Phân tích các bất ổn tài chính của Việt Nam theo khung phân tích bảng cân đối tài sản

TÓM TẮT

Bài viết sử dụng khung phân tích bảng cân đối tài sản và phân tích nhân tố để phân tích bất ổn tài

chính của Việt Nam trong giai đoạn vừa qua. Kết quả phân tích cho thấy sự sụt giảm giá trị bảng cân

đối tài sản của khu vực ngân hàng, khu vực doanh nghiệp, thâm hụt ngân sách. đã gây ra các bất ổn

tài chính tại Việt Nam. Trên cơ sở kết quả phân tích bài viết đã đưa ra một số hàm ý chính sách để ổn

định tài chính.

pdf 18 trang phuongnguyen 10860
Bạn đang xem tài liệu "Phân tích các bất ổn tài chính của Việt Nam theo khung phân tích bảng cân đối tài sản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phân tích các bất ổn tài chính của Việt Nam theo khung phân tích bảng cân đối tài sản

Phân tích các bất ổn tài chính của Việt Nam theo khung phân tích bảng cân đối tài sản
TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH & CN, TẬP 18, SỐ Q2 - 2015 
Trang 91 
PHÂN TÍCH CÁC BẤT ỔN TÀI CHÍNH CỦA VIỆT NAM THEO KHUNG PHÂN TÍCH BẢNG 
CÂN ĐỐI TÀI SẢN 
EMPLOYING BALANCE SHEET APPROACH AND EXPLORATORY FACTOR ANALYSIS 
 TO EXAMINE THE FINANCIAL INSTABILITY OF VIETNAM 
Trần Hùng Sơn, Nguyễn Tôn Nhân, Hoàng Trung Nghĩa 
Trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG - HCM - Email: sonth@uel.edu.vn 
 (Bài nhận ngày 15 tháng 12 năm 2014, hoàn chỉnh sửa chữa ngày 20 tháng 05 năm 2015) 
TÓM TẮT 
 Bài viết sử dụng khung phân tích bảng cân đối tài sản và phân tích nhân tố để phân tích bất ổn tài 
chính của Việt Nam trong giai đoạn vừa qua. Kết quả phân tích cho thấy sự sụt giảm giá trị bảng cân 
đối tài sản của khu vực ngân hàng, khu vực doanh nghiệp, thâm hụt ngân sách... đã gây ra các bất ổn 
tài chính tại Việt Nam. Trên cơ sở kết quả phân tích bài viết đã đưa ra một số hàm ý chính sách để ổn 
định tài chính. 
Từ khóa: bất ổn tài chính, khung phân tích bảng cân đối tài sản, phân tích nhân tố. 
ABSTRACT 
This paper examines the financial instability of Vietnam using the balance sheet approach and 
exploratory factor analysis. We found that the deterioration in financial and non-financial sector 
balance sheets as well as fiscal deficit resulted in financial instability of Vietnam, thereby offering some 
suggestions to stabilize the Vietnamese financial system. 
Key words: financial instability, balance sheet approach, exploratory factor analysis. 
1. GIỚI THIỆU 
Tại Việt Nam, những bất ổn vĩ mô đã bắt 
đầu xuất hiện từ năm 2007, đặc biệt là từ khi 
Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế 
giới, như: lạm phát cao; tỉ giá biến động khó 
lường; thâm hụt ngân sách cao với tình trạng 
nợ công và nợ nước ngoài đang dần đến 
ngưỡng nguy hiểm, thị trường tài chính tiền tệ 
dễ tổn thương với những biến động mạnh về lãi 
suất; thanh khoản hệ thống ngân hàng căng 
thẳng; tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn trên tổng dư 
nợ của hệ thống ngân hàng tăng mạnh; sự sụt 
giảm của thị trường tài sản, cả thị trường chứng 
khoán và thị trường bất động sản bị suy giảm 
nặng nề; niềm tin của thị trường vào điều hành 
kinh tế vĩ mô suy giảm. 
Tại Việt Nam, nghiên cứu về bất ổn của thị 
trường tài chính được đề cập trong nghiên cứu 
của Đinh Tuấn Minh (2012). Trong nghiên cứu 
của mình, tác giả đã phân tích các nguyên nhân 
của những bất ổn trên thị trường tài chính và tài 
sản trong năm 2011, bao gồm: Chính sách tiền 
tệ thắt chặt; Thanh khoản hệ thống ngân hàng 
căng thẳng; Lãi suất cho vay tăng cao và lớn 
hơn rất nhiều lãi suất huy động; Tỉ lệ nợ xấu và 
nợ quá hạn trên tổng dư nợ của hệ thống ngân 
hàng tăng mạnh... Nghiên cứu của Hạ Thị 
Thiều Dao và Phạm Thị Tuyết Trinh (2013) đã 
tính toán chỉ số bất ổn kinh tế vĩ mô cho thấy 
kinh tế vĩ mô của Việt Nam đã thực sự rơi vào 
trạng thái bất ổn. Bên cạnh những nguyên nhân 
bên ngoài như luồng vốn vào ròng nền kinh tế 
Science & Technology Development, Vol 18, No Q2 - 2015 
Trang 92 
tăng mạnh và khủng hoảng toàn cầu, chính 
sách tiền tệ (CSTT) và chính sách tài khóa 
lỏng lẻo dẫn đến bong bóng bất động sản và 
chứng khoán là những nguyên nhân làm cho 
bất ổn kinh tế vĩ mô bộc lộ. Trong đó, góp phần 
quan trọng trong tình trạng trên là các nguyên 
nhân thuộc về cơ chế điều hành chính sách tiền 
tệ như: (i) tần suất xuất hiện quyết định dày; 
(ii) thiếu nhất quán trong thực hiện mục tiêu 
chính sách; (iii) thiếu chính sách dài hạn; (iv) 
sử dụng nhiều biện pháp hành chính. 
