Phân tích tác động của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đến thị trường chứng khoán Việt Nam

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu năm 2018-2019 với nhiều biến động, trong đó, nổi bật nhất là cuộc chiến

tranh thương mại giữa hai cường quốc Mỹ và Trung Quốc đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế

thế giới nói chung và thị trường chứng khoán Việt Nam nói riêng. Bài viết đã đi sâu vào phân tích nguyên

nhân cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung xảy ra và nhìn nhận những tác động của cuộc chiến đến thị trường

chứng khoán Việt Nam từ năm 2017 đến tháng 9/2019. Từ những phân tích và nhìn nhận được từ tác động

của cuộc chiến, bài viết đã nêu lên một số kiến nghị và giải pháp nhằm hạn chế những rủi ro xảy ra và gia

tăng những cơ hội nhận được cho thị trường chứng khoán Việt Nam trước những xung đột kinh tế mà

cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đã và đang đem lại

pdf 7 trang phuongnguyen 1000
Bạn đang xem tài liệu "Phân tích tác động của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đến thị trường chứng khoán Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phân tích tác động của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đến thị trường chứng khoán Việt Nam

Phân tích tác động của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đến thị trường chứng khoán Việt Nam
54 Taïp chí nghieân cöùu Taøi chính keá toaùn
NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅI Soá 10 (195) - 2019
1. Giới thiệu
Trong thời gian vừa qua, thuật ngữ “Chiến 
tranh thương mại”và “Phá giá tiền tệ” liên tục 
được nhắc đến trên các kênh truyền thông với 
những diễn biến liên tục liên quan đến tranh 
chấp thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Vậy, 
thật sự chiến tranh thương mại và phá giá tiền tệ 
là gì và chúng có ảnh hưởng đến các quốc gia ra 
sao? Chúng ta cùng đi tìm hiểu về nội dung này.
Đầu tiên, “Chiến tranh thương mại - Trade 
war” hay còn gọi là chiến tranh mậu dịch là hiện 
tượng trong đó hai hay nhiều quốc gia tăng hoặc 
tạo ra thuế quan hoặc các loại rào cản thương 
mại bao gồm: giấy phép xuất nhập khẩu, hạn 
ngạch xuất khẩu, yêu cầu trong hàng hóa xuất 
nhập, hạn chế thương mại với nhau nhằm đáp 
trả những rào cản thương mại của nước đối lập.
Khi chiến tranh thương mại diễn ra làm cho 
chế độ bảo hộ được tăng cường, điều này làm 
cho sản xuất hàng hóa của cả hai nước tiến dần 
đến mức tự cung tự cấp để đáp ứng những nhu 
cầu tiêu dùng không được thỏa mãn bởi nhập 
khẩu hạn chế, cuối cùng, dẫn đến nguy cơ làm 
cho sản phẩm quá đắt đối với người tiêu dùng 
nội địa và hạn chế giao lưu thương mại hàng hóa 
giữa hai quốc gia.
“Phá giá tiền tệ” là việc một quốc gia làm 
giảm đồng nội tệ của mình so với đồng ngoại tệ, 
khiến cho đồng nội tệ mất giá ở một mức nào đó. 
Biểu hiện bên ngoài của phá giá tiền tệ là sự tăng 
lên của tỷ giá danh nghĩa. Bản chất của vấn đề 
này chính là một quốc gia đánh tụt sức mua danh 
nghĩa đồng nội tệ so với các ngoại tệ.
Tác động tích cực của phá giá tiền tệ là giúp 
cho quốc gia đó gia tăng xuất khẩu, hạn chế 
nhập khẩu và cải thiện tình trạng của cán cân 
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI 
MỸ - TRUNG ĐẾN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 
Ths. Hoàng Thị Quỳnh Anh*
Ngày nhận bài: 4/9/2019
Ngày chuyển phản biện: 6/9/2019
Ngày nhận phản biện: 19/9/2019
Ngày chấp nhận đăng: 23/9/2019
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu năm 2018-2019 với nhiều biến động, trong đó, nổi bật nhất là cuộc chiến 
tranh thương mại giữa hai cường quốc Mỹ và Trung Quốc đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế 
thế giới nói chung và thị trường chứng khoán Việt Nam nói riêng. Bài viết đã đi sâu vào phân tích nguyên 
nhân cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung xảy ra và nhìn nhận những tác động của cuộc chiến đến thị trường 
chứng khoán Việt Nam từ năm 2017 đến tháng 9/2019. Từ những phân tích và nhìn nhận được từ tác động 
của cuộc chiến, bài viết đã nêu lên một số kiến nghị và giải pháp nhằm hạn chế những rủi ro xảy ra và gia 
tăng những cơ hội nhận được cho thị trường chứng khoán Việt Nam trước những xung đột kinh tế mà 
cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đã và đang đem lại.
• Từ khóa: chiến tranh thương mại, phá giá tiền tệ, thị trường chứng khoán, thuế quan.
In the context of the Global economy in 2018-
2019 with many fluctuations, in which, the most 
prominent is the trading war between the two 
power countries: America and China that has 
seriously affected the world economy in general 
and Vietnam stock market in particular. The 
paper went into the analysis of the causes of the 
America - China trading war and looked at the 
effects of the war on Vietnam’s stock market from 
2017 to September 2019. From the analysis and 
insights from the impact of the war, the article 
has raised a number of recommendations and 
solutions to limit risks and increase opportunities 
for Vietnam stock market before the economic 
conflicts that the America-China trading war has 
been bringing.
