Phân tích ảnh hưởng của phương thức vận hành lưới điện nhỏ đến việc đầu tư các dự án điện mặt trời

TÓM TẮT

Hiệu quả đầu tư các dự án nguồn điện phân tán kết nối vào lưới điện nhỏ bị ảnh hưởng bởi phương

thức vận hành của lưới điện. Do vậy để tìm phương án và giá trị đầu tư tối ưu cho các dự án, bài

báo giới thiệu những đặc điểm cơ bản trong vận hành lưới điện nhỏ với các trường hợp mang tải

khác nhau. Thiết lập mô hình quyết định đầu tư nguồn điện phân tán, sử dụng phương pháp lựa

chọn thực để có được giới hạn chi phí đầu tư dựa trên tính linh hoạt trong vận hành của lưới điện

nhỏ. Phân tích 4 trường hợp trong vận hành và mang tải khác nhau của lưới điện nhỏ để tìm giá trị

hiệu quả chi phí và giá trị hiện tại ròng của các tùy chọn đầu tư, đồng thời tìm được phương án và

giá trị đầu tư tối ưu.

pdf 7 trang phuongnguyen 11740
Bạn đang xem tài liệu "Phân tích ảnh hưởng của phương thức vận hành lưới điện nhỏ đến việc đầu tư các dự án điện mặt trời", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phân tích ảnh hưởng của phương thức vận hành lưới điện nhỏ đến việc đầu tư các dự án điện mặt trời

