Phát triển doanh nghiệp xã hội ở một số quốc gia trên thế giới và giá trị tham khảo đối với Việt Nam

doanh nghiệp xã hội là mô hình doanh nghiệp hoạt động kinh doanh vì mục tiêu phục vụ cộng đồng,

do đó đây là một mô hình tốt giúp Nhà nước giảm gánh nặng trong việc giải quyểt các vấn đề xã hội môi trường. Tại Việt Nam, mô hình doanh nghiệp này hiện khá phong phú, hoạt động khá năng động,

và đang có xu hướng ngày càng phát triển. Mặc dù đã được công nhận chính thức bởi Luật Doanh nghiệp

2014, chính sách thúc đẩy loại hình doanh nghiệp này còn chưa hoàn thiện. Để góp phần hoàn thiện hệ

thống chính sách của Nhà nước đối với doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam, bài viết này tập trung xem xét

kinh nghiệm quốc tế để rút ra bài học chính sách, đánh giá khái quát thực trạng phát triển của doanh nghiệp

xã hội Việt Nam, rà soát chính sách hiện tại của chính phủ Việt Nam giành cho doanh nghiệp xã hội. Từ đó,

bài viết đề xuất một số hướng hoàn thiện chính sách của Việt Nam đối với doanh nghiệp xã hội thời gian

tới, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường cũng như quá trình phát triển kinh tế bền vững tại

Việt Nam trong thời gian tới.

pdf 7 trang phuongnguyen 8500
Bạn đang xem tài liệu "Phát triển doanh nghiệp xã hội ở một số quốc gia trên thế giới và giá trị tham khảo đối với Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phát triển doanh nghiệp xã hội ở một số quốc gia trên thế giới và giá trị tham khảo đối với Việt Nam

Phát triển doanh nghiệp xã hội ở một số quốc gia trên thế giới và giá trị tham khảo đối với Việt Nam
?1. Khái niệm doanh nghiệp xã hội 
Doanh nghiệp xã hội, mặc dù đã xuất hiện từ lâu, 
đến nay vẫn chưa có định nghĩa thống nhất. Theo 
chính phủ Anh, “doanh nghiệp xã hội là một mô 
hình kinh doanh được thành lập nhằm thực hiện các 
mục tiêu xã hội, và sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư 
cho mục tiêu đó hoặc cho cộng đồng, thay vì tối đa 
hóa lợi nhuận cho cổ đông hoặc chủ sở hữu”. Theo 
tổ chức OECD, “doanh nghiệp xã hội là những tổ 
chức hoạt động dưới nhiều hình thức pháp lý khác 
nhau, vận dụng tinh thần doanh nhân nhằm theo 
đuổi cả hai mục tiêu xã hội và kinh tế. Doanh nghiệp 
xã hội thường cung cấp các dịch vụ xã hội và việc 
làm cho các nhóm yếu thế ở cả thành thị và nông 
thôn. Ngoài ra, doanh nghiệp xã hội còn cung cấp 
các dịch vụ cộng đồng trên các lĩnh vực giáo dục, 
văn hóa, môi trường”. Ngoài ra, theo tổ chức hỗ trợ 
sáng kiến vì cộng đồng (CSIP), “doanh nghiệp xã 
hội là một khái niệm dùng để chỉ hoạt động của các 
doanh nhân xã hội dưới nhiều hình thức khác nhau 
tùy thuộc vào mục đích và điều kiện hoạt động cụ 
thể; doanh nghiệp lấy lợi ích xã hội làm mục tiêu 
chủ đạo, được dẫn dắt bởi tinh thần doanh nhân 
nhằm đạt được cả mục tiêu xã hội, môi trường và 
kinh tế”. Mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau 
nhưng doanh nghiệp xã hội là những doanh nghiệp 
có những đặc điểm chung như sau: (i) đặt mục tiêu, 
sứ mệnh xã hội lên hàng đầu ngay khi thành lập; (ii) 
sử dụng hoạt động kinh doanh, cạnh tranh bình đẳng 
như một phương tiện để đạt được mục tiêu xã hội; 
(iii) tái phân bổ phần lớn lợi nhuận từ hoạt động 
kinh doanh trở lại cho tổ chức, cộng đồng và mục 
tiêu xã hội. 
Tại Việt Nam, doanh nghiệp xã hội đã được công 
nhận về mặt pháp lý trong luật Doanh nghiệp 2014. 
