Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

Thời gian qua, hệ th thành lập và mở rộng mạng lưới hoạt động dẫn đến cạnh tranh giữa các NHTM ngày càng gay g ống ngân hàng thương mại (NHTM) liên t ắt hơn. Nhằm đáp ứng nhu cầu của khách ục được

hàng, gia tăng khả năng cạnh tranh, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn VN (Agribank) đã nghiên cứu và cho ra đời nhiều sản phẩm dịch vụ với

nhiều tiện ích để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, trong đó cho vay tiêu dùng

là một trong những sản phẩm dịch vụ đã và đang được Agribank cung cấp cho

khách hàng. Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá khái quát thực trạng hoạt

động cho vay tiêu dùng tại Agribank trong thời gian qua, đồng thời đề ra một số

giải pháp nhằm phát triển dịch vụ này trong thời gian tới

pdf 7 trang phuongnguyen 8580
Bạn đang xem tài liệu "Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 19 (29) - Tháng 11-12/2014
Nghiên Cứu & Trao Đổi
60
1. Đặt vấn đề
Là ngân hàng thương mại lớn 
nhất tại VN cả về vốn, tài sản và 
mạng lưới hoạt động; trong những 
năm qua, dưới áp lực cạnh tranh 
với các NHTM khác, Agribank đã 
không ngừng nâng cao năng lực 
tài chính, đổi mới công nghệ ngân 
hàng, nâng cao năng lực quản trị 
điều hành, mở rộng và nâng cao 
chất lượng sản phẩm dịch vụ ngân 
hàng để đáp ứng nhu cầu ngày 
càng đa dạng của khách hàng, gia 
tăng khả năng cạnh tranh.
Cùng với sự phát triển của các 
sản phẩm dịch vụ ngân hàng khác, 
hoạt động cho vay tiêu dùng tại 
Agribank đã có bước phát triển 
đáng kể cả về dư nợ cho vay, số 
lượng khách hàng và hiệu quả hoạt 
động mang lại. Tuy nhiên, so với 
tiềm năng, lợi thế vốn có của mình 
thì hoạt động cho vay tiêu dùng của 
Agribank vẫn chưa tương xứng với 
tiềm năng, lợi thế ấy. Vì vậy, phát 
triển cho vay tiêu dùng là một vấn 
đề cần được đặt ra để Agribank 
khai thác hết tiềm năng, thế mạnh 
của mình nhằm mở rộng hoạt động 
kinh doanh, giảm thiểu rủi ro và 
gia tăng lợi nhuận trong hoạt động 
kinh doanh.
2. Cơ sở lý thuyết
Tín dụng ngân hàng là sự chuyển 
nhượng một lượng giá trị từ người 
cho vay (ở đây là các ngân hàng 
thương mại) sang người đi vay (tổ 
chức, cá nhân trong nền kinh tế) 
trên nguyên tắc hoàn trả cả gốc lẫn 
lãi. Về cơ bản tín dụng ngân hàng 
cũng như các loại tín dụng khác 
đều có một số tính chất sau:
- Chuyển giao quyền sử dụng 
một số tiền hoặc tài sản từ chủ thể 
này sang chủ thể khác (quyền sở 
hữu vẫn thuộc về bên cho vay). 
- Tín dụng phải có thời hạn và 
được hoàn trả.
- Giá trị không những được bảo 
tồn mà còn phát triển (vốn vay và 
lãi vay).
Theo Từ điển tiếng Việt năm 
1994 của Nhà xuất bản Khoa học 
Xã hội, Trung tâm từ điển học Hà 
Nội-VN, trang 743 ghi: “Phát triển 
là biến đổi hoặc làm cho biến đổi 
từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp 
đến cao, đơn giản đến phức tạp, ví 
dụ: phát triển văn hóa, phát triển 
nhảy vọt...”.
Trong nghiên cứu này, cho vay 
tiêu dùng được hiểu là sự chuyển 
nhượng một lượng giá trị (tiền tệ 
hoặc hiện vật) từ các NHTM sang 
người đi vay (cá nhân và hộ gia 
đình trong nền kinh tế) nhằm đáp 
ứng nhu cầu chi tiêu của người tiêu 
dùng trên nguyên tắc hoàn trả cả 
gốc lẫn lãi. 
