Phân tích hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam giai đoạn 2007-2018

Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) là một trong những ngân hàng

thương mại nhà nước có quy mô lớn, thực hiện sáp nhập MHB vào năm 2015. Việc đánh giá hiệu quả của

ngân hàng này sẽ giúp cái nhìn tổng thể về hiệu quả các đề án tái cơ cấu các tổ chức tín dụng của Việt

Nam. Tác giả thực hiện nghiên cứu hiệu quả hoạt động của BIDV trong giai đoạn 12 năm. Kết quả nghiên

cứu cho thấy BIDV luôn đạt được hiệu quả hoạt động tốt, nhưng hiệu quả hoạt động không theo quy mô,

và chủ yếu chịu ảnh hưởng bởi hiệu quả kỹ thuật trong giai đoạn 12 năm nghiên cứu (2007-2018). Bài viết

sẽ phân tích rõ về vấn đề này.

pdf 5 trang phuongnguyen 460
Bạn đang xem tài liệu "Phân tích hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam giai đoạn 2007-2018", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phân tích hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam giai đoạn 2007-2018

Phân tích hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam giai đoạn 2007-2018
50 Taïp chí nghieân cöùu Taøi chính keá toaùn
1. Giới thiệu
Đặt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, 
vai trò là chủ thể trung gian tài chính chiếm tỷ 
trọng chủ yếu, ảnh hưởng của ngân hàng thương 
mại đến nền kinh tế ngày một lớn mạnh. Với 
những dịch vụ và sản phẩm mang tính công 
nghệ cao được hình thành và phát triển trong 
giai đoạn nền công nghiệp 4.0, khách hàng tiếp 
cận với nguồn vốn do ngân hàng thương mại 
cung ứng ngày một gia tăng cả về số lượng và 
phạm vi tiếp cận. Ngoài ra, Quyết định 254/
QĐ-TTg ngày 01/03/2012 của Thủ tướng Chính 
phủ đã quy định về việc cơ cấu lại các tổ chức 
tín dụng; và Quyết định số 734/QĐ-NHNN của 
Thống Đốc ngân hàng năm 2012 phê duyệt về 
cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng. Hai 
quyết định này sẽ được thực hiện trong thời gian 
5 năm (từ 2011 đến 2015). Kết quả triển khai 
hai quyết định này đó là, một số các ngân hàng 
thương mại đã tiến hành các hoạt động mua lại, 
sáp nhập, hợp nhất. Từ đây, việc đánh giá hiệu 
quả hoạt động của các ngân hàng thương mại 
trước và sau khi sáp nhập và hợp nhất (M&A) 
càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Khi bàn về tính hiệu quả, hai yếu tố được 
phân tích kèm theo bao gồm: chi phí và kết quả. 
Hai yếu tố chi phí và kết quả luôn được gắn với 
sự phân bổ chi phí và kết hợp các nguồn lực 
trong ngân hàng để đạt được các kết quả đầu ra 
(Farrell 1957). Tác giả lựa chọn sử dụng phương 
pháp phân tích bao ngẫu nhiên (DEA) cho quá 
trình phân tích của mình. Tuy nhiên, DEA chỉ 
cung cấp cái nhìn về hiệu quả hoạt động theo 
đơn vị nhất định (DMU- decision making unit). 
Để bổ trợ cho đánh giá hiệu quả hoạt động cho 
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG 
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 
GIAI ĐOẠN 2007-2018 
Ths. Lê Thị Thúy*
Ngày nhận bài: 2/5/2019
Ngày chuyển phản biện: 10/5/2019
Ngày nhận phản biện: 15/5/2019
Ngày chấp nhận đăng: 20/5/2019
Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) là một trong những ngân hàng 
thương mại nhà nước có quy mô lớn, thực hiện sáp nhập MHB vào năm 2015. Việc đánh giá hiệu quả của 
ngân hàng này sẽ giúp cái nhìn tổng thể về hiệu quả các đề án tái cơ cấu các tổ chức tín dụng của Việt 
Nam. Tác giả thực hiện nghiên cứu hiệu quả hoạt động của BIDV trong giai đoạn 12 năm. Kết quả nghiên 
cứu cho thấy BIDV luôn đạt được hiệu quả hoạt động tốt, nhưng hiệu quả hoạt động không theo quy mô, 
và chủ yếu chịu ảnh hưởng bởi hiệu quả kỹ thuật trong giai đoạn 12 năm nghiên cứu (2007-2018). Bài viết 
sẽ phân tích rõ về vấn đề này.
• Từ khóa: hiệu quả hoạt động, DEA, Malmquist, BIDV, hiệu quả kỹ thuật (TE).
