Phân tích khả năng cạnh tranh kinh tế của rừng trồng keo lá tràm áp dụng tiến bộ kỹ thuật ở vùng Đông Nam Bộ

TÓM TẮT

Keo lá tràm (Acacia auriculiformis A. Cunn. ex Benth) là một trong

những cây trồng rừng chủ lực ở vùng Đông Nam Bộ nhằm cung cấp

nguồn nguyên liệu sản xuất ván dăm và gỗ xẻ. Bài viết đã sử dụng phương

pháp ma trận phân tích chính sách (PAM) và các chỉ số đánh giá hiệu quả

tài chính để phân tích và lượng hóa những lợi thế này của rừng trồng Keo

lá tràm. Kết quả nghiên cứu đã chỉ rõ: Các chỉ số phân tích hiệu quả tài

chính được tính đủ theo chi phí giá xã hội trong trồng rừng Keo lá tràm

chu kỳ kinh doanh rừng 8 năm có áp dụng kỹ thuật quản lý lập địa thì lợi

nhuận thuần (NPV) 141,943 tr.đ/ha, tỷ suất sinh lợi nội bộ (IRR) là 33%

và tỷ suất lợi ích trên chi phí (BCR) 3,19. Kết hợp với phân tích kinh tế

theo ma trận chính sách (PAM), tỷ lệ chi phí tài nguyên nội địa (DRC) của

rừng trồng Keo lá tràm là 0,3. Phân tích độ nhạy với các kịch bản giá gỗ

và năng suất rừng trồng giảm đồng thời đến 40% thì DRC vẫn nhỏ hơn 1.

Điều này khẳng định rằng, biện pháp kỹ thuật được áp dụng là giải pháp

kỹ thuật quan trọng nâng cao lợi thế cạnh tranh cả về kinh tế và tài chính

rừng trồng Keo lá tràm của Vùng Đông Nam Bộ

pdf 11 trang phuongnguyen 2040
Bạn đang xem tài liệu "Phân tích khả năng cạnh tranh kinh tế của rừng trồng keo lá tràm áp dụng tiến bộ kỹ thuật ở vùng Đông Nam Bộ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phân tích khả năng cạnh tranh kinh tế của rừng trồng keo lá tràm áp dụng tiến bộ kỹ thuật ở vùng Đông Nam Bộ

