Phát hiện ảnh giả mạo tự động

óm tắt. Công nghệ ngày nay cho phép người dùng có thể chỉnh sửa và thay đổi nội dung

ảnh một cách dễ dàng và đơn giản. Kết quả là, ngày càng nhiều các ảnh số được làm giả

mạo. Vì vậy, việc phát triển các kĩ thuật để xác thực các ảnh số cũng như đánh giá độ tin

cậy nội dung ảnh số là vô cùng quan trọng và cần thiết, đặc biệt là khi các ảnh số này có

liên quan đến pháp luật như là bằng chứng, chứng cứ. Trong bài báo này, chúng tôi tập

trung vào việc phát hiện một kiểu giả mạo ảnh số, gọi là ảnh inpainting, nơi mà một đối

tượng hoặc vùng ảnh được làm giả bằng cách sao chép từ nhiều vùng ảnh khác trong cùng

ảnh đó. Hiệu suất của thuật toán được đánh giá dựa trên một loạt các thí nghiệm thực tế đối

với các ảnh được làm giả bằng kĩ thuật inpainting.

pdf 9 trang phuongnguyen 8460
Bạn đang xem tài liệu "Phát hiện ảnh giả mạo tự động", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phát hiện ảnh giả mạo tự động

Phát hiện ảnh giả mạo tự động
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0058
Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 7A, pp. 112-120
This paper is available online at 
PHÁT HIỆN ẢNH GIẢ MẠO TỰ ĐỘNG
1Dương Thị Thúy Hoàng và 2Đặng Thành Trung
1Khoa Điện tử - Tin học, Trường Cao đẳng nghề Đắk Lắk
2Khoa Công nghệ Thông tin, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Công nghệ ngày nay cho phép người dùng có thể chỉnh sửa và thay đổi nội dung
ảnh một cách dễ dàng và đơn giản. Kết quả là, ngày càng nhiều các ảnh số được làm giả
mạo. Vì vậy, việc phát triển các kĩ thuật để xác thực các ảnh số cũng như đánh giá độ tin
cậy nội dung ảnh số là vô cùng quan trọng và cần thiết, đặc biệt là khi các ảnh số này có
liên quan đến pháp luật như là bằng chứng, chứng cứ. Trong bài báo này, chúng tôi tập
trung vào việc phát hiện một kiểu giả mạo ảnh số, gọi là ảnh inpainting, nơi mà một đối
tượng hoặc vùng ảnh được làm giả bằng cách sao chép từ nhiều vùng ảnh khác trong cùng
ảnh đó. Hiệu suất của thuật toán được đánh giá dựa trên một loạt các thí nghiệm thực tế đối
với các ảnh được làm giả bằng kĩ thuật inpainting.
Từ khóa: Inpainting, phát hiện ảnh giả mạo, giả mạo ảnh, làm giả ảnh.
1. Mở đầu
Ngày nay, ảnh số được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp bởi vì chúng chứa rất nhiều thông
tin hơn là các đoạn văn bản hoặc lời thoại. Tuy nhiên, do sự phát triển của công nghệ và các phần
mềm xử lí ảnh, nên việc chỉnh sửa hoặc biên soạn lại các ảnh số là vô cùng đơn giản. Vì vậy việc
tạo ra bức ảnh giả mạo mà mắt người không thể hoặc rất khó phát hiện là hoàn toàn khả thi. Do đó
việc phát hiện ảnh giả mạo là rất cần thiết và quan trọng. Điều này đã đưa tới một hướng nghiên
cứu mới, phát hiện ảnh số giả mạo tự động.
Gần đây, các kĩ thuật phát hiện ảnh giả mạo ngày càng nhiều và được chú trọng. Nói chung,
các kĩ thuật này có thể được chia thành hai nhóm: phát hiện chủ động và phát hiện thụ động tùy
theo việc nhúng các thông tin phụ vào ảnh trước hay sau khi làm giả. Kĩ thuật phát hiện chủ động
thường ám chỉ đến các kĩ thuật thủy vân ảnh. Tuy nhiên, kĩ thuật này có một nhược điểm là thông
tin phụ (thủy vân) phải được nhúng trước khi làm giả mạo ảnh, nói cách khác là ngay sau khi tạo
ra ảnh. Thêm vào đó, kĩ thuật thủy vân không thể phát hiện chính xác nơi ảnh bị chỉnh sửa mà chỉ
có thể xác định ảnh có bị chỉnh sửa hay không. Ngược lại, các kĩ thuật thụ động có thể làm việc
mà không cần thông tin phụ, các kĩ thuật này chỉ cần tham số đầu vào duy nhất là ảnh cần kiểm
tra.
