Phản ứng quá mẫn do thuốc
Tóm tắt: Trong thực hành, dược sĩ có thể gặp các phản ứng trên da do thuốc, đặc trưng
bởi các loại tổn thương da khác nhau từ mức độ nhẹ đến đe dọa tính mạng. Có nhiều thuốc
tiềm ẩn gây các loại phản ứng trên da. Phản ứng trên da thường gặp bao gồm ngoại ban,
mày đay, viêm da tiếp xúc dị ứng, viêm da tiếp xúc kích thích, hội chứng quá mẫn do thuốc,
ban đỏ nhiễm sắc cố định, hồng ban đa dạng, phản ứng giống bệnh huyết thanh, nhạy cảm
với ánh sáng, thay đổi sắc tố da và phản ứng giả dị ứng. Dược sĩ nên trau dồi khả năng xác
định những loại phản ứng trên da do thuốc thường gặp, xác định các thuốc liên quan và đưa
ra các khuyến cáo điều trị.
Bạn đang xem tài liệu "Phản ứng quá mẫn do thuốc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Phản ứng quá mẫn do thuốc
Môc lôc Chịu trách nhiệm xuất bản: PGS. TS. Nguyễn Hoàng Anh Ban biên tập: PGS. TS. Nguyễn Trường Sơn TS. Nguyễn Quốc Bình ThS. Võ Thị Thu Thủy Cơ quan xuất bản: Trung tâm Quốc gia về Thông tin thuốc và Theo dõi phản ứng có hại của thuốc Địa chỉ: số 13-15 Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội Điện thoại: (024) 3933 5618 - Fax: (024) 3933 5642 Trung tâm DI & ADR Quốc gia Ph¶n øng qu¸ mÉn do thuèc: Ph¸t ban 1 Ph¶n øng qu¸ mÉn liªn quan ®Õn oxaliplatin 6 Tæng kÕt ho¹t ®éng b¸o c¸o adr 6 TH¸NG §ÇU n¨m 2017 9 C¶nh b¸o an toµn thuèc 12 §IÓM TIN C¶NH GI¸C D¦îC 13 Bản tin được đăng tải trên trang tin trực tuyến Thiết kế: KS. Đặng Bích Việt DS. Lương Anh Tùng No.3 - 2017 | Bulletin of Pharmacovigilance| 1 Ph¶n øng qu¸ mÉn do thuèc: Ph¸t ban Nguồn: US Pharm. 2017;42(6):32-36. Người dịch: Lê Thị Quỳnh Giang, Lương Anh Tùng Tóm tắt: Trong thực hành, dược sĩ có thể gặp các phản ứng trên da do thuốc, đặc trưng bởi các loại tổn thương da khác nhau từ mức độ nhẹ đến đe dọa tính mạng. Có nhiều thuốc tiềm ẩn gây các loại phản ứng trên da. Phản ứng trên da thường gặp bao gồm ngoại ban, mày đay, viêm da tiếp xúc dị ứng, viêm da tiếp xúc kích thích, hội chứng quá mẫn do thuốc, ban đỏ nhiễm sắc cố định, hồng ban đa dạng, phản ứng giống bệnh huyết thanh, nhạy cảm với ánh sáng, thay đổi sắc tố da và phản ứng giả dị ứng. Dược sĩ nên trau dồi khả năng xác định những loại phản ứng trên da do thuốc thường gặp, xác định các thuốc liên quan và đưa ra các khuyến cáo điều trị. Trong thực hành, dược sĩ có thể gặp các phản ứng da trên do thuốc, đặc trưng bởi các loại tổn thương da khác nhau từ mức độ nhẹ đến đe dọa tính mạng. Công việc thường quy của dược sĩ trong thực hành dược bao gồm việc theo dõi các phản ứng có hại của thuốc. Việc đánh giá toàn diện về các thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn và thuốc có nguồn gốc tự nhiên được bệnh nhân sử dụng có thể giúp phát hiện các tác dụng không mong muốn, có thể bao gồm phản ứng trên da do thuốc (drug-induced skin reaction). Dược sĩ cần sử dụng các kỹ năng giải quyết vấn đề để xác định loại phản ứng trên da do thuốc mà bệnh nhân gặp phải, xác định mối liên hệ giữa phản ứng với tác nhân cụ thể, đưa ra các khuyến cáo điều trị phù hợp và tư vấn cho bệnh nhân. ĐÁNH GIÁ VÀ QUẢN LÝ Việc xác định một phản ứng trên da do thuốc thường thông qua chẩn đoán loại trừ. Cần loại trừ các loại ung thư da có thể gặp, cũng như nhiễm virus, bệnh lý hoặc dị ứng liên quan đến thức ăn. Phương pháp tiếp cận từng bước nên được áp dụng để xác định một ca phản ứng trên da do thuốc: 1. Khai thác tiền sử dùng thuốc đầy đủ của bệnh nhân, bao gồm tất cả các thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn và thuốc có nguồn gốc dược liệu. Xây dựng biểu đồ biểu diễn mối liên quan giữa thời gian phơi nhiễm với thuốc và phản ứng có hại, bao gồm ngày bắt đầu dùng và ngày ngừng sử dụng của tất cả các thuốc/chế phẩm. Ghi chép lại ngày