Phân tích chi phí phục hồi chức năng tại nhà cho những người khuyết tật sau đột quỵ ở thành phố Huế

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Nghiên cứu được thực hiện nhằm ước tính chi phí kinh tế phục hồi chức năng (PHCN) hàng

tháng cho người khuyết tật sau đột quỵ tại nhà dựa trên quan điểm của người bệnh và hộ gia đình; và tìm

hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến chi phí này. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được

thực hiện ở thành phố Huế. 125 người khuyết tật sau đột quỵ đang được PHCN tại nhà từ 6 đến 24 tháng

được phỏng vấn dựa vào bộ câu hỏi có cấu trúc. Chi phí kinh tế PHCN hàng tháng được ước tính . Mô hình

hồi quy tuyến tính đa biến được áp dụng để tìm hiểu các yếu tố kinh tế, xã hội và bệnh tật liên quan đến chi

phí PHCN. Kết quả: Tổng chi phí PHCN tại nhà trung bình hàng tháng mỗi bệnh nhân là 4.149.452 đồng (SD

2.936.076), trong đó chi phí trực tiếp y học là 1.583.600 đồng (SD 1.669.083), chi phí trực tiếp không y học là

693.600 đồng (SD 671.030), chi phí gián tiếp là 1.872.252 đồng (SD 2.202.139). Hình thức PHCN do kỹ thuật

viên tập có chi phí lớn nhất. Tuổi người đột quỵ càng cao chi phí PHCN càng thấp (p<0,05). kết="" luận:="" chi="">

gián tiếp chiếm tỉ lệ cao nhất trong tổng chi phí PHCN tại nhà hàng tháng. Cần có một nghiên cứu đánh giá

chi phí - hiệu quả của các hình thức PHCN để giúp người bệnh đưa ra quyết định phù hợp với nguồn lực hộ

gia đình sẵn có.

pdf 5 trang phuongnguyen 7080
Bạn đang xem tài liệu "Phân tích chi phí phục hồi chức năng tại nhà cho những người khuyết tật sau đột quỵ ở thành phố Huế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phân tích chi phí phục hồi chức năng tại nhà cho những người khuyết tật sau đột quỵ ở thành phố Huế

