Phát triển du lịch ẩm thực tại thành phố Hồ Chí Minh

TÓM TẮT: Bài viết trình bày khái niệm, vai trò của du lịch ẩm thực cùng với sự phân tích

về tiềm năng, thực trạng và các giải pháp để phát triển loại hình du lịch ẩm thực tại Thành

phố Hồ Chí Minh. Loại hình du lịch ẩm thực này không chỉ đóng góp cho GDP của Thành

phố Hồ Chí Minh mà còn góp phần nâng cao vị thế của Thành phố trong quá trình trở

thành một trung tâm du lịch lớn của đất nước, của khu vực Đông Nam Á và thế giới.

Từ khóa: du lịch, du lịch ẩm thực, du lịch ẩm thực Thành phố Hồ Chí Minh.

pdf 8 trang phuongnguyen 2660
Bạn đang xem tài liệu "Phát triển du lịch ẩm thực tại thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phát triển du lịch ẩm thực tại thành phố Hồ Chí Minh

Phát triển du lịch ẩm thực tại thành phố Hồ Chí Minh
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Phan Huy Xu và tgk 
78 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH ẨM THỰC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
PROMOTE CULINARY TOURISM IN HO CHI MINH CITY 
PHAN HUY XU
 và TRẦN MINH TÂM 
 PGS.TS. Trường Đại học Văn Lang, Email: xuphanhuy@gmail.com 
 PGS.TS. Trường Đại học Văn Lang, Email: tranminhtam@vanlanguni.edu.vn 
TÓM TẮT: Bài viết trình bày khái niệm, vai trò của du lịch ẩm thực cùng với sự phân tích 
về tiềm năng, thực trạng và các giải pháp để phát triển loại hình du lịch ẩm thực tại Thành 
phố Hồ Chí Minh. Loại hình du lịch ẩm thực này không chỉ đóng góp cho GDP của Thành 
phố Hồ Chí Minh mà còn góp phần nâng cao vị thế của Thành phố trong quá trình trở 
thành một trung tâm du lịch lớn của đất nước, của khu vực Đông Nam Á và thế giới. 
Từ khóa: du lịch, du lịch ẩm thực, du lịch ẩm thực Thành phố Hồ Chí Minh. 
ABSTRACT: The paper provides concept and role of culinary tourism along with an 
analysis on the potential, reality and solutions to promote such type of culinary tourism in 
Ho Chi Minh City. This type of culinary tourism contributes not only to GDP of Ho Chi 
Minh City but also to enhance position of the city in the progress of becoming a big 
tourism city of our country, in Southeast Asia and of the world. 
Key words: travel, culinary tourism, culinary tourism in Ho Chi Minh City. 
1. MỞ ĐẦU 
Du lịch có nhiều loại hình: du lịch sinh 
thái, du lịch văn hóa – lịch sử, du lịch cộng 
đồng, du lịch MICE (loại hình du lịch kết 
hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự 
kiện, du lịch khen thưởng của các công ty 
cho nhân viên, đối tác), du lịch tâm linh, du 
lịch biển đảo,... Sang thế kỷ XXI, thế giới 
đã và đang chứng kiến sự bùng nổ và phát 
triển mạnh mẽ của loại hình du lịch ẩm 
thực. Nhiều nước ở châu Âu, Bắc Mỹ, châu 
Mỹ La tinh, châu Á,... đã quy hoạch, xây 
dựng và phát triển các đường phố ẩm thực 
nổi tiếng, thu hút nhiều khách du lịch và 
mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho các 
quốc gia. Erica Kritikides – Giám đốc quản 
lý Intrepid Travel – một công ty du lịch ẩm 
thực quốc tế hàng đầu thế giới cho rằng: 
“Khám phá ẩm thực thật sự bắt đầu mang 
tính toàn cầu từ năm 2013. Những tour du 
lịch ẩm thực nước ngoài đầu tiên của 
Intrepid Travel đặt tiêu cự trên những điểm 
đến có nền văn hóa ẩm thực tương đối xa 
lạ với du khách Âu, Mỹ như Ấn Độ, Trung 
Quốc, Việt Nam, Thổ Nhĩ Kỳ, Mê-hi-cô”. 