Joint Stock Commercial Bank for Investment 
and Development of Vietnam (BIDV is one 
of the largest scale state-owned commercial 
banks, did merging in 2015 with MHB. Assessing 
banks’ performance will help an overall view 
of the effectiveness of Vietnamese projects on 
restructuring of credit institution. This paper do 
research BIDV’s performance in 12 years period. 
The results show that BIDV has always achieved 
good performance, but not the scale effiecency, 
and is mainly affected by technical efficiency from 
2007 to 2018..
• Keywords: operational efficiency, DEA, 
Malmquist, BIDV, technical efficiency.
* Học viện Tài chính
TAØI CHÍNH DOANH NGHIEÄP Soá 07 (192) - 2019
51Taïp chí nghieân cöùu Taøi chính keá toaùn
TAØI CHÍNH DOANH NGHIEÄPSoá 07 (192) - 2019
các DMU của DEA, chỉ số Malmquist cung cấp 
cái nhìn rõ nét hơn về hiệu quả hoạt động theo 
thời gian của đối tượng nghiên cứu. 
Tác giả lựa chọn nghiên cứu đánh giá hiệu 
quả hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ 
phần Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) 
trong giai đoạn 2007-2018 bởi đây là một trong 
những ngân hàng thương mại nhà nước có số 
lượng vốn điều lệ lớn, trong giai đoạn này ngân 
hàng đã thực hiện sáp nhập MHB vào năm 2015. 
Bài nghiên cứu ngoài phần giới thiệu, phần tiếp 
theo của bài viết phản ánh hai nội dung chính. 
Đầu tiên tác giả cung cấp cái nhìn tổng thể về cơ 
sở lý thuyết và một số nghiên cứu có liên quan. 
Tiếp đó, số liệu được sử dụng trong đánh giá sẽ 
được trình bày một cách tổng quát và kết luận 
nghiên cứu đạt được.
2. Cơ sở lý thuyết và một số nghiên cứu có 
liên quan
Phương pháp phân tích bao dữ liệu có thể sử 
dụng số liệu thu thập được của các ngân hàng, 
thực hiện ước lượng biên tối ưu của toàn bộ mẫu 
để đánh giá mỗi tổ chức bằng cách so sánh mức 
hiện tại với điểm tối ưu. Điều đó có nghĩa rằng, 
tiếp cận phi tham số có thể sử dụng cho trường 
hợp số lượng mẫu nhỏ (Ludwin và Guthrie 
1989). Từ đó, Farrell (1957); Charnes và cộng 
sự (1978) cho rằng tiếp cận phi tham số sẽ thích 
hợp và linh hoạt hơn cho việc đánh giá hiệu quả 
hoạt động của các công ty có nhiều yếu tố đầu 
vào và khó xác định mối quan hệ sản xuất, giống 
như trong trường hợp của các ngân hàng thương 
mại. Khi sử dụng DEA, hai mô hình chính được 
sử dụng là mô hình hiệu quả không thay đổi theo 
quy mô (CRS - Constants Return to Scale); và 
hiệu quả thay đổi theo quy mô (VRS - Variable 
Return to Scale). Hiệu quả thay đổi theo quy mô 
được phản ánh theo hai chiều hướng: hoặc là 
hiệu quả giảm theo quy mô (DRS - Decreasing 
Return to Scale); hoặc là hiệu quả tăng theo quy 
mô (IRS - Increasing Return to Scale). 
Đánh giá cho các ngân hàng thương mại của 
Mỹ điển hình có thể kể đến như Luo (2003) và 
Kwon và Lee (2015). Các biến đầu vào được 
lựa chọn cho nghiên cứu của họ là: số người lao 
động, tổng tài sản và vốn của các cổ đông; kết 
hợp các yếu tố đầu ra được sử dụng là: lợi nhuận 
và doanh thu, tiền gửi, cho vay, hoặc đôi khi là 
lợi nhuận. Kết quả các nghiên cứu chỉ ra rằng 
các ngân hàng thương mại lớn thường có là DRS 
trong khi các ngân hàng thương mại nhỏ hơn thể 
hiện IRS. Cấu trúc của mô hình sẽ giúp các đơn 
vị trong quá trình quản lý.
Đánh giá cho các ngân hàng thương mại của 
Brazil theo phương pháp DEA- CCR có đại diện 
là Iago và các cộng sự (2018), thực hiện đánh giá 
cho 37 ngân hàng Brazil giai đoạn 2012-2016 
với các biến đầu vào là tài sản cố định, tổng tiền 
gửi và chi phí con người; biến đầu ra là tổng cho 
vay. Kết quả các tác giả đạt được đó là, trong 
giai đoạn nghiên cứu, các ngân hàng thương mại 
lớn thường là DRS trong khi các ngân hàng nhỏ 
hơn thể hiện IRS.