Phân tích khả năng cạnh tranh kinh tế của rừng trồng keo lá tràm áp dụng tiến bộ kỹ thuật ở vùng Đông Nam Bộ
Tạp chí KHLN Chuyên san/2017 (167 - 177) 
©: Viện KHLNVN - VAFS 
ISSN: 1859 - 0373 Đăng tải tại: www.vafs.gov.vn 
 167 
PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG CẠNH TRANH KINH TẾ 
CỦA RỪNG TRỒNG KEO LÁ TRÀM ÁP DỤNG TIẾN BỘ KỸ THUẬT 
Ở VÙNG ĐÔNG NAM BỘ 
Trần Thanh Cao, Phạm Thế Dũng, Kiều Tuấn Đạt, Vũ Đình Hưởng 
Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ 
Từ khóa: Hiệu quả, Keo 
lá tràm, lợi thế so sánh 
TÓM TẮT 
Keo lá tràm (Acacia auriculiformis A. Cunn. ex Benth) là một trong 
những cây trồng rừng chủ lực ở vùng Đông Nam Bộ nhằm cung cấp 
nguồn nguyên liệu sản xuất ván dăm và gỗ xẻ. Bài viết đã sử dụng phương 
pháp ma trận phân tích chính sách (PAM) và các chỉ số đánh giá hiệu quả 
tài chính để phân tích và lượng hóa những lợi thế này của rừng trồng Keo 
lá tràm. Kết quả nghiên cứu đã chỉ rõ: Các chỉ số phân tích hiệu quả tài 
chính được tính đủ theo chi phí giá xã hội trong trồng rừng Keo lá tràm 
chu kỳ kinh doanh rừng 8 năm có áp dụng kỹ thuật quản lý lập địa thì lợi 
nhuận thuần (NPV) 141,943 tr.đ/ha, tỷ suất sinh lợi nội bộ (IRR) là 33% 
và tỷ suất lợi ích trên chi phí (BCR) 3,19. Kết hợp với phân tích kinh tế 
theo ma trận chính sách (PAM), tỷ lệ chi phí tài nguyên nội địa (DRC) của 
rừng trồng Keo lá tràm là 0,3. Phân tích độ nhạy với các kịch bản giá gỗ 
và năng suất rừng trồng giảm đồng thời đến 40% thì DRC vẫn nhỏ hơn 1. 
Điều này khẳng định rằng, biện pháp kỹ thuật được áp dụng là giải pháp 
kỹ thuật quan trọng nâng cao lợi thế cạnh tranh cả về kinh tế và tài chính 
rừng trồng Keo lá tràm của Vùng Đông Nam Bộ. 
Keywords: Effect, 
Acacia auriculiformis, 
competitive advantage 
Nalyzing economic competitive advantage of Acacia auriculiformis 
plantations applied advanced techniques in South Eastern region 
Acacia auriculiformis plantations are widely planted in the South - Eastern 
Vietnam for wood chip and saw - log productions. This paper was used 
the method of the policy analysis matrix (PAM) and evaluation of 
financial index to analyze competitive advantage of A. auriculiformis 
plantations. The results showed that analysis index of financial effect with 
full social costs for A. auriculiformis plantations with rotation of eight 
years when applying site management led to net present value (NPV) was 
141.943 milion VND ha
 - 1
, internal rate of return (IRR) was 33.0% and 
benefit - cost ratio (BCR) was 3.19. When combining with PAM, 
domestic recourse cost (DRC) of A. auriculiformis plantations was 0.3. In 
the case of timber prices and productivity reduced together to 40%, the 
DRC was less than 1. It was concluded that A. auriculiformis plantations 
in Southeastern Vietnam achieved high economic efficiency and 
competitive advantage when applying optimum sylvicultural practice and 
site management. 
Tạp chí KHLN 2017 Trần Thanh Cao et al., Chuyên san/2017 
 168
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Ở nước ta Keo lá tràm được nhập nội và trồng 
thử nghiệm vào những năm 1960 tại miền 
Nam (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2003) và đã được 
trồng khá phổ biến ở Đông Nam Bộ từ thập 
niên 80 của thế kỷ XX. Đây là loài cây trồng 
rừng đa mục đích, để lấy gỗ, cải tạo đất và bảo 
vệ môi trường. Cây có kích thước lớn sử dụng 
trong xây dựng, làm đồ thủ công mỹ nghệ, 
đóng đồ mộc, còn gỗ nhỏ. Cây gỗ nhỏ thường 
được dùng làm nguyên liệu giấy, ván dăm, ván 
sợi và gỗ trụ mỏ (Lê Thu Hiền et al., 2005). 
Đến nay, Keo lá tràm thuộc danh mục các loài 
cây chủ lực trồng rừng sản xuất trên nhiều 
