Phương pháp dạy học vật lý (Ở trường THPT) - Nguyễn Mạnh Hùng (Phần 1)

Chương I

ĐẠI CƯƠNG VỀ MÔN PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VẬT LÍ

§1. ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA MÔN PPDH VẬT LÍ Ở TRƯỜNG THPT

1. Phương pháp dạy - học vật lí ở trường THPT (còn gọi là lí luận dạy học vật lí ở trường

THPT) là sự vận dụng cụ thể những qui luật và nguyên tắc của lí luận dạy học đại cương

vào quá trình dạy-học bộ môn vật lí ở trường THPT. Vì vậy nếu đối tượng của lí luận dạy

học đại cương là quá trình dạy - học các bộ môn ở trường PT thì đối tượng của môn

PPDH vật lí là quá trình dạy-học bộ môn vật lí ở trường THPT

pdf 50 trang phuongnguyen 6060
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Phương pháp dạy học vật lý (Ở trường THPT) - Nguyễn Mạnh Hùng (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phương pháp dạy học vật lý (Ở trường THPT) - Nguyễn Mạnh Hùng (Phần 1)

Phương pháp dạy học vật lý (Ở trường THPT) - Nguyễn Mạnh Hùng (Phần 1)
 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH 
KHOA SINH 
NGUYỄN MẠNH HÙNG 
Tài liệu lưu hành nội bộ - 2001
Chương I 
 ĐẠI CƯƠNG VỀ MÔN PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VẬT LÍ 
§1. ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA MÔN PPDH VẬT LÍ Ở TRƯỜNG THPT 
1. Phương pháp dạy - học vật lí ở trường THPT (còn gọi là lí luận dạy học vật lí ở trường 
THPT) là sự vận dụng cụ thể những qui luật và nguyên tắc của lí luận dạy học đại cương 
vào quá trình dạy-học bộ môn vật lí ở trường THPT. Vì vậy nếu đối tượng của lí luận dạy 
học đại cương là quá trình dạy - học các bộ môn ở trường PT thì đối tượng của môn 
PPDH vật lí là quá trình dạy-học bộ môn vật lí ở trường THPT. 
2. Quá trình dạy-học vật lí ở trường THPT là một hệ thống nhiều yếu tố có quan hệ mật thiết 
và tác động qua lại lẫn nhau. Trong đó nổi bật hai yếu tố cơ bản là quá trình dạy vật lí của 
thày giáo và quá trình học vật lí của học sinh. Sự tương tác của hai quá trình này phải dựa 
trên các cơ sở cùng các mối quan hệ biẹân chứng giữa chúng là : mục đích của việc dạy-
học vật lí; nội dung và phương 
pháp của việc dạy học vật lí; các 
hình thức tổ chức của việc dạy-
học vật lí. Như vậy, cụ thể hơn, 
đối tượng của môn PPDH vật lí là 
tất cả các yếu tố trên và mối liên 
hệ qua lại giữa chúng. Từ đó có 
thể thấy được tính chất phức tạp 
và luôn biến đổi của hệ thống sẽ 
làm cho việc xác định nhiệm vụ 
cụ thể của bộ môn cũng phải rất 
linh hoạt và cải tiến không 
ngừng. 
3. Từ việc xác định rõ đối tượng mà 
đề xuất những nhiệm vụ chủ yếu của bộ môn phương pháp dạy- học vật lí như sau : 
+ Thứ nhất : Xác định mục đích của việc dạy-học vật lí ở trường THPT, trên cơ sở đó đề 
xuất các nhiệm vụ cụ thể cho hoạt động dạy-học vật lí . Việc xác định mục đích dạy-học 
vật lí phải được tiến hành trước hết vì nó chi phối tất cả các yếu tố còn lại của quá trình 
này. Mục đích càng rõ ràng và cụ thể bao nhiêu thì việc đề xuất các nhiệm vụ và các 
phương pháp dạy-học vật lí cùng các hình thức tổ chức hoạt động dạy-học càng có hiệu 
quả bấy nhiêu. Nhiệm vụ này sẽ được nghiên cứu và giới thiệu ở chương II. Nó nhằm trả 
lời cho câu hỏi: “Dạy-học vật lí để làm gì? ” 
+ Thứ hai : Dựa trên mục đích đã đề ra và một số các cơ sở khác (như đặc điểm của 
khoa học vật lí, các nguyên tắc dạy-học của lí luận dạy học, điều kiện cơ sở vật chất, đặc 
điểm tâm sinh lí của học sinh) mà xây dựng một hệ thống các kiến thức vật lí, các kĩ 
năng, kĩ xảo tương ứng cần cung cấp và rèn luyện cho học sinh ở trường THPT. Nhiệm 
vụ này cũng đã được nghiên cứu và thể hiện ở chương trình học, ở nội dung cụ thể trong 
các sách giáo khoa, trong các tài liệu hướng dẫn giảng dạy và học tập. Tuy nhiên, đây 
chỉ là phần cơ bản. Trong hoạt động dạy-học đầy tính sáng tạo của giáo viên và học sinh 
có nhiều điều kiện để đóng góp hoàn thiện cho các nội dung cụ thể và để thực hiện nó 
một cách hiệu quả. Tóm lại nhiệm vụ này nhằm trả lời câu hỏi: “Dạy những vấn đề gì của 
vật lí cho học sinh THPT”. 