Có rất nhiều kĩ thuật phát hiện ảnh giả mạo thuộc nhóm này. Trong [1], Hany Farid và đồng
nghiệp đã đề xuất một loạt các tiêu chỉ để phân nhóm nhỏ hơn. Các kĩ thuật phát hiện thụ động
được xem như một hướng mới và có nhiều hứa hẹn.
Ngày nhận bài: 15/7/2015 Ngày nhận đăng: 01/11/2015
Liên hệ: Dương Thị Thúy Hoàng, e-mail: thuyhoang1206@gmail.com
112
Phát hiện ảnh giả mạo tự động
Một thao tác chung trong kĩ thuật giả mạo ảnh này là việc sao chép các vùng ảnh, nơi mà
một phần liên tục các điểm ảnh được sao chép và dán tại một vị trí khác nhau trong cùng một hình
ảnh. Hơn nữa, để tạo ra sức thuyết phục và làm trong suốt vùng ảnh giả mạo, vùng ảnh được nhân
đôi thường được điều chỉnh để thích ứng với đặc điểm hình học và độ sáng trong một bức ảnh. Kĩ
thuật giả mạo này gọi là kĩ thuật sao chép và cắt dán. Do đó, các kĩ thuật phát hiện ảnh giả mạo
thuộc nhóm này thường gọi là kĩ thuật phát hiện sao chép và cắt dán. Có hai hướng chính để phát
hiện các vùng sao chép là các phương pháp dựa trên khối [3, 6] và các phương pháp dựa trên điểm
đặc trưng [7, 9]. Ngày nay, việc tạo ra một ảnh giả mạo sao chép và cắt dán chất lượng cao đã trở
nên đặc biệt dễ dàng do sự sẵn có của phần mềm xử lí hình ảnh hiệu quả và thân thiện. Do đó, phát
hiện giả mạo ngày càng trở nên khó khăn hơn. Trong bài báo này, chúng tôi tập trung vào việc phát
hiện một hình thức giả mạo ảnh số cụ thể, gọi là kĩ thuật phục hồi ảnh tự động inpainting. Mục
tiêu chính của kĩ thuật phục hồi ảnh là chỉnh sửa nội dung ảnh sao cho mắt người không thể phát
hiện ra vùng bị chỉnh sửa. Kĩ thuật này phức tạp hơn kĩ thuật giả mạo sao chép và cắt dán là vì
nguồn gốc của thông tin sao chép có thể là một vùng không liên tục. Cụ thể là vùng làm giả được
sao chép từ nhiều vùng nhỏ hơn ở các vị trí khác nhau trong cùng một ảnh (Hình 1-b) thay vì từ
một vùng liên tục (Hình 1-a). Do tính chất bài toán khác nhau nên hầu hết các kĩ thuật phát hiện
sao chép và cắt dán đã có không thể áp dụng cho bài toán này.
Hình 1. Sự khác biệt chính giữa hai kĩ thuật giả mạo. Một giả mạo hình ảnh
bằng cách sử dụng. (a) Phương pháp sao chép di chuyển; (b) Phương pháp inpainting
Trên thực tế, kĩ thuật inpainting có thể được sử dụng để làm giả mạo ảnh (Hình 2), nhưng
lại có rất ít các nghiên cứu về việc phát hiện ảnh giả mạo thuộc loại này.