vùng trong cả nước, trong đó có Vùng Đông 
Nam Bộ (Quyết định số 4961/QĐ-BNN - 
TCLN ngày 17/11/2014 của Bộ Nông nghiệp 
và Phát triển nông thôn ). 
Trong giai đoạn 2012 - 2016, đã có một số 
nghiên cứu tiêu biểu về rừng trồng Keo lá tràm 
trên địa bàn Vùng Đông Nam Bộ, như sau: (1) 
Phân tích ngành hàng gỗ rừng trồng nhằm đề 
xuất giải pháp phát triển trồng rừng sản xuất 
(Trần Thanh Cao et al., 2012); (2) Nghiên cứu 
các biện pháp kỹ thuật bảo vệ và nâng cao độ 
phì của đất nhằm nâng cao năng suất rừng 
trồng bạch đàn, keo ở các luân kỳ sau (Phạm 
Thế Dũng et al., 2013); và (3) Hiểu về sự tăng 
trưởng và phản ứng sinh lý từ việc áp dụng 
quản lý vật hữu cơ sau khai thác, tỉa thưa và 
bón phân cho rừng keo nhiệt đới luân kỳ ngắn 
(Vũ Đình Hưởng, 2016). Tuy nhiên, kết quả 
của những nghiên cứu này tập trung vào nhiều 
nội dung khác nhau của rừng trồng Keo lá 
tràm, nhưng chưa được tổng hợp, phân tích so 
sánh để xác định rõ hơn các giải pháp kỹ thuật 
hữu dụng nâng cao lợi thế cạnh tranh kinh tế 
và tài chính của rừng trồng Keo lá tràm. Đặc 
biệt là những phân tích đánh giá tiềm năng 
phát triển dưới lăng kính của giá xã hội (hay 
giá kinh tế) để đo lường lợi thế so sánh của sản 
phẩm gỗ tròn Keo lá tràm. 
Bài viết đã nghiên cứu lựa chọn 3 mô hình 
trồng rừng Keo lá tràm của những nghiên cứu 
nêu trên để phân tích và đánh giá khả năng 
cạnh tranh kinh tế và tài chính gồm: (1) Mô 
hình nông hộ theo phương thức trồng rừng 
truyền thống ở Ban quản lý rừng phòng hộ 
Xuân Lộc, Đồng Nai (sau đây gọi là Mô hình 
nông hộ); (2) Mô hình quản lý vật liệu hữu cơ 
sau khai thác ở Phú Giáo, Bình Dương, tức là 
rừng trồng sau khi khai thác để lại toàn bộ 
cành, ngọn có đường kính <5cm, lá, vỏ cây, 
hoa quả, thảm tươi cắt ngắn <1m và rải đều, 
không đốt, không cày xới (sau đây gọi là Mô 
hình quản lý lập địa); và (3) Mô hình áp dụng 
quản lý vật liệu hữu cơ sau khai thác kết hợp 
bón lót 50kg lân nguyên tố/ha và có tỉa thưa 
50% số cây ở tuổi 4 tại Phú Giáo, Bình Dương 
(sau đây gọi tắt là Mô hình tỉa thưa). Bài viết 
cũng mong muốn cung cấp thêm thông tin để 
người trồng rừng chọn lựa loài cây và phương 
thức trồng rừng phù hợp trên địa bàn vùng 
Đông Nam Bộ, cũng như cho tất cả hoạt động 
trồng rừng sản xuất loài cây keo trên phạm vi 
toàn quốc. 
II. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1. Mục tiêu 
Đánh giá hiệu quả kinh tế và lợi thế so sánh 
của hoạt động trồng rừng Keo lá tràm ở Đông 
Nam Bộ. 
2.2. Phương pháp nghiên cứu 
 Phương pháp kế thừa 
Kế thừa số liệu của các đề tài nghiên cứu có 
liên quan đến Keo lá tràm đã được công bố. 
Mô tả nội dung kỹ thuật canh tác của 3 mô 
hình trồng rừng Keo lá tràm, thông tin tại bảng 
1 dưới đây: 
Trần Thanh Cao et al., Chuyên san/2017 Tạp chí KHLN 2017 
 169 
Bảng 1. Tóm tắt kỹ thuật canh tác của các mô hình trồng rừng 
TT Nội dung Mô hình nông hộ Mô hình quản lý lập địa Mô hình tỉa thưa 
1 Cây giống Cây tạo từ hạt, không rõ giống Cây con giâm hom hỗn hợp hai dòng AA1 và AA9 
2 Làm đất 
Dọn sạch thực bì, cày chảo 3 năm 
một lần, cuốc hố 30 × 30 × 30cm 
Để lại cành, ngọn cây có đường kính < 5cm, và cây bụi, 
thực vật dưới tán, được chặt ngắn khoảng 50 - 100cm 
và rải đều trên diện tích, phun thuốc diệt cỏ toàn diện, 
cuốc hố 30 × 30 × 30cm 
3 Trồng Mật độ 2.200 cây/ha Mật độ 1.660 cây/ha 
4 
Bón phân 
(kg/ha) 
16kg N; 16kg P và 8kg K trong 2 
năm đầu 
Không Bón 50kg P/ha 
5 Chăm sóc 
Cày 7 chảo ốp đất vào gốc 02 
lần/năm. 
Phun thuốc theo băng và xạc cỏ vun gốc 2 năm đầu 
6 Tỉa cành Không Tỉa đơn thân, tỉa cành 2 năm đầu 
7 Tỉa thưa 
Tuổi 3 tỉa 50% số cây; tuổi 7 tỉa còn 
lại gần 500 cây 
