Phân tích các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Tóm tắt

Nghiên cứu này đánh tác động của các nhân tố thuộc về ngân hàng, ngành và kinh tế vĩ mô đến khả năng

sinh lời của các ngân hàng thương mại (NHTM) niêm yết trên thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam

giai đoạn 2016-2019 thông qua sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính. Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô

hoạt động, chi phí hoạt động và số lượng giao dịch trên TTCK của mỗi NHTM và lạm phát của nền kinh tế

có tác động cùng chiều với khả năng sinh lời của các NHTM niêm yết trên TTCK Việt Nam. Những yếu tố

có tác động ngược chiều với khả năng sinh lời của các NHTM niêm yết trên TTCK Việt Nam là dư nợ cho

vay, vốn của NHTM và hình thức sở hữu NHTM. Từ thực trạng nghiên cứu, bài viết đề xuất một số giải pháp

nhằm nâng cao khả năng sinh lời của các NHTM cổ phần niêm yết trên TTCK Việt Nam trong thời gian tới.

Từ khóa: yếu tố tác động, khả năng sinh lời, ngân hàng thương mại, niêm yết, thị trường chứng khoán

pdf 7 trang phuongnguyen 380
Bạn đang xem tài liệu "Phân tích các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phân tích các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Phân tích các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Chuyên mục: Tài chính Ngân hàng - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 14 (2020) 
75 
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC NGÂN HÀNG 
THƯƠNG MẠI NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 
Hoàng Thị Thu 
Tóm tắt 
Nghiên cứu này đánh tác động của các nhân tố thuộc về ngân hàng, ngành và kinh tế vĩ mô đến khả năng 
sinh lời của các ngân hàng thương mại (NHTM) niêm yết trên thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam 
giai đoạn 2016-2019 thông qua sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính. Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô 
hoạt động, chi phí hoạt động và số lượng giao dịch trên TTCK của mỗi NHTM và lạm phát của nền kinh tế 
có tác động cùng chiều với khả năng sinh lời của các NHTM niêm yết trên TTCK Việt Nam. Những yếu tố 
có tác động ngược chiều với khả năng sinh lời của các NHTM niêm yết trên TTCK Việt Nam là dư nợ cho 
vay, vốn của NHTM và hình thức sở hữu NHTM. Từ thực trạng nghiên cứu, bài viết đề xuất một số giải pháp 
nhằm nâng cao khả năng sinh lời của các NHTM cổ phần niêm yết trên TTCK Việt Nam trong thời gian tới. 
Từ khóa: yếu tố tác động, khả năng sinh lời, ngân hàng thương mại, niêm yết, thị trường chứng khoán. 
ANALYSIS OF FACTORS AFFECTING PROFITABILITY OF LISTED 
COMMERCIAL BANKS ON VIETNAM STOCK MARKET 
Abstract 
This study assesses the impact of factors from banks, industries and macroeconomics on the profitability 
of commercial banks listed on Vietnam stock market in 2016 - 2019 through linear regression models. 
The research results show that the scale of operations, operating cost and the number of transactions on 
the stock market of each commercial bank, and the inflation of the economy have positive impacts on the 
profitability of commercial banks listed on Vietnam stock market. Factors that have negative impacts on 
the profitability of commercial banks listed on Vietnam stock market are loans, equity, and ownership of 
commercial banks. From these findings, the article proposes a number of solutions to improve the 
profitability of joint stock commercial banks listed on Vietnam stock market in the coming time. 
Keywords: Impact factors, profitability, commercial bank, listed, stock market. 
JEL classification: G, G21, G24.
1. Đặt vấn đề 
Ngân hàng thương mại được coi là hệ thống 
tuần hoàn của nền kinh tế từng quốc gia và toàn 
cầu. Mặc dù không trực tiếp tạo ra của cải vật chất 
cho nền kinh tế, NHTM cung cấp những dịch vụ 
tiện ích phục vụ nhu cầu thiết yếu cho các tổ chức, 
cá nhân như cung ứng tiền tệ, tín dụng và thanh 
toán cho nền kinh tế nhằm góp phần thúc đẩy sự 
phát triển và tăng trưởng của nền kinh tế. Với mục 
tiêu là tăng khả năng sinh lời của mình, các NHTM 
cổ phần luôn cố gắng để các chứng khoán của 
ngân hàng mình có đủ tiêu chuẩn vào đăng ký và 
giao dịch tại thị trường giao dịch chứng khoán tập 
trung. Việc niêm yết được các chứng khoán trên 
sàn giao dịch sẽ giúp cho các NHTM huy động 
được lượng vốn lớn khi có nhu cầu, nâng cao tính 
thanh khoản cho cổ phiếu và tăng uy tín của ngân 
hàng với các tổ chức tài chính, từ đó tạo ra tăng 
trưởng nội tại cho ngân hàng đó. Tăng khả năng 
sinh lời của các NHTM sẽ giúp các NHTM tối đa 
hóa lợi nhuận và tối đa hóa giá trị ngân hàng. 
