Phân tích, khảo sát và đánh giá hiện tượng nhấp nháy điện áp tại một số phụ tải được lựa chọn ở Việt Nam

Tóm tắt:

Hiện tượng nhấp nháy điện áp là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng điện năng

trong hệ thống điện. Bài báo giới thiệu đến bạn đọc những vấn đề liên quan đến hiện tượng nhấp

nháy điện áp trong hệ thống điện như: nguyên nhân gây ra hiện tượng nhấp nháy điện áp, ảnh

hưởng của hiện tượng nhấp nháy điện áp, các chỉ tiêu đánh giá cũng như một số kết quả đo đạc,

khảo sát hiện tượng nhấp nháy điện áp tại một số phụ tải công nghiệp được lựa chọn ở Việt Nam.

Thông qua việc phân tích, khảo sát và đánh giá, một số giải pháp hạn chế hiện tượng nhấp nháy

điện áp sẽ được đề xuất.

pdf 9 trang phuongnguyen 7960
Bạn đang xem tài liệu "Phân tích, khảo sát và đánh giá hiện tượng nhấp nháy điện áp tại một số phụ tải được lựa chọn ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phân tích, khảo sát và đánh giá hiện tượng nhấp nháy điện áp tại một số phụ tải được lựa chọn ở Việt Nam

Phân tích, khảo sát và đánh giá hiện tượng nhấp nháy điện áp tại một số phụ tải được lựa chọn ở Việt Nam
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NĂNG LƯỢNG - TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC 
(ISSN: 1859 - 4557) 
Số 11 tháng 11-2016 
1
PHÂN TÍCH, KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆN TƢỢNG NHẤP NHÁY 
ĐIỆN ÁP TẠI MỘT SỐ PHỤ TẢI ĐƢỢC LỰA CHỌN Ở VIỆT NAM 
VOLTAGE FLICKER ANALYSIS AND PROPOSED SOLUTIONS 
FOR SELECTED LOADS IN VIETNAM 
Bùi Anh Tuấn
1
, Lê Thị Vân Anh
1
, Đinh Ngọc Quang
2
, Hoàng Đăng Khoa
3 
1
Trường Đại học Điện lực,
 2
Viện Năng lượng,
 3 
Bộ Công Thương
Tóm tắt: 
Hiện tượng nhấp nháy điện áp là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng điện năng 
trong hệ thống điện. Bài báo giới thiệu đến bạn đọc những vấn đề liên quan đến hiện tượng nhấp 
nháy điện áp trong hệ thống điện như: nguyên nhân gây ra hiện tượng nhấp nháy điện áp, ảnh 
hưởng của hiện tượng nhấp nháy điện áp, các chỉ tiêu đánh giá cũng như một số kết quả đo đạc, 
khảo sát hiện tượng nhấp nháy điện áp tại một số phụ tải công nghiệp được lựa chọn ở Việt Nam. 
Thông qua việc phân tích, khảo sát và đánh giá, một số giải pháp hạn chế hiện tượng nhấp nháy 
điện áp sẽ được đề xuất. 
Từ khóa: 
Flicker, chất lượng điện năng, bù công suất phản kháng. 
Abstract: 
Voltage flicker phenomenon is one of the factors that affect power quality in power systems. This 
paper presents the issues related to the flashing voltage such as causes, effects, criteria for 
evaluating voltage flicker as well as several measurements in selected industrial loads in Vietnam. 
Through the analysis, survey and assessment, some measures to alleviate the voltage flicker will be 
recommended. 
