Pháp luật về quản trị công ty tại tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Thực tiễn cho thấy, hoạt động quản trị luôn giữ vai trò đặc biệt quan

trọng đến sự tồn tại và phát triển của mỗi công ty. Mỗi thành công

hay thất bại của công ty trên thương trường đều có ở đó những dấu

ấn khá rõ nét của hoạt động quản trị nội bộ. Điều này cho thấy, để

có được những kết quả kinh doanh tốt, trước hết công ty cần có một

bộ máy quản trị vận hành trơn tru và hiệu quả. Yếu tố này càng trở

nên quan trọng hơn đối với những công ty hoạt động trong những

lĩnh vực nhạy cảm với các biến động của các yếu tố kinh tế- xã hội,

và tổ chức tín dụng (TCTD) chính là một trong số những công ty đó.

Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động quản trị công ty thường được

pháp luật điều chỉnh những vấn đề mang tính nguyên tắc như xác

định bộ máy tổ chức nội bộ của công ty, cách thức tạo dựng cũng

như vận hành của từng cơ quan trong bộ máy đó và thậm chí, cả

những điều kiện, tiêu chuẩn của các chức danh tham gia bộ máy đó.

Như vậy, nếu các quy định của pháp luật phù hợp/không phù hợp với

những đòi hỏi của thực tiễn thì sẽ có thể tạo ra những thuận lợi/khó

khăn cho mỗi công ty trong quá trình tồn tại của mình.

Bài viết phân tích những bất cập trong các qui định pháp luật hiện

hành của Việt Nam về quản trị công ty ở TCTD là công ty trách

nhiệm hữu hạn (TNHH), đồng thời đề xuất những khuyến nghị về mặt

khoa học nhằm khắc phục những bất cập này, hướng đến tạo dựng

một hành lang pháp lý phù hợp hơn với điều kiện hiện nay cho hoạt

động quản trị công ty tại các TCTD là công ty TNHH một thành viên.

