Phát triển công thức lai tích phân-Vi phân 3D dựa trên véc tơ điện thế-ứng dụng cho bài toán có cấu trúc vỏ mỏng dẫn điện

TÓM TẮT

Tính toán mô phỏng điện từ trường ngày càng có vai trò quan trọng, đặc biệt

trong lĩnh vực thiết kế, chế tạo và vận hành các thiết bị điện - điện tử. Bài báo

này phát triển công thức tích hợp giữa các phương trình tích phân và vi phân dựa

trên véc-tơ điện thế, ứng dụng cho các thiết bị điện có cấu trúc dạng vỏ mỏng

dẫn điện. Hệ phương trình cuối cùng được giải bằng phương pháp số. Công thức

được phát triển có ưu điểm là chỉ chia lưới vùng dẫn vỏ mỏng mà không cần chia

lưới vùng không khí, làm giảm số ẩn và dung lượng tính toán. Thông qua mô

phỏng, tính toán các thông số điện từ cho hai bài toán kinh điển và so sánh với

phương pháp FEM 2D, phương pháp đề xuất được kiểm nghiệm và chứng tỏ khả

năng áp dụng trong các bài toán thực tiễn.

pdf 5 trang phuongnguyen 9380
Bạn đang xem tài liệu "Phát triển công thức lai tích phân-Vi phân 3D dựa trên véc tơ điện thế-ứng dụng cho bài toán có cấu trúc vỏ mỏng dẫn điện", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phát triển công thức lai tích phân-Vi phân 3D dựa trên véc tơ điện thế-ứng dụng cho bài toán có cấu trúc vỏ mỏng dẫn điện

