Phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững ở Việt Nam

I. MỘT SỐ THÀNH TỰU LÂM NGHIỆP VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011- 2020

1. Thực hiện tốt nhiệm vụ tham mưu xây dựng thể chế chính sách

- Trình Quốc hội ban hành Luật Lâm nghiệp (Luật số 16/2017/QH14) thay thế

Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 theo hướng chủ động ứng phó với biến đổi

khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

- Tham mưu Chính phủ ban hành 22 Nghị định nhằm cụ thể hóa Luật Lâm

nghiệp; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 27 Quyết định, 03 Chỉ thị.

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành 67 Thông tư; 34 Quyết

định hướng dẫn thực hiện các Nghị định của Chính phủ trong lĩnh vực lâm nghiệp.

2. Về

pdf 5 trang phuongnguyen 1380
Bạn đang xem tài liệu "Phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững ở Việt Nam

Phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững ở Việt Nam
 1 
PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP THEO HƯỚNG BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM 
TS. Nguyễn Quốc Trị, Tổng cục trưởng 
Tổng cục Lâm nghiệp 
I. MỘT SỐ THÀNH TỰU LÂM NGHIỆP VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011- 2020 
1. Thực hiện tốt nhiệm vụ tham mưu xây dựng thể chế chính sách 
- Trình Quốc hội ban hành Luật Lâm nghiệp (Luật số 16/2017/QH14) thay thế 
Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 theo hướng chủ động ứng phó với biến đổi 
khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. 
- Tham mưu Chính phủ ban hành 22 Nghị định nhằm cụ thể hóa Luật Lâm 
nghiệp; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 27 Quyết định, 03 Chỉ thị. 
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành 67 Thông tư; 34 Quyết 
định hướng dẫn thực hiện các Nghị định của Chính phủ trong lĩnh vực lâm nghiệp. 
2. Về thực hiện các chỉ tiêu ngành 
- Tăng diện tích rừng từ 13,15 triệu ha, độ che phủ 39,7% năm 2011, lên gần 
14,61 triệu ha, độ che phủ 41,89% năm 2019; dự kiến đạt 14,65 triệu ha, độ che phủ 
42% vào năm 2020. 
- Giai đoạn 2010 - 2015 giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp có tốc độ tăng 
trưởng bình quân là 5,87%. Giai đoạn 2016 - 2020 giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp 
có tốc độ tăng trưởng bình quân là 5,94% . 
 2 
- Về xuất khẩu lâm sản, Việt Nam đã trở thành quốc gia đứng thứ 5 trên thế 
giới, thứ 2 Châu Á, thứ nhất Đông Nam Á về xuất khẩu lâm sản, hiện sản phẩm đồ 
gỗ của Việt Nam đã có mặt tại hơn 120 quốc gia và vùng lãnh thổ. 
- Thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng 
Giai đoạn 2013 - 2020 tổng nguồn thu từ DVMTR đạt 15.657 tỷ đồng, bình 
quân mỗi năm 1.957 tỷ đồng. Đây là nguồn lực rất quan trọng để góp phần vào phát 
triển kinh tế đất nước nói chung và phát triển kinh tế ngành Lâm nghiệp nói riêng. 
Góp phần tạo việc làm, thu nhập, góp phần xóa đói, giảm nghèo, đặc biệt là đồng bào 
dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa. 
3. Công tác quản lý, bảo vệ rừng 
Diện tích rừng bị mất do chặt phá trái phép và cháy rừng hàng năm liên tục 
giảm so với năm trước khoảng 30 - 50%, số vụ giảm khoảng 10%. 
4. Về Nghiên cứu khoa học 
Tập trung nghiên cứu chọn tạo giống cho các loài cây trồng rừng chủ lực, đặc 
biệt đã sử dụng công nghệ sinh học trong việc chọn, tạo và nhân giống để tạo ra các 