Từ khóa: Quản trị công ty, công ty TNHH một thành viên, TCTD

pdf 6 trang phuongnguyen 3240
Bạn đang xem tài liệu "Pháp luật về quản trị công ty tại tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Pháp luật về quản trị công ty tại tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Pháp luật về quản trị công ty tại tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
1
© Học viện Ngân hàng
ISSN 1859 - 011X 
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
Số 202- Tháng 3. 2019
Pháp luật về quản trị công ty tại tổ chức tín dụng 
là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
 CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH- TIỀN TỆ 
Nguyễn Thái Hà
Ngày nhận: 07/01/2019 Ngày nhận bản sửa: 19/01/2019 Ngày duyệt đăng: 29/01/2019
Thực tiễn cho thấy, hoạt động quản trị luôn giữ vai trò đặc biệt quan 
trọng đến sự tồn tại và phát triển của mỗi công ty. Mỗi thành công 
hay thất bại của công ty trên thương trường đều có ở đó những dấu 
ấn khá rõ nét của hoạt động quản trị nội bộ. Điều này cho thấy, để 
có được những kết quả kinh doanh tốt, trước hết công ty cần có một 
bộ máy quản trị vận hành trơn tru và hiệu quả. Yếu tố này càng trở 
nên quan trọng hơn đối với những công ty hoạt động trong những 
lĩnh vực nhạy cảm với các biến động của các yếu tố kinh tế- xã hội, 
và tổ chức tín dụng (TCTD) chính là một trong số những công ty đó.
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động quản trị công ty thường được 
pháp luật điều chỉnh những vấn đề mang tính nguyên tắc như xác 
định bộ máy tổ chức nội bộ của công ty, cách thức tạo dựng cũng 
như vận hành của từng cơ quan trong bộ máy đó và thậm chí, cả 
những điều kiện, tiêu chuẩn của các chức danh tham gia bộ máy đó. 
Như vậy, nếu các quy định của pháp luật phù hợp/không phù hợp với 
những đòi hỏi của thực tiễn thì sẽ có thể tạo ra những thuận lợi/khó 
khăn cho mỗi công ty trong quá trình tồn tại của mình.
Bài viết phân tích những bất cập trong các qui định pháp luật hiện 
hành của Việt Nam về quản trị công ty ở TCTD là công ty trách 
nhiệm hữu hạn (TNHH), đồng thời đề xuất những khuyến nghị về mặt 
khoa học nhằm khắc phục những bất cập này, hướng đến tạo dựng 
một hành lang pháp lý phù hợp hơn với điều kiện hiện nay cho hoạt 
động quản trị công ty tại các TCTD là công ty TNHH một thành viên.
Từ khóa: Quản trị công ty, công ty TNHH một thành viên, TCTD
1. Khái quát về quản trị 
công ty
hái niệm quản trị công 
ty được đề cập đến ở 
đây được vay mượn từ 
chữ “corporate governance” 
hiểu đơn giản là cách thức 
vận hành công ty (Phạm Duy 
 CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 
2 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 202- Tháng 3. 2019
Nghĩa, 2004). Tuy nhiên, hiểu 
một cách đầy đủ và hệ thống 
về khái niệm này cũng vẫn 
đang là điều tranh cãi. Điều 
này được biểu hiện ở chỗ, cho 
đến nay, vẫn tồn tại khá nhiều 
các cách lý giải khác nhau về 
nội hàm của khái niệm quản 
trị công ty.
Theo Tổ chức hợp tác và phát 
triển (OECD) thì quản trị công 
ty được hiểu là một hệ thống 
các cơ chế và hành vi quản lý. 
Các cơ chế ở đây được hiểu 
là: (i) sự phân chia quyền và 
nghĩa vụ giữa các nhà đầu tư 