Q.T
DAÏY 
Q.T 
HOÏC 
Muïc ñích
Toå chöùc 
Phöông tieän 
Noäi dung
 + Thứ ba : Sau khi đã xác định được nội dung của việc dạy-học vật lí thì những công việc 
quan trọng tiếp theo là tìm những phương pháp, biện pháp cho hoạt động dạy-học này và 
những hình thức tổ chức tương ứng nhằm đảm bảo cho quá trình dạy học thu được kết 
quả tốt nhất. Việc đề xuất những phương pháp và các hình thức tổ chức trước hết phải 
dựa trên các qui luật và nguyên tắc chung mà lí luận dạy học đại cương đã đề ra, đồng 
thời còn phải căn cứ vào đặc điểm của bộ môn vật lí và các điều kiện cơ sở vật chất hiện 
có và sẽ có trong tương lai gần. Nhiệm vụ này cũng đã được nghiên cứu và được giới 
thiệu ở chương III và IV. Nó nhằm trả lời cho câu hỏi : “Dạy vật lí ở trường THPT như 
thế nào và với các hình thức nào?”. Những phương pháp và hình thức tổ chức dạy học 
được đề xuất và giới thiệu cũng chỉ là phần cơ bản. Trong quá trình dạy-học vật lí, chúng 
sẽ được giáo viên và học sinh bổ sung và được vận dụng sáng tạo. 
+ Thứ tư : Vì hệ thống quá trình dạy - học nói chung và các yếu tố của hệ thống luôn ở 
trạng thái vận động và phát triển không ngừng, vì các bộ môn cơ sở luôn có những thành 
tựu nghiên cứu mới, nên bản thân bộ môn phương pháp dạy-học vật lí cũng phải luôn 
luôn tự hoàn thiện, bổ sung. Nó phải bám sát các đối tượng nghiên cứu và kịp thời bổ 
sung, thay thế những kết quả nghiên cứu không còn phù hợp. Nhiệm vụ này không phải 
chỉ của riêng các nhà nghiên cứu mà phải của toàn thể các cán bộ quản lí giáo dục nói 
chung, của các giáo viên bộ môn nói riêng và của cả học sinh trong suốt quá trình dạy và 
học vật lí ở trường THPT. 
Nói tóm lại, việc thực hiện các nhiệm vụ của bộ môn phương pháp dạy - học vật lí 
phải diễn ra thường xuyên, với sự đóng góp chung của các nhà nghiên cứu, của cán bộ 
quản lí giáo dục và đặc biệt với sự tham gia đông đảo của đội ngũ giáo viên bộ môn vật lí 
và của học sinh trong suốt quá trình hoạt động dạy - học vật lí diễn ra ở trường THPT. 
 §2. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA MÔN PHƯƠNG PHÁP DẠY-HỌC VẬT LÍ. 
Là một bộ phận của lí luận dạy học đại cương, phương pháp dạy học vật lí cũng sử 
dụng những phương pháp nghiên cứu giáo dục. Có những phưong pháp chính được vận dụng 
như : 
1. Nghiên cứu lí luận và ứng dụng : Phương pháp này dựa trên việc nghiên cứu, phân tích 
các công trình nghiên cứu lí luận, các thành tựu của khoa học giáo dục, của các khoa học 
khác để chọn lọc những cái hay, những cái phù hợp mà vận dụng vào bộ môn của 
mình. Thí dụ, dựa trên kết quả nghiên cứu về phương pháp dạy học nêu vấn đề của tâm lí 
học và lí luận dạy học và dựa vào khoa học vật lí mà vận dụng nghiên cứu đưa phương 
pháp này ứng dụng vào việc dạy-học vật lí. Do đặc điểm của bộ môn mà phương pháp 
này được áp dụng rất phổ biến. 
2. Quan sát và điều tra : Phương pháp này dựa trên việc theo dõi, tìm hiểu trong một thời 
gian nhất định một đối tượng giáo dục cần nghiên cứu với một mục đích và một nội dung 
cụ thể. Kết quả của việc quan sát - điều tra phải được đánh giá dựa trên những tiêu chuẩn 
cụ thể mà người nghiên cứu lựa chọn. Có nhiều hình thức quan sát và điều tra như dự giờ, 
trao đổi với giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh, theo dõi kết quả học tập, phát phiếu 
điều tra, trắc nghiệm Thí dụ: để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng một biện pháp mới 
trong việc hướng dẫn học sinh làm bài tập phần định luật bảo toàn động lượng, cần phải 
xác định nội dung quan sát - điều tra như : tỉ lệ phần trăm số học sinh làm được bài, thời 
gian hoàn thành bài tập với mỗi đối tượng học sinh, những sai sót thường gặp, những khó 
khăn hay mắc phải, những thuận lợi khi làm bài. Để đánh giá kết quả phải đề ra những 
tiêu chuẩn cụ thế, thí dụ như tiêu chuẩn về thời gian, tiêu chuẩn về kết quả và tiêu chuẩn 
về mức độ phổ biến. 