dùng, liều dùng và dạng bào chế của chế phẩm sớm nhất có thể. Ngừng sử dụng bất kỳ thuốc hoặc chế phẩm nào bị nghi ngờ. 2. Kiểm tra vùng da bị tổn thương, ghi lại các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh nhân. 3. Xác định các dấu hiệu toàn thân liên quan có thể gặp, như sốt, thở khò khè, khó thở hoặc mụn nước trên da. Phản ứng liên quan đến nhiều triệu chứng toàn thân hoặc diễn biến xấu đi nhanh chóng cần được đánh giá y khoa ngay lập tức tại cơ sở y tế. Các phản ứng trên da do thuốc nghiêm trọng có thể gặp bao gồm hội chứng Stevens-Johnson và hoại tử thượng bì nhiễm độc. 4. Xác định thuốc gây phản ứng, loại phản ứng, đưa ra khuyến cáo điều trị và hướng dẫn bệnh nhân phòng tránh các phản ứng có hại trong tương lai. CÁC LOẠI PHẢN ỨNG TRÊN DA DO THUỐC Các phản ứng do thuốc có thể chia thành phản ứng liên quan đến miễn dịch và phản ứng không liên quan đến miễn dịch. Các phản ứng liên quan đến miễn dịch bao gồm: Phản ứng ngoại ban do thuốc (typ IVb, qua trung gian bạch cầu ái toan - lympho T; typ IVc, qua trung gian gây độc tế bào - lympho T); phản vệ (typ I, IgE); phù mạch (typ I, IgE); mày đay (typ I, IgE); viêm da tiếp xúc dị ứng (typ IVa, qua trung gian đại thực bào - lympho T); hội chứng quá mẫn do thuốc (typ IVb, qua trung gian bạch cầu ái toan - lympho T); ban đỏ nhiễm sắc cố định; hồng ban đa dạng; và phản Trung tâm DI & ADR Quốc gia 2 | Bản tin Cảnh giác dược | Số 3 -2017 ứng giống bệnh huyết thanh. Các phản ứng không liên quan đến miễn dịch bao gồm: thay đổi ở móng, tăng sắc tố, thay đổi màu da, giả dị ứng và một số phản ứng da khác. Có thể xem hình ảnh của một số phản ứng trên da do thuốc ở trang web miễn phí DermNet New Zealand hoặc hệ thống phần mềm hỗ trợ quyết định lâm sàng của VisualDX. CÁC PHẢN ỨNG THUỐC LIÊN QUAN ĐẾN MIỄN DỊCH Phản ứng ngoại ban do thuốc (exanthematous drug eruptions): Các phản ứng ngoại ban do thuốc còn được biết đến là phát ban dạng sởi (morbilliform) hoặc dát sần (maculopapular), là những phản ứng thuốc thường gặp nhất. Đây là loại phản ứng quá mẫn muộn, xuất hiện từ 1 đến 2 tuần sau khi bắt đầu dùng thuốc nhưng có thể xuất hiện ngay trong tuần đầu tiên sau khi ngừng thuốc; bệnh thường khỏi sau khi ngừng thuốc từ 1 đến 2 tuần. Sau khi ngừng thuốc, đôi khi phản ứng trở nên xấu hơn trước khi hồi phục dần. Khi sử dụng lại thuốc, ban đỏ thường xuất hiện lại trong 1 đến 3 ngày. Ban ngứa thường xuất hiện trên thân người hoặc vùng hăm rồi lan ra đối xứng đến các chi và cổ. Bàn tay, bàn chân và niêm mạc thường không bị ảnh hưởng. Trong hầu hết các trường hợp, các tổn thương phân bố đối xứng hai bên cơ thể. Ban có thể là những nốt đỏ có kích thước nhỏ như đầu đinh ghim (giống sởi) đến dạng tổn thương >4 mm hình bầu dục hoặc tròn, không có mụn nước hoặc mụn mủ. Các nốt ban có đường viền màu đỏ tươi và toàn bộ vùng tổn thương có màu đồng nhất. Nếu ban tiến triển, các vết tổn thương mới có thể xuất hiện và tổn thương cũ có thể lan rộng hơn. Ngứa với mức độ từ nhẹ đến nặng cũng là một triệu chứng của phản ứng này. Phản ứng tiến triển với các triệu chứng toàn thân được gọi là hội chứng quá mẫn do thuốc hoặc phản ứng thuốc với tăng bạch cầu ái toan và các triệu chứng toàn thân (DRESS). Những thuốc thường liên quan đến phản ứng ngoại ban do thuốc được liệt kê trong bảng 1. Biện pháp điều trị các phản ứng do thuốc được trình bày trong bảng 2. Mày đay (urticaria), phù mạch (angioedema), phản vệ (anaphylaxis): Mày đay, phù mạch và phản vệ là các phản ứng typ I qua trung gian IgE, có thể xuất hiện đồng thời hoặc riêng lẻ. Phản ứng xảy ra khi IgE gắn với thuốc, dẫn đến giải phóng các chất trung gian của phản ứng viêm. Các triệu chứng xuất hiện trong vòng vài phút đến vài giờ sau khi phơi nhiễm với tác nhân gây