(cổ đông hay thực chất chính 
là các “ông chủ”) của công ty 
với các thiết chế trong nội bộ 
công ty (Hội đồng quản trị và 
các chức danh quản lý khác); 
(ii) các cách thức ban hành 
quyết định trong quá trình tồn 
tại của công ty (OECD, 2000). 
Như vậy, OECD quan niệm 
quản trị công ty là việc xác 
lập mục tiêu hoạt động và tạo 
ra phương tiện thực hiện và 
giám sát việc thực hiện mục 
tiêu đó của công ty.
Ở một góc nhìn khác, Ngân 
hàng Phát triển Châu Á 
(ADB) lại cho rằng, quản trị 
công ty là hệ thống các quy 
chế phân định chức năng, 
nhiệm vụ quyền hạn của các 
cổ đông, các chức danh quản 
lý công ty, các chủ nợ, chính 
phủ và những người có liên 
quan khác cũng như các cơ 
chế đảm bảo thực hiện các 
quy chế trên (ADB,1999). 
Với cách lý giải này, ADB 
không cho rằng quản trị công 
ty chỉ thuần túy là các cơ chế 
vận hành bó hẹp trong nội bộ 
công ty mà bao gồm cả các tác 
động từ phía bên ngoài (chủ 
nợ, chính phủ) đến sự tồn tại 
và vận hành của công ty.
Một cách tiếp cận khác, Ngân 
hàng thế giới (WB) lại cho 
rằng, quản trị công ty là một 
hệ thống các yếu tố pháp luật, 
thể chế và thông lệ quản lý 
công ty (George Shenoy and 
Pearlie Koh, 2001). Với cách 
hiểu này, WB đang mô tả về 
quản trị công ty với một nội 
hàm khá rộng: Các quy định 
của luật pháp về quản lý công 
ty; các thiết chế thực hiện 
việc quản lý công ty và các 
cách thức quản lý công ty. Hệ 
thống này vận hành với mục 
đích đảm bảo tính hiệu quả 
trong hoạt động của công ty: 
Đảm bảo lợi ích của cổ đông 
nhưng không làm ảnh hưởng 
đến quyền và lợi ích của các 
chủ thể khác trong xã hội.
Mặc dù lựa chọn những góc 
nhìn khác nhau và vì thế, có 
các cách giải thích khác nhau 
về nội hàm của khái niệm 
quản trị công ty, song cũng 
có thể thấy, dù tiếp cận rộng 
hay hẹp thì chung nhất, quản 
trị công ty vẫn phải là các 
cách thức tác động để vận 
hành công ty trong thị trường. 
Tóm lại, đó chính là cơ chế, 
phương pháp nhằm đảm bảo 
công ty tồn tại trong đời sống 
kinh tế với tư cách là một thực 
thể thực thụ, có thể hưởng các 
quyền cũng như gánh vác các 
nghĩa vụ của chính bản thân 
công ty.
Thông qua khái niệm về quản 
trị công ty của các tổ chức nêu 
trên, dưới giác độ nghiên cứu 
của mình, tác giả đưa ra khái 
niệm này như sau: Quản trị 
công ty là cách thức thiết lập 
lên các cơ quan quản lý nội 
bộ của công ty, mối quan hệ 
giữa các cơ quan này với nhau 
cũng như cơ chế ra các quyết 
định quản lý công ty và thực 
thi các quyết định này nhằm 
đảm bảo sự tồn tại và vận 
hành một cách bình thường 
của công ty vì lợi ích của các 
nhà đầu tư là chủ sở hữu của 
công ty. Theo đó, hoạt động 
quản trị công ty không đơn 
thuần chỉ là các hoạt động 
quản lý nội bộ công ty mà còn 
bao gồm cả hoạt động thiết 
lập lên các cơ quan quản lý 
nội bộ đó và việc hiện thực 
hóa các quyết định quản lý. 
Thiết nghĩ, cách tiếp cận này 
sẽ đầy đủ hơn bởi suy cho 
cùng, mục đích của hoạt động 
quản trị là nhằm đảm bảo cho 
Quản trị công ty là cách thức thiết lập lên các cơ quan quản lý nội bộ của công ty, mối quan hệ giữa các cơ quan này với nhau cũng như cơ chế ra các quyết định quản lý công ty và thực thi các quyết 
