Phát hiện tấn công có đảm bảo tính riêng tư từ các nguồn dữ liệu mạng phân tán

TÓM TẮT

Vấn đề phát hiện tấn công có đảm bảo tính riêng tư ngày càng trở nên quan trọng. Nhiều trường hợp

để phát hiện tấn công cần phải kết hợp các mạng lại với nhau, trong khi giữ được tính riêng tư của

từng tập dữ liệu. Bài báo đề xuất một giải pháp phát hiện tấn công có đảm bảo tính riêng tư dựa trên

khai phá luật kết hợp. Để xây dựng giải pháp, bài báo đề xuất giao thức tính tổng bảo mật cải tiến

nhằm nâng cao hiệu quả trong việc khai phá luật kết hợp có đảm bảo tính riêng tư trên tập dữ liệu

phân tán ngang.

pdf 6 trang phuongnguyen 4120
Bạn đang xem tài liệu "Phát hiện tấn công có đảm bảo tính riêng tư từ các nguồn dữ liệu mạng phân tán", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phát hiện tấn công có đảm bảo tính riêng tư từ các nguồn dữ liệu mạng phân tán

Phát hiện tấn công có đảm bảo tính riêng tư từ các nguồn dữ liệu mạng phân tán
ISSN: 1859-2171 TNU Journal of Science and Technology 195(02): 133 - 138 
 Email: jst@tnu.edu.vn 133 
PHÁT HIỆN TẤN CÔNG CÓ ĐẢM BẢO TÍNH RIÊNG TƯ TỪ CÁC NGUỒN 
DỮ LIỆU MẠNG PHÂN TÁN 
Nguyễn Văn Chung1*, Nguyễn Văn Tảo2, Trần Đức Sự3 
1Trường Cao đẳng kinh tế - kỹ thuật Vĩnh Phúc, 
2Trường Đại học Công nghệ thông tin & Truyền thông - ĐH Thái Nguyên, 
3Ban cơ yếu Chính Phủ 
TÓM TẮT 
Vấn đề phát hiện tấn công có đảm bảo tính riêng tư ngày càng trở nên quan trọng. Nhiều trường hợp 
để phát hiện tấn công cần phải kết hợp các mạng lại với nhau, trong khi giữ được tính riêng tư của 
từng tập dữ liệu. Bài báo đề xuất một giải pháp phát hiện tấn công có đảm bảo tính riêng tư dựa trên 
khai phá luật kết hợp. Để xây dựng giải pháp, bài báo đề xuất giao thức tính tổng bảo mật cải tiến 
nhằm nâng cao hiệu quả trong việc khai phá luật kết hợp có đảm bảo tính riêng tư trên tập dữ liệu 
phân tán ngang.. 
Từ khóa: Tập phổ biến, luật kết hợp, tính riêng tư, phát hiện tấn công, tổng bảo mật. 
Ngày nhận bài: 15/01/2019; Ngày hoàn thiện: 18/02/2019; Ngày duyệt đăng: 28/02/2019 
ATTACK DETECTION PRIVACY PRESERVING 
FROM DATA DISTRIBUTED NETWORK 
Nguyen Van Chung
1*
, Nguyen Van Tao
2
, Tran Duc Su
3 
1Vinh Phuc Technical and Economic College, 
2University of Information and Communication Technology - TNU, 
3Essential Government Committee 
ABSTRACT 
The problem of detection privacy attack privacy preserving is becoming increasingly important. 
Many cases to detect attacks need to combine networks, while maintaining the privacy of each 
data set. The paper studies and proposes a method detecting attacks with ensure the privacy-based 
mining association rules. To build a solution, the paper proposes an improved security total 
protocol to improve the efficiency of association rule mining to ensure privacy on horizontal 
distributed data sets.. 
Keywords: Frequent itemsets, association rule, privacy, attack detection, Secure Sum 
Received: 15/01/2019; Revised: 18/02/2019; Approved: 28/02/2019 
* Corresponding author: Tel: 0978 955677; Email: nguyenvanchung.vtec@gmail.com 