phản ứng. Phản ứng phản vệ không qua cơ chế miễn dịch gây giải phóng trực tiếp histamin (xem mục Các phản ứng thuốc không liên quan đến miễn dịch). Mày đay là các nốt ban đỏ, ngứa trên da. Phù mạch là phản ứng sưng các mô ở da, đặc biệt ở mặt và đường hô hấp. Phản vệ là đáp ứng đe dọa tính mạng xảy ra trong vòng vài phút sau khi phơi nhiễm với tác nhân gây mẫn cảm, thường kèm theo mày đay và phù mạch; đặc trưng bởi suy hô hấp do phù nề đường hô hấp, có thể tụt huyết áp và sốc. Phản ứng trên tiêu hóa cũng có thể xuất hiện. Gần như tất cả các thuốc đều có thể gây ra dạng phản ứng miễn dịch này. Danh sách các thuốc nghi ngờ thường gặp được trình bày trong bảng 1. Viêm da tiếp xúc dị ứng (allergic contact dermatitis): Viêm da tiếp xúc dị ứng thường xảy ra trong vòng 48 đến 72 giờ sau khi tiếp xúc với chất gây dị ứng; mức độ của phản ứng phụ thuộc vào độ nhạy cảm của bệnh nhân cũng như tác nhân gây dị ứng cụ thể. Phản ứng khởi phát ở vị trí phơi nhiễm với tác nhân gây dị ứng. Ban viêm da tiếp xúc có các mụn nước, ngứa (đôi khi nặng), đỏ da ở những điểm tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng và có thể lan rộng; tổn thương có ranh giới rõ ràng và thường dẫn đến ban đỏ và bong tróc da. Các trường hợp cấp tính có thể bùng phát ban đỏ, mụn nước và bọng nước; các trường hợp mạn tính có thể có biểu hiện da dày lên kèm các vết rạn và nứt da. Các tác nhân phổ biến bao gồm urushiol (cây thường xuân độc), niken, oxybenzon, neomycin và benzocain dùng tại chỗ; các tác nhân gây phản ứng chậm bao gồm neomycin, đồng và niken. Nếu không xác định được tác nhân tiếp xúc gây dị ứng, khuyến cáo sử dụng test áp bì để chẩn đoán. Niken là tác nhân phổ biến nhất được phát hiện thông qua test áp bì. Niken được tìm thấy trong khuy cài quần áo, tiền xu, đồ trang sức, ghim vòng kẹp giấy, lưỡi dao cạo, dụng cụ sửa chữa và cả thực phẩm. Methylisothiazolinon là chất bảo quản được No.3 - 2017 | Bulletin of Pharmacovigilance| 3 Bảng 1: Các thuốc thường liên quan nhất đến phản ứng trên daa Phản ứng ngoại ban do thuốc Paracetamol Alopurinol Thuốc chống co giật Thuốc chống trầm cảm Thuốc chống loạn thần Kháng sinh cephalosporin Kháng sinh fluoroquinolon Kháng sinh macrolid Minocyclin Kháng thể đơn dòng NSAID Kháng sinh penicilin Nhóm sulfonamid Mày đay, phù mạch, phản vệ Thuốc ức chế men chuyển angiotensin Kháng sinh beta-lactamb Chế phẩm máu (IV) Thuốc cản quangb NSAID (ASA, diclofenac, ibuprofen, naproxen)b Nhóm sulfonamid Hội chứng quá mẫn do thuốc Alopurinol Thuốc chống co giật (carbamazepin, lamotrigin, oxacarbazepin, phenobarbital, phenytoin) Kháng sinh cephalosporin Isoniazid Metronidazol Mynocyclin Kháng sinh penicilin Nhóm sulfonamid Nhóm thienopyridin (clopidogrel, prasugrel, ticlopidin) Ban đỏ nhiễm sắc cố định Paracetamol Ampicilin Thuốc chống trầm cảm Thuốc điều trị sốt rét Thuốc chống loạn thần Nhóm barbiturat Chất tạo màu [xanh (blue) 1,2; đỏ (red) 40; vàng (yellow) 5, 6, 10] Kháng sinh fluoroquinolon NSAID (ASA, ibuprofen, naproxen) Phenolphtalein bán không kê đơn Kháng sinh penicilin Nhóm sulfonamid Kháng sinh tetracyclin Hồng ban đa dạng Kháng sinh (amoxicilin, azithromycin, cephalosporin, ciprofloxacin, clindamycin, penicilin, các sulfonamid) Thuốc chống co giật (carbamazepin, phenytoin) Thuốc kháng nấm (fluconazol, terbinafin) Các kháng thể đơn dòng NSAID (celecoxib, ibuprofen, naproxen) Phản ứng giống bệnh huyết thanh Bupropion Cefaclor Kháng thể đơn dòng NSAID Kháng sinh penicilin Nhóm sulfonamid Viêm da tiếp xúc kích thích Acid (sulfuric) Base (ammonia, kali hydroxid, natri hydroxid) Chất tẩy rửa: Xà phòng, chất tẩy (natri lauryl sulfat, các chất khác) Bột mì Chất chống oxy hóa (benzoyl peroxid, natri hypoclorid) Găng tay cao su Dung môi (cồn, benzen) Nước tiểu Nước Dị ứng giả Thuốc ức chế men chuyển angiotensin Amphotericin B ASAb Thuốc cản quangb NSAIDb Các opiat Vancomycin Tăng sắc tố da và thay đổi màu da Sắc tố móng do thuốc Amiodaron Hydroxyurea Psoralen Kháng sinh tetracyclin (minocyclin) Nám da Estrogen Sắc tố da Bismuth (tăng sắc tố) Corticosteroid dùng tại chỗ (tăng hoặc giảm sắc tố, teo da, rạn, giãn mao mạch) Hydroxyurea (tăng sắc tố) Methotrexat (tăng sắc tố) Sắc tố nâu: Hydroxycloroquin, latanoprost nhãn khoa, minocyclin, thuốc chống trầm cảm 3 vòng Sắc tố xanh-đen: Thuốc điều trị sốt rét (cloroquin, hydroxycloroquin, hydroquinon) Sắc tố xanh-xám: Amiodaron, vàng, minocyclin, thuốc chống trầm cảm 3 vòng Sắc tố xanh: Minocyclin Cảm giác trên da Long não: Tạo cảm giác mát. Ớt: Ấm đến nóng rát, giảm dần nếu dùng liên tục. Menthol: Ban đầu mát, sau đó ấm. Methyl salicylat: Ấm. Niacin đường uống: Đỏ bừng và ấm ở mặt, tai và cổ. Ghi chú: aDanh sách các thuốc đường uống được xác định gây ra phản ứng trên da (trong nhiều báo cáo hoặc tổng quan, dữ liệu từ giám sát hậu mại hoặc thông tin kê đơn); không bao gồm hóa trị liệu và thuốc điều trị HIV. bPhản ứng hỗn hợp liên quan hoặc không liên quan đến miễn dịch. ASA: Acid acetylsalicylic; NSAID: Thuốc chống viêm không steroid. Trung tâm DI & ADR Quốc gia 4 | Bản tin Cảnh giác dược | Số 3 -2017 sử dụng trong mỹ phẩm, kem giữ ẩm và các sản phẩm dùng trong gia đình như nước tẩy rửa, dầu gội và khăn ướt. Coban là một thành phần của xi măng. Nhựa thơm Peru được tìm thấy trong nước hoa, gia vị và thuốc không kê đơn (OTC). Phenylenediamin có trong thuốc nhuộm tóc. Các thuốc có nguồn gốc tự nhiên có thể gây viêm da tiếp xúc bao gồm lô hội dùng tại chỗ, bạch quả, nhựa thơm Peru, keo ong, tinh dầu trà dùng tại chỗ và vitamin E dùng tại chỗ. Hội chứng quá mẫn do thuốc (drug hypersensitivity syndrome): Đây là phản ứng nghiêm trọng typ IVb, được xem như một phản ứng đặc ứng hoặc dị ứng. Trước đây, hội chứng quá mẫn do thuốc có liên quan đến DRESS, nhưng không phải tất cả các phản ứng đều có tăng bạch cầu ái toan; do đó, thuật ngữ hội chứng quá mẫn do thuốc mô tả chính xác về hội chứng này hơn. Các phát hiện khác nhau cho thấy một loạt các triệu chứng thường bắt đầu từ 1 đến 8 tuần sau lần đầu phơi nhiễm, có thể nặng hơn sau khi ngừng thuốc và có thể gây tử vong nếu Bảng 2: Điều trị phản ứng trên da do thuốca Phản ứng Điều trị Phản ứng ngoại ban do thuốc Thuốc kháng histaminb Mày đay, phù mạch, phản vệ Thuốc kháng histaminb Glucocorticoid toàn thân: Prednison 0,5-1 mg/kg/ngày đường uống trong 3-5 ngày Montelukast (phù mạch) Adrenalin (trường hợp nặng) Viêm da tiếp xúc dị ứng Corticosteroid tại chỗ: Hiệu lực thấp (vùng da mỏng)c, trung bìnhd, caoe Hội chứng quá mẫn do thuốc Corticosteroid toàn thân: Prednison 1-2 mg/kg/ngày đường uống và giảm liều từ từ Hồng ban cố định Thận trọng theo dõi Corticosteroid tại chỗ: Hiệu lực thấpc, trung bìnhd Kháng histaminb Hồng ban đa dạng Kháng histaminb Corticosteroid tại chỗ: Hiệu lực thấpc, trung bìnhd Phản ứng giống bệnh huyết thanh Kháng histaminb NSAID (nếu có đau khớp) Corticosteroid toàn thân: Prenison 1 mg/kg/ngày đường uống Viêm da tiếp xúc kích thích Làm sạch nhẹ nhàng Kem làm ẩm Corticosteroid tại chỗ: Hiệu lực thấpc, trung bìnhd Nhạy cảm ánh sáng: Ngộ độc ánh sáng Dị ứng ánh sáng Kem chống nắng (dự phòng) Túi chườm mát NSAID Corticosteroid toàn thân (phản ứng nặng): Prednison 40-60 mg/ngày, đường uống trong 2-3 ngày Corticosteroid tại chỗ: Hiệu lực thấpc, trung bìnhd Thay đổi màu và sắc tố: Tăng sắc tố Nám da Hydroquinon tại chỗ Tretioin tại chỗ Dị ứng giả Thuốc kháng histaminb aTrong tất cả các trường hợp, ngừng thuốc nghi ngờ là trọng tâm của liệu pháp điều trị. bDiphenylhydramin 25-50 