Phát triển công thức lai tích phân-Vi phân 3D dựa trên véc tơ điện thế-ứng dụng cho bài toán có cấu trúc vỏ mỏng dẫn điện
P-ISSN 1859-3585 E-ISSN 2615-9619 SCIENCE - TECHNOLOGY 
Website: https://tapchikhcn.haui.edu.vn Vol. 56 - No. 3 (June 2020) ● Journal of SCIENCE & TECHNOLOGY 35
PHÁT TRIỂN CÔNG THỨC LAI TÍCH PHÂN - VI PHÂN 3D 
DỰA TRÊN VÉC TƠ ĐIỆN THẾ - ỨNG DỤNG CHO BÀI TOÁN 
CÓ CẤU TRÚC VỎ MỎNG DẪN ĐIỆN 
DEVELOPING AN HYBRID INTEGRO-DIFFERENTIAL FORMULATION 3D BASED ON THE ELECTRIC VECTOR 
POTENTIAL - APPLICATION TO THE CONDUCTIVE THIN SHELL STRUCTURE 
 Lê Đức Tùng 
TÓM TẮT 
Tính toán mô phỏng điện từ trường ngày càng có vai trò quan trọng, đặc biệt 
trong lĩnh vực thiết kế, chế tạo và vận hành các thiết bị điện - điện tử. Bài báo 
này phát triển công thức tích hợp giữa các phương trình tích phân và vi phân dựa 
trên véc-tơ điện thế, ứng dụng cho các thiết bị điện có cấu trúc dạng vỏ mỏng 
dẫn điện. Hệ phương trình cuối cùng được giải bằng phương pháp số. Công thức 
được phát triển có ưu điểm là chỉ chia lưới vùng dẫn vỏ mỏng mà không cần chia 
lưới vùng không khí, làm giảm số ẩn và dung lượng tính toán. Thông qua mô 
phỏng, tính toán các thông số điện từ cho hai bài toán kinh điển và so sánh với 
phương pháp FEM 2D, phương pháp đề xuất được kiểm nghiệm và chứng tỏ khả 
năng áp dụng trong các bài toán thực tiễn. 
Từ khóa: Trường điện từ, vùng vỏ mỏng dẫn điện, dòng điện xoáy, phương 
pháp phần tử hữu hạn, phương pháp tích phân số. 
ABSTRACT 
Electromagnetic modeling is becoming an increasingly important role, 
especially in the design, manufacture and operation of electrical-electronic 
devices. This paper develops a hybrid formulation coupled between the integral 
and differential equations based on the electric vector potential, applied to 
electrical devices with conductive thin-shell structure. The final equations were 
solved by numerical methods. The advantage of proposed formulation is the only 
meshing on the thin-shell without air-meshing, reducing the unknowns and the 
memory computing. Through the modeling and calculation of electromagnetic 
parameters for two classic problems and comparison with FEM 2D method, the 
developed method was validated and proved applicable in practical problems. 
Keywords: Electromagnetics, conductive thin shell, eddy current, finite 
element method, numerical integral method. 
Viện Điện, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 
Email: tung.leduc1@hust.edu.vn 
Ngày nhận bài: 02/5/2020 
Ngày nhận bài sửa sau phản biện: 10/6/2020 
Ngày chấp nhận đăng: 24/6/2020 
TỪ VIẾT TẮT 
FEM Phương pháp phần tử hữu hạn 
PEEC Phương pháp mạch điện thay thế tương đương 
MOM Phương pháp mômen 
BEM Phương pháp phần tử biên 
IDM Phương pháp lai tích phân - vi phân 
1. GIỚI THIỆU 
Các thiết bị điện là một phần không thể thiếu đối với 
nền văn minh dựa trên điện năng của con người. Với sự 
phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, các thiết bị 
điện ngày càng tinh vi và hiện đại hơn. Bên cạnh sự phức 
tạp về hình dạng hình học từ dày đến mỏng, nhiều dạng 
thù hình, từ kích thước rất nhỏ đến rất lớn, các thiết bị điện 
còn sử dụng rất nhiều vật liệu khác nhau: vật liệu điện, vật 
liệu từ, vật liệu cách điện, vật liệu composit Do vậy, việc 
nghiên cứu thiết kế chế tạo các thiết bị điện tiên tiến là một 
thách thức không nhỏ đối với khoa học. 
Trong quá trình chế tạo các thiết bị điện, tối ưu hóa chi 
phí là một trong những vấn đề quan trọng. Cùng với sự 
phát triển của khoa học máy tính và các kiến thức vật lý 
hiện đại, việc sử dụng các công cụ mô phỏng số luôn được 
ưu tiên vì lý do tiết kiệm chi phí so với việc tạo ra thiết bị 
mẫu thực vì khi sử dụng mô phỏng số, chúng ta có thể dễ 
dàng thay đổi các tham số, tạo ra nhiều mô hình ảo đáp 
ứng yêu cầu thiết kế mà không tốn thêm chi phí nào [1-4]. 
Các phương pháp số thường được áp dụng trong mô 
phỏng trường điện từ được chia làm hai loại: Các phương 
pháp hữu hạn (finite methods) giải hệ phương trình 
Maxwell dưới dạng vị phân, như là phương pháp phần tử 
hữu hạn FEM (Finite Element Method), phương pháp thể 
tích hữu hạn FVM (Finite Volume Method) và các phương 
pháp tích phân số giải hệ phương trình Maxwell dưới dạng 
tích phân, như là phương pháp tích phân bề mặt BEM 
(Boundary Element Method), phương pháp mô men MoM 
(Method of Moment), phương pháp PEEC (Partial Element 
Equivalent Circuit) [5-10]. Việc lựa chọn một trong những 
phương pháp trên hoàn toàn phụ thuộc vào các hiện tượng 
vật lý cần mô phỏng: tần số cao hay thấp, có vật liệu từ hay 
không, có xét đến hiệu ứng điện cảm hay điện dung, 
nguồn kích thích ngoài... Tuy nhiên, không có một phương 
 CÔNG NGHỆ 
 Tạp chí KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ● Tập 56 - Số 3 (6/2020) Website: https://tapchikhcn.haui.edu.vn 36
KHOA HỌC P-ISSN 1859-3585 E-ISSN 2615-9619
pháp là vạn năng và tối ưu trong mọi bài toán và việc lựa 
chọn phương pháp tốt nhất phụ thuộc vào tính chất thiết 
bị điện và dải hoạt động của nó. 
Trong các phương pháp được mô tả ở trên, phương 
pháp hữu hạn FEM đã trở thành một phương pháp tổng 
quát cho việc giải các bài toán điện từ như là các bài toán từ 
tĩnh và các bài toán từ động [2]. Hiện nay, phương pháp 
này được phát triển và thương mại hóa dưới dạng phần 
mềm mô phỏng, tiêu biểu là phần mềm Maxwell của công 
ty Ansys [3], phần mềm Flux3D của công ty Cedrat [4]. Tuy 
nhiên nhược điểm lớn nhất của phương pháp này là phải 
chia lưới và tính toán vùng không khí. Do đó, khi sử dụng 
phương pháp FEM để mô phỏng 3D các thiết bị điện phức 
tạp, có nhiều khoảng trống không khí tạo ra các phương 
trình phần tử hữu hạn với số bậc tự do lớn. Điều này làm 
cho việc giải phương trình bằng máy tính điện tử là rất khó 
khăn thậm chí là không thể thực hiện được. 
Bài báo này phát triển công thức lai kết hợp phương 
trình vi phân và tích phân dựa trên véc-tơ điện thế để mô 
phỏng điện từ trong các cấu trúc có dạng vỏ mỏng dẫn 
điện. Vùng vỏ mỏng được mô tả bởi hệ phương trình vi 
phân và giải bằng phương pháp FEM, trong khi đó tương 
tác với từ trường ngoài ở vùng không khí được mô phỏng 
và giải bằng phương pháp tích phân số. Phương pháp này 
còn được gọi là phương pháp lai tích phân- vi phân IDM 
(Integro-Differential Method). Ưu điểm của phương pháp 
nằm ở chỗ không phải chia lưới vùng không khí bao quanh 
đối tượng tính toán, giảm thời gian cũng như khối lượng 
tính toán. 
Phần tiếp theo của bài báo giới thiệu hệ phương trình 
lai tích phân - vi phân và phương pháp số giải hệ phương 
trình đó. Để kiểm nghiệm phương pháp đã phát triển, hai ví 
dụ kinh điển đã được mô phỏng và so sánh kết quả trong 
mục 3. Cuối cùng là kết luận bài báo cũng như các hướng 
nghiên cứu tiếp theo sẽ được trình bày trong mục 4. 
2. PHƯƠNG PHÁP LAI TÍCH PHÂN - VI PHÂN 
Công thức được phát triển dựa trên nghiên cứu của S.J. 
Salon [11]. Tuy nhiên, công thức trong [11] có nhược điểm là 
chỉ áp dụng cho các cấu trúc dạng phẳng. Trong phần này, 
tác giả phát triển các hệ phương trình cho phép mô phỏng 
điện từ cấu trúc dạng vỏ mỏng trong không gian 3D. 
Hình 1. Vùng vỏ mỏng dẫn điện 
Chúng ta xem xét một vùng vỏ mỏng dẫn điện (, ) 
có bề dày e và thể tích Ω . Γ là bề mặt trung bình như hình 1. 
Biến thiên điện từ trường trong vùng dẫn được mô tả 
bằng hệ phương trình Maxwell: 
= −  (1) 
 =  (2) 
=  (3) 
Phương trình Ampère-Maxwell (2) chứng tỏ sự tồn tại 
một véc-tơ điện thế T được định nghĩa: 
 =  (4) 
Xem xét thành phần pháp tuyến của véc-tơ cảm ứng từ 
B trên bề mặt Γ, chúng ta có: 
()⋅ = −  ⋅  (5) 
Áp dụng phương pháp Galerkine cho bề mặt Γ, phương 
trình dạng tích phân mô tả (5) là: 
  ()⋅Γ