Keywords: 
Flicker, power quality, reactive power compensation. 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ1 
Trong những năm gần đây, cùng với sự 
phát triển như vũ bão của công nghệ, các 
thiết bị điện tử có công suất cao ngày 
càng trở nên phổ biến như: máy tính, tivi, 
1 Ngày nhận bài: 25/2/2016, ngày chấp nhận 
đăng: 4/9/2016, phản biện: GS.TSKH. Trần 
Đình Long. 
các bộ inverter, converter Cùng với đó 
là sự thay thế của các nguồn năng lượng 
tái tạo (năng lượng gió, năng lượng mặt 
trời) cho các nhà máy điện truyền 
thống như nhiệt điện than, nhiệt điện 
khí Sự thay đổi về mặt công nghệ này 
khiến cho việc sử dụng năng lượng trở 
nên hiệu quả, sạch và mang lại những lợi 
ích to lớn về mặt môi trường. Tuy nhiên, 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NĂNG LƯỢNG - TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC 
(ISSN: 1859 - 4557) 
 Số 11 tháng 11-2016 
2 
nó cũng ảnh hưởng rất lớn tới vấn đề chất 
lượng điện năng do những tương tác của 
các thiết bị này với hệ thống điện. Trước 
tiên, các thiết bị điện tử công suất (kể cả 
các thiết bị inverter, converter trong các 
máy phát điện gió và mặt trời) rất nhạy 
cảm với những biến đổi của dòng điện, 
điện áp (cao hơn rất nhiều so với các thiết 
bị cơ khí) nên chúng đòi hỏi chất lượng 
điện năng cao hơn. Ngoài ra, do bản chất 
vật lý của các thiết bị điện tử công suất có 
đặc tính làm việc là phi tuyến, vì vậy 
chúng góp phần rất lớn vào việc làm giảm 
chất lượng điện năng của hệ thống điện 
(gây ra các dạng méo dòng điện, điện áp, 
các dạng cộng hưởng). Các dạng năng 
lượng tái tạo còn gây ra những vấn đề về 
tần số, điện áp và nhấp nháy ánh sáng ảnh 
hưởng tới sức khỏe và khả năng làm việc 
của con người. Ở rất nhiều nước trên thế 
giới, tỷ lệ sử dụng các thiết bị phi tuyến 
đã lên tới con số 80-95% công suất của 
toàn bộ phụ tải của quốc gia. Do đó, bài 
toán về chất lượng điện năng (CLĐN) 
ngày càng trở nên cấp bách trong những 
năm gần đây. 
Trong các tiêu chuẩn điện năng, độ nhấp 
nháy điện áp (flicker) là một trong những 
tiêu chí rất quan trọng vì nó ảnh hưởng tới 
sức khỏe của con người do sự thay đổi độ 
sáng của các bóng đèn chiếu sáng. Do các 
hệ thống điện xoay chiều trên thế giới chỉ 
làm việc với tần số 50 hoặc 60 Hz nên 
những biến thiên về biên độ điện áp kéo 
dài khoảng 3 chu kỳ thì mắt thường có thể 
nhận biết được sự thay đổi nhấp nháy 
điện áp. Hình 1 là ví dụ điển hình cho 
hiện tượng flicker trong hệ thống điện 
50 Hz. Việc đánh giá hiện tượng nhấp 
nháy điện áp được thực hiện thông qua 
những kiến thức về quá trình sinh lý của 
sự cảm nhận nhấp nháy ánh sáng của 
con người. 
Hình 1. Hiện tƣợng nhấp nháy điện áp trong hệ thống điện 50 Hz 
Tại Việt Nam, theo Thông tư số 
32/BCT/2010 quy định về hệ thống điện 
phân phối thì mức nhấp nháy điện áp cho 
phép được cho trong bảng 1. 