Phân tích ảnh hưởng của phương thức vận hành lưới điện nhỏ đến việc đầu tư các dự án điện mặt trời
Lê Xuân Sanh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 185(09): 63 - 69 
63 
PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA PHƯƠNG THỨC VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN 
NHỎ ĐẾN VIỆC ĐẦU TƯ CÁC DỰ ÁN ĐIỆN MẶT TRỜI 
Lê Xuân Sanh
*
, Nguyễn Tuấn Anh 
Đại học Điện lực 
TÓM TẮT 
Hiệu quả đầu tư các dự án nguồn điện phân tán kết nối vào lưới điện nhỏ bị ảnh hưởng bởi phương 
thức vận hành của lưới điện. Do vậy để tìm phương án và giá trị đầu tư tối ưu cho các dự án, bài 
báo giới thiệu những đặc điểm cơ bản trong vận hành lưới điện nhỏ với các trường hợp mang tải 
khác nhau. Thiết lập mô hình quyết định đầu tư nguồn điện phân tán, sử dụng phương pháp lựa 
chọn thực để có được giới hạn chi phí đầu tư dựa trên tính linh hoạt trong vận hành của lưới điện 
nhỏ. Phân tích 4 trường hợp trong vận hành và mang tải khác nhau của lưới điện nhỏ để tìm giá trị 
hiệu quả chi phí và giá trị hiện tại ròng của các tùy chọn đầu tư, đồng thời tìm được phương án và 
giá trị đầu tư tối ưu. 
Từ khóa: giá trị đầu tư; lựa chọn đầu tư dự án; lựa chọn thực; lưới điện nhỏ; tính linh hoạt vận hành 
ĐẶT VẤN ĐỀ* 
Để phục vụ nhu cầu ngày càng cao của khách 
hàng, ngành công nghiệp điện trong những 
năm gần đây đã có những bước tiến mạnh mẽ 
trong việc ứng dụng khoa học kĩ thuật tiên 
tiến vào hệ thống điện, như phát triển lưới 
điện thông minh (smart grid), lưới điện nhỏ 
(microgrid),đầu tư và xây dựng nhiều các 
nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng gió, 
mặt trời, năng lượng sinh khối,v.v. kết nối 
vào hệ thống điện. Các nguồn điện truyền 
thống (như nhiệt điện) gây ra nhiều tác động 
xấu cho xã hội, nên nhiều nước trên thế giới 
đã có những chính sách khác nhau để khuyến 
khích đầu tư phát triển các nguồn năng lượng 
sạch như chính sách giá, hỗ trợ đầu tư ban 
đầu. Khi xuất hiện các nguồn điện nhỏ (nguồn 
phân tán) điện gió, điện mặt trời, v.v. kết nối 
vào lưới điện thì hệ thống điện không còn như 
truyền thống. Để phát huy những đặc trưng và 
ưu điểm của lưới có nhiều nguồn phân tán mà 
các nước phát triển hiện đang nghiên cứu và 
thử nghiệm nhiều về lưới điện nhỏ (hình 1) 
[1], [2], để có thể vận hành độc lập, bán độc 
lập an toàn tin cậy và tối ưu. Mặt khác, trong 
một vùng có nhiều khách hàng dùng điện 
(phụ tải) với yêu cầu độ tin cậy cấp điện khác 
nhau, có phụ tải yêu cầu cấp điện liên tục 
(không được gián đoạn cấp điện); loại có thể 
*
 Tel: 0988 651389, Email: sanhlx@epu.edu.vn 
giảm tải (chỉ dùng một phần khi cần thiết, một 
phần có thể cắt hoặc dùng với công suất 
thấp); loại có thể cắt điện (được phép gián 
đoạn cấp điện) khi nguồn không đủ cấp hoặc 
vận hành không kinh tế. Khi thị trường điện 
phát triển (có thể lựa chọn nguồn cấp, chính 
sách giá mua bán theo giờ), kết hợp với các 
phương thức vận hành linh hoạt (có thể cắt, 
giảm tải khi kinh doanh không hiệu quả) được 
áp dụng trong một lưới điện nhỏ, nó sẽ ảnh 
hưởng lớn đến quyết định và giá trị đầu tư của 
các nhà đầu tư vào phát triển các nguồn điện 
phân tán. 
Một số nghiên cứu về đầu tư dự án điện mặt 
trời, như tài liệu [3] khảo sát trong thị trường 
điện với những đặc điểm linh hoạt trong đầu 
tư phát điện, phân tích và đề xuất các khung 
chính sách đầu tư, đồng thời mở rộng giá trị 
hiện tại ròng làm chỉ tiêu đánh giá tính linh 
hoạt trong chiến lược đầu tư; [4] phân tích cải 
tiến công nghệ dẫn đến giảm chi phí đầu tư, 
những thay đổi trong chính sách của chính 
phủ như các ưu đãi tín dụng, thuế, lãi suất và 
các khía cạnh về kinh tế, môi trường ảnh 
hưởng đến phát triển các dự án năng lượng 
mặt trời; [5] phân tích và đánh giá tiềm ẩn rủi 
ro khi đầu tư dự án điện mặt trời, từ đó thiết 
lập mô hình tổng quát và sử dụng lí luận logic 
mờ để đánh giá các dự án đầu tư. Tại Việt 
Nam, thị trường bán lẻ điện đang dần được 
hoạch định, các dự án nguồn điện phân tán 
Lê Xuân Sanh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 185(09): 63 - 69 
64 
đang được phát triển, phân tích tài chính của 
các dự án chủ yếu dựa vào giá bán ‘đàm 
phán’ với công ty mua bán điện cho cả vòng 
đời dự án. Vận hành linh hoạt theo lưới điện 
nhỏ như một số nước phát triển đang thử 
nghiệm thì chúng ta chưa thực hiện. Do vậy, 
trong bài viết này tác giả minh họa hành vi 
đầu tư các dự án điện mặt trời trong điều kiện 
vận hành (phát điện) khác nhau, dự án kết nối 
vào lưới điện nhỏ nhưng sự linh hoạt trong 
vận hành của hệ thống bởi chính sách giá theo 
thời điểm hay hệ thống mang các loại tải khác 
nhau ảnh hưởng đến việc đầu tư các dự án. 
Dựa trên giá trị hiện tại ròng của chi phí, phân 
tích sự chuyển đổi giữa các trạng thái khác 
nhau thông qua việc đánh giá hiệu quả chi phí 
các dự án điện mặt trời. 
Hình 1. Minh họa lưới điện nhỏ 
Mô hình quyết định đầu tư dự án nguồn 
điện mặt trời không thể đảo ngược 
Phân tích không thể đảo ngược của các dự 
án đầu tư 
Giả thiết mỗi lưới điện nhỏ có giá trị dòng 
điện phụ tải định mức trung bình không đổi, 
do công ty điện lực đặt mua điện từ các nguồn 
điện phân tán có nối lưới. Tổng vốn đầu tư cố 
định theo hợp đồng cho dự án điện mặt trời là 
Id, bao gồm toàn bộ chi phí theo đơn vị công 
suất và chi phí lắp đặt. Chi phí ngắn hạn theo 
luật đảo ngược, chi phí dài hạn C tuân theo 
quy luật của chuyển động Brown [6], tức là: 
dC
dt dz
C
  