• Keywords: the trading war, currency devaluation, 
stock market, tariff.
* Trường Đại học Lạc Hồng
55Taïp chí nghieân cöùu Taøi chính keá toaùn
thương mại và tài khoản vãng lai, đồng thời giúp 
cho quốc gia đó tăng trưởng kinh tế. Ngược lại, 
phá giá tiền tệ sẽ có tác động làm gia tăng rủi ro 
lạm phát, gia tăng gánh nặng nợ nước ngoài của 
quốc gia đó. Bên cạnh đó, khiến cho người dân 
mất lòng tin vào giá trị đồng nội tệ và chính sách 
điều hành tỷ giá của chính phủ.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Diễn biến và nguyên nhân của Chiến 
tranh thương mại Mỹ và Trung Quốc
Với nhiệm kì Tổng thống đầu tiên của mình 
từ tháng 1/2017, theo như những lời đã tuyên 
thệ và cam kết khi được đắc cử Tổng thống Mỹ, 
ông Donald Trump đã có những chính sách điều 
hành đất nước kiên quyết và mạnh tay, đặc biệt 
trong các lĩnh vực: Thuế quan, bảo hộ lao động, 
nhập cư và chính sách đối ngoại. Đối với chính 
sách đối ngoại, ông Trump đề cao khẩu hiệu 
“Nước Mỹ trước tiên”, do đó nhiều khả năng 
tình hình căng thẳng về lợi ích và nghĩa vụ giữa 
Mỹ và các nước đồng minh sẽ tăng cao. 
Với những chủ trương cứng rắn, bảo hộ nền 
mậu dịch nước nhà cùng với sứ mệnh của nước 
Mỹ, quan hệ thương mại Mỹ - Trung đã diễn 
biến theo chiều hướng xấu khi đầu tháng 7/2018, 
cụ thể là ngày 6 tháng 7, Chính phủ Mỹ tuyên 
bố áp thuế 25% đối với 818 mặt hàng nhập khẩu 
từ Trung Quốc với giá trị gần 34 tỷ USD, chủ 
yếu trong các lĩnh vực công nghệ cao. Đáp trả 
động thái này, Trung Quốc cũng áp dụng 25% 
đối với 545 mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ với tổng 
giá trị 34 tỷ USD. Trong tháng 8/2019, cuộc 
chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc tiếp 
tục nóng lên sau khi Mỹ tuyên bố sẽ tăng thuế 
đối với sản phẩm trị giá 300 tỷ USD của Trung 
Quốc lên 10% kể từ ngày 1/9/2019. Trước tuyên 
bố này của Mỹ, Trung Quốc đã can thiệp bằng 
công cụ tiền tệ khi phá vỡ mức 7 nhân dân tệ 
đổi 1USD vào ngày 5/8 và diễn biến căng thẳng 
hơn khi chính quyền Triump và Bộ Tài chính 
Mỹ chính thức thông báo Trung Quốc là “Quốc 
gia thao túng tiền tệ”. 
Ngày 23/8/2019, căng thẳng thương mại giữa 
hai nước được đẩy lên nấc cao mới khi hai bên 
tuyên bố sẽ áp mức thuế quan cao hơn để trả đũa 
lẫn nhau; theo đó Trung Quốc tuyên bố sẽ áp 
mức thuế 5% hoặc 10% đối với 75 tỷ USD hàng 
hóa Mỹ (hiệu lực từ ngày 1/9 và 15/12/2019). 
Ngay lập tức, Tổng thống D. Trump tuyên 
bố đáp trả bằng cách sẽ nâng mức thuế lên 
30% (thay vì mức đang áp dụng 25%) đối với 
250 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc (hiệu lực từ 
ngày 1/10/2019) và sẽ áp mức thuế 15% đối với 
300 tỷ USD hàng hóa còn lại từ Trung Quốc 
từ 1/9/2019 (thay cho mức 10% như kế hoạch 
trước đó; trong đó, có một số mặt hàng sẽ bị áp 
thuế từ 15/12/2019); đồng thời, Mỹ cũng tuyên 
bố có kế hoạch có thể rút các doanh nghiệp Mỹ 
ra khỏi Trung Quốc.
Như vậy, nếu không có gì thay đổi, gần như 
toàn bộ hàng hóa xuất nhập khẩu của hai nước 
sẽ bị áp thuế cao hơn, với thời điểm xa nhất là 
ngày 15/12/2019.
Những diễn biến căng thẳng như vậy đã ảnh 
hưởng trực tiếp và nặng nề lên giá trị giao dịch 
trên thị trường tài chính nói chung và thị trường 
chứng khoán ở các quốc gia nói riêng. Vậy, 
nguyên nhân nào đã dẫn đến cuộc chiến tranh 
thương mại giữa hai cường quốc này?
Nguyên nhân sâu xa chính là mâu thuẫn lợi 
ích ngày càng gay gắt giữa hai quốc gia. Theo 
dự báo của các nhà kinh tế thì đến năm 2030, 
GDP danh nghĩa của Trung Quốc có thể sẽ vượt 
Mỹ. Song tính theo giá cả ngang bằng sức mua 
(PPP), GDP của Trung Quốc hiện nay đã vượt 
qua Mỹ (Hình 1). Mỹ và Trung Quốc cũng chính 
là hai quốc gia có quan hệ thương mại rất lớn 
với nhau: Mỹ là nước nhập khẩu lớn nhất của 
Trung Quốc và Trung Quốc là nước nhập khẩu 
lớn nhất của Mỹ.