Phát triển cho vay tiêu dùng 
hiểu là gia tăng cả về qui mô và 
chất lượng khoản vay, tức là: qui 
mô cho vay mở rộng, số lượng 
Phát triển cho vay tiêu dùng tại 
Ngân hàng Nông nghiệp và 
Phát triển nông thôn Việt Nam
TS. VŨ Văn ThỰC
Thời gian qua, hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) liên tục được thành lập và mở rộng mạng lưới hoạt động dẫn đến cạnh tranh giữa các NHTM ngày càng gay gắt hơn. Nhằm đáp ứng nhu cầu của khách 
hàng, gia tăng khả năng cạnh tranh, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông 
thôn VN (Agribank) đã nghiên cứu và cho ra đời nhiều sản phẩm dịch vụ với 
nhiều tiện ích để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, trong đó cho vay tiêu dùng 
là một trong những sản phẩm dịch vụ đã và đang được Agribank cung cấp cho 
khách hàng. Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá khái quát thực trạng hoạt 
động cho vay tiêu dùng tại Agribank trong thời gian qua, đồng thời đề ra một số 
giải pháp nhằm phát triển dịch vụ này trong thời gian tới.
Từ khóa: Phát triển cho vay tiêu dùng, Agribank
Số 19 (29) - Tháng 11-12/2014 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP 
 Nghiên Cứu & Trao Đổi
61
khách hàng ngày càng gia tăng, đa 
dạng hóa đối tượng cho vay, tỷ lệ 
nợ xấu giảm, lợi nhuận gia tăng
3. Thực trạng hoạt động cho vay 
tiêu dùng tại Agribank
3.1. Về dư nợ cho vay
3.1.1. Dư nợ cho vay phân theo 
thời hạn vay
Cùng với sự phát triển mạnh 
mẽ của các dịch vụ ngân hàng 
khác, dịch vụ cho vay tiêu dùng 
tại Agribank đã có bước phát triển 
đáng kể trong những năm gần đây, 
điều này được thể hiện rất rõ là dư 
nợ cho vay có bước tăng trưởng 
khá. Dư nợ cho vay mở rộng đã 
đáp ứng nhu cầu vay vốn của 
khách hàng, cũng như từng bước 
khẳng định được uy tín và vị thế 
của Agribank, một trong những 
ngân hàng hàng đầu tại VN. 
Bảng dưới cho thấy dư nợ cho 
vay tiêu dùng tăng trưởng khá trong 
giai đoạn 2011-2013, cụ thể: tổng 
dư nợ cho vay tiêu dùng trong toàn 
hệ thống Agribank năm 2012 tăng 
so với năm 2011 là 4.676 tỷ đồng, tỷ 
lệ tăng 10,6%, trong đó: Dư nợ cho 
vay ngắn hạn tăng 641 tỷ đồng, tỷ 
lệ tăng 3,58%, dư nợ cho vay trung 
và dài hạn tăng 4.305 tỷ đồng, tỷ 
lệ tăng 15,4%. Năm 2013, tổng dư 
nợ cho vay tiêu dùng tăng 17.537 
tỷ đồng, tỷ lệ tăng 35,96%, trong 
đó: dư nợ cho vay ngắn hạn tăng 
6.797 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 36,7%; dư 
nợ cho vay trung và dài hạn tăng 
10.740 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 35,54%. 
Nguyên nhân dư nợ cho vay tiêu 
dùng tăng khá qua các năm là do 
nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi, 
nhu cầu vay mua sắm tài sản phục 
vụ cho sinh hoạt gia đình tăng. Mặt 
khác, Agribank đã đưa ra nhiều giải 
pháp thiết thực như: tiếp thị, chăm 
sóc khách hàng,để đáp ứng nhu 
cầu của khách hàng, chính vì thế 
dư nợ cho vay đã có những bước 
phát triển đáng kể trong những 
năm vừa qua.
3.1.2. Dư nợ cho vay phân theo 
đối tượng vay vốn
Mặc dù tình hình kinh tế trong 
nước chưa thực sự khởi sắc, tăng 
trưởng GDP năm 2013 đạt 5,42%, 
bình quân 3 năm 2011-2013 đã tăng 
5,6%/năm, thấp hơn mức 7,2% giai 
đoạn 2006-2010, thu nhập bình 
quân đầu người 1.960 USD.Trong 
khi đó, tỷ lệ cho vay tiêu dùng ở 
VN tính trên tổng dư nợ toàn nền 
kinh tế mới ở mức 5,2%, tức là đạt 
gần 9 tỷ USD (tổng dư nợ với nền 
kinh tế đạt gần 3,5 triệu tỷ đồng). 
Tuy nhiên, hoạt động cho vay tiêu 
dùng vẫn tăng trưởng đáng kể, đặc 
0
20000
40000
60000
80000
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Dư nợ ngắn hạn 
Dư nợ trung, dài hạn 
Tổng dư nợ 
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Dư nợ Dư nợ
Mức 
tăng, 
giảm
Tỷ lệ 
tăng, 
giảm
(%)
Dư nợ
Mức 
tăng, 
giảm
Tỷ lệ 
tăng, 
giảm
(%)
Ngắn hạn 17.899 18.540 641 3,58 25.337 6.797 36,7
Trung, dài hạn 26.186 30.221 4.305 15,4 40.961 10.740 35,54
Tổng dư nợ 44.085 48.761 4.676 10,6 66.298 17.537 35,96
Đơn vị tính: tỷ đồng
Nguồn: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn VN
PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 19 (29) - Tháng 11-12/2014
Nghiên Cứu & Trao Đổi
62
biệt là đối tượng vay mua bất động 
sản, phương tiện và đồ dùng sinh 
hoạt khác.
