Phương pháp nghiên cứu y học (Phần 1)

Chương 1

PHƯƠNG PHÁP VIẾT BÁO KHOA HỌC

Cách viết một bài báo khoa học đồng thời vừa là yếu tố cơ bản, vừa là yếu tố phụ của nội dung

bài báo. Để có thể hiểu rõ về sự tưởng như đối nghịch này, ta có thể ví cách viết như mặt kính

của một bể nuôi cá cảnh, nội dung khoa học của bài báo như những con cá nuôi trong bể này

(1). Lợi ích mà cách viết mang lại là rất quan trọng: nếu mặt kính của bể cá mờ đục thì không

thể chiêm ngưỡng những gì chứa bên trong dù nó có đẹp đến đâu chăng nữa. Tuy nhiên tự

bản thân cách viết không mang lại mục đích vì chẳng ai ngắm một cái bể cá chỉ vì cái mặt kính.

Học cách viết cũng giúp ta biết cách đọc tốt hơn. Trên thực tế, một độc giả nắm được cách viết

sẽ nhận ra dễ dàng lợi ích khoa học của một bài báo được viết chuẩn xác nghĩa là viết một cách

chính xác, rõ ràng và súc tích. Một bài báo không chính xác, tối nghĩa, với những chỗ lạc đề, sẽ

làm cho người đọc phải mất một thời gian dài cố gắng, đôi khi một cách vô vọng, để tìm hiểu

nội dung bài báo. Hiểu biết những nguyên tắc viết bài báo khoa học cho phép người đọc loại bỏ

ngay khi mới xem qua những bài báo không tôn trọng những nguyên tắc này. Do đó người đọc

sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian mà không sợ bỏ sót một thông điệp khoa học ẩn chứa

trong một bài báo trình bày tồi vì nguy cơ này rất thấp. Kinh nghiệm cho thấy thường có sự

đồng hành giữa nội dung và hình thức: "những gì người ta biết rõ thì sẽ được trình bày rõ rà

pdf 50 trang phuongnguyen 3960
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Phương pháp nghiên cứu y học (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phương pháp nghiên cứu y học (Phần 1)