Nhưng những năm gần đây, khi Trung Quốc 
đang dần bộc lộ tham vọng thay thế Mỹ ở vị trí 
thống lĩnh trên mặt trận chính trị thế giới đã làm 
tình hình cạnh tranh giữa hai quốc gia này càng 
trở nên gay gắt hơn.
Các nguyên nhân cụ thể giải thích cho những 
căng thẳng về thương mại giữa Mỹ và Trung 
Quốc có thể được kể đến như sau:
Thứ nhất, thâm hụt thương mại giữa Mỹ và 
Trung Quốc ngày càng lớn
NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅISoá 10 (195) - 2019
56 Taïp chí nghieân cöùu Taøi chính keá toaùn
Nguyên nhân này được xem là nguyên nhân 
trực tiếp gây ra cuộc chiến tranh thương mại giữa 
hai cường quốc năm 2017. Trong năm 2017, Mỹ 
nhập khẩu 505 tỷ USD hàng hóa từ Trung Quốc, 
trong khi chỉ xuất khẩu 129 tỷ USD sang Trung 
Quốc. Như vậy, thâm hụt thương mại của Mỹ 
và Trung Quốc đã lên đến 375 tỷ USD (Bảng 
1). Tiếp theo chuỗi ngày thâm hụt thương mại 
liên tục tăng từ năm 2001, khi Trung Quốc chính 
thức gia nhập tổ chức WTO.
Thứ hai, chính sách cầm quyền của Tổng 
thống Donald Trump
Ngay khi lên cầm quyền, mọi chính sách 
được chính phủ Mỹ và Tổng thống Donald 
Triump đưa ra nhằm đảm bảo công việc và cuộc 
sống ổn định cho dân Mỹ, hạn chế đưa nước Mỹ 
vào những hoạt động chính trị không lợi ích. 
Tuy nhiên, chính sách điều hành này của Mỹ do 
quá đề cao bản thân và người dân nước mình 
nên cũng dễ dàng gây ra những xung đột lợi ích 
với những nước được xem là đồng 
minh của Mỹ (như EU, Nhật Bản, 
Hàn Quốc) hay cả các nước láng 
giềng như Canada và Mexico. Và 
khi nhắc tới mặt trận kinh tế, Trung 
Quốc chính là đối thủ đáng gờm 
nhất mà chính quyền Mỹ luôn cân 
nhắc và đưa lên ưu tiên hàng đầu 
trong định hướng phát triển của 
nước mình.
Thứ ba, tham vọng của Trung 
Quốc trong lĩnh vực công nghệ
Nếu như thâm hụt thương mại 
giữa Mỹ với Trung Quốc chính 
là nguyên nhân chính gây ra cuộc 
chiến tranh thương mại thì vấn đề 
cốt lõi khác khiến căng thẳng 
giữa hai nước này leo thang 
chính là mối quan ngại của 
Mỹ về tham vọng trở thành 
quốc gia công nghệ hàng đầu 
của Trung Quốc.
Trung Quốc đang đầu tư 
rất mạnh vào chương trình 
“Sản xuất tại Trung Quốc 
2025 - Made in China 2025” 
để tạo động lực phát triển 
phục vụ cho mục tiêu trở thành nền kinh tế tiên 
tiến trên thế giới, không phụ thuộc vào nhập 
khẩu các công nghệ then chốt từ các đối thủ 
cạnh tranh, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ 
cao, công nghệ Internet 5G, hàng không vũ trụ 
Tuy nhiên, do trình độ công nghệ chưa đồng đều 
và còn nhiều hạn chế, cho nên các công ty Trung 
Quốc vẫn phải dựa vào các công nghệ cốt lõi ở 
Mỹ. 
Chính điều này khiến cho Mỹ cáo buộc Trung 
Quốc có những thỏa thuận ngầm buộc các công 
ty Mỹ phải chuyển giao công nghệ cho các đối 
tác Trung Quốc để mua lại và ăn cắp công nghệ 
hay thực hiện các hoạt động mua bán, sáp nhập 
với các công ty công nghệ Mỹ. Trung Quốc bác 
bỏ cáo buộc này 
Thứ tư, vấn đề sở hữu trí tuệ bị vi phạm 
nghiêm trọng ở Trung Quốc
NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅI Soá 10 (195) - 2019
Nguyên nhân sâu xa chính là mâu thuẫn lợi ích ngày càng gay gắt giữa hai quốc gia. Theo dự báo 
của các nhà kinh tế thì đến năm 2030, GDP danh nghĩa của Trung Quốc có thể sẽ vượt Mỹ. Song 
tính theogiá cả ngang bằng sức mua (PPP), GDP của Trung Quốc hiện nay đã vượt qua Mỹ (Hình 1). 
Mỹ và Trung Quốc cũng chính là hai quốc gia có quan hệ thương mại rất lớn với nhau: Mỹ là nước 
nhập khẩu lớn nhất của Trung Quốc và Trung Quốc là nước nhập khẩu lớn nhất của Mỹ. 
Hình 1: So sánh GDP của Mỹ và Trung Quốc 
theo tiêu chuẩn PPP 
Nguồn: https://mgmresearch.com/china-vs-united-states-a-gdp-comparison/ 
Nhưng những năm gần đây, khi Trung Quốc đang dần bộc lộ tham vọng thay thế Mỹ ở vị trí 
thống lĩnh trên mặt trận chính trị thế giới đã làm tính hình cạnh tranh giữa hai quốc gia này càng 
trở nên gay gắt hơn. 