Không Tuổi 4 tỉa 50% số cây 
8 Khai thác 
Chu kỳ kinh doanh 11 năm, bán 
cây đứng tại rừng 
Chu kỳ kinh doanh 8 năm, 
bán cây đứng tại rừng 
Chu kỳ kinh doanh 8 
năm, bán cây đứng tại 
rừng 
Nguồn: Phạm Thế Dũng, 2013 và Vũ Đình Hưởng, 2016. 
 Phương pháp Ma trận phân tích chính 
sách (PAM) 
Phương pháp được áp dụng để phân tích dữ 
liệu cho từng nội dung nghiên cứu, được mô tả 
tại bảng 2, có sự phân biệt giữa các đầu vào 
khả thương (có khả năng ngoại thương - 
tradable) và chi phí nhân tố nội địa hay nguồn 
lực trong nước (không có khả năng ngoại 
thương - nontradable). Chính sách điều hành 
tỷ giá hối đoái luôn ảnh hưởng tới chi phí đầu 
vào khả thương, do đó các cách đo lường hiệu 
quả nhất định đòi hỏi cần có sự phân biệt hai 
loại chi phí này. Các đầu vào khả thương bao 
gồm: Máy làm đất, phân bón, thuốc bảo vệ 
thực vật và nhiên liệu. Sản phẩm đầu ra là 
hàng hóa khả thương. 
Bảng 2. Ma trận phân tích chính sách (PAM) 
 Doanh thu Chi phí đầu vào khả thương Chi phí nhân tố nội địa Lợi nhuận 
Giá tài chính A B C D 
Giá kinh tế E F G H 
Các tác động chính sách I J K L 
Nguồn: Eric A. Monke and Scott R. Pearson, 1989 
Trong đó: D = A - B - C I = A - E 
 H = E - F - G J = B - F 
 L = I - J - K = D - H K = C - G 
 Phân tích hiệu quả kinh tế 
- Lợi nhuận tài chính và suất sinh lợi: Các mô 
hình được lựa chọn phân tích chỉ tập hợp các 
chi phí trực tiếp (cò gọi là chi phí khả biến) 
cho nên bài viết này chỉ phân tích lợi nhuận 
ròng (không phân tích lợi nhuận gộp). Trong 
phân tích này, chi phí nhân công bao gồm 
công lao động của nông hộ để đồng nhất giữa 
các mô hình, so sánh được với nhau. 
Tạp chí KHLN 2017 Trần Thanh Cao et al., Chuyên san/2017 
 170
+ Lợi nhuận ròng/ha = tổng doanh thu - tổng 
chi phí D = A - (B + C). 
+ Lợi nhuận ròng/ha/năm = Lợi nhuận 
ròng/ha/luân kỳ (tính theo năm tài chính). 
+ Lợi nhuận ròng/ngày công (đối với toàn bộ 
lao động). 
+ Lợi nhuận ròng/tổng chi phí. 
+ Hiện giá thuần NPV (Net present value) là 
giá trị tại thời điểm hiện nay của một hay toàn 
bộ dòng tiền trong tương lai được chiết khấu 
về hiện tại. 
NPV = giá trị hiện tại của dòng tiền vào (thu) - 
giá trị hiện tại của dòng tiền ra (chi) 
Trong đó: 
r là tỷ lệ chiết khấu (trong bài viết này sử 
 dụng lãi suất thực năm 2015 là 5,22%) 
t là số năm tương ứng (t = 0, 1, 2, 3... n) 
n số năm của luân kỳ 
Bt, Ct lần lượt là lợi ích và chi phí của năm 
 thứ t 
+ Tỷ suất sinh lợi nội bộ (IRR), để tính IRR, 
chúng ta cần xác định tỷ suất chiết khấu sẽ 
làm giảm NPV = 0. IRR chính là tỷ suất chiết 
khấu đó. 
+ Tỷ suất lợi ích trên chi phí (BCR) là tỷ số 
giữa giá trị hiện tại của lợi ích thu được so với 
giá trị hiện tại của chi phí bỏ ra. 
Công thức tính chỉ tiêu BCR được hình thành 
như sau: 
BCR > 1 là có hiệu quả. 
Các chỉ tiêu lợi nhuận tài chính và suất sinh lợi 
có giá trị càng cao càng tốt. 
- Lợi nhuận kinh tế: Các chỉ tiêu đánh giá lợi 
nhuận kinh tế tương tự lợi nhuận tài chính và 
suất sinh lợi, nhưng được tính theo giá xã hội. 
 Phân tích lợi thế so sánh 
- Tỷ lệ chi phí tài nguyên nội địa (DRC): DRC 
= G/(E - F) 
Tỷ lệ này càng thấp, lợi thế so sánh của hệ 
thống sản xuất càng lớn. Những hoạt động 
hiệu quả có thể được xác định là những hoạt 
động có lợi nhuận kinh tế dương hay có tỷ lệ 
chi phí tài nguyên nội địa DRC nhỏ hơn 1. 
Tương tự như vậy, nếu tỷ lệ chi phí tài nguyên 
nội địa DRC lớn hơn 1, có nghĩa là hệ thống 
sản xuất đó tiêu thụ nhiều nguồn lực trong 
nước hơn so với doanh thu mà nó tạo ra, do đó 
không có hiệu quả xã hội (John Keyser, 2013). 
- Phân tích độ nhạy: Hai yếu tố có tác động 
nhiều đến hiệu quả kinh tế cũng như lợi thế so 