3. Tổng kết kinh nghiệm : Phương pháp này dựa trên việc phân tích, đánh giá, khái quát 
một kinh nghiệm để rút ra một qui luật cho một hiện tượng giáo dục nào đó rồi đem vận 
dụng qui luật đó vào cho bộ môn của mình. Tổng kết kinh nghiệm không phải là sự vận 
dụng một cách máy móc mà là sự vận dụng những qui luật đã được rút ra từ thực tiễn và 
phải được lí luận soi sáng. Những kinh nghiệm cần tổng kết là những kinh nghiệm tốt, đã 
có hiệu quả giáo dục cụ thể. Nhưng có khi những kinh nghiệm thất bại cũng được tổng 
kết để tránh mắc phải những sai lầm tương tự. Thí dụ, kinh nghiệm tốt về giáo dục kĩ 
thuật tổng hợp cho học sinh khi dạy học vật lí ở một trường nào đó cần phải được phân 
tích để tìm ra những điều kiện cần thiết cho hoạt động đó như điều kiện cơ sở vật chất, 
trang thiết bị, đội ngũ giáo viên. Những điều kiện đó phải phù hợp với lí luận về giáo 
dục kĩ thuật tổng hợp. Do đó, những cơ sở nào, những trường nào có hội đủ những điều 
kiện đó mới có thể áp dụng vào cho mình và mới thu được kết quả tốt. Phương pháp này 
cũng được vận dụng phổ biến. Tuy nhiên, cần tránh nhất việc áp dụng một cách máy móc. 
4. Thực nghiệm sư phạm : Phương pháp này dựa trên việc tổ chức một tác động sư phạm 
lên đối tượng cần nghiên cứu (giáo viên, học sinh, chương trình, nội dung học, hình thức 
tổ chức dạy, học ) với một mục đích và một kế hoạch hoạt động cụ thể. Từ kết quả của 
thực nghiệm mà rút ra những qui luật khách quan. Thí dụ, để nghiên cứu hiệu quả của 
việc dạy học vật lí bằng cách tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh thay vì cách 
thông thường là dùng các phương pháp diễn giảng, đàm thoạithì cần phải tổ chức thực 
nghiệm trên một loạt đối tượng học sinh. Kết quả của thực nghiệm sẽ khẳng định hoặc 
phủ định giả thuyết : dạy học bằng tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh là có tính 
khả thi và có hiệu quả hơn kiểu dạy học thông thường. Phương pháp thực nghiệm giúp 
chủ động tìm ra các qui luật của việc dạy học vật lí một cách khách quan, chính xác. Tuy 
nhiên, phương pháp này đòi hỏi những điều kiện cao hơn các phương pháp khác và vì đối 
tượng của nó là con người nên việc sử dụng phải thận trọng, khéo léo và do đó việc vận 
dụng còn hạn chế hơn các phương pháp khác. 
 §3. CÁC BỘ MÔN CƠ SỞ CỦA MÔN PHƯƠNG PHÁP DẠY - HỌC VẬT LÍ. 
Phương pháp dạy học vật lí là một môn học ứng dụng. Việc nghiên cứu đối tượng của 
bộ môn này cần phải dựa vào kết quả nghiên cứu của một số bộ môn khác. Những thành tựu 
của các bộ môn cơ sở cần phải được cập nhật hóa và phải được ứng dụng kịp thời. Vì vậy, 
việc nắm vững những vấn đề cơ bản của các môn học cơ sở là rất cần thiết. 
1. Vật lí học. Vật lí học là môn học cơ sở đầu tiên cần nắm vững vì nhiệm vụ hàng đầu của 
hoạt động dạy-học vật lí ở trường phổ thông TH là cung cấp cho học sinh những kiến 
thức, kĩ năng vật lí cơ bản, chính xác, có hệ thống. Vì vậy, các kiến thức vật lí được nhân 
loại tích lũy từ trước tới nay đã được các nhà khoa học hệ thống, sắp xếp, trình bày lại và 
các ứng dụng của chúng vào thực tiễn sẽ được chọn lọc và cung cấp cho hoạt động dạy-
học vật lí ở trường phổ thông. Bên cạnh đó, các phương pháp nghiên cứu vật lí và lịch sử 
phát triển khoa học vật lí cũng được nghiên cứu vận dụng vào phương pháp dạy học vật lí 
hoăïc được thể hiện trong quá trình hình thành các kiến thức vật lí cho học sinh nhằm 
phát triển năng lực nhận thức và tư duy sáng tạo cho học sinh. Dựa vào hoạt động cung 
cấp kiến thức vật lí cho học sinh mà cũng đồng thời khai thác yếu tố giáo dục đạo đức và 
giáo dục kĩ thuật tổng hợp cho học sinh. 
2. Triết học duy vật biện chứng. Triết học duy vật biện chứng là hệ thống quan điểm chính 
thống mà chúng ta đang vận dụng để nghiên cứu và cải tạo thế giới. Những tư tưởng, 
quan điểm, các nguyên lí và phương pháp luận của nó đang được vận dụng có hiệu quả ở 
tất cả các bộ môn khoa học. Bộ môn phương pháp dạy-học vật lí nói riêng cũng như giáo 
dục học nói chung cũng phải vận dụng những tư tưởng và phương pháp này mới phát 
triển đúng hướng và có kết quả. Mặt khác, một trong những nhiệm vụ quan trọng của hoạt 
động dạy-học vật lí ở trường phổ thông là bồi dưỡng thế giới quan duy vật biện chứng 
cho học sinh. Vì vậy càng cần phải nắm chắc những luận điểm cơ bản của nó. 
