Phát triển nguồn tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Hà Nội

Tóm tắt: Trong giai đoạn nền kinh tế chịu tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu, các doanh

nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) tại Hà Nội cũng gặp phải những khó khăn trong hoạt động sản xuất -

kinh doanh và tiếp cận nguồn vốn để phát triển. Bài viết tập trung phân tích, đánh giá thực trạng

nguồn vốn của DNNVV tại Hà Nội. Các tác giả đã chỉ ra: (i) nguồn tài chính của DNNVV tại Hà

Nội chủ yếu là vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp; (ii) nguồn vốn vay từ ngân hàng và các tổ

chức tín dụng cung cấp cho DNNVV chưa tương xứng với tiềm năng; (iii) những nguyên nhân cơ

bản trong việc hạn chế DNNVV huy động vốn xuất phát từ yếu tố vĩ mô, trình độ nhận thức, quản

lý của doanh nghiệp và rào cản về tài sản thế chấp của ngân hàng.Từ đó, các tác giả đề xuất các

giải pháp để phát triển nguồn tài chính cho DNNVV, tập trung vào: (i) đào tạo nâng cao trình độ,

kỹ năng quản lý, quản trị kinh doanh cho DNNVV để đối phó với rủi ro và khủng hoảng; (ii)

nghiên cứu xây dựng các sản phẩm tài chính mới gắn với các cam kết về môi trường và xã hội của

Hà Nội; (iii) phát triển các sản phẩm cho vay không cần tài sản thế chấp.

pdf 11 trang phuongnguyen 7920
Bạn đang xem tài liệu "Phát triển nguồn tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phát triển nguồn tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Hà Nội