Các nguyên nhân cụ thể giải thích cho những căng thẳng về thương mại giữa Mỹ và Trung 
Quốc có thể được kể đến như sau: 
Thứ nhất, thâm hụt thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng lớn; 
Bảng: Giá trị xuất - nhập khẩu hàng hóa giữa Mỹ và Trung Quốc 
ĐVT: Triệu USD 
Thời gian Xuất khẩu Nhập khẩu Cân bằng 
2016 115.594,8 462.420,0 -346.825.2 
2017 129.797,6 505.202,2 -375.422,6 
2018 20.148,1 539.675,6 -419.527,4 
6 tháng đầu 2019 52.000 219.044,3 -167.044,3 
Nguồn: https://www.census.gov/foreign-trade/balance/c5700.html 
Nguyên nhân sâu xa chính là mâu thuẫn lợi ích ngày càng gay gắt giữa hai quốc gia. Theo dự báo 
của các nhà kinh tế thì đến năm 2030, GDP danh nghĩa của Trung Quốc có thể sẽ vượt Mỹ. Song 
tính theogiá cả ngang bằng sức mua (PPP), GDP của Trung Quốc hiện nay đã vượt qua Mỹ (Hình 1). 
Mỹ và Trung Quốc cũng chính là hai quốc gia có quan hệ thương mại rất lớn với nhau: Mỹ là nước 
nhập khẩu lớn nhất của Trung Quốc và Trung Quốc là nước nhập khẩu lớn nhất của Mỹ. 
Hình 1: So sánh GDP của Mỹ và Trung Quốc 
theo tiêu chuẩn PPP 
Nguồn: https://mgmresearch.com/china-vs-united-states-a-gdp-comparison/ 
Nhưng những năm gần đây, khi Trung Quốc đang dần bộc lộ tham vọng thay thế Mỹ ở vị trí 
thống lĩnh trên mặt trận chính trị thế giới đã làm tính hình cạnh tranh giữa hai quốc gia này càng 
trở nên gay gắt hơn. 
Các nguyên nhân cụ thể giải thích cho những căng thẳng về thương mại giữa Mỹ và Trung
Quốc có thể được kể đến như sau: 
Thứ nhất, thâm hụt thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng lớn; 
Bảng: Giá trị xuất - nhập khẩu hàng hóa giữa Mỹ và Trung Quốc 
ĐVT: Triệu USD 
Thời gian Xuất khẩu Nhập khẩu Cân bằng 
2016 115.594,8 462.420,0 -346.825.2 
2017 129.797,6 505.202,2 -375.422,6 
2018 120.148,1 539.675,6 -419.527,4 
6 tháng đầu 2019 52.000 219.044,3 -167.044,3 
Nguồn: https://www.census.gov/foreign-trade/balance/c5700.html 
57Taïp chí nghieân cöùu Taøi chính keá toaùn
Mỹ nhiều lần cáo buộc 
về tình trạng xâm phạm 
quyền sở hữu trí tuệ nghiêm 
trọng ở Trung Quốc, đặc 
biệt trong lĩnh vực sở hữu trí 
tuệ. Bằng chứng là theo báo 
cáo năm 2011 của Ủy ban 
thương mại quốc tế Mỹ ước 
tính rằng các công ty tăng 
cường sở hữu trí tuệ đã mất 
48 tỷ USD vào năm 2009 
do các vi phạm của Trung 
Quốc. Chính quyền Mỹ và 
Tổng thống Triump đã cử 
Đại diện thương mại Mỹ - 
Robert Lighthizer tiến hành 
một cuộc điều tra kéo dài 7 
tháng về Trung Quốc và sở hữu trí tuệ vào năm 
2017. Kết quả là đã tìm thấy bằng chứng rõ ràng 
rằng Trung Quốc sử dụng hạn chế sở hữu nước 
ngoài để buộc các công ty Mỹ phải chuyển đổi 
công nghệ cho các công ty địa phương. Thêm 
vào đó, cuộc điều tra cũng chỉ ra rằng nước này 
hỗ trợ và tiến hành các cuộc tấn công mạng đã 
xảy ra với các công ty Mỹ để tiếp cận bí mật 
thương mại.
Về phía Trung Quốc, mặc dù tiếp nhận được 
nhiều phản hồi tích cực khi đã đưa ra tổng cộng 
38 khung phạt để áp dụng cho các vi phạm về 
sở hữu trí tuệ (IP), nỗ lực triển khai “Hệ thống 
tín dụng xã hội” và áp dụng khung phạt đối với 
các hành vi sai trái nhưng tình hình vi 
phạm vẫn cao chứng tỏ những người 
thực thi pháp luật ở Trung Quốc làm 
việc không hiệu quả.
Cuối cùng, Trung Quốc hạn chế 
đầu tư từ nước ngoài.
Mặc dù chính quyền Trung Quốc 
đã có những biện pháp nới lỏng trong 
lĩnh vực thu hút vốn FDI từ nước 
ngoài như đưa ra cam kết nới lỏng 
giới hạn chủ sở hữu nước ngoài trong 
các lĩnh vực chế tạo máy, tài chính, 
chứng khoán, bảo hiểm vào năm 
2020, sớm hơn một năm so với kế 
hoạch là 2021, nhưng Mỹ vẫn tỏ ra 
hoài nghi với những chính sách mà Trung Quốc 
đưa ra, bởi Trung Quốc đã từng có những lời 
hứa tương tự khi mong muốn gia nhập vào tổ 
chức WTO vào năm 2001, song vẫn không thực 
thi. 