3. Tâm lí học. Tâm lí học đại cương, tâm lí học sư phạm nghiên cứu những khái niệm như 
nhân cách, hoạt động, hoạt động nhận thức, hoạt động dạy-học là những khái niệm cơ 
sở mà bộ môn phương pháp dạy-học vật lí phải dựa vào để xây dựng hệ thống lí luận và 
vận dụng vào thực tiễn hoạt động dạy-học vật lí. Hơn nữa, một số những thành tựu của 
tâm lí lại là cơ sở của những phương pháp dạy học vật lí. Vì vậy phải cập nhật những 
quan điểm và thành tựu mới của bộ môn này và có những vận dụng và điều chỉnh kịp 
thời. 
4. Lí luận dạy học đại cương. Bộ môn phương pháp dạy-học vật lí vận dụng những qui luật 
chung và những nguyên tắc chung mà lí luận dạy học đại cương đề xuất vào hoạt động 
dạy-học bộ môn vật lí. Việc vận dụng này thể hiện ở tất cả quá trình dạy học như xác định 
mục đích của việc dạy học vật lí, xác định nội dung và phương pháp của việc dạy học vật 
lí, cách thức tổ chức hoạt động dạy học vật lí  
5. Một số bộ môn khoa học khác, trong đó phải kể đến đầu tiên là toán học. Vì các quá 
trình, các khái niẹâm, các định luật vật lí được mô tả và nghiên cứu bằng ngôn ngữ 
toán học nên có thể nói toán học có vai trò không thể thay thế được trong vật lí và có tác 
dụng như công cụ cho nghiên cứu vật lí. Việc nghiên cứu quá trình dạy học vật lí không 
thể tách khỏi mối liên hệ với toán học. Các môn học khác như kĩ thuật, hóa học cũng có 
liên hệ với vật lí vì vậy cũng phải xét tới chúng ở một mức độ nào đó khi nghiên cứu quá 
trình dạy-học vật lí. 
 NỘI DUNG THẢO LUẬN 
1. Trình bày tóm tắt những nhiệm vụ cơ bản của môn phương pháp giảng dạy 
vật lí và các phương pháp nghiên cứu bộ môn. 
2. Tại sao việc nghiên cứu bộ môn PPGD vật lí lại là công việc chung của các 
nhà nghiên cứu và của toàn thể giáo viên trực tiếp giảng dạy vật lí? 
3. Tìm các thí dụ minh họa cho vai trò quan trọng của các bộ môn cơ sở đối 
với môn phương pháp dạy học vật lí. 
 Chương II 
MỤC TIÊU VÀ CÁC NHIỆM VỤ CỦA HOẠT ĐỘNG 
DẠY-HỌC VẬT LÍ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 
§1. ĐẠI CƯƠNG VỀ MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC VẬT LÍ Ở 
TRƯỜNG THPT. 
I. MỤC TIÊU. 
1. Mục tiêu : mục tiêu của hoạt động dạy-học vật lí ở trường THPT là yếu tố cơ bản đầu 
tiên cần xác định chính xác và cụ thể để có thể định hướng cho việc xác định các nhiệm 
vụ và nội dung của dạy học vật lí; xác định các phương pháp và hình thức tổ chức dạy 
học vật lí. Nhưng để xác định được mục tiêu của hoạt động này phải dựa vào mục tiêu 
chung của nhà trường phổ thông. Còn mục tiêu của nhà trường PT lại được xác định dựa 
trên mục tiêu chung mà xã hội đặt ra cho nhiệm vụ giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ của mọi 
hoạt động xã hội, của các cấp chính quyền và đoàn thể. Vì mục tiêu giáo dục và đào tạo 
thế hệ trẻ thay đổi theo từng giai đoạn của lịch sử và xã hội nên mục tiêu của nhà trường 
và mục tiêu của hoạt động dạy-học vật lí cũng phải bám sát và có những điều chỉnh, sửa 
đổi thích hợp mà không thể cứng nhắc. 
2. Mục tiêu giáo dục – đào tạo thế hệ trẻ ở nước ta được xác định bởi Đại hội Đảng Cộng 
sản toàn quốc và bởi Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội 
nghị lần thứ hai Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản (khóa VIII) đã xác định rõ 
mục tiêu giáo dục-đào tạo thế hệ trẻ có những phẩm chất và năng lực sau : 
+ Có lí tưởng độc lập và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây 
dựng đất nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa và bảo vệ Tổ quốc. 
+ Giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hóa 
nhân loại. Phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam 
+ Có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và 
công nghệ hiện đại. Có tư duy sáng tạo, có kĩ năng thực hành giỏi, có tác phong công 
nghiệp, có tính tổ chức và kỷ luật. 
+ Có sức khỏe. 