= −     ⋅Γ

 (6) 
với wi là hàm trọng số. 
Áp dụng đẳng thức (. ) = .  + () ×
 , phương trình (6) được viết lại dưới dạng: 
−  (  × )⋅Γ

+  ( .)⋅Γ

= −     ⋅Γ

(7) 
Hoán đổi các bộ phận trong biểu thức của thành phần 
thứ nhất và áp dụng định luật Stokes trong thành phần thứ 
hai vế trái của phương trình (7), ta thu được: 
 ( × )⋅ Γ

−   Γ

=     ⋅Γ

 (8) 
∮ w . . dΓ là tích phân đường theo vòng C bao quanh 
bề mặt Γ. Thành phần này có giá trị bằng 0 với điều kiện 
biên [2]. 
Như vậy, phương trình (8) trở thành: 
 ( × ). .dΓ

= jω .  . ..dΓ

 (9) 
Từ (3) và (4), chúng ta có: 
 =

σ
=

σ
 (10) 
Vậy: 
( × ) =
1

( × ) (11) 
Áp dụng đẳng thức: (. ) = ( ⋅ ).  +  ×
 và lưu ý rằng trên bề mặt Γ : n.grads = 0 và véc-tơ điện 
thế T chỉ có thành phần phát tuyến, chúng ta có phương 
trình sau: 
( × ) = −
1

((T)) (12) 
với Tn là thành phần pháp tuyến của véc-tơ T: T = .  
Phương trình (9) trở thành: 
1

