Phân tích đặc điểm sinh sản và nhịp điệu đẻ trứng của mọt ngô Sitophilus zeamais (Motschulsky)

TÓM TẮT

Mọt ngô, Sitophilus zeamais (Motschulsky), một loài sâu hại quan trọng đối với ngô hạt và cũng

là, loài gây hại phổ biến đối với lúa, đậu đỗ và một số sản phẩm nông nghiệp khác trong các kho

bảo quản. Loài sâu hại này thường gây hại đáng kể và rõ ràng nhất đối với ngô hạt trong các kho

bảo quản ở Sơn La.

Bài báo này trình bày phương pháp toán học phân tích đặc điểm sinh sản và nhịp điệu đẻ trứng

của mọt ngô S. zeamais. Trong điều kiện phòng thí nghiệm, với vật liệu thí nghiệm là gạo, thực

nghiệm cho thấy, sau khi vũ hóa, mọt trưởng thành S. zeamais có thời gian sống rất dài, tới 150

ngày. Trong thời gian này, sau khi ghép đôi được 10 ngày, mọt cái S. zeamais bắt đầu đẻ trứng,

quá trình đẻ trứng kéo dài cho đến trước khi chết. Trong thời gian trên, mọt cái đẻ trứng không

liên tục, mỗi mọt cái đẻ trung bình 38,67 trứng, trong đó có tới 62,81% số trứng được đẻ vào nửa

thời gian đầu (7–8 tuần), chỉ 37,19% số lượng trứng được đẻ trong thời gian còn lại. Có tới

55,07% trứng được đẻ trong khoảng thời gian sau 55–95 ngày.

Đặc điểm sinh sản và nhịp điệu đẻ trứng đã được mô tả bằng những đường cong bậc ba cho

những khoảng thời gian nói trên. Những đường cong mô tả khá chính xác tỷ lệ trứng được đẻ đạt

các đỉnh cao rõ rệt trong khoảng thời gian 15, 35, 75, 95 và 105 ngày.

Từ khóa: Sitophilus zeamais, mọt ngô, mọt hại kho, nhịp điệu đẻ trứng.

pdf 9 trang phuongnguyen 9320
Bạn đang xem tài liệu "Phân tích đặc điểm sinh sản và nhịp điệu đẻ trứng của mọt ngô Sitophilus zeamais (Motschulsky)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phân tích đặc điểm sinh sản và nhịp điệu đẻ trứng của mọt ngô Sitophilus zeamais (Motschulsky)