Phân tích chi phí phục hồi chức năng tại nhà cho những người khuyết tật sau đột quỵ ở thành phố Huế
59
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 7, số 1 - tháng 2/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
PHÂN TÍCH CHI PHÍ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TẠI NHÀ CHO 
NHỮNG NGƯỜI KHUYẾT TẬT SAU ĐỘT QUỴ Ở THÀNH PHỐ HUẾ 
Nguyễn Hoàng Lan
Khoa Y tế Công cộng, Trường Đại học Y Dược Huế
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Nghiên cứu được thực hiện nhằm ước tính chi phí kinh tế phục hồi chức năng (PHCN) hàng 
tháng cho người khuyết tật sau đột quỵ tại nhà dựa trên quan điểm của người bệnh và hộ gia đình; và tìm 
hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến chi phí này. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được 
thực hiện ở thành phố Huế. 125 người khuyết tật sau đột quỵ đang được PHCN tại nhà từ 6 đến 24 tháng 
được phỏng vấn dựa vào bộ câu hỏi có cấu trúc. Chi phí kinh tế PHCN hàng tháng được ước tính . Mô hình 
hồi quy tuyến tính đa biến được áp dụng để tìm hiểu các yếu tố kinh tế, xã hội và bệnh tật liên quan đến chi 
phí PHCN. Kết quả: Tổng chi phí PHCN tại nhà trung bình hàng tháng mỗi bệnh nhân là 4.149.452 đồng (SD 
2.936.076), trong đó chi phí trực tiếp y học là 1.583.600 đồng (SD 1.669.083), chi phí trực tiếp không y học là 
693.600 đồng (SD 671.030), chi phí gián tiếp là 1.872.252 đồng (SD 2.202.139). Hình thức PHCN do kỹ thuật 
viên tập có chi phí lớn nhất. Tuổi người đột quỵ càng cao chi phí PHCN càng thấp (p<0,05). Kết luận: Chi phí 
gián tiếp chiếm tỉ lệ cao nhất trong tổng chi phí PHCN tại nhà hàng tháng. Cần có một nghiên cứu đánh giá 
chi phí - hiệu quả của các hình thức PHCN để giúp người bệnh đưa ra quyết định phù hợp với nguồn lực hộ 
gia đình sẵn có.
Từ khoá: phục hồi chức năng, đột quỵ, khuyết tật, chi phí kinh tế
Abstract
COST ANALYSIS OF HOME BASED REHABILITATION FOR THE 
DISABLED AFTER STROKE IN HUE CITY 
Nguyen Hoang Lan
Hue University of Medicine and Pharmacy
Introduction: the study was conducted with objectives to estimate economic cost of home-based 
rehabilitation (HBR) for the disabled after stroke in Hue city and to identify factors affecting the cost. 
Methodology: This is a descriptive crossectional study. 125 the disabled after stroke who were using 
CBR services in Hue city for a period of 6 months to 24 months were interviewed based on a structure 
questionnaire. Monthly economic cost for rehabilitation was estimated. Multivariate linear regression model 
is used to identify factors affecting the total cost. Results: Monthly average total cost for rehabilitation at 
home is 4.149.452 VND (SD 2.936.076) per participant; in which average medical direct cost is 1.583.600 
VND (SD 1.669.083); average non-medical direct cost is 693.600 VND (SD 671.030); average indirect cost 
is 1.872.252 VND (SD 2.202.139). HBR that was provided by therapists incurred highest total cost. The 
higher age of participants are, the lower total cost is (p< 0.05). Conclusion: Indirect cost accounted for the 
highest proportion of the total cost for home based rehabilitation monthly. A study on cost effectiveness 
evaluation of rehabilitation models is necessary to help participants make decision in line available resources 