Tại Việt Nam, một số nghiên cứu về hiệu 
quả hoạt động của các ngân hàng thương mại 
theo DEA-CCR, có thể kể tên như: Nguyễn Việt 
Hùng (2008), Ngô Đăng Thành (2012); Lê Phan 
Thị Diệu Thảo và Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh 
(2013); Nguyễn Thị Thu Hương (2017); Nguyễn 
Thị Hà Thanh và Lê Hoàng Việt (2018)... Các 
tác giả đều sử dụng các biến đầu vào bao gồm: 
tổng tài sản, tổng tiền gửi và chi phí tiền lương. 
Biến đầu ra được các tác giả sử dụng là thu từ 
lãi và thu ngoài lãi. Các tác giả đều có chung kết 
quả là phần lớn các ngân hàng thương mại của 
Việt Nam đều chưa hoạt động hiệu quả.
3. Số liệu và kết quả nghiên cứu
3.1. Số liệu 
Bài viết tổng hợp số liệu của 9 ngân hàng 
thương mại cổ phần (NHTMCP) lớn của Việt 
Nam giai đoạn 2007-2018 để tính toán. Thông 
qua phương pháp DEA (sử dụng phần mềm 
DEAP được viết bởi Coelli năm 1996), tác giả 
đánh giá được hiệu quả hoạt động của BIDV và 
so sánh với các ngân hàng thương mại còn lại 
về hiệu quả. Đồng thời, chỉ số Malmquist được 
sử dụng để làm sáng tỏ hiệu quả kỹ thuật, hiệu 
quả quy mô và hiệu quả kỹ thuật thuần của từng 
52 Taïp chí nghieân cöùu Taøi chính keá toaùn
ngân hàng, cho thấy rằng BIDV và các ngân 
hàng khác thuộc loại hiệu quả nào.
Giống với các nghiên cứu trước đó về hiệu 
quả hoạt động cho các ngân hàng thương mại 
Việt Nam, bài viết lựa chọn ba biến đầu vào, 
bao gồm: tổng tài sản cố định (K), tổng tiền gửi 
(Depo) và chi phí cho nhân viên (L). Hai biến 
đầu ra được lựa chọn là: thu từ lãi (Y1) và thu 
ngoài lãi (Y2)
3.2. Phân tích kết quả ước 
lượng hiệu quả kỹ thuật
Áp dụng phương pháp phân 
tích bao dữ liệu (DEA) bằng 
phần mềm DEAP 2.1, kết quả 
ước lượng hiệu quả kỹ thuật của 
9 ngân hàng thương mại được 
phản ánh theo bảng sau:
Bảng số liệu về hiệu quả kỹ 
thuật của từng ngân hàng cho 
thấy rằng các NHTMCP của Việt 
Nam trong giai đoạn nghiên cứu 
đều có hiệu quả kỹ thuật theo mô 
hình thay đổi theo quy mô ở mức 
tương đối cao (trung bình trên 
77,8%). TE của BIDV trong các 
năm nghiên cứu hầu như đều đạt ở mức 1 (trừ 
năm 2012 ở mức 0,798). Điều này cho thấy rằng 
BIDV đã sử dụng tối đa các yếu tố đầu vào của 
mình để tạo ra cùng một kết quả đầu ra. Mức 
trung bình TE của BIDV đạt ở mức 98,3%, đây 
cũng là con số cao nhất so với các ngân hàng 
thương mại so sánh. Điều này cho thấy rằng, so 
với các NHTMCP khác được nghiên cứu cùng 
thời gian, BIDV đã cho thấy sự ổn định của 
mình khi đạt được kết quả khả quan đó.
Dễ nhận thấy rằng trong số 9 NHTMCP Việt 
Nam trong giai đoạn đầu nghiên cứu (2007-
2011), các ngân hàng có hiệu suất không đổi 
theo quy mô là chủ yếu. Tình trạng này dần 
được các NHTMCP Việt Nam cải thiện, tuy 
nhiên số các NHTMCP có hiệu suất tăng theo 
quy mô vẫn chiếm tỷ trọng ít (ngoại trừ năm 
2018 có 4 trên 9 NHTMCP nghiên cứu đạt chỉ 
tiêu này). Trong năm 2015 và 2017 có đến 
4 trên 9 NHTMCP có hiệu suất giảm theo 
quy mô, đồng nghĩa với việc các NHTM 
này có gia tăng quy mô lớn hơn cũng 
không ảnh hưởng tới hiệu suất của mình. 
