Phân tích hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam những năm gần đây

TÓM TẮT

Bài báo này phân tích một số nội dung quan trọng trong quá trình hoạt động của thị trường chứng

khoán Việt Nam. Dữ liệu được thu thập, xử lý từ các báo cáo của Ủy ban chứng khoán nhà nước,

các Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam và các bài báo khoa học.

Kết quả phân tích cho thấy thị trường chứng khoán Việt Nam đã đạt được kết quả nhất định: đưa

thêm được các sản phẩm mới vào giao dịch; quy mô vốn hóa, giá trị giao dịch, số doanh nghiệp

niêm yết tăng lên, tính minh bạch của thị trường dần được cải thiện. Tuy nhiên, số lượng nhà đầu

tư trong nước tham gia vào thị trường còn hạn chế, tình trạng vi phạm hành chính trái với quy định

của nhà nước vẫn còn diễn ra. Một số đề xuất đã được đưa ra để phát triển thị trường chứng khoán

Việt Nam trong thời gian tới.

Từ khóa: thị trường chứng khoán; hoạt động; chỉ số giá cổ phiếu; giá trị thị trường; Việt Nam

pdf 8 trang phuongnguyen 460
Bạn đang xem tài liệu "Phân tích hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam những năm gần đây", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phân tích hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam những năm gần đây

