Phương pháp luyện thanh cơ bản cho sinh viên ngành sư phạm âm nhạc

Tóm tắt: Trong quả trình học thanh nhạc, việc luyện thanh đống vai trò rất quan trọng: hình thành và hoàn thiện kỹ thuật thanh nhạc. Những người học thanh nhạc đều biết luyện thanh là công việc phải thực hiện trong suốt quá trình học tập và cả sau khi ra trường, nếu muốn giữ gìn sức bền của giọng hát cũng như sự ổn định kỹ thuật thanh nhạc. Môi trường phải thanh nhạc cỏ hàng chục, thậm chi hàng trăm mâu luyện thanh làm cơ sở cho việc học tập kỹ thuật thanh nhạc. Bằng nhũng kiến thức sư phạm, kinh nghiệm của mình, người giảng viên thanh nhạc sẽ tiếp cận một cách có khoa học về tố chất tự nhiên trong giọng hát của người học nhằm đưa ra những biện pháp phát triên mang tính định hướng cho sự hình thành và phát triên giọng hát của người học.

doc 6 trang phuongnguyen 1200
Bạn đang xem tài liệu "Phương pháp luyện thanh cơ bản cho sinh viên ngành sư phạm âm nhạc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phương pháp luyện thanh cơ bản cho sinh viên ngành sư phạm âm nhạc

Phương pháp luyện thanh cơ bản cho sinh viên ngành sư phạm âm nhạc
TẠI* CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC KHẢNH HÒA
t .1 p c lùkhoĩi lio c 77 Tildi. e du. VII
PHƯƠNG PHÁP LUYỆN THANH CƠ BẢN CHO SINH VIÊN
NGÀNH SƯ PHẠM ÂM NHẠC
Tràn Đình Lộc
Trường Đại học An Giang
Tóm tắt: Trong quả trình học thanh nhạc, việc luyện thanh đống vai trò rất quan trọng: hình thành và hoàn thiện kỹ thuật thanh nhạc. Những người học thanh nhạc đều biết luyện thanh là công việc phải thực hiện trong suốt quá trình học tập và cả sau khi ra trường, nếu muốn giữ gìn sức bền của giọng hát cũng như sự ổn định kỹ thuật thanh nhạc. Môi trường phải thanh nhạc cỏ hàng chục, thậm chi hàng trăm mâu luyện thanh làm cơ sở cho việc học tập kỹ thuật thanh nhạc. Bằng nhũng kiến thức sư phạm, kinh nghiệm của mình, người giảng viên thanh nhạc sẽ tiếp cận một cách có khoa học về tố chất tự nhiên trong giọng hát của người học nhằm đưa ra những biện pháp phát triên mang tính định hướng cho sự hình thành và phát triên giọng hát của người học.
Từ khóa: kỹ thuật thanh nhạc, luyện thanh, sư phạm âm nhạc
Mở đầu
Trong chương trình đảo tạo ngành cao đẳng su phạm âm nhạc của Trường Đại học An Giang, phần chuyên môn gồm 18 môn học với 61 TC, trong đó môn thanh nhạc có 8 TC, chiếm 13,11% thời lượng chuyên mồn hơn gấp đôi thời lượng các mồn chuyên ngành còn lại (trừ môn nhạc cụ), rải đều 6 học kỳ cho thấy vai trò của môn học thanh nhạc trong chương trình đảo tạo ngành cao đẳng sư phạm âm nhạc, cũng như vai trò của phân môn Hát trong chương trình giáo dục âm nhạc phể thông (nguồn: Niên lịch dào tạo Đại học Án Giang - 2019). Chương trình đào tạo ngành Sư phạm âm nhạc, môn học thanh nhạc Trường Đại học An Giang được chia làm 2 giai đoạn: Cơ bản và nâng cao. Mỗi giai đoạn các dạng bài tập luyện thanh được thiết kế phù hợp với trình độ cũng như dặc thù của sinh viên.
Ở giai đoạn cơ bản, sinh viên phải được hướng dẫn luyện tập đề đạt được nhũng yêu cẩu cơ bản, làm nền tang cho việc tiếp tục học ở giai đoạn nâng cao.