of households.
Keywords: rehabilitation, stroke, disable, economic cost
- Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Hoàng Lan, email: hoanglanytcc@gmail.com
- Ngày nhận bài: 17/11/2016; Ngày đồng ý đăng: 15/2/2017; Ngày xuất bản: 25/2/2017
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo thống kê, mỗi năm trên thế giới có khoảng 
15 triệu người mắc đột quỵ, trong số đó có 6 triệu 
người chết, 5 triệu người bị tàn tật vĩnh viễn. Đột 
quỵ là nguyên nhân xếp thứ hai gây tàn tật toàn cầu 
[7]. Mục đích phục hồi chức năng (PHCN) sau đột 
quỵ nhằm để giúp người bệnh phục hồi các hoạt 
động chức năng và cải thiện chất lượng cuộc sống 
[6]. Gần đây, mô hình PHCN dựa vào gia đình ngày 
càng được khuyến khích do được bệnh nhân và gia 
đình chấp nhận và tiết kiệm chi phí [3]. Một thử 
nghiệm lâm sàng ở Úc cho thấy với cùng hiệu quả 
60
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 7, số 1 - tháng 2/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
đạt được sau 6 tháng PHCN, chi phí trung bình mỗi 
bệnh nhân nhận dịch vụ PHCN tại nhà chỉ bằng 2/3 
chi phí PHCN tại bệnh viện [3]. 
Ở Việt Nam, mỗi năm có khoảng 200.000 người 
đột quỵ, hơn 50% trong số đó tử vong, 90% số người 
sống sót sau đột quỵ phải sống chung với các di 
chứng thần kinh và vận động [1]. Vì vậy, việc giúp 
người bệnh phục hồi vận động sau đột quỵ, nhanh 
chóng hòa nhập với cuộc sống bình thường được 
xem là vấn đề vô cùng cấp thiết và quan trọng. Nhiều 
nghiên cứu về PHCN sau đột quỵ đã được thực hiện 
ở trong nước nhưng đa số đều tập trung đánh giá 
hiệu quả của dịch vụ, nghiên cứu chi phí điều trị đột 
quỵ nói chung và PHCN nói riêng, đặc biệt là chi phí 
PHCN tại nhà chưa có nhiều. Nghiên cứu “Phân tích 
chi phí phục hồi chức năng tại nhà cho người bệnh 
khuyết tật sau đột quỵ tại thành phố Huế” được 
thực hiện nhằm ước tính chi phí PHCN hàng tháng 
tại nhà dựa trên quan điểm của người đột quỵ và 
hộ gia đình; và tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng 
đến chi phí này. Kết quả nghiên cứu không chỉ đánh 
giá nguồn lực hộ gia đình đã sử dụng cho hình thức 
PHCN thực hiện tại nhà, mà còn cung cấp đầu vào 
chi phí cho các nghiên cứu đánh giá kinh tế mô hình 
PHCN này có thể được thực hiện về sau.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Những bệnh nhân được PHCN sau đột quỵ đáp 
ứng tiêu chuẩn sau: từ 18 tuổi trở lên, sống tại 
thành phố Huế, đang tập PHCN tại nhà, thời gian 
tập PHCN từ 6 đến 24 tháng. Nghiên cứu loại trừ 
các bệnh nhân đột quỵ không có di chứng khuyết 
tật, bị rối loạn tâm thần và đang mắc các bệnh cấp 
tính kết hợp.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1.Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang, được thực hiện từ 
tháng 4/2015 đến tháng 12/2015.
2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
Từ danh sách bệnh nhân đột quỵ nhập viện 
điều trị tại Bệnh viện trung ương Huế và Bệnh viện 
trường Đại học Y Dược Huế từ tháng 1 năm 2013 
đến tháng 4 năm 2015, chúng tôi tiến hành sang lọc 
ở cộng đồng để chọn ra các bệnh nhân đáp ứng tiêu 
chuẩn nghiên cứu. Tổng cộng có 125 người bệnh 
đồng ý tham gia phỏng vấn. Một số trường hợp 
do người bệnh khó giao tiếp do khó nói, chúng tôi 
phỏng vấn thêm người chăm sóc trực tiếp để bổ 