định này nhằm đảm bảo sự tồn tại và vận hành một cách bình thường của công ty vì lợi ích của các nhà 
đầu tư là chủ sở hữu của công ty
 CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 
3Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 202- Tháng 3. 2019
công ty tồn tại như một “cơ 
thể sống”, vận hành theo đúng 
mục đích mà những người tạo 
ra nó đã xác định. 
Hoạt động này có những đặc 
trưng cơ bản sau đây:
- Thứ nhất, hoạt động quản trị 
công ty là loại hoạt động đặc 
thù, chỉ diễn ra trong nội bộ 
công ty;
- Thứ hai, hoạt động quản trị 
công ty giúp xác định rõ mối 
quan hệ giữa những người có 
liên quan trong công ty;
- Thứ ba, hoạt động quản 
trị công ty xác định rõ chức 
năng, nhiệm vụ và quyền hạn 
của các cơ quan quản lý trong 
nội bộ công ty;
- Thứ tư, hoạt động quản trị 
công ty là cơ sở cho sự tồn tại 
của công ty;
- Thứ năm, hoạt động quản 
trị công ty là hoạt động mang 
tính đặc thù đối với từng loại 
hình công ty và được thực 
hiện một cách nghiêm ngặt 
theo những trình tự, thủ tục 
nhất định.
2. Một số bất cập về pháp 
luật điều chỉnh hoạt động 
quản trị công ty tại TCTD là 
công ty TNHH một thành viên
Luật Các TCTD 2010 đã xác 
định rõ ràng hình thức pháp 
lý của các TCTD- với bản 
chất là doanh nghiệp. Theo 
đó, Điều 6 Luật các TCTD ghi 
nhận TCTD có các hình thức 
pháp lý cụ thể: (i) công ty cổ 
phần; (ii) công ty TNHH (một 
thành viên và có từ hai thành 
viên trở lên) và (iii) hợp tác 
xã1. Tuy nhiên, khác với các 
1 Mặc dù Khoản 1 Điều 4 xác định 
TCTD là Doanh nghiệp nhưng khi xác 
định hình thức pháp lý của các TCTD, 
nhà đầu tư tham gia vào doanh 
nghiệp hoạt động trong các 
lĩnh vực khác của đời sống xã 
hội, nhà đầu tư trong lĩnh vực 
ngân hàng có rất ít cơ hội lựa 
chọn hình thức pháp lý cho 
TCTD của mình mà thường 
phải chấp nhận một hình thức 
pháp lý do pháp luật quy định 
“cứng”2. Trong phạm vi bài 
viết này, chúng tôi chỉ đề cập 
đến hoạt động quản trị công 
ty tại các TCTD có hình thức 
pháp lý là công ty TNHH một 
thành viên nên trước hết, cần 
xác định những TCTD nào 
buộc phải/có thể tồn tại ở hình 
thức pháp lý này.
Theo quy định tại Điều 6 Luật 
Các TCTD, hình thức công 
ty TNHH một thành viên sẽ 
được áp dụng cho các loại 
hình TCTD: (i) NHTM Nhà 
nước và NH 100% vốn đầu tư 
nước ngoài; (ii) các TCTD phi 
NH (công ty tài chính và công 
Điều 6 văn bản này vẫn ghi nhận các 
TCTD là NH HTX và Quỹ TDND có 
hình thức pháp lý là Hợp tác xã- xem 
thêm Điều 6 Luật các TCTD
2 Theo quy định của Điều 6 Luật các 
TCTD, chỉ có các TCTD phi NH mới 
có thể tồn tại dưới hình thức pháp lý 
hoặc là công ty TNHH hoặc công ty 
CP- xem Điều 6 Luật các TCTD
ty cho thuê tài chính); và (iii) 
các tổ chức tài chính vi mô 
(TCVM).
Hiện nay, các vấn đề về 
TCTD là công ty TNHH một 
thành viên được quy định 
từ điều 66 đến 69 Luật các 
TCTD. Trên cơ sở các quy 
định này có thể mô tả các cơ 
quan quản lý nội bộ của chủ 
thể này theo mô hình sau: 
Theo mô hình này, chúng ta 
có thể thấy TCTD là công ty 
TNHH một thành viên cũng 
có cơ cấu tổ chức gần tương 
tự như công ty TNHH một 
thành viên hoạt động trong 
các lĩnh vực khác của đời 
sống xã hội mà không lựa 