Việt Nam gần đây đã có một số món 
ăn nổi tiếng, được ghi danh vào kỷ lục thế 
giới và kỷ lục châu Á. Thành phố Hồ Chí 
Minh và một số tỉnh thành khác của cả 
nước cũng nổi tiếng với những món ăn có 
nét đặc trưng riêng. Tuy nhiên, loại hình du 
lịch ẩm thực của Thành phố Hồ Chí Minh 
chưa được phát triển đúng nghĩa của nó và 
cũng chưa có những đường phố ẩm thực 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Số 03 / 2017 
79 
xứng tầm để thu hút du khách quốc tế. Vì 
vậy, để góp phần thực hiện Nghị quyết 08 
của Bộ Chính trị và chỉ thị 07 của Ban 
Thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí 
Minh về phát triển du lịch trở thành ngành 
kinh tế mũi nhọn, chúng tôi đề xuất một số 
ý kiến về loại hình du lịch ẩm thực để các 
cơ quan chức năng, các công ty du lịch ở 
Thành phố Hồ Chí Minh và các bạn đọc 
tham khảo. 
2. KHÁI NIỆM DU LỊCH ẨM THỰC 
Trước hết, chúng ta cần hiểu thấu đáo 
và đầy đủ một số định nghĩa về du lịch ẩm 
thực. Cho đến nay, có nhiều cách hiểu khác 
nhau về hình thức du lịch này. 
Theo Phó Giáo sư Tiến sĩ Phan Thị 
Thu Hiền, Trường Đại học Khoa học Xã 
hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành 
phố Hồ Chí Minh: “Năm 1985, Wilbur 
Zelinsky đã dùng thuật ngữ “Gastronomic 
Tourism” với ý nghĩa là du lịch trải nghiệm 
ẩm thực. Năm 1998, Lucy M. Long đưa ra 
thuật ngữ “Culinary Tourism” để chỉ hình 
thức du lịch khám phá ẩm thực, đi sâu vào 
chế biến thực phẩm. Năm 2001, Colin 
Michael Hall và Richard Michell sử dụng 
thuật ngữ “Food Tourism” để chỉ hình 
thức du lịch tiếp xúc với người chế biến 
thực phẩm, tham gia lễ hội ẩm thực, 
thưởng thức đồ ăn, thức uống đặc sản của 
địa phương. Năm 2015, Ontario Culinary 
Tourism Alliance (OCTA) lại dùng thuật 
ngữ “Food Tourism” với ý nghĩa du lịch 
tìm hiểu, đánh giá ẩm thực có tính văn hóa 
của địa phương hay dân tộc” [3]. 
Theo chúng tôi, du lịch ẩm thực là loại 
hình du lịch tổ chức và hướng dẫn du khách 
đến các điểm du lịch để tìm hiểu, thưởng 
thức, trải nghiệm đồ ăn, thức uống có tính 
nghệ thuật và văn hóa đặc thù của địa 
phương, vùng miền, quốc gia. Thuật ngữ 
“Food Tourism” có thể được sử dụng để 
chỉ loại hình du lịch ẩm thực. 
Du lịch ẩm thực có hai ngành: ẩm thực 
và du lịch ẩm thực. Ẩm thực là chế biến đồ 
ăn thức uống có đủ dinh dưỡng, đủ năng 
lượng và có sức hấp dẫn đối với nhiều đối 
tượng khác nhau. Đặc biệt trong tình trạng 
hiện nay, ẩm thực phải đảm bảo an toàn vệ 
sinh thực phẩm trong chuỗi cung ứng từ 
đồng ruộng đến bàn ăn. Như vậy, ẩm thực 
vừa có tính nghệ thuật vừa có tính văn hóa 
vừa mang tính xã hội. Du lịch ẩm thực là 
quảng bá, tiếp thị, tổ chức, hướng dẫn du 
khách đến các điểm du lịch có ẩm thực đặc 
sắc, độc đáo của địa phương, vùng miền, 
quốc gia. Qua đó, chúng ta thấy ẩm thực và 
du lịch ẩm thực có quan hệ hữu cơ, tác 
động qua lại và thúc đẩy lẫn nhau để cùng 
phát triển nhằm giới thiệu giá trị văn hóa 
cho bạn bè quốc tế và mang lại nguồn lợi 
về kinh tế. 