Nguyễn Văn Chung và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 195(02): 133 - 138 
 Email: jst@tnu.edu.vn 134 
GIỚI THIỆU 
Ngày nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của 
mạng Internet, thì tội phạm máy tính cũng gia 
tăng. Các hình thức tấn công mạng ngày càng 
tinh vi và nguy hiểm hơn khiến việc bảo đảm 
an toàn, an ninh thông tin gặp nhiều thách 
thức. Nhiều giải pháp, công nghệ an ninh 
mạng đã được phát triển và đã có những đóng 
góp nhất định trong việc hạn chế các tấn công 
xảy ra. Một trong những công nghệ an ninh 
mạng mới, được sử dụng hiệu quả trong thời 
gian gần đây là công nghệ giám sát an toàn 
mạng. Quá trình hoạt động đòi hỏi các hệ 
thống giám sát an toàn mạng phải thu thập 
các thông tin từ nhiều nguồn dữ liệu khác 
nhau để thực hiện các thuật toán phân tích 
nhằm phát hiện tấn công mạng. Tuy nhiên, 
các tổ chức mong muốn việc giám sát phát 
hiện tấn công cho các hệ thống mạng của họ 
nhưng không muốn làm lộ các thông tin riêng 
tư trên hệ thống mạng của họ, do đó vấn đề 
đặt ra là làm thế nào để cho phép quá trình 
phân tích phát hiện tấn công trong khi vẫn 
đảm bảo thông tin riêng tư cho hệ thống của 
các tổ chức. 
Bài báo này xem xét bài toán phân tích dữ 
liệu dựa trên luật kết hợp nhằm phát hiện các 
tấn công mạng máy tính trong khi đảm bảo 
tính riêng tư cho các dữ liệu thu thập được từ 
các hệ thống mạng. Về lĩnh vực này đã có các 
nghiên cứu như: khai phá luật kết hợp có đảm 
bảo tình riêng tư với dữ liệu mờ sử dụng giao 
thức tính tổng bảo mật [1], khai phá luật kết 
hợp có đảm bảo tình riêng tư trong việc phát 
hiện và phòng ngừa tấn công [2]. Để giải 
quyết vấn đề đặt ra. trong bài báo này chúng 
tôi đề xuất một giao thức tính tổng bảo mật 
mới hiệu quả hơn các phương pháp cũ và ứng 
dụng trong bài toán khai phá dữ liệu tấn công 
có đảm bảo tính riêng tư. 
TỔNG QUAN 
Luật kết hợp 
Cho F = {F1, F2, ..., Fn} là tập các thuộc tính, 
D là một tập các giao dịch cơ sở dữ liệu, trong 
đó mỗi giao tác T là tập các thuộc tính sao 
cho T  F. Mỗi giao dịch được kết hợp với 
một định danh, được gọi là TID, cho A là một 
bộ các thuộc tính, một giao dịch T được cho 
là chứa A khi và chỉ khi A  T. Một luật kết 
hợp là một liên kết của mẫu A B, trong đó 
A  F, B  F, và A  B = φ. Luật A B lưu 
giữ trong tập giao dịch D với độ hỗ trợ s, 
trong đó s là phần trăm của các giao dịch 
trong D có chứa A  B, đây là xác suất 
P(A/B). Luật A B có độ tin cậy c trong tập 
giao dịch D, trong đó c là tỷ lệ phần trăm của 
các giao dịch trong D chứa A cũng có B. Điều 
này được coi là xác suất có điều kiện P(B/A), 
trong đó: 
Support (A B) = P (A  B) 
Confidence (A B) = P (B/A) = 
Các luật đáp ứng cả ngưỡng hỗ trợ tối thiểu 
(min_sup) và ngưỡng tin cậy tối thiểu 
(min_conf) được gọi là mạnh. Tần suất xảy ra 
của tập thuộc tính là số lượng các giao dịch 
chứa tập thuộc tính. Nếu sự hỗ trợ tương đối 
của một tập thuộc tính F đáp ứng ngưỡng tối 
thiểu xác định, thì F là tập phổ biến. Tập k-
thuộc tính phổ biến ký hiệu bởi Lk. Từ đẳng 
thức trên, chúng ta có: 