Giai đoạn cơ bản, bên cạnh những kiến thức về lý luận thanh nhạc được dạy lồng ghép vào các buổi học thanh nhạc (phần lý thuyết không dạy tách riêng), sinh viên phải luyện tập nhũng kỹ năng cơ bản và quan trọng: Lấy hơi, đẩy hơi, mở khẩu hình, tư thế, vị tri âm vang, thói quen tự tập luyện thanh ngoài giờ lên lớp.
Trong các hình thức luyện tập của giờ học thanh nhạc, hoạt động luyện thanh được diễn ra thường xuyên vào đầu mỗi buổi học, với từng cá nhân. Hoạt động này không chỉ ở trên lớp mà còn ở thời ệian tập luyện thanh ở nhà của sinh viên, dưới sự kiểm tra, đôn đốc, chỉ bảo tận tình của giảng viên thanh nhạc.
Phương pháp luyện thanh cơ bẳn
Chuẩn bị luyện thanh
Luyện thanh là tập hát những mẫu âm. Những bài tập này giải quyết hai nhiệm vụ: Nhiệm vụ thứ nhất lả khởi động giọng hát, làm “ẩm lên” cơ quan phát thanh; Nhiệm vụ thứ hai là đưa giọng hát vào trạng thái làm việc tốt nhất, tiếp nhận kỹ thuật thanh nhạc.
Luyện thanh là một trong 4 công việc chính của giờ học thanh nhạc, đố là:
Tập thở (đẩy hơi không có âm thanh)
Luyện thanh (đẩy hơi có âm thanh), hát các bài tập mẫu âm với các nguyên âm và phụ âm
Hát những bài luyện thanh (vocalise)
Hát những tác phẩm thanh nhạc
Thiết bị cần thiết cho việc dạy và học luyện thanh: Đàn piano và gương soi toàn thân.
Việc bắt đầu buổi học thanh nhạc tốt nhất nên là:
Sáng:sau 8g
Trưa: sau 14g
Tối: sau 20g
Chỉ bắt dầu buổi học thanh nhạc với tâm trạng thoải mái, không bị căng thẳng về cảm xúc, sẽ giúp cho các cơ quan phát thanh mềm dẻo, từ đó tạo ra âm thanh tốt.
Trước khi bắt đầu luyện thanh phải kiểm tra các vấn đề sau:
Tư thế có tốt không?
Làm thế nào để có vị trí âm thanh chính xác?
Lưỡi có bị căng cứng không?
Hăm dưới có được thả lỏng không? Thông thường hàm dưới thả lỏng và lưỡi nằm gọn trong lòng hàm dưới giúp việc ca hát được thoải mái.
Phải nghe được âm thanh khi đang hát.
Hây cẩn thận khi chuyển tông lên hoặc xuống từng nửa cung.
Phải thở đúng cách.
Bắt đầu luyện thanh nên từ từ và nhẹ nhàng, tốt nhất là nên bắt đầu với sắc thái p. Nên cho người học đứng trước gương. Việc luyện thanh chỉ nên kéo dài tối đa khoảng 15 phút để giữ sức cho phần tiếp theo của buổi học. Với người bắt đầu học thanh nhạc thì nên chọn những mẫu luyện thanh trong phạm vi quãng 3, 4 và tập trung ở âm khu tự nhiên của giọng hát. Luyện thanh trong giai đoạn đầu cũng đồng thời là tập cách hít hơi, ghìm hơi, đẩy hơi và xác định điểm tựa khi đẩy hơi, học cách mở khẩu hình trên những nguyên âm khác nhau sao cho phù họp.
Phươngpháp xử lỷ hơi thở
Xử lý hơi thở là yêu cầu quan trọng trong quá trinh ca hát nói chung và luyện thanh nói riêng.
Xử lý hơi thở gồm 2 giai đoạn: Lấy hơi và đẩy hơi
Lấy hơi: Cả bằng mũi và miệng, sao cho miệng ở trạng thái ngáp, khi đó hơi sẽ vào đầy ở phần dưới của lồng ngực (xương sườn cụt giương lên).
Đẩy hơi: Nén hơi khoảng 2 giây, sau đó từ từ xì hơi qua kẽ răng, điểm tựa khi đẩy hơi là ở trung tâm lồng ngực.