Theo đó, doanh nghiệp xã hội hoạt động theo Luật 
Doanh nghiệp cần đảm bảo các tiêu chí sau: (i) là 
doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định 
Sè 130/201966
Ý KIẾN TRAO ĐỔI
thương mại
khoa học
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP XÃ HỘI 
Ở MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI 
VÀ GIÁ TRỊ THAM KHẢO ĐỐI VỚI VIỆT NAM
Đặng Thành Lê 
Học viện Hành chính Quốc gia 
Email: dangthanhle69@gmail.com 
Khoa Anh Thắng 
Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thanh Xuân 
Email:
Ngày nhận: 21/01/2019 Ngày nhận lại: 14/05/2019 Ngày duyệt đăng: 26/05/2019 
Doanh nghiệp xã hội là mô hình doanh nghiệp hoạt động kinh doanh vì mục tiêu phục vụ cộng đồng, do đó đây là một mô hình tốt giúp Nhà nước giảm gánh nặng trong việc giải quyểt các vấn đề xã 
hội môi trường. Tại Việt Nam, mô hình doanh nghiệp này hiện khá phong phú, hoạt động khá năng động, 
và đang có xu hướng ngày càng phát triển. Mặc dù đã được công nhận chính thức bởi Luật Doanh nghiệp 
2014, chính sách thúc đẩy loại hình doanh nghiệp này còn chưa hoàn thiện. Để góp phần hoàn thiện hệ 
thống chính sách của Nhà nước đối với doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam, bài viết này tập trung xem xét 
kinh nghiệm quốc tế để rút ra bài học chính sách, đánh giá khái quát thực trạng phát triển của doanh nghiệp 
xã hội Việt Nam, rà soát chính sách hiện tại của chính phủ Việt Nam giành cho doanh nghiệp xã hội. Từ đó, 
bài viết đề xuất một số hướng hoàn thiện chính sách của Việt Nam đối với doanh nghiệp xã hội thời gian 
tới, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường cũng như quá trình phát triển kinh tế bền vững tại 
Việt Nam trong thời gian tới. 
Từ khóa: Doanh nghiệp xã hội, kinh nghiệm quốc tế, chính sách của Nhà nước, thực trạng phát triển. 
của Luật Doanh nghiệp; (ii) mục tiêu hoạt động 
nhằm giải quyết vấn đề cộng đồng, môi trường vì lợi 
ích cộng đồng; (iii) sử dụng ít nhất 51% tổng lợi 
nhuận hàng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư 
nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường như đã 
đăng ký. 
2. Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế 
giới về phát triển doanh nghiệp xã hội 
2.1. Kinh nghiệm của Mỹ 
Trong những năm 1960, mô hình “nhà nước phúc 
lợi” cũng thịnh hành ở Mỹ với hàng tỷ đô la được 
đầu tư cho các mục tiêu giảm nghèo, giáo dục, chăm 
sóc sức khỏe, phát triển cộng đồng, môi trường, nghệ 
thuật thông qua các tổ chức phi lợi nhuận (NPO)1. 
Suy thoái kinh tế từ cuối thập niên 1970 - 1980 buộc 
Chính phủ cắt giảm phần lớn các chương trình nói 
trên, trừ lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Thuật ngữ 
doanh nghiệp xã hội (DNXH) trở nên phổ biến lần 
đầu tiên trong giai đoạn này để chỉ hoạt động kinh 
doanh của các tổ chức NPO nhằm tăng khả năng tài 
chính và tạo việc làm cho nhóm người thiệt thòi. Các 
tổ chức NPO bắt đầu nhận thấy DNXH là một hướng 
thay thế cho nguồn hỗ trợ của Chính phủ với ý nghĩa 
rộng bao gồm hầu hết các hoạt động thương mại cam 
kết theo đuổi mục tiêu xã hội. 
Số lượng DNXH ở Mỹ tiếp tục tăng nhanh, các 
hoạt động thương mại trong suốt 20 năm (1982 - 
2002) trở thành nguồn thu lớn nhất của các tổ chức 
NPO với mức tăng trưởng đáng kể ở mức 219%, so 
với mức đóng góp từ khối tư nhân 197% và nguồn 
tài trợ của Chính phủ 169%. Sự thay đổi trong tỷ 
trọng của tổng doanh thu từ nguồn kinh doanh 
thương mại phi lợi nhuận tăng từ 48,1% của năm 
1982 lên những 57,6% vào năm 2002, tăng trưởng 
từ nguồn đóng góp của khối tư nhân từ 19,9% lên tới 
22,2% và sự hỗ trợ tài chính của Chính phủ tăng 
không đáng kể từ 17% lên 17,2%. Thực tế này đã 
chứng minh DNXH đã góp phần quan trọng nâng 
cao năng lực tài chính của các tổ chức NPO ở Mỹ. 
DNXH ở Mỹ cũng hoạt động dưới nhiều hình thức 
đa dạng như: (i) Tổ chức phi lợi nhuận (hoạt động theo 
quy định của Luật Thu nhập; (ii) DN tư nhân; (iii) 
Công ty cổ phần; (iv) Công ty hợp doanh; (v) Công ty 
TNHH; (vi) Công ty TNHH lợi nhuận thấp. Công ty 
TNHH lợi nhuận thấp là hình thức doanh nghiệp hoàn 
toàn mới, kết hợp mục tiêu xã hội của các tổ chức 
NPO với các hình thức sở hữu đa dạng như Công ty 
TNHH, cho phép phân chia lợi nhuận, trong đó lợi 
nhuận không phải là mục tiêu hàng đầu. Các công ty 
này vẫn phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp như 
bình thường nhưng nó tạo ra một động lực và nguồn 
đầu tư mới cho các DNXH, ở đó nhà đầu tư xã hội 
chấp nhận lợi nhuận thấp để mang lại những giá trị xã 
hội, thay vì không có lợi nhuận hoặc lợi nhuận âm khi 
đầu tư vào tổ chức NPO. 