Bốn năm cuối giai đoạn nghiên cứu đều có 
chung số lượng các NHTMCP có hiệu suất 
không đổi theo quy mô (3 NHTMCP)- con 
số này là khá lớn so với tổng số NHTM 
được nghiên cứu.
Mặt khác, trong giai đoạn 12 năm 
nghiên cứu, BIDV có hiệu suất chủ yếu là 
không đổi theo quy mô (có riêng năm 2012 
là giảm theo quy mô). Điều này cho thấy 
rằng hiệu suất của BIDV sẽ không bị ảnh 
3 
kỹ thuật thuần của từng ngân hàng, cho thấy rằng BIDV và các ngân hàng khác thuộc loại 
hiệu quả nào. 
 Giống với các nghiên cứu trước đó về hiệu quả hoạt động cho các ngân hàng thương 
mại Việt Nam, bài viết lựa chọn ba biến đầu vào, bao gồm: tổng tài sản cố định (K), tổng 
tiền gửi (Depo) và chi phí cho nhân viên (L). Hai biến đầu ra được lựa chọn là: thu từ lãi 
(Y1) và thu ngoài lãi (Y2) 
 3.2. Phân tích kết quả ước lượng hiệu quả kỹ thuật 
 Áp dụng phương pháp phân tích bao dữ liệu (DEA) bằng phần mềm DEAP 2.1, kết 
quả ước lượng hiệu quả kỹ thuật của 9 ngân hàng thương mại được phản ánh theo bảng sau: 
Bảng 1: Tổng hợp hiệu quả ước lượng hiệu quả kỹ thuật 
theo mô hình thay đổi theo quy mô của các NHTMCP Việt Nam 
giai đoạn 2007-2018 
Năm BID VCB CTG MB ACB TCB STB SHB SCB 
2007 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000 0.747 0.837 1.000 0.750 
2008 1.000 0.899 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000 0.953 1.000 
2009 1.000 0.923 0.621 1.000 1.000 0.972 1.000 0.834 1.000 
2010 1.000 1.000 1.000 0.997 1.000 0.984 1.000 0.932 1.000 
2011 1.000 0.738 0.954 0.926 1.000 1.000 1.000 0.983 0.785 
2012 0.798 0.761 0.920 0.764 1.000 1.000 0.731 0.595 1.000 
2013 1.000 1.000 0.881 0.847 0.781 1.000 0.758 0.746 1.000 
2014 1.000 1.000 0.889 0.807 0.734 1.000 0.650 0.781 1.000 
2015 1.000 0.943 0.861 0.873 0.775 1.000 0.610 0.801 1.000 
2016 1.000 0.823 0.767 0.828 0.799 1.000 0.585 0.866 1.000 
2017 1.000 0.643 0.749 0.789 0.736 1.000 0.539 0.939 1.000 
2018 1.000 0.828 0.838 0.920 0.803 1.000 0.626 0.984 1.000 
Trung bình 0.983 0.880 0.873 0.896 0.886 0.975 0.778 0.868 0.961 
Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả theo phần mềm DEAP 2.1. 
Bảng số liệu về hiệu quả kỹ thuật của từng ngân hàng cho thấy rằng các NHTMCP 
của Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu đều có hiệu quả kỹ thuật theo mô hình thay đổi 
theo quy mô ở mức tương đối cao (trung bình trên 77,8%). TE của BIDV trong các năm 
nghiên cứu hầu như đều đạt ở mức 1 (trừ năm 2012 ở mức 0,798). Điều này cho thấy rằng 
BIDV đã sử dụng tối đa các yếu tố đầu vào của mình để ạo ra cùng một kết quả đầu ra. Mức 
trung bình TE của BIDV đạt ở mức 98,3%, đây cũng là con số cao nhất so với các ngân 
hàng thương mại so sánh. Điều này cho thấy rằng, so với các NHTMCP khác được nghiên 
cứu cùng thời gian, BIDV đã cho thấy sử ổn định của mình khi đạt được kết quả khả quan 
đó. 