sung đủ thông tin cần thiết.
2.3. Nguồn thông tin
Thông tin thu thập dựa vào bộ câu hỏi đã được 
thiết kế. Bộ câu hỏi gồm 2 phần, phần 1 bao gồm 
những thông tin về đặc điểm nhân khẩu học, kinh tế 
xã hội của người bệnh, thể đột quỵ, thời gian PHCN 
sau đột quỵ, khoảng thời gian PHCN tại nhà và loại 
hình PHCN sử dụng. Ở nghiên cứu này chúng tôi 
phân các hình thức PHCN sau đột quỵ tại nhà làm 
ba loại.
- PHCN có hỗ trợ của kỹ thuật viên: trả phí cho 
kỹ thuật viên để cung cấp dịch vụ PHCN tại nhà cho 
người bệnh.
- PHCN có hỗ trợ của người thân: người thân của 
bệnh nhân hướng dẫn các bài tập PHCN cho người 
bệnh hàng ngày. 
- Tự tập PHCN: người bệnh tự tập phục hồi chức 
năng sau khi được hướng dẫn tại các cơ sở y tế 
không có sự hỗ trợ của người thân và kỹ thuật viên.
Phần 2 là những chi phí sử dụng dịch vụ PHCN 
bao gồm:
- Chi phí trực tiếp y học: thuốc cần cho PHCN, 
trang thiết bị tập PHCN, phí cho kỹ thuật viên.
- Chi phí trực tiếp không y học: đi lại của người 
thân, ăn uống phục vụ quá trình PHCN.
- Chi phí gián tiếp: thu nhập người bệnh mất 
do thời gian PHCN và người thân mất do tập 
PHCN cho người bệnh.
Những chi phí này chỉ bao gồm những khoản 
người bệnh và hộ gia đình phải gánh trong quá 
trình tiến hành PHCN tại nhà. Nghiên cứu này 
cũng không tính các khoản chi cho thuốc điều trị 
các bệnh kèm theo.
2.4. Phân tích số liệu
2.4.1. Thông tin về nhân khẩu học, đặc điểm kinh 
tế- xã hội, thể đột quỵ, và đặc điểm PHCN được phân 
tích theo tỉ lệ và tần suất xuất hiện.
2.4.2. Chi phí PHCN trung bình hàng tháng được 
phân tích theo chi phí trực tiếp y học, chi phí trực 
tiếp không y học và chi phí gían tiếp, tổng chi phí. Chi 
phí theo các hình thức PHCN được so sánh. Do biến 
số chi phí không phân bố chuẩn (test Shapiro Wilk, 
p < 0,05) nên các test phi tham số (Kruskal Wallis) 
được sử dụng khi so sánh chi phí giữa các nhóm.
2.4.3. Phân tích các yếu tố liên quan đến hiệu 
quả PHCN
Sử dụng mô hình hồi qui tuyến tính đa biến với 
biến số phụ thuộc là tổng chi phí PHCN trung bình 
hàng tháng, các biến số độc lập là các đặc điểm nhân 
khẩu học, tình trạng kinh tế, các thể đột quỵ, thời 
gian PHCN, loại hình PHCN. 
Mức α = 0,05 được chọn để xác định các yếu tố 
liên quan có ý nghĩa thống kê.
2.5. Đạo đức nghiên cứu
Nghiên cứu đã được phê duyệt bởi Hội đồng 
đạo đức nghiên cứu y sinh học của trường Đại học 
Y Dược Huế.
61
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 7, số 1 - tháng 2/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Ở nhóm bệnh nhân tham gia nghiên cứu có nam 
nhiều hơn nữ, (63,2% so với 36,8%); tuổi trung bình 
là 64,3 tuổi, tuổi nhỏ nhất là 18 và lớn nhất là 93; 
có 50% số người bệnh trên 65 tuổi ; nghề nghiệp 
đa số là hưu trí và người già chiếm 56%, hầu hết hộ 
gia đình người bệnh thuộc nhóm kinh tế trung bình 
trở lên chiếm 93,6%, có 2,4% người bệnh thuộc hộ 
nghèo. Thể đột quỵ do xuất huyết não chiếm tỷ lệ 
Bảng 1. Chi phí bình quân mỗi bệnh nhân hàng tháng phục hồi chức năng tại nhà 
Đơn vị: đồng
Loại chi phí Trung bình SD Trung vị Tối thiểu Tối đa
Tổng chi phí trực tiếp 
y học
1.583.600 1.669.083 1.200.000 0 10.300.000
Thuốc 705.200 920.616 500.000 0 6.800.000
Vật tư y tế 334.400 709.169 0 0 5.000.000
Thuê kỹ thuật viên 510.400 1.071.841 0 0 10.000.000