(1) 
trong đó: C là giá thành, sự thay đổi liên tục 
của nó là một quá trình độc lập; αlà tốc độ 
tăng trưởng trung bình hàng năm của C; σ là 
xác suất biến động hàng năm của C; dz là sự 
gia tăng tiến trình Gaussian. 
Xây dựng mô hình đầu tư không thể đảo 
ngược của Bellman 
Có tính đến chi phí ngắn hạn và dài hạn của 
các dự án điện mặt trời, thiết lập mô hình đầu 
tư không thể đảo ngược Bellman cho lưới 
điện nhỏ có các dự án nguồn điện phân tán. 
Giả thiết W0(C) ở khoảng thời gian trước T 
không thể tạo ra dòng tiền, nhưng có thể tăng 
giá trị sản xuất. Nếu phần giá trị gia tăng 
được trả về, dựa trên nguyên tắc tối ưu hóa và 
nguyên lí nhúng có thể giới thiệu phương 
trình Bellman cho quy hoạch động. Và tại 
thời điểm đầu tư θ tỉ lệ hoàn vốn không có rủi 
ro tương đương với mức tăng giá kì vọng sau 
khi trừ các khoản chi trả cổ tức, phương trình 
Bellman được viết là [7]: 
rθdt = E[dθ] – iCW’0(C)dt (2) 
Trong đó: r là lãi suất thực tế hàng năm không 
có rủi ro; E là lãi suất kì vọng khi đầu tư θ 
không có rủi ro; i là thu nhập trong tương lai 
có liên quan đến nguồn năng lượng mặt trời. 
Tức là tỷ lệ hoàn vốn điều chỉnh rủi ro của 
điện mặt trời rr và sự khác biệt về tốc độ tăng 
trưởng của nó, giữ lại chi phí cơ hội của các 
tùy chọn đầu tư. 
Các giá trị W0(C), W1(C) lần lượt là chi phí 
tiết kiệm cho mỗi kilowatt giờ phát điện chưa 
lắp đặt và lắp đặt nguồn điện mặt trời, đồng 
thời W’0(C) = dθ/dC, W
’
0(C) = d
2θ/dC2, ta có: 
' " 2
0 0 0( ) ( )( ) / 2dW W C dC W C dC 
(3) 
Vì: '
0 0( ) ( )W C CW C ; nên ta có: 
'
0 0 ( )d dW W C dC (4) 
Trong công thức (2), giá trị kì vọng: 
  ' 2 2 "0 0
1
( ) ( )
2
r dt E d CW C dt C W C dt   (5) 
Tổng hợp các phương trình trên ta có mô hình 
đầu tư không thể đảo ngược: 
 ' 2 2 "0 0 0
1
( ) ( ) ( ) 0
2
r i CW C C W C rW C (6) 
Tùy chọn giá trị đầu tư nguồn điện mặt 
trời khi không có các điều kiện linh hoạt 
trong kinh doanh 
Lê Xuân Sanh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 185(09): 63 - 69 
65 
Khảo sát tính không xác định của các lựa 
chọn đầu tư, chính sách của dự án và tính linh 
hoạt trong vận hành. Sử dụng lí thuyết 
lựachọn thực(real option) để xây dựng mô 
hình lựa chọn giá trị (công suất) đầu tư cho 
dự án năng lượng mặt trời trong lưới điện có 
nguồn phân tán. Yếu tố chi phí của phương 
pháp lựa chọn thực bao gồm chi phí đầu tư 
hữu hình như tổng chi phí hợp đồng dự án, 
chi phí cơ hội để thực hiện các lựa chọn đầu 
tư. Cân nhắc các giới hạn của lợi ích đầu tư 
trực tiếp và chi phí liên quan của chúng trong 
một khoảng thời gian bền vững với tính hiệu 
quả đầy đủ. Bài viết này phân tích hiệu quả 
của các dự án đầu tư nguồn điện phân tán 
trong bốn trường hợp sau: Trường hợp 1, tùy 
chọn đầu tư nguồn điện phân tán; Trường hợp 
2: lắp đặt và vận hành các tổ máy phát điện 
phân tán, có phương thức vận hành giảm tải 
nhưng không được cắt phụ tải; Trường hợp 3: 
lắp đặt và vận hành các tổ máy phát điện phân 
tán, nhưng cho phép cắt điện phụ tải (phụ tải 
có loại có thể gián đoạn cung cấp điện); 
Trường hợp 4: Lắp đặt các tổ máy phát điện 
phân tán, lợi dụng có phụ tải có thể gián đoạn 
để khởi động hay dừng tổ máy. 
Giả thiết lưới điện không có các điều kiện vận 
hành linh hoạt, tuy nhiên có một dung lượng 
nhất định nguồn phát điện phân tán. Trong 
trường hợp 1, nếu như giá thành đầu tư điện 
mặt trời và giá bán điện tương đồng, thì các 
nhà đầu tư nguồn điện phân tán thiếu động 
lực đầu tư trực tiếp, nhưng sau một khoảng 
thời gian nhà đầu tư có thể đầu tư bằng cách vận 
dụng các tùy chọn khác nhau. Lưới điện không 
nhận được lượng chi phí tiết kiệm điện, nhưng 
có thể nhận được hiệu quả giá thành cơ hội đầu 
tư. Tính toán giá trị cơ hội đầu tư bằng phương 
pháp chiết khấu dòng tiền: 
(1 )DG r
v
P P rX a C
I
r rQ i Q
 