Phân tích hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam những năm gần đây
 TNU Journal of Science and Technology 225(14): 111 - 118 
 Email: jst@tnu.edu.vn 111 
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 
NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 
Đinh Thị Vững 
Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – ĐH Thái Nguyên 
TÓM TẮT 
Bài báo này phân tích một số nội dung quan trọng trong quá trình hoạt động của thị trường chứng 
khoán Việt Nam. Dữ liệu được thu thập, xử lý từ các báo cáo của Ủy ban chứng khoán nhà nước, 
các Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam và các bài báo khoa học. 
Kết quả phân tích cho thấy thị trường chứng khoán Việt Nam đã đạt được kết quả nhất định: đưa 
thêm được các sản phẩm mới vào giao dịch; quy mô vốn hóa, giá trị giao dịch, số doanh nghiệp 
niêm yết tăng lên, tính minh bạch của thị trường dần được cải thiện. Tuy nhiên, số lượng nhà đầu 
tư trong nước tham gia vào thị trường còn hạn chế, tình trạng vi phạm hành chính trái với quy định 
của nhà nước vẫn còn diễn ra. Một số đề xuất đã được đưa ra để phát triển thị trường chứng khoán 
Việt Nam trong thời gian tới. 
Từ khóa: thị trường chứng khoán; hoạt động; chỉ số giá cổ phiếu; giá trị thị trường; Việt Nam 
Ngày nhận bài: 13/10/2020; Ngày hoàn thiện: 04/12/2020; Ngày đăng: 09/12/2020 
ANALYSIS OF THE OPERATION OF VIETNAM’S STOCK MARKET 
 IN RECENT YEARS 
Dinh Thi Vung 
TNU - University of Economics and Business Administration 
ABSTRACT 
This article analysed some important contents in active of the market stock Vietnam. The data 
were collected from reports of State Security Commission of Vietnam, Stock Exchanges, Vietnam 
Securities Depository and scientific articles. Analysis results show that the Vietnamese stock 
market has achieved certain results: adding new products to trading; capitalization scale, 
transaction value, number of listed companies increase, market transparency is gradually 
improved. However, the number of domestic investors participating in the market is still limited, 
and administrative violations in contravention of state regulations still occur. Some proposals are 
made to develop Vietnam's stock market in the near future. 
Keywords: stock market; operation; stock price indexes; market value; Viet Nam. 
Received: 13/10/2020; Revised: 04/12/2020; Published: 09/12/2020 
Email: dtvung@tueba.edu.vn
Đinh Thị Vững Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(14): 111 - 118 
 Email: jst@tnu.edu.vn 112 
1. Đặt vấn đề 
Thị trường chứng khoán là một trong những 
trụ cột quan trọng của hệ thống tài chính kinh 
tế thế giới cũng như là nền kinh tế Việt Nam. 
Thị trường chứng khoán giúp cho việc huy 
động các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi dễ dàng 
hơn, giúp cho doanh nghiệp sử dụng vốn linh 
hoạt và có hiệu quả hơn. Một doanh nghiệp 
đang thiếu vốn để mở rộng quy mô sản xuất, 
họ có thể phát hành chứng khoán. Đặc biệt, 
trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, sự đầu tư 
hợp tác giữa các quốc gia càng mạnh mẽ. 
Trong lĩnh vực chứng khoán sự tham gia của 
nhà đầu tư nước ngoài cũng có vai trò vô cùng 
quan trọng. 
Thị trường chứng khoán Việt Nam đã và đang 
trở thành kênh dẫn vốn quan trọng trong nền 
kinh tế, góp phần to lớn vào quá trình đẩy 
mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước 
đồng thời đẩy nhanh quá trình tái cấu trúc nền 
kinh tế, tăng sự minh bạch hơn cho thị 
trường. Mặc dù thị trường chứng khoán Việt 
Nam chính thức hoạt động với phiên giao 
dịch đầu tiên vào ngày 28 tháng 7 năm 2000 
với 02 mã cổ phiếu niêm yết. Đến nay thị 
trường chứng khoán hoạt động với nhiều tín 
hiệu khả quan, tính thanh khoản thị trường 
tiếp tục gia tăng mạnh. Năm 2017, thị trường 