   ⋅(T).dΓ

= − jω .  . ..dΓ

 (13) 
Từ trường tại điểm P bất kỳ có thể viết dưới dạng: 
P-ISSN 1859-3585 E-ISSN 2615-9619 SCIENCE - TECHNOLOGY 
Website: https://tapchikhcn.haui.edu.vn Vol. 56 - No. 3 (June 2020) ● Journal of SCIENCE & TECHNOLOGY 37
 (P) =  (P)+  (P) (14) 
Với H0 là từ trường của nguồn ngoài, HJ là từ trường do 
dòng điện xoáy trong vùng dẫn vỏ mỏng gây ra. 
Áp dụng định luật Biot-Savart, chúng ta có: 
 () =
e
4π

× 
r
dΓ

 (15) 
với r là véc-tơ giữa điểm điểm lấy tích phân trên Γ và 
điểm tính toán từ trường P. 
Kết hợp các phương trình (13), (14), (15), chúng ta có hệ 
phương trình cuối cùng: 
⎩
⎪
⎪
⎨
⎪
⎪
⎧
1
σ
 w  ⋅(T)dΓ

+jω.
e. μ
4π
 w  
 × 
r
dΓ ⋅ dΓ

= − jω .μ  w . ..dΓ

= 
 (16) 
Để giải hệ phương trình (16), phương pháp số được sử 
dụng bằng cách chia lưới bề mặt Γ thành n phần tử với giả 
thiết mật độ dòng điện J là hằng số trên mỗi phần tử. Gọi p 
là số nút của mạng lới. 
Giá trị véc-tơ điện thế được xác định dưới dạng: 
T =  w (x,y,z)T


 (17) 
Chúng ta thu được hệ phương trình dưới dạng ma trận: 

[ ]⋅[]+ [ s]⋅[]= []
[]= []⋅[]
 (18) 
Hay là: 
{[ ]+ [ s]⋅[]}⋅[]= [] (19) 
Hệ phương trình (2) có p ẩn số. [A] là ma trận phần tử 
hữu hạn kích thước (p × p ); [Bs] là ma trận biểu thị định luật 
Biot - Savart, nhận được từ công thức (17) với giá trị dòng 
điện xoáy đơn vị (p × 3n ) ; [P] là ma trận (3n × p ) và [h0] là 
véc-tơ kích thước p biểu thị thành phần pháp tuyến của 
nguồn từ trường ngoài tại mỗi nút của mạng lưới. 
Các giá trị thành phần của ma trận [A], [Bs] và [h0] là: 
 (i,k) =
1
σ
 w  ⋅w dΓ