Theo Giovanni J. Delrosario – Phó 
Giáo sư, Giám đốc, Đầu bếp Chương trình 
ẩm thực và nhà hàng thuộc Đại học Los 
Angeles Harbor – California, ẩm thực được 
đánh giá qua các tiêu chí: Chất lượng ẩm 
thực; Quy trình phục vụ khách; Thái độ của 
nhân viên; Yếu tố không gian và thiết kế 
trang trí; Các yếu tố về phát triển bền vững 
trong đó chú trọng đến yếu tố an toàn vệ 
sinh thực phẩm. 
Các tiêu chí đánh giá du lịch ẩm thực 
bao gồm: Quảng bá tiếp thị; Xây dựng 
điểm đến hấp dẫn; Xây dựng sản phẩm du 
lịch hoàn hảo; Giới thiệu truyền thống ẩm 
thực địa phương; Tổ chức tốt tour du lịch 
ẩm thực; Giá cả hợp lý. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Phan Huy Xu và tgk 
80 
3. VAI TRÒ CỦA DU LỊCH ẨM THỰC 
Du lịch ẩm thực là một loại hình quan 
trọng của ngành du lịch, đóng góp lớn 
trong việc giải quyết công ăn việc làm cho 
người lao động, tăng xuất khẩu tại chỗ, kéo 
dài thời gian lưu trú của du khách và góp 
phần nâng cao GDP của quốc gia. 
Du lịch ẩm thực góp phần bảo tồn và 
phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. 
Du lịch ẩm thực đóng vai trò quan 
trọng trong việc giới thiệu đặc trưng ẩm 
thực vùng, miền đến bạn bè thế giới. 
Du lịch ẩm thực góp phần thực hiện 
một thành phố văn minh, hiện đại, nghĩa 
tình. 
Du lịch ẩm thực tạo nguồn cảm hứng, 
thăng hoa cho con người nhằm phát triển 
mối quan hệ thân thiện giữa người và 
người, giữa người và thiên nhiên. 
Ông Nguyễn Quốc Kỳ – Tổng Giám 
đốc Công ty du lịch Vietravel cho biết: 
“Theo khảo sát của UNWTO (Tổ chức du 
lịch thế giới) gần đây, có hơn 88,2% người 
được phỏng vấn cho thấy ẩm thực là chiến 
lược định hình thương hiệu và hình ảnh 
điểm đến, 11,8% còn nghĩ ẩm thực đóng 
vai trò phụ, góp phần định hình thương 
hiệu quốc gia”. Cũng theo ông Nguyễn 
Quốc Kỳ, dựa vào nguồn khảo sát uy tín từ 
The World Food Travel Association (Hiệp 
hội du lịch ẩm thực thế giới), UNWTO ghi 
nhận xu hướng du lịch ẩm thực ngày càng 
phổ biến trên thế giới. Theo đó, các hoạt 
động liên quan đến du lịch ẩm thực có tỉ lệ 
như sau: 22% hoạt động xúc tiến du lịch 
ẩm thực quảng bá trên online, 63% khách 
du lịch thích chia sẻ hình ảnh về ẩm thực 
trong mỗi chuyến đi, 35-50% ngân sách du 
lịch để chi tiêu cho ẩm thực, thích được kết 
hợp ẩm thực với các hoạt động văn hóa 
hoặc các hoạt động khác [5]. 
Theo CNN – hãng thông tấn Mỹ có uy 
tín trên thế giới, Thành phố Hồ Chí Minh 
có 11% lao động đang làm công việc ẩm 
thực và xu hướng du lịch ẩm thực ngày 
càng lớn. 