 (7) 
Trong đó: PDG là giá tiền điện của điện mặt trời; 
P là giá điện của công ty điện lực; X là phí dùng 
tiền điện hàng năm của hộ gia đình (trả cho 
công ty điện lực); a là thuế giá trị gia tăng VAT; 
Q dung lượng định mức của tổ máy. 
Trong trường hợp 2, giá trị tiết kiệm mỗi kWh là: 
(1 )DGP P X a CI
r rQ i
(8) 
Trong trường hợp 1, sử dụng phương pháp 
lựa chọn thực và các điều kiện biên của đầu 
tư dự án để xác định hiệu quả chi phí mỗi 
kWh của các nguồn phân tán khi không giảm 
tải [8]. 
2
0 1( )W C AC
 (9) 
Trong đó: 
2
1 1
2
r d
I
r I
A
C
 
 (10) 
2
2 2 2 2
1 1 2
2 2
r i r i r

  
 (11) 
Trong đó: A1 là hằng số biến nội sinh; β2là 
hằng số xác định. 
Giá trị các lựa chọn đầu tư dự án trong 
điều kiện lưới điện không tồn tại phụ tải có 
thể gián đoạn 
Trong lưới điện nhỏ khi không tồn tại phụ tải 
có thể gián đoạn, nếu chi phí phát điện cao 
hơn giá từ công ty điện lực (P) cung cấp, thì 
tùy chọn giảm tải sẽ được sử dụng để giảm 
tổn thất không cần thiết. Có thể xây dựng 
mức trợ giá giảm tải cao hơn theo luật, hoặc 
có thể mở rộng dung lượng của tổ máy. Cả 
hai phương pháp này có thể làm giảm đáng kể 
chi phí phát điện. Kết hợp xem xét và không 
xem xét các giá trị chi phí đầu tư linh hoạt 
trong vận hành lưới điện nhỏ, giới hạn CI và 
C
L
I lần lượt là [9]: 
(1 )DG r
I
P P rX a
C
r rQ Q