4 
Bảng 2: Số lượng các NHTMCP có hiệu suất giảm (DRS), 
tăng (IRS) và không đổi (CRS) trong giai đoạn 2007-2018 
 DRS IRS CRS 
2007 1 2 6 
2008 1 1 7 
2009 2 2 5 
2010 1 2 6 
2011 2 3 4 
2012 4 2 3 
2013 2 3 4 
2014 2 3 4 
2015 4 2 3 
2016 3 3 3 
2017 4 2 3 
2018 2 4 3 
 Nguồn: Phần mềm DEAP 2.1 và tính toán của tác giả 
Dễ nhận thấy rằng trong số 9 NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn đầu nghiên cứu 
(2007-2011), các ngân hàng có hiệu suất không đổi theo quy mô là chủ yếu. Tình trạng này 
dần được các NHTMCP Việt Nam cải thiện, tuy nhiên số các NHTMCP có hiệu suất tăng 
theo quy mô vẫn chiếm tỷ trọng ít (ngoại trừ năm 2018 có 4 trên 9 NHTMCP nghiên cứu đạt 
chỉ tiêu này). Trong năm 2015 và 2017 có đến 4 trên 9 NHTMCP có hiệu suất giảm theo quy 
mô, đồng nghĩa với việc các NHTM này có gia tăng quy mô lớn hơn cũng không ảnh hưởng 
tới hiệu suất của mình. Bốn năm cuối giai đoạn nghiên cứu đều có chung số lượng các 
NHTMCP có hiệu suất không đổi theo quy mô (3 NHTMCP)- con số này là khá lớn so với 
tổng số NHTM được nghiên cứu. 
 Mặt khác, trong giai đoạn 12 năm nghiên cứu, BIDV có hiệu suất chủ yếu là không 
đổi theo quy mô (có riêng năm 2012 là giảm theo quy mô). Điều này cho thấy rằng hiệu suất 
của BIDV sẽ không bị ảnh hưởng dù họ có gia tăng quy mô của mình hơn những năm trước. 
Sự thật đã thể hiện qua việc tổng tài sản của BIDV gia tăng mạnh mẽ những năm gần đây 
nhưng lợi nhuận của họ thu được so với các NHTMCP khác lại có phần không tương xứng. 
 4.2. Phân tích kết quả ước lượng chỉ số Malmquist 
Kết quả ước lượng sự thay đổi hiệu quả và năng suất trung bình của 9 NHTMCP Việt 
Nam trong giai đoạn từ 2007 đến 2018 được phản ánh thông qua các chỉ số như: EFFCH đại 
diện cho sự thay đổi của hiệu quả kỹ thuật; TECHCH đại diện cho sự thay đổi tiến bộ công 
nghệ; PECH thể hiện cho sự thay đổi về hiệu quả thuần; sự thay đổi về quy mô được phản 
ánh thông qua chỉ tiêu SECH; và cuối cùng là chỉ tiêu TFPCH thể hiện cho sự thay đổi về 
năng suất nhân tố tổng hợp. 
TAØI CHÍNH DOANH NGHIEÄP Soá 07 (192) - 2019
53Taïp chí nghieân cöùu Taøi chính keá toaùn
hưởng dù họ có gia tăng quy mô của mình hơn 
những năm trước. Sự thật đã thể hiện qua việc 
tổng tài sản của BIDV gia tăng mạnh mẽ những 
năm gần đây nhưng lợi nhuận của họ thu được 
so với các NHTMCP khác lại có phần không 
tương xứng. 
3.2. Phân tích kết quả ước lượng chỉ số 
Malmquist
Kết quả ước lượng sự thay đổi hiệu quả và 
năng suất trung bình của 9 NHTMCP Việt Nam 
trong giai đoạn từ 2007 đến 2018 được phản ánh 
thông qua các chỉ số như: EFFCH đại diện cho 
sự thay đổi của hiệu quả kỹ thuật; TECHCH đại 
diện cho sự thay đổi tiến bộ công nghệ; PECH 
thể hiện cho sự thay đổi về hiệu quả thuần; sự 
thay đổi về quy mô được phản ánh thông qua 
chỉ tiêu SECH; và cuối cùng là chỉ tiêu TFPCH 
thể hiện cho sự thay đổi về năng suất nhân tố 
tổng hợp. 
Qua bảng chỉ số Malmquist bình quân thời 
kỳ 2007-2018 dễ nhận thấy rằng, trong các chỉ 
số đại diện cho các hiệu quả, chỉ duy có sự thay 
đổi về hiệu quả về quy mô đúng bằng 1, phản 
ánh rằng các NHTMCP đa số không có thay đổi 
hiệu quả về quy mô. Mặt khác, các chỉ số còn 
lại đều dưới 1 đã nói lên rằng các NHTMCP 
Việt Nam được nghiên cứu trong giai đoạn này 
về trung bình đều đang có hiệu suất giảm. Các 
NHTMCP Việt Nam có chỉ số Malmquist giảm 
trung bình 2,8%, tương ứng với sự giảm của các 
chỉ số EFFCH, TECHCH và PECH lần lượt là: 
0,4%; 2,4% và 0,4%.