Phân tích đặc điểm sinh sản và nhịp điệu đẻ trứng của mọt ngô Sitophilus zeamais (Motschulsky)
TAP CHI SINH HOC 2019, 41(2): 29–37 
DOI: 10.15625/0866-7160/v41n2.13699 
 29 
ANALYSIS OF REPRODUCTIVE TRAITS AND LAYING EGG RHYTHM 
OF MAIZE WEEVIL Sitophilus zeamais (Motschulsky) 
Nguyen Van Dzuong
1,2,*
, Khuat Dang Long
3
, Le Xuan Que
4 
1
Tay Bac University, Son La, Vietnam 
2
Graduate University of Science and Technology, VAST, Vietnam 
3
Institute of Ecology and Biological Resources, VAST, Vietnam 
4
Institute for Tropical Technology, VAST, Vietnam 
Received 21 March 2019, accepted 10 May 2019 
ABSTRACT 
The maize weevil, Sitophilus zeamais (Motschulsky), is a serious pest affecting a wide range of 
cereal crops, such as maize, rice, beans and other stored dried grains. As a S. zeamais female can 
keep laying eggs for a long time throughout its life after chewing its way into the grains, most 
development stages of the maize weevil, such as eggs, larvae and pupae, can always be found in 
stored maize grains. Our experiment with S. zeamais on long grain rice showed that 10 days after 
eclosion and mating, maize weevil females started laying eggs for a period of 150 days. On 
average, a S. zeamais female laid 38.67 eggs, of which, up to 62.81% were laid in the first 7–8 
weeks (with the remaining 37.19% in the latter half of the 150 day period), and 55.07% were laid 
within day 55–95. The egg laying pattern of S. zeamais was modeled using cubic polynomials, 
which described the maximum percentages of eggs laid at day 15, 35, 75, 95 and 105. 
Keywords: Sitophilus zeamais, laying egg rhythm, maize weevil, reproduction, store insects. 
Citation: Nguyen Van Dzuong, Khuat Dang Long, Le Xuan Que, 2019. Analysis of reproductive traits and 
laying egg rhythm of maize weevil Sitophilus zeamais (Motschulsky). Tap chi Sinh hoc, 41(2): 29–37. 
https://doi.org/10.15625/0866-7160/v41n2.13699. 
*Corresponding author email: duongdhtb@gmail.com 
©2019 Vietnam Academy of Science and Technology (VAST) 
TAP CHI SINH HOC 2019, 41(2): 29–37 
DOI: 10.15625/0866-7160/v41n2.13699 
 30 
PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN VÀ NHỊP ĐIỆU ĐẺ TRỨNG 
CỦA MỌT NGÔ Sitophilus zeamais (Motschulsky) 
Nguyễn Văn Dƣơng1,2,*, Khuất Đăng Long3, Lê Xuân Quế4 
1Đại học Tây Bắc, Sơn La, Việt Nam 
2Học viện Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Việt Nam 
3Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học 
và Công nghệ Việt Nam, Việt Nam 
4Viện Kỹ thuật Nhiệt đới, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Việt Nam 
Ngày nhận bài 21-3-2019, ngày chấp nhận 10-5-2019 
TÓM TẮT 
Mọt ngô, Sitophilus zeamais (Motschulsky), một loài sâu hại quan trọng đối với ngô hạt và cũng 
là, loài gây hại phổ biến đối với lúa, đậu đỗ và một số sản phẩm nông nghiệp khác trong các kho 
bảo quản. Loài sâu hại này thường gây hại đáng kể và rõ ràng nhất đối với ngô hạt trong các kho 
bảo quản ở Sơn La. 
Bài báo này trình bày phương pháp toán học phân tích đặc điểm sinh sản và nhịp điệu đẻ trứng 
của mọt ngô S. zeamais. Trong điều kiện phòng thí nghiệm, với vật liệu thí nghiệm là gạo, thực 
nghiệm cho thấy, sau khi vũ hóa, mọt trưởng thành S. zeamais có thời gian sống rất dài, tới 150 
ngày. Trong thời gian này, sau khi ghép đôi được 10 ngày, mọt cái S. zeamais bắt đầu đẻ trứng, 