Hình 2. Ví dụ về một sự giả mạo inpainting bằng cách sử dụng phương pháp
trong [10]. (a) Hình ảnh ban đầu; (b) Một hình ảnh inpainting
Das và đồng nghiệp [11] đã đề xuất một thuật toán phát hiện dựa trên các đặc trưng liên kết
phần tử không (zero-connective feature) và quan hệ mờ. Chang và đồng nghiệp [12] đã giới thiệu
một kĩ thuật phát hiện dựa trên mối quan hệ đa miền để nhận dạng vùng ảnh giả mạo sử dụng kĩ
113
Dương Thị Thúy Hoàng và Đặng Thành Trung
thuật inpainting. Một kết quả tốt hơn đã được đề xuất bởi Cozzolino và đồng nghiệp [13], sử dụng
các tính toán của một trường chuyển động dày đặc dựa trên việc phát hiện các khối trùng khớp
nhau [14]. Tuy nhiên, hầu hết trong số họ hoặc là phức tạp hoặc không đáng tin cậy.
Trong bài báo này, một phương pháp hiệu quả và đáng tin cậy hơn để phát hiện ảnh giả mạo
bởi kĩ thuật inpainting đã được giới thiệu. Kĩ thuật đề xuất được thiết kế dựa trên chính các nguyên
tắc cơ bản được áp dụng trong các thuật toán inpainting. Mục tiêu chính của nó là nhằm mục đích
phát hiện hình ảnh đầu vào có được chỉnh sửa theo nguyên tắc nêu trên hay không. Hiệu suất của
phương pháp đề xuất được đánh giá trên một tập hợp các hình ảnh tự nhiên khác nhau đã bị chỉnh
sửa bởi kĩ thuật inpainting. Chúng tôi cũng đánh giá mức độ ổn định của thuật toán khi áp dụng
các thuật toán phục hồi inpainting khác nhau.
Bài báo được tổ chức với 4 phần. Phần tiếp theo của bài báo này được tổ thức như sau: Phần
2 mô tả ngắn gọn một số nghiên cứu liên quan đến phương pháp phát hiện giả mạo thực tế, tiếp
theo là mô tả về đề xuất của chúng tôi trong phần 2.1. Phần 2.2 trình bày các kết quả thực nghiệm
và đánh giá hiệu quả sử dụng các phép đo khách quan. Cuối cùng, bài báo kết thúc bằng phần kết
luận và các hướng nghiên cứu trong tương lai.
Tổng quan các kĩ thuật phát hiện ảnh sao chép và cắt dán
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp đã được đề xuất để phát hiện sao chép và cắt dán giả
mạo. Hầu hết trong số chúng bao gồm hai bước cụ thể là so sánh tính năng các đặc trưng và lọc.
Bước đầu tiên là việc so sánh các khối trong ảnh, tức là tìm các cặp khối tương tự nhau
trong ảnh. Các khối ảnh được chiết xuất từ hình ảnh được cho là giả mạo và sau đó được so sánh
với nhau. Sự giống nhau cao giữa hai khối được hiểu như là đây có thể là khu vực bị sao chép.
Do sự khác biệt về độ phức tạp tính toán, cũng như chi tiết phát hiện, có hai biến thể để tính toán
vector đặc trưng: dựa trên khối và dựa trên điểm đặc trưng. Đối với các tính năng dựa trên khối,
đầu vào hình ảnh đầu tiên được chia thành các khối ảnh chồng lên nhau. Sau đó, một vector đặc
trưng sẽ được sinh ra từ các khối này. Việc so sánh hai khối tương tự nhau sẽ được xem xét thông
qua hai vector đặc trưng đại diện tương ứng.
Trong [3], Fridrich và đồng nghiệp đã đề xuất việc sử dụng 256 hệ số của phép biến đổi
cosin rời rạc (DCT) như là đặc trưng cho mỗi khối. Để giảm số chiều của không gian so sánh,
Popescu và đồng nghiệp [4] đã áp dụng phép phân tích thành phần chính (PCA) cho mỗi khối.
Mahdian và đồng nghiệp [5] giới thiệu việc sử dụng 24 hệ số moments bất biến mờ. Trong khi
Bravo-Solorio và đồng nghiệp [6] sử dụng entropy của một khối như một vector đặc trưng để so
sánh các khối. Không giống như các đặc trưng dựa trên khối, việc xác định đặc trưng dựa trên
điểm đặc trưng và lựa chọn khu vực hình ảnh có entropy cao để giảm độ phức tạp tính toán một
cách phù hợp. Do đó, số lượng các vector đặc trưng ít hơn sẽ được xem xét và ước tính. Ví dụ, các
đặc trưng SIFT được sử dụng trong [7, 8] trong khi trong [9], dựa vào đặc trưng SURF.