Phương pháp nghiên cứu y học (Phần 1)
LỜI GIỚI THIỆU 
Công nghiệp hoá và hiện đại hoá là hai trọng tâm cơ bản trong quá trình đổi mới đất nước Việt 
Nam. Từ hai trọng tâm này, giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học đã được Đảng và Nhà 
nước ta xác định là quốc sách hàng đầu. Đào tạo đại học và sau đại học ở mọi hình thức dù tập 
trung hay không tập trung, dù tự học hay theo học các khoá chính quy luôn phải kết gắn với 
nghiên cứu khoa học thì mới đảm bảo chất lượng. Nghiên cứu khoa học bao gồm hai phần liên 
quan tương hỗ lẫn nhau đó là nội dung nghiên cứu và trình bày kết quả nghiên cứu. Một nội 
dung nghiên cứu tốt mà trình bày dở thì sẽ làm giảm đi giá trị của kết quả nghiên cứu và ngược 
lại, trình bày nghiên cứu dù thật tốt mà nội dung nghiên cứu không có gì thì cũng không ai 
muốn đọc. Trong thời gian gần đây, khi đánh giá những luận văn tốt nghiệp, những bài trình 
bày trong các hội nghị khoa học cũng như xem xét các bài báo gửi đăng, một nhược điểm lớn 
mà chúng tôi nhận thấy chung ở các tác giả là phương pháp và bố cục trình bày. Chính vì vậy, 
việc giúp cho các nhà khoa học trẻ trong lĩnh vực y học về cách trình bày nghiên cứu của mình 
là một trăn trở của chúng tôi. 
Trong đợt sang giảng dạy về chủ đề Phương pháp nghiên cứu khoa học trong y học theo khuôn 
khổ hợp tác đào tạo Pháp - Việt, Giáo sư Hugiuer (Đại học Paris 6) có giới thiệu cuốn sách La 
rédaction médicale do ông biên soạn và đồng ý cho chúng tôi sử dụng để giúp đỡ cho sinh viên, 
học viên và các bác sĩ Việt Nam tham khảo. Với kinh nghiệm trong công tác giảng dạy và 
nghiên cứu khoa học tại Trường Đại học Y Hà Nội trong nhiều năm, chúng tôi tham khảo cuốn 
sách của Huguier và biên soạn cuốn sách này một cách sao cho phù hợp với các bạn đọc Việt 
Nam để hy vọng giúp đỡ bạn đọc có thêm tài liệu tham khảo khi trình bày kết quả nghiên cứu 
của minh. Chúng tôi biết dù đã cố gắng song sai sót là điều khó tránh khỏi nhưng cũng xin 
mạnh dạn giới thiệu với bạn đọc. 
Cố PGS. VS. NGND. Tôn Thất Bách 
Nguyên Hiệu trưởng trường ĐHYHN 
6/30/2003 
CÁC TÁC GIẢ 
Bác sỹ Claude-Laurent Benhamou, nhà thấp khớp học ở Trung tâm bệnh viện vùng Orléans, là 
thành viên của Ban biên tập tạp chí Thấp khớp và các bệnh Xương-Khớp. Ông đã từng chủ trì 
các buổi thảo luận giảng dạy về phương pháp viết báo y học ở trường đại học Tours, nơi mà 
ông từng là thư ký của đơn vị giúp đỡ viết báo y học. 
Bác sĩ Loic de Calan, Giáo sư phẫu thuật tiêu hoá tại đại học Tours, đã từng là thành viên của 
Ban biên tập tạp chí Gastroenterologie Clinique et Biologique. Ông chủ trì các buổi thảo luận 
giảng dạy về phương pháp viết báo y học ở trường đại học Tours. 
Bác sĩ Dominique Franco, Giáo sư về phẫu thuật tiêu hoá ở đại học Paris Sud, đã từng là tổng 
biên tập tạp chí Gastroenterologie Clinique et Biologique. Bác sĩ Jean Paul Galmiche, Giáo sư 
chuyên ngành Gan-Tiêu hoá tại trường đại học Nantes, đã từng là tổng biên tập tạp chí 
Gastroenterologie Clinique et Biologique. Ông là người sáng lập và lãnh đạo tạp chí chuyên về 
đào tạo y học liên tục "Hépato-Gastro". Ông là thành viên ban biên tập tạp chí “Gut” và tạp chí 
"European Journal of Gastro-Enterology and Hepathology". Bác sĩ Bernard Grenier, Giáo sư 
danh dự của đại học Y khoa Tours, đã chủ trì các buổi sinh hoạt khoa học đào tạo chuyên 
ngành về phân tích các quyết định y học, về phương pháp đọc và phân tích cũng như biên tập 
báo y học ở nhiều trường đại học Pháp ngữ. 
Bác sĩ Michel Huguier, Giáo sư chuyên ngành phẫu thuật tiêu hoá ở đại học Paris VI, đã từng là 
thành viên ban biên tập tạp chí Gastroentérologic Clinique et Biologique. Ông là đồng biên tập 
của tạp chí Hepato-Gastroenterology và phó biên tập tạp chí Chirurgie. Ông là chủ tịch của Hội 
vì sự phát triển giảng dạy và nghiên cứu trong viết báo y học (ADERREM) và chủ trì các buổi 
thảo luận giảng dạy về viết báo y học. 
Bác sĩ Gérard Lorette, Giáo sư chuyên ngành Da liễu trường đại học Tours. Ông là tổng biên tập 
tạp chí Annales de Dermatologie. Ông là Giám đốc bộ phận nhận bài của nhà xuất bản Doin. 
Ông chủ trì các buổi thảo luận giảng dạy viết báo y học ở Pháp và ở nước ngoài. 
Bác sĩ Hervé Maisonneuve là giám đốc bộ phận thẩm định của cơ quan quốc gia về tín nhiệm và 
đánh giá trong y tế (ANAES). Ông đã từng là chủ tịch Hiệp hội Âu Châu của các nhà xuất bản 
