Phát triển du lịch bền vững huyện Quế Sơn (Quảng Nam)-Thực trạng và giải pháp
Tóm tắt: Quá trình nghiên cứu thực trạng hoạt động du lịch trên địa bàn huyện
Quế Sơn cho thấy nhiều điểm có tài nguyên du lịch có giá trị, điều kiện khai thác thuận
lợi. Tuy nhiên, quá trình khai thác chưa tính đến yếu tố bền vững, nhiều điểm có dấu
hiệu xâm hại đến tài nguyên, một trong những tài nguyên đó là khu vực suối nước Mát,
quy hoạch chưa hợp lý ở khu vực suối Tiên; một số tài nguyên nhân văn việc khai thác
chưa tương xứng với tiềm năng. Từ hiện trạng hoạt động du lịch, qua nghiên cứu các
mô hình phát triển du lịch bền vững trong và ngoài tỉnh Quảng Nam, bài báo đã đánh
giá một cách tổng quát về hoạt động du lịch huyện Quế Sơn và đưa ra được những
giải pháp phát triển du lịch bền vững tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch
nhân văn
Tóm tắt nội dung tài liệu: Phát triển du lịch bền vững huyện Quế Sơn (Quảng Nam)-Thực trạng và giải pháp
1 PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG HUYỆN QUẾ SƠN ( QUẢNG NAM) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Lê Thị Tuyết Thanh1 Tóm tắt: Quá trình nghiên cứu thực trạng hoạt động du lịch trên địa bàn huyện Quế Sơn cho thấy nhiều điểm có tài nguyên du lịch có giá trị, điều kiện khai thác thuận lợi. Tuy nhiên, quá trình khai thác chưa tính đến yếu tố bền vững, nhiều điểm có dấu hiệu xâm hại đến tài nguyên, một trong những tài nguyên đó là khu vực suối nước Mát, quy hoạch chưa hợp lý ở khu vực suối Tiên; một số tài nguyên nhân văn việc khai thác chưa tương xứng với tiềm năng. Từ hiện trạng hoạt động du lịch, qua nghiên cứu các mô hình phát triển du lịch bền vững trong và ngoài tỉnh Quảng Nam, bài báo đã đánh giá một cách tổng quát về hoạt động du lịch huyện Quế Sơn và đưa ra được những giải pháp phát triển du lịch bền vững tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Từ khóa: Phát triển, Du lịch, Du lịch bền vững, Quế Sơn. 1. Đặt vấn đề Du lịch đã trở thành ngành kinh tế quan trọng đối với nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Ở Việt Nam một số thành phố đã khai thác lợi thế của mình, tạo nên nét đặc trưng trở thành những thành phố du lịch, nhiều vùng nông thôn đã thay đổi diện mạo, xóa đói giảm nghèo nhờ vào hoạt động du lịch. Hơn thế nữa du lịch còn được xem là cầu nối giữa các quốc gia mang đến cho xã hội tình hữu nghị, sự hiểu biết lẫn nhau và hòa bình giữa các dân tộc. Bên cạnh những thành quả hoạt động du lịch đưa lại, một số khu vực khai thác hoạt động du lịch chưa xác định yếu tố bền vững đã dẫn dến tình trạng tác động tiêu cực đến tài nguyên, môi trường dẫn đến tình trạng cạn kiệt và suy thoái tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường, phá hoại cảnh quan tự nhiên, không ít khu vực hoạt động du lịch đã tác động tiêu cực đến giá trị văn hóa địa phương, văn hóa truyền thống bị biến mất. Để hạn chế được những tác động tiêu cực, khai thác tài nguyên lâu dài, cần đặt ra vấn đề phát triển du lịch bền vững ở tất cả các phương diện trong hoạt động du lịch. Phát triển du lịch bền vững là mục tiêu hành động nhất quán từ cấp tỉnh đến huyện xã ở Quảng Nam, phát triển du lịch phải gắn với các yếu tố: kinh tế, tài nguyên - môi trường, văn hóa - xã hội. Tuy nhiên, quá trình hình thành và phát triển ở các điểm du lịch trên địa bàn huyện đã được hình thành từ lâu, đang