Tuy nhiên, hiện tại chưa có chế tài để xử 
phạt các đơn vị gây ra hiện tượng nhấp 
nháy điện áp và hiện tượng này chưa 
được quan tâm một cách đúng mức. Do 
đó, việc khảo sát hiện tượng nhấp nháy 
điện áp tại một số loại phụ tải để từ đó có 
thể đề xuất phương án và sản xuất thiết bị 
công nghệ cao để xử lý hiện tượng này là 
hết sức cần thiết. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NĂNG LƯỢNG - TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC 
(ISSN: 1859 - 4557) 
Số 11 tháng 11-2016 
3
Bảng 1. Mức nhấp nháy điện áp cho phép [1] 
Cấp điện áp 
Mức nhấp nháy 
cho phép 
110 kV 
Pst95% = 0,80 
Plt95% = 0,60 
Trung áp 
Pst95% = 1,00 
Plt95% = 0,80 
Hạ áp 
Pst95% = 1,00 
Plt95% = 0,80 
2. KẾT QUẢ KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ 
HIỆN TƢỢNG NHẤP NHÁY ĐIỆN ÁP 
TẠI MỘT SỐ PHỤ TẢI ĐƢỢC LỰA 
CHỌN Ở VIỆT NAM 
Nguồn gốc sinh ra nhấp nháy điện áp là 
do các thiết bị nối vào hệ thống điện gây 
ra dao động điện áp. Dao động điện áp là 
hậu quả của những thay đổi công suất tiêu 
thụ của phụ tải, đặc biệt là dao động công 
suất phản kháng. Nguyên nhân chính là 
do đóng, cắt các tải lớn hoặc do đặc tính 
công nghệ bên trong thiết bị tiêu thụ điện 
(lò hồ quang, máy hàn điện, các động cơ 
công suất lớn thay đổi phụ tải liên tục, các 
thiết bị cẩu, trục) hoặc do lỗi hệ thống 
nguồn như sét, gió, gây ra sự cố ngắn 
mạch,... Vì vậy, căn cứ vào các nguồn có 
thể gây ra hiện tượng nhấp nháy điện áp, 
tiến hành phân tích, khảo sát và đánh giá 
hiện tượng trên tại một số phụ tải như: Lò 
hồ quang và khu cẩu trục của Nhà máy 
Gang thép Thái Nguyên, dây chuyền 
luyện thép của Nhà máy Thép POSCO - 
Hải Phòng và máy hàn hồ quang một 
pha, Tại mỗi vị trí khảo sát, ngoài các 
thông số điển hình như: độ nhấp nháy 
ngắn hạn (Pst) và độ nhấp nháy dài hạn 
(Plt), nhóm tác giả còn tiến hành thu thập 
các thông tin về sơ đồ nối điện, phân tích 
đánh giá những yếu tố ảnh hưởng tới hiện 
tượng nhấp nháy điện áp như công suất 
tác dụng, công suất phản kháng, 
2.1. Chỉ tiêu đánh giá hiện tƣợng nhấp 
nháy điện áp 
Hai tham số đặc trưng cho hiện tượng 
nhấp nháy ánh sáng do dao động điện áp 
là mức nhấp nháy ngắn hạn Pst và mức 
nhấp nháy dài hạn Plt [1]. Các tham số 
này được đo bởi thiết bị đo nhấp nháy. 
 Mức nhấp nháy điện áp ngắn hạn (Pst) 
là giá trị đo được trong khoảng thời gian 
10 phút bằng thiết bị đo nhấp nháy. Đây 
là đại lượng không đơn vị, đặc trưng cho 
mức độ xấu của nhấp nháy. Pst = 1 tương 
ứng với giới hạn không được vượt quá để 
tránh sự mệt mỏi cho sự quan sát đối với 
bất kỳ loại nhấp nháy nào. 
Khả năng nhấp nháy P, tính theo tỷ lệ 
phần trăm, được đo nhờ sự trợ giúp của 
đồng hồ đo độ nháy trong khoảng thời 
gian Tsh, bằng 10 phút, tương ứng với 
phân bố xác suất, bằng 0,1; 0,7; 1,0; 1,5; 
2,2; 3,0; 4,0; 6,0; 8,0; 10,0; 13,0; 17,0; 
30,0; 50,0; 80,0%. 
Mức độ vượt quá ngưỡng của nhấp nháy 
Ps, tính theo tỷ lệ phần trăm được xác 
định với sự trợ giúp của đồng hồ đo nhấp 
nháy (flickermeter) hoặc được tính theo 
công thức [2], [3]: 



3
5
3
3
805030
50
17131086
10
0,40,32,2
3
5,10,17,0
1
PPP
P
PPPPP
P
PPP
P
PPP
P
s
s
s
s
 (1) 
Với P1s, P3s, P10s, P50s - mức độ vượt quá 
ngưỡng của nhấp nháy khi phân bố xác 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NĂNG LƯỢNG - TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC 
(ISSN: 1859 - 4557) 
 Số 11 tháng 11-2016 
4 
suất bằng 1,0; 3,0; 10,0; 50,0%. 