khoa học. Ông là thành viên các ban biên tập (JAM, Journal of Evaluation in Clinical Pratice) và 
đã chủ trì các hội thảo về giảng dạy viết báo y học 
TS. Trần Bình Giang 
6/30/2003 
LỜI NÓI ĐẦU 
Mục đích của cuốn sách này là nhằm giúp cho những ai muốn viết một luận án, một bản thu 
hoạch hay một bản báo cáo khoa học. Sách trình bày những nguyên tắc viết một tài liệu khoa 
học y học (chương 1 và 2) và cách sử dụng chúng trong công trình nghiên cứu (chương 3 đến 
chương 13). Hiểu biết những nguyên tắc này giúp cho tác giả biết cách viết một cách chính xác, 
rõ ràng và súc tích. Bên cạnh giá trị khoa học của công trình, nó góp phần làm cho công trình 
nghiên cứu được Ban biên tập của các tạp chí khoa học chấp nhận. Rất nhiều trong số những 
nguyên tắc này cũng có thể áp dụng để viết một bài giảng hay một cuốn sách. Hiểu biết các 
nguyên tắc viết bài trong y học cũng giúp cho việc nhận biết những bài báo kém sáng sủa, 
không chuẩn xác hay thiếu súc tích. Để tiết kiệm thời gian thì không cần đọc những bài như 
vậy. 
Để viết một bài báo cần phải biết có thể tìm tài liệu tham khảo ở đâu và như thế nào. Chủ yếu 
nhờ vào công nghệ tin học, ta sẽ thực hiện việc lựa chọn nhanh lần đầu các tài liệu và lưu trữ 
thông tin để có thể sử dụng dễ dàng: chương 14 dành cho vấn đề này. 
Các tác giả thường không biết con đường của một bài báo từ khi gửi bản thảo tới một tạp chí 
cho tới khi nó được đăng. Điều này tác động ngay tới chính việc viết bài báo. Thông tin này 
nằm trong chương 15. 
Chương cuối cùng của cuốn sách cho những lời khuyên để chuẩn bị trình bày báo cáo miệng 
hay dùng bảng trưng bày (poster) trong một hội nghị khoa học. 
Chương 1 
PHƯƠNG PHÁP VIẾT BÁO KHOA HỌC 
Cách viết một bài báo khoa học đồng thời vừa là yếu tố cơ bản, vừa là yếu tố phụ của nội dung 
bài báo. Để có thể hiểu rõ về sự tưởng như đối nghịch này, ta có thể ví cách viết như mặt kính 
của một bể nuôi cá cảnh, nội dung khoa học của bài báo như những con cá nuôi trong bể này 
(1). Lợi ích mà cách viết mang lại là rất quan trọng: nếu mặt kính của bể cá mờ đục thì không 
thể chiêm ngưỡng những gì chứa bên trong dù nó có đẹp đến đâu chăng nữa. Tuy nhiên tự 
bản thân cách viết không mang lại mục đích vì chẳng ai ngắm một cái bể cá chỉ vì cái mặt kính. 
Học cách viết cũng giúp ta biết cách đọc tốt hơn. Trên thực tế, một độc giả nắm được cách viết 
sẽ nhận ra dễ dàng lợi ích khoa học của một bài báo được viết chuẩn xác nghĩa là viết một cách 
chính xác, rõ ràng và súc tích. Một bài báo không chính xác, tối nghĩa, với những chỗ lạc đề, sẽ 
làm cho người đọc phải mất một thời gian dài cố gắng, đôi khi một cách vô vọng, để tìm hiểu 
nội dung bài báo. Hiểu biết những nguyên tắc viết bài báo khoa học cho phép người đọc loại bỏ 
ngay khi mới xem qua những bài báo không tôn trọng những nguyên tắc này. Do đó người đọc 
sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian mà không sợ bỏ sót một thông điệp khoa học ẩn chứa 
trong một bài báo trình bày tồi vì nguy cơ này rất thấp. Kinh nghiệm cho thấy thường có sự 
đồng hành giữa nội dung và hình thức: "những gì người ta biết rõ thì sẽ được trình bày rõ ràng" 
(2). Hệ quả là những gì không rõ ràng thường chứa đựng một lợi ích khoa học rất hạn chế. 
MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC VIẾT BÁO KHOA HỌC 
Mục đích đặc trưng của việc viết báo y học là truyền đạt một thông điệp khoa học mà thể thức 
thường gặp là bài báo đăng kết quả nghiên cứu hay là "Bản báo cáo nghiên cứu". Mục đích này 
giải thích rõ cách viết bài báo khoa học phải là một kỹ thuật xuất phát từ khoa học chứ không 
xuất phát từ văn chương hay thơ ca. Trên thực tế, việc viết báo khoa học được hướng dẫn bởi 
những nguyên tắc tự bản thân nó nói lên tính chặt chẽ khoa học. Đó phải là những nguyên tắc 
xuất hiện dần, đáp ứng theo một logic chứ không phải là những giáo điều áp đặt. Ví dụ, các tài 
liệu tham khảo phải được trình bày sao cho người đọc có thể tham chiếu dễ dàng nhất. Điều 
này không tuân theo một quy tắc duy nhất: Có nhiều hệ thống tham khảo mà mỗi hệ thống 
đều có điểm mạnh và điểm yếu riêng. Tuy nhiên các tạp chí y học tìm cách tốt nhất để trình 
bày tài liệu tham khảo một cách hài hoà(3). 
Mục đích thứ hai của cách trình bày một bản báo cáo khoa học không phải là một mục đích đặc 