Trong các năm nghiên cứu, các chỉ số 
Malmquist đều có sự biến động, cho thấy các 
NHTMCP Việt Nam 
vẫn luôn nỗ lực để 
tăng thay đổi nhân tố 
năng suất tổng hợp 
của mình cũng như 
thay đổi các hiệu quả 
khác.
Trong giai đoạn 
2007-2018, BIDV 
luôn duy trì PECH 
ở mức 1. Con số 
này cho thấy rằng 
BIDV không có sự 
thay đổi về hiệu quả 
thuần. Cùng với 
đó, SECH trong 
các năm nghiên 
cứu của BIDV hầu 
hết đều không có 
sự thay đổi về hiệu 
quả quy mô, ngoài 
sự gia tăng 25,4% 
vào năm 2013 và sự 
giảm 20,2% trong 
năm 2012 khiến cho 
ngân hàng này có sự 
gia tăng nhẹ trong 
5 
Bảng 3: Chỉ số Malmquist bình quân thời kỳ 2007-2018 
Năm 
EFFCH 
(Thay đổi 
kỹ thuật) 
TECHCH 
(Thay đổi 
tiến bộ công nghệ) 
PECH 
(Thay đổi hiệu 
quả thuần) 
SECH 
(Thay đổi 
hiệu quả quy mô) 
TFPCH 
(Thay đổi nhân tố 
năng suất tổng hợp) 
2007-2008 1.069 0.878 1.031 1.037 0.939 
2008-2009 0.934 0.889 0.958 0.975 0.830 
2009-2010 1.078 1.125 1.044 1.033 1.212 
2010-2011 0.936 1.379 1.000 0.936 1.290 
2011-2012 0.895 0.901 0.946 0.946 0.806 
2012-2013 1.066 0.737 1.017 1.049 0.786 
2013-2014 0.977 0.911 0.976 1.001 0.890 
2014-2015 1.001 0.985 0.797 1.022 0.986 
2015-2016 0.974 0.965 0.980 0.993 0.939 
2016-2017 0.956 1.161 0.959 0.997 1.110 
2017-2018 1.093 0.951 1.073 1.019 1.040 
2007-2018 0.996 0.976 0.996 1.000 0.972 
Nguồn: Tính toán của tác giả từ chỉ số Malmquist 
 Qua bảng chỉ số Malmquist bình quân thời kỳ 2007-2018 dễ nhận thấy rằng, trong các chỉ số 
đại diện cho các hiệu quả, chỉ duy có sự thay đổi về hiệu quả về quy mô đúng bằng 1, phản ánh rằng 
các NHTMCP đa số không có thay đổi hiệu quả về quy mô. Mặt khác, các chỉ số còn lại đều dưới 1 
đã nói lên rằng các NHTMCP Việt Nam được nghiên cứu trong giai đoạn này về trung bình đều 
đang có hiệu suất giảm. Các NHTMCP Việt Nam có chỉ số Malmquist giảm trung bình 2,8%, tương 
ứng với sự giảm của các chỉ số EFFCH, TECHCH và PECH lần lượt là: 0,4%; 2,4% và 0,4%. 
 Trong các năm nghiên cứu, các chỉ số Malmquist đều có sự biến động, cho thấy các 
NHTMCP Việt Nam vẫn luôn nỗ lực để tăng thay đổi nhân tố năng suất tổng hợp của mình cũng 
như thay đổi các hiệu quả khác. 