Bài tập này gọi là đẩy hơi không có âm thanh, cần tập kỹ trước khi bắt đầu luyện thanh khoảng 5 phút, thì nên chọn những mẫu luyện thanh trong phạm vi quãng 3, 4 và tập trung ở âm khu tự nhiên của giọng hát. Luyện thanh trong giai đoạn đầu cũng đồng thời là tập cách hít hơi, ghìm hơi, đẩy hơi và xác định điểm tựa khi đẩy hơi, học cách mở khẩu hình trên những nguyên âm khác nhau sao cho phù hợp.
Bài tập luyện thanh đầu tiên
Mầu luyện thanh 1
Nô NaNôNa Nô
Mẩu luyện thanh 2: Sử dụng phụ âm N kết hợp nguyên âm 0 và A
Nô ô ôô ô
Mau luyện thanh 3: Sử dụng phụ âm N kết hợp các nguyên âm 0 và A
Nô ô ô ôô
Mẩu luyện thanh 4
Nô ô....	ô...	ô.
Mau luyện thanh 5
Lu u.... u
Mẩu luyện thanh 6: Sử dụng phụ âm L kết hợp các nguyên âm 0, A, ÊKhông nhanh
L ô...	ô
Mầu luyện thanh 7
Hô, hô, hô, hô, hô.
Hướng dẫn luyện tập các mẫu luyện thanh
Đây là những mẫu luyện thanh phù hợp với người bắt đầu học thanh nhạc.
Trước khi bắt đầu luyện thanh, cần tập cho người học đưa khẩu hình vào trạng thái ngáp, khi đó cổ họng sẽ mở ra và hàm ếch mềm nhấc lên, lấy hơi đưa bộ máy phát thanh vào trạng thái tích cực nhất để phát ra âm thanh chuẩn.
Mẫu 1:
Phải duy trì được sự ngân vang đúng trường độ của nốt cuối cùng, điều này rất quan trọng vi giúp thầy giáo đánh giá được đầy đủ chất lượng của âm thanh giọng hát của người học.
Hát từ âm đầu đến âm cuối liền một hơi, các âm dính liền nhau
Giữ đúng giọng khi hát lên xuống từng nửa cung
Khi thay đổi nguyên âm và phụ âm thì không nên cử động hàm dưới và lưỡi quá nhiều, đặc biệt là những cử động khiến cho khẩu hình bị thay đổi. Việc sử dụng phụ âm N kết họp nguyên âm ô và a giúp dễ dàng khi bật tiếng (đầu lưỡi chạm vào chân răng cửa phía trong của hàm trên khi bật tiếng)
Mau 2: Mau luyện thanh 2 được sử dụng để làm thay đổi cơ chế phát âm khi cao độ các nốt thay đổi. Tuy nhiên, với phạm vi quãng 3, liền bậc sẽ giúp người mới học hát không cảm thấy căng thẳng khi hát.
Mẩu 3: là biến thể của mẫu 2
Mẩu 4: Mẩu luyện thanh 4 dành cho người học có lợi thế về âm vực giọng, có thể hát tới phạm vi quãng 8 mà không bị căng thẳng quá mức, tuy nhiên không nên để người học phải ráng sức để chạm tới nốt cao nhất có thể. Việc hát trong phạm vi quãng 8 cho từng loại giọng trong giai đoạn đầu không dễ dàng, mà phải luyện tập dần dần.
Mẩu 5: Với mẫu luyện thanh 5, người học sẽ trài nghiệm một bài tập nhấn mạnh tâm lý dễ dàng khi hát. Khi người học hát nốt cao đầu tiên thành công, sẽ cảm thấy dễ dàng hơn khi hát các nốt thấp hơn tiếp theo, sẽ nghe hay hơn vì họ cảm thấy rằng mình đã vượt qua được chỗ khó trong câu hát. Ngoài ra, đối với giọng hát nữ thì bài tập giai điệu đi xuống sẽ giúp cho việc xử lý thuận lợi âm chuyển giọng.
Việc chuyển từ nguyên âm ô ở mẫu 4 sang nguyên âm u ở mẫu 5 giúp người học cảm thấy dễ hơn khi hát những âm cao.