Nhờ đó, các công ty Trung Quốc đã tận dụng 
cơ hội này một cách triệt để xây dựng vị thế của 
mình trên thị trường nội địa, đồng thời tấn công 
ra thị trường thế giới.
2.2. Th ... rước những diễn biến căng thẳng mà cuộc chiến đã và 
đang đem lại. Cụ thể những tác động có thể xảy ra là: 
Thứ nhất, tổng cầu của nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng sẽ bị giảm sút. 
Khi hàng hóa sản xuất ra bị đánh thuế cao sẽ ảnh hưởng ngay đến tâm lý người tiêu dùng và 
từ đó, thay đổi tổng cầu.Người tiêu dùng sẽ hạn chế việc mua vào các sản phẩm có giá bán cao, 
đồng thời thay đổi thói quen mua sắm. Đối với nhà sản xuất, nếu hàng hóa đó là nguồn đầu vào 
thì chi phí sản xuất sẽ gia tăng, doanh nghiệp bắt buộc thay đổi giá cho sản phẩm sản xuất ra, từ 
đó cũng là nhân tố khiến cho tổng sản lượng cân bằng thay đổi do tổng cung cũng thay đổi. 
Thực tế, số liệu kinh tế toàn cầu dự báo bới IMF cũng cho ra số liệu sẽ thiệt hại khoảng 400-
450 tỷ USD/năm, suy giảm khoảng 0,1%-0,3% năm 2019 do tác động của suy giảm thương mại 
(Từ mức tăng trưởng 3,9% năm 2018 xuống mức thấp hơn trong năm 2020) và đầu tư toàn cầu, 
gián đoạn chuỗi sản xuất toàn cầu. 
Đối với Việt Nam, do Trung Quốc là nước nhập siêu và Mỹ là nước xuất khẩu đứng thứ sáu 
cho nên bất cứ sự sụt giảm kinh tế của quốc gia nào cũng ảnh hưởng không nhỏ đến Việt Nam. 
Cụ thể là trong 4 tháng đầu năm 2019, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam chỉ tăng 5,8% so với 
cùng kì năm trước (Thấp hơn nhiều mức tăn 19% năm 2018), trong đó, kim ngạch xuất khẩu 
58 Taïp chí nghieân cöùu Taøi chính keá toaùn
riêng đều có những biến động không mấy tích 
cực (Hình 2). 
Ngay cả thị trường chứng khoán Việt Nam 
cũng không tránh khỏi làn sóng giảm điểm 
nghiêm trọng.
Mặc dù đến đầu tháng 7/2019, cuộc chiến 
mới chính thức bắt đầu nhưng những thông tin 
và tín hiệu về cuộc chiến đã bắt đầu được các 
nhà đầu tư xem xét và đưa vào nghiên cứu từ 
nhiều tháng trước đó. Qua hình 3, chỉ số VN-
Index đã có sự giảm điểm mạnh trước những rủi 
ro do cuộc chiến đem lại thông qua hàng loạt 
các tuyên bố can thiệp vào các công cụ thuế, 
hạn ngạch mà 2 nước Mỹ và Trung Quốc thông 
báo. Cụ thể, trong năm 2018, chỉ số VN-Index 
đạt mức cao nhất vào cuối tháng 3, đầu tháng 
4/2018, với chỉ số đạt 1.210,17 điểm nhưng tại 
mốc thời điểm mà cuộc chiến được đẩy lên mức 
cao nhất vào tháng 01/2019 khi chính quyền Mỹ 
- Trung công bố đợt đánh thuế nhằm vào hàng 
hóa của hai nước thì mức chỉ số VN- Index về 
đáy 880,9 điểm, mức giảm điểm tương ứng là 
27% so trong vòng 7 tháng. Điều này phản ánh 
sự lo ngại của thị trường nói chung và nhà đầu tư 
nói riêng trước những diễn biến căng thẳng mà 
cuộc chiến đã và đang đem lại. Cụ thể, những 
tác động có thể xảy ra là:
Thứ nhất, tổng cầu của nền kinh tế thế giới 
nói chung và Việt Nam nói riêng sẽ bị giảm sút.
Khi hàng hóa sản xuất ra bị đánh thuế cao sẽ 
ảnh hưởng ngay đến tâm lý người tiêu dùng và 
từ đó, thay đổi tổng cầu. Người tiêu dùng sẽ hạn 
chế việc mua vào các sản phẩm có giá bán cao, 
đồng thời thay đổi thói quen mua sắm. Đối với 
nhà sản xuất, nếu hàng hóa đó là nguồn đầu vào 
thì chi phí sản xuất sẽ gia tăng, doanh nghiệp bắt 
buộc thay đổi giá cho sản phẩm sản xuất ra, từ 
đó cũng là nhân tố khiến cho tổng sản lượng cân 
bằng thay đổi do tổng cung cũng thay đổi. 
Thực tế, số liệu kinh tế toàn cầu dự báo bởi 
IMF cũng cho ra số liệu sẽ thiệt hại khoảng 400-
450 tỷ USD/năm, suy giảm khoảng 0,1%-0,3% 
năm 2019 do tác động của suy giảm thương mại 
(từ mức tăng trưởng 3,9% năm 2018 xuống mức 
thấp hơn trong năm 2020) và đầu tư toàn cầu, 
gián đoạn chuỗi sản xuất toàn cầu.