Phát triển nguồn tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Hà Nội
Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 31, Số 3 (2015) 21-31 
 21 
Phát triển nguồn tài chính 
cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Hà Nội 
Trần Thị Thanh Tú, Đinh Thị Thanh Vân* 
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, 
144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam 
Nhận ngày 23 tháng 7 năm 2015 
Chỉnh sửa ngày 10 tháng 9 năm 2015; chấp nhận đăng ngày 25 tháng 9 năm 2015 
Tóm tắt: Trong giai đoạn nền kinh tế chịu tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu, các doanh 
nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) tại Hà Nội cũng gặp phải những khó khăn trong hoạt động sản xuất - 
kinh doanh và tiếp cận nguồn vốn để phát triển. Bài viết tập trung phân tích, đánh giá thực trạng 
nguồn vốn của DNNVV tại Hà Nội. Các tác giả đã chỉ ra: (i) nguồn tài chính của DNNVV tại Hà 
Nội chủ yếu là vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp; (ii) nguồn vốn vay từ ngân hàng và các tổ 
chức tín dụng cung cấp cho DNNVV chưa tương xứng với tiềm năng; (iii) những nguyên nhân cơ 
bản trong việc hạn chế DNNVV huy động vốn xuất phát từ yếu tố vĩ mô, trình độ nhận thức, quản 
lý của doanh nghiệp và rào cản về tài sản thế chấp của ngân hàng.Từ đó, các tác giả đề xuất các 
giải pháp để phát triển nguồn tài chính cho DNNVV, tập trung vào: (i) đào tạo nâng cao trình độ, 
kỹ năng quản lý, quản trị kinh doanh cho DNNVV để đối phó với rủi ro và khủng hoảng; (ii) 
nghiên cứu xây dựng các sản phẩm tài chính mới gắn với các cam kết về môi trường và xã hội của 
Hà Nội; (iii) phát triển các sản phẩm cho vay không cần tài sản thế chấp. 
Từ khóa: DNNVV, cơ cấu vốn, nguồn lực tài chính. 
1. Tổng quan về nguồn tài chính cho doanh 
nghiệp nhỏ và vừa ∗ 
Trên thế giới, tùy thuộc vào mức độ phát 
triển các sản phẩm tài chính và thị trường tài 
chính của mỗi quốc gia, các doanh nghiệp sẽ có 
các cơ hội tiếp cận các nguồn tài chính khác 
nhau. Các nguồn lực tài chính luôn sẵn có bên 
ngoài mỗi doanh nghiệp, tuy nhiên các điều 
kiện để có thể huy động được vốn của mỗi 
doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. 
Theo Paul (2011), DNNVV có thể tiếp cận qua 
_______ 
∗ 
 Tác giả liên hệ. ĐT.: 84-904641686 
 Email: tuttt@vnu.edu.vn 
một số nguồn tài chính khác nhau, chia thành 
các nhóm: các khoản vay nợ, nguồn vốn chủ sở 
hữu, các khoản trợ cấp, chứng khoán được đảm 
bảo bằng tài sản, các quỹ hợp tác kinh doanh 
với doanh nghiệp khác. 
Theo các tiêu chuẩn khác nhau, Jiang và 
cộng sự (2014) sau khi nghiên cứu về DNNVV 
ở Trung Quốc đã chia các nguồn lực tài chính 
cho DNNVV thành hai loại là nguồn tài chính 
bên trong và nguồn tài chính bên ngoài. Nguồn 
tài chính bên trong thường là nguồn được lựa 
chọn đầu tiên và quan trọng để tiếp cận vốn, 
chủ yếu là lợi nhuận giữ lại và khấu hao. Nguồn 
tài chính bên ngoài được tiếp cận từ các đối 
T.T.T. Tú, Đ.T.T. Vân / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 31, Số 3 (2015) 21-31 
22 
tượng kinh tế độc lập, có thể hỗ trợ tài chính 
trực tiếp bằng trái phiếu, cổ phiếu và tài chính 
gián tiếp từ các khoản vay ngân hàng hoặc các 
nguồn tài chính từ các tổ chức tài chính phi 
ngân hàng. Tuy việc tiếp cận tài chính bên ngoài 
có thể cung cấp vốn đúng thời điểm cần thiết 
nhưng thường mất chi phí huy động vốn cao. 
Ở Mỹ, bên cạnh các nguồn hỗ trợ từ các cá 
nhân, nhà đầu tư mạo hiểm và hỗ trợ của các 
DNNVV khác, nhiều chính quyền địa phương 
có các chương trình xúc tiến hỗ trợ DNNVV 
bằng cách bảo lãnh các khoản vay từ các tổ 
chức tư nhân cho những người bình thường 
không đủ tài sản thế chấp cho khoản vay 
thương mại (ECB, 2008). Theo Nguyễn Hà 
Phương (2012), Nhật Bản là quốc gia thực hiện 
tốt chính sách hỗ trợ tài chính với 99% 
DNNVV trong tổng số doanh nghiệp. Nhật Bản 
đã thành lập các hệ thống tài chính bao gồm tổ 
chức tài chính quốc doanh phục vụ chính sách 
và các tổ chức bảo lãnh tín dụng hỗ trợ 
DNNVV trong các khoản vay mua sắm trang 
thiết bị và phục vụ đầu tư phát triển công nghệ 
mới vì lợi ích xuất khẩu với lãi suất thấp hơn lãi 
suất của NHTMCP và bảo lãnh cho các khoản 
nợ của DNNVV với các tổ chức phi chính phủ. 
Ngoài ra, Nhật Bản còn có các kênh tài trợ 
trực tiếp và đưa ra các chính sách trợ cấp kinh 
tế để khuyến khích nghiên cứu phát triển 
công nghệ mới. 