biệt: đó là phải viết sao cho để bài báo được độc giả hưởng ứng. Trong văn chương, mục đích 
này đạt được nhờ cốt truyện hấp dẫn, sự giàu có về từ vựng, văn phong của tác giả. Trong 
khoa học, giá trị của nội dung khoa học là trên hết. Tuy nhiên sự xuất hiện ngày càng nhiều các 
tạp chí và bài báo y học làm cho người đọc phải chọn lựa nên đọc cái gì (4). Khi lợi ích khoa 
học tương đương nhau, chúng ta có xu hướng đọc các bài báo rõ ràng, chính xác, và súc tích 
hơn. Do vậy, chúng ta chỉ đặt mua những tạp chí nào có những bài báo đáp ứng những nguyên 
tắc đó nhiều nhất. Hơn nữa, thường những tạp chí có uy tín là nơi thu hút được những bài có 
giá trị. Những tạp chí đó có nhiều khả năng chọn lựa bài: Tạp chí British Medical Journal nhận 
được khoảng 5000 bài báo gửi đăng một năm mà chỉ có 600 bài được đăng. Một nửa số bài 
báo gửi đến thậm chí không nhận được sự phân tích tỷ mỷ vì đó không phải là những bài báo 
đăng kết quả nghiên cứu, hoặc quá chuyên sâu, tối nghĩa hoặc có giá trị tầm thường về mặt 
khoa học (5). 
Ba tiêu chuẩn chất lượng một bài báo khoa học gồm: 
1) Giá trị khoa học; 
2) Chất lượng của sự trình bày khoa học; 
3) Sử dụng thành thạo thứ ngôn ngữ dùng viết bài báo. 
Rất tiếc một thực trạng đã xảy ra là sự xuất hiện bùng nổ các bài báo và tạp chí do sự cần thiết 
phải có danh mục công trình nghiên cứu, sự cần thiết phải đăng bài để có số lượng bài báo (6). 
Sự cần thiết phải đăng báo dù với động cơ nào đi nữa đã làm xuất hiện cả những sự không 
trung thực. Tháng 4 năm 1987 vấn đề này đã trở thành chủ đề một cuộc bàn luận ở Hội nghị 
khoa học Hoa Kỳ(7). Người ta đã đề nghị lập ra một uỷ ban kiểm tra và cả hình thức phạt trong 
trường hợp gian lận khoa học! Phương thuốc tốt nhất có lẽ là sự tiến bộ trong cách nhìn nhận 
của các thành viên các hội đồng thi hay các uỷ ban quy định số lượng bài báo. Việc cho điểm 
đánh giá các tạp chí khoa học có thể là một cách xác định giá trị các tạp chí nào chỉ nhận đăng 
các bài báo có chất lượng. Trường đại học Y Havard đã đề nghị một biện pháp phòng ngừa có 
tính hiện thực: Trường này yêu cầu các ứng viên dự tuyển chỉ xuất trình một số lượng hạn chế 
các công trình của họ: 7 công trình với ứng viên cho vị trí phó giáo sư, 10 công trình cho vị trí 
giáo sư (7). Cũng với tinh thần đó mà người ta yêu cầu các ứng viên cho giải thưởng Nobel hay 
Viện sĩ Viện hàn lâm khoa học Hoa Kỳ chỉ trình tối đa 12 công trình (8). Nhưng đối với hội đồng 
xét duyệt thì đếm đầu các bài báo dễ hơn là đọc bài báo đó (9). 
VIẾT BÁO KHOA HỌC VÀ VIỆC SỬ DỤNG TỐT NGÔN NGỮ 
Các nguyên tắc viết một bài báo khoa học trong bất cứ trường hợp nào cũng không bỏ qua việc 
tôn trọng các quy tắc ngữ pháp dù viết ở ngôn ngữ nào chăng nữa. Sự trộn lẫn giữa việc viết 
báo khoa học với việc sử dụng không tốt ngôn ngữ thể hiện sự lẫn lộn hoàn toàn giữa hai khái 
niệm khác nhau: Nguyên tắc viết bài và ngữ pháp. Ví dụ: thật là kỳ lạ khi Ban biên tập của một 
tạp chí lại có thể bảo vệ được văn phong y học của ngôn ngữ trong khi chấp nhận đăng một bài 
báo có những câu không thể hiểu được đại loại như: “chỉ có thể nghĩ tới một carcinome 
epidermoide tiên phát và một Sarcome là chẩn đoán vì bệnh phẩm phẫu thuật đã bị làm hỏng 
do điều trị coban trước đó”. 
Chặt chẽ, sáng sủa, súc tích 
Khi một tác giả băn khoăn về cách viết một câu, một đoạn hay một chương nào đó, người đó 
phải trả lời được 3 câu hỏi sau đây: 
1) Dạng thức nào thích hợp nhất với ý tưởng và hiện tượng mà ta muốn trình bày? 
2) Kiểu diễn đạt nào là đơn giản và rõ ràng nhất cho người đọc? 
3) Kiểu diễn đạt nào súc tích nhất? 
Ba câu hỏi này có tầm quan trọng giảm dần: Đừng hy sinh sự chặt chẽ cho lối hành văn sáng 
sủa cũng như không hy sinh sáng sủa cho sự súc tích. 
HỌC CÁC NGUYÊN TẮC PHỔ BIẾN TOÀN CẦU TRONG VIẾT BÁO KHOA HỌC 
Các nguyên tắc viết báo khoa học không phải là tự nhiên mà có: Để biết đọc thì chỉ biết các 
chữ cái thôi chưa đủ; cũng như vậy, để viết đúng một bài báo khoa học thì việc biết viết bằng 
một thứ ngôn ngữ nào đó vẫn chưa đủ. Vì vậy việc học những nguyên tắc viết báo khoa học dù 
rất đơn giản là cần thiết. 
Việc cần thiết phải dạy những nguyên tắc này đã được đặt ra từ lâu ở nhiều nước (10). Ví dụ ở 
Hoa Kỳ, những khoa giảng dạy phương pháp viết báo khoa học đã được thành lập ở các trường 
đại học: L. Debakey lãnh đạo khoa thông tin khoa học (11) tại trường đại học Y Baylor ở 