quá trình đẻ trứng kéo dài cho đến trước khi chết. Trong thời gian trên, mọt cái đẻ trứng không 
liên tục, mỗi mọt cái đẻ trung bình 38,67 trứng, trong đó có tới 62,81% số trứng được đẻ vào nửa 
thời gian đầu (7–8 tuần), chỉ 37,19% số lượng trứng được đẻ trong thời gian còn lại. Có tới 
55,07% trứng được đẻ trong khoảng thời gian sau 55–95 ngày. 
Đặc điểm sinh sản và nhịp điệu đẻ trứng đã được mô tả bằng những đường cong bậc ba cho 
những khoảng thời gian nói trên. Những đường cong mô tả khá chính xác tỷ lệ trứng được đẻ đạt 
các đỉnh cao rõ rệt trong khoảng thời gian 15, 35, 75, 95 và 105 ngày. 
Từ khóa: Sitophilus zeamais, mọt ngô, mọt hại kho, nhịp điệu đẻ trứng. 
*Địa chỉ liên hệ email: duongdhtb@gmail.com
MỞ ĐẦU 
Sitophilus zeamais (Motschulsky) là một 
trong các loài sâu hại quan trọng đối với nhiều 
loại hạt ngũ cốc trong các kho bảo quản (Đinh 
Ngọc Ngoạn, 1964; Bùi Công Hiển, 1995, Bùi 
Minh Hồng và nnk., 2004). Đặc biệt, loài mọt 
S. zemais đã được chứng minh hại ngô hạt từ 
ngoài đồng ruộng, sau khi thu hoạch, loài này 
tiếp tục sinh sản và phát triển gây hại cho hạt 
ngô trong các kho bảo quản. Ở Việt Nam, S. 
zeamais không chỉ là một loài gây hại nguy 
hiểm cho ngô hạt, loài này còn gây hại cho 
lúa, gạo, đậu đỗ và các sản phẩm nông nghiệp 
khác trong các kho bảo quản, sự gây hại của 
loài này làm giảm đáng kể về số lượng và chất 
lượng sản phẩm nông nghiệp sau thu hoạch 
(Nguyễn Quang Hiếu và nnk., 2000; Phòng 
Kiểm dịch thực vật-Cục Bảo vệ thực vật, 
2003; Trần Bất Khuất & Nguyễn Quý Dương, 
2005; Nguyễn Quý Dương và nnk., 2009). 
Đặc biệt, đối với các loại hạt giống được bảo 
quản trong kho, khi bị S. zeamais gây hại, khả 
Phân tích đặc điểm sinh sản và nhịp điệu đẻ trứng 
 31 
năng nảy mầm của hạt giống giảm đáng kể 
hoặc mất hoàn toàn. 
Mọt trưởng thành S. zeamais có thời gian 
sống rất dài, chúng gần như có mặt liên tục 
trong kho, loài này tồn tại ngay cả khi không 
có các loại hạt trong kho. Trong điều kiện thí 
nghiệm với thức ăn mới được cung cấp hàng 
ngày, mọt trưởng thành có thể sống tới 
140−150 ngày, trong thời gian này mọt trưởng 
thành liên tục đẻ trứng, kết quả trong kho luôn 
có các giai đoạn phát triển của mọt từ trứng, 
sâu non, nhộng và trưởng thành (Nguyễn Kim 
Hoa và nnk., 2008a, 2008b). 
Nghiên cứu đặc điểm sinh sản của mọt 
ngô Sitophilus zeamais nhằm làm rõ sức đẻ và 
nhịp điệu đẻ trứng của chúng trong thời gian 
sống, điều này làm cơ sở khoa học giải thích 
cho hiện tượng có mặt liên tục các giai đoạn 
phát triển của chúng, giúp tìm kiếm biện pháp 
hiệu quả phòng chống chúng. 
VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN 
CỨU 
Vật liệu ban đầu là mọt trưởng thành S. 
zeamais xuất hiện sau một ngày từ ngô hạt 
trước khi đưa vào kho bảo quản. Thức ăn 
được sử dụng để nuôi mọt ngô là gạo thái lan 
dạng hạt dài, hạt có màu trắng trong, đã được 
xử lý ở nhiệt độ 60ºC trong thời gian 120 
phút, để trong phòng cho đến khi thủy phần 
của hạt gạo đạt ở mức 13%, sau đó chuyển 
sang giữ trong bình kín để duy trì được thủy 
phần này trong suốt thời gian thí nghiệm. 
Dụng cụ theo dõi trong phòng thí nghiệm 
gồm tủ sấy hạt, máy đo thủy phần hạt Dickey-
John, sai số ± 0,5%; nhiệt ẩm kế Hair 
Hygrometer, sai số ± 1%; kính lúp soi nổi 
Olympus SZ61có gắn máy ảnh Olympus 
CX500. Địa điểm tiến hành thí nghiệm: 
Trường Đại học Tây Bắc, Sơn La. 
Sau khi đã chuẩn bị đủ các dụng cụ và vật 