 (12) 
(1 )L DG d
I
P P IX a
C i
r rQ Q
 (13) 
Ta thấy trong trường hợp 2 giá trị hiện tại hiệu 
quả chi phí của các tùy chọn khác nhau là: 
2
1 2
(1 )
( ) DG
P P X a C
W C A C
r rQ i
 (14) 
Trong đó A2 là hằng số. 
Lê Xuân Sanh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 185(09): 63 - 69 
66 
Mô hình hiệu quả về chi phí dự án năng 
lượng mặt trời trong điều kiện lưới điện 
nhỏ tồn tại phụ tải có thể gián đoạn 
Trong lưới điện nhỏ tồn tại tải có thể gián 
đoạn, các nguồn điện mặt trời sẽ thực hiện 
các tùy chọn khởi động và dừng tự động để 
đáp ứng chi phí đầu tư. Phân tích giá trị hiệu 
quả chi phí và giá trị hiện tại ròng của các tùy 
chọn đầu tư khác nhau trong điều kiện có thể 
gián đoạn tải. Căn cứ vào điều này, để tìm ra 
phương án tối ưu và giá trị đầu tư trong các 
điều kiện khác nhau. 
(1) Giá trị hiệu quả chi phí trong trường hợp 
3:Nếu nó tương ứng với giá của công ty điện 
lực cung cấp, chi phí phát điện của dự án là 
đủ cao, lưới điện sẽ thực hiện tùy chọn phụ tải 
gián đoạn. Ngược lại, nếu giá công ty điện lực 
cung cấp điện P, chi phí phát điện của dự án 
được giảm xuống mức đủ thấp, thì lưới điện 
nhỏ sẽ thực hiện tùy chọn mở rộng. Tại thời 
điểm này, tổ máy phát điện có thể thu được 
giá trị hiện tại ròng của việc tiết kiệm chi phí 
từ việc mua điện của công ty điện lực. Do đó, 
giá trị hiệu quả chi phí lưới điện nhỏ trong 
trường hợp 3 là: 
1 2
2 3 2( )
DG D
P P nLC
W C A C A C
r i Q
  