Bảng trên cho chúng ta thấy, 
dư nợ cho vay tiêu dùng phân theo 
đối tượng cho vay có những bước 
tăng trưởng khá trong giai đoạn 
vừa qua, điều đó được thể hiện qua 
số dư nợ cho vay tăng trưởng đều 
qua các năm, cụ thể: Tổng dư nợ 
cho vay tiêu dùng năm 2012 tăng 
so với năm 2011 là 4.676 tỷ đồng, 
tỷ lệ tăng 10,61%, trong đó: Dư 
nợ cho vay đối tượng nhà cửa, đất 
đai tăng 3.595 tỷ đồng so với năm 
2011, tỷ lệ tăng 12,82%, dư nợ cho 
vay phương tiện vận chuyển và đồ 
dùng sinh hoạt khác tăng 1.420 tỷ 
đồng so với năm 2011, tỷ lệ tăng 
14,92% và dư nợ cho vay các đối 
tượng khác giảm 339 tỷ đồng so với 
năm 2011, tỷ lệ giảm 5,2%. Năm 
2013, dư nợ cho vay nhà cửa, đất 
đai tăng 9.744 tỷ đồng so với năm 
2012, tỷ lệ tăng 30,8%, dư nợ cho 
vay phương tiện vận chuyển tăng 
5.100 tỷ đồng so với năm 2012, tỷ 
lệ tăng 46,6% và cho vay các đối 
tượng khác tăng 2.693 tỷ đồng so 
với năm 2012, tỷ lệ tăng 43,5%.
3.2. Về số lượng khách hàng
Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày 
càng đa dạng của khách hàng, 
Agribank đã nghiên cứu và cho ra 
đời nhiều sản phẩm dịch vụ cho 
vay, trong đó dịch vụ cho vay tiêu 
dùng đã và đang được sự quan 
tâm của nhiều khách hàng, điều đó 
được thể hiện qua số lượng khách 
hàng tăng trưởng nhanh quan các 
năm.
Bảng trên cho thấy số lượng 
khách hàng cho vay tiêu dùng của 
toàn hệ thống Agribank tăng khá 
nhanh trong giai đoạn 2011-2013, 
điều này cho thấy vị thế và uy tín 
của Agribank ngày càng gia tăng, 
cụ thể: Năm 2012, số lượng khách 
hàng vay tiêu dùng tại Agribank là 
3.284.828 khách hàng, tăng 20.901 
khách hàng so với năm 2011, tỷ 
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Dư nợ Dư nợ Mức tăng, giảm
Tỷ lệ tăng, 
giảm (%) Dư nợ
Mức tăng, 
giảm
Tỷ lệ tăng, 
giảm (%)
Nhà cửa, đất đai 28.041 31.636 3.595 12,82 41.380 9.744 30,8
Phương tiện vận chuyển và đồ 
dùng sinh hoạt khác 9.516 10.936 1.420 14,92 16.036 5.100 46,6
Đối tượng khác 6.528 6.189 (339) (5,2) 8.882 2.693 43,5
Tổng dư nợ 44.085 48.761 4.676 10,61 66.298 17.537 35,96
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Số khách hàng Số khách hàng Mức tăng, giảm
Tỷ lệ tăng, 
giảm (%) Số khách hàng
Mức tăng, 
giảm
Tỷ lệ tăng, 
giảm (%)
3.263.927 3.284.828 20.901 0,64 3.612.110 327.282 9,96
3000000
3100000
3200000
3300000
3400000
3500000
3600000
3700000
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Khách hàng 
Khách hàng
Đơn vị tính: tỷ đồng
Nguồn: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn VN
Số 19 (29) - Tháng 11-12/2014 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP 
 Nghiên Cứu & Trao Đổi
63
lệ tăng 0,64%; năm 2013 tổng số 
khách hàng đang còn dư nợ tại 
Agribank là 3.612.110 khách hàng, 
tăng so với năm 2012 là 327.282 
khách hàng, tỷ lệ tăng 9,96%. Với 
số lượng khách hàng đã cho vay, 
Agribank đã ngày càng đáp ứng 
được nhu cầu tiêu dùng của một 
bộ phận không nhỏ của người dân, 
góp phần nâng cao đời sống vật 
chất cũng như tinh thần của một bộ 
phận không nhỏ người dân trong 
nước. Mặt khác, góp phần cho 
hệ thống Agribank mở rộng hoạt 
động, phân tán rủi ro và gia tăng 
lợi nhuận.