3. Nhà trường có rất nhiều điều kiện thuận lợi và có khả năng rất to lớn trong việc giáo dục-
đào tạo thế hệ trẻ. Tuy nhiên có một số mục tiêu mà phần đóng góp của nhà trường là cơ 
bản. Đó là những mục tiêu và ...  hoàn toàn xác định với mỗi hiện tượng, sẽ xảy ra một sự 
thay đổi về chất. Vì điều này xảy ra cho rất nhiều hiện tượng khác nhau nên sự chuyển 
hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất là một qui luật tổng quát 
của tự nhiên”. Thí dụ, khi hãm một chuyển động cơ học thì cơ năng và nhiệt độ của vật 
thay đổi nhưng đồng thời cũng có thay đổi về chất là chuyển động cơ học biến thành 
chuyển động nhiệt. Khi tăng vận tốc của chuyển động lên thì các tính chất cản trở của 
không khí cũng thay đổi. Nếu tăng vận tốc lên gần bằng vận tốc ánh sáng thì các tính chất 
về chiều dài, khối lượng của vật cũng thay đổi theo. Trong sự nóng chảy và đông đặc thì 
sự thay đổi về nhiệt độ dẫn đến sự thay đổi về trạng thái là sự khác nhau về chất vì có 
nhiều thuộc tính đã thay đổi căn bản 
+ Qui luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập. Cần nêu ra và làm sáng tỏ luận 
điểm sau : “Các hiện tượng vật lí chứa trong nó những mặt đối lập, thống nhất với nhau 
 và tác dụng trái ngược nhau. Tác dụng tương hỗ giữa các mặt đối lập này đã qui định sự 
tồn tại của các đối tượng, quá trình như chúng đang tồn tại hiện nay”. Thí dụ 1 : Tương 
tác của các vật thể có hai mặt đối lập là tác dụng và phản tác dụng. Hai mặt này liên quan 
khăng khít với nhau, thống nhất với nhau. Thí dụ 2 : Tác dụng tương hỗ giữa các phân tử 
bao gồm các lực hút và các lực đẩy. Nghĩa là hai mặt đối lập thống nhất tồn tại, do vậy 
mà vật chất vừa có tính nguyên vẹn, vừa có tính gián đoạn. Thí dụ 3 : Trong quá trình hóa 
hơi của chất lỏng luôn có quá trình ngược lại là ngưng tụ. Hai quá trình này mâu thuẫn 
nhau nhưng thống nhất nhau ở chỗ không thể có quá trình này mà không có quá trình kia. 
Thí dụ 4 : Tính chất sóng hạt của ánh sáng là sự kết hợp của hai mặt đối lập, nhưng chúng 
thống nhất nhau để tạo thành một thực thể hoàn chỉnh là ánh sáng. 
6. Tính chất biện chứng duy vật của quá trình nhận thức tự nhiên. Có những luận điểm cơ 
bản sau cần làm rõ, phân tích thêm trong khi dạy học vật lí : 
+ Thực tiễn là nguồn phát triển các kiến thức và là tiêu chuẩn chân lí. Thí dụ, trước khi 
khoa học phát triển, người ta đã quan niệm rằng vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ hoặc lực 
là nguyên nhân gây ra chuyển động. Tuy nhiên, bằng các quan sát và thí nghiệm thực 
tiễn, Galilê và Niutơn đã khẳng định nếu không có sức cản của không khí thì mọi vật đều 
rơi nhanh như nhau và lực chỉ có tác dụng làm thay đổi vận tốc chứ không phải là nguyên 
nhân của chuyển động. Như vậy, mọi kiến thức đều xuất phát từ thực tiễn và thực nghiệm 
là tiêu chuẩn của chân lí. 
+ Mối liên hệ tương hỗ giữa khoa học và kĩ thuật. Vai trò quyết định của sản xuất trong sự 
phát triển của khoa học. Sự tác động và những ứng dụng của vật lí học vào sản xuất và 
khoa học, kĩ thuật là điều hiển nhiên và rất dễ thấy trong toàn bộ chương trình vật lí phổ 
thông. Tuy nhiên, điều ngược lại là chính nhu cầu của nền sản xuất đã ảnh hưởng đến vật 
lí như thế nào lại khó thấy hơn. Vì thế giáo viên cần lưu ý đưa ra những thí dụ thích hợp 
cho thấy trong lịch sử, những yêu cầu của thực tiễn đã thúc đẩy sự nghiên cứu của vật lí 
và những kiến thức mới được ra đời. Và còn lưu ý thêm rằng mỗi phát minh trong vật lí 
đều để đáp ứng một yêu cầu nào đó của thực tiễn và ngược lại, một phát minh dù sớm hay 
muộn cũng được đưa vào ứng dụng trong sản xuất. 