Bước thứ hai của thuật toán bao gồm một lược đồ lọc để loại bỏ bớt các so sánh sai trong
khi duy trì những cặp khối so sánh đúng. Các khối tương tự có nguồn gốc từ việc sao chép các
vùng ảnh thường có các đặc tính giống nhau như sự tịnh tiến, co giãn hoặc xoay. Kĩ thuật lọc được
sử dụng chủ yếu là xem xét số lượng tối thiểu các khối tương tự có sự tịnh tiến giống nhau nhiều
hơn một ngưỡng nào đó. Khi đó có thể kết luận là hai vùng chứa các khối tương tự này là bị sao
chép. Ví dụ, nếu tồn tại một số các khối được sao chép đơn thuần, tức là không bị xoay hoặc co
dãn, sẽ tồn tại một loạt các vector tịnh tiến cùng hướng bất thường. Do đó, việc xác định vùng giả
mạo sao chép sẽ dựa vào số lượng các vector tịnh tiến giữa các khối tương tự nhau.
114
Phát hiện ảnh giả mạo tự động
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Đề xuất của chúng tôi để phát hiện ảnh inpainting
Kĩ thuật inpainting, còn được gọi là kĩ thuật phục hồi ảnh, liên quan đến việc điền các thông
tin trong ảnh vào một vùng cụ thể sao cho mắt người không thể phát hiện được. Ngày nay, có rất
nhiều kĩ thuật inpainting được đề xuất. Hầu hết trong số đó có thể là phân thành hai loại dựa trên
các tiêu chí khác nhau [10].
Nhóm thứ nhất là các phương pháp nội suy [15-17], trong đó việc điền thông tin vào các
vùng cụ thể được tính toán dựa trên các phép toán nội suy. Các phương pháp thuộc nhóm này là
phù hợp với các vùng sao chép nhỏ hẹp như các vết trầy xước trong ảnh nhưng rất kém hiệu quả
khi vùng sao chép là rộng lớn. Ngược lại, nhóm thứ hai là các phương pháp dựa trên các khối [10,
18-20]. Các phương pháp thuộc nhóm này có hiệu suất ấn tượng trong việc khôi phục các vùng
ảnh lớn.
Trong bài báo này, chúng tôi tập trung vào việc phát hiện ảnh giả mạo bởi các kĩ thuật thuộc
nhóm thứ hai vì nó phù hợp khi phục hồi hoặc xóa đi các vùng ảnh lớn. Đối với các phương pháp
thuộc nhóm này, hầu hết các thông tin trong vùng giả mạo được sao chép dựa trên các khối tương
tự với một độ ưu tiên được xác định trước. Tuy nhiên, như mô tả trước đó, các kĩ thuật sao chép và
cắt dán sẽ sao chép và cắt dán một vùng liên tục thay vì sao chép từng vùng con vào vùng cần giả
mạo. Đây là lí do tại sao phát hiện sao chép và cắt dán không thể áp dụng được đối với các ảnh bị
giả mạo bởi inpainting.
Sau khi quan sát và phân tích các nguyên tắc của các thuật toán phục hồi ảnh bởi kĩ thuật
inpainting, chúng tôi đề xuất một phương pháp mới để phát hiện vùng ảnh giả mạo thuộc nhóm
này. Các thuật toán được đề xuất có thể được tóm tắt thông qua ba bước chính như mô tả dưới đây.
Trước hết, một số kí hiệu được sử dụng trong thuật toán bao gồm: Một khối có tâm tại điểm
ảnh p kí hiệu là một khối ψp. Kích thước khối và ba ngưỡng θ1 , θ2 , θ3 là các tham số.