chứng khoán Việt Nam đã chính thức ra mắt 
sản phẩm chứng khoán phái sinh góp phần 
đưa giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 
trên 70% GDP. Năm 2019, sản phẩm chứng 
quyền có đảm bảo cũng chính thức được thêm 
vào các sản phẩm trên thị trường chứng 
khoán. Bên cạnh đó, thị trường trái phiếu 
cũng có bước phát triển mạnh mẽ, đóng góp 
tích cực vào công tác huy động vốn cho ngân 
sách đầu tư phát triển kinh tế. 
Xuất phát từ thực tế trên, tác giả đã nghiên 
cứu “Phân tích hoạt động của thị trường 
chứng khoán Việt Nam những năm gần 
đây” để có một cái nhìn tổng quan hơn về sự 
phát triển của thị trường chứng khoán từ năm 
2015 đến năm 2019. Bài nghiên cứu đã chỉ ra 
những kết quả đạt được cũng như những vấn 
đề còn tồn tại; từ đó, đưa ra một số gợi ý 
nhằm phát triển thị trường chứng khoán Việt 
Nam trong giai đoạn tới. 
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 
Nghiên cứu [1] đã chỉ ra những bước tiến 
vượt bậc của thị trường chứng khoán Việt 
Nam. Công tác tái cấu trúc thị trường chứng 
khoán đã đạt được những kết quả tích cực. 
Trên cơ sở đó, thị trường chứng khoán Việt 
Nam đã duy trì được tốc độ tăng trưởng tốt, 
ngày càng khẳng định rõ vai trò và vị thế 
trong nền kinh tế, trở thành một kênh huy 
động vốn quan trọng cho đầu tư phát triển 
kinh tế - xã hội. Tác giả đề xuất một số giải 
pháp phát triển bền vững thị trường chứng 
khoán về: hoàn thiện khung pháp lý, đẩy 
mạnh cổ phần hóa, hoàn thiện phát triển thị 
trường trái phiếu, tái cấu trúc thị trường, nâng 
cao hiệu quả quản lý giám sát. 
Định hướng phát triển thị trường chứng khoán 
Việt Nam đến năm 2020 [2] nhận xét thị 
trường chứng khoán Việt Nam còn non trẻ so 
với nhiều thị trường chứng khoán khác trên 
thế giới, thậm chí còn chưa theo kịp các nước 
trong khu vực như Malaysia, Thái Lan, 
Indonesia, Philippines cả về chất và về 
lượng: thấp hơn nhiều lần về giá trị vốn hóa 
thị trường, giá trị giao dịch hàng ngày, tiềm 
lực của các công ty chứng khoán, công ty 
quản lý quỹ. Để thị trường chứng khoán Việt 
Nam có thể phát triển vững chắc và vượt bậc 
thì cần phải xây dựng một nền tảng cơ sở lý 
luận, bao gồm cả lý thuyết cũng như kinh 
nghiệm và kết quả nghiên cứu thực nghiệmvề 
phát triển thị trường chứng khoán các nước 
trên thế giới. 
Nghiên cứu [3] đã phân tích thực trạng thị 
trường chứng khoán Việt Nam về quy mô, cơ 
cấu hoạt động của tổ chức trung gian. Từ đó, 
nghiên cứu đã đưa ra quan điểm, các tổ chức 
trung gian của Việt Nam còn ở giai đoạn sơ 
khai và đang ở trình độ thấp so với nhiều 
nước trên thế giới, thiếu kinh nghiệm về 
chuyên môn và yếu về năng lực tài chính. Tác 
giả đề xuất nhóm giải pháp ngắn hạn và dài 
hạn để phát triển thị trường chứng khoán. 
Như vậy, các nghiên cứu trên đã đi phân tích 
từng khía cạnh khác nhau của thị trường 
chứng khoán: thực trạng hoạt động của thị 
trường chứng khoán trong điều kiện hội nhập 
Đinh Thị Vững Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(14): 111 - 118 
 Email: jst@tnu.edu.vn 113 
kinh tế quốc tế, hướng phát triển thị trường 
chứng khoán Việt Nam đến năm 2020. Khi 
mà hoạt động kinh tế xã hội có rất nhiều đổi 
mới và có những tác động lớn đến thị trường 
chứng khoán, cần có nghiên cứu thực tiễn thị 
trường chứng khoán Việt Nam hiện nay như 
thế nào, để từ đó có những cải tiến góp phần 
phát triển thị trường chứng khoán trong giai 
đoạn tới. 
3. Phương pháp nghiên cứu 
3.1. Nguồn số liệu 
Nghiên cứu sử dụng số liệu thứ cấp được tổng 
hợp từ các báo cáo tổng kết tháng, năm hoạt 
động thị trường chứng khoán của Ủy ban 
Chứng khoán Nhà nước, Trung tâm Lưu ký 
chứng khoán giai đoạn 2015 - 2019. Các 
thông tin được công bố của Sở giao dịch 
Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và Sở 