4. TIỀM NĂNG, CƠ HỘI VÀ THỰC 
TRẠNG, THÁCH THỨC CỦA NGÀNH 
DU LỊCH ẨM THỰC TẠI THÀNH 
PHỐ HỒ CHÍ MINH 
4.1. Tiềm năng và cơ hội 
Thành phố Hồ Chí Minh tiếp giáp với 
Đồng bằng sông Cửu Long và nằm trong 
vùng Đông Nam Bộ. Do đó, Thành phố Hồ 
Chí Minh có những thuận lợi to lớn về điều 
kiện thiên nhiên: khí hậu ấm áp, đất đai 
màu mỡ, hệ thống sông ngòi, kênh rạch dày 
đặc, vùng biển đảo rộng lớn, động thực vật 
đa dạng, phong phú. Vì vậy, nguồn sản 
phẩm nông nghiệp, chăn nuôi và thủy hải 
sản được sử dụng để phục vụ cho ẩm thực 
khá đa dạng, phong phú. 
Từ mấy trăm năm trước đến nay, 
Thành phố Hồ Chí Minh là nơi hội tụ ẩm 
thực của Đông – Tây, Kim – Cổ, của ba 
miền Bắc – Trung – Nam nước ta. Thành 
phố Hồ Chí Minh trước đây được mệnh 
danh là “Hòn ngọc Viễn Đông”, nổi tiếng 
với những món ăn, thức uống đa sắc màu, 
đa hương vị nhưng vẫn có những nét đặc 
trưng riêng. Thành phố Hồ Chí Minh có 
nhiều nhà hàng ẩm thực nước ngoài như 
Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, 
Thái Lan, Pháp, Úc, Nga, Hằng ngày, 
người dân thành phố có thể thưởng thức 
Hamburger của Mỹ, bơ và phô mai Pháp, 
xúc xích Đức, thịt nướng Nga, sô-cô-la Bỉ, 
bia Tiệp,... Nhưng du khách nước ngoài 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Số 03 / 2017 
81 
đến Thành phố Hồ Chí Minh lại thích thú 
với những món ăn thuần Việt, thuần “Sài 
Gòn” như phở, hủ tiếu, bún chả, chả giò, 
cơm tấm thịt nướng, bia Sài Gòn và cả 
những món ăn chay, 
Nhà hoạt động chính trị, xã hội, nhà 
nghiên cứu văn hóa và tâm lý, y học, giáo 
dục Nguyễn Khắc Viện khi nghiên cứu 
nghệ thuật ẩm thực đã đánh giá: “Ẩm thực 
Việt Nam có phảng phất ẩm thực Hoa, 
Pháp nhưng nó có đặc điểm rất riêng”. 
Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh (người 
được Chính phủ Cộng hòa Pháp tặng Huân 
Chương Bắc Đẩu Bội Tinh) nhận xét: “Ẩm 
thực dân gian của ta hội đủ hai yếu tố đang 
là xu hướng chung của thế giới: mang tính 
hiện đại và có một sự giao kết nhiều luồng 
văn hóa ẩm thực khác nhau. Bản thân ẩm 
thực Việt “rất hội nhập”, kết hợp nhiều 
hương vị khác nhau, đủ chua, cay, mặn, 
ngọt, kết hợp giòn với mềm” [4]. Năm 
2016, Thành phố Hồ Chí Minh đã được Tổ 
chức Kỷ lục châu Á (Asia Book Record) 
công nhận có những món ăn giá trị như 
cơm tấm, gỏi cuốn. Gần đây, ông Thomas 
A. Gugler – Chủ tịch Hiệp hội Đầu bếp thế 
giới đã phát biểu trong chương trình Talk 
Vietnam trên kênh truyền hình VTV1 vào 
lúc 14 giờ 15, ngày 6/5/2017: “Nghệ thuật 
ẩm thực Việt Nam cần quảng bá vì nét độc 
đáo, hương vị nguyên liệu tuyệt vời. 
Phương tiện truyền thông hiện đại có thể 
quảng bá ẩm thực Việt Nam ra thế giới”. 
Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị lớn 
nhất cả nước với dân số khoảng 10 triệu 
người, và có nhiều dân tộc. Thành phố Hồ 
Chí Minh là trung tâm du lịch lớn nhất của 
cả nước. Theo ông Lã Quốc Khánh – Phó 
Giám đốc Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí 
Minh, từ năm 2000 đến nay, du lịch Thành 
phố đã và đang phát triển vượt bậc. Năm 
2016, du lịch Thành phố đạt 5,2 triệu lượt 
khách quốc tế (tăng 13% so với năm 2015), 
đạt 21,8 triệu lượt khách nội địa, tổng thu 
từ du lịch đạt 103 ngàn tỉ đồng (tăng 9% so 
với năm 2015) [5]. Năm 2017, Thành phố 
Hồ Chí Minh dự báo sẽ đón 5,5 triệu lượt 
khách quốc tế và 25 triệu lượt khách nội 
địa, tổng thu 120,000 tỷ đồng. Như vậy, 
khách du lịch quốc tế và trong nước sẽ là 
cơ hội và nguồn động lực chính, tạo điều 
kiện cho du lịch ẩm thực thành phố phát 
triển mạnh. 
Hãng thông tấn CNN của Mỹ đã quảng 
bá và đưa vào danh sách những món ăn nổi 
tiếng thế giới của Việt Nam như phở và 
bún chả. Bill Clinton – nguyên Tổng thống 
Mỹ, đã cùng gia đình ăn phở tại Thành phố 
Hồ Chí Minh vào tháng 11/2000; nguyên 
Tổng thống Mỹ – Barack Obama cũng đã 
ăn bún chả tại Hà Nội. Đầu bếp hàng đầu 
thế giới Martin Yan sau chuyến làm việc tại 
Việt Nam về chương trình “Ngon hơn” 
khẳng định: “Việt Nam là một trong những 
quốc gia có nền ẩm thực sâu sắc. Sau 
chuyến đi này, tôi sẽ giới thiệu tinh hoa ẩm 
thực của Việt Nam ra thế giới”. 
Năm 2016, Chương trình truyền hình 
FoodTravel đã xếp bánh mì Sài Gòn vào 
đầu danh sách “20 món ăn đường phố được 
yêu thích và mang biểu tượng toàn cầu”. 
Các đài truyền hình BBC Travel, CNN 
và một số trang mạng quốc tế đã nhiều lần 
xếp hạng các món ăn Việt Nam như phở, 
bò viên, bún bò Huế, bún chả, gỏi cuốn, 
chả giò, bánh xèo, hủ tiếu, vào danh sách 
những món ngon hàng đầu thế giới. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Phan Huy Xu và tgk 
82 
Thuật ngữ Food Court hay Street Food 
Market ra đời trong những năm gần đây đã 
góp phần thúc đẩy ngành kinh doanh ẩm 
thực Thành phố Hồ Chí Minh khởi sắc hơn. 
Các đường phố ẩm thực như Nguyễn Huệ, 
chợ Bến Thành, xóm Nhà Lá (82 Nguyễn 
Huệ, Quận 1), Coco 5 – Bangkok Street 
Food Market (68 Nguyễn Huệ, quận 1),... 
là những điểm đến quen thuộc của du 
khách trong và ngoài nước khi muốn 
thưởng thức ẩm thực. 
Gần đây nhất, hãng thông tấn CNN đã 
đánh giá Thành phố Hồ Chí Minh là thủ đô 
ẩm thực của Việt Nam. 
Đặc biệt, Nghị quyết 08 của Bộ Chính 
trị và Chỉ thị 07 của Ban Thường vụ Thành 
ủy Thành phố Hồ Chí Minh về phát triển 
du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đã 
tạo điều kiện thuận lợi để phát triển loại 
hình du lịch ẩm thực ở thành phố vô cùng 
năng động này. 
4.2. Thực trạng và thách thức 
Ẩm thực Thành phố Hồ Chí Minh tuy 
phát triển nhưng vẫn còn manh mún, phân 
tán, tự phát, chưa được quy hoạch, sắp xếp 
khoa học, chưa có đường phố du lịch ẩm 
thực xứng tầm. 
Du lịch ẩm thực Thành phố Hồ Chí 
Minh chưa trở thành một ngành du lịch 
chuyên biệt, hiện đại và chưa đóng góp 
nhiều cho GDP của thành phố. 