Houston,. F.P Woodford đã sáng lập chương trình giảng dạy 18 tháng cho các biên tập viên 
khoa học chuyên nghiệp (12) tại trường đại học Rockerfeller ở New York. Tại Mayo Clinic ở 
Rochester đã tổ chức chương trình giảng dạy về viết báo khoa học cho sinh viên và các thầy 
thuốc (13). Khoa xuất bản y học giúp các thầy thuốc viết các công trình ngay từ khi có ý tưởng. 
Cách làm này là sự bổ sung tốt nhất cho việc giảng dạy lý thuyết (14). 
Ở Anh cách viết công trình khoa học đã được dạy ở Viện khoa học và kỹ thuật Cardiff. Những 
chương trình giảng dạy tích cực đã được tổ chức dưới sự lãnh đạo của S. Lock, "biên tập viên" 
của tạp chí British Medical Journal (15). 
Ở Pháp, G. P. Revillard đã nêu lên sự cần thiết phải giảng dạy về kỹ thuật viết các bản thu 
hoạch nghiên cứu trong chương trình học sau đại học "3ème cycle" (16). Năm 1975, J. A. 
Farfor đã đề nghị thành lập một tổ chức giảng dạy cách viết công trình y học ở ba mức độ 
(1,17): 1) Một đợt giảng có thời lượng vài giờ cho sinh viên y khoa năm thứ nhất hay thứ hai 
để giúp họ viết một bệnh án và trả lời các câu hỏi thi; 2) Một khoá học từ bốn đến sáu buổi 
rưỡi cho các sinh viên đại học năm thứ ba giúp họ viết luận án và nhất là các bản tóm tắt 
nghiên cứu; 3) Một khoá giảng sâu hơn nhiều dành cho các bác sĩ khi họ hợp tác với ban biên 
tập các tạp chí y học. Mặc dù khá muộn màng so với các nước khác, việc giảng dạy về phương 
pháp viết công trình y học đã được bắt đầu nhờ những ý tưởng của từng cá nhân, nhất là ở 
Paris, Tours, Nantes, Angers, Lille. Các ý tưởng này đã tập hợp lại năm 1987 bằng việc thành 
lập Hội phát triển giảng dạy và nghiên cứu về viết công trình khoa học y học (Association pour 
le developpement de l'enseignement et de la rechercher en rédaction médical - ADERREM). 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Farfor JA. Enseigner la rédaction médicale. Chapitre II. La structure du compte rendu de 
recherche. Cah Med 1976;2:783-5. 
2. Boileau-Despréaux N. L'art poétique. Chant I. In: (Euvres, nouvelle édition. Paris: Billiot, 
1726:7-33. 
3. International Committee of Medical Journal Editors. Uniform requirements for ... m dòng có liên quan, có thể chỉ rõ các dưới nhóm bằng cách xuống dòng thụt đầu 
dòng: 
Nhóm chứng: 
Người hút thuốc 
Người không hút thuốc 
Nhóm điều trị 
Người hút thuốc 
Người không hút thuốc 
Các đơn vị của các biến số phải được ghi rõ ở đầu dòng mà không phải ghi ở trong thân bảng. 
Thân bảng 
Thân một bảng chỉ chứa các số liệu mà không bao giờ có các dấu chỉ đơn vị đo. Một sai lầm 
thường gặp là làm xuất hiện trong thân bảng dấu hiệu % sau các số. Nếu chúng ta muốn thể 
hiện cả hai dạng thông tin, tốt nhất là nên đặt số chỉ tỷ lệ phần trăm trong ngoặc đơn sau số 
tuyệt đối, việc này được chỉ rõ trong đầu cột hay viết trong phần chú giải cuối bảng là “số nằm 
trong ngoặc đơn chỉ phần trăm”. 
Các số liệu trong cột phải dóng hàng dọc theo vị trí của dấu phảy khi có số lẻ thập phân hay 
theo dấu chấm trong các tạp chí tiếng Anh và chứa cùng lượng số lẻ cho các biến giống nhau. 
Những số nhỏ hơn 1 phải ghi số 0 trước dấu phảy hay dấu chấm. 
28,2mà không là 28,8 
133,0 133 
5,5 5,5 
0,7 ,7 
Cũng tương tự khi ta sử dụng các dấu hiệu ± hay dấu hiệu x trong các cột (4): 
110,2 ± 3,2hoặc1,4x10mà không là 110,2 ± 3,2 
0,8 ± 1,122,5x100,8 ± 1,1 
3,0 ± 2,33,6x103 ± 2,3 
Khi ta dùng dấu hiệu ±, phải giải thích rõ ý nghĩa của nó ở đầu cột, đầu dòng hay ở chú thích 
cuối bảng. 
Khi có một số liệu bị thiếu, cần biểu thị bằng một ký hiệu mà ý nghĩa phải được xác định ở chú 
thích cuối bảng. Nên tránh những ký hiệu đặc biệt như “+”, “-“ hay số 0 là những ký hiệu có 
thểbiểu thị cả khái niệm xuất hiện hay thiếu vắng cũng như biểu thị cho các ký hiệu toán học. 
Cần xác định rõ là thông tin thiếu hay là thông tin được tìm nhưng không có. Không phải là quá 
đáng một khi đòi hỏi sự rõ ràng trong cách biểu thị các số liệu thiếu. 
Chú thích cuối bảng 
Các chú thích này là thông tin cho độc giả về các chữ viết tắt trong bảng. Chú thích phải đầy đủ
nhưng phải chú ý để không nhắc lại cùng một lời giải thích trong thân bài báo và trong bảng. 
Khi nhiều bảng có cùng một số chữ viết tắt, không cần thiết phải giải thích mỗi khi nó xuất hiện 
và chỉ cần ghi trong cuối bảng II: “Cùng các chữ viết tắt như trong bảng I”. Các chú thích cuối 