3.3. Về nợ xấu
3.3.1. Nợ xấu phân theo thời 
hạn vay
Có thể nói, rủi ro tín dụng là 
một yếu tố không thể loại trừ và 
cũng như các đối tượng cho vay 
khác, nợ xấu cho vay tiêu dùng đã 
phát sinh trong giai đoạn vừa qua.
Bảng trên cho thấy xét về số 
tuyệt đối, nợ xấu cho vay tiêu dùng 
phân theo thời hạn cho vay vừa 
giảm và vừa tăng trong giai đoạn 
2011-2013, cụ thể: năm 2012, nợ 
xấu cho vay tiêu dùng là 1.358 tỷ 
đồng, giảm 55 tỷ đồng so với năm 
2011, tỷ lệ giảm 3,89%, trong đó: 
Nợ xấu cho vay ngắn hạn tăng 1 
tỷ đồng, tỷ lệ tăng 0,16%, nợ xấu 
cho vay trung và dài hạn giảm 56 
tỷ đồng, tỷ lệ giảm 3,89%. Năm 
2013, nợ xấu cho vay tiêu dùng là 
1.601 tỷ đồng, tăng 243 tỷ đồng so 
với năm 2012 tỷ lệ tăng 17,89%, 
trong đó nợ xấu ngắn hạn tăng 271 
tỷ đồng, tỷ lệ tăng 43,5% và nợ xấu 
trung và dài hạn giảm 28 tỷ đồng, 
tỷ lệ giảm 3,8%.
3.3.2. Nợ xấu phân theo đối 
tượng vay vốn
Tổng nợ xấu phân theo đối 
tượng cho vay năm 2012 là 1.358 
tỷ đồng, giảm 55 tỷ đồng so với 
năm 2011, tỷ lệ giảm 3,89%, trong 
đó: nợ xấu cho vay nhà cửa, đất đai 
là 1.049 tỷ đồng, giảm 21 tỷ đồng 
so với năm 2011, tỷ lệ giảm 1,96%, 
nợ xấu cho vay phương tiện vận 
chuyển và đồ dùng sinh hoạt khác 
là 130 tỷ đồng, giảm 42 tỷ đồng so 
với năm 2011, tỷ lệ giảm 24,41% và 
nợ xấu cho vay các đối tượng khác 
là 179 tỷ đồng, tăng 9 tỷ đồng so 
với năm 2011, tỷ lệ tăng 8%. Năm 
2013, nợ xấu cho vay nhà cửa, đất 
đai là 1.223 tỷ đồng, tăng 174 tỷ 
đồng so với năm 2012, tỷ lệ tăng 
15,6%; nợ xấu cho vay phương 
tiện vận chuyển và đồ dùng sinh 
hoạt khác là 124 tỷ đồng, giảm 6 tỷ 
đồng so với năm 2012, tỷ lệ giảm 
4,6% và nợ xấu cho vay các đối 
tượng khác là 254 tỷ đồng, tăng 75 
tỷ đồng so với năm 2012, tỷ lệ tăng 
41,9%. Số liệu trên cho thấy nợ xấu 
cho vay đối với đối tượng nhà cửa, 
đất đai chiếm số dư cao nhất, kế 
đến là các đối tượng phương tiện 
vận chuyển và đồ dùng sinh hoạt 
khác, cuối cùng là nợ xấu cho vay 
các đối tượng khác.
4. nguyên nhân hạn chế
4.1. Nguyên nhân khách quan
- Do ảnh hưởng chung của cuộc 
khủng hoảng và suy thoái kinh tế 
toàn cầu ảnh hưởng trực tiếp đến 
nền kinh tế VN, tốc độ tăng trưởng 
kinh tế thấp, nhiều doanh nghiệp 
phá sản, thu nhập của người lao 
động giảm sút, dẫn đến người dân 
chưa dám mạnh tay vay để mua 
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Dư nợ Dư nợ Mức tăng, giảm
Tỷ lệ tăng, 
giảm (%) Dư nợ
Mức tăng, 
giảm
Tỷ lệ tăng, 
giảm (%)
Nhà cửa, đất đai 1.070 1.049 (21) (1,96) 1.223 174 15,6
Phương tiện vận chuyển và 
đồ dùng sinh hoạt khác 172 130 (42) (24,41) 124 (6) (4,6)
Đối tượng khác 171 179 8 4,7 254 75 41,9
Tổng dư nợ 1.413 1.358 (55) (3,89) 1.601 243 17,89
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Dư nợ Dư nợ Mức tăng Tỷ lệ tăng, giảm Dư nợ
Mức tăng, 
giảm
Tỷ lệ tăng, 
giảm
Ngắn hạn 622 623 1 0,16 894 271 43,5
Trung, dài hạn 791 735 (56) (7,08) 707 (28) (3,8)
Tổng dư nợ 1.413 1.358 (55) (3,89) 1.601 243 17,89
Nguồn: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn VN
PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 19 (29) - Tháng 11-12/2014
Nghiên Cứu & Trao Đổi
64
sắm tài sản và mục đích tiêu dùng 
khác.