Mục tiêu của nghiên cứu này là sử dụng 
khung phân tích bảng cân đối tài sản (The 
balance sheet approach) để đi sâu phân tích, 
giải thích những bất ổn tài chính của Việt Nam 
trong giai đoạn 2008 - 2013, đây là giai đoạn 
hệ thống tài chính Việt Nam có nhiều biến 
động. Ngoài ra, nghiên cứu này sử dụng 
phương pháp phân tích nhân tố (factor analysis) 
để xác định mối liên hệ giữa các chỉ số lành 
mạnh tài chính, kết hợp các chỉ số thành các 
nhân tố đánh giá sự bất ổn tài chính của Việt 
Nam. Trên cơ sở kết quả của nghiên cứu này, 
những gợi ý về chính sách được phác thảo. 
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ 
LIỆU 
Khung phân tích bảng cân đối tài sản do 
IMF đưa ra vào năm 2002 nhằm phân tích các 
nguyên nhân gây ra khủng hoảng tài chính ở 
các nước đang phát triển (Allen và cộng sự, 
2002). Không giống như cách phân tích truyền 
thống, dựa trên việc phân tích các biến có tính 
chất thời kỳ (flow variables), khung phân tích 
bảng cân đối tài sản dựa trên việc phân tích các 
biến mang tính chất thời điểm (stock variables) 
trên bảng cân đối tài sản các khu vực của một 
quốc gia và bảng cân đối tài sản tổng thể (tài 
sản và nghĩa vụ nợ) của quốc gia đó. Theo cách 
tiếp cận này, khủng hoảng tài chính xảy ra khi 
sụt giảm đột ngột cầu về tài sản tài chính của 
một hay nhiều khu vực (1. Khu vực chính phủ, 
2. Khu vực tài chính, 3. Khu vực phi tài chính, 
4. Khu vực kinh tế đối ngoại). Các chủ nợ nghi 
ngờ khả năng trả nợ của Chính phủ, khả năng 
chi trả các khoản tiền rút ra của hệ thống ngân 
hàng, hay khả năng trả nợ vay ngân hàng và 
các khoản nợ khác của khu vực doanh nghiệp. 
Điều này sẽ dẫn đến việc bán các tài sản định 
giá bằng nội tệ và gia tăng cầu về các loại tài 
sản định giá bằng ngoại tệ, dẫn đến sự tháo 
chạy hàng loạt của dòng vốn, sự sụt giảm giá 
trị đồng nội tệ và dự trữ ngoại hối, đây cũng là 
nguyên nhân gây ra khủng hoảng tài chính ở 
các nền kinh tế mới nổi (Allen và cộng sự, 
2002). 
Ngoài ra, theo Mishkin (1999, 2013), bất ổn 
tài chính xảy ra do năm nguyên nhân chính như 
sau: 1. Sự sụt giảm giá trị bảng cân đối tài sản 
của khu vực tài chính; 2. Sự gia tăng của lãi 
suất; 3. Sự không chắc chắn tăng lên; 4. Sự sụt 
giảm giá trị bảng cân đối tài sản của khu vực 
phi tài chính do sự thay đổi giá của tài sản; 5. 
Sự mất cân đối tài chính của Chính phủ. 
Hahm và Mishkin (2000) đã vận dụng 
khung phân tích này để phân tích khủng hoảng 
tài chính ở Hàn Quốc. Kết quả phân tích cho 
thấy, các nguyên nhân gây ra khủng hoảng tài 
chính của Hàn Quốc là do sự yếu kém trong 
việc giám sát khu vực tài chính trong quá trình 
tự do hóa tài chính, sự tăng trưởng tín dụng 
trong thời gian dài sẽ dẫn đến việc gia tăng các 
khoản nợ xấu và điều này làm suy giảm đáng 
kể giá trị bảng cân đối tài sản của các định chế 
tài chính từ đó gây ra khủng hoảng tài chính. 
Nghiên cứu sử dụng các dữ liệu của của 
World Bank và IMF về tài sản, nghĩa vụ nợ của 
tổng thể nền kinh tế và dữ liệu của khu vực tài 
chính của Việt Nam. Ngoài ra, nghiên cứu còn 
sử dụng các dữ liệu về bảng cân đối tài sản của 
khu vực doanh nghiệp của Thomson Reuters 
(Datastream). 
TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH & CN, TẬP 18, SỐ Q2 - 2015 
Trang 93 
3. PHÂN TÍCH CÁC BẤT ỔN TÀI CHÍNH 
CỦA VIỆT NAM 
3.1. Bảng cân đối tài sản tổng thể nền 
kinh tế 
Một trong những nguyên nhân gây ra bất ổn 
tài chính đó là sự yếu kém trên bảng cân đối tài 
sản của tổng thể nền kinh tế. Bảng 1 thống kê 
về tình hình dư nợ công và dư nợ nước ngoài 
của quốc gia. Tổng nợ nước ngoài của quốc gia 
tăng từ hơn 23,28 tỷ USD lên hơn 59,12 tỷ 
USD. Điều này phản ánh quá trình tự do hóa tài 
khoản vốn của Việt Nam ngày càng sâu rộng 
hơn kể từ khi gia nhập WTO năm 2007. Sự gia 
tăng nợ nước ngoài của Việt Nam chủ yếu là 
vay mượn của khu vực công từ hơn 18,4 tỷ 
USD năm 2007 tăng lên gần 42,92 tỷ USD vào 
năm 2013, nợ nước ngoài của khu vực tư chỉ 
mới xuất hiện từ năm 2010 với mức nợ là hơn 
11,49 tỷ USD và năm 2013. 