Sản phẩm du lịch ẩm thực Thành phố 
Hồ Chí Minh chưa hấp dẫn, chưa có dấu ấn 
riêng cũng như chưa có thương hiệu nổi 
trội trong khu vực Đông Nam Á và quốc tế. 
Du lịch ẩm thực Thành phố Hồ Chí 
Minh chưa có trụ đỡ trên nền tảng văn hóa. 
Từ đó, thái độ ứng xử và phục vụ còn nhiều 
thiếu sót, môi trường ăn uống chưa sạch 
đẹp, an toàn, nghệ thuật chế biến chưa cao, 
chưa giới thiệu đầy đủ truyền thống ẩm 
thực Thành phố Hồ Chí Minh cho nên du 
khách nước ngoài chưa biết nhiều về văn 
hóa nghệ thuật chế biến ẩm thực của thành 
phố. 
Ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, 
các hàng ăn, quán nhậu mọc lên tràn lan 
khắp nơi trong nhà, ngoài đường, trong 
hẻm, trên vỉa hè, gần cống rãnh, Hàng 
quán ăn uống còn mất vệ sinh, an toàn thực 
phẩm không được bảo đảm. Một số du 
khách nước ngoài không dám ăn rau sống, 
uống nước đá,... Môi trường không khí, 
kênh rạch đang bị ô nhiễm đã ảnh hưởng 
đến chất lượng thực phẩm. Đội ngũ nhân 
viên của loại hình du lịch ẩm thực chưa 
được đào tạo chuyên sâu. Các công ty lữ 
hành, các tour du lịch vẫn chưa coi trọng 
giá trị ẩm thực, nên họ sắp xếp thời gian ăn 
trưa, ăn tối rất nhanh, vì thế du khách 
thường không thể thưởng thức, trải nghiệm 
ẩm thực Thành phố Hồ Chí Minh một cách 
trọn vẹn. 
Tóm lại, du lịch ẩm thực Thành phố 
Hồ Chí minh có rất nhiều tiềm năng, cơ hội 
nhưng thực trạng còn tồn tại nhiều thách 
thức. Thành phố Hồ Chí Minh vẫn chưa 
khai thác hết các lợi thế, du lịch ẩm thực 
chưa có điểm nhấn và chưa trở thành một 
loại hình du lịch chuyên biệt, hấp dẫn để 
thu hút khách du lịch quốc tế và nội địa. 
5. MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG 
VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH ẨM THỰC 
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
Vấn đề đầu tiên là cần phải đổi mới tư 
duy về phát triển du lịch. Trong cơ cấu các 
loại hình du lịch hiện nay, Thành phố Hồ 
Chí Minh cần xây dựng và phát triển loại 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Số 03 / 2017 
83 
hình du lịch ẩm thực, vì hình thức du lịch 
này mang lại nhiều nguồn lợi về kinh tế, 
văn hóa, xã hội cho thành phố. Sở Du lịch 
Thành phố Hồ Chí Minh, lãnh đạo các 
doanh nghiệp du lịch, các cộng đồng dân 
cư tham gia hình thức du lịch ẩm thực cần 
thay đổi cách nghĩ, cách làm về ẩm thực 
trong thời kỳ hội nhập hiện nay. 
Thành phố Hồ Chí Minh cũng cần quy 
hoạch, tổ chức, sắp xếp lại các đường phố, 
khu phố và điểm ẩm thực kiểu mẫu, văn 
minh nhằm thu hút, phục vụ du khách. Một 
không gian ẩm thực và kiến trúc ẩm thực 
mang “sắc thái Sài Gòn” vô cùng cần thiết 
trong việc tạo dấu ấn riêng cho ngành du 
lịch của thành phố. Môi trường ẩm thực 
phải sạch sẽ, có đường dạo bộ, có chỗ để xe 
ô tô và xe máy, có đầy đủ nhà vệ sinh,... 
Vấn đề này cần có sự vào cuộc của Sở Du 
lịch, Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Xây 
dựng, Viện nghiên cứu phát triển thành phố 
và Ủy ban nhân dân các quận, huyện dưới 
sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố. 