Với nền tài chính phát triển hiện đại như ở 
Anh, theo Doherty (2013), ngoài các nguồn tín 
dụng truyền thống từ vay ngân hàng, thấu chi, 
thẻ tín dụng, thì có một nguồn vốn được nhiều 
DNNVV quan tâm (22%), đó là huy động vốn 
từ chính cộng đồng. Phương thức huy động vốn 
này được đánh giá là ưu việt hơn phương thức 
truyền thống và thu hút sự chú ý của các quỹ 
cứu trợ, tài trợ vốn cho công ty khởi nghiệp, 
nghiên cứu khoa học và các dự án công cộng. 
Ở các nước châu Phi, việc hỗ trợ tín dụng 
cho DNNVV được thực hiện thông qua áp dụng 
mô hình cho vay của các doanh nghiệp vi mô, 
ví dụ các mô hình Root Capital, E+Co và 
GroFin. Các mô hình này đã kết hợp hoạt động 
cho vay thuần túy, khai thác triệt để dịch vụ hỗ 
trợ tư vấn quản trị doanh nghiệp để nâng cao 
năng lực quản lý và kinh doanh của doanh 
nghiệp, hướng doanh nghiệp theo phương thức 
sản xuất xanh, từ đó giúp doanh nghiệp sử dụng 
vốn vay thành công và đảm bảo khả năng trả nợ 
(Phan Quốc Đông và cộng sự, 2015). 
Nghiên cứu của Amissah và Gbandi (2014) 
lại chỉ ra rằng DNNVV ở các nước châu Phi 
thường tiếp cận vốn từ nguồn tài chính thông 
thường và nguồn tài chính không thông thường. 
Nguồn tài chính thông thường có thể kể đến 
như các ngân hàng thương mại, các tổ chức tài 
chính vi mô và các cơ quan phát triển quốc tế. 
Nguồn tài chính không thông thường có thể từ 
bạn bè, gia đình, người thân, tín dụng tư nhân. 
Môi trường kinh tế khó khăn, DNNVV thiếu 
vắng các kỹ năng quản lý và tiếp cận công nghệ 
kém đã làm giảm sự thu hút vốn từ các ngân 
hàng thương mại của Nigeria từ 48,79% (1992) 
xuống còn 0,15% (2010), thay vào đó DNNVV 
tiếp cận vốn từ các chương trình hỗ trợ cho vay 
doanh nghiệp xã hội của Chính phủ. 
Ở Việt Nam, hầu hết DNNVV bắt đầu phát 
triển bằng vốn tự phát của các doanh nhân, tuy 
nhiên mức ban đầu rất hạn chế. Khi các doanh 
nghiệp đi vào hoạt động và bước đầu có hiệu 
quả, họ đều mong muốn gia tăng vốn và mở 
rộng đầu tư sản xuất. DNNVV gặp rất nhiều 
khó khăn trong quá trình tiếp cận nguồn vốn. 
Khảo sát thường niên về DNNVV của CIEM 
(2013) cho thấy 26% DNNVV tiếp cận nguồn 
tín dụng chính thức. Số còn lại tìm kiếm vốn từ 
nguồn tín dụng phi chính thức (có thể là tín 
dụng đen, vay mượn bạn bè, gia đình), cùng với 
đó là các ngân hàng hạn chế cấp vốn tín dụng 
T.T.T. Tú, Đ.T.T. Vân / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 31, Số 3 (2015) 21-31 23 
cho khu vực này kể từ khi hệ thống ngân hàng 
gặp nhiều bất ổn. Bên cạnh các khoản vay từ 
ngân hàng, một số doanh nghiệp có thể tiếp cận 
vốn từ cho thuê tài chính, đây là hoạt động hỗ 
trợ tín dụng cho phân khúc khách hàng là 
DNNVV và doanh nghiệp siêu nhỏ, có thể hỗ 
trợ nguồn vốn trung và dài hạn cho doanh 
nghiệp. Tuy nhiên, Châu Đình Linh (2015) cho 
biết trong cuộc khảo sát 1.000 DNNVV thuộc các 
ngành nghề khác nhau thì có tới 70% doanh 
nghiệp trả lời rằng họ biết ít, hoặc chưa từng tìm 
hiểu về dịch vụ cho thuê tài chính. 
Trong báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư 
(2015), 1/3 DNNVV có nguồn vốn vay từ ngân 
hàng, còn lại chủ yếu tự có, hoặc người thân, 
bạn bè cho vay và các nguồn hỗ trợ từ các quỹ 
phát triển DNNVV chưa hiệu quả nên cần được 
tăng cường vào giai đoạn tiếp theo. Theo Phạm 
Thị Thu Hằng (2012), 70% doanh nghiệp tiếp 
cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng là nguồn 
chính để huy động vốn trong thời gian tới. 
Trong khi đó, những nguồn khác như quỹ đầu 
tư, thị trường chứng khoán còn rất hạn chế, ít 
được doanh nghiệp quan tâm. Nhưng có một 
điều đáng lưu ý là có rất nhiều quỹ đầu tư tư 
nhân với cách thức huy động vốn qua thuê mua, 
ứng trước của người mua. Các doanh nghiệp 
vẫn chưa mạnh dạn trong việc thay đổi cách 
thức quản trị công ty theo hướng cởi mở hơn, 
cho phép người ngoài tham gia vào quản lý 
doanh nghiệp của mình. 
2. Đánh giá thực trạng nguồn tài chính cho 
doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Hà Nội 
Hiện nay, tổng số DNNVV tại Hà Nội 
chiếm khoảng 97% tổng số doanh nghiệp đăng 
ký thành lập, là khu vực doanh nghiệp có vai 
trò rất quan trọng trong tạo việc làm (chiếm 
50,1% lao động các doanh nghiệp), tăng thu 
nhập cho người lao động, huy động các nguồn 
lực xã hội cho đầu tư phát triển và đóng góp 
vào ngân sách nhà nước. Theo số liệu của Sở 
Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, nếu như tính đến 