giao dịch Chứng khoán Hà Nội. 
3.2. Phương pháp nghiên cứu 
3.2.1. Phương pháp thống kê, mô tả 
Các số liệu được thống kê theo năm từ 2015 
đến năm 2019 về tình hình hoạt động của thị 
trường chứng khoán trên sàn giao dịch chứng 
khoán tập trung. 
3.2.2. Phương pháp so sánh 
Phương pháp so sánh được sử dụng trong 
nghiên cứu nhằm phân tích được sự thay đổi 
chỉ số giá chứng khoán, số doanh nghiệp 
niêm yết, giá trị vốn hóa, tình hình vi phạm 
hành chính trên sàn giao dịch chứng khoán 
thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hà Nội. 
4. Kết quả nghiên cứu 
4.1. Quá trình phát triển thị trường chứng 
khoán Việt Nam 
Trước yêu cầu đổi mới và phát triển kinh tế, 
ngày 11/7/1998, Chính phủ đã ký Nghị định 
số 48/1998/NĐ-CP ban hành về chứng khoán 
và thị trường chứng khoán, chính thức khai 
sinh cho thị trường chứng khoán Việt 
Nam. Cùng ngày, Chính phủ cũng ký Quyết 
định số 127/1998/QĐ-TTg ngày 11/7/1998 
của Thủ tướng Chính phủ quyết định thành 
lập Trung tâm Giao dịch Chứng khoán thành 
phố Hồ Chí Minh, phiên giao dịch đầu tiên 
của thị trường diễn ra vào ngày 28/07/2000 
với hai cổ phiếu REE và SAM, mỗi tuần chỉ 
có hai phiên giao dịch. Ngày 27/7/2005, Thủ 
tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 
189/2005/QĐ-TTg thành lập Trung tâm lưu 
ký chứng khoán độc lập duy nhất, hỗ trợ cho 
hoạt động của cả thị trường chứng khoán. 
Việc thành lập Trung tâm lưu ký chứng khoán 
trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt 
Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ là hoàn 
toàn phù hợp với các đòi hỏi từ thực tiễn thị 
trường, đồng thời cũng phù hợp với khuyến 
nghị của các tổ chức quốc tế như G30, 
IOSCO, theo đó mỗi thị trường cần có một 
Trung tâm lưu ký chứng khoán độc lập. 
Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội 
được thành lập theo Quyết định số 
127/1998/QĐ-TTg ngày 11/7/1998 của Thủ 
tướng Chính phủ, chính thức đi vào hoạt động 
từ năm 2005 với các hoạt động chính là tổ 
chức thị trường giao dịch chứng khoán niêm 
yết, đấu giá cổ phần và đấu thầu trái phiếu. 
Ngày 2/1/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ra 
quyết định số 01/2009/QĐ-TTg chuyển đổi 
Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội 
thành Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội. 
Ngày 24/06/2009, thị trường giao dịch chứng 
khoán các công ty đại chúng chưa niêm yết 
(Upcom) chính thức đi vào vận hành. Đây là 
một thị trường mới góp phần thu hẹp thị 
trường giao dịch tự do, tạo cơ hội giao dịch 
chứng khoán minh bạch, công khai cho công 
chúng đầu tư và cơ hội huy động vốn hiệu 
quả cho các công ty đại chúng. 
Ngày 10/08/2017, thị trường chứng khoán 
phái sinh Việt Nam đã chính thức ra đời, đây 
được coi là trụ cột quan trọng thứ ba trong 
cấu trúc của một thị trường chứng khoán hiện 
đại. Thị trường chứng khoán phái sinh ra đời 
sẽ có tác động tích cực đến tính minh bạch 
của thị trường cơ sở, tăng tính thanh khoản, 
tăng quy mô thị trường và là kênh huy động 
vốn an toàn. 
Đinh Thị Vững Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(14): 111 - 118 
 Email: jst@tnu.edu.vn 114 
Ngày 28/6/2019, Sở Giao dịch chứng khoán 
thành phố Hồ Chí Minh ra mắt sản phẩm 
chứng quyền có đảm bảo. Đây là sản phẩm 
phái sinh thứ hai được giao dịch trên thị 
trường chứng khoán Việt Nam sau sản phẩm 
“hợp đồng tương lai chỉ số VN30”. 
Ngày 26/11/2019, Quốc hội đã thông qua 
Luật Chứng khoán mới, sẽ có hiệu lực ngày 
1/1/2021, với nhiều điểm sửa đổi, bổ sung 
cho phù hợp với thực tiễn và quá trình phát 
triển, hội nhập quốc tế, theo hướng nâng cao 
chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm, tiếp tục 
mở rộng qui mô, hoạt động theo hướng 
chuyên nghiệp, minh bạch hơn, hiệu quả, an 
toàn hơn, quản lý chặt chẽ, giảm rủi ro và mở 