mg đường uống mỗi 6 giờ, hydroxyzin 25-50 mg đường uống mỗi 6 giờ, cetirizin 10-20 mg đường uống 2 lần/ngày. cDesonid 0,05% 2 lần/ngày, hydrocortison 2,5% 2-3 lần/ngày. dTriamcinolon 0,1% 2 lần/ngày, mometason 0,1% 2 lần/ngày, fluocinolon 0,01% 2 lần/ngày. eClobetasol 0,05% 2 lần/ngày, fluocinonid 0,05-0, ... ệnh nhân dị ứng với protein sữa bò. Lactose đóng vai trò tá dược trong các chế phẩm này được chiết xuất từ sữa bò, do đó có thể lẫn dư lượng protein sữa bò có thể gây ra các phản ứng dị ứng trên bệnh nhân dị ứng với protein sữa bò. Sử dụng các chế phẩm này trong điều trị phản ứng dị ứng cấp có thể làm nặng thêm tình trạng dị ứng đã có hoặc xuất hiện phản ứng nặng trên những bệnh nhân dị ứng với protein sữa bò. Nên cân nhắc đến khả năng dị ứng với protein sữa bò nếu các triệu chứng nặng thêm hoặc xuất hiện các triệu chứng dị ứng mới sau khi sử dụng các chế phẩm này. Khi đó, cần ngừng ngay việc sử dụng các chế phẩm này và xử trí hợp lý cho bệnh nhân. Trước đó, ngày 01/8/2017, Nhóm điều phối thuốc sử dụng trên người được phê duyệt theo quy trình không tập trung và thừa nhận lẫn nhau (CMDh) đã xác nhận các khuyến cáo của Ủy ban Đánh giá Nguy cơ Cảnh giác Dược (PRAC) thuộc Cơ quan Quản lý Dược phẩm châu Âu (EMA) về việc cập nhật tờ thông tin sản phẩm của các chế phẩm methylprednisolon đường tiêm chứa lactose để thể hiện rằng các chế phẩm này không được sử dụng cho bệnh nhân dị ứng với protein sữa bò. Nguy cơ hiếm gặp hắc võng mạc trung tâm thanh dịch khi dùng corticosteroid đường toàn thân và tại chỗ Trong bản tin Drug Safety Update tháng 8/2017, Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Sản phẩm Y tế Anh (MHRA) cảnh báo nguy cơ hiếm gặp hắc võng mạc trung tâm thanh dịch (central serous chorioretinopathy - CSCR) khi dùng corticosteroid đường toàn thân và tại chỗ. Corticosteroid được sử dụng cho nhiều chỉ định trong điều trị hoặc ngăn ngừa các triệu chứng viêm và dị ứng, thường bao gồm hen và viêm mũi dị ứng; các rối loạn viêm hệ thống, ví dụ viêm khớp dạng thấp; các bệnh về da như eczema. CSCR được đặc trưng bởi sự tích tụ dịch dưới võng mạc ở cực sau đáy mắt, cuối cùng dẫn đến bong võng mạc. CSCR thường chỉ ảnh hưởng đến một mắt và có thể gây nhìn mờ và biến dạng, trong đó các vật thể khi quan sát bằng mắt bị ảnh hưởng thường nhỏ hơn và méo mó. Bệnh nhân cũng có thể gặp khó khăn với ánh đèn sáng và độ nhạy tương phản. Tuy cơ chế chính xác dẫn đến CSCR còn chưa rõ, nhưng một số yếu tố nguy cơ đã được mô tả, bao gồm việc sử dụng corticosteroid đường toàn thân, có thai và hội chứng Cushing, được cho là có liên quan đến tác động của cortisol trên mắt. CSCR gần đây cũng đã được ghi nhận sau khi sử dụng corticosteroid tại chỗ bằng đường hít, đường mũi, ngoài màng cứng, trong khớp, tại chỗ trên da và quanh mắt. Đây là một tác dụng phụ hiếm gặp ở tất cả các công thức. Nhìn mờ là một triệu chứng của CSCR và cũng là một tác dụng không mong muốn đã Quý đồng nghiệp có thể tham khảo nội dung các văn bản trên tại địa chỉ Trung tâm DI & ADR Quốc gia 14 | Bản tin Cảnh giác dược | Số 3 -2017 được ghi nhận khi sử dụng steroid. Có nhiều nguyên nhân gây mờ mắt, bao gồm đục thủy tinh thể và tăng nhãn áp. Chống chỉ định các chế phẩm có chứa trimebutin ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi: Khuyến cáo từ ANSM Trimebutin là thuốc chống co thắt dùng trong tiêu hóa. Các thuốc chứa trimebutin đã được đánh giá lại về cân bằng lợi ích và nguy cơ trong khuôn khổ một chương trình đánh giá các thuốc đã được đăng ký lưu hành trước năm 2005. Đánh giá thông tin an toàn liên quan đến trimebutin cho thấy các phản ứng có hại đã được ghi nhận chủ yếu là phản ứng trên da và miễn dịch dị ứng. Các phản ứng trên thần kinh (buồn ngủ, co giật) và tim mạch (nhịp tim chậm) cũng đã được báo cáo trong trường hợp quá liều hoặc sai sót liên quan đến thuốc, đặc biệt trên trẻ đang bú mẹ. Do hiệu quả thấp và nguy cơ gặp phản ứng có hại nghiêm trọng ở trẻ em dưới 2 tuổi, cần chống chỉ định sử dụng các chế phẩm chứa trimebutin ở trẻ em dưới 2 tuổi. Các chỉ định của các thuốc chứa trimebutin dạng uống và tiêm được giới hạn lại trong: - Đường uống: Điều trị triệu chứng đau, rối loạn nhu động và khó chịu liên quan đến rối loạn chức năng ruột. - Đường tiêm: Điều trị triệu chứng đau, rối loạn nhu động và khó chịu liên quan đến rối loạn chức năng ruột khi không thể dùng đường uống. Tránh dùng natri polystyren sulfonat đồng thời với tất cả các thuốc khác theo đường uống: Khuyến cáo từ FDA Hoa Kỳ Ngày 6/9/2017, Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA Hoa Kỳ) đưa ra khuyến cáo về việc tránh dùng natri polystyren sulfonat đồng thời với tất cả các thuốc khác theo đường uống. Một nghiên cứu đã cho thấy natri polystyren sulfonat liên kết với nhiều thuốc được kê đơn phổ biến được theo đường uống, làm giảm hấp thu thuốc và do đó giảm tác dụng của các thuốc này. Để giảm nguy cơ trên, FDA Hoa Kỳ khuyến cáo nên dùng natri polystyren sulfonat và các thuốc khác theo đường uống cách nhau ít nhất 3 giờ. Thông tin về việc giãn cách thời gian sử dụng của các thuốc sẽ được cập nhật vào tờ hướng dẫn sử dụng của natri polystyren sulfonat. Natri polystyren sulfonat được dùng để điều trị tăng kali máu, thông qua khả năng gắn với kali trong ruột, từ đó giúp loại bớt kali ra khỏi cơ thể. Khi kê đơn natri polystyren sulfonat, cán bộ y tế cần tư vấn bệnh nhân uống cách các thuốc khác ít nhất 3 giờ. Với bệnh nhân liệt dạ dày hoặc mắc bệnh lý làm chậm tháo rỗng thức ăn từ dạ dày xuống ruột non, thời gian giãn cách trên cần tăng lên đến 6 giờ. Rút khỏi thị trường paracetamol dạng giải phóng biến đổi: Khuyến cáo từ PRAC Ngày 01/9/2017, PRAC đã khuyến cáo rút khỏi thị trường các chế phẩm paracetamol dạng giải phóng biến đổi hay giải phóng kéo dài (được thiết kế để giải phóng paracetamol chậm trong thời gian dài hơn so với các chế phẩm giải phóng tức thì thông thường). Quyết định được đưa ra do những chế phẩm này có cách thức giải phóng paracetamol vào cơ thể phức tạp, gây khó khăn trong việc xử trí quá liều ở bệnh nhân. Sau khi đánh giá các nghiên cứu đã công bố và tham khảo ý kiến chuyên gia, PRAC đã xác nhận rằng khi được sử dụng ở những chỉ định đã được phê duyệt, viên nén paracetamol giải phóng biến đổi có những lợi ích và nguy cơ chấp nhận được. Tuy nhiên, kinh nghiệm thực tế cho thấy trong trường hợp quá liều, do cách paracetamol trong các chế phẩm giải phóng biến đổi được giải phóng trong cơ thể, các biện pháp điều trị thông thường đối với quá liều chế phẩm giải phóng tức thì không còn phù hợp. Do đó, PRAC khuyến cáo ngừng lưu hành các chế phẩm này trên thị trường. Khuyến cáo dành cho cán bộ y tế: - Cần khuyên bệnh nhân báo cáo nếu có biểu hiện nhìn mờ hoặc các rối loạn thị giác khác trong quá trình điều trị bằng corticosteroid. - Cân nhắc chuyển đến bác sĩ chuyên khoa mắt để đánh giá các nguyên nhân có thể gây ra tình trạng này nếu bệnh nhân có vấn đề về thị giác. No.3 - 2017 | Bulletin of Pharmacovigilance| 15 Thông tin liên quan đến tính an toàn của thuốc cản quang có chứa gadolinium; thuốc chứa codein, tramadol; thuốc chứa hyoscin butylbromid dạng tiêm; thuốc chứa risperidon; thuốc sát trùng chứa clorhexidin gluconat Ngày 15/8/2017, Cục Quản lý Dược đã có công văn số 12312/QLD-TT cung cấp các thông tin liên quan đến tính an toàn của các thuốc trên với một số nội dung chính: 1. Thuốc cản quang chứa gadolinium: Trước đây, PRAC đã khuyến cáo tạm ngừng lưu hành một số thuốc cản quang chứa gadolinium dạng tiêm tĩnh