Bảng 1. Dư nợ công và dư nợ nước ngoài của quốc gia 
CHỈ TIÊU 
NĂM 
2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 
Tổng nợ nước ngoài của quốc 
gia (tỷ USD) 
23,28 26,49 33,08 44,92 53,08 59,13 65,46 
Tổng nợ công nước ngoài 
(triệu USD) 
18,42 22,01 27,32 32,76 36,76 39,95 42,92 
Tổng nợ nước ngoài của khu 
vực tư không được bảo lãnh 
(tỷ USD) 
- - - 4,68 5,86 8,81 11,49 
Tỷ lệ nợ nước ngoài ngắn 
hạn/Tổng nợ nước ngoài của 
quốc gia (%) 
19,88 16,15 15,68 15,47 18,77 16,72 16,15 
Tỷ lệ nợ nước ngoài ngắn 
hạn/Dự trữ ngoại hối (%) 
19,72 17,91 31,53 55,74 73,59 38,67 40,83 
Tỷ lệ thâm hụt ngân sách/GDP 
(%) 
-0,9 0,6 -4,2 -2,1 -0,5 -4,4 -4,7 
Tổng nợ công/GDP (%) - - 52,6 56,3 54,9 55,4 53 
Nguồn: Số liệu tổng hợp từ WB, ADB, Tô Trung Thành và Nguyễn Trí Dũng (2013) 
Tính đến năm 2013, tổng nợ công của Việt 
Nam chiếm 53% GDP. Tuy nhiên, nếu tính cả 
khoản nợ nước ngoài của khu vực doanh 
nghiệp mà chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước 
(DNNN) không được Chính phủ bảo lãnh, nợ 
trong hệ thống ngân hàng của khu vực DNNN, 
nợ bằng trái phiếu trong nước không được 
Chính phủ bảo lãnh khác của DNNN thì nợ 
công Việt Nam có thể lên tới khoảng 95% 
GDP, vượt xa ngưỡng an toàn (60% GDP), đe 
dọa đến tính bền vững của nợ công Việt Nam 
(Tô Trung Thành và Nguyễn Trí Dũng (2013)). 
Nghiên cứu của Phạm Thế Anh và cộng sự 
(2013) cũng cho thấy khu vực DNNN có khả 
năng đe dọa nợ công là khu vực này luôn nhận 
được ngân sách “mềm” từ Chính phủ và điều 
Science & Technology Development, Vol 18, No Q2 - 2015 
Trang 94 
này sẽ lại làm gia tăng nợ công. Hơn nữa, do 
nguồn thu không bền vững và có xu hướng 
giảm, chi ngân sách tăng cao và cơ cấu không 
hợp lý nên thâm hụt ngân sách ở Việt Nam 
diễn ra liên tục trong khoảng hơn một thập kỉ 
qua và có mức độ ngày càng gia tăng, việc 
thâm hụt ngân sách thường xuyên và kéo dài 
này có thể nguyên nhân gây bất ổn tài chính 
(Mishkin, 1999). 
Các phân tích trên cho thấy, vấn đề mất cân 
đối ngân sách của Chính phủ cùng với việc gia 
tăng nợ công và nợ nước ngoài có thể là một 
trong những nguyên nhân tiềm ẩn gây bất ổn 
tài chính của Việt Nam. Nghiên cứu của Hạ Thị 
Thiều Dao và Phạm Thị Tuyết Trinh (2013) 
cũng cho thấy thâm hụt ngân sách là một biến 
số ảnh hưởng lớn nhất đến bất ổn kinh tế vĩ 
mô. 
3.2. Bảng cân đối tài sản của khu vực tài 
chính 
Theo Mishkin (1999), một trong những 
nguyên nhân quan trọng gây nên bất ổn tài 
chính là sự sụt giảm giá trị bảng cân đối tài sản 
của khu vực tài chính. Trong phần này, chúng 
tôi sẽ trình bày thực trạng bảng cân đối tài sản 
của khu vực ngân hàng như là một trong những 
nguyên nhân gây ra bất ổn tài chính của Việt 
Nam. 