⊲ So khớp khối: Vì hầu hết các thuật toán phục hồi dựa trên khối đều được xây dựng dựa
trên sự phân tích các khối tương tự, do đó, bước đầu tiên của thuật toán là tìm kiếm tất cả khối
tương tự (ψp;ψi) trong hình ảnh đầu vào, ψi là khối ứng cử viên. Một danh sách các cặp khối đáp
ứng ba tiêu chí sau đây, phương trình (1), được xây dựng và được coi là ứng viên tiềm năng.
∃iǫφψp ≃ ψi⇔ (Sim(ψp, ψi)<θ1)
∧ (Dist(ψp, ψi)<θ2)
∧ (Card(ψp ∩ ψi)<θ3) (1)
• Sự tương tự nhau giữa hai khối, Sim (ψp;ψi), phải nhỏ hơn một ngưỡng, θ1. Ngưỡng này
được sử dụng để giảm xác suất của các so khớp sai trong khi bảo tồn các so khớp phù hợp.
• Khoảng cách giữa hai khối tương tự, Dist(ψp;ψi), phải lớn hơn một ngưỡng, θ2. Đây là
tiêu chí áp dụng để ngăn cản các khối gần nhau hoặc các khối giống hệt nhau.
• Số lượng các điểm ảnh giống hệt nhau trong hai khối, Card (ψp;ψi), phải lớn hơn một
ngưỡng, θ3. Hạn chế này được giới thiệu để đảm bảo rằng ít nhất θ3 điểm ảnh được sao chép giữa
hai bản vá lỗi.
Một vấn đề chính trong bước này là chi phí tính toán trong việc xác định tất cả các khối
tương tự nhau. Trong thuật toán này, chúng tôi đã sử dụng thuật toán cây kd để tìm xấp xỉ láng
giềng gần nhất [21]. Thông thường, khoảng cách Euclid được sử dụng như một phép đo độ tương
115
Dương Thị Thúy Hoàng và Đặng Thành Trung
tự như trong các phương pháp inpainting [18, 19, 20]. Trong [2], các tác giả đã chứng minh rằng
việc sử dụng cấu trúc cây kd sẽ cho hiệu suất tìm kiếm tốt hơn rất nhiều so với việc sắp xếp các
khối theo thứ tự từ điển như trong [3, 4].
⊲ Sinh mặt nạ: Một mặt nạ nhị phân, trong đó điểm ảnh thuộc các khối ứng cử viên được
gán nhãn là "1" và những điểm khác là "0", được tạo ra để phát hiện các vùng bị nghi vấn làm giả.
Mặt nạ này là một tập hợp các vùng liên thông các điểm “1” trên một nền các điểm ảnh được gán
nhãn “0”. Trong thí nghiệm, chúng tôi giả định rằng chỉ có một khu vực được làm giả trong các
hình ảnh đầu vào. Vì vậy, chúng tôi chỉ đánh giá và xem xét vùng liên thông lớn nhất. Trọng tâm
của các vùng liên thông lớn nhất được xác định dựa vào vị trí của tất cả các điểm ảnh thuộc khu
vực này.
⊲ Lọc khối:Một lược đồ lọc được áp dụng để giảm thiểu các khối bị phát hiện sai. Thực tế,
đối với mỗi cặp khối tương tự, một trong hai khối có thể là bản gốc, khối còn lại là khối sao chép,
được gọi là khối giả mạo. Các bộ lọc được áp dụng cho tất cả các cặp so khớp dựa trên khoảng
cách của chúng với trọng tâm được tính. Các khối gần hơn với trọng tâm thì được lưu giữ và các
khối còn lại bị loại bỏ. Các phép toán hình thái học có thể được áp dụng để kết nối các khu vực
lân cận. Cuối cùng, khu vực kết nối lớn nhất được xem như là kết quả cuối cùng.
2.2. Kết quả thực nghiệm
Trong phần này, chúng tôi đánh giá hiệu xuất thuật toán đề xuất thông qua hai phương pháp
là kiểm tra trực quan bằng mắt thường và sau đó sử dụng một số phép đo khách quan.