Khi vị trí bật tiếng đã chính xác rồi thi việc sử dụng phụ âm L sẽ cảm thấy dễ dàng hơn các phụ âm khác.
Mẩu 6:
Hát với nhịp độ vừa phải
Bắt đầu với phụ âm L, sau đó hát nguyên âm 0, A và E, chú ý hát các nguyên âm tách biệt thật rõ ràng, liền một hơi.
Với mẫu 6, bắt đầu cho người học hát lên cao dần theo từng nửa cung, vì vậy đây là bài tập khó mặc dù chỉ có 5 nốt.
Mẩu 7:
Hat với phụ âm H kết hợp nguyên âm ô
Khi hát mẫu âm này, chú ý lấy hơi bằng mũi và miệng ở trạng thái ngáp, sau đó bật bụng và hát nẩy (staccato).
Khi hát mỗi âm (staccato), khẩu hình răng cửa hơi lộ ra, hát một cách tươi sáng và nhẹ nhàng, âm thanh tròn, tâm trạng thoải mái, âm lượng vừa phải và âm thanh bật ra từ chân răng cửa phía trong của hàm trên.
Giai điệu từ trên xuống giúp người học cảm thấy dễ dàng hơn khi tiếp cận các âm thanh và luyện tập kỹ thuật hát nẩy.
Hát nhịp độ vừa phải, để tai có thể nghe và đánh giá âm thanh một cách chính xác. Âm thứ 5 hát đủ trường độ 4 phách không nẩy.
Hát lên dần nửa cung, đến nốt cao nhất có thể.
Hoàn thành việc luyện tập 7 mẫu luyện thanh trên, là người học đã đạt được những yêu cầu căn bản của giai đoạn đầu học tập kỹ thuật thanh nhạc, làm nền tảng quan trọng cho việc tiếp tục luyện tập giai đoạn sau với những kỹ thuật phức tạp hơn.
Tư thế và khấu hình khi luyện thanh
Tư thế
Theo Giáo trình Hát (Ngô thị Nam - tập 1, 2004), khái niệm về tư thế khi ca hát được trình bày như sau:
“Tư thế cơ thể khi ca hát phải tạo thuận lợi cho việc phát âm, thể hiện âm thanh, diễn đạt tình cảm. Tư thế hát đẹp mới giúp hơi thở được vận dụng một cách dễ dàng, linh hoạt, tiếng hát phát ra có sức thu hút nhất định đối với người nghe, góp phần không nhỏ cho việc trình bày bài hát thêm sinh động, chất lượng. Luyện tập tư thế ca hát cũng giúp cho bản thân có dáng dấp uyển chuyển, tao nhã” (Ngô Thị Nam - tập 1,2004, tr.7).
Việc luyện tập để có tư thế đúng khi luyện thanh là một phần trong luyện tập tư thế khi ca hát.
Khi luyện thanh, ta chú trọng tư thế đứng thẳng, tức là cơ thể tạo thành một đường thẳng, hai chân rộng bằng vai để trụ vững và toàn bộ trọng lượng cơ thể dồn xuống hai chân (hình 1).
Cách luyện tập: Đứng thẳng, dựa người vào tường sao cho 4 bộ phận sau của cơ thể sau chạm vào tường: Gót chân, phần mông, phía sau bả vai và phía sau đầu. Tập nhiều lần cho cơ thể quen dần, rồi mới bắt đầu đứng trước gương soi để luyện thanh.
Với tư thế đứng đúng đó (chống hai tay lên hông, ngón cái đật phía sau hông để kiểm tra thao tác đẩy hơi, điểm tựa khi đẩy hơi từ trung tâm lồngngực sẽ dồn xuống hai vách sau của lưng, đè lên phần xương chậu), bạn sẽ thấy ngực hơi ưỡn ra, hiên ngang, cảm giác như đỡ lấy âm thanh khi đẩy hơi. Cảm giác này quan trọng vì nó giúp ta xác định đúng điểm tựa khi day hơi là ở trung tâm lồng ngực (hình 2).