liệu thí nghiệm, tiến hành nuôi từng cặp mọt 
(đực + cái) trong lọ nhựa, có kích thước chiều 
cao × đường kính miệng = 150 × 18 mm. Các 
lọ nhựa đều được bịt miệng bằng vải thưa có 
lỗ nhỏ để ngăn mọt thoát ra ngoài nhưng vẫn 
đảm bảo được đủ không khí giống với điều 
kiện bên ngoài. 
Gạo được chọn làm thức ăn cho mọt ngô 
cũng là giá thể đẻ trứng, vì đây là một trong 
các loại thức ăn thích hợp cho loài S. zeamais. 
Ngoài ra, bề mặt hạt gạo nhẵn, có thể dễ dàng 
quan sát được trứng mọt ngay sau khi đẻ. 
Thả từng cặp mọt vào trong lọ nhựa đã có 
sẵn 5 hạt gạo với thủy phần đồng đều 13%, có 
màu sắc trong đồng nhất, không có dấu hiệu 
bị nấm mốc. Tổng số có 15 cặp mọt được theo 
dõi trong thí nghiệm. Cứ sau thời gian 24 giờ, 
đếm số lượng trứng mỗi mọt cái đẻ được, sau 
đó lấy hết số gạo trong lọ ra rồi thay gạo mới 
bằng số lượng ban đầu. Thả lại từng cặp mọt 
đã đưa vào trước đó vào lọ đã có gạo mới. 
Sử dụng kính lúp soi nổi để đếm số trứng 
của mỗi cặp mọt đẻ được từng ngày trên số 
gạo trong mỗi lọ. Việc thay gạo mới cho đến 
khi cả mọt đực và mọt cái chết. Tính tổng số 
trứng của mỗi mọt cái đẻ được trong toàn bộ 
thời gian sống và tỷ lệ (%) trứng của mỗi mọt 
cái đẻ được sau khoảng thời gian 10 ngày so 
với tổng số trứng đẻ được trong cả quá trình 
đẻ trứng. Sử dụng phần mềm Excel để mô tả 
quá trình đẻ trứng cũng như mô phỏng nhịp 
điệu đẻ trứng của mọt ngô dưới dạng đường 
cong bậc 3: 
Y = at
3
 + bt
2
 + ct + d 
Ở đây: Y= tỷ lệ trứng trung bình (%) mà một 
mọt cái đẻ được sau thời gian 10 ngày; t = 
thời gian theo dõi. Trong thí nghiệm với mọt 
ngô S. zeamais, để thuận tiện trong việc mô 
phỏng nhịp điệu đẻ trứng, thời gian được chia 
theo lớp với t = 10, 15, 25,, 135, 145, giá trị 
của các hệ số được lấy sau dấu thập phân 
5–8 chữ số. 
KẾT QUẢ 
Thí nghiệm theo dõi thời gian sống và sức 
đẻ trứng của mọt ngô S. zeamais với thức ăn 
là gạo thái lan dạng hạt dài cho thấy, sau khi 
vũ hóa, trong điều kiện được thay thức ăn 
thường xuyên, thời gian sống của mọt trưởng 
thành kéo dài từ 80 đến 150 ngày, trung bình 
123,5 ngày. Sau khi vũ hóa, mọt trưởng thành 
thường ghép đôi ngay, tuy nhiên, chỉ sau 10 
ngày từ thời điểm khi ghép cặp và giao phối, 
mọt cái mới bắt đầu đẻ trứng, quá trình đẻ 
trứng kéo dài cho tới ngày cuối cùng trước khi 
Nguyen Van Duong et al. 
 32 
chết. Trong quá trình theo dõi thí nghiệm, mọt 
đực thường chết trước mọt cái, thời gian sống 
của mọt đực dao động từ 80 đến 145 ngày, 
trung bình 119,44 ngày, trong khi đó, mọt cái 
thường có thời gian sống từ 80 đến 150 ngày, 
trung bình 125,89 ngày. 
Kết quả theo dõi thời gian đẻ trứng của 
mọt cái S. zeamais cho thấy, trong tổng số 15 
cặp theo dõi thí nghiệm, 6 cặp có con cái chết 
trong sau thời gian 10–15 ngày, chỉ còn lại 9 
cặp được theo dõi tiếp tục đẻ trứng cho đến 
140–145 ngày. Toàn bộ số trứng của 9 cặp 
này đều được đẻ khá rải rác, vì vậy, để mô tả 
nhịp điệu đẻ trứng của mọt ngô, chúng tôi sử 
dụng số trứng cộng dồn trung bình của một 
mọt cái đẻ được sau mỗi khoảng thời gian 10 
ngày và biễu diễn dưới tỷ lệ phần trăm (%). 
Đồ thị mô tả biến động tỷ lệ số trứng mọt cái 
đẻ được sau mỗi quãng thời gian 10 ngày so 
với tổng số trứng đẻ được trong suốt thời gian 
đẻ trứng của mọt cái (bảng 1, hình 1). 
Hình 1 cho thấy, thời gian đẻ trứng của 
mọt cái được mô tả tới 145 ngày, nhịp điệu đẻ 