rộng không gian hoạt động cho các nhà đầu 
tư [4] 
4.2. Tình hình hoạt động thị trường chứng 
khoán Việt Nam giai đoạn 2015 – 2019 
Thị trường chứng khoán Việt Nam đã trở thành 
một kênh huy động vốn không thể thiếu đối với 
các doanh nghiệp và là kênh đầu tư thu hút 
được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước 
tham gia. Quy mô của thị trường qua các năm 
tăng mạnh cả về số lượng, chất lượng. 
4.2.1. Giá trị vốn hóa thị trường 
Trong giai đoạn 2015 – 2019, hoạt động của 
thị trường chứng khoán Việt Nam có sự phát 
triển mạnh mẽ, tổng giá trị vốn hóa không 
ngừng tăng qua các năm (Bảng 1). 
Năm 2015, tổng giá trị vốn hóa của thị trường 
đạt 2.174.050 tỷ đồng. Năm 2016 đạt 
2.880.268 tỷ đồng. Năm 2017, tổng giá trị 
vốn hóa của thị trường tăng hơn 157,23% so 
với năm 2016 đạt 4.528.506 tỷ đồng, quy mô 
vốn hóa của thị trường đã vượt cả mục tiêu 
tới năm 2020 khi đạt trên 70% GDP. Giá trị 
vốn hóa trên thị trường niêm yết vẫn chiếm tỷ 
trọng cao trong tổng giá trị vốn hóa toàn thị 
trường. Năm 2015, giá trị vốn hóa trên hai sàn 
HOSE và HNX đạt 1.359.566 tỷ đồng, sàn 
UPCoM đạt 61.033 tỷ đồng. Chỉ sau bốn 
năm, giá trị vốn hóa trên thị trường niêm yết 
đã đạt 3.471.640 tỷ đồng, chiếm trên 60% 
tổng giá trị vốn hóa vào năm 2019. Kết quả 
đạt được là do sự tác động lớn từ việc niêm 
yết lên sàn của 05 ngân hàng, các tập đoàn 
lớn như: Tổng công ty Hàng không Việt Nam, 
Tập đoàn dệt may Việt Nam, Tập đoàn Xăng 
dầu Việt Nam, Năm 2017 cũng là năm thị 
trường chứng khoán phái sinh Việt Nam 
chính thức được vận hành tại Sở giao dịch 
chứng khoán Hà Nội. Sự ra đời của thị trường 
chứng khoán phái sinh đã tiến thêm một bước 
quan trọng trong tiến trình hoàn chỉnh cấu 
trúc của thị trường chứng khoán Việt Nam. 
Năm 2018, 2019 giá trị vốn hóa tiếp tục trên 
đà tăng, lần lượt đạt giá trị 5.082.674 tỷ đồng 
và 5.572.666 tỷ đồng [5]. 
4.2.2. Tài khoản giao dịch của nhà đầu tư 
Số lượng tài khoản giao dịch của các nhà đầu 
tư trong nước và nước ngoài đăng kí cũng 
tăng mạnh qua các năm. 
Bảng 1. Tổng giá trị vốn hóa thị trường giai đoạn 2015 -2019 
ĐVT. Tỷ đồng 
Vốn hóa 
thị trường 
HOSE HNX UPCoM 
Thị trường 
TPCP/TPDN 
Tổng cộng 
Năm 2015 1.146.925 212.641 61.033 753.451 2.174.050 
Năm 2016 1.491.778 150.521 306.629 931.340 2.880.268 
Năm 2017 2.614.150 222.894 677.629 1.013.833 4.528.506 
Năm 2018 2.875.544 192.136 893.777 1.121.307 5.082.674 
Năm 2019 3.279.611 192.029 911.940 1.189.085 5.572.666 
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Ủy ban Chứng khoán nhà nước 
Đinh Thị Vững Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(14): 111 - 118 
 Email: jst@tnu.edu.vn 115 
Bảng 2. Số lượng tài khoản nhà đầu tư trong nước và nước ngoài giai đoạn 2015-2019 
ĐVT. Tài khoản 
Năm 
Trong nước Nước ngoài 
Tổng 
Cá nhân Tổ chức Cá nhân Tổ chức 
2015 1.486.644 6.343 15.221 2.656 1.510.864 
2016 1.685.598 7.438 16.850 2.503 1.712.389 
2017 1.890.521 8.472 19.696 2.865 1.921.554 
2018 2.144.735 9.298 24.975 3.319 2.182.327 
2019 2.332.560 10.119 28.511 3.704 2.374.894 
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ số liệu của Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam 
Nguồn: Ủy ban Chứng khoán nhà nước 
Hình 1. Số lượng doanh nghiệp niêm yết trên sàn HOSE và HNX giai đoạn 2015 – 2019 
Số liệu trên Bảng 2 cho thấy, năm 2015, số 
lượng tài khoản trong nước 1.492.987 tài 
khoản, tài khoản cá nhân là 1.486.644 và tổ 
chức là 6.343 tài khoản. Năm 2016, tổng số 
lượng tài khoản trên thị trường là 1.712.389 
tăng 201.525 tài khoản so với năm 2015. Năm 
2018, tổng số tài khoản tăng lên 2.182.327 và 
đến năm 2019 số lượng tài khoản tiếp tục tăng 
2.374.894 [5], [6]. Trong cả giai đoạn 2015 
đến 2019 số lượng tài khoản trong nước và 