Confidence (A B) = 
 (1) 
Đẳng thức cho thấy độ tin cậy của luật A B 
có thể dễ tính được từ các giá trị hỗ trợ của A 
và A B. Tức là, khi xác định được các giá 
trị hỗ trợ của A, B và A  B thì sẽ dễ dàng 
nhận ra các luật kết hợp A B và B A và 
kiểm tra xem chúng có mạnh hay không. Như 
vậy, vấn đề của khai phá luật kết hợp có thể 
được coi là khai phá các tập phổ biến. 
Nói chung, khai phá luật kết hợp có thể được 
xem là một quá trình hai bước [2]: 
Bước 1. Tìm tất cả các tập phổ biến từ cơ sở 
dữ liệu, tức là tìm tất cả các tập D thỏa mãn 
s(D) ≥ min_sup 
Bước 2. Sinh ra các luật kết hợp từ các tập 
phổ biến. Các luật này phải đáp ứng được 
min_sup và min_conf. 
Nguyễn Văn Chung và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 195(02): 133 - 138 
 Email: jst@tnu.edu.vn 135 
Thuật toán Apriori 
Như được trình bày trong [3, 4], thuật toán 
Apriori được sử dụng để tìm ra tất cả các tập 
phổ biến 
1. Duyệt toàn bộ cơ sở dữ liệu giao dịch 
để có được độ hỗ trợ S của l-itemset, so sánh 
S với min_sup, để có được 1-itemset (L1) 
2. Sử dụng Lk-1 nối (join) Lk-1 để sinh ra 
ứng viên k-itemset. Loại bỏ các itemsets 
không phải là tâp phổ biến thu được k-itemset 
3. Duyệt toàn bộ cơ sở dữ liệu giao dịch 
để có được độ hỗ trợ của mỗi ứng viên k-
itemset, so sánh S với min_sup để thu được 
tập phổ biến k-itemset (Lk) 
4. Lặp lại từ bước 2 cho đến khi tập ứng 
viên (C) trống (không tìm thấy tâp phổ biến) 
5. Với mỗi tâp phổ biến I, sinh tất cả các 
tập con s không rỗng của I 
6. Với mỗi tập con s không rỗng của I, 
sinh ra các luật s => (I-s) nếu độ tin cậy 
(Confidence) của nó > =min_conf 
Kỹ thuật bảo vệ tính riêng tư sử dụng 
Secure Sum 
Cho một hệ thống gồm M site, và một đối 
tượng ký hiệu bởi V. Vi là một ví dụ của Site 
Si (0 ≤ i ˂ M). Tính toán theo cách 
mà các Vi không thể biết được các thông tin 
của bên khác hoặc các bên cũng không thể 
biết được thông tin của Si, trừ khi một số site 
thông đồng với nhau. 
Phương pháp nặc danh được đưa ra trong 
quy trình Secure Sum [3, 4, 5] và được mô tả 
trong thuật toán phía dưới. Phương pháp này 
gọi là “chia sẻ và che dấu” được sử dụng để 
bảo vệ sự nặc danh của Vi, và cố gắng để 
giảm chi phí truyền thông. 
Procedure Secure Sum() 
 Given an object V. Vi is V’s instance 
at site Si (0 ≤ i <M) 
 Caculate securely the sum 
 Input: (1) {Si} 0 ≤i<M: A set of sites, M ≥ 3 
 (2) Vi: An instance of V at Si (0 ≤ i <M) 
 Output: Sucure sum 
 Secure Sum begin 
 Phare1: share Vi among M – i site 
 Foreach site Si (1 ≤ i <M) do 
 Divide Vi randomly 
into such (M – i) parts as { Vi,i, Vi,i + 1, , Vi,m-1}; 
 For j = i +1, i+2, , 
M-1 do 
 Send Vi,j to Sj; 
 Phare2: send the masked 
share of oneself to S0 
 Foreach site Si (1 ≤ i <M) do 
 ← Vi,i + ; 
 Send to S0; 
 For site S0 do return V0 + 
 end 
PHƯƠNG PHÁP PHÁT HIỆN TẤN CÔNG 
DỰA TRÊN LUẬT KẾT HỢP CÓ ĐẢM 
BẢO TÍNH RIÊNG TƯ 
Định nghĩa bài toán 
Cho N thành viên (P1 . Pn), mỗi thành viên 
có tập dữ liệu tấn công gồm các thuộc tính 
được trích rút từ gói tin TCP/IP [8]: Flag (rời 
