ các ngôi sao ở gần thiên đỉnh và nó bị tán xạ mạnh hơn. 
235. Do bề dày và cấu tạo không đồng nhất của kính ở các chỗ khác nhau là khác 
nhau. Điều đó tạo ra sự xê dịch thấy đ−ợc của các phần của vật. 
236. Th−ờng th−ờng ng−ời ta nhìn qua một thấu kính theo h−ớng vuông góc với bề 
mặt tấm kính. Ngoài ra bề dày của kính cửa sổ không lớn lắm. Do đó sự dịch chuyển của 
các vật không thể quan sát đ−ợc. 
237. Ta nhận đ−ợc ảnh của ngọn nến khi có hiện t−ợng phản xạ ánh sáng từ mặt sau 
(có tráng bạc) và mặt tr−ớc của kính. Ngoài ra sự phản xạ nhiều lần ở cả 2 mặt của tia 
sáng đi bên trong kính tạo ra một loạt ảnh phụ của ngọn nến. 
238. Cần đặt thấu kính này lên thấu kính kia sao cho trục chính trùng nhau. Nếu hệ 
thấu kính làm hội tụ các tia thì độ tụ của thấu kính hội tụ lớn hơn của thấu kính phân kì. 
Nếu hệ thấu kính làm phân kì các tia sáng thì độ tụ của thấu kính hội tụ nhỏ hơn của thấu 
kính phân kì. Độ tụ của hai thấu kính là nh− nhau, nếu hệ làm khúc xạ các tia sáng nh− 
bản mặt song song. 
239. Khi nhìn các vật ở gần. 
240. Mắt cận thị thấy các vật ở gần d−ới góc nhìn lớn hơn mắt th−ờng. 
[ \ 85 
PP tổ chức hoạt động ngoại khoá Vật lý #	" Nguyễn Quang Đông 
241. Ng−ời cận thị. 
242. Khi từ n−ớc đi vào mắt các tia sáng khúc xạ ít hơn và không thể cho ảnh rõ trên 
võng mạc. 
243. Thứ nhất là để phân biệt chúng với các tín hiệu khác. Thứ hai là để làm giảm sự 
mệt mỏi của mắt: ánh sáng liên tục đi tới cùng một chỗ của võng mạc sẽ làm giảm độ 
nhạy của nó. 
244. Do mắt có khả năng l−u ảnh trên võng mạc trong một thời gian nào đấy. 
245. ánh sáng của tia chớp hiện ra nhanh quá đến nỗi các vật đang chuyển động 
hình nh− không kịp dịch chuyển để làm cho mắt có thể nhận thấy đ−ợc. 
246. Do sự quáng mắt cho nên nguồn sáng hình nh− có kích th−ớc lớn hơn trong 
thực tế. Vì vậy có cảm giác nh− nó đ−ợc đặt gần hơn. 
247. ở hai mắt nhận đ−ợc 2 ảnh, nh−ng ảnh này đ−ợc đại não cảm thụ nh− là một 
chỉ khi chúng nằm ở các điểm nh− nhau trên võng mạc của mắt. 
248. Ta thấy đ−ợc vật đen là do sự t−ơng phản với các vật sáng. 
249. Cánh quạt trắng phản xạ các tia Mặt Trời sẽ làm loá mắt ng−ời lái. 
250. Để cho bề mặt của nó không bị các tia Mặt Trời nhiệt đới nung nóng lên nhiều. 
251. Màu đen. 
252. Màu xanh. Màu của kính phải trùng với màu của chữ. 
253. Kính xanh cho các tia tím, xanh, xanh lam đi qua tất cả, các tia còn lại bị giữ 
lại. Màu xanh của tờ giấy phản xạ các tia tím, xanh, xanh lam, tất cả các tia còn lại bị hấp 
thụ. Tia xanh có b−ớc sóng ngắn hơn bị tán xạ trong n−ớc mạnh hơn các tia còn lại. 
254. Các tia xanh và lam bị không khí tán xạ mạnh hơn các tia khác. Vì vậy lớp 
không khí giữa ng−ời quan sát và rừng ở xa cũng có màu khói lam giống nh− bầu trời. 
255. Lá cây không cho các tia nắng đi qua. Vì vậy không khí d−ới bóng cây không 
bị nung nóng do bức xạ. 
256. Không khí bị nung nóng chủ yếu là do bức xạ của đất. Nhiệt độ của đất tăng 
lên thì bức xạ của đất tăng lên. Nhiệt độ của đất cao nhất th−ờng là sau buổi tr−a. Vì vậy 
trong thời gian đó không khí cũng bị nung nóng nhất. 