của các nhà đầu tư nước ngoài đều tăng. Tuy 
nhiên, theo kết quả sơ bộ, Tổng điều tra dân 
số và nhà ở năm 2019, dân số Việt Nam vào 
tháng 04 năm 2019 là 96.208.984 người, số 
lượng tài khoản của nhà đầu tư trong nước 
năm 2019 là 2.342.679 tài khoản. Như vậy, 
chỉ có khoảng hơn 2% người dân có tài khoản 
chứng khoán, đây là mức khá thấp. Bên cạnh 
đó, nhà đầu tư cá nhân vẫn là đối tượng chiếm 
đa số trên thị trường, các nhà đầu tư tổ chức 
chiếm tỷ lệ nhỏ. 
Tài khoản nhà đầu tư nước ngoài là 17.877 tài 
khoản trong đó tài khoản cá nhân chiếm 85,14% 
còn lại là tài khoản của tổ chức năm 2015. Như 
vậy, chỉ sau bốn năm, số lượng tài khoản của 
nhà đầu tư nước ngoài đã tăng lên hơn 10.000 
tài khoản vào năm 2019. Tổng giá trị mua, bán 
của nhà đầu tư nước ngoài năm 2019 lần lượt 
đạt 236.174 tỷ đồng, và 216.530 tỷ đồng. 
4.2.3. Doanh nghiệp niêm yết trên sàn 
Trong giai đoạn 2015 - 2019, các doanh 
nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch chứng 
khoán tập trung có sự thay đổi qua các năm 
(Hình 1). 
Năm 2015, sàn giao dịch thành phố Hồ Chí 
Minh có 307 doanh nghiệp niêm yết và sàn 
Hà Nội là 377. Sang đến năm 2017, trên cả 
hai sàn số lượng doanh nghiệp niêm yết đều 
tăng lên lần lượt là 344 và 384 doanh nghiệp. 
Có thể thấy các doanh nghiệp Việt Nam đã 
dần thấy rõ được tầm quan trọng của việc đưa 
cổ phiếu tham gia niêm yết trên các sàn giao 
dịch tập trung. Xu hướng chủ đạo là sự tăng 
lên về số lượng doanh nghiệp niêm yết trên 
sàn HOSE. Đến năm 2018, sàn HOSE có 373 
doanh nghiệp niêm yết, tăng 8,43% so với 
năm 2017. Trên sàn HNX, năm 2019 là năm 
có số doanh nghiệp niêm yết thấp nhất trong 
cả giai đoạn, 367 doanh nghiệp. Trong đó, có 
13 doanh nghiệp niêm yết mới, thấp nhất 
trong cả giai đoạn. Năm 2018, số doanh 
nghiệp niêm yết mới trên sàn thành phố Hồ 
Đinh Thị Vững Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(14): 111 - 118 
 Email: jst@tnu.edu.vn 116 
Chí Minh là 38 doanh nghiệp. Mặc dù Sở 
giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí 
Minh đi vào hoạt động trước so với Sở giao 
dịch chứng khoán thành phố Hà Nội nhưng số 
doanh nghiệp niêm yết trên sàn Hà Nội vẫn 
nhiều hơn so với sàn thành phố Hồ Chí Minh, 
điều này cũng là do những tiêu chuẩn niêm 
yết ở sàn thành phố Hồ Chí Minh cao hơn so 
với sàn thành phố Hà Nội [5], [6]. 
4.2.4. Chỉ số giá cổ phiếu 
Bên cạnh chỉ tiêu giá trị vốn hóa, sự phát triển 
của thị trường chứng khoán Việt Nam được 
thể hiện rất rõ qua diễn biến chỉ số giá cổ 
phiếu trên sàn giao dịch thành phố Hồ Chí 
Minh và thành phố Hà Nội. 
Dựa vào dữ liệu thu thập được và tập hợp qua 
Hình 2, có thể nhận thấy rõ chỉ số giá cổ 
phiếu sàn giao dịch thành phố Hồ Chí Minh 
(VN Index) và chỉ số giá cổ phiếu sàn giao 
dịch thành phố Hà Nội (HNX Index) về cơ 
bản có cùng xu hướng biến động. Năm 2015, 
VNIndex đạt 579,03 điểm, HNX Index đạt 
79,96 điểm. Tuy nhiên, sang năm 2016 VN 
Index tăng 85,84 điểm, HNX Index giảm 0,01 
điểm. Năm 2017, chỉ số HNX Index lấy lại 
được đà tăng mạnh, tăng 46,17% so với năm 
2016. VN Index đạt 984,24 điểm. Năm 2018, 
thị trường hoạt động kém hơn so với năm 
2017, chỉ số giá chứng khoán trên cả 02 sàn 
đều giảm điểm do sự tác động của thị trường 
tài chính quốc tế khi Cục dự trữ liên bang Mỹ 
03 lần tăng lãi suất cùng hành động leo thang 
của Mỹ trong cuộc chiến thương mại Mỹ 
Trung khiến nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 
liên tục. Năm 2019, VN Index tăng so với 
năm 2018 đạt 960,99 điểm nhưng HNX 
Index vẫn trên đà giảm, đạt 102,51 điểm [4], 
[6], [7]. 
4.2.5. Xử phạt vi phạm hành chính 
Thị trường chứng khoán không chỉ là một 
kênh đầu tư mà nó còn góp phần tạo sự minh 
bạch hơn trên thị trường tài chính. Tuy nhiên, 
trên thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn 