tồn tại một số hạn chế nhất 1 . ThS. Khoa Văn hóa-Du lịch trường Đại học Quảng Nam LÊ THị TUyẾT THANH 2 định theo định hướng phát triển bền vững. Vì thế, nghiên cứu, đánh giá đúng giá trị của tài nguyên trên địa bàn huyện, xác định các nguyên nhân và những yếu tố phát triển chưa bền vững trong hoạt động du lịch ở huyện Quế Sơn, từ đó đưa ra được hệ thống các giải pháp nhằm phát triển bền vững là trách nhiệm của các nhà khoa học, nhà quản lý và các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch nhằm đạt hiệu quả cao trong hoạt động du lịch theo hướng bền vững. 2. Nội dung 2.1. Phương pháp nghiên cứu: nhằm đạt hiệu quả cao trong nghiên cứu chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như: phương pháp đánh giá tài nguyên theo cách phân chia mức độ quan trọng của các yếu tố tác động đến vấn đề khai thác tài nguyên trong du lịch; phương pháp điều tra xã hội học; phương pháp thu thập, phân tích các tài liệu thứ cấp; đặc biệt quá trình khảo sát thực tế đã đưa lại cho bài báo một cách nhìn khách quan, phản ánh đúng hiện trạng tài nguyên. 2.2. Khái quát về tiềm năng phát triển du lịch bền vững huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam Quế Sơn là một huyện trung du của tỉnh Quảng Nam, hệ thống đường giao thông khá thuận lợi. Mặt khác, Quế Sơn nằm gần với trung tâm kinh tế Đà Nẵng và 2 di sản văn hóa thế giới (Phố Cổ Hội An và Thánh Địa Mỹ Sơn) là nơi thu hút khách du lịch rất lớn, đặc biệt là du khách quốc tế. Đây là huyện có nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên có giá trị như: suối Tiên có cảnh quan sinh thái đẹp, nhiều thác nước, hai bên suối là khu rừng nguyên sinh, điều kiện giao thông thuận lợi, tài nguyên còn nguyên sơ; suối nước Mát, nằm ngay trên đèo Le, giao thông huyết mạch giữa hai huyện (Quế Sơn - Nông Sơn), điều kiện khai thác hết sức thuận lợi, cảnh quan đẹp, có những con thác lên đến 10 - 15m. Quế Sơn có nhiều tài nguyên du lịch nhân văn, là mảnh đất địa linh nhân kiệt, có nền văn hóa lâu đời, có truyền thống hiếu học và còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử có giá trị của dân tộc như: Chiến thắng Cấm Dơi và tượng đài, chiến thắng Mộc Bài và bia di tích, lăng mộ Phạm Nhữ Tăng và nhà thờ tộc Phạm Các di tích lịch sử văn hóa có kiến trúc độc đáo đồng thời các lễ hội truyền thống làm phong phú thêm bản sắc văn hóa dân tộc tạo điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch và thu hút khách du lịch trong nước cũng như quốc tế. Quế Sơn còn là nơi hội tụ nhiều làng nghề truyền thống được hình thành lâu đời, hội tụ những kinh nghiệm có giá trị, dưới bàn tay tài hoa của các nghệ nhân qua nhiều thế hệ đã tạo ra những sản phẩm phục vụ đắc lực cho cuộc sống xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành sản phẩm du lịch. Điển hình là các làng nghề: Làng nón - Quế Minh, làng gốm - Sơn Thắng xã Quế An, làng phở sắn - Đông Phú... về giá trị văn hóa từ các sản phẩm du lịch, làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Quế Sơn. Đặc trưng sản phẩm làng nghề là làm thủ công, mỗi sản phẩm là một tác phẩm nghệ thuật của người nghệ nhân vì thế ở một số sản phẩm LÊ THị TUyẾT THANH 3 làng nghề được khôi phục và phát triển như: nghề gốm - Quế An, nón - Quế Minh đã đưa đến du khách những giá trị văn hóa - nghệ thuật của các nghệ nhân đã thổi hồn vào từng sản phẩm. Với loại hình du