Theo Cổng thông tin tài chính trực tuyến 
Vietstock, tính đến 31/12/2019, Việt Nam có 13 
NHTM cổ phần trong hệ thống các NHTM của 
Việt Nam đang niêm yết trên 2 sàn giao dịch chứng 
khoán Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Trong 
bối cảnh nền kinh tế nói chung và hoạt động của 
các doanh nghiệp nói riêng còn nhiều khó khăn, các 
NHTM cổ phần đang niêm yết trên TTCK Việt 
Nam đã bám sát chỉ đạo của các cơ quan quản lý, 
linh hoạt ứng phó với diễn biến của thị trường, sáng 
tạo, vận dụng nguồn lực tổng hợp để đạt được 
những kết quả tích cực, khẳng định vị trí, vai trò 
của một loại hình định chế tài chính hàng đầu. 
 Nghiên cứu này được thực hiện với mong 
muốn tìm hiểu các yếu tố tác động đến khả năng 
sinh lời của các NHTM đang niêm yết trên TTCK 
Việt Nam trong giai đoạn 2016-2019. Việc nhận 
dạng được nhân tố nào làm gia tăng khả năng sinh 
lời, nhân tố nào tác động ngược chiều đến khả 
năng sinh lời của các NHTM này giúp cho lãnh 
đạo ngân hàng tránh được những nhận định sai 
lầm về hiệu quả hoạt động kinh doanh, từ đó có 
những chiến lược, kế hoạch kinh doanh thích hợp. 
2. Mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến 
khả năng sinh lời của NHTM đang niêm yết 
trên TTCK Việt Nam 
2.1. Tổng quan tài liệu về các yếu tố tác động đến 
khả năng sinh lời của NHTM 
Khả năng sinh lời của các NHTM là kết quả 
của việc sử dụng tập hợp các tài sản vật chất và tài 
sản tài chính, tức là vốn kinh tế mà NHTM nắm 
Chuyên mục: Tài chính Ngân hàng - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 14 (2020) 
76 
giữ để tạo ra lợi nhuận. Theo Nguyễn Minh Kiều 
(2012), khả năng sinh lời của các NHTM có thể 
được đo lường thông qua các chỉ số tài chính khác 
nhau nhưng thông thường được đo bởi Tỷ suất 
sinh lời trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lời 
trên vốn chủ sở hữu (ROE). 
Khả năng sinh lời là một trong những chỉ báo 
quan trọng về sự tồn tại và phát triển bền vững của 
NHTM, do vậy có khá nhiều nghiên cứu về các 
nhân tố tác động đến khả năng sinh lời của 
NHTM. Trong các nghiên cứu tiêu biểu về các 
NHTM tại các quốc gia đang phát triển gần đây về 
các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của 
NHTM như Jafari (2014), Osuagwu (2014), 
Sufian (2009), Sufian and Habibullah (2009), 
Topak and Talu (2016), Hồ Thị Hồng Minh và 
Nguyễn Thị Cành (2015), Nguyễn Phạm Nhã 
Trúc và Nguyễn Phạm Thiên Thanh (2016), các 
nghiên cứu đều thừa nhận rằng những yếu tố chính 
thuộc bản thân ngân hàng (như quy mô ngân hàng, 
chi phí hoạt động, dư nợ vốn vay, vốn của chủ sở 
hữu, ...) và các yếu tố vĩ mô (lạm phát, tăng trưởng 
kinh tế...” có thể tác động đến khả năng sinh lợi 
của các NHTM. 
Quy mô ngân hàng: Để đảm bảo hoạt động, 
NHTM sử dụng đồng thời nhiều nguồn vốn khác 
nhau như vốn huy động, vốn vay, vốn chủ sở 
hữuTrong đó, vốn chủ sở hữu tuy chiếm tỷ 
trọng nhỏ nhưng lại đóng vai trò cực kỳ quan trọng 
trong hoạt động của NHTM. Đây là nguồn vốn ổn 
định nhất và có xu hướng tăng trong quá trình hoạt 
động, có thể sử dụng với kỳ hạn dài mà không phải 
hoàn trả, do đó nó chính là nền tảng cho sự tăng 
trưởng bền vững của NHTM. Hơn nữa, vốn chủ 
sở hữu còn quyết định quy mô hoạt động của ngân 
hàng, bởi đây là căn cứ để xác định các giới hạn 
hoạt động như giới hạn huy động vốn, giới hạn 
cho vay, giới hạn đầu tư vào tài sản cố định 
Đồng thời, vốn chủ sở hữu sẽ tạo uy tín và duy trì 
niềm tin của công chúng đối với ngân hàng. 
Chi phí hoạt động trên tổng tài sản: Chi phí 
hoạt động gồm chi lương, bảo hiểm, các khoản phí 
(điện nước, bưu điện), chi phí văn phòng, khấu 
hao, trích lập dự phòng, tiền thuê, quảng cáo, đào 
tạo, chi khác Chi lương thường là khoản chi lớn 
nhất trong các khoản chi khác, và có xu hướng gia 
tăng. Đối với NHTM, trả lương cố định, chi 
lương, bảo hiểm tính theo đơn giá tiền lương và số 
lượng nhân viên ngân hàng. Đối với ngân hàng trả 
theo kết quả cuối cùng, tiền lương được tính dựa 
trên thu nhập ròng trước thuế, trước tiền lương sao 
cho đảm bảo ngân hàng bù đắp được chi phí khác 
ngoài lương. Phản ánh trong 100 đồng tổng tài sản 
có bao nhiêu đồng chi phí hoạt động. 