Để đảm bảo cho DNXH phát triển, Chính phủ 
Liên bang thành lập Văn phòng Sáng kiến xã hội và 
Sự tham gia của công dân (Office of Social 
Innovation and Civic Participation - SICP). SICP 
làm việc chủ yếu với các tổ chức NPO ở cả khu vực 
tư nhân và khu vực nhà nước nhằm tổ chức, khuyến 
khích các sáng kiến xã hội và thiết lập quy trình thủ 
tục giúp Chính phủ giải quyết các thách thức về xã 
hội. SICP hoạt động dựa trên 3 mục tiêu và mảng 
hoạt động chính sau: 
(i) Khuyến khích sự phát triển các lãnh đạo trong 
cộng đồng. Đây là công cụ để thu hút sự tham gia 
của giới trẻ cùng đảm nhận trách nhiệm giải quyết 
các thách thức xã hội. Các nỗ lực này được thể hiện 
qua các dự án: (a) AmeriCorps là tổ chức điều phối 
quản lý nguồn tình nguyện viên với 75.000 người 
tham gia vào các dự án phát triển cộng đồng; (b) 
Volunteer Generation Fund nhằm tạo công cụ hỗ trợ 
các tổ chức NPO khai thác tiềm năng của mình 
thông qua dịch vụ cung cấp nguồn chuyên gia hoặc 
phát triển kỹ năng quản lý... 
(ii) Tăng cường đầu tư vào những sáng kiến 
cộng đồng mang lại hiệu quả cụ thể. Đây là sự hợp 
tác giữa Chính phủ Liên bang với các khu vực khác 
nhằm tạo ra một hệ thống cơ sở hạ tầng như quỹ, cơ 
chế khen thưởng, thị trường vốn xã hội..., giúp thúc 
đẩy sự phát triển của phong trào DNXH. Ví dụ như 
thành lập Quỹ Sáng tạo Xã hội (Social Innovation 
Fund) với gần 50 triệu đô-la (năm tài chính 2010) 
đầu tư cho các dự án đặc biệt nhất và nhân rộng mô 
hình thành công sang các cộng đồng với những 
thách thức khó khăn tương tự. Nguồn quỹ này 
hướng đến các dự án phi lợi nhuận có tầm ảnh 
hưởng và tác động xã hội lớn, nhằm đảm bảo hiệu 
quả cao nhất cho nguồn vốn của chính phủ. 
(iii) Phát triển nhiều hình thức hợp tác mới. Đây 
cũng là điểm quan trọng trong việc tạo cơ sở để phát 
huy tốt nhất sự hợp tác giữa khu vực tư nhân và khu 
vực nhà nước nhằm hướng đến giải quyết các vấn đề 
xã hội chung mang lại tác động tích cực cho cộng 
đồng. Ví dụ: dự án Let’s Move là sự hợp tác giữa các 
Quỹ thiện doanh, công ty tư nhân và các tổ chức 
NPO cùng quan tâm và nỗ lực giải quyết về vấn đề 
67
?
Sè 130/2019
Ý KIẾN TRAO ĐỔI
thương mại
khoa học
1. Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (2012), Doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam: khái niệm, bối cảnh và chính sách, tr.40.
?trẻ béo phì; hoặc dự án Text4Baby là sự kết hợp giữa 
công ty tư nhân và nhà nước trong việc gửi tin nhắn 
đến các phụ nữ mang thai nhằm cung cấp thông tin, 
kiến thức về chăm sóc sức khỏe cho mẹ và bé. 
Về phương diện luật pháp, hiện tại Mỹ chưa có 
văn bản pháp quy riêng cho DNXH, loại trừ việc bổ 
sung loại hình công ty mới công ty TNHH lợi nhuận 
thấp. Tuy nhiên, một số quy định hỗ trợ DNXH đã 
được Chính phủ sửa đổi bổ sung như: 
- Chính sách hỗ trợ thuế mới được thực hiện liên 
tục từ năm 2000 đến 2007 nhằm cung cấp 15 tỷ đô 
la hỗ trợ thuế các hoạt động đầu tư cho cộng đồng; 
- Điều chỉnh quy định thuế (2004): cho phép các 
tổ chức NPO (không phải trả thuế) được phép hợp 
tác với các công ty liên doanh vì lợi nhuận. 
2.2. Kinh nghiệm của Hàn Quốc 
Sự phát triển của khối DNXH tại Hàn Quốc có 
liên quan chặt chẽ với cuộc khủng hoảng tài chính 
năm 19972. Khi tình trạng thất nghiệp ở Hàn Quốc 
xảy ra, khó khăn càng chồng chất vì các dịch vụ 
phúc lợi xã hội của Chính phủ không thể đáp ứng 
hết các nhu cầu căn bản của người dân, tạo một áp 
lực lên Chính phủ đòi hỏi phải có một hướng giải 
quyết cấp bách. Trong bối cảnh đó, các tổ chức xã 
hội dân sự trong nước đã phát huy vai trò năng động 
bằng cách hỗ trợ Chính phủ tạo ra việc làm mới, vì 
mục đích xã hội trong suốt giai đoạn từ năm 1998 - 
2006. Luật Phát triển DNXH (Social Enterprise 
Promotion Act) được ban hành năm 2007 đã hỗ trợ 
các hoạt động kinh doanh có mục đích giải quyết 
các vấn đề xã hội thông qua việc cung cấp việc làm 
và các sản phẩm dịch vụ cho các nhóm yếu thế. Họ 
có thể là doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ 
(NGO) hay hiệp hội. Quyền lợi của các doanh 
nghiệp xã hội được công nhận là được tiếp cận các 
gói hỗ trợ tài trợ tài chính của Chính phủ trong quá 
trình khởi nghiệp; trợ giúp tư vấn về quản lý, miễn 
thuế, ưu tiên khi đấu thầu các hợp đồng dịch vụ 
công. Hiện có khoảng 300 doanh nghiệp xã hội nhận 
được hỗ trợ này của Chính phủ. 