Việc xây dựng và thực hiện bộ quy 
chuẩn về chất lượng ẩm thực và bộ quy tắc 
ứng xử văn hóa dựa trên những văn bản, 
pháp quy, nghị định, thông tư của Bộ Y tế 
về an toàn thực phẩm trong kinh doanh và 
phục vụ khách hàng cũng rất quan trọng. 
Sở Du lịch, Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và 
phát triển nông thôn, Sở Công thương và 
Ủy ban nhân dân các quận, huyện dưới sự 
chỉ dạo của Ủy ban nhân dân Thành phố 
cần phối hợp tiến hành thường xuyên hay 
từng đợt kiểm tra, thanh tra việc thực hiện 
bộ quy chuẩn và quy tắc này. Đồng thời, 
các cơ quan liên quan nên có biện pháp 
tuyên truyền giáo dục cộng đồng dân cư 
kinh doanh ẩm thực nghiêm chỉnh thực 
hiện bộ quy chuẩn và quy tắc. 
Đẩy mạnh marketing điểm đến, xây 
dựng hình ảnh điểm đến về ẩm thực, đầu tư 
quảng bá nhiều hơn là một trong những 
biện pháp hữu hiệu để hình ảnh du lịch ẩm 
thực Thành phố Hồ Chí Minh vươn ra khu 
vực và thế giới. Mục đích cuối cùng là tạo 
lập niềm tin, ấn tượng nhằm thu hút khách 
du lịch đến với ẩm thực Thành phố Hồ Chí 
Minh. Sở Du lịch cần chỉ đạo các doanh 
nghiệp du lịch, cộng đồng dân cư kinh 
doanh ẩm thực và du lịch ẩm thực tìm biện 
pháp tích cực và thiết thực trong việc quảng 
bá, tiếp thị các món ăn ngon và các tour du 
lịch ẩm thực của Thành phố Hồ Chí Minh 
dưới nhiều hình thức khác nhau. 
Tiến hành đào tạo nguồn nhân lực du 
lịch ẩm thực có chất lượng cao cũng sẽ góp 
phần quan trọng trong việc phát triển hình 
thức du lịch ẩm thực của Thành phố Hồ 
Chí Minh. Đặc biệt chú ý đào tạo các đầu 
bếp có tay nghề giỏi. Các trường đào tạo du 
lịch cần xây dựng kế hoạch, chương trình, 
giáo trình để giảng dạy về ẩm thực Thành 
phố Hồ Chí Minh, đồng thời mở lớp ẩm 
thực ngắn hạn và cấp chứng chỉ cho học 
viên. Việc mời các chuyên gia ẩm thực 
trong và ngoài nước đào tạo các đầu bếp 
giỏi về các món ăn truyền thống Việt Nam 
và các món ăn nước ngoài là một giải pháp 
khả thi. 
Thành phố Hồ Chí Minh nên nhanh 
chóng xúc tiến thành lập Hiệp hội Văn hóa 
Ẩm thực Thành phố Hồ Chí Minh và thực 
hiện Đề án Xây dựng phát triển đường phố, 
khu phố và làng ẩm thực kiểu mẫu. Sở Du 
lịch Thành phố, các công ty du lịch cần 
phối hợp chặt chẽ với các nhà văn hóa nghệ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Phan Huy Xu và tgk 
84 
thuật ẩm thực nhằm gìn giữ và phát huy 
truyền thống ẩm thực Thành phố Hồ Chí 
Minh và tiếp thu có chọn lọc nền ẩm thực 
hiện đại của thế giới. Chúng ta cần học tập 
kinh nghiệm của các nước trong khu vực và 
thế giới về xây dựng và phát triển du lịch 
ẩm thực để thu hút du khách nước ngoài và 
du khách nội địa. Một số nước như Thái 
Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản từ lâu đã nổi 
tiếng về ẩm thực và du lịch ẩm thực. Các 
nước này có nhiều kinh nghiệm quý báu về 
xây dựng và phát triển ẩm thực cũng như 
du lịch ẩm thực. Thành phố Hồ Chí Minh 
nên cử các đoàn sang tham quan, học tập 
nước bạn để nâng tầm ẩm thực và du lịch 
ẩm thực, xây dựng chiến lược nhằm thu hút 
du khách, phát triển du lịch của địa 
phương, góp phần vào sự phát triển chung 
của ngành du lịch nước nhà. 