mạch. Thông tin bổ sung: Theo thông báo ngày 21/7/2017 của EMA, hiện chưa có bằng chứng về sự lắng đọng gadolium trong não gây ra tác hại cho bệnh nhân; tuy nhiên EMA khuyến cáo giới hạn việc sử dụng một số chế phẩm chứa gadolinium mạch thẳng đường tĩnh mạch để phòng ngừa nguy cơ có thể xảy ra liên quan đến lắng đọng gadolinium trong não. Theo đó: - Các chế phẩm mạch thẳng acid gadoxetic và acid gadobenic dùng qua đường tĩnh mạch có thể tiếp tục sử dụng trong chụp gan vì các chất này được hấp thụ ở gan và đáp ứng nhu cầu chẩn đoán quan trọng. Acid gadopentetic tiêm trực tiếp vào khớp có thể tiếp tục được sử dụng trong chụp khớp vì liều của gadolinium sử dụng tiêm vào khớp rất thấp. - Tất cả các chế phẩm mạch thẳng khác dùng qua đường tĩnh mạch (gadodiamid, acid gadopentetic và gadoversetamid) cần được tạm ngừng ở EU. - Các chế phẩm gadolinium mạch vòng (gadobutrol, acid gadoteric và gadoteridol) ổn định hơn và có xu hướng giải phóng gadolinium thấp hơn các chế phẩm mạch thẳng. Các chế phẩm này có thể được tiếp tục sử dụng với chỉ định hiện tại nhưng dùng với liều thấp nhất đủ để tăng cường hình ảnh và chỉ khi biện pháp chụp không cần tăng cường hình ảnh không phù hợp. 2. Thuốc chứa codein để điều trị ho và giảm đau, thuốc giảm đau chứa tramadol: Ngày 20/4/2017, FDA Hoa Kỳ đã thông báo giới hạn sử dụng codein và tramadol ở trẻ em. Các thuốc này có những nguy cơ nghiêm trọng, bao gồm thở chậm hoặc khó thở, có thể dẫn đến tử vong do suy hô hấp, những nguy cơ này xảy ra nghiêm trọng hơn ở trẻ em dưới 12 tuổi. Hiện tại, các thuốc chứa đơn thành phần codein và tất cả các thuốc chứa tramadol được FDA Hoa Kỳ phê duyệt chỉ sử dụng cho đối tượng người lớn. FDA Hoa Kỳ đã yêu cầu thay đổi nhãn thuốc của tất cả các sản phẩm thuốc kê đơn có chứa các thành phần nêu trên, cụ thể: - Codein không sử dụng để điều trị giảm đau và ho; tramadol không được sử dụng để điều trị giảm đau ở trẻ em dưới 12 tuổi. - Chống chỉ định sử dụng tramadol ở trẻ em dưới 18 tuổi để giảm đau sau thủ thuật cắt amiđan và/hoặc nạo V.A. (đối với codein, FDA Hoa Kỳ đã yêu cầu bổ sung chống chỉ định này từ tháng 02/2013). - Cảnh báo không khuyến cáo sử dụng codein và tramadol cho thanh thiếu niên từ 12 đến 18 tuổi béo phì hoặc có các tình trạng bệnh lý như ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn hoặc bệnh phổi nghiêm trọng, do đây là những yếu tố làm tăng nguy cơ của những vấn đề hô hấp nghiêm trọng. - Cảnh báo các bà mẹ không cho con bú khi đang điều trị với codein hoặc tramadol do nguy cơ các phản ứng bất lợi nghiêm trọng có thể gặp phải ở trẻ bú mẹ. Những phản ứng bất lợi này bao gồm: Uể oải, ngủ nhiều, khó cho ăn hoặc các vấn đề nghiêm trọng về hô hấp, thậm chí tử vong. So với các khuyến cáo tại công văn số 12973/QLD-ĐK ngày 07/7/2016 của Cục Quản lý Dược Việt Nam về yêu cầu cập nhật thông tin dược lý của các thuốc chứa codein, FDA Hoa Kỳ có khuyến cáo bổ sung như sau: + Đối với chỉ định giảm đau: Theo công văn hướng dẫn là chỉ định cho bệnh nhân trên 12 tuổi và khuyến cáo không sử dụng cho đối tượng này, tuy nhiên FDA Hoa Kỳ đã chuyển từ khuyến cáo sang chống chỉ định cho trẻ dưới 12 tuổi. + Bổ sung khuyến cáo không sử dụng codein cho thanh thiếu niên từ 12 đến 18 tuổi béo phì hoặc có các tình trạng bệnh như ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn hoặc bệnh phổi nghiêm trọng, đây là những yếu tố làm tăng nguy cơ của những vấn đề hô hấp nghiêm trọng (cả chỉ định giảm đau và điều trị ho). Trung tâm DI & ADR Quốc gia 16 | Bản tin Cảnh giác dược | Số 3 -2017 3. Thuốc chứa hyoscin butylbromid dạng tiêm: Trong ấn phẩm Drug Safety Update tháng 02/2017, MHRA có cảnh báo về nguy cơ gặp những tác dụng bất lợi nghiêm trọng khi sử dụng các thuốc hyoscin butylbromid