chọn mô hình tổ chức có chủ 
tịch công ty: (i) Hoạt động 
quản trị được thực hiện bởi 
Hội đồng thành viên; (ii) hoạt 
động điều hành được thực 
hiện bởi (Tổng) Giám đốc; và 
(iii) hoạt động kiểm soát được 
thực hiện bởi Ban kiểm soát3. 
Tuy nhiên, khi quy định cụ 
thể về chức năng, nhiệm vụ 
3 Trên thực tế, Luật Doanh nghiệp 
2014 yêu cầu công ty TNHH một 
thành viên xây dựng chế định Kiểm 
soát viên chứ không phải Ban Kiểm 
soát như Luật các TCTD 2010
Cơ cấu tổ chức của TCTD là Công ty TNHH một thành viên
 CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 
4 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 202- Tháng 3. 2019
và quyền hạn của các cơ quan 
này, Luật các TCTD 2010 và 
Luật Doanh nghiệp 2014 có 
một số điểm khác biệt mà theo 
quan điểm của chúng tôi là 
không thật sự hợp lý:
Thứ nhất, về quyền hạn của 
chủ sở hữu: Theo quy định 
tại Khoản 1 Điều 66 Luật 
Các TCTD thì chủ sở hữu của 
TCTD sau khi thiết lập xong 
các cơ quan quản trị, điều 
hành và kiểm soát tại TCTD 
sẽ không có quyền can thiệp 
vào các hoạt động kinh doanh 
của TCTD, ngoại trừ việc 
quyết định thành lập công ty 
con, công ty liên kết. Đây là 
sự khác biệt khá lớn so với 
chủ sở hữu của các công ty 
TNHH một thành viên hoạt 
động trong các lĩnh vực khác- 
có quyền thông qua các hợp 
đồng có giá trị lớn4. Về vấn 
đề này, chúng tôi cho rằng, 
Luật Các TCTD hiện hành có 
cách tiếp cận chưa thật sự hợp 
lý, bởi lẽ suy cho cùng, Hội 
đồng thành viên cũng chỉ cơ 
quan đại diện cho chủ sở hữu 
(được hình thành bởi tập hợp 
tất cả những người được chủ 
sở hữu cử làm đại diện theo 
ủy quyền- tức là về bản chất 
là người làm thuê của chủ sở 
hữu) chứ không phải là chủ sở 
hữu đích thực- nên nếu giao 
hoàn toàn thẩm quyền quyết 
định các vấn đề liên quan đến 
hoạt động kinh doanh của 
TCTD cho cơ quan này (Hội 
đồng thành viên) như Luật 
Các TCTD đang quy định, rất 
có thể lợi ích của chủ sở hữu 
trong một số trường hợp sẽ 
không được bảo đảm.
4 Xem thêm điểm e và g Khoản 1 Điều 
75 Luật Doanh nghiệp 2014.
Vì vậy, để có thể đảm bảo 
được lợi ích của chủ sở hữu, 
Luật Các TCTD nên có cách 
tiếp cận tương tự Luật Doanh 
nghiệp 2014: Đối với các giao 
dịch có giá trị lớn thì cần có 
sự thông qua của chủ sở hữu.
Thứ hai, theo quy định tại 
Điểm c Khoản 1 Điều 66 Luật 
Các TCTD, chủ sở hữu có 
thẩm quyền bổ nhiệm hầu như 
tất cả các vị trí/ người quản 
lý, điều hành bao gồm thành 
viên Hội đồng thành viên, 
Chủ tịch Hội đồng thành viên, 
thành viên Ban kiểm soát, 
Tổng giám đốc (Giám đốc), 
Phó Tổng giám đốc (Phó giám 
đốc) và Kế toán trưởng. Chính 
quy định này đã tạo nên sự 
khác biệt căn bản trong mô 
hình tổ chức nội bộ của TCTD 
là công ty TNHH một thành 
viên với các công ty TNHH 
một thành viên hoạt động 
trong các lĩnh vực khác: Cơ 
quan/ người điều hành (Tổng 
giám đốc) của TCTD không 
do cơ quan quản trị (Hội đồng 
thành viên) thiết lập. Theo 
quan điểm của chúng tôi, đây 
là một bất cập của Luật Các 
TCTD hiện hành vì các lý do 
sau đây:
- Một là, không thật sự hợp lý 
khi cùng một loại hình doanh 
nghiệp (công ty TNHH một 
thành viên) nhưng hoạt động 
ở các lĩnh vực khác nhau của 