Chính phủ đặc biệt quan tâm đến việc ban hành 
khung pháp luật cho doanh nghiệp xã hội hoạt động 
đã góp phần đáng kể giảm bớt áp lực xã hội về chăm 
sóc người già, tạo việc làm cho giới trẻ và lực lượng 
lao động nghèo. Trên thực tế ngày càng có nhiều 
thanh niên mang hoài bão và cam kết trở thành các 
doanh nghiệp xã hội. Theo số liệu tại thời điểm 
tháng 7/2009, có 7.228 công nhân đang làm việc tại 
251 DNXH. Trong đó có 110 DNXH (43,8%) trong 
lĩnh vực tạo việc làm, 71 DNXH (29,2%) là mô hình 
hỗn hợp và 37 DNXH (14,7%) thuộc loại khác. Đến 
tháng 1/2010, Hàn Quốc đã có 288 DNXH được cấp 
chứng nhận. 
Về các DNXH liên quan đến Luật về Hệ thống 
sinh kế cơ bản quốc gia (NBLS), theo số thống kê 
thời điểm năm 2007, có 509 DNXH tự vững đã tạo 
việc làm cho khoảng 3.245 công nhân trong các lĩnh 
vực như xây dựng, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, vệ 
sinh, nông nghiệp,... Khoảng 406 DNXH khác chủ 
yếu là các câu lạc bộ của người cao tuổi và phân 
xưởng sản xuất của người tàn tật cũng tạo được 
khoảng 14.122 việc làm. 
Có thể thấy, thông qua việc ban hành Luật Phát 
triển DNXH, Hàn Quốc đã tạo khung pháp lý để 
DNXH phát triển nhanh chóng ngay khi nhận thức 
được vị trí, vai trò của DNXH trong cuộc khủng 
hoảng tài chính năm 2007 và xác định DNXH là mối 
tương quan có hiệu quả giữa các nỗ lực tìm kiếm 
giải pháp về chính sách của Chính phủ với các hoạt 
động, hỗ trợ đồng hành của các tổ chức xã hội dân 
sự một cách liên tục trong việc giữ vững sự thịnh 
vượng của quốc gia. 
2.3. Kinh nghiệm của Thái Lan 
Thái Lan là một trong những nước đi tiên phong 
phát triển DNXH ở khu vực Đông Nam Á3. Hiến 
pháp Thái Lan năm 1997 khuyến khích mạnh mẽ sự 
tham gia của xã hội dân sự và thúc đẩy các sáng kiến 
xã hội. Thái Lan xác định đây là một điều kiện để 
phát triển nền kinh tế sáng tạo và giảm thiểu tác 
động tiêu cực (trực tiếp hay gián tiếp) của doanh 
nghiệp truyền thống tới xã hội và môi trường. Có 
nhiều doanh nghiệp đặc biệt quan tâm đến các chi 
phí xã hội và môi trường, được thiết kế một cách 
sáng tạo bởi các DNXH để cân bằng lợi ích kinh tế 
và lợi ích xã hội. Từ năm 2009, Nhà nước ban hành 
nhiều chương trình hành động để thúc đẩy phát triển 
DNXH như thành lập Ủy ban Khuyến khích DNXH 
trực thuộc Văn phòng Thủ tướng (TSEO) nhằm xây 
dựng chính sách, chiến lược và chương trình khuyến 
khích các DNXH; chỉ đạo thực hiện, lập dự thảo 
ngân sách cho các vấn đề hành chính có liên quan. 
Sự phát triển DNXH được xem là phù hợp với triết 
lý phát triển “nền kinh tế Vừa và Đủ” của Nhà vua 
Thái Lan (từ năm 1990 cho đến nay), trong đó nhấn 
mạnh ba hợp phần chính của nền kinh tế là hiện đại 
hóa, khôn ngoan và xây dựng khả năng tự chống 
Sè 130/201968
Ý KIẾN TRAO ĐỔI
thương mại
khoa học
2. Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (2012), Doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam: khái niệm, bối cảnh và chính sách, tr.42. 
3. Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (2012), Doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam: khái niệm, bối cảnh và chính sách, tr.45. 
chọi với các rủi ro có thể đến từ những thay đổi môi 
trường bên ngoài. 
Trên thực tế, DNXH Thái Lan đã xuất hiện từ 
lâu, chủ yếu dưới hình thức HTX và doanh nghiệp 
cộng đồng. Phụ thuộc vào điều kiện địa lý, văn hóa, 
kinh tế chính trị mà DNXH ở các vùng khác nhau có 
những đặc trưng khác nhau. DNXH ở miền Bắc gắn 
với kinh tế nông nghiệp, người nghèo, cải thiện đời 
sống tinh thần, văn hóa của các tộc người thiểu số; 
DNXH ở phía Nam có biển chủ yếu hoạt động trong 
lĩnh vực bảo tồn biển và môi trường. Ước tính có 
đến 116.000 tổ chức có thể được xác định như là 
DNXH, trong đó đa số (> 100.000 tổ chức) là các 
nhóm và mạng lưới tổ chức tại cộng đồng. Có 
khoảng 500 tổ chức và doanh nghiệp đã được nhận 
diện và hoạt động theo đầy đủ các tiêu chuẩn của 
một DNXH, với các mục đích và động cơ khác 
nhau. Chiến lược phát triển DNXH giai đoạn 2010 - 
2014 tăng cường hoạt động kinh doanh vì xã hội đã 
xây dựng tiêu chí phân loại DNXH để có chính sách 
ưu đãi riêng từ chương trình hỗ trợ của nhà nước 
theo các lĩnh vực được ưu tiên là: (i) Lĩnh vực môi 
trường; (ii) Lĩnh vực xã hội và chất lượng cuộc 
sống; (iii) Kinh tế địa phương vì xã hội và sự bền 
vững. 