lịch ẩm thực, những sản phẩm “dân biết mặt, nước biết tên” như gà tre, phở sắn đã làm tăng thêm sự đa dạng, phong phú và tạo nên những nét độc đáo trong ẩm thực Việt Nam. Nguồn tài nguyên du lịch phân bố khá đồng đều trên lãnh thổ huyện, tương đồng giữa giá trị tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn, đây là yếu tố thuận lợi cho việc hình thành các sản phẩm du lịch, chương trình du lịch. 2.3. Thực trạng phát triển du lịch bền vững ở huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam Tổng doanh thu du lịch năm 2016 đạt 8,1 tỉ đồng. Các lĩnh vực đem lại doanh thu cho ngành chủ yếu là dịch vụ ăn uống, lữ hành, vận chuyển, cơ sở lưu trú, nhưng trong đó lĩnh vực ăn uống chiếm con số cao nhất (trên 5 tỉ đồng vào năm 2016) . Ở tại huyện Quế Sơn, điểm du lịch đem lại nguồn thu mạnh nhất có thể nói rằng khu du lịch suối nước Mát - đèo Le. Du khách chi tiêu du lịch vào trong lĩnh vực ăn uống là chủ yếu. Sản phẩm đặc trưng đó chính là gà Tre - đèo Le. Hầu như du khách không lưu trú ở lại nên doanh thu về lĩnh vực lưu trú còn rất hạn chế (đạt khoảng 1 tỉ đồng). Du khách đến đây mà lưu trú ở lại chủ yếu là khách công vụ, họ đi kết hợp với công việc, nói như vậy để thấy rằng tâm lý du khách chưa được định hình đi đến điểm du lịch Quế Sơn này. Bình quân hằng năm lượng khách đến tham quan các điểm du lịch trên địa bàn huyện ước khoảng 05-07 nghìn lượt người, tốc độ tăng bình quân về tổng lượt khách khoảng 10%/năm. Khách du lịch ngày càng tăng và trong tương lai sẽ tiếp tục gia tăng nhưng hệ thống khách sạn để đảm bảo cho nhu cầu lưu trú của du khách trên địa bàn huyện còn rất ít và lạc hậu. Theo số liệu thống kê hiện nay trên địa bàn huyện Quế Sơn, có 15 khách sạn và khoảng 100 phòng lưu trú. Nhìn chung, các cơ sở lưu trú này còn yếu kém, chưa đủ tiêu chuẩn để đón khách quốc tế mà chỉ phục vụ cho nhân dân địa phương và du khách nội địa. Bên cạnh đó, hệ thống nhà hàng trên địa bàn toàn huyện rất thấp cả về số lượng lẫn chất lượng, có chăng chỉ là những quán ăn bên đường để phục vụ cho những người dân địa phương và những du khách tham quan trong ngày. Các quán ăn được xây dựng theo kiểu nông thôn, tạm bợ, nhỏ lẻ, không tập trung, cụ thể: tại khu du lịch Suối nước Mát - đèo Le và khu du lịch sinh thái suối Tiên chỉ có vài nhà hàng ở trong khuôn viên của điểm du lịch. Còn các quán ăn chỉ tập trung ở ven 2 bên đường và mật độ càng LÊ THị TUyẾT THANH 4 thưa khi khoảng cách càng xa điểm du lịch, kinh doanh theo kiểu gia đình, chưa chuyên nghiệp. Điều này đã khiến du khách đến đây với tâm lý muốn đi vào những nơi thật sự sang trọng và đảm bảo chất lượng thì không có nên sẽ ghé vào những quán ven đường cách xa khu du lịch để ăn uống với suy nghĩ sẽ rẻ tiền hơn và chất lượng cũng như nhau. Chính vì điều này làm cho thời gian lưu trú của du khách tại điểm du lịch là rất thấp. Bên cạnh đó còn rất nhiều nguyên nhân khác. Chẳng hạn: đội ngũ phục vụ không chuyên nghiệp, trình độ chuyên môn thấp, sản phẩm du lịch còn quá đơn điệu... chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách. Hiện nay, trên địa bàn huyện số người trong độ tuổi lao động là trên 65.000 người; trong đó có hơn 2.000 lao động liên quan đến du lịch. Phân tích thực trạng lao động trong ngành du lịch cho thấy chất lượng lao động trong quản lý và kinh doanh là chưa đáp ứng được yêu cầu. Lao động trong