hết ngày 31/12/2008, tổng số doanh nghiệp 
đăng ký hoạt động trên địa bàn Thành phố Hà 
Nội là 69.247 doanh nghiệp thì chỉ sau 6 năm 
(2014), số lượng doanh nghiệp đăng ký mới đã 
tăng gấp 2,17 lần, tương đương gần 420.000 
doanh nghiệp. 
2.1. Cơ cấu nguồn tài chính cho doanh nghiệp 
nhỏ và vừa theo tính chất vốn 
Có thể thấy, nguồn tài chính chủ yếu phục 
vụ hoạt động sản xuất - kinh doanh của 
DNNVV là vốn chủ sở hữu, khi tỷ trọng vốn 
này chiếm từ 48% đến trên 76%, và có hướng 
ngày càng gia tăng trong giai đoạn 2010-2013. 
Trong giai đoạn đầu 2010-2011, nền kinh tế 
Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề của khủng 
hoảng tài chính toàn cầu, dẫn đến lãi suất tăng 
cao, lạm phát lớn thì việc phụ thuộc chủ yếu 
vào nguồn vốn chủ sở hữu của DNNVV sẽ giúp 
các doanh nghiệp giảm gánh nặng lãi vay. Tuy 
nhiên, trong giai đoạn tái cơ cấu nền kinh tế 
2012-2013, khi lãi suất sụt giảm mạnh, với 
hàng loạt chính sách hỗ trợ của Chính phủ để 
hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn vay, xu thế 
vốn chủ sở hữu vẫn tăng, tỷ trọng vốn vay vẫn 
giảm. Điều này cho thấy, chính sách hỗ trợ lãi 
suất, cho vay ưu đãi trong giai đoạn này không 
tác động đáng kể đến cơ cấu vốn của DNNVV 
tại Hà Nội. Nguyên nhân là do trong giai đoạn 
2012-2013, nền kinh tế Việt Nam mới thực sự 
rơi vào khoảng đáy, khi hàng tồn kho tăng cao, 
sức mua sụt giảm, sản xuất đình trệ nên doanh 
nghiệp không có nhu cầu sử dụng vốn, càng 
không có nhu cầu vay vốn, mà chỉ hoạt động 
cầm chừng dựa vào vốn chủ sở hữu. 
Khác với các nghiên cứu trước đây ở Trung 
Quốc hay Nhật Bản, các DNNVV của họ sử 
dụng khá nhiều nguồn vốn khác như vay từ bạn 
bè, người thân, vay từ các tổ chức tài chính bán 
T.T.T. Tú, Đ.T.T. Vân / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 31, Số 3 (2015) 21-31 
24 
chính thức, trong giai đoạn 2010-2013, tỷ trọng 
vốn vay khác của DNNVV tại Hà Nội cũng 
không tăng về quy mô, mà lại có xu hướng sụt 
giảm về tỷ trọng. Điều này có thể lý giải do đặc 
thù của DNNVV tại Hà Nội nói riêng và Việt 
Nam nói chung có quy mô gia đình, một số ít 
bạn bè thân thiết góp vốn kinh doanh nên vẫn 
chủ yếu phụ thuộc vào vốn tự có của các thành 
viên sáng lập đóng góp (VCCI, 2014). 
2.2. Cơ cấu nguồn tài chính trong một số ngành 
cụ thể 
Đi sâu phân tích theo ngành nghề của các 
DNNVV tại Hà Nội, căn cứ theo phân loại 
ngành nghề của Tổng cục Thống kê, 2 ngành có 
tỷ trọng vốn chủ sở hữu cao nhất là giáo dục 
đào tạo và dịch vụ y tế, chiếm trên 85-95% tổng 
vốn. Đặc điểm này cũng phù hợp với đặc thù 
của 2 ngành dịch vụ này, khi quy mô vốn đầu tư 
không quá lớn, bên cạnh đó, việc chứng minh 
hiệu quả kinh doanh của 2 ngành này không 
“đơn giản” như các ngành sản xuất - kinh doanh 
thông thường nên họ có tâm lý “ngại” không 
vay ngân hàng (VCCI, 2014). 
2.3. Thực trạng nguồn vốn vay ngân hàng của 
các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Hà Nội 
Hiện nay trên địa bàn Hà Nội có 410 tổ 
chức tín dụng với khoảng 2.200 điểm giao dịch 
đang hoạt động, các tổ chức tín dụng chủ động 
hơn trong việc tiếp cận dự án của các doanh 
nghiệp để nắm bắt nhu cầu vay vốn, tìm dự án 
đầu tư và phương án sản xuất - kinh doanh khả 
thi để chủ động thẩm định hồ sơ và cho vay 
vốn, cung ứng dịch vụ ngân hàng. 
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của 
DNNVV là sự mở rộng thị trường tín dụng đối 
với hệ thống ngân hàng nói chung và NHTMCP 
tại Hà Nội nói riêng. Hầu hết NHTMCP có 
chính sách và chiến lược tập trung cho vay vào 
đối tượng là DNNVV. Trong hoạt động tín 
dụng đã có biện pháp theo dõi sát sao hơn đối 
với hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh 
nghiệp để xác định thời gian cho vay và định kỳ 
hạn nợ phù hợp với chu kỳ sản xuất - kinh 
doanh của khách hàng, tạo điều kiện cho khách 
hàng sử dụng vốn vay có hiệu quả. Nhiều 
NHTMCP đã thực hiện các hoạt động quảng 
cáo, tiếp thị các chương trình tín dụng, các gói 
hỗ trợ vốn đối với DNNVV, các sản phẩm dịch 
vụ tín dụng trên các phương tiện thông tin đại 
chúng; thông qua hoạt động tài trợ cho các hội 
nghị, hội thảo, khóa đào tạo nhằm giúp các 
khách hàng DNNVV hiểu biết về hoạt động và 
mạnh dạn hơn trong việc tiếp cận vay vốn. 
Kết quả cho vay DNNVV (Bảng 2) đã phản 
ánh chính sách tín dụng linh hoạt, ngày càng 
phù hợp hơn với điều kiện của thị trường và xu 
hướng cạnh tranh của các NHTMCP. Tuy 