trứng đạt những đỉnh cao sau khoảng thời gian 
theo chu kỳ tương đối rõ rệt. Tỷ lệ trứng của 
một mọt cái đẻ được đạt các đỉnh cao lần lượt 
sau những khoảng thời gian 35, 65 và 75 
ngày, sau đó hầu như giảm rất nhanh sau 80 
ngày, trong đó tỷ lệ trứng được đẻ chiếm tới 
55,07% trong khoảng thời gian sau 55–95 
ngày, trong khoảng thời gian còn lại, từ 95 
đến 145 ngày, chỉ còn 37,19% số lượng trứng 
được đẻ (cột 2, bảng 1; hình 1). 
Bảng 1. So sánh tỷ lệ (%) trứng trung bình của S. zeamais theo thực nghiệm 
và mô phỏng theo các đường cong lý thuyết 
Thời gian đẻ 
trứng (ngày) 
Tỷ lệ trung bình (%) trứng được đẻ 
Thực 
nghiệm 
Lý thuyết 
(Ya) 
Lý thuyết 
(Yb) 
Lý thuyết 
(Y1) 
Lý thuyết 
(Y2) 
Lý thuyết 
(Y3) 
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) 
10 0,6 0,60 
15 5,95 5,96 
25 2,68 2,72 
35 10,12 10,23 
Cộng 19,37 19,51 
45 6,55 6,47 
55 5,36 6,41 4,96 6,97 
65 15,18 13,30 15,23 14,04 
75 16,37 15,59 14,90 18,61 
85 10,42 13,29 9,91 11,63 
95 7,74 6,40 6,19 57,72 
Cộng 55,07 54,99 51,19 
105 7,44 7,64 
115 4,46 3,68 
125 2,08 3,26 
135 4,16 3,39 
145 0,89 1,10 
Cộng 19,37 19,07 
Để mô phỏng nhịp điệu đẻ trứng của mọt 
ngô S. zeamais qua tỷ lệ (%) trứng đạt cao 
nhất được đẻ trong khoảng thời gian từ sau 55 
đến 95 ngày, chúng tôi sử dụng hai dạng 
Phân tích đặc điểm sinh sản và nhịp điệu đẻ trứng 
 33 
đường cong phi tuyến, đó là đường cong bậc 
2: Ya = -0,02296t
2
 + 3,44357t – 113,5280 (R² 
= 0,83) (t = 55, 65, 75, 85, 95) và đường cong 
bậc 3: Yb= 0,00099t
3
 – 0,246082t2 + 19,84078t 
– 506,60037 (R2 = 0,99) (t = 55, 65, 75, 85, 
95). So sánh các giá trị thực nghiệm và giá trị 
tính được theo hai đường cong mô phỏng, sự 
khác nhau ở đây có thể chấp nhận được. Cụ 
thể, trong khoảng thời gian này, tỷ lệ trứng 
được đẻ thực tế: 55,07% (cột 2 bảng 1), trong 
khi đó số liệu mô phỏng lý thuyết theo đường 
cong bậc 2 (Ya): 54,99% (cột 3 bảng 1; hình 
2); và theo đường cong bậc 3 (Yb): 51,19% 
(cột 4 , bảng 1; hình 2). 
Hình 1. Nhịp điệu đẻ trứng của mọt ngô S. Zeamais 
Hình 2. Mô phỏng giai đoạn có tỷ lệ trứng được đẻ cao nhất của mọt ngô S. zeamais 
trong khoảng thời gian từ 55 đến 95 ngày 
Chú thích: Đường liền nét là số liệu thực nghiệm, đường đứt quãng là số liệu lý thuyết 
Còn giai đoạn đầu của quá trình đẻ trứng ở 
trưởng thành cái (từ 10–35 ngày), sau các 
quãng thời gian t = 10, 15, 25 và 35, tỷ lệ trung 
bình trứng được đẻ bởi một mọt cái S. zeamais 
được mô tả bằng đường cong bậc 3 sau: 
Y1 = 0,00587t
3 
- 0,38650t
2
 + 7,94552t - 46,07250 (R² = 1,0) (t = 10, 15, 25, 35) (hình 3) 
Dựa vào tỷ lệ trứng (%) trung bình mà 
một mọt cái S. zeamais đẻ được sau quãng 
thời gian 10 ngày so với toàn bộ trứng được 
đẻ trong suốt thời gian đẻ trứng, đường cong 
bậc 3 (Y1) mô phỏng nhịp điệu đẻ trứng của 
chúng theo từng quãng thời gian với độ chính 
xác khá cao (R² = 1,0) so với số trứng được đẻ 
thực tế, mô phỏng theo lý thuyết: 19,51% 
(bảng 1, cột 5) so với thực nghiệm: 19,37% 
(bảng 1 cột 2). 
0
2
4
6
8
10
12
14
16
18
5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 55 60 65 70 75 80 85 90 95 100105110115120125130135140145150
Thời gian (ngày)
Tỷ lệ (%)
số lượng trứng được đẻ (cột 2, bảng 1; hình 1). 
Hình 1. Nhịp điệu đẻ trứng của mọt ngô S. z
Ya = - 0,022296t2 + 3,44357t - 113,5280
R² = 0,83
Yb = 0,00099t3 - 0,246082t2 + 19,84078t - 506,60037
R² = 0.99
0
2
4
6
8
10
12
14
16
18