nền kinh tế lại có tổ chức nội 
bộ khác nhau.
- Hai là, về bản chất, cơ quan 
quản trị là cơ quan có chức 
năng hoạch định chiến lược, 
phương hướng vận động và 
phát triển của tổ chức và cơ 
quan điều hành có chức năng 
hiện thực hóa các chiến lược 
đường lối đó. Xuất phát từ bản 
chất ấy nên về mặt logic, cơ 
quan điều hành nên được thiết 
lập bởi cơ quan quản trị và 
phải chịu trách nhiệm trước cơ 
quan này. Luật Doanh nghiệp 
2014 và thậm chí cả Luật Các 
TCTD 2010 cũng đều tiếp 
cận theo hướng này, ngoại trừ 
các quy định dành cho TCTD 
là công ty TNHH một thành 
viên. Không có bất cứ cơ sở 
nào, kể cả về mặt lý luận cũng 
như thực tiễn chứng tỏ rằng 
TCTD là công ty TNHH một 
thành viên cần phải có cách 
thiết lập cơ quan điều hành 
như quy định của pháp luật 
hiện hành mới phát huy được 
hiệu quả.
- Ba là, thông thường cơ quan 
điều hành phải chịu trách 
nhiệm trước cơ quan quản trị 
(đã tạo ra mình) về việc thực 
hiện chức năng, nhiệm vụ và 
quyền hạn của mình. Trong 
trường hợp, cơ quan điều hành 
không hoàn thành nhiệm vụ 
của mình thì cơ quan quản 
trị có quyền bãi nhiệm, miễn 
nhiệm và thay thế bởi một 
người khác. Trên thực tế, 
Khoản 2 Điều 48 và Điểm đ 
Khoản 2 Điều 67 Luật Các 
TCTD cũng xác định Tổng 
giám đốc TCTD phải chịu 
sự chỉ đạo, kiểm tra và giám 
sát của Hội đồng thành viên, 
song quy định này hoàn toàn 
mang tính hình thức bởi lẽ kể 
cả khi Tổng giám đốc không 
thực hiện có hiệu quả những 
nhiệm vụ, quyền hạn của mình 
thì Hội đồng thành viên cũng 
không có bất cứ một quyền 
năng nào để tạo sức ép với 
Tổng giám đốc. Bất cập này 
chắc chắn sẽ được gỡ bỏ nếu 
 CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 
5Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 202- Tháng 3. 2019
Luật các TCTD 2010 cũng có 
cách tiếp cận tương tự Luật 
Doanh nghiệp 2014.
Xuất phát từ các lý do trên 
đây, chúng tôi cho rằng Luật 
Các TCTD 2010 nên sửa đổi 
quy định về cách thức thiết 
lập các chức danh điều hành 
TCTD (Tổng và các Phó Tổng 
giám đốc) theo hướng như 
Luật Doanh nghiệp 2014 quy 
định. Sự sửa đổi này sẽ tạo ra 
một sự thống nhất giữa các 
doanh nghiệp có cùng hình 
thức pháp lý trong nền kinh 
tế, đồng thời sẽ đảm bảo được 
tính thực tế, hiệu quả trong 
hoạt động chỉ đạo, kiểm tra, 
giám sát của cơ quan quản 
trị với cơ quan điều hành của 
TCTD.
Thứ ba, mặc dù Điểm c 
Khoản 1 Điều 66 Luật các 
TCTD trao cho chủ sở hữu 
TCTD thẩm quyền bổ nhiệm 
rất nhiều chức danh quản lý, 
điều hành và kiểm soát, song 
Trưởng Ban kiểm soát lại do 
Ban kiểm soát bầu theo quy 
định tại Khoản 2 Điều 47 Luật 
Các TCTD. Điều này cho 
thấy sự thiếu nhất quán của 
các quy định pháp luật hiện 
hành về thẩm quyền của chủ 
sở hữu trong việc xây dựng cơ 
cấu nội bộ của TCTD là công 
ty TNHH một thành viên. 
Theo chúng tôi, nếu Luật Các 
TCTD vẫn giữ quan điểm về 
thẩm quyền của chủ sở hữu 
TCTD như hiện hành thì cần 
bổ sung thêm thẩm quyền 
bổ nhiệm Trưởng ban kiểm 
soát cho chủ thể này để đảm 
bảo tính nhất quán- tất cả các 
chức danh trong nội bộ TCTD 
đều do chủ sở hữu bổ nhiệm- 
hoặc giữ nguyên quy định tại 
Khoản 2 Điều 47 Luật Các 
TCTD thì nên loại bỏ quyền 
bổ nhiệm Tổng và Phó giám 