Độ nhấp nháy ngắn hạn Pst có thể xác 
định bằng flickermeter hoặc tính trên một 
khoảng thời gian 10 phút theo công thức 
[2], [3]: 
ssssst PPPPPP 5010311,0 08,028,00675,00525,00314,0 (2) 
 Mức nhấp nháy điện áp dài hạn (Plt) 
được tính từ 12 kết quả đo Pst liên tiếp 
(trong khoảng thời gian hai giờ), theo 
công thức [2], [3]: 
3
12
1
2)(
12
1

k
stklt PP (3) 
Với Pstk - độ nhấp nháy ngắn hạn trong 
khoảng thời gian thứ k. 
Plt là tiêu chuẩn đánh giá nhấp nháy dài 
hạn khi xem xét các sự kiện nhấp nháy 
với các chu kỳ lớn hơn hoặc khi một số 
tải gây nhấp nháy đồng thời vận hành. 
Giới hạn mức nhấp nháy dài hạn là 0,8. 
2.2. Kết quả đo đạc và khảo sát 
 Lò hồ quang và khu cẩu trục của Nhà 
máy Gang thép Thái Nguyên: 
Các lò hồ quang xoay chiều này có ý 
nghĩa rất lớn trong ngành công nghiệp 
thép. Tuy nhiên, do bản chất hoạt động 
của lò thường xuyên gây ra hiện tượng 
dao động điện áp. Dao động điện áp gây 
ra do tính chất hồ quang của lò thường bất 
định, không thể dự báo trước nên rất khó 
để thực hiện việc khắc phục hiện tượng 
nhấp nháy điện áp do lò hồ quang gây ra 
[4], [5]. 
Về mặt cấu tạo, lò hồ quang là một thiết 
bị 3 pha gồm ba điện cực bằng graphit 
tiếp xúc với một hỗn hợp bao gồm quặng 
sắt và các vảy thép. Hỗn hợp này sẽ được 
đưa lên nhiệt độ khoảng 3400oC bởi các 
điện cực gây ra hiện tượng hồ quang. Lò 
hồ quang còn bao gồm bát chứa thép 
được làm bằng gạch chịu lửa. Ba điện cực 
có thể di chuyển từ trên cao xuống lò. Lò 
hồ quang còn có máy biến áp, hệ thống 
thanh dẫn điện cực và với những lò công 
suất lớn còn có thể có điện kháng cản 
dòng. Điện áp sơ cấp của máy biến áp là 
35 kV, điện áp thứ cấp là từ 300 đến 
700 V. Máy biến áp này thường trang bị 
hệ thống điều áp. 
Chu kỳ hoạt động của lò hồ quang chia 
thành 2 pha rõ rệt. Trong pha đầu tiên, lò 
sẽ tăng nhiệt độ để làm nóng chảy quặng 
sắt, do đó pha này thường có tên gọi là 
pha nóng chảy. Lúc này, điện áp sẽ được 
điều chỉnh ở mức cao nhất để có thể đạt 
công suất tối đa. Do tính chất thất thường 
của quặng sắt, hồ quang do lò sinh ra 
cũng biến thiên rất mạnh và khiến cho 
pha này trở nên không ổn định. Khi quặng 
đã biến thành chất lỏng, nhiệm vụ của lò 
chỉ là cung cấp nhiệt lượng để duy trì 
nhiệt độ của lò. Lúc này lò chỉ cần sử 
dụng điện áp thấp và hồ quang cũng trở 
nên ổn định hơn. 