- Nhiều người dân chưa có giấy 
tờ chứng minh nguồn thu nhập: 
Hiện nay nhiều người dân lao 
động thực sự có nhiều nguồn thu 
nhập khác nhau từ lương, sản xuất 
kinh doanh, đầu tưnhưng không 
có giấy tờ chứng minh nguồn thu 
nhập, trong khi ngân hàng khi cho 
vay ngân hàng đều yêu cầu khách 
hàng chứng minh về mặt tài chính, 
nhiều khách hàng thực sự có nhu 
cầu vay vốn nhưng không thể có 
giấy tờ chứng minh dẫn đến không 
thể tiếp cận được nguồn vốn vay.
4.2. Nguyên nhân chủ quan
- Lãi suất cho vay của Agribank 
phần nào vẫn cao hơn một số 
NHTM khác làm giảm đi lợi thế 
cạnh tranh về lãi suất so với một số 
NHTM khác.
- Qui trình thủ tục vay vốn còn 
rườm rà phức tạp so với một số 
NHTM có vốn đầu tư nước ngoài, 
ngân hàng cổ phần.
- Agribank chủ yếu tập trung 
cho vay tiêu dùng ở các đô thị, 
các thị trường khác ở khu vực 
nông thôn còn chưa thực sự chú 
trọng; đối tượng cho vay chủ yếu 
là chuyển nhượng giá trị quyền sử 
dụng đất, phương tiện vận chuyển, 
còn các đối tượng tiêu dùng khác 
chưa thực sự chú trọng cho vay.
- Công tác tiếp thị và chăm sóc 
khách hàng vay tiêu dùng còn rất 
hạn chế, thực sự chưa có chương 
trình nào có sức lan tỏa lớn đến với 
khách hàng vay.
- Hệ thống công nghệ ngân hàng 
còn hạn chế: Mặc dù Agribank là 
một trong những ngân hàng đi đầu 
trong việc đầu tư cho phát triển 
công nghệ ngân hàng, song so với 
một số ngân hàng thương mại khác, 
đặc biệt là các NHTM nước ngoài 
thì Agribank vẫn còn có những 
khoảng cách nhất định.
- Chưa đẩy mạnh liên kết trong 
cho vay: Để phát triển mạnh cho 
vay tiêu dùng thì việc liên kết đối 
với các đơn vị kinh doanh, hành 
chính sự nghiệp là một trong 
những yếu tố rất quan trọng để mở 
rộng và nâng cao hiệu quả cho vay 
tiêu dùng. Tuy nhiên, trên thực tế 
Agribank chưa thực sự chú trọng 
đến liên kết đối với những đối 
tượng trên để mở rộng cho vay.
- Tài sản đảm bảo tiền vay còn 
khá đơn điệu, tài sản nhận thế chấp 
chủ yếu là bất động sản, các loại 
tài sản khác còn hạn chế; chưa có 
chính sách phân loại ra từng loại 
khách hàng để cho vay không có 
tài sản đảm bảo hoặc đảm bảo một 
phần dư nợ. 
- Trình độ của một bộ phận cán 
bộ chưa đáp ứng nhu cầu phát triển 
kinh doanh; còn một bộ phận cán 
bộ vi phạm đạo đức nghề nghiệp 
trong khi cho vay. 
5. giải pháp phát triển cho vay 
tiêu dùng tại Agribank
Một là, xây dựng chiến lược 
cho vay tiêu dùng: để có thể mở 
rộng thị trường, phân tán rủi ro, 
cũng như gia tăng lợi nhuận và 
đảm bảo an toàn hơn cho hệ thống, 
thiết nghĩ Agribank cần xây dựng 
chiến lược phát triển dịch vụ cho 
vay tiêu dùng cho toàn hệ thống 
Agribank. Giải pháp cụ thể được 
đặt ra là Agribank nên tổ chức bộ 
máy cho vay riêng đối với cho vay 
tiêu dùng tại các chi nhánh thay 
vì bộ phận này vẫn nằm chung 
trong phòng tín dụng hoặc phòng 
kế hoạch kinh doanh như hiện nay, 
từ đó sẽ phân định rõ chức năng, 
nhiệm vụ, quyền hạn của bộ phận 
này; hoạch định chiến lược phát 
triển khách hàng vay tiêu dùng một 
cách dài hạn nhằm tăng trưởng dư 
nợ, nghiên cứu tác động từ môi 
trường kinh tế vĩ mô, điểm mạnh 
và điểm yếu của đối thủ cạnh tranh, 
cũng như phân tích cơ hội và thách 
thức để đưa ra chiến lược phát triển 
cho vay tiêu dùng thực sự hợp lý 
và khoa học; xây dựng chính sách 
tiền lương, thưởng hợp lý nhằm tạo 
động lực động viên, khuyến khích 
đối với cán bộ có những thành tích 
phát triển cho vay tiêu dùngbên 
cạnh đó cần xây dựng danh mục 
cho vay đối với cho vay tiêu dùng 
thực sự hợp lý, khoa học nhằm mở 
rộng và nâng cao chất lượng dịch 
vụ cho vay tiêu dùng một mặt vừa 
thu hút được khách hàng, mặt khác 
đảm bảo được chất lượng cho vay.