Dư nợ cho vay trên tổng tài sản: Dư nợ cho 
vay được định nghĩa là một chỉ tiêu giúp phản ánh 
hiện NHTM còn cho vay bao nhiêu tại một thời 
điểm xác định nào đó. Đây cũng chính là khoản 
vay mà NHTM cần phải thu về, sẽ được tính theo 
thời điểm, nghĩa là số dư cuối kì thanh toán. Đây 
chính là tổng số tiền cho vay đối với khách hàng 
mà ngân hàng còn phải thu hồi tại một thời điểm. 
Vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (Hệ số tự 
tài trợ): Hệ số này phản ánh tỷ trọng nguồn vốn 
chủ sở hữu trên tổng tài sản của NHTM. Để xác 
định mức độ phù hợp về tỷ lệ vốn chủ sở hữu trong 
nguồn vốn của NHTM sẽ phụ thuộc rất lớn vào 
hoạt động và chính sách của NHTM cũng như 
từng ngành. Tỷ số này cao chứng tỏ khả năng tự 
chủ tài chính của NHTM, nhưng cũng cho thấy 
NHTM chưa tận dụng đòn bẩy tài chính nhiều. 
Môi trường kinh tế, chính trị, xã hội: Bất kỳ 
một sự biến động nào trong nền kinh tế đều có thể 
gây ảnh hưởng đến hoạt động của NHTM. Nếu 
tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ổn định thì tình 
hình sản xuất, kinh doanh của các cá nhân, doanh 
nghiệp sẽ diễn ra bình thường, hoạt động ngân 
hàng nhờ đó cũng diễn ra suôn sẻ. Khi nền kinh tế 
tăng trưởng nhanh, tình hình hoạt động kinh 
doanh thuận lợi, nhu cầu vay vốn tăng cao, khả 
năng hoàn trả cũng được đảm bảo nên các ngân 
hàng sẽ có điều kiện thuận lợi để mở rộng quy mô 
tín dụng, tăng khả năng sinh lời. 
Môi trường pháp lý: Môi trường pháp lý 
đóng một vai trò rất quan trọng trong việc điều 
hành hoạt động của nền kinh tế, do đó nó cũng có 
ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả hoạt động của 
NHTM. Nếu một hệ thống luật pháp được xây 
dựng phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế và 
được chấp hành nghiêm chỉnh sẽ kích thích nền 
kinh tế vận hành ổn định, tác động tích cực lên quá 
trình sản xuất kinh doanh và qua đó làm gia tăng 
hiệu quả hoạt động của NHTM. Ngược lại, khi 
môi trường pháp lý chưa hoàn thiện, thường 
xuyên thay đổi thất thường sẽ khiến ngân hàng và 
các chủ thể khác không kịp thay đổi để thích nghi, 
do đó gây rủi ro, trở ngại cho các hoạt động của 
ngân hàng. 
Lạm phát: Lạm phát tăng cao, NHNN phải 
thực hiện thắt chặt tiền tệ để giảm khối lượng tiền 
trong lưu thông, nhưng nhu cầu vay vốn của các 
doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh vẫn rất lớn, các 
ngân hàng chỉ có thể đáp ứng cho một số ít khách 
hàng với những hợp đồng đã ký hoặc những dự án 
thực sự có hiệu quả, với mức độ rủi ro cho phép. 
Lãi suất: NHTM là doanh nghiệp kinh doanh 
trong lĩnh vực tiền tệ, vì vậy, hoạt động kinh 
doanh của NHTM chịu sự tác động, chi phối mạnh 
Chuyên mục: Tài chính Ngân hàng - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 14 (2020) 
77 
mẽ từ chính sách lãi suất. Với bất kỳ sự thay đổi 
nhỏ trong điều hành chính sách lãi suất, đều ảnh 
hưởng tới hoạt động của NHTM, sự thay đổi của 
lãi suất có thể tác động đến cả người gửi tiền và 
người vay vốn. Khi lãi suất giảm, một số người 
gửi tiền rút vốn khỏi NHTM để đầu tư vào nơi có 
tỷ suất sinh lợi cao hơn; còn những người đi vay 
tích cực tiếp cận các khoản tín dụng vì lãi suất đã 
thấp hơn trước. Những xu hướng của sự thay đổi 
lãi suất ảnh hưởng đến giá trị thị trường của các 
tài sản mà NHTM có thể đem bán để tăng thêm 
nguồn cung thanh khoản và trực tiếp ảnh hưởng 
đến chi phí vay mượn trên thị trường tiền tệ. 
Tốc độ tăng trưởng GDP: Tốc độ tăng trưởng 
GDP là thước đo chính xác thực trạng hoạt động 
của nền kinh tế. Hiệu quả hoạt động của một 
NHTM là nhạy cảm với tốc độ tăng trưởng GDP 
thực tế. Như vậy về lý thuyết thì tốc độ tăng 
trưởng GDP và hiệu quả hoạt động của các 
NHTM có mối quan hệ trực tiếp và có thể thay đổi 
tùy thuộc vào điều kiện thị trường khác nhau. 