giống cho tăng năng suất, chất lượng gỗ cao và chống chịu với các điều kiện môi 
trường bất lợi công nhận 216 giống mới; nghiên cứu thiết kế, chế tạo công cụ, thiết bị 
cơ giới hóa các khâu sản xuất của lâm nghiệp; ứng dụng ảnh vệ tinh có độ phân giải 
cao trong quản lý, bảo vệ rừng. 
5. Về hợp tác quốc tế trong Lâm nghiệp 
 3 
- Tham gia chủ động, tích cực và có trách nhiệm các Công ước quốc tế, tổ chức 
đa phương, diễn đàn về lâm nghiệp toàn cầu và khu vực: thực hiện 34 đầu mối hợp 
tác quốc tế; 13 Hiệp định, cam kết cấp quốc tế và châu lục; 09 đầu mối hợp tác khu 
vực ASEAN; và 10 đầu mối hợp tác song phương về Lâm nghiệp. 
- Chủ động đàm phán, ký kết và thực hiện các hiệp định thương mại: thực hiện 
thành công đàm phán về Hiệp định Đối tác tự nguyện về thực thi lâm luật, quản trị 
rừng và thương mại lâm sản. 
6. Công tác quy hoạch ngành Lâm nghiệp 
 Thực hiện soát quy hoạch lại 3 loại rừng phù hợp với yêu cầu thực tiễn, đảm 
bảo yêu cầu bảo tồn, phòng hộ và phát triển kinh tế bền vững. Quy hoạch ổn định 164 
khu rừng đặc dụng, trong đó có 33 Vườn quốc gia, 57 Khu Dự trữ thiên nhiên, 12 
Khu bảo tồn loài và sinh cảnh; 53 Khu bảo vệ cảnh quan; 9 Khu nghiên cứu khoa 
học, thực nghiệm. 
II. TỒN TẠI, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN 
1. Tồn tại, hạn chế 
- Về bảo vệ rừng: Vẫn còn những điểm nóng về phá rừng, vận chuyển, tàng trữ 
lâm sản trái phép và chống người thi hành công vụ. Cháy rừng, mất rừng vẫn tiềm ẩn 
rủi ro. 
- Về phát triển rừng: Đầu tư vào phát triển rừng còn hạn chế, khâu tuyển chọn 
và sử dung giống chất lượng còn khó khăn dẫn đến năng suất rừng còn thấp, hiệu quả 
thấp. 
- Về chế biến lâm sản: năng suất lao động còn thấp, thiếu hụt nguồn lao động có 
tay nghề cao, chưa hình thành được chuỗi cung ứng. 
2. Nguyên nhân chủ yếu 
- Nhận thức của một số cấp ủy đảng, chính quyền chưa đầy đủ, thiếu kiên quyết 
ngăn chặn nạn phá rừng, gây cháy rừng; 
- Đầu tư cho công tác bảo vệ và phát triển rừng chưa tương xứng, đặc biệt cơ sở 
vật chất cho công tác phòng chống cháy rừng, bảo vệ rừng còn nhiều hạn chế; 
- Công tác quy hoạch sử dụng Quy hoạch đất lâm nghiệp tại nhiều địa phương 
không nghiêm, xử lý sai phạm thiếu kiên quết. 
III. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU 
1. Quan điểm 
 a) Lâm nghiệp là ngành kinh tế - kỹ thuật đặc thù theo chuỗi bao gồm quản lý, 
bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng, chế biến và thương mại lâm sản. 
 b) Lâm nghiệp phát triển bền vững toàn diện về các mặt kinh tế, xã hội và môi 
trường góp phần quan trọng cho phát triển bền vững đất nước, đảm bảo hài hòa giữa 
 4 
phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường và bảo vệ đa dạng sinh học. 
 c) Xã hội hóa lâm nghiệp nhằm huy động nguồn lực của toàn xã hội cho phát 
triển lâm nghiệp bền vững. 
 d) Hội nhập quốc tế sâu, rộng tạo động lực mở rộng thị trường cho phát 
triển lâm nghiệp bền vững và thực hiện cam kết quốc tế. 
 e) Lâm nghiệp "môi trường", lâm nghiệp "bảo tồn có khai thác" là những 
hướng đi có triển vọng nhằm giảm thiểu biến đổi khí hậu, bảo vệ đa dạng sinh học, 
cải thiện sinh kế và tăng nguồn thu từ rừng. 
2. Mục tiêu 
- Duy trì, ổn định tỷ lệ che phủ rừng đạt 42%; 
- Tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp: 5,0-6,5%/năm; 
- Giá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản: đạt 18-20 tỷ USD vào năm 2025; 
- Nâng cao năng suất, chất lượng và phát huy giá trị của từng loại rừng; tạo 