(15) 
2
1 2 2 2
1 1 2
2 2
r i r i r

  
 (16) 
Trong đó: A2, A3 là hệ số biến đổi của hệ 
thống, A2> 0, A3> 0;β1 là hằng số; LD là lượng 
tải có khả năng gián đoạn. 
(2) Tính toán giá trị hiệu quả chi phí trong 
trường hợp 4: So với giá cung cấp điện P, khi 
chi phí phát điện của dự án giảm xuống mức 
tương đối thấp, để tiết kiệm chi phí của khách 
hàng, người sử dụng lưới điện nhỏ sẽ xem xét 
việc ngắt tải có khả năng gián đoạn và thực hiện 
tùy chọn khởi động lại tổ máy, giá trị hiện tại 
hiệu quả chi phí phát điện của dự án là: 
2
3 4( )W C A C
 (17) 
Trong đó: A4 là hằng số biến đổi trong hệ 
thống, β2 là hằng số. 
Công thức (17) phản ánh giá trị của tùy chọn 
khởi động lại tổ máy. 
Dòng tiền mặt lựa chọn đầu tư lưới điện 
nhỏ theo các điều kiện khác nhau 
Trong các điều kiện chi phí vận hành và phát 
điện khác nhau, các nhà đầu tư lưới điện nhỏ 
cần phải lựa chọn trong một loạt các lựa chọn 
đầu tư, tức là giá trị hiện tại ròng của đầu tư 
trở thành một chỉ số then chốt để đo lường 
hiệu quả của các lựa chọn đầu tư. Giả sử rằng 
trong hệ thống nguồn phân tán, dự án điện 
mặt trời hòa lưới có thể đạt được hoạt động 
không giới hạn. Trong điều kiện lợi ích chi 
phí là Wi(C), và chi phí vốn là i, giá trị hiện 
tại ròng của tùy chọn m là: 
( ) ( )( / , , )PV i m mN i W C P A i n K (18) 
 ( / , , ) 1 1 / 1
n n
P A i n i i i 
 (19) 
Xét trong trường hợp 4, giá trị hiện tại ròng 
của tất cả các loại tùy chọn được thể hiện bên 
dưới: 
(1) Khi tính linh hoạt hoạt động của lưới điện 
nhỏ không được xem xét: 
0(C ) ( )( / , , ) /PV I I vN W C P A i n I Q (20) 
(2) Khi tính linh hoạt trong hoạt động của 
lưới điện nhỏ có xem xét: 
1(C ) ( )( / , , ) /
L L
PV I I dN W C P A i n I Q (21) 
(3) Khi chi phí phát điện cao: 
1(C ) ( )( / , , ) /PV LS LS LSN W C P A i n bI Q 
(22) 
2(C ) ( )( / , , ) /PV S S SN W C P A i n I Q (23) 
3(C ) ( )( / , , ) /PV IL IL ILN W C P A i n I Q (24) 
(4) Khi chi phí phát điện thấp: 
1(C ) ( )( / , , ) /PV CAP CAP CAPN W C P A i n I Q (25) 
2(C ) ( )( / , , ) /PV CAP CAP CAPN W C P A i n I Q (26) 
3(C ) ( )( / , , ) /PV R R RN W C P A i n I Q (27) 
Ta có: ' '( ) W ( )i i j jW C C (28) 
Trong đó: , , , , , ,LI I LS S IL CAP RC C C C C C C là 
giới hạn chi phí cho từng loại tùy chọn. 
Công thức (28) cho thấy doanh thu biên đầu 
tư bị trì hoãn sinh ra trong quá trình chờ đợi 
Lê Xuân Sanh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 185(09): 63 - 69 
67 
thông tin như giá điện của dự án điện mặt 
trời, v.v. bằng chi phí cận biên đầu tư bị trì 
hoãn do giá trị hiện tại ròng thấp trong thời 
gian thực hiện. Bởi vì các công thức trên có 
đặc điểm phi tuyến tính cao, cho nên cần ứng 
dụng hàm Solver trong phần mềm Excel để 
giải quyết yêu cầu giá trị hiện tại ròng [10]. 
Ví dụ minh họa 
Giả sử trong điều kiện không có tính linh hoạt 
trong vận hành, Một lưới điện nhỏ của một 
khu vực nào đó có lựa chọn đầu tư một tổ 
máy phân tán điện mặt trời với công suất định 
mức là 500kW. Tuổi thọ thực tế của tổ máy 
phát điện này là 30 năm và chi phí sử dụng 
hàng tháng của hộ dùng điện là 900 ngàn 
đồng. Kết hợp với các tham số trong bảng 
1[3,6], vận dụng các công thức ta có được các 
tham số cho giải pháp, kết quả xem bảng 2, 
trong đó β1 = 5,045 và β2 = -4,045. 
Bảng 1. Số liệu của các tham số 
Tham 
số 
Đơn vị Giá trị Tham 
số 
Đơn 
vị 
Giá trị 
PDG 10
3đ/kWh 1,95  0,07 
P 10
3đ/kWh 1,05 rr 0,06 
 0,05 X 10
3đ 10800 
 0,06 Q kW 4380000 
r 0,05 a 0,2 
 103đ 15000000 n 10 
LD kW 550000 b 0,7 
Bảng 2. Dữ liệu tham số tùy chọn chi phí và tùy 
chọn đầu tư 
Tùy 
chọn chi 
phí 
Đơn vị 