Có hai nguyên nhân chính của hiện tượng 
nhấp nháy điện áp trong lò hồ quang. Thứ 
nhất là do tính dẫn điện của quặng sắt, các 
quặng này trong quá trình bị đốt nóng sẽ 
chuyển động và khiến các điện cực bị 
ngắn mạch. Hiện tượng ngắn mạch này 
khiến dòng tăng cao và gây ra dao động 
điện áp rất lớn. Thứ hai là do bản chất tự 
nhiên của hồ quang điện. Quá trình phát 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NĂNG LƯỢNG - TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC 
(ISSN: 1859 - 4557) 
Số 11 tháng 11-2016 
5
ra hồ quang điện sẽ khiến dòng điện thay 
đổi rất mạnh khiến cho điện áp bị dao 
động theo. Biên độ dao động của quá 
trình này không lớn nếu so sánh với hiện 
tượng ngắn mạch, tuy nhiên tần Suất của 
nó thì cao hơn rất nhiều. Chính vì vậy nó 
cũng rất nguy hiểm và làm xấu đáng kể 
các thông số nhấp nháy điện áp Pst, Plt. 
Hình 2. Giá trị đo lƣờng Pst và Plt 3 pha 
của lò hồ quang 
Có thể thấy giá trị đo lường Pst của 3 pha 
khá tương đồng nhau. Do đặc tính của 
phụ tải của lò hồ quang không thể hoạt 
động liên tục nên có những lúc lò ngừng 
hoàn toàn để lấy thêm quặng. Khi không 
có sự hoạt động của SVC, giá trị Pst tăng 
rất lớn, cao nhất tại pha A là 38,4 (cao 
hơn 38 lần so với giá trị cho phép). Giá trị 
đo lường Plt tại pha A cao nhất là 16,8. 
Giá trị này cao hơn giá trị cho phép 21 
lần. Những kết quả đo lường cho thấy, giá 
trị của Pst và Plt của lò hồ quang vượt rất 
nhiều lần các giá trị cho phép theo Thông 
tư số 32. 
Hình 3. Kết quả đo Pst và Plt tại hệ thống cẩu 
trục nhà máy thép Thái Nguyên 
Trong Nhà máy Gang thép Thái Nguyên, 
ngoài hệ thống lò hồ quang thường gây ra 
nhấp nháy điện áp rất lớn thì hệ thống cẩu 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NĂNG LƯỢNG - TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC 
(ISSN: 1859 - 4557) 
 Số 11 tháng 11-2016 
6 
trục của lò cũng liên tục thay đổi công 
suất và gây ra nhấp nháy tại điểm kết nối 
chính của hệ thống. Hệ thống cẩu trục của 
Nhà máy Gang thép Thái Nguyên có 
nhiệm vụ nâng khối lượng gang thép đã 
luyện trong lò hồ quang sang vị trí để tinh 
luyện và cán thép. Hệ thống sẽ hoạt động 
ngay sau khi lò hồ quang kết thúc công 
việc, do đó nó cũng không hoạt động liên 
tục mà gián đoạn. Tuy vậy, khi hoạt động, 
yêu cầu phải nhanh và chính xác để đảm 
bảo lượng thép mới luyện không bị giảm 
nhiệt độ. Cẩu trục bao gồm hệ thống nâng 
lò thép theo phương thẳng đứng và hệ 
thống di chuyển theo phương nằm ngang. 
Do tính chất của thiết bị, mỗi khi làm 
việc, hệ thống này thường gây ra hiện 
tượng nhấp nháy điện áp lớn tại nhà máy. 
Kết quả đo Pst cho thấy giá trị Pst cao nhất 
là 1,35 tại pha A, vượt 35 % so với giá trị 
cho phép. Giá trị Plt khoảng 1,04, vượt 
30% so với giá trị cho phép trong thông 
tư 32. 
 Dây chuyền luyện thép của nhà máy 
thép POSCO - Hải Phòng: 
Khác với Nhà máy Gang thép Thái 
Nguyên thực hiện toàn bộ chu trình sản 
xuất thép từ xử lý quặng tới cán ra thép 
thành phẩm, Nhà máy Thép Posco - Hải 
Phòng chỉ thực hiện việc cán phôi thép 
thành sản phẩm cuối cùng. Quá trình cán 
thép được thực hiện qua các dây chuyền 
cán sử dụng động cơ không đồng bộ. 