rạc), serror_rate (liên tục), srv_serror_rate 
(liên tục), same_srv_rate (liên tục), 
diff_srv_rate (liên tục), dst_host_srv_count 
(liên tục), dst_host_same_srv_rate (liên tục), 
dst_host_diff_srv_rate (liên tục), 
dst_host_serror_rate (liên tục), 
Dst_host_srv_serror_rate (liên tục). Thành 
viên Pi có nj bản ghi, các thành viên này cần 
phải kết hợp lại với nhau để tìm ra tấn công 
trong khi đảm bảo tính riêng tư cho từng tập 
dữ liệu. 
Đề xuất cải tiến giao thức bảo vệ tính riêng 
tư sử dụng Secure Sum 
Tư tưởng của thuật toán được thực hiện trong 
2 giai đoạn 
Giai đoạn 1: Các thành viên (site) chia nhỏ 
ngẫu nhiên tổng của mình thành các Vi,j, giữ 
Nguyễn Văn Chung và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 195(02): 133 - 138 
 Email: jst@tnu.edu.vn 136 
lại một phần và gửi các phần còn lại cho các 
site khác trừ những site trước nó 
Giai đoạn 2: Các site tính toán tổng những 
Vi,k của các site khác gửi đến và Vi,i của mình 
sau đó gửi cho S0 để tổng hợp lại 
Đề xuất Secure Sum cải tiến (ASecureSum) 
Ý tưởng của việc cải tiến tập trung vào giai 
đoạn 1 của thuật toán. Trong giai đoạn này 
các site ngẫu nhiên tổng của mình thành các 
Vi,j, giữ lại một phần và gửi các phần còn lại 
cho các site khác trừ những site trước nó. 
Trong giai đoạn này khác với thuật toán 
trước, trước khi gửi mỗi site sẽ chọn ngẫu 
nhiên một số thành viên trong các site còn lại 
để gửi thay vì gửi cho tất cả các site.. Ví dụ 
có 6 site, S0, S1, S2, S3, S4, S5 
Ví dụ: Giai đoạn 1, giao thức ASecureSum cải tiến 
có 6 thành viên 
Giai đoạn 1: 
Trong giai này các Si không gửi các Vi,k của 
mình cho tất cả các Site sau nó, mà Si sẽ gửi 
ngẫu nhiên co một số site bất kì, ngẫu nhiên ở 
đây được chia làm 2 loại: 
- Ngẫu nhiên về số lượng: Có nghĩa là số 
lượng Site mà Si sẽ gửi tới là ngẫu nhiên từ 1 
đến M 
- Ngẫu nhiên về đối tượng: Có nghĩa là sẽ 
không biết chắc chắn đối tượng nào sẽ được 
gửi tới 
Giai đoạn 2: 
Giai đoạn này thực hiện giống giai đoạn 2 của 
Secure Sum: 
- Các Si tính V i` = Vi,i+ sau đó gửi cho S0 
 - S0 tính tổng V = V0+ V`1+ V`2 + 
V`3 + V`4 + V`5 
Đánh giá khả năng đảm bảo tính riêng tư của 
giao thức cải tiến và chi phí truyền thông 
- Mức độ đảm bảm bảo tính riêng tư 
Trường hợp 1 (đối với Site Si): S0 không gửi 
bất cứ dữ liệu nào liên quan đến V0 đến bất 
kỳ site nào khác. Trước khi gửi đến site khác, 
Vì vậy, V0 không thể được biết đến trừ khi tất 
cả các site khác thông đồng với nhau. 
Trường hợp 2: Giả sử một site Sj nào đó 
muốn viết Vi của Si (j#i) thì chắc chắn Sj 
không thể biết Vi,I của Si, vì thế Sj phải 
thông đồng để biết các giá trị còn lại của Vi, 
nhưng vì Si gửi ngẫu nhiên nên Sj không thể 
biết chính xác những đối tượng nào và bao 
nhiêu đối tượng để xác định cần phải thông 
đồng, vì thế muốn biết chắc chắn thì Sj phải 
thông đồng với tất cả các site trừ Si. 
Bằng việc này chúng ta đã chỉ ra rằng Sj 
không thể biết Vi, hoặc đoán biết Vi trừ khi 
nó thông đồng với tất cả site khác, vậy mức 
độ đảm bảo tính riêng tư ở đây vẫn được giữ 
nguyên là M-2 
- Chi phí truyền thông: 