Giá 
trị 
Tùy 
chọn 
đầu tư 
Đơn 
vị 
Giá trị 
(x 10
3
) 
CI 10
3đ/ kWh 1,065 Iv 10
3đ 1650 
C
L
I 10
3đ/ kWh 0,801 Id 10
3đ 9000 
CCAP 10
3đ/ kWh 1,269 ICAP 10
3đ 3150 
CIL 10
3đ/ kWh 1,101 IIL 10
3đ 1110 
CR 10
3đ/ kWh 0,945 IR 10
3đ 1380 
CS 10
3đ/ kWh 0,714 IS 10
3đ 1710 
CLS 10
3đ/ kWh 1,374 ILS 10
3đ 96000 
Bằng cách thay thế giá trị của các tham số, ta 
có thể thu được giá trị lợi ích chi phí và giá trị 
hiện tại ròng của các tùy chọn đầu tư trong 
các điều kiện khác nhau, kết quả bảng 3. 
Bảng 3. Kết quả tính toán hiệu quả chi phí đầu tư 
và giá trị hiện tại ròng của dự án trong các điều 
kiện khác nhau (103đồng/ kWh) 
Trườn
g hợp 
Chi phí 
tùy chọn 
Hiệu quả chi 
phí đầu tư 
Giá trị hiện 
tại ròng 
1 CI 44,04 761,07 
2 CLS 362,85 3143,28 
3 CS 1709,49 3823,98 
4 CIL 2439,36 4218,09 
1 C
L
I 859,09 5694,60 
2 CCAP 631,44 3727,05 
3 CCAP 2833,53 7216,80 
4 CR 4538,73 6866,07 
Bảng 3 cho thấy giá trị của W0(C), W1(C), 
W2(C), W3(C) trong các tùy chọn khác nhau. 
Từ bảng có thể thấy, khi chi phí tùy chọn phát 
điện C thấp, trong tùy chọn W1(C) và W3(C) 
quyền mở rộng thời gian và các quyền khởi 
động lại tổ máy tương tự nhau. Ngược lại, khi 
chi phí phát điện C tương đối cao, quyền lựa 
chọn giảm phụ tải trongW1(C) và W2(C) 
tương tự như các tùy chọn gián đoạn phụ tải. 
Trong các quyết định khác nhau sẽ sinh ra các 
phương án tối ưu và giá trị tùy chọn tối ưu là 
khác nhau. Dựa trên điều này, có thể khai 
thác các loại tùy chọn đầu tư nội bộ nguồn 
điện dạng phân tán. 
(1) Từ kết quả phân tích lợi ích chi phí của 
tùy chọn đầu tư, giữa việc xem xét và không 
xem xét tính linh hoạt của hoạt động, nhà đầu 
tư sẽ lựa chọn tính linh hoạt của hoạt động, 
khi chi phí phát điện cao, họ sẽ chọn trường 
hợp 4 với quyền lựa chọn gián đoạn phụ tải 
và khi chi phí phát điện rất thấp, sẽ chọn khởi 
động lại tổ máy. 
(2) Từ quan điểm về giá trị hiện tại ròng của 
lợi ích chi phí đầu tư tùy chọn, trong điều 
kiện lợi ích chi phí và chi phí vốn hiện có, 
quyết định tối ưu của nhà đầu tư là: giữa việc 
xem xét và không xem xét tính linh hoạt của 
hoạt động, sẽ lựa chọn quyền đầu tư trường hợp 
1. Khi chi phí phát điện tương đối cao, sẽ chọn 
trường hợp 4 với tùy chọn gián đoạn phụ tải. 
Ngược lại, nếu chi phí phát điện thấp, sẽ lựa 
chọn tùy chọn mở rộng của trường hợp 3. 
Lê Xuân Sanh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 185(09): 63 - 69 
68 
Do bất kỳ chi phí đầu tư nào cũng thấp hơn 
giá trị giới hạn đầu tư, cho nên khi C ≥ CI, thì 
W0(C) mới có ý nghĩa. Do giá trị tùy chọn 
đầu tư tại điểm CI chính xác bằng với giá trị 
hiện tại tiết kiệm chi phí, dẫn đến kích hoạt 
hành vi đầu tư. 
CI > C
L
I cho thấy rằng sau khi xem xét tính 
linh hoạt của hoạt động lưới điện nhỏ, nó đẩy 
nhanh đầu tư dự án. Trong tình hình chi phí 
phát điện tăng liên tục, lưới điện nhỏ có thể 
mua điện từ công ty điện lực hoặc áp dụng 
các biện pháp yêu cầu như khuyến khích giảm 
phụ tải. Do đó, tính linh hoạt của hoạt động 
làm giảm mức độ khó của đầu tư lưới điện 
nhỏ thông qua tăng giá trị hiện tại ròng của tổ 
máy phát điện phân tán đã được cài đặt. 
KẾT LUẬN 
Bài báo ứng dụng lí thuyết lựa chọn thực 
trong việc ra quyết định đầu tư dự án điện mặt 
trời dạng phân tán, xem xét nhân tố không 
chắc chắn trong đầu tư, chi phí và tính linh 
hoạt trong hoạt động như một giá trị. Phân 
tích giá trị lợi ích của các dự án đầu tư phát 
điện dạng phân tán trong các điều kiện hoạt 
động khác nhau. Và thông qua mô hình giá trị 
hiện tại ròng để tiến hành tối ưu hóa quyết 
sách và đánh giá các tùy chọn từ đó thu được 