còn diễn ra tình trạng vi phạm hành chính. 
Theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, trong 
năm 2017, cơ quan này đã ban hành 349 
quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong 
lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng 
khoán. Tổng số tiền thu về là 30,4 tỷ đồng, 
gấp 2,4 lần so với năm 2016. Trong năm 2019 
đã ban hành 469 quyết định xử phạt vi phạm 
hành chính trong lĩnh vực chứng khoán, với 
tổng số tiền xử phạt gần 29 tỷ đồng. So với 
năm 2018 với 364 quyết định xử phạt vi phạm 
hành chính và tổng số tiền phạt gần 20 tỷ 
đồng [7], [8]. Đặc biệt, trong các quyết định 
xử phạt của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, 
có không ít đối tượng bị phạt là lãnh đạo 
doanh nghiệp và người có liên quan vì giao 
dịch không đúng quy định, lợi dụng ưu thế 
biết trước thông tin để giao dịch. Điển hình 
như, trường hợp của ông Lê Đức Dũng - 
thành viên Hội đồng quản trị Công ty cổ phần 
Thông tin tín hiệu Đường sắt Sài Gòn bị phạt 
12,5 triệu đồng do vi phạm công bố thông 
tin; ông Lê Đăng Thuận, Thành viên hội đồng 
quản trị, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần 
Cơ khí Điện lực đã bị phạt 15 triệu đồng do 
báo cáo không đúng thời hạn về kết quả thực 
hiện giao dịch... 
Nguồn: Ủy ban Chứng khoán nhà nước 
Hình 2. Diễn biễn VNIndex và HNX Index giai đoạn 2015 – 2019 
Đinh Thị Vững Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(14): 111 - 118 
 Email: jst@tnu.edu.vn 117 
4.3. Đánh giá 
Thị trường chứng khoán Việt Nam đã trở 
thành bệ phóng cho thành công của nhiều 
doanh nghiệp lớn, hỗ trợ tốt cho công tác cổ 
phần hóa doanh nghiệp nhà nước và quan 
trọng hơn là cùng với hệ thống tín dụng của 
ngân hàng tạo ra một cơ cấu thị trường vốn 
Việt Nam cân đối hơn, hiệu quả hơn, hỗ trợ 
cho sự phát triển của nền kinh tế nước nhà. 
Trong quá trình hoạt động thị trường chứng 
khoán Việt Nam đã đạt được những kết quả 
nhất định, quy mô thị trường tăng trưởng 
mạnh qua các năm, từ mức hơn 20% GDP 
năm 2006 lên đến hơn 70% GDP năm 2019. 
Cấu trúc thị trường ngày càng được hoàn 
thiện gồm: thị trường cổ phiếu, thị trường trái 
phiếu, thị trường chứng khoán phái sinh. Sự 
ra đời của thị trường chứng khoán phái sinh 
góp phần tác động tích cực đến tính minh 
bạch của thị trường cơ sở. 
Văn bản pháp luật ngày càng được hoàn thiện 
hơn. Năm 2019, Quốc hội đã thông qua Luật 
Chứng khoán mới, sẽ có hiệu lực từ ngày 
1/1/2021 với nhiều điểm sửa đổi, bổ sung cho 
phù hợp với thực tiễn và quá trình phát triển, 
hội nhập quốc tế. 
Trong giai đoạn 2015 đến 2019, số lượng nhà 
đầu tư tham gia vào thị trường chứng khoán 
tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, xét ở phạm vi 
rộng trên dân số Việt Nam tỷ lệ người dân 
tham gia đầu tư vào lĩnh vực chứng khoán 
còn thấp. Hoạt động phòng ngừa rủi ro còn 
chưa được chú trọng, chủ yếu tập trung vào 
hoạt động tìm kiếm lợi nhuận ngắn hạn. 
Bên cạnh đó, tình trạng các cá nhân, doanh 
nghiệp tham gia vào thị trường vi phạm hành 
chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường 
chứng khoán vẫn tăng lên. Một số công ty đại 
chúng vẫn chưa chủ động trong việc công khai 
các thông tin về tình hình sử dụng vốn, quản trị 
công ty, các số liệu tại các báo cáo tài chính còn 
sai sót. Đây là tình trạng cần phải khắc phục 
nhanh để đảm bảo lợi ích cho nhà đầu tư, tăng 
tính minh bạch trên thị trường. 
Trong giai đoạn tới, thị trường cổ phiếu, trái 
phiếu cần tiếp tục rà soát, cơ cấu lại, nâng cao 
hiệu quả hoạt động. Đồng thời, quản lý chặt 
chẽ các tổ chức tham gia thị trường, bảo đảm 
tính thanh khoản cao và an toàn hệ thống. Thị 
trường chứng khoán cần được nâng cao quy 
mô và hiệu quả hoạt động để thực sự trở 
thành một kênh huy động vốn chủ yếu của 
nền kinh tế. 