Hệ thống gốm M site, T là thời gian trung 
bình để gửi một thông điệp từ site này đến 
site khác ta có. 
Trường hợp xấu nhất, các site vẫn gửi đầy đủ 
thông điệp cho các site còn lại sau nó (theo 
Secure Sum) thì số thông điệp là M( M-1)/2 
Trường hợp tốt nhất : Mỗi site chỉ gửi đến cho 
một site khác thì số thông điệp sẽ là M-2 (giai 
đoạn 1) +M-1(Giai đoạn 2) =2M-3 thông điệp 
Số thông điệp sẽ nằm trong khoảng (2M-3 
đến M( M-1)/2) 
Từ chứng minh trên ta thấy rằng đối với tiến 
trình thực hiện Secure Sum cải tiến có chi 
phí truyền thông thấp hơn so với Secure Sum 
ban đầu 
Vậy với những phân tích và chứng minh trên 
có thể thấy việc cải tiến Secure Sum của bài 
báo có mức đảm bảo tính riêng tư tốt trong 
S0 
S1 S5 
S2 S4 
S3 
V1= V1,1+ V1,3+ V1,5 
V2= V2,2+ V2,3+ V2,4+ V2,5 
V3= V3,3+ V3,4 
V4= V4,4+ V4,5 
V5= V5,5 
Nguyễn Văn Chung và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 195(02): 133 - 138 
 Email: jst@tnu.edu.vn 137 
khi vẫn giữ được và có chi phí truyền thông 
thấp hơp thuật toán Secure Sum ban đầu. 
Khai phá tập phổ biến có đảm bảo tính riêng 
tư dựa trên giao thức Secure Sum cải tiến 
Bước quan trọng để tìm ra các luật kết hợp là 
tìm ra các tập phổ biến vì vậy tác giả trình 
bày giao thức tính tập phổ biến có đảm bảo 
tính riêng tư. 
Input: Mỗi thành viên P1, P2, .., Pn có các 
tập dữ liệu D1, D2, .., Dn 
Ouput: Các tập phổ biến của tập dữ liệu D = 
D1  D2  ..  Dn 
1. Xác định tập phổ biến 1- Itemset (L1) 
 - Mỗi thành viên duyệt CSDL Di để 
tính support supi của tập 1- Itemset (L1) 
 - Các thành viên tham gia để thực 
hiện giao thức S=ASecureSum( ) 
 - Mỗi thành viên so sánh: If S>= 
min_sup đưa vào tập 1-Itemset (L1) else loại bỏ 
2. Mỗi thành viên sử dụng Lk-1 nối (join) Lk-
1 để sinh ra tập candidate k-itemset (C), loại 
bỏ các itemsets không phải là tập phổ biến thu 
được k-itemset 
3. Xác định tập phổ biến k –itemset (Lk) 
- Mỗi thành viên duyệt CSDL Di để tính 
support supi của tập k- Itemset (Lk) 
- Các thành viên tham gia để thực hiện giao 
thức S=ASecureSum( ) 
- Mỗi thành viên so sánh: If S>= min_sup đưa 
vào tập k- Itemset (Lk) else loại bỏ 
4. Lặp lại từ bước 2 cho đến khi C trống 
(không tìm thấy tập phổ biến nào khác). 
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ, THỬ NGHIỆM 
TẬP DỮ LIỆU KDD99 
Để so sánh hiệu quả (thời gian thực thi) giữa 
giao thức khai phá luật kết hợp có đảm bảo 
tính riêng tư dựa trên Asecuresum với giao 
thức dựa trên Secure Sum, bài báo sử dụng 
tập dữ liệu KDD Cup 99 [6, 7] được tạo ra 
bằng cách xử lý phần dữ liệu TCPDUMP lấy 
được trong 7 tuần từ hệ thống phát hiện xâm 
nhập DARPA 1998 bởi MIT Lincoln Labs. 
Trong tập dữ liệu KDD Cup 1999 ta trích 
chọn 10% trong số dữ liệu này để làm thực 
nghiệm, bao gồm 91060 bản ghi. Chia tập 
KDD Cup 99 rút gọn thành 20 phần, mỗi phần 
4553 bản ghi. Thực hiện quá trình tính toán mô 
phỏng trên phần mềm NS2, mỗi nút mạng là 
một thành viên, trên môi trường hệ điều hành 
Windows 10 64bit, máy tính 20 Core (mỗi core 
tương ứng với một nút mạng) tốc độ 2.3GHz, 