50 55 60 65 70 75 80 85 90 95 100
Tỷ lệ (%)
Thời gian (ngày)
Hình 2. Mô phỏng giai đoạn có tỷ lệ trứng được đẻ cao nhất 
Nguyen Van Duong et al. 
 34 
Hình 3. Mô phỏng nhịp điệu đẻ trứng của mọt ngô S. zeamais 
trong khoảng thời gian từ 10–35 ngày 
Chú thích: Đường liền nét là số liệu thực nghiệm, đường đứt quãng là số liệu lý thuyết 
Tương tự, giai đoạn từ 45 đến 85 ngày, với 
các quãng thời gian t = 45, 55, 65, 75 và 85, tỷ 
lệ trứng được đẻ của một mọt cái S. zeamais 
được mô tả bằng đường cong bậc 3 sau: 
Y2 = - 0,00151t
3
 + 0,28197t
2 – 16,78383t + 328,35131 (R² = 0,93) (t = 45, 55, 65, 75, 85) (hình 4) 
Hình 4. Mô phỏng nhịp điệu đẻ trứng của mọt ngô S. zeamais 
trong khoảng thời gian từ 45–85 ngày 
Chú thích: Đường liền nét là số liệu thực nghiệm, đường đứt quãng là số liệu lý thuyết 
Mối tương quan rất chặt chẽ (R² = 0,93) 
đã cho thấy, đường cong Y2 có những giá trị 
rất gần với số liệu thực nghiệm, sai khác 
không đáng kể giữa tỷ lệ trứng được đẻ theo 
lý thuyết: 57,72% (bảng 1, cột 6) và thực 
nghiệm: 53,88% (bảng 1, cột 2) vào các 
ngày 45, 55, 65, 75 và 85 (cột 6, bảng 1; 
hình 4). 
Giai đoạn cuối cùng của quá trình đẻ 
trứng ở mọt trưởng thành cái, sau các quãng 
thời gian t = 105, 115, 125, 135 và 145, tỷ lệ 
trứng trung bình của một mọt cái S. zeamais 
được mô tả bằng đường cong bậc 3 sau: 
Y3 = -0,00049583t
3
 + 0,18870893t
2 – 
23,90046131t + 1010,65684821 (R² = 0,89) 
(t = 105, 115, 125, 135, 145) (hình 5) 
Y1 = 0,00587t3 - 0,38650t2 + 7,94552t - 46,07250
R² = 1,0
0
2
4
6
8
10
0 10 20 30 40
Tỷ lệ (%)
Thời gian (ngày)
Dựa vào tỷ lệ trứng (%) trung bình mà một mọt cái S. zeamais đẻ được sau quãng thời gian 
10 ngày so với toàn bộ trứng được đẻ trong suốt thời gian đẻ trứng, đường cong bậc 3 (Y1) mô 
phỏng nhịp điệu đẻ trứng của chúng theo từng quãng thời gian với độ chính xác khá cao (R² = 
1,0) so với số trứng được đẻ thực tế, mô phỏng theo lý thuyết: 19,51 % (bả g 1, cột 5) so với 
thực nghiệm: 19,37 % (bảng 1 cột 2). 
Hình 3. Mô phỏng nhịp điệu đẻ trứng 
của mọt ngô S. zeamais trong khoảng thời gian từ 10–35 ngày 
Chú thích: đường liền nét là số liệu thực nghiệm, đường đứt quãng là số liệu lý 
Y2 = - 0,00151t3 + 0,28197t2 - 16,78383t + 328,35131
R² = 0,93
0
2
4
6
8
10
12
14
16
18
40 50 60 70 80 90
Tỷ lệ (%)
Thời gian (ngày)
Y2 = - 0,00151t
3
 + 0,28197t
2 
- 16,78383t + 328,35131 (R² = 0,93) (t = 45, 55, 65, 75, 85) 
(hình 4). 
Hình 4. Mô phỏng nhịp điệu đẻ trứng 
Phân tích đặc điểm sinh sản và nhịp điệu đẻ trứng 
 35 
Hình 5. Mô phỏng nhịp điệu đẻ trứng của mọt ngô S. zeamais 
trong khoảng thời gian từ 105–145 ngày 
Chú thích: Đường liền nét là số liệu thực nghiệm, đường đứt quãng là số liệu lý thuyết 
Từ đường cong hình 5 mô tả quá trình đẻ 
trứng có thể so sánh tỷ lệ trứng trung bình của 
một mọt cái đẻ theo lý thuyết: 19,07% (bảng 
1, cột 7) và tỷ lệ trứng được đẻ thực tế: 
19,37% (bảng 1, cột 2) có sự sai khác không 
đáng kể so với các giai đoạn trước đó. Như 
vậy dựa vào hệ số tương quan R² = 0,89 và tỷ 
lệ trứng được đẻ bởi mỗi mọt cái tính theo lý 
thuyết có sai khác khá nhỏ so với số liệu thực 
nghiệm hoàn toàn có thể chấp nhận đường 
cong bậc 3 để mô phỏng nhiệp điệu đẻ trứng 
của mọt ngô S. zeamais. 
THẢO LUẬN 
Trưởng thành mọt ngô S. zeamais, thuộc 
nhóm côn trùng có thời gian sống dài, điều 
này dẫn đến việc đẻ trứng rải rác và kéo dài 
trong suốt thời gian sống của trưởng thành. 