257. Có thể. Chụp bằng các tia tử ngoại hay hồng ngoại. 
258. Thực hiện phản ứng hạt nhân. 
HAuHgHgn 11
198
79
199
80
198
80
1
0 +→→+ 
[ \ 86 
PP tổ chức hoạt động ngoại khoá Vật lý #	" Nguyễn Quang Đông 
Do các nơtron ít khi phóng trúng vào hạt nhân thuỷ ngân nên l−ợng vàng thu đ−ợc ít 
không đáng kể. Vì hao phí năng l−ợng là rất lớn nên quá trình này không có lợi về kinh tế. 
259. Trong đèn hình của vô tuyến truyền hình hay những ống phóng điện tử nói 
chung, khi các electron đến đập vào màn huỳnh quang thì chúng bị dừng lại đột ngột. 
Phần lớn động năng của electron biến thành năng l−ợng kích thích sự phát quang của màn 
huỳnh quang, một phần nhỏ biến thành nhiệt làm nóng màn huỳnh quang, một phần rất 
nhỏ khác biến thành năng l−ợng tia Rơnghen có b−ớc sóng dài. Mặt đèn hình đ−ợc chế 
tạo dày thực chất là có tác dụng chặn các tia Rơnghen này, tránh nguy hiểm cho những 
ng−ời đang ngồi tr−ớc máy. 
260. Khi nhiệt l−ợng Q truyền qua thìa, năng l−ợng của thìa tăng thêm một l−ợng: 
 ∆E = Q. Theo thuyết t−ơng đối, năng l−ợng thông th−ờng gần nh− không đổi, nh− 
vậy năng l−ợng nghỉ tăng làm khối l−ợng của thìa cũng tăng theo. ∆E cỡ vài Jun, c2 cỡ 
1017( m2/s2 ), do đó độ tăng khối l−ợng ∆m là rất nhỏ, khó nhận thấy đ−ợc. 
261. Vận tốc ánh sáng trong chân không: c ≈ 3.108 (m/s). Hằng số Planck: h = 
6,62.10-34 (J.s) 
262. Vận tốc ánh sáng trong chân không c và không độ tuyệt đối (00 K) là hai trong 
số những giá trị giới hạn mà một vật có thể tiến tới nh−ng không bao giờ đạt đ−ợc. 
263. Đó là sự sắp xếp theo khoảng cách từ gần đến xa của các hành tinh trong hệ 
Mặt Trời: Thuỷ tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hoả tinh,... 
264. Mầu đen. Vì mặt trăng không có khí quyển. 
265. Các phần trên của khối có gia tốc a > g. Các phần d−ới của khối, tại thời điểm 
ban đầu có gia tốc a = g. 
266. Chia đĩa thành từng đôi phần tử bằng nhau và đối xứng qua tâm đĩa. Tổng động 
l−ợng của mỗi cặp nh− vậy bằng 0 vì chúng có khối l−ợng bằng nhau và có vận tốc đối 
nhau. Kết quả là tổng động l−ợng của đĩa bằng 0. 
267. Vì mặt hoàn toàn nhẵn không tác dụng vào ng−ời nên ng−ời là một hệ kín. Do 
đó khối tâm của ng−ời không di chuyển đ−ợc. Nếu một phần nào đó của ng−ời tiến về phía 
tr−ớc, thì một phần khác của ng−ời sẽ lùi lại để cho khối tâm vẫn ở nguyên tại chỗ. 
268. Vận tốc tên lửa tăng lên. 
269. Tăng 8 lần. 
[ \ 87 
PP tổ chức hoạt động ngoại khoá Vật lý #	" Nguyễn Quang Đông 
270. einstein đã kéo chiếc cán đi xuống, theo nguyên lí t−ơng đ−ơng, trọng l−ợng 
của quả bóng bằng 0 trong hệ qui chiếu gắn với cốc. Khi đã có trọng l−ợng bằng 0 rồi, quả 
bóng chỉ còn chịu lực đàn hồi của dây cao su, do đó bị kéo vào trong cốc. 
 271. Lần 1: Cân 3 gói bất kì 
 Lần 2: Cân 3 gói khác bất kì 
 *Nếu 2 lần cân có cùng giá trị thì gói kẹo thiếu ở trong số 3 gói còn lại. 
 Lần 3: Cân 1 gói còn lại trong số 3 gói có gói thiếu. 
 Lần 4: Cân tiếp 1 gói khác còn lại, nếu thấy gói nào nhẹ hơn thì thì đó là gói 
thiếu. Nếu 2 gói này nặng bằng nhau thì gói cuối cùng ch−a cân là gói thiếu. 