Để phát huy tiềm năng của DNXH, Thái Lan nỗ 
lực thể chế hóa công tác quản lý Nhà nước trong 
lĩnh vực này bằng việc ban hành nhanh các văn bản 
pháp lý quan trọng, xây dựng hệ thống cơ quan quản 
lý Nhà nước và khuôn khổ pháp luật ban đầu cho 
DNXH, cụ thể: 
a) Thiết lập hệ thống thiết chế khuyến khích phát 
triển DNXH: năm 2010 thành lập Ủy ban Khuyến 
khích doanh nghiệp x ... hoạt 
động hoặc đem phần lớn lợi nhuận để tái đầu tư cho 
các hoạt động có mục đích tương tự; (ii) Việc giải 
quyết tài sản khi DNXH ngừng hoạt động sau khi đã 
thanh toán mọi khoản nợ, phần tài sản còn lại ngoài 
vốn đầu tư thì lợi nhuận tích lũy được sẽ được sử 
dụng theo mong muốn của chủ doanh nghiệp trong 
đó có phần tài sản được chia cho Quỹ Khuyến khích 
DNXH. 
Đồng thời ban hành cơ chế nhận biết, phân loại 
các DNXH với quy trình chứng nhận có thể được 
gọi như “Hành trình DNXH” (SE journey) gồm 3 
bước: Đăng ký - Đánh dấu - Chứng nhận ngoài các 
tiêu chí chung, DNXH được phân loại A,B,C hoặc 
theo màu sắc từ Đỏ - Xanh, tương tự như Fair Trade, 
69
?
Sè 130/2019
Ý KIẾN TRAO ĐỔI
thương mại
khoa học
?trong đó có tiêu chí dễ áp dụng nhất là tỷ lệ lợi 
nhuận tái đầu tư trở lại cho mục tiêu xã hội. Ví dụ: 
cao nhất là 80% sẽ được hạng A, thấp nhất là 50% ở 
hạng C. Có thể sẽ tiến tới “dán nhãn”, chẳng hạn 
như “Thai SE Good”, giống Fair Trade Label. Hàng 
hóa có nhãn sẽ được bán chạy hơn, sẽ có quy định 
các DNNN và Chính phủ phải ưu tiên mua hàng có 
nhãn DNXH. Các DNNN cũng sẽ mất phí nhất định 
để duy trì việc dán nhãn. Trường hợp các DNXH đạt 
trên 80% sẽ được chứng nhận. Và Chính phủ sẽ hỗ 
trợ các DNXH từ khi đạt được tiêu chí này. 
c) Các chính sách hỗ trợ chính được áp dụng 
trong Chiến lược phát triển DNXH với việc 3 mục 
tiêu chủ yếu: (i) Xây dựng sự hiểu biết về DNXH tại 
Thái Lan; (ii) Nâng cao năng lực nhằm phát triển 
hình thức và phạm vi tác động của DNXH; và (iii) 
Phát triển cách thức tiếp cận nguồn vốn đầu tư và 
nguồn lực khác. Một số biện pháp cụ thể để hỗ trợ 
như Thông báo những ưu đãi đặc biệt cho các 
DNXH được TSEO chứng nhận có hoạt động nằm 
trong những lĩnh vực khuyến khích đầu tư qui định; 
ban hành những quyền lợi ưu đãi dành cho DNXH 
đầu tư vào các hoạt động xã hội và có đóng góp vào 
Quỹ Khuyến khích DNXH; Hỗ trợ các Tổ chức tài 
chính phát triển cộng đồng của Bộ Tài chính; Phát 
triển các trung tâm đào tạo DNXH và cho các 
DNXH vay vốn tín dụng đặc biệt. 
Thái Lan áp dụng cách tiếp cận chính sách từ trên 
xuống (top - down) để thúc đẩy sự phát triển của 
DNXH. Đến nay đa phần các chương trình và chính 
sách được triển khai có những tác động tích cực để 
DNXH Thái Lan phát triển. Những DNXH có tác 
động lớn thường đã có bề dày phát triển tiếp tục đóng 
góp tích cực cho cộng đồng. Bên cạnh đó, cũng đang 
xuất hiện ngày càng nhiều DNXH mới, ứng dụng các 
công nghệ và kỹ thuật mới để mang lại những thay 
đổi cho cộng đồng và bảo vệ môi trường. 
2.4. Bài học cho Việt Nam 
Từ việc xem xét kinh nghiệm quốc tế của các 
nước đi trước như Mỹ và Hàn Quốc và nước có điều 
kiện không quá cách xa Việt Nam là Thái Lan, Việt 
Nam có thể rút ra một số bài học về doanh nghiệp xã 
hội như sau: 
- Có thể thấy doanh nghiệp xã hội là một loại 
hình doanh nghiệp mới có tiềm năng đóng góp vào 
việc giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường. 