Bảng 2. Một số chỉ tiêu bảng cân đối tài sản của ngân hàng và chất lượng tài sản (%) 
CHỈ TIÊU 
NĂM 
2008 2009 2010 2011 2012 
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/Tài sản 8,97 8,60 8,87 9,30 9,93 
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu so với tài sản điều 
chỉnh theo trọng số rủi ro 
13,88 12,03 11,33 12,90 11,85 
Nợ xấu ròng trên vốn chủ sở hữu 7,92 6,91 7,29 10,17 14,77 
Nợ xấu trên tổng dư nợ 2,15 1,80 2,09 2,79 3,44 
Tỷ lệ cho vay bất động sản/tổng dư nợ - - 10,67 7,78 7,48 
Nguồn: IMF tháng 10/2014 
Theo số liệu Bảng 2 cho thấy tỷ lệ vốn pháp 
định so với tài sản điều chỉnh theo trọng số rủi 
ro có khuynh hướng giảm, cùng với đó là sự 
gia tăng của tỷ lệ nợ xấu ròng trên vốn cũng 
như tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ, điều này cho 
thấy giá trị bảng cân đối tài sản của hệ thống 
ngân hàng bị sụt giảm trong giai đoạn 2008 - 
2012. Theo số liệu của Ngân hàng nhà nước, 
tổng tài sản của các tổ chức tín dụng trong toàn 
hệ thống đã giảm trên 102 nghìn tỷ đồng trong 
tháng đầu năm 2013, mức giảm tương đương 
2,01% so với cuối năm 2012, xuống dưới 5 
triệu tỷ đồng (UBKTQH, 2013b). Trong khi 
đó, tỷ lệ vốn trên tổng tài sản của các ngân 
hàng từ năm 2008 đến 2012 lại có sự gia tăng 
từ 8,97% lên 9,93%. Tuy nhiên, lượng tăng vốn 
của các ngân hàng có thể phần lớn là vốn “ảo” 
do các vấn đề sở hữu chéo giữa các ngân hàng 
(UBKTQH, 2013b). Vì vậy, mặc dù tỷ lệ vốn 
trên tổng tài sản của các ngân hàng là tăng 
nhưng xét theo số tuyệt đối thì lại có sự sụt 
giảm của các tổ chức tín dụng sụt giảm mạnh. 
TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH & CN, TẬP 18, SỐ Q2 - 2015 
Trang 95 
Trong tháng 1/2013, vốn chủ sở hữu của nhóm 
ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) là 
166.794 tỷ đồng (mức vốn tự có nhỏ hơn 
11.455 tỷ đồng so với tổng vốn điều lệ của khối 
NHTMCP), giảm 16.345 tỷ đồng so với cuối 
năm 2012 (UBKTQH, 2013b). Ngoài ra, con số 
nợ xấu công bố của các tổ chức tín dụng và của 
NHNN cũng như các tổ chức quốc tế có sự 
khác biệt rất lớn, báo cáo đánh giá khu vực tài 
chính Việt Nam của WB (2014) cho rằng tỷ lệ 
nợ xấu của Việt Nam khoảng 12% trên tổng dư 
nợ. Như vậy, lượng nợ xấu thực có thể sắp 
vượt toàn bộ vốn của hệ thống ngân hàng. Với 
các số liệu chính thức như vậy rất khó để có thể 
kết luận được mức độ sụt giảm giá trị bảng cân 
đối tài sản của hệ thống ngân hàng hiện tại là 
như thế nào, mặc dù các hệ số về an toàn vốn 
của các ngân hàng báo cáo vẫn đảm bảo vượt 
mức tối thiểu. Khi xem xét các nước trong khu 
vực có thể thấy, tỷ lệ nợ xấu thực tế 12% dư 
nợ của hệ thống ngân hàng Việt Nam là cao 
hơn nhiều so với mức 2,4% của Thái Lan, 2% 
của Malaysia và mức 1,8% của Indonesia 
trong năm 2012 (IMF, 2014). 
Ngoài ra, theo Mishkin (1999) một nguyên 
nhân nữa có thể làm sụt giảm giá trị tài sản của 
các ngân hàng đó là sự sụt giảm giá của các thị 
trường tài sản như giá bất động sản (BĐS). 
Mặc dù, tỷ lệ cho vay BĐS/tổng dư nợ giảm từ 
10,67% vào năm 2010 xuống còn 7,48% vào 
năm 2012 (Bảng 2) và dư nợ BĐS cũng không 
phải là cao nhất, nhưng tính đến 31/12/2012, 
nợ xấu của các khoản cấp tín dụng được bảo 
đảm bằng BĐS và BĐS hình thành trong tương 
lai ước tính chiếm 64% tổng nợ xấu của hệ 
thống ngân hàng (UBKTQH, 2013b). Giá trị tài 
sản bảo đảm cho các khoản nợ xấu được định 
giá lại theo thị trường. Trong bối cảnh thị 
trường BĐS tiếp tục đóng băng, sụt giá và chưa 
có dấu hiệu hồi phục và toàn bộ dư nợ BĐS có 
thể bị xem như là nợ xấu khiến cho tỉ lệ thu hồi 
vốn trong ngắn hạn sẽ vẫn ở mức rất thấp. 
Có một điểm quan trọng khác của bảng cân 
đối tài sản của các ngân hàng gần đây là khối 
lượng trái phiếu Chính phủ mà các ngân hàng 
nắm giữ. Theo Báo cáo ngành ngân hàng Việt 
Nam (2014), tính đến 6/2013 tổng giá trị trái 
phiếu Chính phủ mà 9 ngân hàng lớn nắm giữ 
có giá trị hơn 204 ngàn tỷ đồng và ước tính 
toàn hệ thống ngân hàng đang nắm giữ khoảng 
80% tổng lượng trái phiếu Chính phủ đang lưu 
hành. Việc các ngân hàng tài trợ cho thâm hụt 
ngân sách của Chính phủ là một trong những 
nguyên nhân gây khủng hoảng tài chính khi mà 
giá trị nợ sụt giảm (Mishkin, 2013). Theo quan 
điểm của chúng tôi, với mức gia tăng nợ công 
đáng báo động như hiện nay thì việc các ngân 
hàng nắm giữ nhiều trái phiếu Chính phủ có thể 
là một bất ổn tiềm tàng cho hệ thống tài chính 
Việt Nam. 