nhiên, trong giai đoạn nền kinh tế Việt Nam 
chịu ảnh hưởng nặng nề của khủng hoảng tài 
chính toàn cầu, tốc độ tăng trưởng vốn vay 
ngân hàng của DNNVV có xu hướng ngày càng 
sụt giảm. 
Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, chi 
nhánh Hà Nội năm 2015, tình hình cho vay 
DNNVV tăng mạnh qua các năm, đặc biệt ở 
khối NHTMCP. Điều này phản ánh các 
NHTMCP đã rất linh hoạt, nhạy bén khi lựa 
chọn thị trường mục tiêu là DNNVV trong giai 
đoạn khủng hoảng với các dịch vụ ngân hàng 
bán lẻ. Trong giai đoạn 2010-2014, khối 
NHTMCP luôn có tỷ trọng cho vay DNNVV so 
với tổng dư nợ cao nhất so với các khối trên địa 
bàn. Như vậy, có thể thấy đối tượng khách hàng 
chủ yếu của khối NHTMCP và các khối khác 
(gồm công ty tài chính, quỹ tín dụng nhân dân) 
là DNNVV. Quan điểm tín dụng của NHTMCP 
đã từng bước được chuyển đổi phù hợp hơn với 
điều kiện mới của thị trường, ý thức được tiềm 
năng và tầm quan trọng của đối tượng DNNVV. 
Các NHTMCP đã quan tâm hơn đến thực lực 
T.T.T. Tú, Đ.T.T. Vân / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 31, Số 3 (2015) 21-31 25 
của khách hàng bằng việc xây dựng hệ thống 
các chỉ tiêu đánh giá (đặc biệt là chỉ tiêu tài 
chính) khi xem xét một khách hàng vay thông 
qua việc phân loại và chấm điểm khách hàng. 
Điều này giúp các NHTMCP tránh được những 
sai lầm trong quan hệ tín dụng và giảm thiểu 
được việc bỏ sót những khách hàng có năng lực 
thực sự mà không được vay tại ngân hàng. Cơ 
chế chính sách, thủ tục cho vay, chất lượng 
dịch vụ với đối tượng khách hàng DNNVV 
của các NHTMCP đang dần được chú trọng 
và nâng cao. 
t 
Hình 1: Cơ cấu vốn của DNNVV tại Hà Nội giai đoạn 2010-2013. 
Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2014. 
Bảng 1: Cơ cấu vốn của DNNVV tại Hà Nội theo các ngành khác nhau 
Vốn chủ sở hữu (%) Vốn vay (%) Vốn khác (%) 
TT Tên ngành 
2012 2013 2012 2013 2012 2013 
1 Công nghiệp chế biến, chế tạo 66,10 65,96 24,65 27,45 9,25 6,59 
2 Sản xuất phân phối điện, khí đốt 66,60 78,43 0,00 14,98 33,40 6,59 
3 Cung cấp nước, hoạt động quản lý 
và xử lý rác thải 54,15 56,32 23,66 11,58 22,20 20,42 
4 Xây dựng 51,73 68,66 41,21 24,12 7,06 7,22 
5 Bán buôn, bán lẻ 67,61 76,57 2 ... ớn doanh 
nghiệp (40-45%), trong đó có DNNVV tại Hà 
Nội, cho rằng các chương trình này có hiệu quả 
ở mức trung bình. Tuy nhiên, tỷ lệ doanh 
nghiệp đánh giá các chương trình này có 
“hiệu quả và khá hiệu quả” cao hơn so với tỷ 
lệ doanh nghiệp đánh giá” không hiệu quả và 
kém hiệu quả”. 
Cũng theo báo cáo, 2 chương trình gồm hỗ 
trợ thông tin và bảo lãnh tín dụng cho DNNVV 
được đánh giá ở mức hiệu quả khá cao (42% 
doanh nghiệp). Trong khi đó, chương trình đào 
tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực cho DNNVV chỉ 
đạt mức trung bình (7,4% doanh nghiệp). Thực 
tế này cho thấy, bên cạnh nguồn tài chính, 
DNNVV rất cần hỗ trợ về khoa học, kỹ thuật, 
kỹ năng quản lý, quản trị, tài chính, kế toán để 
nâng cao chất lượng quản trị điều hành, từ đó 
có thể tìm kiếm cơ hội đầu tư, sản xuất kinh 
doanh mới. 
g 
T.T.T. Tú, Đ.T.T. Vân / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 31, Số 3 (2015) 21-31 27 
 Hình 2: Tính hiệu quả của một số chương trình hỗ trợ doanh nghiệp của Chính phủ. 
Nguồn: VCCI, 2014.
2.5. Khó khăn, vướng mắc trong tiếp cận vốn 
doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Hà Nội 
Báo cáo của VCCI (2014) đã đưa ra số liệu 
thống kê những khó khăn chủ yếu trong tiếp 
cận vốn của DNNVV bao gồm: khó khăn trong 
việc xin được phê duyệt của ngân hàng 
(66,7%), DNNVV thiếu các tài sản bảo lãnh 
(8,3%), các quy định của Chính phủ đối với các 
khoản vay ưu đãi còn phức tạp (8,4%), tiềm 
năng trả nợ kém (8,3%) và các nguyên nhân 
khác (8,3%). 
Có thể thấy những khó khăn chính trong 
tiếp cận vốn của DNNVV trên địa bàn Hà Nội 
nói riêng và cả nước nói chung chủ yếu tập 
trung vào một số nguyên nhân chính: 
Thủ tục hành chính, cán bộ ngân hàng 
Quá trình xin vay vốn đòi hỏi nhiều văn bản 
giấy tờ; thủ tục công chứng mất nhiều thời gian 
và chi phí; các yêu cầu xây dựng phương án/dự 
án sản xuất - kinh doanh và chứng minh hiệu 
quả của phương án/dự án vượt quá khả năng 
của nhiều DNNVV. Chính vì các giấy tờ này 
không được hoàn thiện dẫn tới các đơn xin vay 
vốn của DNNVV không được xem xét. Ví dụ: 
Với yêu cầu về giấy tờ tài sản đảm bảo, ngân 
hàng thường yêu cầu phải là bất động sản, trong 