Đặc điểm đẻ trứng này của S. zeamais hầu 
như chưa thấy đề cập đến trong những công 
bố trước đây (Nguyễn Kim Hoa và nnk., 
2008a, 2008b). Trong điều kiện thí nghiệm 
nuôi nhốt ở không gian hẹp, thời gian sống và 
đẻ trứng của mọt ngô có thể ngắn hơn so với 
điều kiện tự nhiên trong các kho bảo quản 
(CABI, 2010). Tuy nhiên, số lượng trứng của 
mọt cái đẻ được luôn có xu hướng đạt cao 
nhất vào giữa thời gian sống khi mọt cái có 
tuổi sinh lý tốt nhất. 
Hiện tượng mọt ngô S. zeamais có thời 
gian đẻ trứng kéo dài cũng đã được đề cập 
(CABI, 2010; Nguyễn Kim Hoa và nnk., 
2008a), tuy nhiên, chưa tài liệu nào mô phỏng 
nhịp điệu đẻ trứng trong thời gian dài của loài 
này. Khi sử dụng đường đường cong bậc 3 để 
mô phỏng nhịp điệu đẻ trứng theo từng giai 
đoạn, trong các phương trình bậc 3, khi giá trị 
các hệ số được lấy từ 5 đến 8 chữ số thập 
phân, số liệu mô phỏng theo lý thuyết càng 
gần với số liệu thực nghiệm. 
 Ở hầu hết các loài côn trùng có tập tính 
đẻ trứng rời rạc, không đẻ theo ổ, lượng trứng 
thường được đẻ đạt cao nhất vào khoảng giữa 
thời gian của quá trình đẻ trứng, điều này đã 
được chứng minh ở các nhóm côn trùng khác 
với trưởng thành có thời gian sống ngắn hơn 
và quá trình đẻ trứng không quá dài như ở sâu 
đo xanh hại đay, Anomis flava (Khuất Đăng 
Long, 1986), ở ruồi đục thân đậu tương 
(Khuat Dang Long, Dy Sam An, 2001; Dy 
Sam An, Khuat Dang Long, 2003), ở loài ong 
ngoại ký sinh Anisopteromalus 
calandrae (Nguyễn Thị Oanh và nnk., 2017). 
Trưởng thành mọt ngô có thời gian sống 
dài, sức đẻ trứng không cao nhưng chúng có 
tập tính đẻ rải rác suốt trong thời gian sống 
của trưởng thành, vì vậy, trong các kho bảo 
quản ngô ở Sơn La, có thể bắt gặp tất cả các 
giai đoạn phát triển từ trứng, sâu non, nhộng 
đến trưởng thành S. zeamais. Đến nay, chưa 
có biện pháp hiệu quả nào để phòng chống 
loài mọt ngô S. zeamais. Hơn nữa, ở Sơn La, 
Y3 = - 0,00049583t
3
 + 0,18870893t
2 
- 23,90046131t + 1010,65684821 (R² = 0,89) (t = 105, 
115, 125, 135, 145) (hình 5). 
Hình 5. Mô phỏng nhịp điệu đẻ trứng 
Y3 = - 0,00049583t3 + 0,18870893t2 - 23,90046131t 
+ 1010,65684821
R² = 0,89 
0
1
2
3
4
5
6
7
8
100 105 110 115 120 125 130 135 140 145 150
Tỷ lệ (%)
Thời gian (ngày)
Nguyen Van Duong et al. 
 36 
sau khi thu hoạch, ngô hạt được chuyển ngay 
vào kho bảo quản hoặc ngô hạt được chuyển 
từ các kho bảo quản khác đến thường đã có 
sẵn bên trong đầy đủ các pha phát triển, mọt 
ngô tiếp tục phát triển, sinh sôi trong quá trình 
vận chuyển cũng như sau khi đến kho mới. 
Để phòng trừ mọt ngô có hiệu quả nên tập 
trung vào việc giám sát nguồn ngô hạt bị nhiễm 
mọt S. zeamais trước khi đưa vào kho bảo 
quản; vệ sinh kho bảo quản nhằm loại trừ 
những nguồn hạt cũ và vật chứa mọt còn lại 
trong kho trước khi đưa hạt mới vào trong kho. 
KẾT LUẬN 
Trong các kho bảo quản nông sản, đặc biệt 
đối với ngô hạt trong các kho bảo quản ở Sơn 
La, S. zeamais được xác định là một trong các 
loài sâu hại phổ biến. Mọt ngô S. zeamais 
thường xuyên có mặt trong các kho bảo quản 
do trưởng thành có thời gian sống và đẻ trứng 
kéo dài, tới 150 ngày. Thực nghiệm theo dõi 
sức đẻ trứng của mọt ngô S. zeamais với thức 
ăn là gạo, mỗi mọt cái đẻ trung bình 38,67 
trứng, trong đó có tới 62,81% số trứng được 
đẻ vào nửa thời gian đầu, chỉ còn 37,19% số 
lượng trứng được đẻ trong thời gian còn lại. 