2.2.1. Kiểm tra giả mạo inpainting
Chúng tôi sử dụng Ngôn ngữ C để cài đặt các thuật toán đề xuất và thử nghiệm trên một tập
hợp các hình ảnh tự nhiên với nội dung thực hiện khác nhau. Các đầu ra của thuật toán là một mặt
nạ số nhị phân nơi điểm ảnh màu trắng tương ứng với vùng giả mạo còn các điểm ảnh màu đen
là vùng ảnh gốc. Khối màu xanh lá cây được thêm vào để xác định trọng tâm của vùng giả mạo.
Trong đánh giá hiệu quả thuật toán phát hiện giả mạo của chúng tôi, một lược đồ thực nghiệm
được áp dụng và được mô tả như sau.
Đầu tiên, một hình ảnh ban đầu được sử dụng như là ảnh gốc với một mặt nạ ảnh nhị phân
xác định một vùng muốn làm giả mạo. Tiếp đó, một phương pháp inpainting được áp dụng cho
ảnh này để tạo ra một ảnh giả mạo. Cuối cùng, hình ảnh giả mạo này được sử dụng là ảnh đầu vào
cho chương trình phát hiện của chúng tôi để tạo ra ảnh mặt nạ phát hiện vùng giả mạo. Hình 3 cho
thấy một số kết quả phát hiện của chúng tôi với các phương pháp inpainting trong [18].
Các tham số của thuật toán của chúng tôi đã được điều chỉnh như sau: kích thước khối l =
5 và các ngưỡng θ1 = 0.1; θ2 = l/2; θ3 = l2/3. Nó có thể dễ dàng nhận thấy rằng các Phương pháp
đề xuất đạt được kết quả khá tốt bằng việc định vị khá chính xác các vùng giả mạo. Kết quả mang
đến một kết luận trực tiếp về sự hiện diện của sự giả mạo hay không.
Để đánh giá sự ổn định của phương pháp đề xuất, chúng tôi áp dụng ba phương pháp
inpainting khác nhau [18, 19, 20] để làm giả các hình ảnh gốc. Điều này dẫn đến một tập hợp các
hình ảnh giả mạo cho hình ảnh đầu vào tương tự. Hình 4 mô tả một ví dụ cho một hình ảnh ban
đầu (a), hình ảnh giả mạo sử dụng phương pháp tương ứng được mô tả trong [18, 19, 20] (b) và
mặt nạ phát hiện (c). Một lần nữa, phương pháp đề xuất cho phép phát hiện sự hiện diện của vùng
giả mạo ngay cả với việc sử dụng các kĩ thuật inpainting khác nhau.
116
Phát hiện ảnh giả mạo tự động
Hình 3. Một số kết quả phát hiện ảnh giả mạo dựa trên kĩ thuật phục hồi ảnh tự động.
(a) Ảnh gốc ban đầu; (b) Ảnh bị giả bảo bởi kĩ thuật phục hồi;
(c) Ảnh mặt nạ phát hiện vùng giả mạo
Hình 4. Các kết quả phát hiện ảnh giả mạo. (a) Hình ảnh ban đầu;
(b) Inpainted hình ảnh bằng cách sử dụng [18, 19, 20] (trên xuống dưới); (c) Phát hiện mặt nạ
2.2.2. Đánh giá hiệu suất
Để định lượng hiệu quả của thuật toán phát hiện sự giả mạo inpainting của chúng tôi, chúng
tôi sử dụng các phép đo cụ thể là Precision, Recall và F1 thường được sử dụng để đánh giá hiệu
suất phục hồi thông tin [22].
Precision và Recall tương ứng với việc xác định tính chính xác và đầy đủ của các kết quả.
Trong quan điểm của chúng tôi, tính chính xác được áp dụng để ước tính xác suất mà một khu vực
phát hiện là đúng.
Xác suất này được định nghĩa như sau:
P =
|II ∩ ID|
|ID| × 100% (2)
Trong đó, II và ID biểu thị vùng giả mạo và vùng được phát hiện, tương ứng. Toán tử |Ω|
đếm số pixel trong khu vực, Ω. Ngoài ra, Recall được sử dụng để đo xác suất mà một vùng đúng
đắn được phát hiện. Nó được định nghĩa như sau:
117
Dương Thị Thúy Hoàng và Đặng Thành Trung
P =
|II ∩ ID|
|II | × 100% (3)
Tuy nhiên, có một sự thỏa hiệp giữa Precision và Recall. Precision càng chính xác thì Recall
càng giảm và ngược lại. Để xem xét cả hai Precision và Recall với nhau, các chỉ số F1, xác định sự
thỏa hiệp của Precision và Recall được đề xuất và tính toán như phương trình (4).