Đối với Việt Nam, do Trung Quốc là nước 
nhập siêu và Mỹ là nước xuất khẩu đứng thứ 
sáu cho nên bất cứ sự sụt giảm kinh tế của quốc 
gia nào cũng ảnh hưởng không nhỏ đến Việt 
Nam. Cụ thể là trong 4 tháng đầu năm 2019, kim 
ngạch xuất khẩu của Việt Nam chỉ tăng 5,8% 
so với cùng kì năm trước (thấp hơn nhiều mức 
tăng 19% năm 2018), trong đó, kim ngạch xuất 
khẩu sang Trung Quốc giảm 5,8%. Theo báo cáo 
mới nhất của Văn phòng nghiên cứu kinh tế vĩ 
mô ASEAN (ARMO) dự báo, tăng trưởng kinh 
tế Việt Nam sẽ giảm từ 7,1% năm 2018 xuống 
6,6% năm 2019 và 6,7% năm 2020.
Với những dự báo kinh tế suy giảm như trên 
sẽ dẫn đến sự suy giảm của thị trường chứng 
khoán do kỳ vọng của nhà đầu tư sẽ điều chỉnh 
theo những thay đổi phụ thuộc vào sức khỏe của 
nền kinh tế.
Thứ hai, sự cộng hưởng từ chính sách tiền tệ 
của Mỹ và tác động của chiến tranh thương mại.
Sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 
2007, chính quyền Mỹ đã sử dụng chính sách 
tiền tệ mở rộng như hạ thấp lãi suất, tăng lượng 
cung tiền để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo 
thêm công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp. 
Thực tế, sau những biện pháp can thiệp như 
vậy nền kinh tế Mỹ đã dần dần phục hồi và trở 
thành quốc gia nhập khẩu lớn nhất thế giới và 
đặc biệt, sau khi đắc cử Nhiệm kì tổng thống 
đầu tiên, chính quyền tổng thống Triump đã vực 
dậy nền kinh tế Mỹ rất nhiều. Lúc này, FED tiếp 
tục thực thi chính sách tăng dần lãi suất và thu 
hẹp bảng cân đối kế toán để rút bớt tiền khỏi lưu 
thông. Chính những thay đổi về lãi suất như vậy 
đã làm cho mặt bằng lãi suất đồng USD liên tục 
tăng lên, từ đó, đồng USD mạnh lên so với các 
đồng tiền khác. Hậu quả, nguồn tiền đầu tư vào 
thị trường chứng khoán mới nổi bị chảy ngược 
về nước Mỹ, nơi có lãi suất cao hơn và nền kinh 
tế ổn định, gây sự sụt giảm hàng loạt của nhiều 
chỉ số chứng khoán tại các thị trường này, trong 
đó có cả Việt Nam. Tương lai do sự tác động 
kép của chiến tranh thương mại và chính sách 
tiền tệ thắt chặt của Mỹ sẽ kéo dài sự sụt giảm 
của thị trường chứng khoán Việt Nam.
NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅI Soá 10 (195) - 2019
59Taïp chí nghieân cöùu Taøi chính keá toaùn
Thứ ba, hệ lụy từ sự phá giá đồng nội tệ của 
Trung Quốc gây áp lực lên chính sách ổn định tỷ 
giá của chính phủ Việt Nam.
Đáp trả trước tuyên bố đánh thuế của Mỹ, 
Trung Quốc đã can thiệp bằng công cụ tiền tệ 
khi phá vỡ mức 7 nhân dân tệ đổi 1USD vào 
ngày 5/8 và diễn biến căng thẳng hơn khi chính 
quyền Trump và Bộ Tài chính Mỹ chính thức 
thông báo Trung Quốc là “Quốc gia thao túng 
tiền tệ”. 
Quan sát hình 4, ta thấy trước 
khi thông tin cuộc chiến thương 
mại diễn ra (từ đầu năm 2017 
đến tháng 4/2018), đồng CNY 
vẫn liên tục tăng mạnh từ mức 
USD/CNY = 6,9567 vào ngày 
02/01/2017 đến mức USD/CNY 
= 6,2608 vào ngày 02/04/2018. 
Tuy nhiên, kể từ khi cuộc chiến 
nổ ra, giá trị đồng CNY đã liên 
tục giảm giá trị và chính thức 
ngày 5/8, tỷ giá USD/CNY đã 
vượt mức 7, một sự giảm giá 
cao, tương ứng mức giảm 2,27% 
so với đồng USD. Thay đổi này 
ngay lập tức làm cho một số đồng 
tiền Châu Á giảm điểm theo như 
INR giảm 1,19%, KRW giảm 
1,4%, THB giảm 0,13%... Đồng 
thời, chỉ số chứng khoán ở các thị trường lớn đều 
giảm điểm như NASDAQ giảm 2,6%, NIKKEI 
giảm 1,74%, SHANGHAI giảm 1,62%... Và ở 
Việt Nam, VN-Index giảm 17,95 điểm.
Với sự giảm giá đồng nội tệ, Trung Quốc có 
thể thúc đẩy và bảo vệ hàng xuất khẩu của nước 
mình trước gánh nặng thuế của Mỹ nhưng do là 
cường quốc kinh tế, động thái này sẽ gây thiệt 
hại cho hoạt động xuất khẩu của phần còn lại 
của thế giới, đe dọa nghiêm trọng lên chính sách 
tỷ giá của các quốc gia khác nếu muốn duy trì 
ổn định kinh tế. Những rủi ro này đã góp phần 
gây nên tâm lý thận trọng trong các nhà đầu tư 
chứng khoán và làm cho chỉ số VN-Index tiếp 
tục giảm điểm cho thời gian sau.
Thứ tư, sự di chuyển hàng hóa xuất khẩu của 
Trung Quốc từ Mỹ sang các nước láng giềng 
trong đó có Việt Nam.