sánh của hoạt động trồng rừng nói chung và 
Keo lá tràm nói riêng chính là giá cả và sản 
lượng đầu ra. Bài viết này sử dụng công cụ 
phân tích độ nhạy 02 chiều của phần mềm 
Excel để xác định giới hạn của giá cả và sản 
lượng đầu ra tác động cho DRC, giới hạn tiến 
đến giá trị gần bằng 1 (không còn lợi thế so 
sánh). Khoảng thay đổi của giá cả cũng như 
sản lượng là 10% (thay đổi giảm từ 10 đến 
50%). Giá bình quân chung các loại sản phẩm 
được sử dụng trong phân tích. Mô hình quản lý 
lập địa được chọn lựa để phân tích độ nhạy. 
Các giả định chính được áp dụng cho phân 
tích PAM được mô tả dưới đây. 
1) Các mô hình giả định rằng người nông dân 
bán toàn bộ sản lượng gỗ của mình theo hình 
thức bán cây đứng. Do vậy, tổng doanh thu 
được xác định bằng tổng sản lượng (m3/ha) 
của tất cả các loại sản phẩm gỗ nhân với giá 
bán cây đứng tại rừng (đồng Việt Nam/m3). 
2) Giá hạch toán, trừ phi có ghi chú khác, 
phương pháp phân tích này dựa trên giá cả tại 
Trần Thanh Cao et al., Chuyên san/2017 Tạp chí KHLN 2017 
 171 
rừng và chính sách thuế áp dụng phổ biến tại 
thời điểm thu thập dữ liệu vào năm 2015. Tỷ 
giá hối đoái tài chính Vietcombank bán ra 
ngày 06/7/2015 là 1,00USD = 21.830 đồng 
được áp dụng để chuyển đổi ngoại tệ thành 
đồng Việt Nam tương đương. Tiền đồng 
không bị hạn chế trong thanh toán thường 
ngày và nó được giả định thêm rằng tỷ giá 
hối đoái tài chính và kinh tế cũng ở mức 
tương đương. 
3) Giá cả hàng hóa, dịch vụ được khảo sát năm 
2015 ổn định cả năm. 
4) Những giả định về sản lượng, giá cả và chi 
phí khác nhau, áp dụng trong phân tích phụ 
thuộc vào công nghệ và điều kiện thị trường có 
sẵn cho từng mô hình. 
5) Thu nhập của mô hình không bao gồm thu 
nhập từ canh tác cây nông nghiệp xen canh với 
Keo lá tràm. 
6) Người trồng rừng vay một lần, thời điểm 
năm thứ nhất, số tiền gần bằng suất đầu tư 
trồng rừng thực tế, kể cả tiền thuê đất hàng 
năm 1% giá đất và trả lãi hàng năm bằng lãi 
suất thực (Eric A. Monke, 1989) của năm 2015 
là 5,22%. 
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 
3.1. Hiệu quả kinh tế trồng rừng trồng Keo 
lá tràm 
 Phân tích hiệu quả tài chính 
Kết quả khảo sát giá cả các yếu tố đầu vào và 
sản phẩm đầu ra được thể hiện ở bảng 3. 
Bảng 3. Giá cả hàng hóa, dịch vụ năm 2015 
TT Loại hàng hóa/chi phí 
Giá tài chính 
(đồng) 
Hệ số 
điều chỉnh 
Giá kinh tế 
(đồng) 
Ghi chú 
I Hàng hóa khả thương 
1 Khấu hao máy cày (đ/ca) 400.00 1,00 400.00 
2 Dầu Diesel (đ/lít) 16.100 0,74 11.950 
3 Phân NPK (đ/kg) 12.000 1,00 12.000 
4 Phân lân (đ/kg) 3.500 0,98 3.430 
5 Thuốc diệt mối (đ/chai) 40.000 0,98 39.200 
6 Thuốc diệt cỏ (đ/lít) 120.000 0,98 117.600 
7 Gỗ lớn (đ/m
3
) 2.000.000 1,00 2.000.000 
8 Gỗ nhỏ (đ/m
3
) 900.000 1,00 900.000 
9 Nguyên liệu giấy (đ/m
3
) 600.000 1,00 600.000 
II Nguồn lực trong nước 
1 Nhân công thông thường (đ/công) 180.000 1,00 180.000 
2 
Nhân công đào hố, dọn thực bì 
(đ/công) 
200.000 1,00 200.000 
3 Nhân công cày, phun thuốc (đ/công) 250.000 1,00 250.000 
4 Cây giống (đ/cây) 1.000/1.500 1,00 1.000/1.500 Cây hạt/hom 
5 Thuế đất (đ/ha/năm) 3.000.000 1,00 3.000.000 
6 Lãi suất vay (%/năm) 5,22 1,00 5,22 
Nguồn: Khảo sát và tổng hợp năm 2015. 
Tạp chí KHLN 2017 Trần Thanh Cao et al., Chuyên san/2017 
 172
Kế thừa số liệu của 3 mô hình, các chỉ số đo lường đầu vào, đầu ra được mô tả tại bảng 4, 
như sau: 
Bảng 4. Số lượng đầu vào, đầu ra của 03 mô hình trồng rừng (bảng I - O) 
TT Diễn giải 
 Mô hình 
nông hộ 
 Mô hình quản lý 
lập địa 
 Mô hình 
tỉa thưa 
 Ghi chú 
 A Các yếu tố đầu vào 
 I Đầu vào khả thương 
1 Khấu hao máy cày (ca) 3,25 
2 Nhiên liệu cho máy cày (lít) 190 