Khuyến khích sự phát triển của các doanh nghiệp xã 
hội giúp giảm gánh nặng cho Nhà nước trong việc 
giải quyết các khuyết tật thị trường. Điều này đặc 
biệt quan trọng trong các giai đoạn kinh tế khó khăn 
và ngân sách Nhà nước hạn hẹp. 
- Việc được công nhận và có một khung pháp lý 
rõ ràng hoàn chỉnh đối với doanh nghiệp xã hội là vô 
cùng quan trọng, giúp tạo điều kiện cho các doanh 
nghiệp xã hội hiệu quả và thu hút các tầng lớp người 
dân tham gia các doanh nghiệp xã hội. 
- Nhà nước cần có những hỗ trợ nhất định về tài 
chính đối với các doanh nghiệp xã hội đồng thời 
mua sắm công của Nhà nước ưu tiên mua các sản 
phẩm của doanh nghiệp xã hội. 
- Cần có tiêu chí rất rõ ràng để khẳng định doanh 
nghiệp đang hoạt động là một doanh nghiệp xã hội 
để đảm bảo các doanh nghiệp xã hội được hưởng lợi 
từ những chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp xã hội 
của Nhà nước. 
- Nhận thức của xã hội đối với doanh nghiệp xã 
hội là cần thiết để tạo điều kiện cho các doanh 
nghiệp này hoạt động và khuyến khích thu hút đầu 
tư và nhân lực vào các doanh nghiệp này. 
3. Chính sách hiện hành của Nhà nước nhằm 
phát triển doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam 
Chính sách hiện nay cho doanh nghiệp xã hội có 
thể được chia thành 2 nhóm: (i) chính sách riêng cho 
doanh nghiệp xã hội và (ii) chính sách trong đó 
doanh nghiệp xã hội là một trong những đối tượng 
được hưởng lợi. 
3.1. Chính sách riêng cho doanh nghiệp xã hội 
Chính sách riêng cho doanh nghiệp xã hội được 
quy định tại Nghị định 96/2015/NĐ_CP về quy 
định chi tiết một số điều trong Luật Doanh nghiệp. 
Theo đó, Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện 
cho các tổ chức, cá nhân thành lập doanh nghiệp xã 
hội có mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết các vấn 
đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng; Doanh 
nghiệp xã hội được hưởng các ưu đãi và hỗ trợ đầu 
tư theo quy định của pháp luật; Được tiếp cận các 
viện trợ, tài trợ nhằm thực hiện các mục tiêu xã hội 
và môi trường. 
3.2. Chính sách mà doanh nghiệp xã hội là một 
trong số các đối tượng hưởng lợi 
Ngoài chính sách riêng, các doanh nghiệp xã hội 
còn được hưởng lợi từ các chính sách của Nhà nước 
cho doanh nghiệp Nhỏ và vừa, cho doanh nghiệp 
hoạt động trong các lĩnh vực như cấp dịch vụ công 
hoặc bảo vệ môi trường. Cụ thể: 
Theo Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa 
(2017), các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể được 
hưởng một số hỗ trợ như hỗ trợ tiếp cận tín dụng, 
tiếp cận quỹ bảo lãnh tín dụng, hỗ trợ thuế, kế toán, 
hỗ trợ mặt bằng sản xuất, hỗ trợ công nghệ, hỗ trợ 
mở rộng thị trường, hỗ trợ phát triển nguồn nhân 
lực, hỗ trợ tiếp cận thông tin, tư vấn các vấn đề pháp 
Sè 130/201970
Ý KIẾN TRAO ĐỔI
thương mại
khoa học
lý... Nếu doanh nghiệp xã hội có quy mô nhỏ và vừa 
thì sẽ được hưởng những ưu đãi kể trên. 
Theo Nghị định 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 
về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các 
hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, 
văn hóa, thể thao, môi trường, các cơ sở ngoài công 
lập hoạt động trong các lĩnh vực nêu trên có thể được 
cho thuê, xây dựng cơ sở vật chất, giao đất cho thuê 
đất, được miễn lệ phí trước bạ, giảm thuế giá trị gia 
tăng, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, được áp dụng 
thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong thời gian hoạt 
động. Do vậy, các doanh nghiệp xã hội hoạt động 
trong các lĩnh vực quy định trong Nghị định 69 sẽ 
được hưởng lợi từ các chính sách nêu trên. 
Ngoài ra, doanh nghiệp xã hội nếu nằm trong các 
đối tưởng sau cũng sẽ được hưởng lợi từ một số 
chính sách của Nhà nước cho các đối tượng này. Các 
đối tượng đó bao gồm: hợp tác xã hoạt động trong 
một số lĩnh vực, doanh nghiệp đầu tư vào một số lĩnh 
vực, một số địa bàn khó khăn, hoặc doanh nghiệp có 
thuê ít nhất 30% người lao động là người tàn tật. 
Mặc dù doanh nghiệp xã hội là đối tượng được 
hưởng lợi từ một số chính sách của Nhà nước nêu 
trên, tác động của những chính sách này đối với sự 
phát triển của doanh nghiệp xã hội còn rất khiêm tốn 
(CIEM 2019). 