 (20) 
 (i,k) = jω .
e.μ
4π
 w  
 × 
r
dΓ ⋅dΓ

 (21) 
(i)= − jω .μ  w . ..dΓ

 (22) 
với  là véc-tơ đơn vị của dòng điện xoáy của phần tử k. 
Tác giả đã thiết lập công cụ tính toán trong môi trường 
Matlab. Trong phân tiếp theo sẽ trình bày kiểm chứng 
phương pháp cũng như phân tích đánh giá khả năng áp 
dụng, các hướng phát triển của nghiên cứu. 
3. BÀI TOÁN ÁP DỤNG 
Do thiếu các thiết bị để tiến hành thực nghiệm và đo 
đếm kết quả thực tế, nên để kiểm chứng phương pháp 
được phát triển trong mục 2, tác giả đã lựa chọn hai ví dụ 
kinh điển là các thiết bị có cấu trúc đối xứng trục (hình 3). 
Với các ví dụ này, chúng ta có thể sử dụng phương pháp 
FEM 2D để mô phỏng và tính toán. Phương pháp FEM 2D 
có số phần tử chia lưới không cần nhiều như trong mô hình 
3D, nên dễ dàng xác định nghiệm hội tụ và kết quả được 
xem là giá trị chuẩn khi so sánh với các phương pháp khác. 
Các thiết bị được mô phỏng trong mô hình 3D bởi phương 
pháp IDM đã trình bày trong bài báo. 
Mục đích của bài toán là xác định tổn thất joule trong 
vùng dẫn dạng vỏ mỏng và phân bố dòng điện trên bề mặt 
vùng dẫn. 
Hình 2. Cầu rỗng dẫn điện 
Hình 3. Đĩa mỏng dẫn điện 
3.1. Cầu rỗng dẫn điện 
Ví dụ đầu tiên là một quả cầu rỗng với bề dày e = 2mm 
bán kính trong là R = 0,1m, đặt trong một từ trường đều 
H0 = [0 0 1] (A/m) với tần số f = 50Hz. Độ dẫn điện của quả 
cầu là 6x107S/m (hình 2). Với tần số f = 50Hz, độ sâu bề mặt 
 = 9mm thoả mãn điều điện  >> e. Kết quả tính toán tổn 
thất Joule bằng phương pháp FEM 2D hội tụ ở 20.000 phần 
tử chia lưới và có giá trị là 1,14x10-6 (W). 
Hình 4 là kết quả tính toán tổn thất Joule bởi phương 
pháp IDM và sai số so với giá trị chuẩn theo số phần tử chia 
lưới. Chúng ta nhận thấy, phương pháp được phát triển cho 
kết quả tương tự so với FEM 2D. Chỉ cần chia lưới thành 
4800 phần tử thì đã đạt được kết quả gần chính xác với sai 
số 0,3%. Phương pháp này có khả năng mô phỏng điện từ 
các vùng dẫn dạng vỏ mỏng. 
0
H0 e
z
x
y
R
H0 e
R
0
 CÔNG NGHỆ 
 Tạp chí KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ● Tập 56 - Số 3 (6/2020) Website: https://tapchikhcn.haui.edu.vn 38
KHOA HỌC P-ISSN 1859-3585 E-ISSN 2615-9619
Hình 4. Tổn thất Joule tính toán bởi phương pháp IDM và sai số so với 
giá trị chuẩn 
Hình 5. Mật độ dòng điện tính toán bởi phương pháp IDM (A/m2) 
Hình 5 là hình ảnh chỉ phân bố dòng điện xoáy trên bề 
mặt của quả cầu xác định bới phương pháp IDM. Chúng ta 
cũng lưu ý rằng phương pháp FEM 2D không thể xác định 
được phân bố này. Như vậy phương pháp đã phát triển có 
khả năng mô phỏng các cấu trúc cong và trong không gian 
3D. Đây là ưu điểm khi so sánh với nghiên cứu [11], trong 
đó chỉ có thể tính toán cho các vùng vỏ mỏng dẫn điện 
dạng phẳng. 
3.2. Đĩa mỏng dẫn điện 
Bài toán thứ hai được nghiên cứu là một thiết bị dạng 
đĩa mỏng dẫn điện có bán kính R = 1m, đặt trong một từ 
trường đều, xoay chiều H0 = [0, 0, 1] (A/m). Độ dẫn điện của 
đĩa mỏng là 6x107S/m và bề dày là 0,05m (hình 3). 
Trước hết, chúng ta xem xét bài toán ở tần số f = 0,01Hz. 
Độ sâu bề mặt là 0,6m, do đó chúng ta có thể xác định là 
không có hiệu ứng bề mặt trong trường hợp nghiên cứu. 
Tổn thất Joule tính toán bằng phương pháp FEM 2D có giá 
trị hội tụ là 7,33x10-9W và được xem là giá trị chuẩn. Hình 6 
thể hiện tổn thất Joule xác định bới phương pháp được 
phát triển theo số phần tử chia lưới. 
Hình 6. Tổn thất Joule tính toán bằng phương pháp IDM và sai số so với giá 
trị chuẩn theo số phần tử chia lưới ở tần số f = 0,01Hz 
Cũng như ví dụ trước, phương pháp IDM cho kết quả rất 
sát với giá trị chuẩn. Chúng ta chỉ cần 3000 phần tử để thu 
được kết quả gần chính xác, với sai số bằng 0,1%. 
Hình 7 trình bày phân bố dòng điện xoáy trên bề mặt 
tấm đĩa mỏng xác định bằng phương pháp IDM. 
Hình 7. Mật độ dòng điện xoáy xác định bằng phương pháp IDM với tần số 