Kết quả hoạt động của ngân hàng được 
đánh giá thông qua tỷ suất sinh lời trên tổng tài 
sản (ROA) và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở 
hữu (ROE). Khi xem xét chỉ tiêu ROA và ROE 
của các ngân hàng có thể thấy hai chỉ tiêu này 
sụt giảm trong năm 2013 lần lượt là 0,6% và 
6,5% so với năm 2012. Có một điểm đáng lưu 
ý đó là chênh lệch lãi suất cho vay và huy động 
trong năm 2013 là 3,2% so với 2,97% năm 
2012 trong khi đó ROE và ROA trong năm 
2013 lại sụt giảm mạnh so với năm 2012. Thực 
tế này có thể giải thích có một số khoản chi phí 
ngoài lãi của các ngân hàng  ...  -0,104 0,072 
Thu nhập ròng từ lãi so với tổng thu nhập 0,104 0,088 
Chi phí ngoài lãi trên tổng thu nhập 0,110 0,076 
Tài sản thanh khoản trên tổng tài sản - hệ số tài sản thanh khoản -0,104 -0,106 
Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu doanh nghiệp niêm yết 0,088 0,248 
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sảndoanh nghiệp niêm yết -0,074 0,200 
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu doanh nghiệp niêm yết -0,082 0,172 
Nguồn: Tính toán của tác giả 
Lần lượt thay các giá trị X1 đến X13 của các 
năm 2008 - 2012 vào công thức tính f1, f2 ta có 
được giá trị f1, f2 từ năm 2008 đến 2012 (bảng 
10). Sau đó, tính F cho các năm bằng công 
Science & Technology Development, Vol 18, No Q2 - 2015 
Trang 104 
thức: 𝐹 = 𝑑1𝑓1 + 𝑑2𝑓2. Theo đó, giá trị F càng 
cao thì bất ổn tài chính càng lớn. Với d1 
là trọng số của f1, bằng tỉ lệ đóng góp của nhân 
tố 1: 66,7% ; d2 là trọng số của f2, bằng tỉ lệ 
đóng góp của nhân tố 2: 23,6%. (Bảng 7) 
Kết quả tính toán giá trị F ở bảng 10 cho 
thấy, Việt Nam gia tăng bất ổn tài chính từ năm 
2008 và tăng mạnh trong giai đoạn 2010 - 
2012, chỉ số bất ổn tăng mạnh (gần 32%) từ 
13,8 vào năm 2010 lên 18,2 vào năm 2012, 
chứng tỏ thị trường tài chính Việt Nam xấu đi 
rất nhiều trong vòng 2 năm ngoài việc bị ảnh 
hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính Thế 
giới cùng với đó là những nguyên nhân như đã 
phân tích ở trên. Kết quả này phù hợp nghiên 
cứu của Hạ Thị Thiều Dao và Nguyễn Thị 
Tuyết Trinh (2013) cho thấy trong giai đoạn 
2008 - 2011 bất ổn vĩ mô của Việt Nam cao 
hơn trước. Trong đó, nhân tố quan trọng nhất 
quyết định bất ổn tài chính của Việt Nam là: 
Chất lượng tài sản, tính thanh khoản của khu 
vực tài chính và khả năng sinh lời của khu vực 
tài chính và doanh nghiệp (đại diện là các 
doanh nghiệp niêm yết) chiếm tỉ trọng 66,7%; 
Chỉ số an toàn vốn của khu vực tài chính và 
đòn bẩy tài chính của khu vực doanh nghiệp 
chiếm tỉ trọng 23,6%. 
Bảng 10. Đánh giá sự bất ổn thị trường tài chính Việt Nam 2008 - 2012 
NĂM f1 f2 F XẾP HẠNG 
2008 0,125835 0,251669 12,71658 5 
2009 0,164437 0,328874 13,34425 4 
2010 -0,03253 -0,06505 13,80472 3 
2011 -0,03195 -0,06391 16,51917 2 
2012 0,192026 0,384052 18,62152 1 
Nguồn: Tính toán của tác giả 
3.5. Tại sao giá trị bảng cân đối tài sản bị 
sụt giảm? 
Như chúng tôi đã phân tích ở trên về sự sụt 
giảm giá trị bảng cân đối tài sản của khu vực 
tài chính và khu vực phi tài chính là nguyên 
nhân gây ra bất ổn tài chính tại Việt Nam. Tuy 
nhiên, câu hỏi đặt ra là: Điều gì khiến cho giá 
trị bảng cân đối tài sản các khu vực bị sụt 
giảm? 
Quá trình tự do hóa tài chính ở Việt Nam đã 
dẫn đến quá trình tăng trưởng tín dụng “dễ dãi” 
như trong giai đoạn vừa qua, cung tín dụng dồi 
dào đã khơi thông các hoạt động đầu cơ vào 
chứng khoán và bất động sản, làm gia tăng đòn 
bẩy tài chính của khu vực DN, đây chắc chắn là 
căn nguyên chủ yếu của tình trạng gia tăng nợ 
xấu, làm suy giảm giá trị bảng cân đối tài sản 
của hệ thống ngân hàng và gây ra các bất ổn tài 
chính. Đây cũng là một cảnh báo khi mà các 
nghiên cứu cho thấy sự gia tăng tín dụng quá 
mức chính là một trong các nguyên nhân gây ra 
khủng hoảng tài chính ở Hàn Quốc, các quốc 
gia Đông Á và Mexico (Hahm và Mishkin, 
2000). Tỷ lệ tín dụng/GDP của Việt Nam trước 
khi gia nhập WTO chỉ hơn 69% (năm 2006), 
sau khi gia nhập WTO vào năm 2007, tỷ lệ này 
tăng lên và đạt mức cực đại hơn 124% vào năm 
2010 trước khi giảm xuống còn còn hơn 108% 
vào năm 2013. Khi so sánh với các nền kinh tế 
trong khu vực: liên tục trong nhiều năm, khi 
các nền kinh tế trong khu vực đều giữ nguyên 
TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH & CN, TẬP 18, SỐ Q2 - 2015 
Trang 105 
hay giảm mạnh tỷ lệ dư nợ tín dụng so với 
GDP thì Việt Nam lại tăng nhanh hiếm thấy 
khối lượng và tỷ trọng dư nợ tín dụng. Việc gia 
tăng trưởng tín dụng nóng trong thời gian qua 
là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm 
suy giảm giá trị bảng cân đối tài sản của các 
ngân hàng là do khả năng quản trị của các ngân 
hàng, chất lượng thẩm định các khoản vay chưa 
tốt, sự yếu kém và rủi ro đạo đức đội ngũ nhân 
viên ngân hàng cùng với việc tìm kiếm lợi 
nhuận ngắn hạn quá cao đã dẫn đến việc gia 
tăng nợ xấu. 