Cách mở khẩu hình cơ bản khi luyện thanh
Khi luyện thanh, ta phải chú ý mở cả khẩu hình trong và khẩu hình ngoài
Hình 1
Hình 2
Hình 1: Khẩu hình trong và khẩu hình ngoài khỉ luyện thanh với mẫu âm A (là mẫu âm được sử dụng nhiều trong khỉ luyện thanh và là âm để khoe giọng trong các tác phẩm thanh nhạc khỏ)
Hỉnh 2: Tư thế đứng luyện thanh tốt nhất
Khẩu hình ngoài: Là phần môi của miệng. Tủy theo mẫu âm, ta sẽ cố khẩu hình ngoài tương ứng:
Với nhóm nguyên âm A (ã, â), miệng mỡ rộng, hơi tròn. Môi trên hơi nhếch lên, đề lộ hàm răng trên. Mặt lưỡi bằng phẳng, đầu lưỡi tiếp giáp nhẹ với răng hàm dưới. Tính chất âm thanh sáng.
Với nhóm nguyên âm E (ê), miệng không mở rộng như khi hát nguyên âm A, mả thu nhỏ hơn, rang hơi lộ, phần lung lưỡi hơi uốn cong. Tính chất âm thanh sáng.
Với nhóm nguyên âm I (y) miêng thu nhỏ lại so với khi hát nhóm A và E. Phần lưng lưỡi dính sát vòm ếch mềm. Tính chất âm thanh sáng, mang nhiều chất thép.
Với nhóm nguyên âm o (ô, ơ), miệng mỡ tròn, môi phía trên hơi thu lại. Phía trong miệng mở rộng, lưỡi gà nâng lên. cằm dưới hạ xuống, âm thanh hơi tối.
Vói nhóm nguyên âm Ư (ư), miệng thu nhỏ lại. Môi trên và môi dưới thu lại. Khẩu hình phía trong vẫn mờ rộng. Âm thanh có âm sắc tối hẳn, nghe âm u.
Khẩu hình trong: Quan trọng và phức tạp, bao gồm khoang miệng, co họng. Mở khẩu hình trong là đưa khẩu hình vào trạng thái NGÁP, khỉ đó họng sẽ mở ra và hàm ếch mềm được nâng lên (hay còn gọi là nhấc lên). Đây là điều rất quan trọng, vì kết hợp với vị tn âm vang tốt, cột hơi với diễm tựa vững chắc thì sẽ là cơ sở để cỏ âm thanh vang, sáng, xốp, còn được gọi là âm thanh có cộng minh (hình 1).
Việc kết hợp mở khẩu hình trong và ngoài đúng giúp cho âm thanh phát ra được vang, sáng, tròn đay và xốp, việc khẩu hình trong và ngoài không đúng sẽ bị hiện tượng bạch thanh trong ca hát hay còn gọi là âm thanh không có cộng minh.
Nhũng kết quẳ đạt được
Để việc luyện thanh nói riêng cũng như việc học thanh nhạc đạt hiệu quả, cần quan tâm đến những yếu tổ sau đay: Giảng viền, đạc điểm tổ chất giọng hát cùa sinh viên, giáo trình dạy học và điều kiện học tập (bao gồm biên chế lớp học, cơ sở vật chất). Trong các yếu tổ trên, tố chất thanh nhạc dong vai trò tiên quyết.
Tuy vậy, so với sinh viên chuyên ngành thanh nhạc tại các trường nghệ thuật, sình viên ngành su phạm âm nhạc có to chất thanh nhạc hạn chế hơn do dậc điểm yêu cầu khỉ tuyển sinh đầu vào và một số lý do khác. Ờ Trường Đại học An Giang, theo khảo sát sơ bộ đặc điểm giọng hát đầu vàocủasinh viên ngành sư phạm âm nhạc của nhóm giảng viên dạy môn thanh nhạc, qua 5 khóa đảo tạo giáo viên âm nhạc trình độ cao đẳng cho thấy:
stt
Lớp (khóa)
Tổng SỐ
Loại khá
Loại TB
Loại chưa đạt
Ghi chú
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
1
CD40AN
15
2
13,3
10
66,6
3
20
2
CD41AN
20
4
20
12
60
4
20
3
CD42AN
17
4
23,5
12
58,8
1
5,8
4
CD43AN
19
4
21
13
68,4
2
10,6
5
CD44AN
17
5
29,4
10
58,8
2
11,7
6
Tổng cộng
88
19
21,6
57
64,8
12
13,6
Bảng 1: Đánh giá giọng hát đầu vào
SỐ sinh viên có giọng hát tốt dù tỉ lệ còn thấp, nhưng đã tăng dần qua từng kháo đào tạo. Đây là tín hiệu tích cực đối với kết quả đào tạo của môn thanh nhạc nói riêng và của ngành sư phạm âm nhạc nói chung, vi đối tượng này kén chọn nơi học, phải là nơi các em có thể gửi gắm niềm dam mê ca hát của minh.