6. KẾT LUẬN 
Theo chúng tôi, loại hình du lịch ẩm 
thực hiện nay và tương lai có cơ hội phát 
triển rất mạnh tại Thành phố Hồ Chí Minh. 
Du lịch ẩm thực phải đóng vai trò là sứ giả 
nối liền các nền văn hóa của các quốc gia. 
Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều tiềm 
năng và lợi thế cho loại hình du lịch chuyên 
biệt này. Mặc dù hiện tại, thực trạng loại 
hình du lịch này còn nhiều bất cập, chưa 
được quy hoạch xây dựng và phát triển 
xứng tầm, nhưng nếu chúng ta có kế hoạch 
và quyết tâm thực hiện các giải pháp đã nêu 
trên thì chắc chắn loại hình du lịch ẩm thực 
sẽ phát triển bền vững, mang lại nhiều giá 
trị kinh tế và văn hóa cho Thành phố Hồ 
Chí Minh. 
Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị ban 
hành ngày 16 tháng 01 năm 2017 đã chỉ rõ: 
“Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung 
ương có tiềm năng, lợi thế phát triển du 
lịch, cần khẩn trương xây dựng đề án cơ 
cấu lại ngành du lịch địa phương”. Đây là 
cơ hội tốt để Thành phố Hồ Chí Minh xây 
dựng và phát triển loại hình du lịch ẩm 
thực. 
Trong thời gian tới, chúng tôi và một 
số giảng viên giảng dạy về Du lịch và Công 
nghệ Sinh học, Trường Đại học Văn Lang 
sẽ thực hiện công trình nghiên cứu khoa 
học “Xây dựng đường phố du lịch ẩm thực 
tại Thành phố Hồ Chí Minh” nhằm góp 
phần phát triển loại hình du lịch chuyên 
biệt này ở Thành phố Hồ Chí Minh. 
Chúng tôi tin tưởng trong thời gian sắp 
tới, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ xây dựng 
và phát triển hình thức du lịch ẩm thực 
xứng tầm với vị thế trung tâm du lịch lớn 
nhất cả nước, có sức hấp dẫn đối với khu 
vực Đông Nam Á và thế giới. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2017) Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát 
triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. 
2. Geoffrey I. Crouch (2007), Modelling destination competitiveness: A Survey and 
Analysis of the Impact of Competitiveness Attributes. Sustainable Tourism Cooperative 
Research Centre. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Số 03 / 2017 
85 
3. Phan Thị Thu Hiền (2016), Du lịch ẩm thực - loại hình du lịch tăng trưởng nhanh trong 
thế kỷ XXI và tiềm năng, phương hướng phát triển ở Việt Nam, Hội thảo Khoa học Quốc 
tế: Các loại hình du lịch hiện đại, Thành phố Hồ Chí Minh. 
4. Tôn Nữ Thị Ninh (2015), Tư duy và chia sẻ, Nxb. Trẻ. 
5. Phát huy giá trị ẩm thực Việt Nam trong việc định hình và phát triển du lịch Thành phố 
Hồ Chí Minh - Kỷ yếu tọa đàm, ngày 26/04/2017. 
6. Tổng cục Du lịch, Xu hướng phát triển của du lịch thế giới và khu vực tác động đến du 
lịch Việt Nam, Vietnam tourism - trang tin tức ngày 06/3/2013. 
7. Trần Quốc Vượng (2015), Văn hóa Việt Nam, những hướng tiếp cận liên ngành, Nxb. 
Văn học. 
Ngày nhận bài: 03/05/2017. Ngày biên tập xong: 25/5/2017. Duyệt đăng: 02/6/2017 

File đính kèm:

  • pdfphat_trien_du_lich_am_thuc_tai_thanh_pho_ho_chi_minh.pdf