Chi phí khác 33.600 229.285 0 0 2.100.000
Tổng chi phí trực tiếp 
không y học
693.600 671.030 600.000 0 3.000.000
Ăn phục vụ PHCN 681.600 653.450 600.000 0 3.000.000
Đi lại 12.000 134.164 0 0 1.500.000
Tổng chi phí gián tiếp 1.872.252 2.202.139 1.000.000 10.000.000
Thu nhập trung bình 
người bệnh mất do PHCN
819052 1.721.792 0 0 7500000
Thu nhập người thân mất 
do cung cấp dịch vụ PHCN
1.053.200 1.538.010 0 0 6.000.000
Tổng chi phí trung bình 
hàng tháng
4.149.452 2.936.076 3.500.000 0 19.300.000
cao nhất với 77,6% số người bệnh, tiếp đến là thể 
thiếu máu não cục bộ chiếm tỷ lệ 17,6%. Chủ yếu 
bệnh nhân bắt đầu tập PHCN sau khi đột quỵ trước 
4 tuần chiếm tỷ lệ 85,6%. Loại hình PHCN được lựa 
chọn phổ biến tại nhà là có sự hỗ trợ của người thân 
chiếm 42,4%, do kỹ thuật viên tập chiếm 36,8% và 
người bệnh tự tập chiếm 20,8%. Đa số bệnh nhân đã 
tập PHCN tại nhà từ 12 đến 24 tháng chiếm 52,8%; 
từ 6 đến dưới 12 tháng chiếm 47,2%.
Bảng 1 cho biết tổng chi phí PHCN trung bình 
hàng tháng của mỗi bệnh nhân là 4.149.452 đồng, 
trong đó chi phí trực tiếp y học là 1.583.600 đồng, 
chi phí trực tiếp không y học là 693.600 đồng, tổng 
chi phí trực tiếp từ hai khoản này là 2.277.200 đồng. 
Trong chi phí trung bình trực tiếp y học, khoản chi 
chủ yếu là thuốc sử dụng cho PHCN. Chi phí trung 
bình thuê kỹ thuật viên cũng chiếm một tỷ lệ đáng 
kể ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu, tuy nhiên bởi vì 
chỉ có 36,8% số người đột quỵ sử dụng dịch vụ này 
nên gía trị trung vị bằng 0. Thực tế đây là khoản chi 
phí lớn nhất ở nhóm thuê kỹ thuật viên. Tiền chi 
62
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 7, số 1 - tháng 2/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
cho khoản này lên đến 10 triệu đồng/tháng ở một 
số người bệnh. Tính trên tỉ lệ phần trăm GDP bình 
quân đầu người ở Việt Nam vào năm 2014, tiền chi 
cho kỹ thuật viên PHCN và các vật tư phục vụ dịch 
vụ này chiếm đến 21,9% [2]. Trong khi khoản này chỉ 
chiếm 7,7% GNP bình quân đầu người ở nghiên cứu 
của Vilai Kuptniratsaiku ở Thái Lan năm 2008 [5]. Sự 
chênh lệch này có thể do cách thức dịch vụ được 
cung cấp, nghiên cứu ở Thái Lan tính chi phí dịch vụ 
PHCN nội trú ở bệnh viện, chi phí chi nhóm chuyên 
gia PHCN được tính dựa trên phân bổ lương theo 
giờ phục vụ người bệnh [5]. Nhiều nghiên cứu trên 
thế giới cho thấy sử dụng dịch vụ y tế được cung cấp 
bởi nguồn nhân lực chuyên nghiệp tại nhà luôn đắt 
hơn tại các cơ sở y tế bởi vì ngoài chi phí cho công 
tập thường bao gồm các khoản chi phí khác phục 
vụ nhân viên y tế như đi lại [3] [4]. Một nghiên cứu 
ở Malaisia cho thấy chi phí hỗ trợ tại nhà của cán 
bộ y tế chiếm gần 50% tổng chi phí điều trực tiếp 
điều trị ngoại trú tại bệnh viện cho các bệnh nhân 
sau đột quỵ [4]. Hay một thử nghiệm lâm sàng của 
Anderson và cộng sự ở Úc, tác giả đã so sánh chi phí 
PHCN trong 6 tháng cho bệnh nhân sau đột quỵ ở 
hai nhóm; sử dụng dịch vụ PHCN ở bệnh viện và tại 
nhà [3]. Kết quả cho biết chi phí cho nhóm kỹ thuật 
viên PHCN và các dịch vụ cộng đồng tại nhà chiếm 
đến 46,8% tổng chi phí trung bình PHCN tại nhà 
trong khi các khoản này chỉ chiếm 15,3% ở nhóm 
bệnh nhân nhận dịch vụ PHCN nội trú tại bệnh viện 
[3]. Tuy nhiên thử nghiệm này đã tìm thấy tổng chi 
phí PHCN tại nhà vẫn thấp hơn tại bệnh viện; 8.040 