F1 =
2PR
P +R
(4)
Chúng tôi đã thử nghiệm phương pháp đề xuất cho mười lăm hình ảnh khác nhau. Các phép
đo Precision tương ứng, Recall và F1 được thể hiện trong Hình 5. Mức trung bình của Precision,
Recall và F1 lần lượt là 78,68%, 84,49% và 80,73%. Những giá trị này gần như nhau và tương
đối cao. Điều này cho thấy các vùng được phát hiện không chỉ đúng mà còn khá đầy đủ. Nói cách
khác, hiệu suất thuật toán được chứng minh một cách khá cụ thể và rõ ràng. Điều đó khẳng định
rằng đề xuất của chúng tôi là hiệu quả cho việc phát hiện các ảnh giả mạo sử dụng kĩ thuật phục
hồi inpaiting.
Hình 5. Đánh giá phát hiện giả mạo inpainting
3. Kết luận
Phải thừa nhận rằng, kĩ thuật giả mạo đã ngày càng trở nên phức tạp và tinh vi hơn. Trong
bài báo này chúng tôi đã giải quyết bài toán phát hiện hình ảnh giả mạo bằng kĩ thuật inpainting
dựa trên việc đề xuất một cách tiếp cận mới thông qua việc phân tích một loạt các thuật toán phục
hồi inpainting. Dựa trên sự phân tích này, chúng tôi đã dự đoán một loạt các khối tương tự nhau và
định vị vùng giả mạo dựa trên trọng tâm của vùng liên thông lớn nhất.
Các kết quả thí nghiệm đã chứng minh rằng phương pháp được đề xuất là phù hợp để xác
định và định vị các vùng giả mạo với độ chính xác cao mặc dù các hình ảnh có thể được sửa đổi
bằng nhiều phương pháp inpainting khác nhau.
Mặc dù thuật toán có hiệu suất đầy hứa hẹn trong việc phát hiện các khu vực giả mạo,
phương pháp vẫn còn chứa đựng những hạn chế trong một số hình ảnh. Một ví dụ được minh
chứng như ảnh trong hàng đầu của hình 3, trong đó các khối so khớp không mong muốn xuất hiện
do các vùng ảnh đồng nhất hoặc phẳng. Đó là bởi vì luôn luôn có những khối tương tự trong các
vùng ảnh này với bất kỳ ngưỡng nào. Vì vậy, nó có thể được xem như là một hướng nghiên cứu
quan trọng trong việc nâng cao hiệu suất phát hiện khối tương tự trong các trường hợp như vậy.
118
Phát hiện ảnh giả mạo tự động
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] H. Farid, 2009. Image forgery detection. Signal Processing Magazine, IEEE, Vol. 26, No. 2,
pp.16–25.
[2] V. Christlein, C. Riess, J. Jordan, C. Riess, and E. Angelopoulou, 2012. An evaluation of
popular copy-move forgery detection approaches. IEEE Transaction on information forensics
and security, Vol. 7, pp.1841–1854.
[3] J. Fridrich, D. Soukal, and J. Luks, 2003. Detection of copy-move forgery in digital images.
Proceedings of Digital Forensic Research Workshop.
[4] C. Popescu and Hany, 2004. Exposing digital forgeries by detecting duplicated image regions.
Tech. Rep, Department of Computer Science.
[5] Mahdian and S. Saic, 2007. Detection of copy-move forgery using a method based on blur
moment invariants. Forensic Science International, Vol. 17, No. 2, pp.180–189.
[6] S. Bravo-Solorio and A. K. Nandi, 2011. Exposing duplicated regions affected by reflection,
rotation and scaling, in ICASSP. pp.1880–1883, IEEE.
[7] X. Pan and S. Lyu, 2010. Region duplication detection using image feature matching. IEEE
Transactions on Information Forensics and Security, Vol. 5, No. 4, pp.857–867.