2.2. Mô hình nghiên cứu nhân tố tác động đến 
khả năng sinh lời của các NHTM niêm yết trên 
thị trường chứng khoán Việt Nam 
Để nhận dạng những nhân tố tác động đến 
khả năng sinh lời của các NHTM niêm yết trên thị 
trường chứng khoán Việt Nam, tác giả sử dụng mô 
hình hồi quy tuyến tính đã được xây dựng trong 
nghiên cứu của Nguyễn Phạm Nhã Trúc và 
Nguyễn Phạm Thiên Thanh (2016). Mô hình 
nghiên cứu có dạng như sau: 
Yit = β0 + β1X1t + β2X2t + β3X3t + β4X4t 
+ β5X5t + β6X6t + β7X7t + β8X8t + β9X9t + eit 
Trong đó: Biến phụ thuộc Y là lợi nhuận trên 
tổng tài sản (ROA). Các biến độc lập lần lượt là 
Quy mô hoạt động của NHTM (X1), Chi phí hoạt 
động ((X2), Cho vay (X3), Vốn ngân hàng (X4), 
Hình thức sở hữu của NHTM (X5), Thời gian (X6), 
Lạm phát (X7), Tăng trưởng GDP (X8) và Giao 
dịch thị trường chứng khoán (X9). t biểu hiện số 
năm sử dụng trong nghiên cứu, từ 2016 đến 2019, 
i biểu hiện số NHTM sử dụng trong nghiên cứu và 
eit là sai số ngẫu nhiên. 
Mô hình nghiên cứu cụ thể như sau: 
ROA = a0 + a1Quy mô + a2Chi phí hoạt động 
+ a3Cho vay + a4Vốn ngân hàng + a5Hình thức sở 
hữu + a6Thời gian + a7Lạm phát + a8Tăng trưởng 
GDP + a9Giao dịch thị trường chứng khoán + e (1) 
Trong đó: 
ROA được tính bằng tỷ số giữa lợi nhuận sau 
thuế so với tổng tài sản của ngân hàng. 
Quy mô được sử dụng để đo lường quy mô 
hoạt động mỗi NHTM. Biến này được tính bằng 
logarit cơ số tự nhiên của tổng tài sản của mỗi 
NHTM. Biến này có giá trị càng lớn thì quy mô 
của ngân hàng càng lớn. 
Chi phí hoạt động được đo lường bằng tỷ số 
chi phí hoạt động/tổng tài sản. Trong đó, chi phí 
hoạt động bao gồm tất cả các chi phí ngoại trừ chi 
phí cho lãi suất tiền gửi, ví dụ như chi phí cho 
nhân công, chi phí quảng cáo... Biến này thể hiện 
khả năng kiểm soát chi phí của các nhà quản trị 
NHTM. Tỷ số này càng cao thì thể hiện khả năng 
kiểm soát chi phí của NHTM càng thấp. 
Cho vay được đo lường bằng tỷ số dư nợ 
vay/tổng tài sản. Trong đó, dư nợ cho vay bao gồm 
dư nợ cho vay cả ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. 
Đây chính là tổng số tiền cho vay đối với khách hàng 
mà ngân hàng còn phải thu hồi tại một thời điểm. 
Chỉ tiêu này thể hiện dư nợ cho vay chiếm bao nhiêu 
phần trăm trong tổng tài sản của ngân hàng. 
Vốn ngân hàng được tính bằng tỷ số vốn chủ 
sở hữu/tổng tài sản. Vốn chủ sở hữu tuy chiếm tỷ 
trọng nhỏ nhưng lại đóng vai trò cực kỳ quan trọng 
trong hoạt động của NHTM. Đây là nguồn vốn ổn 
định nhất và có xu hướng tăng trong quá trình hoạt 
động, có thể sử dụng với kỳ hạn dài mà không phải 
hoàn trả, do đó nó chính là nền tảng cho sự tăng 
trưởng bền vững của NHTM. Tỷ lệ Vốn ngân 
hàng cho thấy mức độ vốn an toàn của NHTM. Tỷ 
lệ này càng cao thì mức độ an toàn của ngân hàng 
càng cao và ngược lại. 
Hình thức sở hữu của NHTM là biến giả, 
được gán giá trị 1 cho NHTM có vốn sở hữu nhà 
nước, giá trị 0 cho NHTM không có vốn sở hữu 
nhà nước. Biến này dùng để so sánh về khả năng 
sinh lời giữa NHTM có vốn sở hữu nhà nước và 
NHTM không có vốn sở hữu nhà nước. 
Lạm phát được đo lường bằng chỉ số tăng giá 
tiêu dùng hàng năm tại Việt Nam. 
Tăng trưởng GDP được đo lường bằng tốc 
độ tăng tổng sản phẩm quốc nội hàng năm. Tốc 
độ tăng trưởng GDP là thước đo chính xác thực 
trạng hoạt động của nền kinh tế. Hiệu quả hoạt 
động của một NHTM là nhạy cảm với tốc độ tăng 
trưởng GDP thực tế. Tốc độ tăng trưởng GDP và 
hiệu quả hoạt động của các NHTM có mối quan 
hệ trực tiếp và có thể thay đổi tùy thuộc vào điều 
kiện thị trường khác nhau. 
Giao dịch thị trường chứng khoán được đo 
lường bằng tỷ số giữa giá trị giao dịch bình quân 
trên thị trường chứng khoán Việt Nam so với giá trị 
tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam hàng năm. 
Thời gian được gán giá trị 1 cho năm 2016, 2 
cho năm 2017, 3 cho năm 2018 và 4 cho năm 
2019. Biến này dùng để điều tra xu hướng của 
ROA qua khoảng thời gian 2016 - 2019. 