3 Phân NPK (kg) 200 
4 Phân lân (kg) 521 
5 Thuốc diệt mối (chai 300ml) 6 6 
6 Thuốc diệt cỏ (lít) 30 30 
 II Nguồn lực trong nước 
1 Nhân công (công) 132 144 191 
2 Cây giống (cây) 2.420 1.832 1.832 
3 Tiền thuê đất (ha/năm) 1 1 1 
4 Vốn vay (ngàn đồng) 65.000 55.000 55.000 
 Sử dụng khi tính 
giá xã hội 
 B Sản phẩm đầu ra
1 
 1 Tỉa thưa lần 1 (m
3
) 0/20/18 0/22/20 
 Gỗ xẻ/bao bì/gỗ 
băm dăm 
 2 Tỉa thưa lần 2 (m
3
) 5/25/15 
 3 Khai thác chính (m
3
) 30/40/35 101/94/40 71/83/36 
Nguồn: Tổng hợp từ Trần Thanh Cao, 2012; Phạm Thế Dũng, 2013; Vũ Đình Hưởng, 2016 và khảo sát bổ sung. 
Từ các số liệu của bảng 3 và bảng 4, giá tài chính và giá kinh tế được đo lường và kết quả tính 
toán được mô tả tại bảng 5 và bảng 6 dưới đây. 
Bảng 5. Chi phí và lợi ích của 3 mô hình tính theo giá tài chính 
TT Hạng mục 
Mô hình nông hộ Mô hình quản lý lập địa Mô hình tỉa thưa 
Giá 
thời điểm 
Hiện giá 
Giá 
thời điểm 
Hiện giá 
Giá 
thời điểm 
Hiện giá 
I Doanh thu 168.285 105.096 310.600 206.736 270.100 183.269 
1 Gỗ xẻ 67.500 202.000 142.000 
2 Gỗ bao bì 65.475 84.600 94.500 
3 Gỗ nguyên liệu dăm, giấy 35.310 24.000 33.600 
II Chi phí 33.384 28.758 34.158 30.103 45.280 39.203 
A Đầu vào khả thương 6.759 6.177 3.840 3.449 5.662 5.181 
1 Máy cày 1.300 
Trần Thanh Cao et al., Chuyên san/2017 Tạp chí KHLN 2017 
 173 
TT Hạng mục 
Mô hình nông hộ Mô hình quản lý lập địa Mô hình tỉa thưa 
Giá 
thời điểm 
Hiện giá 
Giá 
thời điểm 
Hiện giá 
Giá 
thời điểm 
Hiện giá 
2 Nhiên liệu 3.059 
3 Phân NPK 2.400 
4 Phân lân - 1.822 
5 Thuốc diệt mối 240 240 
6 Thuốc diệt cỏ 3.600 3.600 
B Nguồn lực trong nước 26.625 22.581 30.318 26.653 39.618 34.022 
1 Chi phí nhân công 24.205 27.570 36.870 
2 Cây giống 2.420 2.748 2.748 
3 Tiền thuê đất - - - 
4 Lãi vay - - - 
5 Chi khác - - - 
III Chỉ tiêu hiệu quả 
1 Lợi nhuận ròng/ha 134.901 276.442 224.820 
2 Lợi nhuận ròng/ha/năm 12.264 34.555 28.102 
3 Lợi nhuận ròng/công 1.026 1.920 1.177 
4 Lợi nhuận ròng/ha/năm/chi phí 36,74 101,16 62,06 
5 NPV 76.338 176.633 144.066 
6 IRR 31% 45% 42% 
7 BCR 3,65 6,34 4,68 
Kết quả phân tích tài chính tại bảng 5 cho thấy: 
Hiệu quả sử dụng đất (Lợi nhuận bình 
quân/ha/năm) của mô hình quản lý lập địa 
tương đối cao. Tuy điều kiện đất đai trồng 
rừng không thuận lợi bằng các loài cây ăn quả 
nhưng hiệu quả đạt được gần bằng với mục 
tiêu phấn đấu của cây điều. Mô hình nông hộ 
còn thấp do chưa áp dụng giống mới và tiến bộ 
kỹ thuật. Tuy nhiên, thu nhập thực tế của nông 
hộ còn có thêm từ canh tác nông nghiệp xen 
canh năm thứ nhất và giai đoạn năm thứ 8 đến 
năm 11. Mô hình tỉa thưa tuy có hiệu quả thấp 
hơn mô hình quản lý lập địa nhưng có thu 
nhập sớm từ sản phẩm tỉa thưa, góp phần giảm 
bớt khó khăn cho chủ rừng. 
Hiệu quả sử dụng lao động (Lợi nhuận 
ròng/công) của 3 mô hình tương đối cao (từ 
gần 1 tr.đ đến 1,8 tr.đ/công) vì trồng rừng nói 
chung sử dụng ít lao động hơn canh tác các 
loài cây khác. Mô hình tỉa thưa sử dụng nhiều 
lao động nhất (191 công/ha) chỉ tương đương 
số ngày công của một lao động chính trong 
một năm. Với quy mô canh tác nhỏ 5 ha/hộ thì 
công lao động gia đình có thể đảm nhận được 
toàn bộ các khâu công việc trồng rừng để tăng 
thêm thu nhập cho nông hộ. 
Hiệu quả sử dụng vốn (Lợi nhuận bình 
quân/ha/năm/chi phí) có nghĩa là bỏ ra một 
đồng chi phí sẽ mang lại hàng năm bao nhiêu 
đồng lợi nhuận. Cả 3 mô nình trồng rừng Keo 
lá tràm đều đạt hiện quả cao hơn các loài cây 
trồng khác, vì chi phí trồng rừng nói chung 
thấp hơn các loài cây trồng khác, phù hợp với 
hộ có thu nhập trung bình. 
Tạp chí KHLN 2017 Trần Thanh Cao et al., Chuyên san/2017 
 174
 Phân tích kinh tế 