Bảng 4: Chỉ số Malmquist của BIDV trong giai đoạn 2007-2018 
Năm 
EFFCH 
(Thay đổi 
kỹ thuật) 
TECHCH 
(Thay đổi tiến bộ 
công nghệ) 
PECH 
(Thay đổi hiệu quả 
thuần) 
SECH 
(Thay đổi hiệu quả 
quy mô) 
TFPCH 
(Thay đổi nhân tố 
năng suất tổng hợp) 
2008 1.000 1.131 1.000 1.000 1.131 
2009 1.000 0.880 1.000 1.000 0.880 
2010 1.000 1.084 1.000 1.000 1.084 
2011 1.000 1.314 1.000 1.000 1.314 
2012 0.798 0.868 1.000 0.798 0.693 
2013 1.254 0.836 1.000 1.254 1.048 
2014 1.000 0.841 1.000 1.000 0.841 
2015 1.000 0.945 1.000 1.000 0.945 
2016 1.000 1.030 1.000 1.000 1.030 
2017 1.000 1.037 1.000 1.000 1.037 
2018 1.000 0.947 1.000 1.000 0.947 
Trung bình 1.004 0.992 1.000 1.005 0.996 
 Nguồn: Tính toán của tác giả từ chỉ số Malmquist 
5 
Bảng 3: Chỉ số Malmquist bình quân thời kỳ 2007-2018 
Năm 
EFFCH 
(Thay đổi 
kỹ thuật) 
TECHCH 
(Thay đổi 
tiến bộ công nghệ) 
PECH 
(Thay đổi hiệu 
quả thuần) 
SECH 
(Thay đổi 
hiệu quả quy mô) 
TFPCH 
(Thay đổi nhân tố 
năng suất tổng hợp) 
2007-2008 1.069 0.878 1.031 1.037 0.939 
2008-2009 0.934 0.889 0.958 0.975 0.830 
2009-2010 1.078 1.125 1.044 1.033 1.212 
2010-2011 0.936 1.379 1.000 0.936 1.290 
2011-2012 0.895 0.901 0.946 0.946 0.806 
2012-2013 1.066 0.737 1.017 1.049 0.786 
2013-2014 0.977 0.911 0.976 1.001 0.890 
2014-2015 1.001 0.985 0.797 1.022 0.986 
2015-2016 0.974 0.965 0.980 0.993 0.939 
2016-2017 0.956 1.161 0.959 0.997 1.110 
2017-2018 1.093 0.951 1.073 1.019 1.040 
2007-2018 0.996 0.976 0.996 1.000 0.972 
Nguồn: Tính toán của tác giả từ chỉ số Malmquist 
 Qua bảng chỉ số Malmquist bình quân thời kỳ 2007-2018 dễ nhận thấy rằng, trong các chỉ số 
đại diện cho các hiệu quả, chỉ duy có sự thay đổi về hiệu quả về quy mô đúng bằng 1, phản ánh rằng 
các NHTMCP đa số không có thay đổi hiệu quả về quy mô. Mặt khác, các chỉ số còn lại đều dưới 1 
đã nói lên rằng các NHTMCP Việt Nam được nghiên cứu trong giai đoạn này về trung bình đều 
đang có hiệu suất giảm. Các NHTMCP Việt Nam có chỉ số Malmquist giảm trung bình 2,8%, tương 
ứng với sự giảm của các chỉ số EFFCH, TECHCH và PECH lần lượt là: 0,4%; 2,4% và 0,4%. 
 Trong các năm nghiên cứu, các chỉ số Malmquist đều có sự biến động, cho thấy các 
NHTMCP Việt Nam vẫn luôn nỗ lực để tăng thay đổi nhân tố năng suất tổng hợp của mình cũng 
như thay đổi các hiệu quả khác. 
Bảng 4: Chỉ số Malmquist của BIDV trong giai đoạn 2007-2018
Năm 
EFF H 
(Thay đổi 
kỹ thuật) 
TECHCH
(Thay đổi tiến bộ 
công nghệ) 
PECH
(Thay đổi hiệu quả 
thuần) 
SECH 
(Thay đổi hiệu quả 
quy mô) 
TFPCH 
(Thay đổi nhân tố 
năng suất tổng hợp) 
2008 1.000 1.131 1.000 1.000 1.131 
2009 1.000 0.880 1.000 1.000 0.880 
2010 1.000 1.084 1.000 1.000 1.084 
2011 1.000 1.314 1.000 1.000 1.314 
2012 0.798 0.868 1.000 0.798 0.693 
2013 1.254 0.836 1.000 1.254 1.048 
2014 1.000 0.841 1.000 1.000 0.841 
2015 1.000 0.945 1.000 1.000 0.945 
2016 1.000 1.030 1.000 1.000 1.030 
2017 1.000 1.037 1.000 1.000 1.037 
2018 1.000 0.947 1.000 1.000 0.947 
Trung bình 1.004 0.992 1.000 1.005 0.996 
 Nguồn: Tính toán của tác giả từ chỉ số Malmquist 
TAØI CHÍNH DOANH NGHIEÄPSoá 07 (192) - 2019
54 Taïp chí nghieân cöùu Taøi chính keá toaùn
tổng trung bình các năm nghiên cứu (0,5%). 
Tương ứng với SECH, EFFCH của BIDV cũng 
luôn duy trì ở mức 1, không có sự thay đổi về 
hiệu quả kỹ thuật (ngoài hai năm 2012 và 2013 
với sự tăng giảm tương ứng với tỷ lệ của SECH). 