đốc cũng như Kế toán trưởng 
của TCTD.
Thứ tư, quy định hiện hành 
của Luật Các TCTD cũng 
trao cho chủ sở hữu quyền 
bổ nhiệm chức danh Kế toán 
trưởng của TCTD (Điểm c 
Khoản 1 Điều 66). Chúng tôi 
cho rằng, đây cũng không 
phải là một quy định hợp lý 
bởi lẽ, Kế toán trưởng của 
một doanh nghiệp nói chung 
và của TCTD nói riêng cũng 
đều là người giúp việc của 
Tổng giám đốc trong lĩnh vực 
kế toán của tổ chức. Cũng 
chính vì lý do này nên Điều 
50 Luật Kế toán 2015 đã xác 
định thẩm quyền bổ nhiệm Kế 
toán trưởng thuộc về người 
đại diện theo pháp luật của tổ 
chức. Nhằm đảm bảo sự thống 
nhất giữa các quy định của 
pháp luật hiện hành về cùng 
một vấn đề, chúng tôi kiến 
nghị loại bỏ thẩm quyển bổ 
nhiệm Kế toán trưởng TCTD 
là công ty TNHH một thành 
viên của chủ sở hữu.
Thứ năm, Luật Các TCTD 
2010 không có quy định nào 
điều chỉnh đến cách thức 
vận hành Hội đồng thành 
viên (cơ chế ban hành Nghị 
quyết, Quyết định) của TCTD 
là công ty TNHH (cả một 
thành viên và có từ hai thành 
viên trở lên). Mặc dù Luật 
Các TCTD là luật chuyên 
ngành và Luật Doanh nghiệp 
là luật chung, những vấn đề 
luật chuyên ngành không 
điều chỉnh thì áp dụng các 
quy định của luật chung, tuy 
nhiên, sẽ hợp lý và chặt chẽ 
hơn nếu Luật Các TCTD có 
những quy định dẫn chiếu đến 
Luật Doanh nghiệp và các văn 
bản pháp luật có liên quan.
Thứ sáu, về quyền yêu cầu 
triệu tập họp Hội đồng thành 
viên của Ngân hàng Nhà nước 
Việt Nam (NHNN) ở TCTD 
là công ty TNHH (bao gồm 
cả một thành viên và có từ hai 
thành viên trở lên). Với các 
quy định hiện hành của Luật 
Các TCTD 2010 không đề 
cập đến quyền năng này của 
NHNN. Điều này là không 
hợp lý và cũng không hợp 
logic. Thực tiễn cho thấy, 
lĩnh vực tiền tệ- ngân hàng là 
cực kỳ nhạy cảm và có những 
tác động lớn đến nền kinh tế 
và vì vậy, cần được quản lý, 
kiểm soát chặt chẽ từ phía cơ 
quan quản lý nhà nước. Chính 
vì vậy, việc trao cho NHNN 
thẩm quyền yêu cầu các cơ 
quan quản lý TCTD tổ chức 
họp để giải quyết các vấn đề 
bất thường là hợp lý và cần 
thiết. Vấn đề này ở các TCTD 
là công ty cổ phần đã được 
quy định rõ tại Điều 60 Luật 
Các TCTD. Vì vậy, chúng 
tôi cho rằng nên bổ sung quy 
định xác định rõ thẩm quyền 
của NHNN trong việc yêu 
cầu triệu tập họp Hội đồng 
thành viên TCTD là công 
ty TNHH nhằm đảm bảo sự 
tương đồng giữa các TCTD có 
hình thức pháp lý khác nhau 
cũng như đảm bảo sự phù hợp 
với những đòi hỏi từ thực tiễn 
quản lý nhà nước về tiền tệ và 
hoạt động ngân hàng.
3. Kết luận
Không thể phủ nhận sự ra đời 
 CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 
6 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 202- Tháng 3. 2019
của Luật Các TCTD 2010 đã 
góp phần tạo nên một hành 
lang pháp lý tương đối chuẩn 
mực, đảm bảo những điều 
kiện cần thiết cho sự vận động 
và phát triển của hệ thống các 
TCTD cũng như thị trường 
tiền tệ - ngân hàng ở Việt 
Nam trong suốt gần 10 năm 
qua. Tuy nhiên, qua quá trình 
áp dụng trên thực tế, văn bản 
này cho thấy vẫn còn một số 
điểm chưa thực sự hợp lý, cần 
phải được điều chỉnh. Mặc 
dù Luật sửa đổi bổ sung một 
số điều Luật Các TCTD mới 
được thông qua (2017) đã 