Chuyên mục: Tài chính Ngân hàng - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 14 (2020) 
7 ... 0 
12 TPBank TPB 19/04/2018 8.565,89 6,09 93,91 
13 Techcombank TCB 04/06/2018 35.001,40 100 
Nguồn: Vietstock.vn 
3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 
3.1. Mô tả thống kê dữ liệu các biến 
Nghiên cứu sử dụng số liệu thu thập từ các 
báo cáo tài chính của 13 NHTM niêm yết trên 
TTCK Việt Nam từ năm 2016 đến 2019 được thu 
thập từ báo cáo tài chính, với tổng số là 52 quan 
sát để xác định các nhân tố tác động đến khả năng 
sinh lời của các NHTM Việt Nam niêm yết trên 
TTCK giai đoạn 2016 - 2019. 
Bảng 2: Mô tả thống kê dữ liệu các biến 
Biến 
Giá trị trung bình 
(Mean) 
Độ lệch chuẩn 
(Std. Dev.) 
Biến phụ thuộc 
ROA 1,0629 0,7755 
Biến giải thích 
Quy mô 12,6787 0,8368 
Chi phí hoạt động 0,0161 0,0076 
Cho vay 0,6262 0,0912 
Vốn ngân hàng 0,0919 0,1312 
Hình thức sở hữu của NHTM 0,3846 0,4913 
Lạm phát 3,6322 0,6914 
Tăng trưởng GDP 6,7800 0,3473 
Giao dịch thị trường chứng khoán 2,04E-06 2,17E-06 
Thời gian 2,500 1,1289 
Nguồn: Tính toán của tác giả 
Bảng 2 thể hiện mô tả thống kê giá trị trung 
bình và độ lệch chuẩn của các biến được sử dụng 
trong nghiên cứu này trong giai đoạn 2016 - 2019. 
Kết quả cho thấy rằng 13 NHTM niên yết trên 
TTCK Việt Nam có khả năng sinh lợi trên tổng tài 
sản được đánh giá là tốt với ROA bình quân là 
1,06%/năm. Điều đó thể hiện rằng cứ 100 đồng 
tổng tài sản bỏ ra, thì bình quân các NHTM niêm 
yết trên sàn chứng khoán thu được bình quân là 
1,06 đồng lợi nhuận sau thuế. Có sự khác biệt 
tương đối lớn về quy mô giữa các NHTM niêm 
yết trên TTCK Việt Nam. Chi phí hoạt động bình 
quân trên một đơn vị tài sản là 1,60%. Dư nợ cho 
vay bình quân chiếm 62,62% tổng tài sản của các 
NHTM niêm yết trên TTCK ở Việt Nam. Tỷ số 
vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản bình quân tại một 
Chuyên mục: Tài chính Ngân hàng - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 14 (2020) 
79 
các NHTM niêm yết trên TTCK ở Việt Nam là 
9,19%. Tỷ lệ lạm phát bình quân của Việt Nam 
trong khoảng thời gian 2016 đến 2019 là 
3,63%/năm và tăng trưởng tổng sản phẩm quốc 
nội hàng năm bình quân là 6,78%. Doanh số giao 
dịch trên thị trường chứng khoán của các NHTM 
niêm yết trên TTCK ở Việt Nam bình quân chiếm 
2,04% tổng sản phẩm quốc nội tại Việt Nam. 
3.2. Đánh giá các yếu tố tác động đến khả năng 
sinh lời của các NHTM niêm yết trên TTCK Việt 
Nam 
Bảng 3 trình bày tương ứng kết quả ước 
lượng mô hình hồi quy (1) để đánh giá tác động 
của các nhân tố thuộc về ngân hàng, ngành và kinh 
tế vĩ mô đến ROA của các NHTM niêm yết trên 
TTCK Việt Nam. Sai số chuẩn thể hiện trong bảng 
3 để đo lường biến động cho các biến sử dụng 
trong nghiên cứu. Nghiên cứu chỉ ra rằng, dữ liệu 
khá chính khác khi thể biện sai số chuẩn có độ 
phân tán nhỏ. Nhìn vào hệ số hồi quy của từng 
biến trong bảng 3, nếu hệ số hồi quy có giá trị 
dương và có p - value ≤ 0,10, ta kết luận biến đó 
có tác động tích cực đến ROA của ngân hàng. Nếu 
hệ số hồi quy có giá trị âm và có p - value ≤ 0,10, 
ta kết luận biết đó có tác động tiêu cực đến ROA 
của ngân hàng. Nếu hệ số hồi quy của biến có p- 
value > 0,10, ta kết luận biến đó không có tác động 
rõ ràng đến ROA. 