5. Kết luận 
Trải qua chặng đường 20 năm không ngừng 
nỗ lực phấn đấu, vị trí và vai trò của ngành 
Chứng khoán Việt Nam đã từng bước được 
khẳng định rõ nét trong nền kinh tế. Thị 
trường chứng khoán Việt Nam đã thực sự trở 
thành kênh huy động vốn trung và dài hạn 
cho nền kinh tế, tạo ra kênh huy động vốn 
hữu hiệu cho cả Chính phủ và khu vực tư 
nhân để phục vụ cho nhu cầu đầu tư, phát 
triển kinh tế. Qua dữ liệu thu thập được cho 
thấy thị trường chứng khoán đã đạt được kết 
quả nhất định. Đã đưa thêm được các sản 
phẩm mới vào giao dịch để tạo sự đa dạng, bổ 
sung thêm công cụ cho các nhà đầu tư. Quy 
mô số lượng mã chứng khoán, vốn hóa, giá trị 
giao dịch có sự tăng lên. Với mục tiêu bảo 
đảm duy trì sự ổn định và bền vững của thị 
trường chứng khoán, tái cấu trúc thị trường, 
phát triển sản phẩm mới. Để tạo đà phát triển 
cho thị trường chứng khoán trong giai đoạn 
tới, cần thực hiện các nhiệm vụ. 
Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp 
luật, cải tiến phù hợp với yêu cầu phát triển 
trong giai đoạn hiện nay. 
Thứ hai, tăng cường năng lực giám sát, quản lý 
của cơ quan chức năng. Phát hiện và xử lý kịp 
thời nhà đầu tư, các công ty, tổ chức vi phạm 
hành chính trên thị trường chứng khoán. 
Thứ ba, xây dựng thị trường lành mạnh, tạo 
sức hút đối với nhà đầu tư. Nâng cao chất 
lượng tư vấn, chăm sóc khách hàng, tối ưu 
hóa và nâng cấp công nghệ. Mở rộng khối 
Đinh Thị Vững Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(14): 111 - 118 
 Email: jst@tnu.edu.vn 118 
lượng tài khoản chứng khoán hoạt động trên 
thị trường. 
Thứ tư, đẩy mạnh hoạt động đào tạo phát 
triển nguồn nhân lực cho thị trường. Đây là 
một nhiệm vụ vô cùng quan trọng và cũng hết 
sức cấp bách. Giải pháp này cần phù hợp, đón 
đầu được quá trình phát triển với tốc độ rất 
nhanh của thị trường chứng khoán Việt Nam 
khi mà diễn biến phức tạp của dịch bệnh đang 
gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho toàn 
thế giới. 
Thứ năm, nâng cấp hơn nữa hệ thống thông 
tin trong thị trường chứng khoán. Ứng dụng 
công nghệ thông tin đã thực sự phát huy và 
trở thành nhu cầu tất yếu đối với hoạt động 
của thị trường. Điều đó cũng đặt ra những 
thách thức không nhỏ đối với việc xây dựng 
và phát triển ứng dụng công nghệ thông tin 
của ngành chứng khoán trong thời gian tới để 
góp phần tạo lập môi trường quản lý, điều 
hành thị trường hiệu quả, một thị trường 
chứng khoán công khai, minh bạch, đáng tin 
cậy, phù hợp với tình hình hiện tại. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO/ REFERENCES 
[1]. P. T. Tran, “Develop the stock market in a new 
context,” Journal of Finance, team 2, no. 3, 
2017. [Online]. Available:  
taichinh.vn/kinh-te-vi-mo/phat-trien-thi-truong-
chung-khoan-viet-nam-trong-boi-canh-moi-
125061.html. [Accessed July 20, 2020]. 
[2]. L. T. Nguyen, “Development orientation of 
Vietnam's stock market to 2020,” Science 
Topic, Development Department - State 
Security Commission of Vietnam, 2010. 
[3]. H. T. V. Ngo, “Basic solutions for the healthy 
and efficient development of the stock market 
in the context of international economic 
integration,” Journal of Auditing Studies, 2007. 
[Online]. Available:  
kiemtoan.vn/190-1-ndt/giai-phap-cho-su-
phat-trien-chung-khoan-viet-nam.sav. 
[Accessed July 20, 2020]. 
[4]. Vietnam National Assembly, Law No. 
54/2019/QH14 of the National Assembly, 
November 26, 2019 
[5]. State Security Commission of Vietnam, Stock 
market statistics, 2015-2019. 
[6]. Vietnam Securities Depository, Statistical 
tables, 2015-2019. 
[7]. Ho Chi Minh Stock Exchange, Annual report, 
2015 – 2019. 
[8]. Ha Noi Stock Exchange, Annual report, 2015 
-2019. 

File đính kèm:

  • pdfphan_tich_hoat_dong_cua_thi_truong_chung_khoan_viet_nam_nhun.pdf