lĩnh vực du lịch tại huyện nhà còn rất hạn chế cả về số lượng lẫn chất lượng. Số lượng lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ rất ít trong tất cả các lĩnh vực. Khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ hầu như không có. Cụ thể: tại các điểm du lịch chưa có lao động chuyên môn sâu, kể cả hướng dẫn viên cũng thuê từ những nơi khác đến không có nguồn hướng dẫn viên tại điểm, đội ngũ phục vụ ở các cơ sở ăn uống, lưu trú trên toàn huyện khoảng 300 người (làm việc theo mùa du lịch), trong hệ thống các nhà hàng, khách sạn, đội ngũ lễ tân, khách sạn nhà hàng còn thiếu kinh nghiệm, không có trình độ chuyên môn nghiệp vụ. 2.4 . Giải pháp phát triển du lịch bền vững huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam 2.4.1 . Nhóm giải pháp phát triển du lịch bền vững về kinh tế 2.4.1.1 . Thu hút khách du lịch - Thông qua công tác quảng bá, giới thiệu đến du khách các sản phẩm du lịch có trên địa bàn, phối kết hợp với các công ty lữ hành đưa các điểm du lịch vào chương trình tour. - Hình thành các sản phẩm du lịch mới lạ. - Khai thác tối đa và hiệu quả các tiềm năng du lịch của địa phương, thông qua đó sẽ tạo ra được nhiều loại hình du lịch. - Tạo ra nhiều tài nguyên mới bằng cách nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu của du khách và xu thế của hoạt động du lịch. - Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ bằng cách thu hút các nhà đầu tư. 2.4.1.2. Phát triển các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành và dịch vụ du lịch LÊ THị TUyẾT THANH 5 - Có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp về thủ tục thành lập doanh nghiệp trên địa bàn. Các doanh nghiệp mới hình thành thường gặp nhiều khó khăn về thủ tục xin đăng ký giấy phép kinh doanh, các giấy tờ có liên quan. Vì thế, việc hỗ trợ các doanh nghiệp là hết sức cần thiết. - Hình thành trung tâm nghiên cứu hoạt động du lịch nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư kinh doanh hoạt động du lịch trên địa bàn cũng như liên kết hoạt động du lịch trong và ngoài địa phương, tạo sự thống nhất trong khai thác các tài nguyên du lịch trên địa bàn. - Phát triển mối quan hệ về du lịch với các doanh nghiệp lữ hành, cơ quan quản lý du lịch các vùng lân cận để có sự liên kết thích hợp, mở những tour, tuyến du lịch mới, hấp dẫn và chất lượng. - Hình thành các dịch vụ cung ứng sản phẩm du lịch như: xây dựng các tour du lịch mới lạ, du lịch làng quê, du lịch chuyên đề - Kích thích thị trường du lịch tại các khu vực với nhiều biện pháp như: hình thành các trung tâm lữ hành, giới thiệu sản phẩm du lịch đến từng người dân cũng như các địa phương lân cận. 2.4.1.3. Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch a. Phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển du lịch Tập trung phát triển hệ thống giao thông nhằm phục vụ cho hoạt động du lịch một cách hiệu quả. Mở rộng các tuyến đường tạo điều kiện khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên du lịch. b. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch Quy hoạch và phát triển các khách sạn, nhà hàng và các dịch vụ vui chơi giải tríở các điểm du lịch nhằm thu hút và kéo dài thời gian lưu trú, chi tiêu của du khách. Đẩy mạnh xã hội hóa trong công tác xây dựng các cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ du lịch. 2.4.1.4 . Các hoạt động xúc tiến du lịch - Cần đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, quảng bá nhằm gới thiệu hình ảnh của địa phương mình đến với mọi du khách trong và ngoài nước bằng các hình thức như: tờ rơi, đặc san, website, các chuyên mục thời sự phát trên đài truyền thanh truyền hình huyện, tỉnh, trung ương, tổ chức hội thảo, hội chợ, gặp mặtHoạt động của phòng du lịch gắn với thông tin du khách, hình thành mạng lưới điểm du khách để trực tiếp gặp gỡ và hướng dẫn du khách ở những địa điểm kinh doanh du lịch. LÊ THị TUyẾT THANH 6 - Đẩy mạnh quan hệ với các doanh nghiệp lữ hành và các hãng thông tấn báo chí để tuyên truyền giới thiệu du lịch, kết hợp xây dựng các tour, tuyến du lịch liên hoàn với các vùng miền khác trong cả nước. - Xây dựng bản đồ du lịch, bản chỉ dẫn đến các điểm du lịch của địa phương, làm đa dạng sản phẩm du lịch, tăng sự hấp dẫn và khám phá của du khách. 2.4.2. Nhóm giải pháp phát triển du lịch bền vững về văn hóa - xã hội 2.4.2.1 . Phát triển nguồn nhân lực du lịch a. Nhóm giải pháp dành cho các cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch - Xây dựng và ban hành các chính sách về tuyển dụng lao động Hàng nằm cần phải có kế hoạch tuyển dụng lao động một cách hợp lý. Tiến hành rà soát nguồn lao động ở tất cả các lĩnh vực du lịch nhằm bổ sung một cách kịp thời và hiệu quả tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động du lịch được diễn ra thông suốt. - Đào tạo, bồi dưỡng lao động cho ngành du lịch Đào tạo nguồn nhân lực đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Để phát triển du lịch phải có đội ngũ cán bộ quản lý và hoạt động trong ngành có phẩm chất, hiểu biết về quê hương đất nước, có lòng tự hào dân tộc, biết bảo vệ lợi ích quốc gia về chính trị và kinh tế, hiểu biết về văn hóa ứng xử, nghiệp vụ và trình độ. Cần thực hiện công tác giáo dục về du lịch cho cộng đồng dân cư, làm thay đổi nhận thức của họ về một ngành mới manh nha: ngành kinh tế - tổng hợp - du lịch. Có thể cử người đi tham gia các khóa đào tạo về du lịch dài hạn hoặc ngắn hạn ở trong nước và quốc tế. - Ban hành và hướng dẫn chính sách đãi ngộ vật chất và động viên tinh thần cho lao động. Có chính sách sử dụng lao động tại chỗ và thu hút nhân tài có chuyên môn ở các nơi khác đến hoạt động du lịch tại địa phương. Làm tốt công tác tuyển chọn học viên tại các trường nghiệp vụ du lịch, tạo nguồn lực lao động dự bị cho quê hương. Tạo mọi điều kiện thuận lợi cả về mặt vật chất và tinh thần cho những nhân viên hoạt động du lịch và có những đóng góp tích cực cho du lịch địa phương. b. Nhóm giải pháp dành cho các cơ sở đào tạo - Rút ngắn khoảng cách giữa đào tạo và tuyển dụng Cơ sở đào tạo cần nghiên cứu xem trên thực tế lĩnh vực du lịch địa phương còn thiếu nguồn nhân lực trên lĩnh vực nào và đào tạo nguồn nhân lực trên lĩnh vực đó để đáp ứng cho phù hơp. LÊ THị TUyẾT THANH 7 - Tiếp tục khai thác các nguồn vốn để nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực du lịch; - Có chế độ đãi ngộ thỏa đáng để khuyến khích đội ngũ chuyên gia, cán bộ quản lý, lao động lành nghề, chất lượng cao, chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác đào tạo; - Liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp để tạo điều kiện cho học viên được thực tập và có cơ hội nghề nghiệp tốt sau khi tốt nghiệp; - Khai thác các hình thức liên doanh, liên kết hiệu quả