Bảng 3: Các nhân tố tác động đến Khả năng sinh lời của NHTM niêm yết trên TTCK 
Biến phụ thuộc: ROA 
Biến giải thích 
Hệ số hồi quy 
(Coefficient) 
Sai số 
chuẩn 
(Std. Error) 
t-Statistic 
Xác suất 
(P- value) 
Quy mô 0.7571*** 0,0903 8,3835 0,0000 
Chi phí hoạt động 68,4025*** 5,8291 11,7347 0,0000 
Cho vay -4,4114*** 0,6807 -6,4808 0,0000 
Vốn ngân hàng -0,4044*** 0,1435 -2,8189 0,0073 
Hình thức sở hữu của NHTM -0,9504*** 0,0663 -4,3273 0,0000 
Lạm phát 0,1739** 0,0819 0,1228 0,0397 
Tăng trưởng GDP 0,2432 0,1679 1,4440 0,1550 
Giao dịch TTCK -48900,88*** 17402,78 -2,8099 0,0075 
Thời gian 0,1644*** 0,0184 8,9531 0,0000 
C -9,0104*** 1,9397 -4,6934 0,0000 
R- Squared 0,8253 
R2 điều chỉnh 0,7878 
F-Statistic 22,0419 
Tổng số quan sát 52 
Ghi chú: ***: p-value < 0,01; **: p-value < 0,05; *: p-value < 0,10 
Nguồn: Tính toán của tác giả 
Để đảm bảo hoạt động, NHTM sử dụng đồng 
thời nhiều nguồn vốn khác nhau như vốn huy 
động, vốn vay, vốn chủ sở hữu ... để đầu tư cho 
các tài sản của ngân hàng. Hệ số biến Quy mô cho 
thấy yếu tố quy mô tác động tích cực đến cả ROA 
của các NHTM niêm yết trên TTCK Việt Nam. 
Với điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu quy 
mô hoạt động của NHTM niêm yết trên TTCNH 
Việt Nam tăng thêm 1% sẽ tác động làm cho khả 
năng sinh lời trên tổng tài sản (ROA) tăng thêm 
0,75%. Nguyên nhân là do NHTM tận dụng được 
cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, nhân lực có 
sẵn, nên việc gia tăng tổng tài sản làm giảm chi 
phí trung bình cho một đơn vị tài sản và sau đó 
làm tăng lợi nhuận của ngân hàng. 
Hệ số biến Chi phí hoạt động cho thấy chi phí 
hoạt động tăng làm tăng khả năng sinh lời của các 
NHTM. Với điều kiện các yếu tố khác không đổi, 
nếu tỷ lệ chi phí hoạt động/tổng tài sản của NHTM 
niêm yết trên TTCNH Việt Nam tăng thêm 1% sẽ 
tác động làm cho khả năng sinh lời trên tổng tài 
sản (ROA) tăng thêm 68,4%. Theo số liệu thống 
kê trên Bảng 2, chi phí hoạt động bình quân trên 
một đơn vị tài sản của các NHTM niêm yết trên 
TTCNH Việt Nam là 1,60%, khá là thấp so với tỷ 
lệ trung bình của ngành. Điều này có thể giải thích 
là các NHTM niêm yết trên TTCK Việt Nam đã 
chi tiêu một cách có hiệu quả, các khoản chi tiêu 
hoạt động này tạo ra sự gia tăng doanh thu vượt 
hơn sự gia tăng chi phí, kết quả là lợi nhuận ngân 
hàng tăng nên ROA được cải thiện. 
Chuyên mục: Tài chính Ngân hàng - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 14 (2020) 
80 
Hệ số biến Cho vay cho thấy một sự gia tăng 
tỷ số cho vay / tổng tài sản có tác động ngược chiều 
tới ROA. Với điều kiện các yếu tố khác không đổi, 
nếu tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản của NHTM 
niêm yết trên TTCNH Việt Nam tăng thêm 1% sẽ 
tác động làm cho khả năng sinh lời trên tổng tài sản 
(ROA) giảm đi 4,4%. Theo số liệu thống kê trên 
Bảng 1, dư nợ cho vay bình quân đã chiếm 62,62% 
tổng tài sản của các NHTM niêm yết trên TTCK ở 
Việt Nam. Nếu các NHTM niêm yết trên TTCK 
Việt Nam tiếp tục mở rộng quy mô hoạt động bằng 
cách gia tăng doanh số cho vay quá nhiều dẫn đến 
chất lượng các khoản tín dụng không tốt, không ổn 
định và sẽ làm cho khả năng sinh lợi nhuận của 
NHTM không cao. 
Hệ số biến Vốn ngân hàng cho thấy một sự gia 
tăng vốn ngân hàng dẫn đến sự suy giảm về ROA. 
Khi các yếu tố khác không đổi, tăng vốn chủ sở hữu 
của ngân hàng lên 1% thì ROA giảm 0,4%. Do Vốn 
chủ sở hữu chủ yếu dùng để xây dựng cơ sở vật 
chất, nhà xưởng, mua máy móc thiết bị, trả lương 
cho người lao động... mà ít được dùng vào đầu tư, 
sản xuất kinh doanh nên vốn chủ sở hữu ít tạo ra 
được lợi nhuận, điều này làm cho khả năng sinh lời 
của NHTM giảm. Hơn nữa, khi NHTM gia tăng 
vốn chủ sở hữu nhưng tốc độ gia tăng lợi nhuận 
không theo kịp tốc độ gia tăng vốn chủ sở hữu, dẫn 
đến lợi nhuận trên một đồng vốn giảm. 