Với vị trí địa lý thuận lợi, giá cả hàng hóa 
lại rẻ hơn cho nên khi gặp khó khăn trong việc 
xuất khẩu hàng hóa qua Mỹ, Trung Quốc sẽ 
tìm thị trường khác để tiêu thụ hàng hóa của 
mình trong đó các nước Đông Nam Á nói chung 
và Việt Nam nói riêng, chính là lựa chọn thay 
thế tốt nhất. Đồng thời, nếu như gặp khó khăn 
trong xuất khẩu, chính quyền Trung Quốc sẽ 
kêu gọi gia tăng tiêu dùng nội địa để thúc đẩy 
tăng trưởng kinh tế, người dân Trung Quốc sẽ 
ưu tiên hàng của nước mình, từ đó, hàng hóa 
xuất khẩu của các quốc gia khác sẽ khó tiêu thụ 
hơn. Còn đối với Việt Nam, là nước nhập siêu 
liên tục với Trung Quốc và phụ thuộc thị trường 
này rất nhiều, đặc biệt là hàng nông thủy sản 
và tiêu dùng, sự thay đổi luồng di chuyển hàng 
hóa này sẽ khiến nhiều doanh nghiệp xuất nhập 
khẩu Việt Nam gặp khó khăn hơn trong khâu 
tiêu thụ. Áp lực đồng CNY giảm giá trị lại một 
lần nữa ảnh hưởng đến các doanh nghiệp trong 
khâu ghi nhận doanh thu và tiêu thụ hàng hóa 
của mình vì giá trị VND bị định giá cao hơn 
CNY.
Về lâu dài, sức khỏe của các doanh nghiệp 
Việt Nam sẽ được phản ánh lên báo cáo tài chính 
công bố trên thị trường chứng khoán, thông qua 
giá bán cổ phiểu. Nếu có bất kì sự giảm sút nào 
NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅISoá 10 (195) - 2019
sang Trung Quốc giảm 5,8%. Theo báo cáo mới nhất của Văn phòng nghiên cứu kinh tế vĩ mô 
ASEAN (ARMO) dự báo, tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ giảm từ 7,1% năm 2018 xuống 6,6% 
năm 2019 và 6,7% năm 2020. 
Với những dự báo kinh tế suy giảm như trên sẽ dẫn đến sự suy giảm của thị trường chứng khoán do kỳ 
vọng của nhà đầu tư sẽ điều chỉnh theo những thay đổi phụ thuộc vào sức khỏe của nền kinh tế. 
Thứ hai, sự cộng hưởng từ chính sách tiền tệ của Mỹ và tác động của chiến tranh thương mại. 
Sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2007, chính quyền Mỹ đã sử dụng chính sách tiền tệ mở 
rộng như hạ thấp lãi suất, tăng lượng cung tiền để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo thêm công ăn việc làm 
giảm tỷ lệ thất nghiệp. Thực tế, sau những biện pháp can thiệp như vậy nền kinh tế Mỹ đã dần dần phục 
hồi và trở thành quốc gia nhập khẩu lớn nhất thế giới và đặc biệt, sau khi đắc cử Nhiệm kì tổng thống đầu 
tiên, chính quyền tổng thống Triump đã vực dậy nền kinh tế Mỹ rất nhiều. Lúc này, FED tiếp tục thực thi 
chính sách tăng dần lãi suất và thu hẹp bảng cân đối kế toán để rút bớt tiền khỏi lưu thông. Chính những 
thay đổi về lãi suất như vậy đã làm cho mặt bằng lãi suất đồng USD liên tục tăng lên, từ đó, đồng USD 
mạnh lên so với các đồng tiền khác. Hậu quả, nguồn tiền đầu tư vào thị trường chứng khoán mới nổi bị 
chảy ngược về nước Mỹ, nơi có lãi suất cao hơn và nền kinh tế ổn định, gây sự sụt giảm hàng loạt của 
nhiều chỉ số chứng khoán tại các thị trường này trong đó có cả Việt Nam. Tương lai do sự tác động kép 
của chiến tranh thương mại và chính sách tiền tệ thắt chặt của Mỹ sẽ kéo dài sự sụt giảm của thị trường 
chứng khoán Việt Nam. 
Thứ ba, hệ lụy từ sự phá giá đồng nộ tệ củ Trung Quốc gây áp lực lên chín sách ổn định tỷ giá của 
chí h p ủ Việt Nam. 
Đáp trả trước tuyên bố đánh thuế của Mỹ, Trung Quốc đã can thiệp bằng công cụ tiền tệ khi phá vỡ 
mức 7 nhân dân tệ đổi 1USD vào ngày 5/8 và diễn biến căng thẳng hơn khi chính quyền Triump và Bộ 
Tài chính Mỹ chính thức thông báo Trung Quốc là “Quốc gia thao túng tiền tệ”. 
Hình 4: Diễn biến tỷ giá USD/CNY trước và sau 
khi có chiến tranh thương mại diễn ra 
Nguồn: https://vn.investing.com/charts/forex-charts 
60 Taïp chí nghieân cöùu Taøi chính keá toaùn
về sức khỏe của cả các doanh nghiệp sẽ hạn chế 
khả năng phát triển bền vững của thị trường 
chứng khoán nói riêng và thị trường tài chính 
Việt Nam nói chung.