Đa số giọng hát sinh viên nữ âm khu giọng ngực phát triển, còn âm khu giọng hỗn hợp hạn chế. Đây là khó khăn không nhỏ trong quá trình luyện tập để phát triển giọng hát.
Qua bảng 1, ta thấy:
- Tỉ lệ sinh viên có giọng hát đạt loại tốt chiếm khoảng 20%, là sinh viên có giọng hát với âm vực khá, giọng hát có sức bật, có biểu cảm các em này hầu hết là học sinh phổ thông có thành tích về hoạt động ca hát. Có thể thấy đây là tỉ lệ thấp so với tiêu chuẩn đầu vào của các trường nghệ thuật đào tạo ngành thanh nhạc. Loại trung bình (TB) chiếm 64,8% tức gần hai phần ba, là sinh viên có giọng hát với âm vực đạt chuẩn ở âm khu tự nhiên nhưng độ vang sáng, sức bật giọng hát chưa tốt. Loại chưa đạt chiếm 13,6%, giọng hát hạn chế về âm vực.
Bảng 2: Đánh giá giọng hát đầu ra
stt
Lớp (khóa)
Tổng số
Loại tốt
Loại khá
Loại TB
Chưa đạt
Ghi chủ
1
CD40AN
12
3
25
8
66,6
1
8,4
0
0
2
CD41AN
16
3
18,8
12
75
1
6,2
0
0
3
CD42AN
13
3
23,1
9
69,2
1
7,7
0
0
4
CD43AN
17
Đang học năm 2
5
CD44AN
16
Đang học năm 1
Qua bảng 2, ta thây:
Sinh viên đạt loại tốt, giọng hát có âm vực chuẩn, vang sáng, có sức bật, biểu cảm tốt, không chỉ xử lý các bài hát trong chương trình phổ thông mà còn cả các ca khúc nghệ thuật, tham gia vào các hoạt động ca hát ở các tụ điểm ca nhạc, các hội diễn, hội thi ca hát trong và ngoài nhà trường đạt hiệu quả. Tỉ lệ này qua các khóa 40, 41 và 42 (đang hoàn thành chương trình môn thanh nhạc, chuẩn bị TN) là xấp xỉ 20%.
Sinh viên đạt loại khá, giọng hát có âm vực khá, chuẩn xác về cao độ, có biểu cảm, xử lý được các bài hát trong chương trình âm nhạc phổ thông, một số ca khúc ngoại khóa. Tỉ lệ này qua các khóa 40, 41 và 42 là xấp xỉ 70%.
Sinh viên đạt loại trung bình, có giọng hát chuẩn xác về cao độ, tuy nhiên còn hạn chế về âm vực, độ vang sáng, khi xử lý các ca khúc trong chương trình phổ thông vẫn phải sử dụng biện pháp hạ giọng.
Không có sinh viên chưa đạt.
Hầu hết sinh viên ngành âm nhạc đều tham gia tích cực, hiệu quả vào các hoạt động nghệ thuật của Khoa, Trường với sự quan tâm giúp đỡ của các giảng viên trong bộ môn âm nhạc, phòng ban liên quan.