Tự do hóa tài chính dẫn đến sự tăng trưởng 
bùng nổ số lượng các ngân hàng tại Việt Nam 
cùng với đó là các nới lỏng sự giám sát và quy 
định chặt chẽ các tổ chức ngân hàng và phi 
ngân hàng, hệ thống kế toán kiểm còn hạn chế 
và sự không minh bạch của các TCTD. Thiếu 
quy định và giám sát, ngân hàng và công ty tài 
chính sẽ cho vay rủi ro trong giai đoạn bùng nổ 
kinh tế và do đó rơi vào khó khăn thanh khoản 
hay thậm chí mất khả năng thanh toán trong 
giai đoạn suy thoái và điều này làm suy giảm 
giá trị bảng cân đối tài sản của các ngân hàng. 
Ngoài ra, hạn chế của hệ thống kế toán kiểm 
toán của Việt Nam so với quốc tế làm cho các 
báo cáo tài chính của các ngân hàng không rõ 
ràng, minh bạch, làm phóng đại khả năng sinh 
lời, giá trị tài sản và khả năng trả nợ, các quy 
định và phân loại nợ xấu và trích lập dự phòng 
chưa phát huy hiệu quả, nợ xấu chưa phản ánh 
đúng thực chất và gây khó khăn cho công tác 
quản lý hoạt động ngân hàng. 
Yếu tố tâm lý ỷ lại trông chờ vào sự giải 
cứu của Chính phủ cũng là một nguyên nhân 
làm sụt giảm giá trị bảng cân đối tài sản của 
khu vực tài chính (ngân hàng). Với chính sách 
điều hành quản lý đảm bảo an toàn hệ thống 
của ngân hàng nhà nước đã tạo ra tâm lý ỷ lại 
cho các ngân hàng nghĩa là một vài ngân hàng 
cứ thoải mái thực hiện hoạt động kinh doanh có 
rủi ro, chấp nhận nhiều rủi ro để kiếm lời, bất 
chấp mình có khả năng quản lý rủi ro đó hay 
không, khi thua lỗ, gặp khó khăn thì được 
NHNN hỗ trợ hoặc cho nhập lại những ngân 
hàng yếu kém chứ không cho phá sản. 
Thâm hụt ngân sách cao và kéo dài tại Việt 
Nam đe dọa sự ổn định tài chính như lạm phát 
cao và bất ổn, lãi suất cao chèn lấn khu vực tư 
nhân, thâm hụt vãng lai kéo dài gây bất ổn tỉ 
giá, tăng trưởng chậm do hiệu quả sử dụng 
nguồn lực thấp, v.v... Trong những năm gần 
đây, chính sách tài khóa nới lỏng kích cầu đầu 
tư khiến tỷ lệ bội chi hàng năm khoảng 5% 
GDP, sức ép tăng cung tiền vào lưu thông 
không nhỏ đã khiến lạm phát tăng cao trở lại 
(giai đoạn 2007 đến nay) và gây bất ổn tài 
chính. 
Sau một thời gian dài tăng trưởng tín dụng 
nóng, chính sách tiền tệ nới lỏng và chính sách 
tài khóa mở rộng đã hình thành bong bóng tài 
sản đặc biệt là giá bất động sản và chứng khoán 
tăng trưởng nóng cùng với đó lạm phát bùng 
lên vào cuối năm 2010 và đầu năm 2011. 
Trước tình hình đó, Chính phủ đã thắt chặt 
chính sách tiền tệ, tác động mạnh nhất của 
chính sách tiền tệ đã làm suy kiệt tín dụng 
(credit crunch) dẫn đến giảm tổng cầu, gia tăng 
tồn kho của doanh nghiệp khiến doanh nghiệp 
gặp khó khăn. Số lượng doanh nghiệp phải 
đóng cửa hoặc phá sản tăng lên. Chính sách 
thắt chặt tiền tệ làm gia tăng lãi suất khiến cho 
khả năng trả nợ của doanh nghiệp và hộ dân 
suy giảm trong điều kiện khó khăn về đầu ra, 
thị trường bất động sản giảm giá và đóng băng 
trong khi phần lớn tài sản thế chấp các khoản 
vay có nguồn gốc bất động sản, điều này làm 
gia tăng sự bất ổn, bởi vậy các TCTD có xu 
hướng thận trọng hơn khi cho vay để hạn chế 
rủi ro trong hoạt động tín dụng và điều này là 
nguyên nhân làm suy giảm giá trị bảng cân đối 
tài sản của khu vực tài chính và phi tài chính 
(doanh nghiệp). Như vậy có thể thấy với chính 
sách tiền tệ tùy tiện, khó dự đoán, làm gia tăng 
Science & Technology Development, Vol 18, No Q2 - 2015 
Trang 106 
sự không chắc chắn đã khiến cho các bất ổn tài 
chính của Việt Nam gia tăng trong các năm gần 
đây. 