Bảng 6. Chi phí và lợi ích của 3 mô hình tính theo giá kinh tế 
TT Hạng mục 
 Mô hình nông hộ Mô hình Quản lý lập địa Mô hình tỉa thưa 
 Giá 
thời điểm 
 Hiện giá 
 Giá 
thời điểm 
 Hiện giá 
 Giá 
thời điểm 
 Hiện giá 
I Doanh thu 168.285 105.096 310.600 206.736 270.100 183.269 
1 Gỗ xẻ 67.500 202.000 142.000 
2 Gỗ bao bì 65.475 84.600 94.500 
3 Gỗ nguyên liệu dăm, giấy 35.310 24.000 33.600 
II Chi phí 99.919 77.687 78.049 64.793 89.135 73.858 
A Đầu vào khả thương 5.971 5.462 3.763 3.380 5.549 5.077 
1 Máy cày 1.300 
2 Nhiên liệu 2.271 
3 Phân NPK 2.400 
4 Phân lân - 1.786 
5 Thuốc diệt mối 235 235 
6 Thuốc diệt cỏ 3.528 3.528 
B Nguồn lực trong nước 93.948 72.224 74.286 61.413 83.586 68.781 
1 Chi phí nhân công 24.205 27.570 36.870 
2 Cây giống 2.420 2.748 2.748 
3 Tiền thuê đất 30.000 21.000 21.000 
4 Thuế - - - 
5 Lãi vay 37.323 22.968 22.968 
6 Chi khác - - - 
III Chỉ tiêu hiệu quả 
1 Lợi nhuận ròng/ha 68.366 232.551 180.965 
2 Lợi nhuận ròng/ha/năm 6.215 29.069 22.621 
3 Lợi nhuận ròng/công 520 1.831 1.040 
4 Lợi nhuận ròng/chi phí 0,68 2,98 2,03 
5 NPV 27.410 141.943 109.411 
6 IRR 13% 33% 30% 
7 BCR 1,35 3,19 2,48 
Trần Thanh Cao et al., Chuyên san/2017 Tạp chí KHLN 2017 
 175 
Số liệu tại bảng 6 cho thấy khi tính đúng (theo 
giá xã hội), tính đủ các chi phí (bao gồm: tiền 
thuê đất, lãi vay vốn ngân hàng) thì trồng rừng 
Keo lá tràm vẫn hiệu quả. Ngay cả mô hình 
nông hộ với hiệu quả thấp nhất, nhưng sau 11 
năm đầu tư kết quả hiện giá lợi nhuận thuần 
NPV đạt được gần bằng 27,5 tr.đ/ha. IRR bằng 
13% cao hơn mức thẩm định dự án thông 
thường là 10%. Tỷ suất lợi ích - chi phí BCR 
bằng 1,35 cho thấy rằng khi quy về giá trị hiện 
tại thì 1,00 đồng chi phí đầu tư mang lại doanh 
thu 1,35 đồng. Các chỉ số NPV, IRR và BCR 
của mô hình quản lý lập địa và mô hình tỉa 
thưa cao hơn các dự án trồng rừng ở những 
khu vực khác. 
3.2. Đo lường lợi thế so sánh 
Phân tích chỉ số DRC 
Từ số liệu bảng 7, tính được các số liệu trong 
ma trận phân tích chính sách và tỷ lệ chi phí 
tài nguyên nội địa (DRC). 
Bảng 7. Ma trận phân tích chính sách của 3 mô hình 
Mô hình Chỉ tiêu Doanh Thu 
 Đầu vào 
khả thương 
 Tài nguyên 
trong nước 
 Lợi nhuận DRC 
 Mô hình 
nông hộ 
 Giá tài chính 105.096 6.177 22.581 76.338 
 0,72 Giá kinh tế 105.096 5.462 72.224 27.410 
 Chuyển dịch 0 715 - 49.643 48.929 
 Mô hình 
Quản lý lập 
địa 
 Giá tài chính 206.736 3.449 26.653 176.633 
 0,30 Giá kinh tế 206.735 3.380 61.413 141.942 
 Chuyển dịch 0 69 - 34.759 34.691 
 Mô hình tỉa 
thưa 
 Giá tài chính 183.269 5.181 34.022 144.066 
 0,39 Giá kinh tế 183.269 5.077 68.781 109.411 
 Chuyển dịch 0 104 - 34.759 34.656 
Nguồn: Kết quả tổng hợp và phân tích. 
Số liệu tại bảng 7 cho thấy: trong điều kiện 
hiện tại của vùng Đông Nam Bộ, trồng Keo lá 
tràm có lợi thế so sánh. Cả 3 mô hình đều có 
chỉ số DRC nhỏ hơn 1. Điều này có nghĩa là 
trồng rừng Keo lá tràm ở Đông Nam Bộ sử 
dụng hiệu quả nguồn lực trong nước, sử dụng 
ít hơn doanh thu mà nó tạo ra. 
Phân tích độ nhạy của DRC 
Áp dụng phương pháp đã nêu ở mục 2.3 và sử 
dụng số liệu tại bảng 7 xác định được diễn 
biến của DRC khi chịu tác động của giá cả và 
sản lượng đầu ra. Kết quả phân tích độ nhạy 
theo các kịch bản năng suất và giá gỗ tròn tại 
bảng 8, cho thấy: Trồng rừng Keo lá tràm khá 
an toàn. Trong trường hợp bất lợi nhất, giá gỗ 
và sản lượng giảm đồng thời 40%, doanh thu 
giảm từ 310 tr.đ/ha xuống còn 112 tr.đ/ha thì 
sản xuất vẫn còn lợi thế so sánh (DRC ≃ 0,9). 
Lợi thế này có được là do mô hình sử dụng rất 
ít yếu tố đầu vào khả thương, đặc biệt là không 
sử dụng cơ giới. 
Tạp chí KHLN 2017 Trần Thanh Cao et al., Chuyên san/2017 