+ Tính tương đối và tuyệt đối của chân lí. Cần chú trọng nêu những vấn đề cơ bản sau : 
Một là, bất cứ một luận đề khoa học nào cũng không phải đều đúng ở mọi nơi, mọi lúc 
mà chỉ đúng với một phạm vi hiên tượng nhất định. Nghĩa là nó có những giới hạn áp 
dụng nhất định, ngoài giới hạn đó ra, nó không còn là chân lí nữa. Thí dụ, các phép cộng 
vận tốc chỉ đúng cho các chuyển động với vận tốc nhỏ. Các định luật II,III của Niutơn chỉ 
đúng trong hệ qui chiếu quán tính. Định luật Húc chỉ đúng trong giới hạn đàn hồi. Các 
định luật chất khí chỉ đúng cho một lượng khí nhất định, trong những điều kiện áp suất, 
nhiệt độ nhất định. Khái niệm nhiệt độ không thể áp dụng cho chỉ một phân tử. Định luật 
Ôm chỉ đúng cho những vật dẫn rắn.... Hai là, trong mỗi trường hợp cụ thể thì các luận đề 
khoa học là chân lí. Song chân lí sẽ không bị hủy bỏ khi có một luận đề khoa học khác 
tổng quát hơn. Luận đề cũ sẽ trở thành trường hợp riêng của luận đề mới. Như vậy trong 
một chân lí khoa học có chứa cả yếu tố kiến thức tương đối và tuyệt đối. Thí dụ, khí lí 
tưởng là trường hợp riêng của khí thực. Cơ học cổ điển là trường hợp riêng của cơ học 
tương đối. 
 NỘI DUNG THẢO LUẬN 
1. Trình bày những khái niệm cơ bản của thế giới quan duy vật biện chứng. 
2. Khái niệm về vật chất và tính vật chất của thế giới được thể hiện qua nội 
dung và phương pháp dạy các kiến thức vật lí ở trường THPT như thế nào? 
3. Sự vận động của vật chất được thể hiện qua sự vận động của các đối tượng 
vật lí như thế nào? 
4. Hãy tìm thêm 3 thí dụ về những đặc trưng không gian và thời gian ẩn tàng 
trong những đại lượng vật lí và định luật vật lí. 
5. Nêu thí dụ về các hiện tượng vật lí để minh họa cho những luận điểm sau : 
sự phụ thuộc nhân quả giữa các hiện tượng; qui luật chuyển hóa từ những 
thay đổi về lượng đến những thay đổi về chất; qui luật đấu tranh và thống 
nhất giữa các mặt đối lập; tính tương đối và tuyệt đối của chân lí. 
 §5. GIÁO DỤC KĨ THUẬT TỔNG HỢP VÀ HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH 
TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ. 
I. ĐẠI CƯƠNG. 
1. Tầm quan trọng. Trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai, sự phát triển của khoa học, 
kĩ thuật và của nền sản xuất xã hội diễn ra rất nhanh chóng và mạnh mẽ. Các ngành nghề 
cũ nhanh chóng được thay đổi công nghệ sản xuất và bị thay thế bởi những ngành nghề 
mới. Vì vậy con người sống trong một xã hội phát triển mau lẹ như vậy không thể không 
được trang bị những khả năng thích ứng và hòa nhập, tự chủ và có đủ kiến thức để hòa 
nhập và phát triển. Điều này cũng đã được thể hiện rõ trong mục đích đào tạo của nhà 
trường phổ thông. Giáo dục kĩ thuật tổng hợp cho học sinh là một yếu tố quan trọng nhằm 
đáp ứng được mục đích đó. Vì vậy, đây là một nhiệm vụ cần thiết và bắt buộc phải thực 
hiện đối với tất cả các bộ môn trong nhà trường. Tuy nhiên, với đặc thù của mình, bộ môn 
vật lí có nhiều thế mạnh trong việc thực hiện nhiệm vụ này so với các môn học khác. 
2. Vậy giáo dục kĩ thuật tổng hợp là gì? Trước hết, để xác định nội dung của giáo dục kĩ 
thuật tổng hợp, cần phải xác định rõ chức năng của nó. Theo lí luận dạy học thì giáo dục 
kĩ thuật tổng hợp có chức năng phục vụ việc di chuyển nghề nghiệp cho người lao động 
trong một thực tế đòi hỏi các ngành nghề thay đổi liên tục như đã nói ở trên. Do đó, giáo 
dục kĩ thuật tổng hợp là dạy cho học sinh những nguyên lí cơ bản nhất của mọi qui trình 
sản xuất và phải rèn luyện những kĩ năng sử dụng những công cụ cơ bản nhất của mọi 
ngành sản xuất hiện đại. Cụ thể hơn, là phải dạy và rèn luyện cho học sinh các kiến thức, 
kĩ năng kĩ thuật cơ sở và công nghệ đại cương của các ngành nghề. Kĩ thuật là tập hợp 
các công cụ và phương tiện lao động. Công nghệ là các phương thức và phương pháp làm 
ra của cải vật chất. Các kiến thức này có tính chất chuyên ngành, không có tổng quát. 
3. Hướng nghiệp cho học sinh có chức năng định hướng và giúp học sinh lựa chọn nghề 
nghiệp cho phù hợp với năng lực của mình và với yêu cầu của xã hội. Nội dung của nó 
bao gồm bốn giai đoạn từ thấp đến cao. 
+ Giáo dưỡng nghề. Là việc tuyên truyền và giới thiệu các ngành nghề hiện có và sẽ phát 
triển trong tương lai gần của xã hội. 
+ Tư vấn nghề. Trên cơ sở giáo dưỡng nghề, căn cứ vào khả năng của từng học sinh mà góp 
ý, tư vấn cho họ nên chọn những ngành nghề nào cho phù hợp. 