thêm việc làm, tăng thu nhập cho dân cư, góp phần xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo 
quốc phòng, an ninh. 
IV. ĐỊNH HƯỚNG TRONG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 
- Phát triển ngành lâm nghiệp bền vững, toàn diện về các mặt kinh tế, xã hội và 
môi trường góp phần quan trọng cho phát triển bền vững chung của đất nước, gắn với 
xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. 
- Thực hiện liên kết giữa các hộ gia đình, các trang trại với các doanh nghiệp, 
các nhà khoa học và các cấp chính quyền ở địa phương. 
- Kết hợp hài hoà giữa phát triển vùng nguyên liệu với chế biến quy mô lớn, 
tập trung hiện đại đồng thời phát huy thế mạnh chế biến thủ công với sơ chế của cơ 
sở chế biến vừa và nhỏ và của hộ gia đình. 
- Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, công nghệ mới, tiên tiến, thân 
thiện với môi trường vào các khâu của chuỗi hoạt động, tạo ra đột phá phát triển 
ngành lâm nghiệp. 
- Tích cực, chủ động hội nhập quốc tế nhằm nâng cao vai trò, giá trị của ngành 
lâm nghiệp. 
V. GIẢI PHÁP 
1. Giải pháp về bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng 
- Tăng cường công tác kiểm soát, kiểm tra và thanh tra việc chuyển mục đích 
sử dụng đất có rừng sang mục đích khác; thực hiện nghiêm Nghị quyết 71/NQ-CP. 
- Kiểm tra, đôn đốc các địa phương đẩy mạnh việc phân công, phân cấp trách 
nhiệm quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp. 
 5 
- Tăng cường Công tác tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm thực 
hiện các quy định của Pháp luật về BVR, PCCCR và quản lý nương rẫy; điều tra, xử 
lý nghiêm triệt để các vụ vi phạm. 
2. Giải pháp thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu 
- Thực hiện tốt công tác giống cây lâm nghiệp; phát triển trồng cây phân tán; 
sử dụng có hiệu quả nguồn gỗ cao su khai thác từ các vườn cây tái canh. 
- Triển khai quản lý rừng bền vững theo Luật Lâm nghiệp. 
- Đổi mới trong quản lý lưu thông hàng hóa lâm sản; đảm bảo nguồn gốc hợp 
pháp, Phát triển thương mại điện tử. 
3. Giải pháp huy động nguồn lực trong và ngoài nước 
Chủ động hội nhập, thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế; có biện pháp bảo vệ 
thị trường nội địa; đẩy mạnh đàm phán và ký kết các hiệp định song phương về 
thương mại lâm sản. vận động, thu hút nguồn vốn ODA và FDI. 
5. Giải pháp về cơ chế, chính sách 
- Triển khai hiệu quả, đồng bộ Luật Lâm nghiệp và các cơ chế, chính sách hiện 
hành; đồng thời nghiên cứu xây dựng hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện các cam 
kết quốc tế như: CP-TPP, VPA/FLEGT; một số cơ chế, chính sách để tháo gỡ khó 
khăn cho doanh nghiệp. 
- Tiếp tục thực hiện hiệu quả các chương trình, đề án đã được Chính phủ phê 
duyệt; xây dựng Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, 
tầm nhìn đến 2040, Quy hoạch Lâm nghiệp cấp quốc gia giai đoạn 2021-2030 tầm 
nhìn đến năm 2050. 
6. Giải pháp về khoa học, công nghệ và đào tạo 
- Ưu tiên các nghiên cứu cải thiện giống cây trồng và thâm canh rừng, giống 
nhập ngoại có chất lượng cao, giống biến đổi gen; 
- Cải thiện chương trình đào tạo, dạy nghề, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, 
gắn nhà trường với doanh nghiệp; đổi mới chương trình giảng dạy, đào tạo tại các 
trường đại học, cao đẳng, dạy nghề. 

File đính kèm:

  • pdfphat_trien_lam_nghiep_theo_huong_ben_vung_o_viet_nam.pdf