Hệ số biến giả Hình thức sở hữu của NHTM 
cho thấy nhóm NHTM có vốn sở hữu của nhà 
nước có khả năng sinh lời thấp hơn nhóm NHTM 
không có vốn sở hữu nhà nước. Vốn của NHTM 
không có vốn sở hữu nhà nước thường là vốn huy 
động từ bên ngoài nên áp lực trả nợ, giảm chi phí 
và tăng lợi nhuận là rất lớn. Do đó, các NHTM 
không có vốn sở hữu nhà nước luôn phải hoạt 
động kinh doanh một cách có hiệu quả để đem lại 
lợi nhuận tối đa và rủi ro tối thiểu. Nhóm NHTM 
có vốn sở hữu của nhà nước là nhóm có nguồn vốn 
chủ sở hữu cao nên thường ít bị áp lực trong việc 
thanh toán các khoản nợ, là nguyên nhân khiến 
cho nhóm này có khả năng sinh lời thấp hơn. 
Hệ số biến Lạm phát cho thấy lạm phát có tác 
động cùng chiều đến ROA. Lạm phát là một trong 
những yếu tố có tác động tích cực lẫn tiêu cực tới 
tốc độ tăng trưởng kinh tế thông qua nhiều kênh 
khác nhau với mức độ ảnh hưởng tổng thể khác 
nhau. Nguyên nhân làm cho lạm phát có tác động 
cùng chiều với ROA là do trong giai đoạn 2016 – 
2019 lạm phát giảm liên tục giúp tăng trưởng kinh 
tế thông qua khuyến khích các doanh nghiệp đầu 
tư, huy động vốn. Điều này làm tăng trưởng cho 
vay, tăng tỷ lệ tiền gửi cũng như chứng khoán đầu 
tư làm cho lợi nhuận của các ngân hàng tăng lên. 
Hệ số biến Tăng trưởng GDP cho thấy tăng 
trưởng GDP có ảnh hưởng không rõ ràng đến khả 
năng sinh lời của ngân hàng. Trong năm 2016 -
2019 sự tăng trưởng GDP không gây ra tác động 
đáng kể đến lợi nhuận của ngân hàng. Mối quan hệ 
giữa GDP và lợi nhuận của ngân hàng có thể thay 
đổi tùy thuộc vào điều kiện thị trường khác nhau. 
Hệ số biến Giao dịch thị trường chứng khoán 
cho thấy khi số giao dịch của các NHTM niêm yết 
trên TTCK Việt Nam gia tăng có tác động cùng 
chiều với ROA. Điều này có thể giải thích rằng 
khi các NHTM niêm yết trên TTCK Việt Nam gia 
tăng giao dịch, ngân hàng có thể gia tăng cho vay 
các khách hàng đầu tư chứng khoán. Ngoài ra, 
ngân hàng cũng có thể thu được phí từ các dịch vụ 
cung cấp liên quan đến chứng khoán. Tất cả 
những điều này dẫn đến sự gia tăng doanh thu của 
ngân hàng, giúp ngân hàng cải thiện được ROA. 
 Hệ số biến Thời gian cho thấy qua thời gian 
ROA đều có xu hướng tăng từ năm 2016 - 2019. 
Nguyên nhân của xu hướng này do trong giai đoạn 
2016 - 2019 nền kinh tế đang có xu hướng phát 
triển, cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng 
công nghiệp hóa - hiện đại hóa. NHNN đã điều 
hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối 
hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính 
sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, 
ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần hỗ trợ tăng trưởng 
kinh tế; thanh khoản của tổ chức tín dụng được 
đảm bảo và có dư thừa, thị trường tiền tệ, ngoại 
hối ổn định, thông suốt. Do đó, các ngân hàng hoạt 
động kinh doanh có hiệu quả, tạo ra lợi nhuận cao 
cho thấy thời gian là biến có tác động cùng chiều 
đến ROA. 
4. Kết luận và khuyến nghị giải pháp 
Khả năng sinh lời là thước đo quan trọng để 
đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của 
NHTM. Nhà quản lý NHTM luôn tìm mọi cách 
không ngừng gia tăng khả năng sinh lời để mở 
rộng quy mô hoạt động kinh doanh và gia tăng thu 
nhập cho các cổ đông nhờ mức chi trả cổ tức cao. 
Điều này càng làm cho giá trị cổ phiếu của ngân 
hàng trên thị trường càng tăng, thương hiệu và uy 
tín của ngân hàng ngày càng được phổ biến. Gia 
tăng khả năng sinh lời còn là điều kiện để nâng 
cao phúc lợi và khen thưởng cho người lao động, 
làm cho người lao động gắn bó với nơi làm việc, 
giúp ổn định nhân sự và tổ chức. 