khi giá trị bất động sản của DNNVV thường rất 
nhỏ, không đáp ứng yêu cầu vay vốn, hoặc một 
số doanh nghiệp được giao đất sử dụng nhưng 
chưa được cấp giấy tờ chứng minh quyền sở 
hữu đất, do vậy, cũng không có giấy tờ chứng 
minh tài sản đảm bảo để vay vốn ngân hàng. 
Những hạn chế từ chính DNNVV 
- Tài sản thế chấp hạn chế: Tài sản của 
doanh nghiệp có giá trị thấp, giấy tờ chứng 
minh quyền sử dụng và sở hữu tài sản chưa đầy 
đủ. Vì vậy, việc thế chấp tài sản của doanh 
nghiệp để vay vốn gặp nhiều khó khăn. Vì các 
DNNVV tiềm ẩn khá nhiều rủi ro nên tâm lý 
chung của tất cả các ngân hàng là đều muốn tài 
sản đảm bảo là bất động sản, tuy nhiên thực tế 
DNNVV không thể đáp ứng được điều đó; tài 
sản đảm bảo của họ khi đem thế chấp ngân 
hàng là các khoản phải thu, hàng trong kho. 
Chính vì vậy, rào cản thế chấp là vướng mắc 
T.T.T. Tú, Đ.T.T. Vân / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 31, Số 3 (2015) 21-31 
28 
lớn nhất của DNNVV khi tiếp cận vốn vay 
ngân hàng hiện nay. 
- Thông tin tài chính kế toán chưa theo 
chuẩn mực: Hầu hết DNNVV chưa coi trọng 
việc cập nhật thông tin hoạt động cũng như tổ 
chức hạch toán kế toán theo quy định, thường 
nộp báo cáo tài chính cho ngân hàng chậm, số 
liệu thiếu chính xác, chưa có kiểm toán. Hiện 
vẫn còn nhiều DNNVV chưa minh bạch thông 
tin, hệ thống kiểm soát nội bộ chưa chặt chẽ, 
chưa hợp tác chia sẻ những vướng mắc cụ thể 
để NHTMCP đưa ra giải pháp cho vay hợp lý, 
do đó việc tiếp cận vốn vẫn còn khó khăn, ảnh 
hưởng rất lớn đến quá trình xem xét và thẩm 
định hồ sơ vay vốn. 
- Năng lực quản trị, điều hành còn hạn 
chế: Phần lớn đội ngũ lãnh đạo của DNNVV 
quản lý theo kinh nghiệm mà không được đào 
tạo bài bản, đa phần chủ doanh nghiệp không 
có kỹ năng quản trị doanh nghiệp một cách bài 
bản, khả năng lập kế hoạch, phương án, dự án 
sản xuất - kinh doanh yếu. Bộ máy nhân sự 
thường thay đổi nên việc quản lý thiếu sự thống 
nhất, ổn định dẫn tới rủi ro cho ngân hàng khi 
thời gian cho vay dài. 
Bên cạnh đó, hạn chế về nhân lực và trình 
độ quản lý trong hoạt động kinh doanh của 
DNNNV cũng là nguyên nhân dẫn đến khó 
khăn trong việc tìm kiếm, xây dựng phương án 
kinh doanh, cơ hội đầu tư khả thi. DNNVV 
thường ít kinh nghiệm, hoạt động chưa ổn định, 
chưa chuyên nghiệp, xuất phát điểm thường chỉ 
là những kinh nghiệm thực tế, chính vì vậy họ 
thiếu trình độ quản lý cũng như hiểu biết về 
pháp luật khi nắm bắt quy trình thủ tục, trách 
nhiệm, nghĩa vụ trong vieecj tham gia vay vốn 
tại ngân hàng. 
Rủi ro của doanh nghiệp năm 2014 
Rủi ro là một trong những yếu tố quan trọng 
nhất mà các cổ đông hay ngân hàng quan tâm 
hàng đầu khi xem xét đầu tư vốn cho doanh 
nghiệp. Trong giai đoạn khủng hoảng và nền 
kinh tế biến động như hiện nay, các yếu tố bất 
lợi tạo ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp, đặc 
biệt là DNNVV. 
Theo kết quả khảo sát của VCCI, trong năm 
2014 nhiều doanh nghiệp phải đối mặt với rủi 
ro về điều chỉnh chính sách đột ngột và rủi ro 
về thị trường xuất khẩu. Hai loại rủi ro này 
chiếm tỷ lệ cao, lần lượt là 23,2% và 24,4%. Sự 
điều chỉnh chính sách đột ngột như thay đổi giá 
xăng, giá điện hay thuế sử dụng đất được các 
doanh nghiệp đánh giá là một trong những rủi 
ro lớn mà các doanh nghiệp phải đối mặt trong 
năm 2014. Thời gian tới, Chính phủ nên có 
những điều chỉnh phù hợp, nếu có sự thay đổi 
các chính sách trên thì nên có lộ trình để các 
doanh nghiệp không bị động, dẫn đến tổn thất 
cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, rủi ro về lãi suất 
tín dụng chiếm tỷ lệ thấp (10,2%). Điều này phần 
nào lý giải được vướng mắc của DNNVV trong 
quá trình tiếp cận vốn ngân hàng. 
3. Đề xuất và khuyến nghị 
Để có thể tạo điều kiện hỗ trợ DNNVV tại 
Hà Nội tiếp cận các nguồn vốn, cần nghiên cứu 
các giải pháp từ phía chính quyền địa phương, 
doanh nghiệp và nhà cung cấp vốn 
Gợi ý chính sách đối với Thành phố Hà Nội 
Tạo điều kiện hỗ trợ DNNVV trong việc 
nâng cao trình độ quản lý, kiến thức, đào tạo 
bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, quản trị 
kinh doanh thông qua các chương trình đào tạo, 
tập huấn, dự báo, quản lý rủi ro, xúc tiến 
thương mại để DNNVV có khả năng thích ứng 
và phản ứng với các rủi ro vi mô và vĩ mô, rủi 
ro trong nước và nước ngoài, đặc biệt trong bối 
cảnh nền kinh tế còn chịu ảnh hưởng của khủng 
hoảng tài chính toàn cầu. 