Việc sử dụng đường cong bậc 3 cho phép 
mô phỏng khá chính xác nhịp điệu đẻ trứng 
của mọt ngô sau các quãng thời gian 10 ngày 
từ khi bắt đầu đẻ trứng cho đến khi kết thúc 
quá trình đẻ trứng. Trong thực tế, việc gặp 
khó khăn trong phòng chống loài này do thời 
gian đẻ trứng S. zeamais kéo dài và luôn tồn 
tại tất cả các pha phát triển của chúng trong 
kho bảo quản ngô hạt ở Sơn La. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Bùi Công Hiển, 1995. Côn trùng hại kho, Nxb 
Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 216 tr. 
Bùi Minh Hồng, Hà Quang Hùng, 2004. 
Thành phần loài sâu mọt và thiên địch trên 
thóc bảo quản đổ rời tại kho cuốn của Cục 
Dự trữ quốc gia vùng Hà Nội và phụ cận. 
Tạp chí Bảo vệ thực vật, số 2: 3–6. 
CABI, 2010. Sitophilus zeamais (maize 
weevil) datasheet. Crop Protection 
Compendium, 2010 Edition. CAB 
International Publishing. Wallingford, 
UK. www.cabi.org/cpc. Accessed on 28 
Jan 2019. 
Dy Sam An, Khuat Dang Long, 2003. Mating 
behaviour and egg laying rhythm of the 
soybean fly, Ophiomyia phaseoli Tryon 
(Diptera: Agromyzidae), Proceedings, 
Vietnamese Norwegian Workshop, Hanoi 
17–18 October 2002. Gronn Kunnskap, 
7(17): 37–42 
Đinh Ngọc Ngoạn, 1964. Kết quả điều tra côn 
trùng hại kho ở miền Bắc Việt Nam. Tạp 
chí Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp, số 4: 
115–121. 
Khuất Đăng Long, 1986. Tập tính ghép đôi và 
nhịp điệu đẻ trứng của sâu đo xanh hại 
đay Anomis flava F. Tap chi Sinh hoc, 
8(2): 15–17. 
Khuất Đăng Long, Dy Sam An, 2001. Tập 
tính ghép đôi và nhịp điệu đẻ trứng của 
ruồi đục thân đậu tương Melanogromyza 
sojae (Diptera: Agromyzidae), Tap chi 
Sinh hoc, 23(4): 18–23. 
Nguyễn Kim Hoa, Nguyễn Văn Liêm, Trần 
Thị Hường, Nguyễn Thị Hiền, 2008a. Đặc 
điểm sinh học chủ yếu của mọt ngô 
Sitopphilus zeamais Motch. (Col: 
Curculionidae). Hội nghị c.ôn trùng toàn 
quốc lần thứ 6, Nxb Nông nghiệp, H.: 
560–569. 
Nguyễn Kim Hoa, Nguyễn Văn Liêm, Trần 
Thị Hường, Nguyễn Thị Hiền, 2008b. 
Thành phần và mức độ gây hại của các 
loài mọt trong ngô bảo quản tại hộ gia 
đình ở vùng Bắc Hà, Lào Cai. Hội nghị 
côn trùng toàn quốc lần thứ 6, Nxb Nông 
nghiệp, H.: 634–638. 
Nguyễn Quang Hiếu, Lương Thị Hải, Bùi 
Công Hiển, 2000. Một số kết quả điều tra 
côn trùng hại kho thóc dự trữ ở Hà Nội và 
Hải Phòng. Tạp chí Bảo vệ thực vật, số 5: 
11–14. 
Nguyễn Quý Dương, Vũ Thị Hải, Nguyễn Viết 
Hải, Lê nhật Thành, Hồ Thị Xuân, Hương, 
Vũ Quang Côn, 2009. Thành phần loài côn 
trùng gây hại trên hại đậu đỗ sau thu hoạch 
ở miền Bắc Việt Nam 2006–2008. Tạp chí 
Bảo vệ thực vật, số 2: 11–17. 
Phân tích đặc điểm sinh sản và nhịp điệu đẻ trứng 
 37 
Nguyen Thi Oanh, Tran Ngoc Lan, Truong 
Xuan Lam, 2017. Egg-lying behavior 
of Anisopteromalus calandrae (Howard), 
an ectoparasitoid of Lasioderma 
serricorne (Fabricius). Tap chi Sinh hoc, 
39(4): 416–420. https://doi.org/10. 
15625/0866-7160/v39n4.10935 
Phòng Kiểm dịch thực vật-Cục Bảo vệ thực 
vật, 2003. Thành phần côn trùng hại kho ở 
Việt Nam năm 1996–2000, Một số ứng 
dụng bảo vệ thực vật vào sản xuất nông 
nghiệp 1998–2002, Nxb Nông nghiệp, H.: 
260–269. 
Trần Bất Khuất, Nguyễn Quý Dương, 2005. 
Thành phần sâu mọt hại lạc nhân trong 
kho bảo quản tại một số vùng năm 2004. 
Tạp chí Bảo vệ thực vật, số 1: 11–15. 

File đính kèm:

  • pdfphan_tich_dac_diem_sinh_san_va_nhip_dieu_de_trung_cua_mot_ng.pdf