4. CÁC GỢI Ý CHÍNH SÁCH 
Kết quả phân tích các bất ổn tài chính của 
Việt Nam dựa trên khung phân tích bảng cân 
đối tài sản đã giúp chúng ta có cái nhìn về các 
nguyên nhân gây bất ổn tài của Việt Nam và cơ 
sở cho một số thảo luận chính sách. 
4.1. Các khía cạnh vi mô 
Thứ nhất, nghiên cứu về bất ổn tài chính 
cho thấy trong quá trình tự do hóa tài chính 
cùng với đó là các nới lỏng sự giám sát và qui 
định chặt chẽ các tổ chức ngân hàng và phi 
ngân hàng, hệ thống kế toán kiểm còn hạn chế 
đã làm sụt giảm giá trị tài sản bảng cân đối tài 
sản của khu vực tài chính. Điều này đòi hỏi 
phải có những thay đổi phương thức quản lý và 
giám sát hệ thống tài chính, ngân hàng trong 
quá trình tự do hóa tài chính. Để ổn định tài 
chính, NHNN xem xét chuyển từ phương thức 
giám sát truyền thống dựa trên chất lượng tài 
sản của ngân hàng tại một thời điểm và mức độ 
đảm bảo vốn theo yêu cầu. Mặc dù phương 
thức giám sát truyền thống tập trung vào việc 
giảm thiểu các hoạt động rủi ro của ngân hàng, 
nhưng phương thức giám sát này là chưa đủ. 
Thứ nhất là khó khăn trong việc đo lường vốn. 
Ngoài ra, trong bối cảnh hiện nay mức độ tinh 
vi ngày càng tăng của hệ thống ngân hàng, với 
sự phát triển cả về số lượng, quy mô và loại 
hình hoạt động (nhất là các công cụ phái sinh), 
các ngân hàng có thể sử dụng các thủ thuật để 
vượt qua các chỉ tiêu giám sát truyền thống này 
và sẵn sàng tham gia vào các hoạt động rủi ro 
hơn trong tương lai. Hơn nữa, kết quả phân tích 
nhân tố cho thấy nhóm hệ số an toàn vốn chỉ 
chiếm tỷ lệ 23,6% trong nhóm các tác nhân gây 
bất ổn tài chính và trong thực tế hệ số an toàn 
vốn của các ngân hàng không phản ánh chính 
xác sức khỏe tài chính của các ngân hàng. Việc 
giám sát hoạt động ngân hàng kết hợp giữa 
phương thức giám sát truyền thống với phương 
thức đánh giá sự lành mạnh của quy trình quản 
trị ngân hàng theo khung khuyến dụng ở nhiều 
nước như CAMELS/ Basel. 
Thứ hai, cần loại bỏ tâm lý ỷ lại của các 
ngân hàng. Sự sụt giảm bảng cân đối tài sản 
của ngân hàng có nguyên nhân là do chính sách 
đảm bảo an toàn cho hệ thống, điều này đã 
khuyến khích hiện tượng ỷ lại nghĩa là một vài 
ngân hàng cứ thoải mái thực hiện hoạt động 
kinh doanh có rủi ro, chấp nhận nhiều rủi ro để 
kiếm lời, bất chấp mình có khả năng quản lý 
rủi ro đó hay không. Vì vậy trong thời gian tới 
NHNN có thể áp dụng biện pháp phá sản một 
số TCTD yếu kém sau khi đã áp dụng các giải 
pháp xử lý khác nhưng không thành công. 
Thứ ba, kết quả phân tích các nhân tố cho 
thấy chất lượng tài sản, tỷ lệ nợ xấu, khả năng 
sinh lời và tính thanh khoản ảnh hưởng đến sự 
bất ổn (hay ổn định) của thị trường tài chính 
(trọng số 66,7%), điều này hàm ý rằng tự bản 
thân các ngân hàng cần nâng cao năng lực tài 
chính, minh bạch tình hình tài chính và tài sản 
có rủi ro của mình để có thể chống đỡ lại 
những cú sốc có thể làm sụt giảm giá trị bảng 
cân đối tài sản của mình. 
Thứ tư, đối với các doanh nghiệp phi tài 
chính, trong giai đoạn hiện nay dưới sức ép nợ 
xấu của hệ thống ngân hàng, các doanh nghiệp 
cần phải thoái nợ để lành mạnh hóa bảng cân 
đối kế toán. Trong tương lai, Việt Nam sẽ 
không còn hiện tượng “dòng tiền dễ dãi” như 
trong quá khứ và doanh nghiệp muốn vay được 
vốn, phải thuyết phục được ngân hàng tính khả 
thi của dự án. Để làm được điều này, các doanh 
nghiệp cần đầu tư cho công tác đào tạo đội ngũ 
chuyên gia có kiến thức về tài chính, kế toán, 
có khả năng làm các dự án vay và phải minh 
bạch về thông tin tài chính của mình. 
TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH & CN, TẬP 18, SỐ Q2 - 2015 
Trang 107 
4.2. Các khía cạnh vĩ mô 
Thứ nhất, chính sách tiền tệ thắt chặt, chưa 
có mục tiêu nhất quán trong thời gian qua là 
một nguyên nhân làm sụt giảm giá trị tài sản 
của doanh nghiệp, khu vực tài chính từ đó gây 
ra bất ổn tài chính ở Việt Nam. Điều này hàm ý 
rằng một chính sách tiền tệ nhất quán với mục 
tiêu cuối cùng và mục tiêu trung gian xác định 
trước sẽ giúp ổn định tài chính. 
Thứ hai, kết quả phân tích cho thấy với tình 
hình thâm hụt ngân sách thường xuyên và kéo 
dài là một nguyên nhân gây bất ổn tài chính ở 
Việt Nam, vì vậy một chính sách tài khóa lành 
mạnh, cân bằng sẽ giúp ổn định tài chính và hỗ 
trợ chính sách tiền tệ tốt hơn. 
Nghiên cứu này được tài trợ bởi ĐHQG - 
HCM trong khuôn khổ đề tài mã số C2014 - 34 
- 01 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Công ty chứng khoán VPBank. Báo cáo ngành ngân hàng Việt Nam (2014). 
[2]. Đinh Tuấn Minh. Bất ổn thị trường tài chính. Chương 3 - Báo cáo kinh tế vĩ mô 2012: Từ bất ổn vĩ 
mô đến con đường tái cơ cấu, Ủy ban kinh tế quốc hội. NXB Tri Thức (2012). 
[3]. Frederic S. Mishkin. Global financial instability: Framework, events, issues. Journal of Economic 
Perspectives - Vol 13, No 4 - Fall 1999 - pp 3 - 20 (1999). 
[4]. Frederic S. Mishkin. The Economics of money, banking and financial markets. European edition. 
Pearson (2013). 
[5]. Hạ Thị Thiều Dao và Phạm Thị Tuyết Trinh. Bất ổn kinh tế vĩ mô Việt Nam nhìn từ chính sách 
tiền tệ. Tạp chí phát triển KH&CN, tập 16, số Q1 - 2013 (2013). 
[6]. HairJ. F. Jr, AndersonR. E, TathamR. L, and BlackW.C. Multivariate Data Analysis. 5th Edition 
(1998). 
[7]. J. H. Halm and F. S. Mishkin. The Korean financial crisis: an asymetric information perspective. 
Emerging Markets Reviews - pp 21 - 52 (2000). 
[8]. Mark Allen, Christoph Rosenberg, Christian Keller, Brad Setser, and Nouriel Roubini. A Balance 
Sheet Approach to Financial Crisis. IMF Working Paper - WP/02/210 (2002). 
[9]. Mundfrom DJ, Shaw DG, Tian LK. Minimum sample size recommendations for conductiong 
factor analysis. International Journal of Testing 5:2:p 159-168 (2005). 
[10]. Nguyễn Thị Cành và Hoàng Công Gia Khánh. Báo cáo thường niên thị trường tài chính Việt Nam 
2013. NXB ĐHQG TPHCM (2014). 
[11]. Nguyễn Xuân Thành. Sức khỏe của doanh nghiệp: Làm gì để vực dậy? Bài tham luận tại Hội thảo 
Quốc gia (2012). 
[12]. Nhật Trung. Tỉ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động - những thông lệ quốc tế. Tạp chí Ngân 
hàng số 17 (2010). 
[13]. Phạm Thế Anh, Đinh Tuấn Minh, Nguyễn Trí Dũng, Tô Trung Thành. Nợ công và tính bền vững 
Ở Việt Nam: Quá khứ, hiện tại và tương lai. Báo cáo nghiên cứu RS - 05. NXB Tri Thức (2013). 
[14]. Tô Trung Thành và Nguyễn Trí Dũng. Thách thức còn ở phía trước. Chương 1 - Báo cáo kinh tế vĩ 
mô 2013: Thách thức còn ở phía trước, Ủy ban kinh tế quốc hội. NXB Tri Thức (2013). 
[15]. Tổng cục thống kê. Sự phát triển của doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 - 2011. Nhà xuất bản 
thống kê (2013). 
[16]. Ủy ban giám sát tài chính quốc gia. Báo cáo tổng quan thị trường tài chính 2013 (2014). 
Science & Technology Development, Vol 18, No Q2 - 2015 
Trang 108 
[17]. Ủy ban kinh tế quốc hội. Báo cáo kinh tế vĩ mô Việt Nam 2013: Thách thức còn ở phía trước. NXB 
Tri thức (2013a). 
[18]. Ủy ban kinh tế quốc hội. Kinh tế Việt Nam năm 2013: Tái cơ cấu nền kinh tế - Một năm nhìn lại. 
Sách tham khảo. NXB Tri thức (2013b). 
[19]. Ủy ban kinh tế quốc hội. Kỷ yếu diễn đàn kinh tế mùa thu 2012 (2012). 
[20]. Vũ Quốc Huy, Nguyễn Thị Thu Hằng, Vũ Phạm Hải Đăng. Tỷ giá hối đoái giai đoạn 2000-2011: 
Mức độ sai lệch và tác động đối với xuất khẩu. Báo cáo nghiên cứu RS - 01 - Ủy ban kinh tế Quốc 
hội. NXB Tri Thức (2013). 
[21]. WB. Báo cáo đánh giá khu vực tài chính Việt Nam tháng 6/2014. 

File đính kèm:

  • pdfphan_tich_cac_bat_on_tai_chinh_cua_viet_nam_theo_khung_phan.pdf