d 
T.T.T. Tú, Đ.T.T. Vân / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 31, Số 3 (2015) 21-31 29 
Hình 3: Các rủi ro trong năm 2014 của doanh nghiệp. 
Nguồn: VCCI, 2014.
Nghiên cứu xây dựng các hình thức bảo 
lãnh tín dụng đối với DNNVV thông qua Quỹ 
Bảo lãnh tín dụng thuộc Ủy ban Nhân dân 
Thành phố, tạo điều kiện để DNNVV có thể 
tiếp cận nguồn vốn ưu đãi, nguồn vốn của ngân 
hàng, giảm bớt áp lực về tài sản thế chấp. 
Phối kết hợp với các trường đại học và Hiệp 
hội DNNVV Thành phố Hà Nội nghiên cứu xây 
dựng các chương trình đào tạo về quản lý và 
quản trị kinh doanh cho lãnh đạo DNNVV, 
cung cấp kiến thức cơ bản, chuyên sâu, hiện 
đại, cấp “chứng chỉ hành nghề” cho lãnh đạo 
DNNVV, có thể xem xét là một điều kiện để 
cấp đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp. Có 
như vậy mới có thể thay đổi về “chất” của lãnh 
đạo doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giảm 
thiểu rủi ro trong sản xuất - kinh doanh, đặc biệt 
trong môi trường hội nhập, tránh rủi ro khi cạnh 
tranh, “thua ngay trên sân nhà”. 
Giải pháp đối với DNNVV 
Chủ động, tích cực tự đào tạo, bồi dưỡng, 
nâng cao trình độ quản lý, quản trị, tiếp cận 
kiến thức khoa học kỹ thuật hiện đại, thông qua 
việc tham gia các chương trình đào tạo, tham 
gia tích cực vào các hiệp hội nghề, hiệp hội xã 
hội, tham quan, tập huấn ở trong và ngoài nước 
để chia sẻ kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm 
trong sản xuất - kinh doanh. Có như vậy, 
DNNVV mới có thể nâng cao được kỹ năng tìm 
kiếm cơ hội đầu tư, lập phương án sản xuất - 
kinh doanh khả thi, dễ dàng thuyết phục ngân 
hàng và tổ chức tài chính trong việc tài trợ vốn. 
Bên cạnh đó, việc tiếp cận các nguồn thông tin 
thị trường trong và ngoài nước, các chính sách 
của Chính phủ, thị trường nước ngoài có thể giúp 
DNNVV chủ động quản lý, giám sát rủi ro trong 
quá trình sản xuất - kinh doanh, hướng đến phát 
triển bền vững. 
Đề xuất đối với nhà cung cấp vốn 
NHTMCP là nhà cung cấp vốn chủ yếu cho 
DNNVV trên địa bàn Thành phố Hà Nội nói 
riêng và cả nước nói chung. Do vậy, các 
NHTMCP cần chủ động tháo bỏ rào cản cho 
vay DNNVV về tài sản thế chấp bằng cách 
nghiên cứu, tìm kiếm các hình thức, sản phẩm 
cho vay khác như: cho vay dựa trên dòng tiền, 
cho vay dựa vào bảo lãnh của bên thứ ba... Trên 
thế giới, các hình thức cho vay này khá phát 
triển tạo thành một thị trường tiềm năng cho các 
ngân hàng. 
T.T.T. Tú, Đ.T.T. Vân / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 31, Số 3 (2015) 21-31 
30 
Bên cạnh các NHTMCP, với hệ thống hơn 
100 quỹ tín dụng nhân dân ở các huyện, quận 
của Hà Nội, đặc biệt ở khu vực làng nghề xung 
quanh ngoại thành Hà Nội đang trở thành 
nguồn cung cấp tín dụng chủ yếu cho DNNVV. 
Mặc dù cơ chế cho vay của các quỹ này cũng 
phải dựa trên nguyên tắc đảm bảo rủi ro, song 
với đặc thù cho vay ở khu vực nhất định, đối 
tượng chủ yếu là cho vay thành viên của quỹ, 
do vậy, các yêu cầu về tài sản thế chấp cũng 
được nới lỏng hơn so với ngân hàng. 
Thuê mua cũng là một hình thức tài trợ vốn 
cho DNNVV rất phát triển ở các quốc gia khác, 
với ưu điểm nổi trội là không cần tài sản thế 
chấp, do đó rất phù hợp với đặc thù của 
DNNVV tại Hà Nội. Song, hình thức này chưa 
phát triển tương xứng với tiềm năng, chỉ chiếm 
khoảng 10% thị phần tín dụng ở NHTMCP. Với 
2 hình thức thuê hoạt động - thuê ngắn hạn và 
thuê tài chính hay thuê mua - thuê dài hạn, ngân 
hàng hoặc các doanh nghiệp cho thuê tài chính 
cần chủ động xúc tiến, giới thiệu với khách 
hàng DNNVV về các hình thức cho thuê linh 
hoạt này, để DNNVV có thêm cơ hội lựa 
chọn nguồn tài chính đa dạng hơn. 
Các NHTMCP và tổ chức tín dụng trên địa 
bàn Thành phố Hà Nội có thể phối kết hợp với 
các viện nghiên cứu, trường đại học nghiên cứu 
xây dựng một số mô hình tài trợ vốn hoặc các 
sản phẩm tài chính xanh thí điểm theo hình thức 
gắn với các cam kết về môi trường, hoặc có 
sáng kiến giảm thiểu tác hại đến môi trường ở 
các làng nghề nhằm thu hút nguồn vốn nước 
ngoài từ các tổ chức phi chính phủ, vừa tận 
dụng được nguồn vốn giá rẻ, vừa góp phần 
giảm thiểu tác động đến môi trường. 
4. Kết luận 
Có thể nói, trong giai đoạn nền kinh tế chịu 
ảnh hưởng nặng nề của khủng hoảng tài chính 
toàn cầu hiện nay, các DNNVV cả nước nói 
chung và tại Hà Nội nói riêng đang phải “gồng 
mình” để tồn tại trong khủng hoảng. Chính phủ 