 * Nếu kết quả lần cân 1 và lần cân 2 khác nhau thì gói kẹo thiếu nằm trong 
số 3 gói kẹo của lần cân nhẹ hơn. Lặp lại lần cân 3 và 4 nh− trên sẽ tìm ra gói kẹo thiếu. 
Vậy phải cân tổng cộng 4 lần. 
 272. Khi tờ giấy in bản đồ có độ dày nh− nhau thì khối l−ợng phần giấy in bản đồ 
tỉ lệ với diện tích của bản đồ. 
 273. Xem đồng hồ đúng lúc nhìn thấy một ng−ời đứng ở góc phòng đối diện với 
mình mở nút lọ n−ớc hoa. Chờ đến khi mình ngửi thấy mùi n−ớc hoa, xác định thời gian 
chờ đó. Đo khoảng cách từ lọ n−ớc hoa tới mình bằng th−ớc dây. Từ đó tính đ−ợc vận tốc 
của các phân tử n−ớc hoa khuếch tán trong phòng. 
 274. m = 4,5g. 
 275. Đầu tiên đổ 2 lít n−ớc 600C và 1000C vào bình 5 lít ta đ−ợc 4 lít n−ớc 800C. 
Rót ra 2 lít n−ớc 800C, sau đó đổ 2 lít n−ớc 200C vào bình 5 lít ta đ−ợc 4 lít n−ớc ở 500C. 
Rót thêm vào bình này 1 lit n−ớc 800C ta sẽ đ−ợc 5 lít n−ớc ở nhiệt độ 560C. 
276. Các hạt tích điện chuyển động trong từ tr−ờng sẽ bị lệch đi. Dùng quy tắc bàn 
tay trái sẽ xác định đ−ợc h−ớng của các đ−ờng cảm ứng từ, từ đó xác dịnh đ−ợc các cực 
của nam châm. 
277. Tờ giấy cấu tạo bởi các phần tử giấy không đồng tính về mặt quang học. Nó 
tán xạ ánh sáng và không trong suốt. Nh−ng khi giấy thấm dầu thì dầu len lỏi trong các 
thớ giấy làm môi tr−ờng trở thành đồng tính hơn. ánh sáng chiếu tới giấy thấm dầu ít bị 
tán xạ, giấy thấm dầu trở nên trong gần nh− giấy bóng mờ. 
278. Thuỷ tinh màu là thuỷ tinh pha thêm hoá chất hấp thụ một số màu và chỉ cho 
một số ánh sáng đơn sắc đi qua. Nhìn ánh sáng truyền qua thuỷ tinh ta sẽ thấy màu của 
[ \ 88 
PP tổ chức hoạt động ngoại khoá Vật lý #	" Nguyễn Quang Đông 
nó. Nh−ng nếu nhìn ánh sáng phản xạ và tán xạ trên mặt thuỷ tinh thì rất khó phân biệt 
đ−ợc thuỷ tinh màu gì. 
Sự hấp thụ ánh sáng đơn sắc của thuỷ tinh màu còn phụ thuộc khoảng cách truyền 
qua môI tr−ờng, tức là vào bề dày của thuỷ tinh. Nếu thuỷ tinh càng dày, ánh sáng càng bị 
hấp thụ nhiều thì thuỷ tinh cáng sẫm. 
Khi thuỷ tinh màu bị vỡ vụn thành hạt nhỏ, ánh sáng truyền qua một số hạt nh−ng 
không bị hấp thụ bao nhiêu, sau đó phản xạ và tán xạ từ các hạt khác và mắt ta nhìn thuỷ 
tinh vỡ vụn do ánh sáng phản xạ và tán xạ ấy. Đó là lý do vì sao d−ới ánh sáng trắng ta 
thấy thuỷ tinh có màu gì, khi bị vỡ vụn vẫn trở thành màu trắng. 
Đối với các chất lỏng màu, hiện t−ợng cũng xảy ra t−ơng tự. Nếu ta làm chất lỏng đó 
thành bọt thì bọt cũng có màu trắng. Chẳng hạn bia màu vàng, bọt bia lại có màu trắng. 
279. t = 
g
d2
280. Khi ngồi trọng tâm của ng−ời và ghế rơi vào mặt chân đế (diện tích hình chữ 
nhật nhận 4 chân ghế làm các đỉnh). Khi muốn đứng dậy (tách khỏi ghế) cần phải làm cho 
trọng tâm của ng−ời rơi vào chân đế của chính họ (phần bao của hai chân tiếp xúc với mặt 
đất). Động tác chúi ng−ời về phía tr−ớc là để trọng tâm của ng−ời rơi vào chân đế của 
chính ng−ời ấy. 