Năm 2019, các NHTM niêm yết trên TTCK 
Việt Nam tiếp tục ghi dấu với xã hội bằng việc 
tăng giá trị của tổng tài sản, nguồn vốn huy động, 
dư nợ tín dụng, lợi nhuận sau thuế và hệ số chỉ tiêu 
sinh lợi ROE và ROA. Nghiên cứu này nhằm phát 
hiện ra các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời 
Chuyên mục: Tài chính Ngân hàng - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 14 (2020) 
81 
của các NHTM cổ phần niêm yết trên TTCK Việt 
Nam thông qua sử dụng mô hình hồi quy tuyến 
tính trong giai đoạn 2016-2019. Kết quả nghiên 
cứu chỉ ra rằng quy mô ngân hàng, chi phí hoạt 
động của các NHTM, lạm phát vừa phải và tăng 
trưởng kinh tế của một quốc gia là những yếu tố 
có tác động tích cực đến khả năng sinh lời của các 
NHTM niêm yết trên TTCK Việt Nam. Phát hiện 
này phù hợp với những nghiên cứu trước đó đối 
với NHTM tại các nước đang phát triển (Jafari, 
2014; Sufian and Habibullah, 2010; Osuagwu, 
2014; Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành, 
2015; Nguyễn Phạm Nhã Trúc và Nguyễn Phạm 
Thiên Thanh, 2016). Hơn nữa, nghiên cứu chỉ ra 
rằng ROA thể hiện xu hướng tăng trưởng trong 
khoảng thời gian 2016-2019 và NHTM không có 
vốn sở hữu nhà nước có khả năng sinh lời tốt hơn 
NHTM có vốn sở hữu của nhà nước. Tuy nhiên, 
nghiên cứu cũng cho thấy quy mô cho vay và vốn 
ngân hàng có tác động tiêu cực đến ROA trong 
giai đoạn nghiên cứu. 
Để nâng cao khả năng sinh lời nhằm nâng cao 
năng lực cạnh tranh của các NHTM đang niêm yết 
trên TTCK trong thời gian tới, các NHTM có thể 
thực hiện một số giải pháp như sau: 
Thứ nhất, các NHTM đang niêm yết trên sàn 
chứng khoán nên gia tăng các khoản thu dịch vụ 
phí. Các khoản thu dịch vụ phí có chi phí thấp 
nhất, do đó tạo ra hiệu quả hoạt động lớn nhất. Mặt 
khác, NHTM nên mở rộng dịch vụ ngân hàng, vừa 
tăng thu nhập vừa hỗ trợ tích cực cho hoạt động 
tín dụng và nên tận dụng tối đa lợi thế vốn có của 
NHTM để giảm chi phí. 
Thứ hai, các NHTM đang niêm yết trên sàn 
chứng khoán có thể mở rộng đầu tư tài chính bằng 
cách tạo những tài sản có tính sinh lời nhiều hơn 
nhưng có tính thanh khoản cao. Ngoài ra, các 
NHTM đang niêm yết trên sàn chứng khoán nên tiết 
kiệm các chi phí một cách hợp lý như chi phí vật 
liệu, giấy tờ các công cụ dụng cụ và các chi phí khác. 
Thứ ba cần có biện pháp để ngăn ngừa và hạn 
chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của 
ngân hàng. 
Cuối cùng, ngoài việc tìm các phương pháp 
để tăng thu nhập, giam thiểu chỉ phí và ngăn ngừa 
hạn chế rủi ro, muốn đạt được khả năng sinh lời 
mong muốn, các NHTM cần nâng cao năng lực 
quản trị của đội ngũ nhân lực trong NHTM, đồng 
thời tăng cường khả năng ứng dụng công nghệ 
hiện tại trong các hoạt động của NHTM. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Báo cáo tài chính hợp nhất của năm 2016, 2017, 2018 và 2019 của 13 NHTM niêm yết trên TTCK 
Việt Nam. 
[2]. Jafari, M.K and Alchami, M. (2014). Determinants of Bank Profitability: Evidence from Syria. 
Journal of Applied Finance & Banking, 4(1), 1-2 
[3]. Osuagwu, E.S. (2014). Determinants of Bank Profitability in Nigeria. International Journal of 
Economics and Finance, 6(12), 46 - 64. 
[4]. Sufian, F. (2009). Determinants of Bank Profitability in a Developing Economy: Empirical Evidence 
from the China Banking Sector. Journal of Asia-Pacific Business, 10(4), 281-307. 
[5]. Sufian, F. and Habibullah, M.S. (2009). Determinants of banks’profitability in a developing economy: 
Empirical evidence from Bangladesh. Journal of Business Economics and Management, 10(3), 207-217. 
[6]. Topak, M.S. and Talu, N.H. (2016). Internal Determinants Of Bank Profitability: Evidence From 
Turkish Banking Sector. International Journal of Economic Performance Management, 65 (8), 1057 - 
1074. 
[7]. Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành. (2015). Đa dạng hóa thu nhập và yếu tố tác động đến khả 
năng sinh lời các NHTM Việt Nam. Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, 106+107, 13-24. 
[8]. Nguyễn Phạm Nhã Trúc & Nguyễn Phạm Thiên Thanh. (2016). Các nhân tố tác động đến khả năng 
sinh lời hệ thống NHTM tại Việt Nam. Kinh tế và Phát triển, 228 (6/2016), 52-60. 
[9]. Nguyễn Minh Kiều. (2012). Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại. Nhà xuất bản Lao động Xã hội. 
[10]. Website https://vietstock.vn/ (Tin tức và dữ liệu kinh tế, tài chính, chứng khoán Việt Nam, Lào, 
Campuchia và quốc tế.) 
Thông tin tác giả: 
1. Hoàng Thị Thu 
- - Đơn vị công tác: Trường ĐH Kinh tế & QTKD Thái Nguyên 
- Địa chỉ email: thuhttn@yahoo.com 
Ngày nhận bài: 06/09/2020 
Ngày nhận bản sửa: 25/09/2020 
Ngày duyệt đăng: 30/09/2020 

File đính kèm:

  • pdfphan_tich_cac_yeu_to_tac_dong_den_kha_nang_sinh_loi_cua_cac.pdf