Hai là, mở rộng thị trường cho 
vay: Hiện nay thị trường cho vay 
tiêu dùng của Agribank chủ yếu tập 
trung vào một số thành phố lớn, các 
tỉnh thành khác trong cả nước dư nợ 
cho vay tiêu dùng chiếm tỷ lệ nhỏ, 
trong khi đó nhu cầu vay vốn phục 
vụ cho mục đích tiêu dùng ở các 
tỉnh còn rất lớn. Do đó, Agribank 
nghiên cứu mở rộng thị trường cho 
vay tiêu dùng ở các thị trường khác 
trong cả nước, đặc biệt là thị trường 
ở các vùng nông thôn, đây là một thị 
trường đầy tiềm năng mà Agribank 
hoàn toàn có lợi thế về mạng lưới 
được bao phủ đến các huyện, thậm 
chí đến các xã, phường trên toàn 
quốc, cán bộ ngân hàng có thể biết 
tình hình của từng hộ gia đình ở địa 
phương và được sự quan tâm ủng 
hộ của các cấp chính quyền chính 
là những lợi thế không nhỏ để mở 
rộng thị trường cho vay tiêu dùng 
trên phạm vi cả nước.
Ba là, đa dạng hóa và nâng 
cao chất lượng sản phẩm dịch vụ: 
Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng 
đa dạng của khách hàng, Agribank 
tiếp tục nghiên cứu và cho ra đời 
nhiều sản phẩm dịch vụ vay tiêu 
dùng mới có tính năng, tiện ích cao 
Số 19 (29) - Tháng 11-12/2014 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP 
 Nghiên Cứu & Trao Đổi
65
đối với khách hàng như: sản phẩm 
cho vay du học, khám chữa bệnh, 
du lịch, thanh toán thuế thu nhập 
cá nhân, cưới hỏi, xây dựng nhà 
cửa, chuyển nhượng giá trị quyền 
sử dụng đấtBên cạnh đó, cần 
nâng cao chất lượng sản phẩm dịch 
vụ của mình, chẳng hạn như: đăng 
ký vay online, đặt lịch hẹn online, 
hỗ trợ trực tuyến, dịch vụ cho vay 
trực tuyến, giảm hồ sơ thủ tục giấy 
tờnếu Agribank phát triển được 
các tiện ích như trên thì khách 
hàng vay chỉ cần chiếc máy tính 
hoặc điện thoại di động được kết 
nối Internet đã có thể truy cập vào 
các website của ngân hàng để giao 
dịch, khách hàng có thể không cần 
đến trụ sở ngân hàng giao dịch, từ 
đó giảm thiểu thời gian đi lại cho 
khách hàng. 
Bốn là, tiếp tục đổi mới công 
nghệ ngân hàng: mặc dù Agribank 
là ngân hàng đi đầu trong việc ứng 
dụng hệ thống công nghệ thông 
tin vào hoạt động ngân hàng; tuy 
nhiên so với một số NHTM khác, 
đặc biệt là các NHTM ở những 
nước tiên tiến trên thế giới thì hệ 
thống công nghệ ngân hàng của 
Agribank vẫn còn có khoảng cách 
nhất định. Để tạo ra nhiều sản 
phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại 
dựa trên nền tảng công nghệ thông 
tin, tăng cường tính bảo mật và 
giảm được việc làm thủ công cho 
đội ngũ cán bộ, Agribank cần tiếp 
tục hoàn thiện hệ thống công nghệ 
thông tin của mình, từ đó sẽ mở 
rộng sản phẩm dịch vụ, gia tăng 
tiện ích của sản phẩm và đảm bảo 
tính bảo mật thông tin cho khách 
hàng và ngân hàng.
Năm là, tăng cường hoạt động 
marketing: Để sản phẩm vay tiêu 
dùng được nhiều khách hàng 
biết đến, Agribank cần đẩy mạnh 
công tác tuyên truyền, quảng bá 
sản phẩm dịch vụ ngân hàng nói 
chung, cho vay tiêu dùng nói riêng 
đến với khách hàng nhiều hơn. 