giá trị thực tế đầu tư dự án nguồn điện mặt 
trời. Việc phát triển và vận hành lưới điện 
nhỏ, nhất là khi có các chính sách của thị 
trường điện sẽ có nhiều yếu tố không xác định 
ảnh hưởng đến việc đầu tư nguồn điện phân 
tán mà cần phải nghiên cứu sâu hơn và toàn 
diện. Như ảnh hưởng của sự biến động giá, 
giá thành đầu tư của các vùng khác nhau hay 
ảnh hưởng của chi phí vận hành, cần tiến 
hành phân tích để đạt được các quyết sách và 
giá trị đầu tư hiệu quả. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. F Katiraei, MR Iravani, P Lehn (2005). 
Microgrid autonomous operation during and 
subsequent to islanding process. Power 
Engineering Society General Meeting, 20(1), 248 
– 257. 
2. Takeshi Nagata, Kosuke Kato, Masahiro 
Utatani (2014). A Multiagent-Based Microgrid 
Operation Method. Electrical Engineering in Japan 
189(3). 
3. Zeng Ming, Tian Kuo, Yan Fan, Xue Song, 
Dong Jun (2010). Analysis on investment decision 
of power generation project in electricity market 
considering flexible tactics. Power system 
technology, vol 34 No 11,151-155. 
4. Govinda R. Timilsina, Lado Kurdgelashvili, etc 
(2011). A Review of Solar Energy:Mar-
kets,Economics and Policies. Policy Research 
WorkingPaper. 
5. Zhao Wei. The Risk Evaluation Research of 
Grid Connected Photovoltatic Power Generation 
Project Based on Multi-level Fuzzy 
Comprehensive Evaluation Method. Southeast 
University, 2016. 
6. Robert Mc Donald, Siegel D (1986). The Value 
of Waiting to Invest. Journal of Economics, 101, 
707-728. 
7. X Shi, X Zhou (2001). The Appliation of 
Canonical Discriminate Analysis in Credit Risk 
Evaluation of Enterprise. Study of Finance & 
Economics, 48(6), 273-279. 
8. Liu chenggang, Yu chunming, Zhang lingshi 
(2006). Application of dynamic programming 
method in investment theory under uncertainty. 
Journal of shandong university of architecture and 
engineering, 21(2), 145-147. 
9. KT Yeo, F Qiu (2003). The value of 
management flexibility - a real option approach to 
investment evaluation. International Journal of 
Project Management, 21(4), 243-250. 
10. Y Wang, FS Wen, CY Chung, KP Wong 
(2005). Real Option Based Approach for 
Generation Investment Decision-making and 
Generation Capacity Adequacy Analysis. 
Automation of Electric Power Systems, 2(19), 
552-556.
Lê Xuân Sanh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 185(09): 63 - 69 
69 
SUMMARY 
ANALYZING THE INFLUENCE OF THE MICROGRID OPERATION 
METHOD TO SOLAR POWER PROJECT INVESTMENT 
Le Xuan Sanh
*
, Nguyen Tuan Anh
Electric Power University 
In microgrid, investment efficiency of grid-connected distributed generator projects are affected by 
grid operation mode. Consequently, in order to find optimal solution and cost for these projects, 
this article introduces the basic characteristics of microgrid operation with different scenario on 
load. Decisive model for investing in distributed generator is established, using real selection 
method approach to obtain the investment cost, based on the flexibility of microgrid operations. 
The effective cost, net present value of the investment options, optimal choice of design and 
investment value are analyzed in 4 funcional cases with different on load in microgrid. 
Keywords: flexibility operation; investment value; microgrid; project investment decision; real 
options 
Ngày nhận bài: 03/7/2018; Ngày phản biện: 14/8/2018; Ngày duyệt đăng: 31/8/2018 
*
 Tel: 0988 651389, Email: sanhlx@epu.edu.vn 

File đính kèm:

  • pdfphan_tich_anh_huong_cua_phuong_thuc_van_hanh_luoi_dien_nho_d.pdf