Trong quá trình cán, các động cơ cũng 
thường xuyên phải thay đổi công suất nên 
cũng có thể gây ra các dao động điện áp. 
Tương tự như tại Nhà máy Gang thép 
Thái Nguyên, nhóm thực hiện đề tài thực 
hiện việc đo Pins, Pst và Plt kết quả như 
sau: 
Hình 4. Kết quả đo Pst và Plt 
tại Nhà máy Thép Posco - Hải Phòng 
Kết quả đo Pst cho thấy giá trị Pst cao nhất 
là 1,3, giá trị Plt khoảng 1. Những kết quả 
đo đạc cho thấy, các giá trị Pst và Plt của 
Nhà máy Thép Posco, dù đã được hạn chế 
bởi các thiết bị khởi động mềm động cơ 
tại một số thời điểm vẫn cao hơn giá trị 
cho phép khoảng 20-30%. 
 Máy hàn hồ quang một pha: 
Các máy hàn điện thực hiện việc kết nối 2 
mảnh kim loại bằng cách đốt nóng một 
phần kim loại nằm giữa 2 mảnh này. Tuy 
vậy, trong quá trình hàn, điện áp thường 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NĂNG LƯỢNG - TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC 
(ISSN: 1859 - 4557) 
Số 11 tháng 11-2016 
7
thay đổi rất mạnh và gây ra hiện tượng 
nhấp nháy điện áp. 
 Thông thường có hai loại thiết bị hàn: 
hàn điện trở và hàn hồ quang. Hàn điện 
trở sử dụng dòng điện lớn để đốt nóng 
kim loại (có những loại dòng điện có thể 
lên tới 100000 A). Hàn hồ quang, sử dụng 
nhiệt gây ra do hồ quang điện để làm 
nóng chảy kim loại. 
Tương tự như các phần trên, nhóm tác giả 
thực hiện việc đo Pst và Plt, kết quả như 
trong hình 5. 
Hình 5. Kết quả đo Pstvà Plt tại máy hàn 
Những kết quả đo đạc cho thấy, các giá trị 
Pst và Plt của máy hàn đều vượt quá giới 
hạn cho phép. Trong đó Pst vượt giới hạn 
cho phép tới 480%, Plt nhỏ hơn chủ yếu là 
do máy hàn thường phải nghỉ để thay que 
hàn. Tuy vậy, giá trị Plt vẫn vượt quá 75% 
so với giới hạn quy định trong Thông tư 
32. Hệ số cosυ rất thấp (khoảng 0,2-0,3) 
nên việc bố trí thêm các thiết bị bù có 
điều khiển với tốc độ cao sẽ khiến hiệu 
suất của máy tăng lên, giảm tổn thất và 
giảm cả hiện tượng nhấp nháy điện áp về 
các giới hạn cho phép. 
3. GIẢI PHÁP HẠN CHẾ HIỆN TƢỢNG 
NHẤP NHÁY ĐIỆN ÁP 
Hiện tượng nhấp nháy điện áp không phải 
là một hiện tượng mới xảy ra và đã được 
quan tâm, xử lý khá nhiều trong những 
năm trước đây. Tuy nhiên, hiệu quả của 
việc xử lý hiện tượng này thường không 
cao do nguyên nhân chủ yếu là hiện tượng 
thường xảy ra rất nhanh, đòi hỏi những 
thiết bị rất đắt tiền. Những năm gần đây, 
cùng với sự phát triển hết sức mạnh mẽ 
của các nguồn năng lượng tái tạo, vốn có 
đặc tính tự nhiên không ổn định như gió, 
mặt trời, hiện tượng nhấp nháy điện áp 
ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Việc 
phát triển rất mạnh của các thiết bị bù 
công suất phản kháng tốc độ cao như 
SVC, STATCOM cũng khiến cho việc xử 
lý hiện tượng nhấp nháy điện áp dễ dàng 
hơn. Hiện tại, do hiện tượng flicker rất 
phức tạp và thay đổi nhiều tùy theo loại 
phụ tải nên có khá nhiều phương án khác 
nhau để xử lý vấn đề này. Tuy nhiên, 
cũng rất khó có thể đưa ra một giải pháp 
tối ưu cho các loại phụ tải khác nhau. 