đô la Úc so với 10, 054 đô la Úc [3]. Khoản chi phí 
tăng thêm do các dịch vụ trong thời gian nằm viện 
như viện phí nội trú, đi lại, ăn ở của bệnh nhân và 
người chăm sóc đã làm tổng chi phí PHCN tại bệnh 
viện tăng cao [3]. Giảm các chi phí trực tiếp tại bệnh 
viện là một ưu điểm được khuyến nghị ở mô hình 
PHCN dựa vào cộng đồng, tuy nhiên gánh nặng này 
đã chuyển sang các thành viên của hộ gia đình khi 
phải chăm sóc hay cung cấp các dịch vụ PHCN cho 
người bệnh. Chi phí gián tiếp trung bình hàng tháng 
ở nghiên cứu chúng tôi là 1.872.252 đồng/mỗi bệnh 
nhân, riêng khoản chi phí do mất thu nhập từ người 
thân là 1.053.200 đồng/bệnh nhân/tháng, chiếm 
25,4% tổng chi phí PHCN hàng tháng. Khoản này 
ở nghiên cứu của Anderson và cộng sự chỉ chiếm 
14.1% tổng chi phí [3]. Điều này cho thấy thời gian 
người thân dành thời gian cho hoạt động PHCN 
của người bệnh ở nghiên cứu chúng tôi nhiều hơn 
nghiên cứu của tác giả này. 
Bảng 2. So sánh tổng chi phí bình quân mỗi bệnh nhân hàng tháng theo các loại hình PHCN tại nhà 
 Đơn vị: đồng
Loại hình PHCN Trung bình SD 95% khoảng tin cậy Giá trị p
Có hỗ trợ kỹ thuật viên 4.836.772 3.504.178 3.796.159 5.877.384
< 0,001Hỗ trợ người thân 4.730.943 2.356.026 4.081.542 5.380.344
Tự tập 1.748.077 1.235.353 1.249.107. 2.247.046
Bảng 2 so sánh tổng chi phí trung bình PHCN hàng 
tháng/mỗi bệnh nhân ở ba hình thức PHCN tại nhà. 
Tổng chi phí trung bình/tháng/bệnh nhân của nhóm 
người bệnh tự tập thấp nhất là 1.748.076 đồng (SD 
1.235.353), nhóm do kỹ thuật viên tập có chi phí cao 
nhất với 4.836.772 đồng (SD 3.504.178), nhóm do 
người thân tập có chi phí xấp xỉ nhóm kỹ thuật viên 
tập với 4.730.943 đồng (SD 2.356.026). Sự khác biệt 
về tổng chi phí trung bình giữa ba nhóm là có ý nghĩa 
về mặt thống kê (p< 0,05). Như đã bàn luận ở phần 
trên, chi phí thuê kỹ thuật viên tại nhà cao nên giải 
thích chi phí cho nhóm có kỹ thuật viên tập cao nhất. 
Tuy nhiên chi phí này không cao hơn nhiều so với 
nhóm có người thân tập, điều này cho thấy chi phí 
do mất năng suất lao động đã chiếm một tỉ lệ đáng 
kể. Khoản này thường không phải chi trả trực tiếp 
cho nên đa số người bệnh và hộ gia đình đều không 
quan tâm. Nhóm tự tập phục hồi chức năng không 
tốn tiền thuê kỹ thuật viên và không bị mất thu nhập 
của người thân do dành thời gian tập PHCN cho họ 
giải thích chi phí nhóm này thấp nhất. Tuy nhiên cần 
lưu ý hình thức này chỉ dành cho những người bệnh 
đột quỵ có di chứng khuyết tật nhẹ. Để hạn chế gánh 
nặng kinh tế cho các hộ gia đình cần cân nhắc giữa 
hình thức tập PHCN do kỹ thuật viên và do người 
thân cung cấp. Cần có một nghiên cứu đánh giá kinh 
tế để so sánh hiệu quả - chi phí giữa các hình thức 
này để đưa ra một khuyến nghị hợp lý cho sự lựa 
chọn của người bệnh và hộ gia đình của họ.
63
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 7, số 1 - tháng 2/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
Bảng 3. Các yếu tố liên quan đến tổng chi phí PHCN tại nhà
Yếu tố B SE 95% khoảng tin cậy Giá trị p
Tuổi -38.087 17.924 -73.588 - -2.585 0,04
Giới (dummy) 829.296 563.959 -287.696 - 1.946.288 0,14
Nghèo -1.636.616 1.756.522 -5.115.628 - 1.842.397 0,35
Cận nghèo -1.050.341 1.353.566 -3.731.249 - 1.630.567 0,44