3. Kết luận và thảo luận
Qua những phân tích và tìm hiểu ở trên, tác 
giả có thể kết luận rằng khi cuộc chiến tranh 
thương mại Mỹ - Trung diễn ra đã tác động rất 
to lớn đến thị trường chứng khoán thế giới nói 
chung và Việt Nam nói riêng. Nếu như chỉ số 
VN-Index được tích lũy cao trong năm 2017 và 
đầu năm 2018 thì những thông tin được thông 
báo liên tục về các biện pháp phòng vệ và trừng 
phạt mà hai cường quốc đưa ra trong cuối năm 
2018 và đầu năm 2019 trong cuộc chiến đã lấy 
đi gần như hết sự tăng trưởng trước đó, đồng 
thời gây tâm lý hoang mang cho các nhà đầu 
tư, khiến cho các kênh đầu tư khác trở nên an 
toàn hơn như lĩnh vực trái phiếu và kim loại 
quý. Những thay đổi liên tục của thị trường đã 
tác động lên chính phủ và doanh nghiệp Việt 
Nam với những chiều hướng khác nhau như: (1) 
Làm cho các doanh nghiệp xuất khẩu hạn chế 
sản xuất và nhận gia công hàng hóa, các doanh 
nghiệp nhập khẩu tìm nguồn hàng khác thay thế 
cho nguyên liệu tăng giá trong tương lai; (2) Sự 
hạn chế phát hành cổ phiếu mới kêu gọi vốn của 
các doanh nghiệp do tình hình thị trường xấu đi; 
(3) Thị trường chứng khoán không còn là lựa 
chọn an toàn đầu tư bằng thị trường vàng và bất 
động sản; (4) Giảm tiến độ kế hoạch thoái vốn 
của các doanh nghiệp nhà nước. 
Tuy nhiên, cuộc chiến cũng đem lại một số 
tích cực như: (1) Sự dịch chuyển dòng vốn đầu 
tư FDI từ Trung Quốc sang Việt Nam; (2) Sự gia 
tăng giá trị của các công ty lắp ráp và gia công 
do chuyển giao công nghệ từ nước ngoài về; (3) 
Thị trường lao động và thị trường bất động sản 
khu công nghiệp sẽ được hưởng lợi. Nói chung, 
rủi ro và thách thức từ cuộc chiến thương mại 
đến nền kinh tế Việt Nam và thị trường chứng 
khoán là rất khó lường, đòi hỏi các nhà hoạch 
định chính sách, doanh nghiệp Việt Nam phải 
luôn bám sát, theo dõi, phân tích và dự báo và 
đưa ra các kịch bản ứng phó phù hợp, tận dụng 
triệt để những cơ hội để giúp nền kinh tế phát 
triển ổn định, giải quyết việc làm, tăng thu ngân 
sách. Một số giải pháp có thể nghiên cứu và thực 
hiện trong thời gian tới bao gồm:
(1) Chính phủ Việt Nam bên cạnh tiếp tục 
cải thiện môi trường đầu tư, tạo chính sách thúc 
đẩy thu hút doanh nghiệp nước ngoài thì cần có 
sự sàng lọc, lựa chọn, tiếp nhận các dự án và 
chương trình đầu tư theo hướng ưu tiên ngành 
công nghệ cao, an toàn với môi trường.
(2) Chính phủ nên mở rộng thêm kênh truyền 
thông chuyên biệt về lĩnh vực chứng khoán, xuất 
nhập khẩu, điều này vừa giúp cho các doanh 
nghiệp nắm rõ những thay đổi liên tục của thị 
trường vừa giúp nhà đầu tư nhìn nhận, phân tích 
kênh đầu tư trước khi đưa ra quyết định.
(3) Thúc đẩy mạnh hơn quá trình nâng hạng 
thị trường chứng khoán Việt Nam để thu hút 
nguồn vốn FDI hơn.
(4) Phát triển các ngành mũi nhọn có khả năng 
nhận được ưu thế cao khi cuộc chiến thương mại 
diễn ra như: công nghệ cao, lắp ráp linh kiện 
máy móc và gia công.
Tài liệu tham khảo:
so-huu-tri- tue-va-cac-bi-mat-thuong-mai-cua-
my-20181206112418213.chn)
h t t p : / / w w w. n g a y m o i s a i g o n . c o m / 4 4 4 8 -
Chi%E1%BA%BFn-tranh-thuong-m%E1%BA%A1i-
M%E1%BB%B9-Trung-Thach-th%E1%BB%A9c-
ng%E1%BA%AFn-h%E1%BA%A1n-v%E1%BB%9Bi-
x u % E 1 % B A % A 5 t - k h % E 1 % B A % A 9 u - c o -
h % E 1 % B B % 9 9 i - c h o - d % E 1 % B A % A 7 u - t u - v a -
b%E1%BA%A5t-d%E1%BB%99ng-s%E1%BA%A3n-
Vi%E1%BB%87t-Nam).
https://theleader.vn/kinh-te-viet-nam-se-chiu-
tac-dong-tieu-cuc-cua-chien-tranh-thuong-mai-my-
trung-1562945145521.htm)
https://www.usatoday.com/story/money/nation-
n o w / 2 0 1 8 / 0 4 / 0 6 / t r a d e - w a r- t r u m p - u s - c h i n a -
tariffs/492616002/
https://www.cfr.org/blog/us-china-trade-war-how-
we-got-here
https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/tai-chinh/
bao-cao-thang-5-cua-my-ve-danh-sach-theo-doi-thao-
tung-tien-te-co-gi-dang-chu-y-539104.html
NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅI Soá 10 (195) - 2019

File đính kèm:

  • pdfphan_tich_tac_dong_cua_chien_tranh_thuong_mai_my_trung_den_t.pdf