+ Tuyển chọn. Là góp phần giới thiệu cho nhà tuyển chọn những học sinh phù hợp với từng 
ngành nghề. 
+ Thích ứng nghề. Là góp phần giaó dục, giúp đỡ học sinh dần từng bước làm quen và thích 
nghi với nghề đã chọn. 
4. Giáo dục kĩ thuật tổng hợp và hướng nghiệp có vị trí như thế nào trong nhà trường? Nền 
học vấn trong nhà trường bao gồm hai bộ phận cơ bản là học vấn chung (bao gồm các 
kiến thức khoa học phổ thông) và học vấn nghề nghiệp (trình độ nghề nghiệp về một nghề 
nào đó được học trong nhà trường). Ở giữa hai loại học vấn đó là giáo dục kĩ thuật tổng 
hợp. Như vậy, giáo dục kĩ thuật tổng hợp vừa thuộc về giáo dục học vấn chung, vừa thuộc 
về giáo dục nghề nghiệp. Tùy thuộc vào sự phát triển của xã hội và của giáo dục mà mức 
độ giao nhau này nhiều ít khác nhau. Trong học vấn chung lại có nhiều môn học khác 
nhau. Đến đây ta thấy rằng, bộ môn vật lí chỉ có thể đóng góp một phần nhất định cho 
giáo dục kĩ thuật tổng hợp và hướng nghiệp, việc giáo dục kĩ thuật tổng hợp phải là sự 
đóng góp chung của cả nhà trường phổ thông. Tuy nhiên, vì vật lí học là cơ sở của nhiều 
ngành sản xuất hiện đại nên phần đóng góp chung của nó có nhiều thuận lợi hơn so với 
các môn học khác. Trong nhà trường phổ thông của ta hiện nay vấn đề đào tạo nghề trong 
nhà trường còn rất hạn chế, chỉ mới làm lẻ tẻ, không đồng bộ. Các nghề được dạy trong 
nhà trường chỉ là những nghề đơn giản, học sinh mới chỉ biết chứ chưa thạo nghề. Do đó 
 việc giáo dục kĩ thuật tổng hợp chỉ được tiến hành thông qua dạy học vấn chung, tức là 
thông qua dạy học các bộ môn khoa học như toán, lí, hóa, sinh, kĩ thuật... 
II. GIÁO DỤC KĨ THUẬT TỔNG HỢP TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ. 
1. Trước hết phải thấy rõ một khó khăn to lớn là trong dạy học vật lí không có một nội dung 
và phương pháp riêng để giáo dục kĩ thuật tổng hợp mà chủ yếu phải thông qua nội dung, 
phương pháp dạy học vật lí để thực hiện nhiệm vụ này. Như vậy giáo dục kĩ thuật tổng 
hợp nằm trong việc dạy kiến thức và rèn kĩ năng vật lí cho học sinh. Vấn đề cơ bản là 
người giáo viên phải biết khai thác các yếu tố giáo dục kĩ thuật tổng hợp trong các bài 
học vật lí. 
2. Có những nguyên tắc chung cho việc khai thác các yếu tố kĩ thuật tổng hợp khi dạy học 
vật lí. 
+ Trong khi nghiên cứu các ứng dụng của vật lí vào trong kĩ thuật phải chú ý đến việc làm 
sáng tỏ và nhấn mạnh đến những nguyên tắc vật lí của các thiết bị khác nhau. Cần phải sử 
dụng tối đa các sơ đồ kĩ thuật, hình ảnh và ngôn ngữ kĩ thuật. Thí dụ, nguyên tắc hoạt 
động của máy phát điện là hiện tượng cảm ứng điện từ. Nguyên tắc hoạt động của các pin 
quang điện là hiệu ứng quang điện trong. Nguyên tắc của nhà máy điện nguyên tử là sự 
thay thế các dạng năng lượng thông thường vẫn được sử dụng để chuyển hóa thành điện 
năng bằng năng lượng của phản ứng hạt nhân dây chuyền. 
+ Vật lí là một khoa học thực nghiệm, việc trình bày những thí nghiệm quan trọng cho học 
sinh là điều bắt buộc. Tuy nhiên, có những thí nghiệm nền tảng dẫn tới sự xuất hiện của 
những ngành kĩ thuật quan trọng cần phải được làm rõ hơn về mặt này. Thí dụ, các thí 
nghiệm của Herzt về phát sóng điện từ đã dẫn tới ngành thông tin liên lạc bằng vô tuyến 
điện. Các thí nghiệm của Stoletov về hiệu ứng quang điện là cơ sở cho ngành kĩ thuật 
quang điện tử. 
+ Phát triển năng lực sáng tạo kĩ thuật, rèn luyện các kĩ năng giải các bài toán kĩ thuật cho 
học sinh là những yếu tố quan trọng của giáo dục kĩ thuật tổng hợp. Năng lực sáng tạo kĩ 
thuật là khả năng nhìn thấy sự vận dụng những tư tưởng vật lí thành các sơ đồ, mô hình kĩ 
thuật. Do đó cần tăng cường các bài tập thí nghiệm và các bài tập có nội dung kĩ thuật. 
Thí dụ, ra bài tập điện về sơ đồ hệ thống điện trong một phân xưởng hoặc một nhà máy 
với các dụng điện cơ bản như động cơ điện, các máy công cụ... 