Thời gian cấp cứu 163.189 750.506 -1.323.283 - 1.649.662 0,83
Khoảng thời gian 
PHCN
-432.843 534.279 -1.491.052 - 625.366 0,42
Thể thiếu máu não -1.916.976 1.373.728 -4.637.818 - 803.866 0,17
Thể xuất huyết -1.432.678 1.252.419 -3.913.251 - 1.047.895 0,25
Bảng 3 trình bày kết quả phân tích từ mô hình hồi 
quy tuyến tính. Tuổi có liên quan có ý nghĩa thống 
kê đến chi phí PHCN tại nhà (p <0,05). Tuổi càng 
cao tổng chi phí PHCN hàng tháng cho bệnh nhân 
càng giảm. Tăng thêm 1 tuổi, tổng chi phí trung bình 
giảm 38.087 đồng (SE 17.924). Kết quả này tương 
tự kết quả của tác giả Akhavan Hejari và cộng sự ở 
Malaysia, nghiên cứu này tìm thấy chi phí trị liệu và 
tư vấn y học sau đột quỵ ở những người bệnh < 70 
tuổi nhiều hơn những người lớn tuổi [4]. Ở nghiên 
cứu chúng tôi, đa số người lớn tuổi không còn lao 
động tạo thu nhập do đó chi phí gián tiếp PHCN thấp 
hơn người trẻ. Thêm vào đó, những người trẻ tuổi 
khi bị di chứng tàn tật do đột quỵ họ thường tìm 
những liệu pháp điều trị tốt nhất có thể để nhanh 
chóng khôi phục lại các chức năng hoạt động để có 
thể trở về công việc kiếm thu nhập, vì thế chi phí 
trực tiếp cho nhóm này thường cao. Những yếu tố 
khác như giới tính, kinh tế hộ gia đình, thời gian 
PHCN, thời gian từ lúc đột quỵ đến lúc nhập viên, 
thể đột quỵ không có ảnh hưởng có ý nghĩa thống 
kê đến tổng chi phí PHCN (p>0,05). Nghiên cứu có 
thể có sai số khi hồi cứu các chi phí cung cấp dịch 
vụ PHCN, tuy nhiên nhóm nghiên cứu đã đối chiếu 
nguồn thông tin từ người thân và người bệnh để 
thống nhất thông tin nhằm hạn chế tối đa sai số này.
4. KẾT LUẬN
Tổng chi phí PHCN tại nhà trung bình hàng tháng 
là 4.49.452 đồng/mỗi bệnh nhân. Hình thức PHCN 
do kỹ thuật viên tập có chi phí cao nhất trong khi 
hình thức PHCN do người bệnh tập có chi phí thấp 
nhất. Tuổi càng cao, chi phí PHCN càng giảm. Cần có 
một nghiên cứu đánh giá chi phí-hiệu quả của các 
hình thức này để giúp người bệnh đưa ra quyết định 
phù hợp với nguồn lực hộ gia đình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hội phòng chống Tai biến mạch máu não Việt Nam 
(2011), “Đột quỵ não -vấn đề toàn cầu”.
2. Tổng cục thống kê Việt Nam (2017). Tổng sản 
phẩm trong nước theo giá thực tế năm 2014. Website: 
https://gso.gov.vn/default.aspx?tabid=715. Tiếp cận ngày 
12/1/2017.
3. Anderson C, Mhurchu CN, Rubenach S, et al (2000). 
Home or Hospital for Stroke Rehabilitation? Results of 
a Randomized Controlled Trial. II: Cost Minimization 
Analysis at 6 Months. Stroke; 31:1032-1037
4. Hejazi SMA, Mazlan M, Abdullah SJF, et al (2015). 
Cost of post-stroke outpatient care in Malaysia. Singapore 
Med J; 56(2): 116-119doi: 10.11622/smedj.2015025
5. Kuptniratsaikul V, Kovindha A, Massakulpan P 
(2009). Inpatient rehabilitation services for patients after 
stroke in Thailand: A multi-centre study. J Rehabil Med; 
41: 684–686
6. University of Leed, University of York (1992). 
Effective health care: stroke rehabilitation. A bulletin 
on the effectiveness of health service interventions for 
decision-makers, Number 2
7. World Health Organization. Global burden of 
stroke. Available at: http:// www.who.int/cardiovascular_
diseases/en/cvd_atlas_15_burden_stroke. Accessed 
20/1/2017

File đính kèm:

  • pdfphan_tich_chi_phi_phuc_hoi_chuc_nang_tai_nha_cho_nhung_nguoi.pdf