Trên thực tế, có rất nhiều các biện pháp 
khác nhau để làm giảm hiện tượng nhấp 
nháy điện áp trong hệ thống điện. Tuy 
nhiên ta có thể chia làm 4 nhóm giải pháp 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NĂNG LƯỢNG - TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC 
(ISSN: 1859 - 4557) 
 Số 11 tháng 11-2016 
8 
chính như sau [6]: 
 Sử dụng các thiết bị bù công suất 
phản kháng nhanh như: thiết bị bù tĩnh 
điều khiển bằng thyristor (SVC), thiết bị 
bù tĩnh STATCOM, thiết bị điều khiển 
dòng công suất UPFC, thiết bị bù công 
suất phản kháng dựa trên nguyên lý lai 
[7],... 
 Thay đổi cấu hình của lưới điện bằng 
cách xây dựng thêm các đường dây từ các 
nguồn điện tới điểm kết nối chính, lắp đặt 
thêm các máy biến áp làm việc song song 
hoặc mắc nối tiếp tụ điện với đường dây 
để giảm thông số X của đường dây,... Tuy 
nhiên, các biện pháp kể trên đều rất tốn 
kém, chi phí cao. 
 Các giải pháp về công nghệ và vận 
hành như: thay đổi các thiết bị gây ra 
nhấp nháy điện áp bằng các thiết bị công 
nghệ cao hơn, ít gây ra các hiện tượng 
nhấp nháy điện áp hơn; sử dụng hệ thống 
máy phát/động cơ phía trước máy hàn có 
thể giảm thiểu được nhấp nháy điện áp 
(do cân bằng được điện áp các pha và 
mômen quán tính của phần quay sẽ hãm 
sự biến đổi năng lượng lớn trong máy 
hàn). Đối với các lò hồ quang có thể sử 
dụng thêm cuộn kháng mắc nối tiếp với lò 
hoặc sử dụng máy biến áp có điện kháng 
cao hơn,... Tuy vậy, đây là phương án rất 
tốn kém. 
 Các giải pháp về khởi động động cơ 
như: sử dụng thiết bị khởi động mềm, sử 
dụng các phương pháp khởi động động cơ 
bằng điện áp thấp như dùng máy biến áp 
tự ngẫu, đổi nối sao/tam giác, mắc nối 
tiếp cuộn kháng vào mạch stator,... 
4. KẾT LUẬN 
Qua các kết quả đo đạc tại một số phụ tải 
được khảo sát, chúng ta thấy rằng độ nhấp 
nháy ngắn hạn cũng như độ nhấp nháy dài 
hạn đều vượt quá giá trị quy định rất 
nhiều. Điều này gây ảnh hưởng không 
nhỏ đến sức khỏe con người cũng như 
hiệu quả làm việc của thiết bị. 
Đối với mỗi loại thiết bị, nguyên nhân 
gây ra hiện tượng nhấp nháy điện áp do 
rất nhiều yếu tố như: công suất nguồn 
cung cấp, đặc tính làm việc của thiết bị, 
quy trình sản xuất,... Chính vì vậy, rất khó 
có thể đưa ra một giải pháp tối ưu cho các 
loại phụ tải khác nhau. 
Một trong những giải pháp hiệu quả áp 
dụng cho các phụ tải có công suất lớn là 
sử dụng các thiết bị bù công suất phản 
kháng có tốc độ xử lý nhanh. Với sự phát 
triển nhanh chóng về mặt công nghệ, các 
thiết bị bù ngày nay hoàn toàn có thể đáp 
ứng được yêu cầu trên với khả năng điều 
chỉnh gần như tức thời thông số của 
chúng với giá thành rẻ. 