bảng phải được đại diện bằng các biểu tượng nằm trong bảng đó. Thứ tự xuất hiện phải từ trái 
qua phải, từ trên xuống dưới. Để biểu thị trong bảng một chú thích ở dưới bảng có thể dùng 
các chữ cái trong ngoặc đơn: (a). Ngược lại, không nên sử dụng các số ả rập trong ngoặc đơn 
vì có thể làm nhầm với số chỉ tài liệu tham khảo. Tốt nhất là dùng các biểu tượngtheo quy ước 
được trích dẫn theo thứ tự sau: * , †, ††,Đ,II,ả. Nếu cần nhiều biểu tượng hơn có thể dùng 
ngay biểu tượng đó viết kép: **, ++... Tuy nhiên trong trường hợp này bảng cần phải đơn giản 
hoá. Mỗi chú thích cuối bảng là một đoạn riêng biệt, bắt đầu bằng chữ hay biểu tượng sử dụng 
trong bảng. 
Xem lại bảng 
Trước khi gửi một bản thảo cho một tạp chí, tốt nhất nên xem lại 1 lần cuối: 
1) Mỗi bảng đều phải được nhắc đến trong bài. 
2) Bảng được đánh máy trên một tờ riêng. 
3) Bảng có thể hiểu được không cần đọc bài báo. 
4) Các đơn vị đo được ghi rõ, các chữ viết tắt không thông dụng được giải thích. 
5) Số liệu tổng và các phần phải tương quan, tất cả số % tương ứng với 100%. 
TÀI LIệU THAM KHảO 
1.Farfor JA. Cours élémentaire de rédaction médicale. Chapitre VIII. Figures et tableaux: 
généralités. Cah Med 1977;3:1999-2001. 
2.Farfor JA. Cours élémentaire de rédaction médicale. Chapitre IX. Les figures. Cah Med 
1977;2:2207-9. 
3.International Committee of Medical Journal Editors. Uniform requirements for 
manuscrips submitted to biomedical journals. N Engl J Med 1997;336:309-15. 
4.Huth EJ. How to write and publish papers in the medical sciences. 2nded. Baltimore, MD: 
Williams&Wilkins, 1990:160-70. 
5.Huth EJ. Medical style and format. An international manual for Authors, Editors and 
Publishers. Philadelphia, PA: ISI Press, 1987:27-39. 
6.Reynolds L, Simonds D. Presentation of data in science. Publications, slides, posters, 
overhead projections, tape slides, television. Principles and practices for authors and teachers. 
The Hague: Martinus Nijhoff Publishers, 1983:32-61. 
7.O,Connor M. How to copyedit scientific books and journals. Philadelphia, PA: ISI Press, 
1986:81-9. 
8.Farfor JA. Cours élémentaire de rédaction médicale. Chapitre X. Lestableaux. Cah Med 
1977;3:2339-42. 
Chương 10 
BÀN LUậN 
Mục đích của chương Bàn luận là để giải thích về công trình đã được thực hiện và chỉ điều đó 
mà thôi, nghĩa là nói về phương tiện đã được sử dụng, phương pháp nghiên cứu và các kết quả
đạt được. 
Về mặt quan niệm, chương Bàn luận (hay bình luận) của một công trình nghiên cứu khác với 
các chương khác: chương Tư liệu và phương pháp và chương Kết quả nghiên cứu mô tả một 
cách trung thực (không có tính cá nhân) công trình được thực hiện như thế nào và đã thu được 
cái gì. Trong chương Bàn luận, ngược lại là nơi trình bày một cách chủ quan những điều gì bản 
thân ta nghĩ. Chất lượng và lợi ích của chương Bàn luận phản ánh văn hoá khoa học và sự 
thông minh của tác giả. Không có một dạng dàn bài cho chương Bàn luận nhưng có những gợi 
ý làm cho việc thực hiện phần này dễ dàng hơn. 
BA MụC TIÊU CủA CHƯƠNG BÀN LUậN 
Chương Bàn luận phải đáp ứng ba mục tiêu liên kết từng phần với nhau. 
Mục tiêu thứ nhất là xác định xem mục đích nghiên cứu của công trình đưa ra ở cuối phần đặt 
vấn đề có đạt được hay không. Điều đó dẫn tới việc phải tóm tắt những kết quả chính đáp ứng 
trực tiếp tới mục đích nghiên cứu: đó là phần duy nhất chấp nhận việc nêu lại kết quả trong bài 
báo. Ngược lại, không được nhắc lại tất cả các kết quả có trong phần kết quả nghiên cứu (1). 
Không được đưa thêm một kết quả mới nào vào chương Bàn luận. Không được thay đổi bất cứ 
số liệu nào đã đưa ở phần kết quả: nếu kết quả là 48% thì không được biến thành "gần 50%" 
hay "khoảng một nửa". Một cách khác để đạt được mục tiêu đầu tiên là chỉ ra phần đóng góp 
của bản thân công trình trong sự tiến triển của tri thức khoa học như đã được trình bày trong 
phần đặt vấn đề. 
Mục tiêu thứ hai của chương Bàn luận là đánh giá chất lượng và giá trị của kết quả nghiên cứu 
(2). Chương Bàn luận phê bình và hướng vào mục tiêu của công trình trong mỗi chương của bài 
báo, nhất là xác định những yếu tố có thể tác động vào từng chương. Số lượng cá thể nghiên 
cứu có đủ lớn để rút ra kết luận? Liệu có sự chệch hướng trong việc chọn đối tượng hay trong 