độ hỗ trợ = 40%, độ tin cậy = 70%. 
Kết quả khi thực nghiệm trên hai giao thức 
ASecuresum và Secure Sum là giống nhau, 
đã tìm ra 67187 luật. Thời gian thực hiện 
khi số lượng các thành viên thay đổi từ 1 
đến 20 như trong bảng 1. 
Bảng 1. So sánh hiệu quả về thời gian của giao thức Secure Sum và giao thức ASecuresum 
Số lượng thành viên 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 
Thời 
gian (s) 
Secure Sum 5,05 5,37 5,103 4,848 4,606 4,376 4,157 3,949 3,752 3,564 
ASecuresum 5,05 5,35 5,059 4,781 4,518 4,27 4,035 3,813 3,603 3,405 
Số lượng thành viên 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 
Thời 
gian (s) 
Secure Sum 3,386 3,217 3,056 2,903 2,758 2,62 2,489 2,365 2,247 2,135 
ASecuresum 3,218 3,041 2,874 2,716 2,567 2,426 2,293 2,167 2,048 1,935 
KẾT LUẬN 
Bài báo đã nghiên cứu và cải tiến giao thức tính tổng bảo mật nhiều thành viên hiệu quả nhất hiện 
nay (Seucresum) và kết quả cải tiến được áp dụng trong bài toán khai phá luật phát hiện tấn công 
có đảm bảo tính riêng tư. Thực nghiệm chỉ ra cho thấy thuật toán cải tiến (ASeucresum) có độ 
chính xác không thay đổi, nhưng cải tiến được thời gian đáng kể so với thuật toán cũ 
(Seucresum). 
Nguyễn Văn Chung và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 195(02): 133 - 138 
 Email: jst@tnu.edu.vn 138 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. M. D. Chachkamy, B.Sadeghiyan (2013), 
“Privacy Preserving Association Rule Mining in 
Collaborative Intrusion Detection Systems with 
Fuzzy Data”, International Journal of Information 
and Communication Technology Research, 
Volume 3 No. 9, pp. 272 – 276. 
2. V.Ragunath, C.R.Dhivya (2014), “Privacy 
Preserved Association Rule Mining For Attack 
Detection and Prevention”, International Journal of 
Innovative Research In Computer and 
Communication Engineering, Vol.2, pp. 3650 -3654. 
3. C. Clifton, M. Kantarcioglu, J. Vaidya, X.Lin, 
and M.Y.Zhu (2002), “Tools for privacy 
preserving distributed data mining” SIGKDD 
Explor. Newsl, Volume 4(2) pp. 28–34. 
4. R. Sheikh, B. Kumar (2009), “Privacy-
Preserving k-Secure Sum Protocol” International 
Journal of Computer Science and Information 
Security, Vol. 6, No. 2, pp. 184-188. 
5. Charu C. Aggarwal, Philip S. Yu (2008), Privacy 
Preserving Data Mining Models and Algorithms, 
Springer Science + Business Media, LLC. 
6. S. Hettich, S.D. Bay (1999), The UCI KDD 
Archive, University of California, USA. 
7. Preeti Aggarwal, Sudhir Kumar Sharma (2015), 
“Analysis of KDD Dataset Attributes-Class wise 
For Intrusion Detection”, 3rd International 
Conference on Recent Trends in Computing, pp. 
842 – 851. 
8. H. Güneş Kayacık, A. Nur Zincir-Heywood, M. 
I. Heywood (2005), Selecting Features for 
Intrusion Detection: A Feature Relevance 
Analysis on KDD 99 Intrusion Detection Datasets, 
Dalhousie University, Faculty of Computer 
Science, Nova Scotia. 
9. M.R.A. Huth (2002), Secure Communicating 
Systems, CAMBRIDGE UniversityPress. 

File đính kèm:

  • pdfphat_hien_tan_cong_co_dam_bao_tinh_rieng_tu_tu_cac_nguon_du.pdf