 176
Bảng 8. Phân tích độ nhạy 02 yếu tố giá gỗ và sản lượng tác động đến DRC 
DRC 
Năng suất 
(m
3
) 
NS hiện tại 
NS giảm 
10% 
NS giảm 
20% 
NS giảm 
30% 
NS giảm 
40% 
NS giảm 
50% 
 Giá gỗ (ng.đ/m
3
) 0,31 235,00 211,50 188,00 164,50 141,00 117,50 
 Giá BQ hiện tại 1.321,70 0,30 0,34 0,38 0,43 0,51 0,61 
 Giá giảm 10% 1.189,53 0,34 0,37 0,42 0,48 0,57 0,69 
 Giá giảm 20% 1.057,36 0,38 0,42 0,48 0,55 0,64 0,77 
 Giá giảm 30% 925,19 0,43 0,48 0,55 0,63 0,74 0,89 
 Giá giảm 40% 793,02 0,51 0,57 0,64 0,74 0,86 1,05 
 Giá giảm 50% 660,85 0,61 0,69 0,77 0,89 1,05 1,27 
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
Kết luận 
- Trồng rừng Keo lá tràm ở Đông Nam Bộ đạt 
hiệu quả tài chính và kinh tế khá. 
- Trồng rừng Keo lá tràm có tỷ suất sinh lợi cao 
- Trồng rừng Keo lá tràm có lợi thế so sánh 
- Trồng rừng Keo lá tràm vẫn duy trì lợi thế so 
sánh trong trường hợp giá gỗ và sản lượng 
giảm đồng thời đến 40%. 
- Quản lý lập địa và tỉa thưa rừng trồng là giải 
pháp kỹ thuật đảm bảo khả năng cạnh tranh 
kinh tế và tài chính trồng rừng Keo lá tràm. 
Kiến nghị 
- Tuyên truyền, khuyến khích, hỗ trợ cho các 
thành phần kinh tế vùng Đông Nam Bộ áp 
dụng giải pháp kỹ thuật quản lý lập địa và tỉa 
thưa trồng rừng Keo lá tràm 
- Tiếp tục nhân rộng mô hình quản lý lập địa 
và tỉa thưa cho các loài cây trồng rừng chủ 
lực và sử dụng công cụ PAM phân tích tác 
động chính sách để có cơ sở đề xuất chính 
sách hỗ trợ phát triển rừng trồng Keo lá tràm 
vùng Đông Nam Bộ, cũng như trên phạm vi 
toàn quốc. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Chris Beadle, Chris Beadle, Maria Ottenschlaeger, Pham The Dung, Caroline Mohammed, 2015. Final report 
project Extending silvicultural knowledge on sawlog production from Acacia plantations, ACIAR GPO Box 
1571 Canberra ACT 2601 Australia. ISBN 978 - 1 - 925436 - 13 - 6. Page 38 
2. Trần Thanh Cao, Hoàng Liên Sơn, 2012. Phân tích ngành hàng gỗ rừng trồng nhằm đề xuất giải pháp phát triển 
trồng rừng sản xuất. Đề tài độc lập cấp Bộ Nông nghiệp và PTNT. 
3. Phạm Thế Dũng, 2013. Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật bảo vệ và nâng cao độ phì của đất nhằm nâng cao 
năng suất rừng trồng bạch đàn, keo ở các luân kỳ sau. Đề tài độc lập cấp Bộ Nông nghiệp và PTNT. 
4. Eric A. Monke and Scott R. Pearson, 1989. The Policy Analysis Matrix for Agricultural development. Cornell 
University Press. 
5. Lê Thu Hiền, Đỗ Văn Bản, Nguyễn Tử Kim, 2011. Tính chất vật lý, cơ học và hướng sử dụng gỗ của một số 
loài cây cho trồng rừng sản xuất vùng Đông Nam Bộ. Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Công nghệ Lâm nghiệp với 
phát triển rừng bền vững và biến đổi khí hậu, trang 406 - 411. 
Trần Thanh Cao et al., Chuyên san/2017 Tạp chí KHLN 2017 
 177 
6. Vũ Đình Hưởng, 2016. Tìm hiểu về sự tăng trưởng và phản ứng sinh lý từ việc áp dụng quản lý vật liệu hữu cơ 
sau khai thác, tỉa thưa và bón phân cho rừng Keo nhiệt đới luân kỳ ngắn. Luận văn tiến sỹ trường đại học 
Tasmania, Australia. 
7. Hoàng Xuân Huy, 2015. Lãi suất thực đang quá cao. Thời báo kinh tế Sài Gòn. 
8. John Keyser, Steven Jaffee và Tuan Do Anh Nguyen, 2013. Khả năng cạnh tranh kinh tế và tài chính của lúa 
gạo và một số cây hoa màu là thức ăn gia súc ở miền Bắc và miền Nam Việt Nam. Working Paper - 
comparative advantage final april 2013VIFinal.pdf.  
9. Kỹ thuật trồng Keo lá tràm  
10. 
tang-nhe-a99763.html 
11. Quyết định số 4961/QĐ-BNN-TCLN ngày 17/11/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 
Người thẩm định: TS. Hoàng Liên Sơn 

File đính kèm:

  • pdfphan_tich_kha_nang_canh_tranh_kinh_te_cua_rung_trong_keo_la.pdf