Mặc dù BIDV hầu hết trong giai đoạn nghiên 
cứu đều duy trì sự không thay đổi về EFFCH, 
SECH và PECH nhưng TFPCH của BIDV xét 
trung bình các năm nghiên cứu lại có dấu hiệu 
giảm 0,4%. Sự sụt giảm này chủ yếu đến từ 
nguyên nhân do sự sụt giảm về sự thay đổi tiến 
bộ công nghệ của ngân hàng (giảm 0,8%). Điều 
này cho ta hiểu rằng, NHTMCP Đầu tư và phát 
triển Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu đã 
dần có sự đầu tư trong công nghệ để gia tăng 
hiệu quả hoạt động của mình liên tục từ năm 
2013 đến năm 2017. Kết quả cho thấy vào các 
năm 2016 và 2017, ngân hàng đã có sự thay đổi 
tiến bộ công nghệ ở mức trên 1, gia tăng ở mức 
lần lượt là 3% và 3,7%. Từ đây, sự gia tăng trong 
chỉ số Malmquist chủ yếu do sự thay đổi tiến bộ 
công nghệ của ngân hàng, ảnh hưởng của thay 
đổi về hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả quy mô và 
hiệu quả thuần gần như không đáng kể.
4. Kết luận 
Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, trong giai 
đoạn 2007-2018, BIDV là NHTMCP có hiệu 
quả kỹ thuật đạt mức trung bình cao nhất so với 
các NHTMCP khác của Việt Nam. Tuy nhiên, 
hiệu quả hoạt động của BIDV là hiệu quả không 
thay đổi theo quy mô (CRS) nên dù ngân hàng 
có mạng lưới quy mô được mở rộng theo thời 
gian nhưng không ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt 
động của mình. Hiệu quả hoạt động không thay 
đổi theo quy mô cũng là hiện tượng của đại đa 
số các NHTMCP được nghiên cứu tại Việt Nam. 
Thêm vào đó, chỉ số Malmquist cũng chỉ ra rằng, 
hiệu quả quy mô và hiệu quả thuần không có ảnh 
hưởng lớn tới hiệu quả hoạt động của BIDV. 
Tài liệu tham khảo:
Berger, A.N., Humphrey, D.B (1997), Efficiency of 
finance institutions: International survey and directions 
for future research, European Journal of Operational 
Research 98, trang 175-212.
Charnes, A., W.W. Cooper, and E. Rhodes (1978), 
Measuring the Efficieny of Decision Making Units, 
European Journal of Operational Research 2, trang 429-
444.
Farrell (1957), The measurement of productive 
efficiency, Journal of Royal Statistical Society 120(3), 
trang 253-290.
Iago Cotrim Henriques., Vinicius Amorim Sobreiro., 
Herbert Kimura (2018), Efficiency in the Brazilian 
banking system using data envelopment analysis, Future 
Business Journal 4, trang 157-178.
Kwon, H.B., Lee, J (2005), Two-stage production 
modeling of large U.S banks: A DEA-neural network 
approach, Expert Systems with Applications 42 
(November (19)), trang 6758-6766
Lê Phan Thị Diệu Thảo và Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh 
(2013), Ứng dụng phương pháp DEA trong đánh giá hiệu 
quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương 
mại cổ phần Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng, số 21 tháng 
11/2013, trang 16-17.
Luo, X (2003), Evaluating the profitability and 
marketability efficiency of large banks: An application 
of data envelopment analysis, Journal of Business 
Research 56(1), trang 627-635.
Ngô Đặng Thành (2012), Measuring the Performance 
of the Banking System case of Vietnam (1990-2010), 
Journal of Applied Finance & Banking, 2(2), trang 289-
312.
Ngô Đăng Thành (2015), Hướng dẫn sử dụng phương 
pháp phân tích bao dữ liệu trong Excel (phiên bản 2.0), 
SSRN Electronic Journal.
Nguyễn Thị Hà Thanh và Lê Hoàng Việt (2018), 
Phân tích hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng 
thương mại cổ phần Việt Nam giai đoạn 2011-2016, Tạp 
chí kinh tế đối ngoại số 103, ngày 16/5/2018.
Nguyễn Thị Thu Hương (2017), Hiệu quả hoạt động 
của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Thái 
Nguyên, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ tập 
50, trang 52-62.
Nguyễn Việt Hùng (2008), Phân tích các nhân tố ảnh 
hưởng tới hiệu quả hoạt động của các ngân hàng ở Việt 
Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân, 
Hà Nội.
Quyết định số 254/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính 
phủ ngày 01/03/2012 về “Phê duyệt đề án cơ cấu lại hệ 
thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015”.
Quyết định số 734/QĐ-NHNN ngày 18/04/2012 của 
NHNN về việc ban hành Kế hoạch hành động của ngành 
ngân hàng triển khai thực hiện đề án “Cơ cấu lại hệ 
thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015”.
TAØI CHÍNH DOANH NGHIEÄP Soá 07 (192) - 2019

File đính kèm:

  • pdfphan_tich_hieu_qua_hoat_dong_cua_ngan_hang_thuong_mai_co_pha.pdf