trong đào tạo nhân lực du lịch, nhất là hợp tác đào tạo quốc tế; - Đảm bảo thực hiện đào tạo liên thông từ thấp đến cao để người lao động có cơ hội nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu thị trường lao động, tạo sinh kế bền vững. c. Nhóm giải pháp dành cho người lao động - Thay đổi nhận thức về thang bậc giá trị xã hội và định hướng nghề nghiệp để lựa chọn ngành nghề đào tạo phù hợp năng lực bản thân và đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động; - Nâng cao năng lực học hỏi, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; - Xây dựng ý thức đạo đức, thái độ, tác phong phù hợp với yêu cầu ngành nghề; d. Nhóm giải pháp dành cho các tổ chức xã hội nghề nghiệp - Phát huy vai trò của tổ chức xã hội nghề nghiệp ở các mảng công tác như bảo vệ quyền lợi thành viên, hỗ trợ bồi dưỡng, tập huấn, nâng cao tay nghề; - Kiến nghị cơ quan có chức năng ban hành các chủ trương chính sách phù hợp để phát triển ngành du lịch nói chung và nguồn nhân lực du lịch của thành phố nói riêng; - Tham gia hoặc trực tiếp tổ chức các cuộc thi tay nghề để khuyến khích, động viên tinh thần người lao động. e. Phát triển du lịch gắn kết với cộng đồng địa phương - Gia tăng sự hiểu biết về phát triển du lịch bền vững; - Đảm bảo sự tham gia của cộng đồng vào quá trình xây dựng quy hoạch phát triển du lịch; - Đảm bảo sự tham gia tích cực của cộng đồng vào các hoạt động du lịch; - Chia sẻ lợi ích từ nguồn thu du lịch để hỗ trợ phát triển cộng đồng; LÊ THị TUyẾT THANH 8 - Đảm bảo sự tham gia giám sát của cộng đồng trong quá trình thực hiện quy hoạch phát triển du lịch. 2.4.2.2 . Phát triển du lịch gắn kết với cộng đồng địa phương - Gia tăng sự hiểu biết về phát triển du lịch bền vững; - Đảm bảo sự tham gia của cộng đồng vào quá trình xây dựng quy hoạch phát triển du lịch; - Đảm bảo sự tham gia tích cực của cộng đồng vào các hoạt động du lịch; - Chia sẻ lợi ích từ nguồn thu du lịch để hỗ trợ phát triển cộng đồng; - Đảm bảo sự tham gia giám sát của cộng đồng trong quá trình thực hiện quy hoạch phát triển du lịch. 2.4.3. Nhóm giải pháp phát triển du lịch bền vững về tài nguyên - môi trường 2.4.3.1 . Bảo tồn và phát triển tài nguyên du lịch - Kiểm kê đa dạng sinh học; - Thiết lập mạng lưới quản lý thông tin, xây dựng ngân hàng dữ liệu về đa dạng sinh học một cách khoa học; - Xây dựng hệ thống pháp lý, chế tài nghiêm minh đối với các đơn vị kinh doanh du lịch, lữ hành; - Khuyến khích, hỗ trợ, đồng thời kêu gọi các cá nhân, tổ chức, chuyên gia trong nước và quốc tế tham gia nghiên cứu khoa học cơ bản; - Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin du lịch; - Xây dựng chế tài xử phạt nghiêm minh; - Xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm du lịch; - Khuyến khích các dự án đầu tư phát triển du lịch có những cam kết cụ thể về bảo vệ, bảo tồn, tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch; - Phát triển các chính sách tiêu thụ xanh có ý nghĩa với môi trường, quản lý tốt nguồn năng lượng, tiết kiệm nước và quản lý chất thải; - Xây dựng một chương trình về nâng cao ý thức của cộng đồng địa phương trong việc gìn giữ, tôn tạo các nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn. 2.4.3.2 . Bảo vệ và cải thiện môi trường du lịch a. Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục cộng đồng, du khách tham gia bảo vệ môi LÊ THị TUyẾT THANH 9 trường - Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, vận động, kết hợp áp dụng các biện pháp hành chính, kinh tế và các biện pháp khác để xây dựng ý thức tự giác, kỷ cương trong hoạt động bảo vệ môi trường; - Nâng cao nhận thức về việc bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch cho khách du lịch và cộng đồng dân cư thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, banner, áp phích; - In các loại ấn phẩm có các thông tin liên quan đến các khu vực sinh thái; - Tăng cường tuyên truyền quảng cáo một cách “có trách nhiệm” trên các phương tiện khác nhau, với các loại hình khác nhau. Tuy nhiên cách quảng cáo tốt nhất vẫn là tự bản thân người khách quảng cáo cho cơ sở du lịch, vì vậy chất lượng môi trường và tài nguyên là một trong những biện pháp quảng cáo xúc tiến du lịch có hiệu quả nhất và bền vững nhất. b. Giải pháp về đào tạo - Tổ chức các lớp tập huấn về du lịch sinh thái; - Hình thành đội ngũ hướng dẫn viên du lịch sinh thái thông thạo địa hình, có kiến thức về sự đa dạng của các loại động thực vật trong khu vực bảo tồn, hiểu biết về các phương pháp, các nguyên tắc bảo vệ môi trường, tài nguyên; - Phối hợp, lồng ghép đào tạo và giáo dục về bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch trong chương trình giảng dạy của hệ thống đào tạo các cấp về du lịch; - Trang bị kiến thức về bảo vệ môi trường, các biện pháp ứng cứu trong trường hợp xảy ra sự cố môi trường; - Quan tâm đào tạo lại và đào tạo mới những nhận thức về vai trò của môi trường du lịch với sự phát triển bền vững của ngành, đảm bảo cho việc bảo vệ và gìn giữ môi trường được bắt đầu và giám sát từ chính bản thân những người đảm nhận vai trò trực tiếp phát triển du lịch. Gắn giáo dục môi trường du lịch với các chương trình đào tạo cho mọi đối tượng tham gia vào hoạt động du lịch. c. Giải pháp quản lý nhà nước - Yêu cầu các doanh nghiệp xây dựng các báo cáo đánh giá tác động môi trường; - Quản lý mật độ và công suất phục vụ của các nhà trọ, nhà nghỉ tại các khu, điểm du lịch; - Áp dụng tiêu chuẩn xanh để đánh giá việc bảo vệ môi trường sinh thái đối với các khách sạn, đơn vị du lịch; LÊ THị TUyẾT THANH 10 - Xây dựng nội quy bảo vệ môi trường phù hợp đặc thù của khu bảo tồn, điểm du lịch; - Xây dựng các nguyên tắc tham quan, bảo vệ tài nguyên phù hợp với từng điểm du lịch sinh thái; - Tăng cường hợp tác trong và ngoài nước về nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ nhằm bảo vệ môi trường du lịch. d. Tăng cường hợp tác liên ngành và quốc tế: Quá trình thực hiện phát triển du lịch theo hướng bền vững không chỉ ngành du lịch có thể thực hiện được mà cần có sự phối hợp chặt chẽ giưa các ngành liên quan cụ thể như: khi quy hoạch điểm du lịch cần tính đến yếu tố quy hoạch tổng thể kinh tế của huyện, các ngành liên quan đến sử dụng không gian lãnh thổ (nông nghiệp, công nghiệp, lâm nghiệp); kết hợp đào tạo nhân lực Bên cạnh đó, hợp tác quốc tế là yếu tố quan trọng trong trao đổi kinh nghiệm thực hiện phát triển du lịch bền vững ở các nước phát triển ở nhiều lĩnh vực như: phục hồi trùng tu tôn tạo các giá trị văn hóa đã bị mai một, kinh nghiệm bảo vệ môi trường, tận dụng quỹ hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế. 3 . Kết luận - Quế Sơn là vùng đất có sự đa dạng các loại tài nguyên tự nhiên và nhân văn, một số điểm du lịch có tài nguyên độc