Ngoài ra, căn cứ vào tính chất, nguyên lý 
làm việc, quy trình sản xuất,... mà chúng 
ta có thể đưa ra các giải pháp khắc phục 
ngay tại chỗ với giá thành rẻ hơn. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Thông tư số: 32/2010/TT-BCT. 
[2] Gost 13109/97 - Tiêu chuẩn chất lượng điện năng Liên bang Nga. 
[3] Tiêu chuẩn IEC 61000-4-15: Flickermeter. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NĂNG LƯỢNG - TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC 
(ISSN: 1859 - 4557) 
Số 11 tháng 11-2016 
9
[4] Trần Đình Long, Sổ tay tra cứu chất lượng điện năng, Hội Điện lực Việt Nam, 2014. 
[5] Lê Đắc Trung, Nâng cao chất lượng điện năng qua việc hạn chế nhiễu sóng hài và quá điện áp 
nội bộ trong lưới điện phân phối, Kỷ yếu Hội nghị Khoa học và Công nghệ điện lực 2014. 
[6] Bùi Anh Tuấn, Đinh Ngọc Quang, Nghiên cứu khảo sát hiện tượng nhấp nháy điện áp tại một 
số phụ tải điển hình và biện pháp khắc phục, Báo cáo tổng kết đề tài cấp BCT 2015. 
[7] Bùi Anh Tuấn, Đinh Ngọc Quang, Nghiên cứu, chế tạo thiết bị bù công suất phản kháng trong 
lưới điện hạ áp dựa trên nguyên lý lai, Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ Công Thương 2014. 
Giới thiệu tác giả: 
Tác giả Bùi Anh Tuấn, sinh năm 1978. Hiện là giảng viên Khoa Hệ thống 
điện - Trường Đại học Điện lực. Tốt nghiệp Trường Đại học Bách khoa Hà 
Nội năm 2001, chuyên ngành hệ thống điện. Bảo vệ thành công luận án tiến 
sĩ kỹ thuật điện tại trường Đại học Claude Bernard - Lyon1, Cộng hòa Pháp 
năm 2011. Các hướng nghiên cứu chính: vật liệu điện từ, bù công suất phản 
kháng và chất lượng điện năng. 
Tác giả Lê Thị Vân Anh, sinh năm 1984. Hiện là giảng viên Khoa Công nghệ 
tự động, Trường Đại học Điện lực. Tốt nghiệp Đại học Bách khoa Hà Nội, 
Khoa Điện chuyên ngành điều khiển tự động năm 2007. Tốt nghiệp thạc sĩ 
kỹ thuật điện tại Đại học Kỹ thuật Nam Đài, Đài Loan (Trung Quốc) năm 
2009. Các hướng nghiên cứu chính: xử lý tín hiệu, điện tử công suất và điều 
khiển thông minh. 
Tác giả Đinh Ngọc Quang, sinh năm 1978. Hiện đang công tác tại Viện 
Năng lượng, Bộ Công Thương. Tốt nghiệp Đại học Bách khoa Hà Nội chuyên 
ngành hệ thống điện. Bảo vệ thành công luận án tiến sĩ kỹ thuật điện tại 
Trường Đại học Bách khoa Quốc gia Odessa, Ukraina năm 2010. Các hướng 
nghiên cứu chính: lọc sóng hài, bù công suất phản kháng, điện tử công suất 
và chất lượng điện năng. 
Tác giả Hoàng Đăng Khoa, sinh năm 1978. Tốt nghiệp đại học và thạc sĩ 
chuyên ngành hệ thống điện tại các Trường đại học Bách khoa Hà Nội năm 
2001 và Trường Đại học Inha, Hàn Quốc vào năm 2010. Hiện nay, tác giả 
đang công tác tại Bộ Công Thương và là nghiên cứu sinh tại Viện Nghiên cứu 
điện tử, tin học, tự động hóa - Bộ Công Thương. Lĩnh vực quan tâm chính là 
nghiên cứu các vấn đề liên quan tới nhấp nháy điện áp trong hệ thống điện. 

File đính kèm:

  • pdfphan_tich_khao_sat_va_danh_gia_hien_tuong_nhap_nhay_dien_ap.pdf