quá trình bảo quản động vật thí nghiệm? Việc lựa chọn phương pháp nghiên cứu đã đáp ứng 
tốt nhất cho vấn đề đặt ra? Tại sao lại chọn phương pháp đó mà không chọn phương pháp 
khác? Nhận định các kết quả như thế nào căn cứ theo các phương pháp được sử dụng và độ 
mạnh của các phép suy diễn thống kê được sử dụng. Phần này không được biến thành một 
phần quá mức tự chỉ trích để làm bài báo khó được chấp nhận. Mục tiêu của nó là lấy việc phê 
bình để giải thích lựa chọn của mình: ví dụ về liều lượng dùng một loại thuốc, việc sử dụng một 
phép thống kê suy diễn hay trong một công trình nghiên cứu thực nghiệm là loại động vật thí 
nghiệm dùng nghiên cứu. 
Mục đích thứ ba của chương Bàn luận là so sánh kết quả thu được với những kết quả của các 
tác giả khác. Việc trình bày kết quả dưới dạng bảng và biểu đồ làm việc so sánh này tiện lợi 
hơn mà không cần phải nhắc lại. Có thể nhận xét kết quả bằng cách nêu ra một bảng hay biểu 
đồ mà không cần nói rõ chi tiết xem bảng hay biểu đồ đó chứa đựng hay thể hiện gì (3). Trong 
khi so sánh với các tác giả khác, nếu có những sự khác biệt với những điều đã được các tác giả
khác phát hiện, cần phải tìm cách giải thích ví dụ như do sự khác nhau về số lượng, quần thể 
nghiên cứu hay phương pháp nghiên cứu. Bằng cách này, tác giả thông báo sự đóng góp cá 
nhân của mình trong cách mà mình tiếp cận vấn đề: Tính chất đại diện của mẫu thử tốt hơn, 
phương pháp thống kê phù hợp hơn. Với việc so sánh với công trình của các tác giả khác ta có 
thể thực hiện sự phê bình về tính khoa học và mục đích các công trình của họ. Nhưng phải 
tránh một điều tế nhị là tất cả những nhận xét có thể bị hiểu như sự công kích cá nhân (3). 
Nếu có một công trình có vẻ tồi thì tốt hơn hết hãy bỏ qua trong yên lặng. 
XÂY DựNG MộT CHƯƠNG BÀN LUậN NHƯ THế NÀO? 
Thường là chương Bàn luận bắt đầu bằng mục tiêu đầu tiên: chỉ ra xem mục đích của đề tài có 
đạt được hay không (4). Cách làm này có lợi ích vì nó cho phép người đọc biết rằng họ có thể 
tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi được đặt ra ở cuối phần Đặt vấn đề mà không cần đọc hết cả 
chương Bàn luận. Tiếp theo, không có quy tắc, không có nguyên tắc nào bắt buộc thứ tự các 
phần của một chương Bàn luận cần phải trình bày. Tuy nhiên, chương Bàn luận phải đạt được 
hai mục đích khác của nó: đánh giá chất lượng và giá trị của các kết quả và nếu có dịp thì so 
sánh các kết quả đó với kết quả của các tác giả khác. 
Chúng tôi khuyên các bạn trước hết nên viết các yếu tố chương Bàn luận rồi sau đó hãy sắp 
xếp các yếu tố này. 
Xây dựng một chương Bàn luận 
 PHÊ BÌNH LÝ DO CHỌN LỰA 
SO SÁNH VỚI CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA 
{HỌC KHÁC TƯƠNG TỰ KHÁC
Vật liệu nghiên 
cứu + + + 
Những cái định 
đánh giá + + + 
Tiêu chuẩn đánh 
giá + + + 
Kết quả sớm - + + 
Kết quả phụ - + + 
Kết quả lâu dài... - + + 
Một số yếu tố có thể không mang lại lợi ích và phải huỷ bỏ. 
2) Sắp xếp các yếu tố. 
Hoặc là theo thứ tự như trên 
Hoặc là tập trung phần thảo luận vào các kết quả và giải thích sự khác nhau có thể gặp với các 
công trình khác hay chỉ rõ sự đóng góp của đề tài của mình qua các yếu tố trong tư liệu và 
phương pháp nghiên cứu của đề tài. 
Để xây dựng các yếu tố của chương Bàn luận, tốt nhất là đi theo mỗi đoạn của chương Tư liệu 
và phương pháp nghiên cứu (tư liệu nghiên cứu, những cái gì ta định đánh giá, tiêu chuẩn 
đánh giá) một mặt thảo luận các điểm yếu có thể có và lý do lựa chọn của mình, một mặt khác 
so sánh với những kết quả đã đạt được của các tác giả khác. Với các kết quả, phần thảo luận 
chỉ có thể đề cập tới việc so sánh (khác nhau hay tương tự) với những gì nghiên cứu khác đã 
nhận thấy. Tiến hành như vậy là cách đảm bảo tốt nhất những gì ta thảo luận là ở công trình 
của mình chứ không phải là làm một bài giảng. Cần tìm cách cố gắng để sắp xếp nối tiếp các 
đoạn của chương Bàn luận để tìm ra cách trình bày hợp lý và sáng sủa nhất. 
Có thể xây dựng chương Bàn luận theo thứ tự giống như các chương trước: Tật liệu nghiên 
cứu, phương pháp rồi kết quả. Trong trường hợp này, phần thảo luận giải thích cách chọn lựa 
đối tượng nghiên cứu, rồi liều lượng thuốc sử dụng, cuối cùng là các kết quả nhận được và so 
sánh với các tác giả khác. 
Trong những công trình khác, sự khác biệt giữa việc lựa chọn vật liệu nghiên cứu và phương 