Đạt được kêt quả trên là nhờ sự nô lực không ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy, giáo trình đào tạo, và đặt biệt là việc tạo điều kiện tốt nhất có thể của Trường, Khoa, Bộ môn về cơ sở vật chất, biên chế lớp học... (Trường Đại học An Giang cho phép biên chế 5 sinh viên mỗi lớp học môn thanh nhạc, đây có thể nói là điều kiện rất tốt để giảng viên triển khai phương pháp giảng dạy tích cực). Do Trường Đại học An Giang chỉ đảo tạo ngành Cao đẳng sư phạm âm nhạc, nên sức hút cạnh tranh nguồn tuyển sinh không bằng các trường đảo tạo ngành này ở bậc đại học, nhưng với sự nỗ lực của đội ngũ giảng viên thanh nhạc, cùng với sự tạo điều kiện của cho thấy những kết quả khả quan từ chất lượng đào tạo, chất lượng tuyển sinh qua từng năm (xem bảng 1 và bảng 2).
Kết luận
Phải khẳng định rằng, luyện thanh là hoạt động rất quan trọng trong quá trình học thanh nhạc. Ngoài việc hình thành kỹ thuật thanh nhạc cho người học, việc luyện thanh còn giúp hình thành và phát triển giọng hát, rèn luyện tai nghe âm nhạc, sức khỏe. Hoạt động này chỉ mang lại hiệu quả nếu người học rèn luyện dưới sự hướng dẫn của giảng viên thanh nhạc có kinh nghiệm chuyên môn, nếu
không sẽ không mang lại hiệu quả tích cục, thậm chí	Phuơng pháp luyện thanh căn bản này, có thể
còn làm hỏng giọng hát.	áp dụng cho các lớp luyện giọng, câu lạc bộ nghệ
thuật và các lớp sư phạm âm nhạc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Concone. G. (1836). Fifty Lesson For Medium Voice - Vocal. Schirmer’s Library of Musical Classics.
Duong Viết Á. (2000). Ca từ trong âm nhạc Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Viện âm nhạc.
Đức Bằng, Đỗ Mạnh Thường, &Đào Trọng Từ. (1984). Thuật ngữ và ký hiệu âm nhạc thường dùng. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa.
Mai Khanh .(1997). Sách học thanh nhạc. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bàn Trẻ.
Nguyễn Trung Kiên. (1998). Phương pháp sư phạm thanh nhạc. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa.
Nguyễn Trung Kiên. (1982). Phươngpháp học hát. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa.
Hồ Mộ La. (2002). Phương pháp sư phạm thanh nhạc. Hả Nội: Nhà xuất bản Từ điển bách khoa.
Vĩnh Long. (1976). Sự tròn vành rõ chữ của tiếng hát dân tộc. Hả NộúViện nghệ thuật.
Lloyd Frederick Sunderman. (1958). Basic Vocal Instructor. New York: Belwin Rockville Centre, Long Island, N.Y.
NgôThịNam. (2004).Giáo trình hát-tập 1. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.
Ngô Thị Nam. (2ữữl).Giáo trìnhhát- tập 2. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.
Nguyễn Thị Nhung. (1997). Hình thức và thể loại âm nhạc. Hà NộúNhà xuất bản Giáo dục.
Nhiều tác giả. (2008). Tuyển tập Romance. Thành phố Hồ Chí Minh: Thư viện Đại học Sài Gòn.
Quang Phác. (2006). 100 bài hát Việt Nam. Hả Nội: Nhà xuất bản Hà Nội.
METHOD OF BASIC BAR PRACTICE FOR MUSIC PEDAGOGY’S
STUDENTS
Tran Dinh Loc
An Giang University
Abstract; In the process of learning vocal, vocal practice plays a very important role: forming and perfecting vocal techniques. The vocal learners know that vocal training is a work to be done throughout the learning process and even after graduation, if you want to preserve the strength of the voice as well as the stability of vocal techniques. Each school of vocal music has dozens, even hundreds of vocal training samples, as a basis for learning vocal techniques. With his pedagogical knowledge and experience, the vocal instructor will approach in a scientific way the natural qualities of the learner's voice in order to provide development- oriented measures for the formation and development of learners' vocals.
Keywords; vocal techniques, vocal practice, music pedagogy

File đính kèm:

  • docphuong_phap_luyen_thanh_co_ban_cho_sinh_vien_nganh_su_pham_a.doc
  • pdfUnlock-48151_article_text_151942_1_10_20200603_4844_572077.pdf