4. Thực trạng phát triển doanh nghiệp xã hội 
tại Việt Nam 
Cho đến nay theo CSIE và UNDP (2018), tại 
Việt Nam chỉ có 80 doanh nghiệp xã hội đăng ký 
chính thức với chính phủ Việt Nam (hoạt động theo 
Luật Doanh nghiệp 2014), con số các doanh nghiệp 
xã hội đang hoạt động tại Việt Nam theo định nghĩa 
về doanh nghiệp xã hội lớn hơn nhiều. Các doanh 
nghiệp xã hội còn lại chưa đăng ký hoạt động theo 
Luật Doanh nghiệp do chưa rõ những chính sách hỗ 
trợ cụ thể cho đối tượng doanh nghiệp xã hội. Theo 
tính toán của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung 
ương (2019), doanh nghiệp xã hội của Việt Nam 
hiện có khoảng 19.125 doanh nghiệp. Có thể chia 
doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam thành ba nhóm 
chính bao gồm các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt 
động vì mục tiêu xã hội và môi trường, các hợp tác 
xã và các tổ chức phi chính phủ. 
Phần lớn các doanh nghiệp xã hội hoạt động tại 
Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ và vừa và là các 
doanh nghiệp khá trẻ (75% hoạt động từ 10 năm trở 
xuống). Các doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam hoạt 
động trong khá nhiều các lĩnh vực khác nhau trong 
đó tập trung phần lớn vào lĩnh vực nông nghiệp, 
khách sạn, giáo dục, môi trường, chăm sóc trẻ em,... 
Doanh nghiệp xã hội tập trung nhiều nhất tại hai 
thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. 
Số còn lại rải rác khắp nơi trên đất nước. 
Hiện nay, mỗi doanh nghiệp xã hội Việt Nam 
đang hoạt động để hỗ trợ khoảng 2000 người. 
Những người hưởng lợi chủ yếu từ cộng đồng địa 
phương (cả trực tiếp và gián tiếp). Phần lớn các 
doanh nghiệp xã hội (khoảng trên 60%) hoạt động 
có lợi nhuận để tái đầu tư tiếp tục thực hiện mục tiêu 
xã hội và môi trường. Phần lớn các doanh nghiệp xã 
hội tại Việt Nam có kế hoạch mở rộng quy mô 
(CIEM 2019). Do đó có thể thấy các doanh nghiệp 
xã hội Việt Nam đang trên xu hướng phát triển. 
Mặc dù các doanh nghiệp xã hội Việt Nam đang 
có xu hướng phát triển, nhận được sự công nhận và 
hỗ trợ của Nhà nước, các doanh nghiệp này vẫn 
đang phải đối mặt với nhiều rào cản phát triển. Các 
rào cản đó bao gồm: (i) các doanh nghiệp rất khó 
khăn trong việc tuyển dụng nhân sự phù hợp, (ii) các 
doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc huy động 
vốn, (iii) các doanh nghiệp thiếu kỹ năng kinh 
doanh, thiếu hỗ trợ tư vấn về kinh doanh, thủ tục 
hành chính đối với các doanh nghiệp xã hội còn 
rườm rà, thiếu mặt bằng sản xuất kinh doanh, nhận 
thức của về doanh nghiệp xã hội trong cộng đồng 
Việt Nam còn chưa cao. 
5. Một số đề xuất chính sách nhằm phát triển 
doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam trong thời gian tới 
Thứ nhất, Nhà nước cần nâng cao hiệu lực thực 
thi các chính sách hiện hành mà doanh nghiệp xã hội 
nằm trong nhóm đối tượng được hưởng lợi. Đảm 
bảo các doanh nghiệp xã hội tiếp cận được thông tin 
về những chính sách mình được hưởng lợi và tạo 
điều kiện thuận lợi nhất để các doanh nghiệp này 
tiếp cận với những chính sách đó. 
Thứ hai, Nhà nước cần nâng cao nhận thức của 
cộng đồng người dân về doanh nghiệp xã hội. Nhờ 
đó tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xã hội được 
các thành phần dân cư ủng hộ, kết quả là các doanh 
nghiệp này có thể hoạt động thuận lợi và hiệu quả 
hơn, giúp ích được nhiều đối tượng yếu thế hơn 
trong xã hội. 
Ngoài ra, việc nâng cao nhận thức của cộng đồng 
về các doanh nghiệp xã hội sẽ khuyến khích các cá 
nhân, tổ chức đầu tư vào các doanh nghiệp xã hội. 
Thứ ba, chính sách riêng cho doanh nghiệp xã 
hội hiện vẫn còn khá chung chung. Nhà nước nên 
tiếp tục hoàn thiện các chính sách riêng cho doanh 
nghiệp xã hội theo hướng quy định cụ thể hơn nhằm 
giúp quá trình thực thi các chính sách đó được dễ 
dàng. Nhà nước nên xem xét ban hành nhiều ưu đãi 
71
?
Sè 130/2019
Ý KIẾN TRAO ĐỔI
thương mại
khoa học
?hơn đối với doanh nghiệp xã hội để các doanh 
nghiệp này có điều kiện phát triển hơn. Các ưu đãi 
có thể bao gồm: 
- Ưu đãi hơn về thuế cho các doanh nghiệp xã 
hội. Điều này vừa giúp các doanh nghiệp xã hội hiện 
đang đăng ký hoạt động dưới Luật Doanh nghiệp 
hoạt động tốt hơn và đồng thời khuyến khích các 
doanh nghiệp xã hội khác đăng ký hoạt động theo 
Luật Doanh nghiệp. 