[ \ 89 
PP tổ chức hoạt động ngoại khoá Vật lý #	" Nguyễn Quang Đông 
Tài liệu tham khảo 
[1] Phạm Đình C−ơng - Thí nghiệm vật lí ở tr−ờng THPT -NXB GD.2002. 
[2] Nguyễn Quang Đông - Tìm hiểu các hình thức tổ chức hoạt động ngoại khoá vật 
lí ở tr−ờng THPT - Thái Nguyên 4/2003. 
[3] Nguyễn Văn Hộ, Hà Thị Đức - Giáo dục học đại c−ơng Tập 1, 2 - NXB GD 
2002. 
[4] Nguyễn Văn Khải (chủ biên) - Ph−ơng pháp giảng dạy vật lí ở tr−ờng phổ thông - 
Tr−ờng ĐHSP TN 1995. 
[5] Vũ Thanh Khiết (Chủ biên) - Bài tập định tính và câu hỏi thực tế vật lí 10, 11, 12 
- NXB GD.2001. 
[6] Mai Lễ - Chuyên đề phân tích ch−ơng trình và bài tập vật lí ở tr−ờng PTTH - 
NXB ĐHQG TP.Hồ Chí Minh 2000. 
[7] Hứa Duy L−ợng, Ngãi D−ơng - Thế giới vật lí - NXB trẻ 2000. 
[8] Lê Nguyên Long (chủ biên) - Giải toán vật lí trung học phổ thông - NXB GD 
2002. 
[9] Nguyễn Đức Minh, Ngô Quốc Quýnh - Hỏi đáp về những hiện t−ợng vật lí tập 3, 
4 - NXB KHKT 1976. 
[10] Nguyễn Th−ợng Chung - Bài tập thí nghiệm vật lí THCS - Nguyễn Th−ợng 
Chung - NXB GD 2002. 
[11] Nguyễn Ngọc Nhị, Hoàng Văn Sơn - Hội vui vật lí- NXB GD 1981. 
[12] Đào Văn Phúc, Thế Tr−ờng, Vũ Thanh Khiết - Truyện kể về các nhà bác học 
vật lí - NXBGD 2001. 
[13] Nguyễn Đức Thâm (chủ biên) - Ph−ơng pháp dạy học vật lí ở tr−ờng phổ thông 
- NXB ĐHSP 2002. 
[14] Phạm Hữu Tòng - Lí luận dạy học vật lí - NXBGD 2001. 
[15] Phạm Viết Trinh - Thiên văn phổ thông - NXBGD 2001. 
[16] Vũ Bội Tuyền - Vật lí thật lí thú tập 1,2 - NXBTN 2000. 
[17] Trần V−ơng, Hoàng Ph−ơng - 50 trò chơi khoa học - NXBTN 2003. 
[18] Nhiều tác giả - Vật lí - NXB VHTT 2001. 
[19] Hội vật lí Việt Nam - Vật lí và tuổi trẻ số 6 (2/2004), 30 (2/2006). 
[20] Hội vật lí Việt Nam - Vật lí phổ thông số 40 (12/1996), số 91 (3/2001), số 92 
(4/2001). 
[21] A.Anhstanh, L.Infen - Sự tiến triển của vật lí - NXB KHKT 1972. 
[22] David Halliday, Robert Resnick, Jeal Walker - Cơ sở vật lí tập I, III - NXBGD 
2002. 
[23] L.D.Landau, A.L.Kitaigorodxki - Vật lí đại chúng - NXB KHKT 2001. 
[24] V.Langué - Những bài tập hay về thí nghiệm vật lí - NXB GD 2001. 
[25] IA.I. Pêrenman - Cơ học vui - NXB GD 2001. 
[26] IA.I. Pêrenman - Vật lí vui tập 1, 2 - NXBGD 2001. 
[27] B.P.Riabikin - Những câu chuyện về điện - NXBGD - 2001. 
[28] I.SH.SLOBODETSKY, V.A.ORLOV - Các bài thi học sinh giỏi vật lí toàn Liên 
Xô, tập 1 - NXB GD 1986. 
[29] ME. TUNCHINXKI - Những bài tập định tính về vật lí cấp ba tập 1, 2 - NXB 
GD 1979. 
[30] ME. TUNCHINXKI - Những bài toán nghịch lí và nguỵ biện vui về vật lí - 
NXB VHTT 2001. 
[ \ 90 

File đính kèm:

  • pdfphuong_phap_to_chuc_hoat_dong_ngoai_khoa_vat_ly.pdf