khắc phục khá nhiều những 
hạn chế, song thực tế vẫn còn 
một số những qui định chưa 
thật sự phù hợp với điều kiện 
hiện nay và cần phải được tiếp 
tục hoàn thiện. Bài viết này 
chỉ nêu lên một vài những bất 
cập đó (theo quan điểm của 
cá nhân tác giả) nhằm giúp 
các cơ quan nhà nước có thẩm 
quyền có cái nhìn toàn diện 
hơn về khung pháp luật điều 
chỉnh hoạt động ngân hàng ở 
Tài liệu tham khảo
1. Asia Development Bank (ADB) 1999, Corporatization and Corporate Governance in East Asia: A Study of Indonesia, 
Republic of Korea, Malaysia, Philippines and Thailand, Vol 1, Consolidate Report.
2. George Shenoy and Pearlie Koh 2001, Corporate Governance in Asia: Some Developments, Asia Business Law Review, No 
31, January 2001.
3. Nguyễn Thái Hà (chủ biên), Pháp luật Ngân hàng, tài liệu học tập, NXB Dân trí, Hà nội 2015.
4. TS. Phạm Duy Nghĩa (2004), Chuyên khảo Luật kinh tế, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
5. OECD,2000, Principles of Corporate Governance, 7-11, www.oecd.org.
6. Quốc hội, Luật các TCTD 2010.
7. Quốc hội, Luật doanh nghiệp 2014.
8. Quốc hội, Quốc hội, Luật sửa đổi bổ sung một số điều Luật Các TCTD 2017.
Thông tin tác giả
Nguyễn Thái Hà, Tiến sĩ
Trưởng khoa Luật, Học viện Ngân hàng
Summary
The law on corporate governance at credit institutions which are single shareholder limited companies
In reality, governance always plays an extremely essential role in the existence and development of each company. 
Every success and failure of the company on the market shows quite obvious marks of internal management. This 
shows that in order to achieve good business results, firstly, the company needs to have a management system 
which operates smoothly and efficiently. This factor is even more important for companies working in fields which 
are sensitive to fluctuations of socio-economics factors, and credit institutions (CI) are one of those.
In the market economy, fundamental issues in corporate governance, such as identifying internal organizational 
apparatus, the method of construction as well as operation of each agency and even the conditions or criteria of 
titles participating in that apparatus, are usually adjusted by the law. Thus, if the law regulations (the rules) are 
appropriate or inappropriate for the requirements of reality, they may create advantages or difficulties for each 
company in their existence.
This paper will analyze the shortcomings of Vietnam’s current law regulations in corporate governance at credit 
institutions which are single shareholder limited companies, as well as propose scientific recommendations 
to overcome these drawbacks, leading to creating a more suitable legal corridor for the present conditions of 
corporate governance at credit institutions which are single shareholder limited companies.
Keywords: corporate governance, single shareholder limited companies, credit institutions. 
Ha Thai Nguyen, PhD.
Dean of the Banking Academy Law Faculty
Việt Nam hiện nay, đồng thời 
đề xuất những khuyến nghị 
để giải quyết những bất cập 
này. ■

File đính kèm:

  • pdfphap_luat_ve_quan_tri_cong_ty_tai_to_chuc_tin_dung_la_cong_t.pdf