và Thành Phố Hà Nội đã và đang triển khai 
hàng loạt biện pháp, chính sách để hỗ trợ 
DNNVV, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ vốn. 
Chính trong giai đoạn khó khăn này, hơn lúc 
nào hết, khả năng dự báo, quản lý và kiểm soát 
rủi ro của DNNVV được đặt lên hàng đầu. Do 
vậy, chính các doanh nghiệp phải xác định việc 
nâng cao trình độ nhận thức, kỹ năng quản lý, 
quản trị, dự báo là một công cụ hữu hiệu để 
giúp doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng, 
hướng tới phát triển bền vững, chứ không chỉ 
trông chờ vào các ưu đãi về thuế, lãi suất hay 
phí của chính quyền Thành phố. Bên cạnh đó, 
các NHTMCP và quỹ nhân dân tín dụng trên 
địa bàn cần chủ động nghiên cứu các sản phẩm, 
dịch vụ tài chính mới nhằm tạo một gói dịch vụ 
tư vấn cho DNNVV - chứ không phải chỉ cung 
cấp tín dụng. Có như vậy, các khoản vay của 
ngân hàng hay đầu tư của doanh nghiệp mới 
đảm bảo khả năng trả nợ, kinh doanh có lãi. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Gbandi, D., Amissah, G., “Financing Options for 
SMEs in Nigeria”, European Scientific Journal, 
10 (2014) 1, 14-18. 
[2] Doherty, R., UK SMEs are Finding more Ways 
to Raise External Finance as Optimism 
Increases, 2013. 
[3] Green, Paul., Sources of Funding for Small 
Business, UK Business Advisors and Fellow of 
the Institute for Independent Business, 2011. 
[4] Jiang, J., Lin, Z., Lin, C., “Financing Difficulties 
of SMEs from Its Financing Sources in China”, 
Journal of Service Science and Management, 7 
(2014), 196. 
[5] Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Báo cáo giữa kỳ tình 
hình thực hiện phát triển doanh nghiệp vừa và 
nhỏ giai đoạn 2010-2015, 2014. 
[6] Châu Đình Linh, Cho thuê tài chính với các 
doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam, 2015. 
[7] Nguyễn Hà Phương, “Kinh nghiệm quốc tế về 
chính sách tài chính hỗ trợ phát triển doanh 
nghiệp nhỏ và vừa”, Viện Chiến lược Ngân 
T.T.T. Tú, Đ.T.T. Vân / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 31, Số 3 (2015) 21-31 31 
hàng, Cổng thông tin điện tử Bộ Kế hoạch và 
Đầu tư, 2012. 
[8] Phạm Thị Minh Nghĩa, “Thực trạng và giải pháp 
phát triển có hiệu quả DNNVV trên địa bàn 
Thành phố Hà Nội đến năm 2020”, 2014. Đề tài 
khoa học: Thực trạng và giải pháp phát triển có 
hiệu quả DNNVV trên địa bàn Thành phố Hà 
Nội đến năm 2020. 
[9] Phạm Thị Thu Hằng, “Vốn của doanh nghiệp lấy 
từ đâu?”, 2012. Tham luận Hội thảo VCCI tháng 
10/2012. 
[10] Phan Quốc Đông, Trần Hải Yến, Phạm Hà My, 
“Mô hình cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và 
vừa: Kinh nghiệm châu Phi và bài học cho Việt 
Nam”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà 
Nội: Kinh tế và Kinh doanh, 31 (2015) 1, 71. 
[11] Viện Nghiên cứu Kinh tế và Quản lý Kinh tế 
Ttrung ương (CIEM), Báo cáo Khảo sát thường 
niên về SMEs năm 2013, 2013. 
[12] Viện Phát triển Doanh nghiệp, VCCI, Báo cáo 
động thái doanh nghiệp Việt Nam 2014, 2015. 
Developing Financial Sources for 
Small and Medium Enterprises in Hanoi 
Trần Thị Thanh Tú, Đinh Thị Thanh Vân 
VNU University of Economics and Business, 
144 Xuân Thủy Str., Cầu Giấy Dist., Hanoi, Vietnam 
Abstract: In recent years, the world financial crisis has impacted the development of enterprises 
in Vietnam. Especially, small and medium enterprises (SMEs) in Vietnam are having difficulties in 
their existing operation and are facing constraints in accessing financial sources. This article focuses 
on analysizing and evaluating the current situation of financial sources. The findings suggest that: 
(i) financial sources of SMEs in Hanoi mainly come from shareholders; (ii) bank and other credit 
institutions’ financing is inadequate; (iii) main constraints in accessing financial sources of SMEs are 
mainly caused by macro economic conditions, management perception and capability, and collateral 
requirements. Some solutions to improve the financing sources for SMEs in Hanoi should focus on: 
(i) management training for SMEs to face potential risks and crises; (ii) developing new financial 
products and services commited to environmental and social development in Hanoi; (iii) developing 
new credit products without collaterals for SMEs. 
Keywords: SMEs, financing, access to finance, bank loan. 

File đính kèm:

  • pdfphat_trien_nguon_tai_chinh_cho_doanh_nghiep_nho_va_vua_tai_h.pdf