Hình thức quảng cáo cần bắt mắt, 
ngắn gọn, dễ hiểu, nội dung đi sâu 
vào tiềm thức của mỗi người dân. 
Nội dung quảng cáo cần được thực 
hiện trên nhiều kênh thông tin khác 
nhau, phù hợp với phong tục tập 
quán của các vùng, miền và phù 
hợp với nhiều đối tượng khác nhau 
như trí thức, công nhân, nông dân, 
doanh nhân; đa dạng hóa các kênh 
quảng cáo như: báo nói, báo hình, 
Internet, tờ rơi...
Sáu là, liên kết với các đơn vị 
để cho vay: Để hoạt động cho vay 
tiêu dùng thực sự phát triển mạnh, 
thiết nghĩ hệ thống các chi nhánh 
Agribank nên liên kết đối với các 
đơn vị cung cấp hàng hóa dịch vụ 
như các doanh nghiệp kinh doanh 
bất động sản, trường học, siêu thị, 
bệnh viện...để mở rộng hoạt động 
cho vay tiêu dùng, trường hợp 
khách hàng có nhu cầu mua sắm 
hàng hóa, dịch vụ nếu thiếu tiền 
thì những đơn vị này giới thiệu 
cho Agribank để thẩm định cho 
vay số tiền khách hàng còn thiếu, 
Agribank chuyển số tiền vay trực 
tiếp cho đơn vị cung ứng hàng 
hóa và dịch vụ sau khi khách hàng 
hoàn tất bộ hồ sơ cho vay. Nếu 
làm được như vậy thì Agribank sẽ 
mở rộng được dư nợ cho vay, đảm 
bảo khách hàng sử dụng đúng mục 
đích, các doanh nghiệp thì có thể 
bán được hàng hóa dịch vụ, còn 
đối với khách hàng thì vẫn có thể 
mua được hàng hóa dịch vụ khi 
chưa đủ tiền thanh toán. Bên cạnh 
đó, Agribank cần tăng cường hợp 
tác với các cơ quan, đơn vị có tiềm 
năng để mở rộng cho vay vay tiêu 
dùng bằng hình thức xác nhận thu 
nhập và cam kết trích thu nhập 
hàng tháng của người lao động trả 
nợ vay cho ngân hàng.
Bảy là, tăng cường kiểm soát, 
trước, trong và sau khi cho vay: 
nhằm hạn chế rủi ro đến mức thấp 
nhất, trước khi cho vay cán bộ cho 
vay phải kiểm tra, thẩm định trước 
thông tin về thân nhân, tình hình 
tài chính của khách hàng, yếu tố 
pháp lý của khách hàng, thông tin 
về quan hệ tín dụng trước đây...Khi 
giải ngân, cán bộ cho vay cần kiểm 
soát kỹ mục đích sử dụng vốn vay, 
đối chiếu toàn bộ hồ sơ giấy tờ của 
khách hàng; sau khi cho vay cần 
kiểm tra mục đích sử dụng khoản 
vay, kiểm tra khả năng tài chính 
của khách hàng vay, tình hình tài 
sản đảm bảo...Nếu khoản vay được 
kiểm soát chặt chẽ sẽ giảm thiểu 
được rủi ro phát sinh trong hoạt 
động tín dụng cho Agribank.
Tám là, đơn giản hóa qui trình, 
thủ tục vay vốn: Thủ tục vay vốn 
rườm rà, phức tạp bao nhiêu sẽ làm 
cho khách hàng ngại tiếp cận nguồn 
vốn vay bấy nhiêu. Do đó, Agribank 
nên xem xét giảm bớt một số thủ 
tục giấy tờ như chỉ yêu cầu khách 
hàng sao kê bảng thu nhập 3 tháng 
gần nhất thay vì 12 tháng, khách 
hàng đã có bảng lương thì không 
cần xác nhận nguồn thu nhập của 
cơ quan, đơn vị người vay; bỏ xác 
nhận của cơ quan có thẩm quyền 
trên giấy đề nghị vay vốn...về thời 
gian xét duyệt cho vay: Giảm thời 
gian xét duyệt tối đa là 5 ngày 
xuống 2 ngày đối với cho vay ngắn 
hạn, tối đa là 5 ngày đối với cho 
vay trung và dài hạn thay vì 5 ngày 
đối với cho vay ngắn hạn, 10 ngày 
đối với cho vay trung hạn và 15 
ngày đối với cho vay dài hạn theo 
qui định hiện hành.