đáo như: suối nước Mát, suối tiên. Bên cạnh đó, huyện Quế Sơn còn có nhiều giá trị nhăn văn có giá trị khai thác hoạt động du lịch như: giá trị văn hóa - lịch sử (tượng đài, các căn cứ cách mạng); có nhiều làng nghề còn lưu giữ giá trị nghệ thuật, bí quyết nghề; có nhiều món ăn đã trở thành đặc trưng ở vùng Quế Sơn như: gà Tre, đèo Le, phở sắn. - Thực trạng hoạt động du lịch trên địa bàn huyện Quế Sơn chưa phát huy hết giá trị tài nguyên và khai thác chưa hợp lý, đặc biệt một số điểm du lịch tự nhiên có dấu hiệu xâm hại đến tài nguyên, tác động xấu đến cảnh quan tự nhiên, quy hoạch chưa khoa học dẫn đến tình trạng hạn chế sự phát triển của điểm du lịch. - Công tác quản lý, quảng bá còn nhiều bất cập, đội ngũ lao động trực tiếp trong ngành du lịch còn hạn chế về trình độ chuyên môn. - Thực hiện các chủ trương phát triển bền vững thực tế ở các điểm du lịch còn nhiều hạn chế. - Quá trình nghiên cứu đã khái quát được bức tranh hoạt động du lịch bền vững trên địa bàn huyện Quế Sơn, đặc biệt bài báo đã đưa ra được những mặt hạn chế trên con đường phát triển du lịch của huyện. - Đồng thời, bài báo cũng đã đưa ra được hệ thống giải pháp giúp nhà quản lý, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch áp dụng vào để hoạt động du lịch trên địa bàn LÊ THị TUyẾT THANH 11 huyện Quế Sơn phát triển một cách bền vững và bước đi đúng theo phương hướng của tỉnh đề ra. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Lê Huy Bá (2009), Du lịch sinh thái, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. [2] Bộ Kế hoạch Đầu tư (2004), Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam, Chương trình nghị sự 21 Việt Nam, Hà Nội. [3] Bộ tài nguyên và môi trường (2006), Dự thảo: Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện chiến lược phát triển bền vững, Chương trình nghị sự 21 Việt Nam, Hà Nội. [4] Chi cục Thống kê huyện Quế Sơn (2016), Niên giám thống kê, Quế Sơn. [5] Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa (2005), Kinh tế du lịch, NXB lao động xã hội, Hà Nội. [6] Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu (2001), Du lịch bền vững, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội. Title: SUSTAINABLE TOURISM DEVELOPMENT IN QUE SON DISTRICT (QUANG NAM) - STATUS AND SOLUTIONS LE THI TUYET THANH Quang Nam University Abstract: The research on the current status of tourism in Que Son district shows that many destinations have valuable tourism resources, favorable conditions for exploitation. However, the exploitation process does not take into account the sustainability factors, many tourist destination have signs of harm to natural resources, one of them is the area of Mat stream, unsuitable operation in Tien stream; the exploitation of some humanistic resources is not commensurate with its potential. From the current status of tourism activities, through the study of models of sustainable tourism development in and outside Quang Nam, the article has assessed the general way of tourism activities in Que Son district and presented some solutions to develop the sustainable tourism for natural tourism resources and to orient the development of humanistic tourism resources. Keywords: development, tourism, sustainable tourism, Que Son. LÊ THị TUyẾT THANH 12
File đính kèm:
- phat_trien_du_lich_ben_vung_huyen_que_son_quang_nam_thuc_tra.pdf