pháp nghiên cứu với kết quả đạt được quá ít nên phải xây dựng chương Bàn luận từ các kết 
quả: Với cách này chương Bàn luận giải thích mỗi kết quả qua cách chọn tư liệu nghiên cứu, 
cách chọn chủ đề gì để đánh giá hay tiêu chuẩn đánh giá đã được sử dụng. Khi chương Bàn 
luận xây dựng dựa trên kết quả như vậy, có thể tuân theo thứ tự thời gian: kết quả sớm rồi 
đến kết quả lâu dài. Cũng có thể bắt đầu bằng việc thảo luận các kết quả ít quan trọng rồi kết 
thúc chương bằng việc thảo luận các kết quả quan trọng nhất. 
Có những tạp chí đòi hỏi bài báo kết thúc bằng một kết luận. Chúng tôi không khuyến khích 
cách này. Một kết luận có nguy cơ nhắc lại những gì đã được nói hoặc chỉ là một cố gắng để 
cứu một chương Bàn luận được thực hiện tồi. Cuối cùng chương Bàn luận không được kết thúc 
bằng một tóm tắt, phần tóm tắt tự bản thân nó là một chương, liên quan với đầu đề. 
Cuối chương Bàn luận có thể tạo ra các giả thiết. Cần trình bày rõ ràng rằng đó chỉ là giả thiết 
(1). Cũng có thể kết thúc chương Bàn luận bằng cách đưa ra những sự không chắc chắn hoặc 
chỉ ra những điều chưa biết để giải quyết bằng các công trình khác. 
CÁC SAI LầM 
Cùng với phần tóm tắt, chương này là chương mà các tác giả gặp khó khăn nhất để kiềm chế ý 
muốn giảng dạy của mình. Trong thực tế lỗi nặng nhất và hay gặp nhất là thảo luận toàn bộ 
chủ đề mà không phải chỉ thảo luận về bản thân công trình. Sai lầm này đôi khi toát ra ngay từ 
phần đặt vấn đề "5 bệnh án....là điểm khởi đầu để điểm y văn....". Nó đã biến chương Bàn luận 
của bài báo khoa học thành một dạng điểm báo hay một bài giảng. Hiếm hơn, nó dẫn tới một 
bài lịch sử mà lẽ ra việc này không có chỗ, trừ những ngoại lệ, trong một bài báo đăng kết quả 
nghiên cứu. 
Những lỗi khác có thể đôi khi gặp. 
Lỗi đầu tiên là nhắc lại trong chương Bàn luận những cái đã viết ở phần Đặt vấn đề (1). 
Thường không phải bao giờ cũng dễ để biết là việc đưa những cái đã được các tác giả khác tìm 
thấy vào ngay phần đặt vấn đề để nêu giá trị của công trình là tốt hơn hay là để điều đó trong 
chương Bàn luận. Một giải pháp là nhắc lại ở phần Đặt vấn đề tình hình hiểu biết hiện nay và 
trong chương Bàn luận so sánh các kết quả của mình với các kết quả của những tác giả khác 
(3), nghĩa là phần Đặt vấn đề thì nêu chung hơn và ở phần thảo luận thì nêu cụ thể với các số 
liệu. 
Sai lầm thứ hai là dẫn chứng thiếu chính xác: Thiếu chính xác khi sao chép kết quả của các tác 
giả khác hay không chính xác về nội dung mà họ muốn nói (5). Điều đó đòi hỏi ta không bao 
giờ trích dẫn các tác giả mà không đọc chính bài của họ (xem chương 12) và xem xét lại để 
mình không làm biến dạng cả những quan sát hay những tư tưởng của tác giả mà mình trích 
dẫn. 
Sai lầm thứ ba thường gặp là sử dụng những diễn đạt cảm tính. Một câu kiểu như: "chúng tôi ý 
thức rất rõ về đặc điểm rất khái quát của nhận xét này về sự tiến triển tiết niệu của những 
bệnh nhân cường cận giáp được mổ. Tuy nhiên nó đòi hỏi chúng tôi rất nhiều cố gắng dù 
không có các cơ cấu theo dõi sau mổ một cách hệ thống "không có bất cứ vị trí nào trong văn 
phong khoa học. Cũng cách diễn đạt như vậy dạng như "chúng tôi đã ngạc nhiên nhận thấy 
rằng...”, “thật là lạ khi những sự khác biệt không được rõ ràng": Nếu điều đó không như bạn 
mong đợi, hãy giải thích cái mà bạn mong đợi và bàn luận những ý nghĩa của cái mà bạn đã 
quan sát thấy. 
Cuối cùng cần nhắc lại rằng thì của động từ phải để ở thời quá khứ trong những câu liên quan 
đến các sự kiện ở thời quá khứ: các kết quả của mình, kết quả của các tác giả khác. Tốt nhất 
chỉ nên sử dụng thì hiện tại cho những khái niệm xác định rõ ràng. 
Các sai lầm 
1) Bàn quá các mục đích nghiên cứu của công trình đã xác định ở phần đặt vấn đề. 
2) Biến chương Bàn luận thành một dạng điểm kiến thức, một bài lịch sử hay một bài giảng. 
3) Nhắc lại những cái đã có rồi nhất là ở phần đặt vấn đề. 
4) Ngược lại, cho xuất hiện trong chương Bàn luận những hiện tượng mới liên quan tới vật liệu, 
phương pháp nghiên cứu hay kết quả. 
5) Đưa trích dẫn những điều của một tác giả mà thực ra người đó không viết. 
6) Trích dẫn một tác giả không nêu rõ tài liệu tham khảo: 
"Như X đã chỉ ra..." 
"Theo kỹ thuật của..." 
"Nhiều tác giả đã chứng minh rằng..." 
"Kinh điển cho rằng..." 
"Đọc trong y văn..." 

File đính kèm:

  • pdfphuong_phap_nghien_cuu_y_hoc_phan_1.pdf