- Giảm thuế thu nhập cho phần lợi nhuận mà 
doanh nghiệp xã hội cam kết tái đầu tư vì mục tiêu 
lợi nhuận. 
Thứ tư, doanh nghiệp xã hội cần nhất hỗ trợ về 
vốn, về thị trường, về thông tin, về nâng cao năng lực. 
Do vậy, Nhà nước nên bám sát các nhu cầu này của 
doanh nghiệp xã hội để đưa ra chính sách hỗ trợ phù 
hợp. Nhà nước có thể xem xét một số đề xuất sau: 
- Hiện nay có nhiều nhiệm vụ xã hội như xóa đói 
giảm nghèo, hỗ trợ những người yếu thế, hỗ trợ sinh 
kế cho người dân tại các vùng khó khăn và đặc biệt 
khó khăn... Nhà nước vẫn đang trực tiếp làm. Thay 
vào đó Nhà nước nên xem xét thuê các doanh 
nghiệp thông qua hình thức đấu thầu, trong đó ưu 
tiên các doanh nghiệp xã hội. 
- Trong mua sắm công, Nhà nước cũng nên ưu 
tiên mua hàng hóa, dịch vụ do các doanh nghiệp xã 
hội bởi các doanh nghiệp này đang giúp Nhà nước 
thực hiện một phần chức năng nhiệm vụ của mình. 
- Nhà nước có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp về 
tiếp cận thông tin ví dụ như thông tin về các chính 
sách của Nhà nước, thông tin các quy định của thị 
trường xuất khẩu, 
- Nhà nước xem xét hỗ trợ chi phí đào tạo nâng 
cao năng lực nhân sự của doanh nghiệp xã hội trong 
đó chú trọng vào kỹ năng quản trị doanh nghiệp và 
kỹ năng tiếp cận thị trường. 
Thứ năm, nhà nước xem xét ban hành Luật Hỗ 
trợ các doanh nghiệp xã hội. Nội dung Luật quy 
định rất cụ thể rõ ràng tiêu chí doanh nghiệp xã hội 
và các chính sách hỗ trợ mà các doanh nghiệp này 
được hưởng. Đảm bảo các doanh nghiệp xã hội đều 
dễ dàng tiếp cận với các chính sách này một cách 
công bằng và minh bạch. Đảm bảo hiệu lực thực thi 
của các chính sách hỗ trợ.u 
Tài liệu tham khảo: 
1. British Council, CIEM, and Escap (2019), 
Social Enterprise in Vietnam. 
2. British Council (2016), Điển hình DNXH ở 
Việt Nam, truy cập ngày 3/6/2018. 
3. Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, Bộ Kế 
hoạch và Đầu tư (2018), Cung cấp thông tin DNXH, 
Công văn số 154/ĐKKD-TTHT ngày 14/6/2018. 
4. Đại học Kinh tế quốc dân (2017), Kỷ yếu hội 
thảo quốc tế về tinh thần kinh doanh vì xã hội. 
5. Khoa Anh Thắng (2016), Kinh nghiệm phát 
triển DNXH ở Scotland, Vương Quốc Anh, Tạp chí 
QLNN số 256 (5/2017), tr.111 - 114. 
6. Trường Doanh nhân PACE (2015), Báo cáo 
kết quả nghiên cứu khảo sát nhận thức hội nhập 
kinh tế quốc tế của doanh nghiệp Việt Nam. 
7. Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương 
(2012), Doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam: khái niệm, 
bối cảnh và chính sách. 
8. Michael E. Porter (1998), On Competition, A 
Harvard Business Review Book - HBS Press. 
9. https://vi.wikipedia.org/wiki/doanh_nghiep_ 
xa_hoi, truy cập ngày 3/6/2018. 
10. 
phap-luat-ve-doanh-nghiep-xa-hoi-o-viet-nam.html, 
truy cập ngày 3/6/2018. 
11. 
nghiep-xa-hoi-giai-phap-bu-dap-khiem-khuyet-cua-
thi-truong-8497, truy cập ngày 3/6/2018. 
Summary 
Social enterprises are business models working 
on the purpose of serving community;therefore, this 
helps the State to reduce the pressure of solving 
environmental and social issues. In Vietnam, this 
business model is quite various in types, dynamic in 
operation, and becoming agrowing trend. Although 
it has been officially recognized by the 2014 
Enterprise Law, the policy to promote this type of 
business is still incomplete. In order to contribute to 
the State's policy system improvement for social 
enterprises in Vietnam, this article focuses on 
reviewing international experience to draw lessons, 
assess the actual development situation of 
Vietnamese social enterprises, as well as reviewthe 
current policy in Vietnam. Since then, the paper sug-
gests a number of proposals to complete Vietnam's 
policies towards social enterprises in the coming 
time, contributing to solving existing social and 
environmental issues as well as enhancing sustain-
able economic development in the near future. 
Sè 130/201972
Ý KIẾN TRAO ĐỔI
thương mại
khoa học

File đính kèm:

  • pdfphat_trien_doanh_nghiep_xa_hoi_o_mot_so_quoc_gia_tren_the_gi.pdf