+ Tăng cường các bài thí nghiệm và các bài thực hành nhằm giúp học sinh có kĩ năng sử 
dụng các dụng cụ, bản vẽ, lập kế hoạch và làm việc theo kế hoạch. 
+ Chỉ ra được mối quan hệ hai chiều giữa vật lí và kĩ thuật. Rất nhiều các thành tựu của kĩ 
thuật dựa trên các cơ sở của vật lí học. Nhưng ngược lại, vật lí học có kĩ thuật hỗ trợ đã 
tạo ra những công cụ và phuơng tiện nghiên cứu hiện đại. Thí dụ, nhờ có lí thuyết về các 
hạt cơ bản mà các máy gia tốc được xây dựng và nó trở thành một công cụ không thể thay 
thế được để nghiên cứu các hạt cơ bản, nghiên cứu hạt nhân nguyên tư û và từ đó khám 
phá rất nhiều bí ẩn của tự nhiên. Hay dựa trên các thành tựu về chất bán dẫn mà nhiều 
thiết bị điện tử ra đời và các thiết bị này lại là các công cụ và phương tiện nghiên cứu vật 
lí. 
+ Tăng cường cho học sinh tham quan các cơ sở sản xuất ở địa phương. Nghe báo cáo về 
hoạt động của các nhà máy với các nguyên tắc sản xuất cơ bản của nó. 
3. Một số nội dung chính của giáo dục kĩ thuật tổng hợp. 
Theo K.Mác, trong mỗi ngành sản xuất, mỗi quá trình sản xuất bất kì đều có mặt 
quan trọng là đối tượng lao động, công cụ lao động và quản lí lao động. Trên cơ sở đó đã xuất 
hiện những môn học về công nghệ, kĩ thuật và tổ chức lao động khoa học và quản lí kinh tế. 
Như vậy, nội dung chính của giáo dục kĩ thuật tổng hợp cũng bao gồm các ngành học này : 
 + Công nghệ học : Nghiên cứu về đối tượng lao động và phương pháp gia công. Cụ thể là 
nghiên cứu vật liệu và phương pháp gia công vật liệu. 
+ Kĩ thuật : Nghiên cứu về công cụ lao động. Cụ thể là các dụng cụ và máy. Máy lại chia 
làm ba nhóm chính là máy động lực, máy công tác và máy đo đạc, kiểm tra. 
+ Tổ chức lao động khoa học và quản lí kinh tế : Nghiên cứu về tổ chức và kế hoạch hóa sản 
xuất, hạch toán kinh tế, tổ chức lao động khoa học. 
4. Một số những ứng dụng của vật lí có thể được khai thác trong giáo dục kĩ thuật tổng hợp 
cho học sinh như : 
+ Trong cơ học, có các kiến thức về ngành cơ khí, bao gồm các cơ chế máy móc, các 
phương tiện vận tải... 
+ Trong nhiệt học, có các kiến thức về ngành nhiệt điện, ngành chế tạo vật liệu, bao gồm 
các động cơ điện, các nhà máy điện, các qui trình sản xuất vật liệu... 
+ Trong điện học, có các kiến thức về điện kĩ thuật và điện tử học, bao gồm các dụng cụ và 
các thiết bị điện tử. 
+ Trong dao động và sóng điện từ có các kiến thức về phương tiện thông tin liên lạc, sản 
xuất và truyền tải dòng điện xoay chiều, các thiết bị sử dụng điện xoay chiều. 
+ Trong quang học có các kiến thức về các dụng cụ quang hình học, các dụng cụ quang phổ. 
+ Trong vật lí nguyên tử và hạt nhân có các kiến thức về năng lượng nguyên tử, các ứng 
dụng của năng lượng nguyên tử. 
III. NHỮNG BIỆN PHÁP HƯỚNG NGHIỆP QUA DẠY HỌC VẬT LÍ. 
1. Thực hiện tốt việc giáo dục kĩ thuật tổng hợp thông qua dạy học vật lí vì vật lí học là cơ 
sở của hầu hết các ngành kĩ thuật công nghiệp từ cơ khí, luyện kim, kĩ thuật điện, điện tử, 
hàng không, vũ trụ... do đó có nhiều tác động đến cơ sở chọn nghề ban đầu của học sinh. 
2. Giáo viên vật lí tìm hiểu những ngành nghề hiện có và sẽ phát triển trong lai gần, tìm hiểu 
sở thích và năng lực học tập của từng học sinh để giới thiệu và tư vấn. 
3. Tận dụng các bài giảng vật lí để giới thiệu các ngành nghề cho học sinh. 
NỘI DUNG THẢO LUẬN 
1. Phân tích những yêu cầu của thực tiễn đối với giáo dục kĩ thuật tổng hợp 
cho học sinh. 
2. Nội dung và phương pháp giáo dục kĩ thuật tổng hợp qua dạy học vật lí ở 
trường THPT. 
3. Nêu những hạn chế trong giáo dục kĩ thuật tổng hợp ở trường THPT hiện 
nay. 

File đính kèm:

  • pdfphuong_phap_day_hoc_vat_ly_o_truong_thpt_nguyen_manh_hung_ph.pdf