f = 0,01Hz (A/m2) 
Hình 8. Ảnh hưởng của tần số: Sai số của tổn thất Joule theo tỷ lệ e/ 
P-ISSN 1859-3585 E-ISSN 2615-9619 SCIENCE - TECHNOLOGY 
Website: https://tapchikhcn.haui.edu.vn Vol. 56 - No. 3 (June 2020) ● Journal of SCIENCE & TECHNOLOGY 39
Để đánh giá thêm về khả năng tính toán và phạm vi áp 
dụng của phương pháp IDM, tác giả đã tiến hành tính toán 
mô phỏng với nhiều tần số khác nhau. Khi tần số tăng dần, 
độ sâu bề bề mặt trở nên bé dần. Phương pháp được phát 
triển trong bài báo dựa trên giả thiết dòng điện không đổi 
theo bề dày của vùng vỏ mỏng sẽ không còn chính xác bởi 
vì điều kiện  >> e không được thoả mãn. Để phương pháp 
IDM cho kết quả chấp nhận được (sai số bé hơn 2% so với 
giá trị chuẩn), hình 8 chỉ ra rằng tỷ số giữa bề dày đĩa mỏng 
và độ sâu bề mặt phải nhỏ hơn 0,5 (e/ < 0,5). 
4. KẾT LUẬN 
Bài báo đã giới thiệu, phát triển công thức lai, kết hợp 
giữa phương trình tích phân và vi phân để giải bài toán 
điện từ có cấu trúc dạng vỏ mỏng dẫn điện trong không 
gian 3D. Phương pháp được phát triển chỉ cần chia lưới bề 
mặt trung bình của vùng vỏ mỏng, giúp giảm thời gian 
cũng như khối lượng tính toán. Các kết quả tính toán, mô 
phỏng cũng được so sánh với kết quả chuẩn đạt được từ 
phần mềm công nghiệp dựa trên phương pháp phần tử 
hữu hạn 2D. Tuy nhiên, phương pháp còn có sai số khi hiệu 
ứng bề mặt trong vùng dẫn điện lớn (e >> ). Điểm giới hạn 
này sẽ được đầu tư ở các nghiên cứu tiếp theo. 
LỜI CẢM ƠN 
Nghiên cứu này được tài trợ bởi Bộ Giáo dục và Đào tạo 
trong đề tài mã số B2018-BKA-11-CtrVL. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Salon, Sheppard, and M. V. K. Chari, 1999. Numerical methods in 
electromagnetism. Academic Press. 
[2]. G. Meunier, 2008. The Finite Element Method for Electromagnetic 
Modeling. Wiley. 
[3]. Maxwell ANSYS. Canonsburg, USA. Available: www.ansys.com 
[4]. Flux Cedrat. Meylan, France [Online]. Available: www.cedrat.com 
[5]. C. Hoer, C. Love, 1965. Exact Inductance Equations for Rectangular 
Conductors With Applications to More Complicated Geometries. Journal of 
Research of the national Bureau of Standards-C. Engineering and 
Instrumentation, Vol. 69C, No. 2, 127-137, 1965. 
[6]. De Camillis L., Ferranti F., Antonini G., Vande Ginste D., De Zutter D., 
2012. Parameterized Partial Element Equivalent Circuit Method for Sensitivity 
Analysis of Multiport Systems. IEEE Transactions on Components, Packaging and 
Manufacturing Technology, Vol.2, No.2, pp. 248-255. 
[7]. T. Le-Duc, G. Meunier, O. Chadebec, J-M. Guichon and J.P.A Bastos, 
2013. General Integral Formulation for the 3D Thin Shell Modeling. IEEE 
Transactions on Magnetics, Vol. 49, No. 5, pp. 1989-1992. 
[8]. T. Le-Duc, O. Chadebec, J-M. Guichon, G. Meunier and Y. Lembeye, 2013. 
Coupling between Partial Element Equivalent Circuit Method and Magnetic Moment 
Method. The International Journal for Computation and Mathematics in Electrical 
and Electronic Engineering (COMPEL), Vol. 32, No. 1, pp. 383-395. 
[9]. K. Ishibashi, Z. Andjelic, D. Pusch, 2010. Nonlinear Eddy Current Analysis 
by BEM Minimum Order Formulation. IEEE Transaction on Magnetics, vol. 46, no. 
8, pp. 3085-3088. 
[10]. K. Ishibashi, Z. Andjelic, Y. Takahashi, T. Takamatsu, K. Tsuzaki, S. 
Wakao, K. Fujiwara, Y. Ishihara, 2012. Some Treatments of Fictitious Volume 
Charges in Nonlinear Magnetostatic Analysis by BIE. IEEE Transaction on 
Magnetics, vol. 48, no. 2, pp. 463-466. 
[11]. S.J. Salon, B. Mathewson and S. Uda, 1983. An Integro-Differential 
Approach to Eddy Currents in Thin Plates. IEEE Transactions on Magnetics, 
Vol.Mag-19, No.6. 
AUTHOR INFORMATION 
Le Duc Tung 
School of Electrical Engineering, Hanoi Unviversity of Science and Technology 

File đính kèm:

  • pdfphat_trien_cong_thuc_lai_tich_phan_vi_phan_3d_dua_tren_vec_t.pdf