Chín là, áp dụng linh hoạt hình 
thức đảm bảo tiền vay: Đảm bảo 
tiền vay đang là một trong những 
rào cản đối với phát triển hoạt động 
PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 19 (29) - Tháng 11-12/2014
Nghiên Cứu & Trao Đổi
66
cho vay tiêu dùng trong thời gian 
qua. Để có thể mở rộng cho vay, 
đồng thời giảm thiểu rủi ro trong 
hoạt động cấp tín dụng, Agribank 
cần áp dụng linh hoạt hình thức 
đảm bảo tiền vay, chẳng hạn trên 
cở xếp hạng tín dụng nội bộ, những 
khách hàng xếp hạng AAA, AA, A 
thì ngân hàng có thể cho vay có đảm 
bảo một phần hoặc cho vay không 
có đảm bảo bằng tài sản; đối với 
những khách hàng xếp loại BBB, 
BB và B có thể cho vay không có 
đảm bảo một phần hoặc tài sản 
đảm bảo hình thành trong tương 
lai và các đối tượng còn lại thì bắt 
buộc phải có tài sản đảm bảo. Bên 
cạnh việc nhận thế chấp tài sản là 
bất động sản và số dư tiền gửi như 
hiện nay, Agribank cần mở rộng 
nhận các loại tài sản khác như: ô tô, 
xe gắn máy, trái phiếu, cổ phiếu
làm tài sản đảm bảo tiền vay.
Mười là, nâng cao trình độ và 
đạo đức nghề nghiệp đối với cán 
bộ: Trình độ của đội ngũ cán bộ là 
một trong những yếu tố quan trọng 
quyết định đến sự phát triển của 
hoạt động ngân hàng nói chung, 
hoạt động cho vay tiêu dùng nói 
riêng. Để có đội ngũ cán bộ giỏi về 
chuyên môn nghiệp vụ, có kỹ năng 
giao tiếp tốt, trước hết khi tuyển 
dụng, Agribank cần chuẩn hóa qui 
định trình độ tối thiểu đầu vào; 
công tác tuyển dụng cần công khai, 
minh bạch để chọn ra những người 
có đủ điều kiện vào làm việc. Bên 
cạnh đó, công tác đào tạo lại cần 
được thực hiện một cách thường 
xuyên, liên tục, cán bộ yếu về mảng 
nghiệp vụ nào thì tăng cường đào 
tạo nghiệp vụ đó, không đào tạo 
tràn lan gây lãng phí về vật lực cho 
toàn ngành, chú trọng đào tạo các 
mảng nghiệp vụ tín dụng, phân tích 
tài chính, luật pháp, marketing, kỹ 
năng giao tiếp khách hàng, kết hợp 
đào tạo tại chỗ và đào tạo tại các cơ 
sở đào tạo. Bên cạnh đó, Agribank 
cần thường xuyên giáo dục trình độ 
đạo đức nghề nghiệp đối với cán 
bộ, giáo dục bằng nhiều hình thức 
khác nhau như cử đi nghe các buổi 
nói chuyện tại các trường, viện; 
thường xuyên tổ chức các buổi 
nói chuyện về những tấm gương 
điển hình tiên tiến ở trong và ngoài 
ngành ngân hàng.
Tóm lại: Với dân số 
hơn 90 triệu dân, VN 
đang là thị trường tương 
đối hấp dẫn để mở rộng 
cho vay tiêu dùng của 
bất cứ NHTM nào. Là 
một NHTM hàng đầu 
có ưu thế về vốn, mạng 
lưới giao dịch,...thì mở 
rộng cho vay tiêu dùng 
là một hướng đi đúng 
đắn, phù hợp cho quá 
trình phát triển của 
mình. Trong khuôn khổ 
bài báo này, tác giả đã 
trình bày khái quát về 
thực trạng cho vay tiêu 
dùng tại Agribank trong 
thời gian qua, trên cơ sở 
những nguyên nhân tồn tại, tác giả 
đề xuất một số giải pháp nhằm phát 
triển hoạt động cho vay tiêu dùng 
tại Agribank trong thời gian tới. Hy 
vọng rằng những giải pháp được 
triển khai một cách đồng bộ sẽ góp 
phần phát triển cho vay tiêu dùng 
tại Agribank trong giai đoạn tớil
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Lê Thị Ngọc Dung (2013), Phát triển sản 
phẩm dịch ngân hàng tại Ngân hàng 
Thương mại Cổ phần Công thương VN 
Chi nhánh Tiền Giang, Luận văn Thạc 
sỹ kinh tế.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông 
thôn VN (2011-2013), Báo cáo tổng kết 
hoạt động.
Ngọc Tuyên (2014), “Gần 9 tỷ USD cho vay 
tiêu dùng”, Báo Tiền Phong.
Nguyễn Minh Kiều (2011), Tín dụng và thẩm 
định tín dụng, NXB Lao động Xã hội.

File đính kèm:

  • pdfphat_trien_cho_vay_tieu_dung_tai_ngan_hang_nong_nghiep_va_ph.pdf