[8] Amerini, L. Ballan, R. Caldelli, A. Del Bimbo, and G. Serra, 2011. A sift-based forensic
method for copy-move attack detection and transformation recovery. IEEE Trans on Information
Forensics and Sec, Vol. 6, No. 3, pp. 1099 – 1110.
[9] X. Bo, W. Junwen, L. Guangjie, and D. Yuewei, 2010. Image copymove forgery detection
based on surf, in Proceedings of the 2010 International Conference on Multimedia Information
Networking and Security. Washington, DC, USA, MINES ’10, pp.889–892, IEEE Computer
Society.
[10] T. T. Dang, C. Larabi, and A. Beghdadi, 2012. Multi-resolution patch and window-based
priority for digital image inpainting problem. 3rd International Conference on Image Processing
Theory, Tools and Applications, pp.280–284.
[11] Sreelekshmi Das, Gopu Darsan, Shreyas L, and Divya Devan, 2012. Blind detection method
for video inpainting forgery. International Journal of Computer Applications, Vol. 60, No. 11,
pp. 33–37, December 2012, Published by Foundation of Computer Science, New York, USA.
[12] I.-Cheng Chang, J. Cloud Yu, and Chih-Chuan Chang, 2013 A forgery detection algorithm
for exemplar-based inpainting images using multiregion relation. Image Vision Comput., Vol.
31, No. 1, pp.57–71.
[13] Davide Cozzolino, Diego Gragnaniello, and Luisa Verdoliva, 2013. A novel framework for
image forgery localization. CoRR, Vol. abs/1311.6932.
[14] Connelly Barnes, Eli Shechtman, Adam Finkelstein, and Dan B Goldman, 2009. Patchmatch:
A randomized correspondence algorithm for structural image editing. ACM Trans. Graph., Vol.
28, No. 3, pp. 24:1–24:11.
[15] M. Bertalmio, G. Sapiro, V. Caselles, and C. Ballester, 2000. Image inpainting. Proceedings
of ACM Conference Computer Graphics, pp.417–424.
[16] D. Tschumperle, 2006. Fast anisotropic smoothing of multi-valued images using
curvature-preserving pde’s. International Journal of Computer Vision, Vol. 68, pp.65–82.
119
Dương Thị Thúy Hoàng và Đặng Thành Trung
[17] Shen and T.F. Chan, 2002. Mathematical models for local nontexture inpainting. IEEE
Conference on Computer Vision and Pattern Recognition, pp.1019–1043.
[18] Criminisi, P. Perez, and K. Toyama, 2004. Region filling and object removal by
exemplar-based image inpainting. IEEE Transaction of Image Processing, Vol. 13 (9), pp.
1200–1212.
[19] Q. Zhang and J. Lin, 2011. Exemplar-based image inpainting using color distribution
analysis. Journal of Information Science and Engineering, pp.1–12.
[20] Wu and Q. Ruan, 2006. Object removal by cross isophotes exemplar based image inpainting.
Proceeding of International Conference of Pattern Recognition, pp. 810–813.
[21] J. S. Beis and D. G. Lowe, 1997. Shape indexing using approximate nearestneighbour search
in high-dimensional spaces, in In Proc. IEEE Conf. Comp. Vision Patt. Recog, pp. 1000–1006.
[21] C. D. Manning, P. Raghavan, and H. Schutze, 2008. Introduction to information retrieval.
Cambridge University Press, New York, NY, USA.
ABSTRACT
A novel approach to detect the forgery of inpainted images
Nowadays, because it is possible to edit and change digital images, the number of tampered
images generated is increasing rapidly. Thus, it is essential to develop forgery detection ability to
authenticate and validate digital content, especially if its related to the law and used as evidence.
In this paper, we proposed a new method to detect forged images and inpainted images where one
region of an image is copied from other blocks in the same image. Several experiments have been
carried out and it was found that the method described functions very well to detect inpainted
images.
Keywords: Terms - Inpainting forgery detection, detection of digital tampering, digital
image forensics.
120

File đính kèm:

  • pdfphat_hien_anh_gia_mao_tu_dong.pdf