dạng tiêm ở những bệnh nhân bị bệnh tim. Theo đó, thông tin kê đơn của các thuốc này sẽ được cập nhật nhằm giảm thiểu nguy cơ của tác dụng bất lợi nghiêm trọng ở bệnh nhân có bệnh tim mạch. MHRA cũng đưa ra khuyến cáo cho các cán bộ y tế như sau: - Hyoscin butylbromid dạng tiêm có thể gây ra các tác dụng bất lợi nghiêm trọng, bao gồm nhịp tim nhanh, hạ huyết áp và phản ứng phản vệ. - Các tác dụng bất lợi nghiêm trọng này có thể dẫn đến tử vong ở bệnh nhân có bệnh tim như suy tim, bệnh tim mạch vành, loạn nhịp tim hoặc tăng huyết áp. - Hyoscin butylbromid dạng tiêm nên được sử dụng thận trọng ở bệnh nhân bị bệnh tim. - Cần giám sát chặt chẽ các bệnh nhân này và đảm bảo sẵn sàng phương tiện cũng như nhân lực cấp cứu khi cần thiết. - Hyoscin butylbromid dạng tiêm vẫn tiếp tục bị chống chỉ định cho bệnh nhân bị nhịp tim nhanh. 4. Thuốc chứa risperidon: Ngày 20/12/2016, Cơ quan Khoa học Y tế Singapore (HSA) đã thông báo giới hạn chỉ định của risperidon trong điều trị sa sút trí tuệ. Risperidon hiện đang được phê duyệt để điều trị rối loạn hành vi ở bệnh nhân sa sút trí tuệ. Đánh giá của HSA cho thấy risperidon ở liều điều trị cho hiệu quả trên bệnh nhân cao tuổi sa sút trí tuệ mức độ vừa hoặc nặng, bao gồm sa sút trí tuệ do Alzheimer, sa sút trí tuệ do bệnh mạch máu hoặc sa sút trí tuệ hỗn hợp. Các biến cố mạch máu não như đột quỵ hoặc thiếu máu não cục bộ thoáng qua, bao gồm cả tử vong đã được ghi nhận trong các thử nghiệm lâm sàng sử dụng risperidon điều trị rối loạn tâm thần do sa sút trí tuệ trên bệnh nhân cao tuổi. Dữ liệu an toàn thuốc sau khi thuốc lưu hành trên thị trường cho thấy bệnh nhân sa sút trí tuệ do bệnh mạch máu hoặc sa sút trí tuệ hỗn hợp sử dụng risperidon gặp phải biến cố mạch máu não với tỷ lệ cao hơn so với bệnh nhân sa sút trí tuệ do Alzheimer. Kết quả gộp từ các nghiên cứu có đối chứng cho thấy nguy cơ biến cố mạch máu não tăng lên 2,1 lần (biến cố mạch máu não ở mức độ nghiêm trọng có thể tăng lên 2,7 lần) trên bệnh nhân sa sút trí tuệ do bệnh mạch máu hoặc sa sút trí tuệ hỗn hợp so với bệnh nhân sa sút trí tuệ do Alzheimer. Để giảm thiểu nguy cơ này, HSA khuyến cáo risperidon chỉ được chỉ định để điều trị ngắn hạn trên bệnh nhân sa sút trí tuệ do Alzheimer mức độ trung bình đến nặng không đáp ứng với các biện pháp không dùng thuốc; không còn được khuyến cáo sử dụng cho các týp khác của sa sút trí tuệ nữa (sa sút trí tuệ thể hỗn hợp/ sa sút trí tuệ do mạch máu). Quyết định tương tự cũng đã được đưa ra bởi Cơ quan Quản lý Y tế Canada (Health Canada) và Cơ quan Quản lý các Sản phẩm Điều trị Úc (TGA). EMA giới hạn thêm thời gian sử dụng risperidon để điều trị ngắn hạn các hành vi gây hấn trường diễn ở bệnh nhân sa sút trí tuệ do Alzheimer mức độ trung bình đến nặng không đáp ứng với các biện pháp không dùng thuốc và có nguy cơ gây hại cho bản thân hoặc người khác là không quá 6 tuần. 5. Thuốc sát trùng ngoài da chứa hoạt chất clorhexidin gluconat: FDA Hoa Kỳ đã cảnh báo: - Các phản ứng dị ứng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng (thở khò khè hay khó thở, sưng mặt, mề đay và có thể nhanh chóng tiến triển thành các triệu chứng nghiêm trọng hơn như phát ban nghiêm trọng hay sốc) đã được báo cáo liên quan đến các sản phẩm sát trùng ngoài da được sử dụng rộng rãi có chứa clorhexidin gluconat. - Mặc dù hiếm gặp nhưng số lượng báo cáo của các phản ứng dị ứng nghiêm trọng liên quan đến các sản phẩm này đã liên tục tăng trong các năm gần đây. - FDA Hoa Kỳ đã yêu cầu các nhà sản xuất cập nhật trên nhãn các thuốc chứa clorhexidin gluconat (cả dạng sát trùng ngoài da, súc miệng hay dạng lát mỏng dùng đường miệng để điều trị các bệnh về nướu) cảnh báo về nguy cơ nêu trên.
File đính kèm:
- phan_ung_qua_man_do_thuoc.pdf