Phân tích ảnh hưởng của biên dạng rotor kiểu cung tròn tới quá trình làm việc của bơm thùy

TÓM TẮT

Bài báo tập trung phân tích ảnh hưởng của biên dạng rotor tới khả năng làm

việc của bơm thùy. Dựa trên đặc điểm biên dạng hình học rotor và mô hình toán

học của cung tròn, nhóm tác giả đã xây dựng được mô hình toán và biên dạng

hình học rotor kiểu cung tròn với 6 trường hợp khác nhau ứng với tỉ lệ khoảng

cách (e) khác nhau. Kết quả phân tích cho thấy tỉ lệ khoảng cách ảnh hưởng đáng

kể tới hình dáng rotor và quá trình làm việc của bơm thùy. Cột áp và vận tốc dòng

chảy đầu ra có xu hướng tăng lên khi tăng tỉ lệ khoảng cách. Tỉ lệ khoảng cách

trong khoảng 0,9 tới 0,95 có nhiều ưu điểm hơn so với các trường hợp còn lại về

hiệu quả làm việc. Nghiên cứu cũng chỉ ra rotor kiểu 3 cánh không làm tăng hiệu

suất bơm nhưng cung cấp dòng chảy ổn định hơn rotor kiểu 2 cánh.

pdf 5 trang phuongnguyen 5100
Bạn đang xem tài liệu "Phân tích ảnh hưởng của biên dạng rotor kiểu cung tròn tới quá trình làm việc của bơm thùy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phân tích ảnh hưởng của biên dạng rotor kiểu cung tròn tới quá trình làm việc của bơm thùy

Phân tích ảnh hưởng của biên dạng rotor kiểu cung tròn tới quá trình làm việc của bơm thùy
SCIENCE TECHNOLOGY 
Số 44.2018 ● Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 55
PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA BIÊN DẠNG ROTOR 
KIỂU CUNG TRÒN TỚI QUÁ TRÌNH LÀM VIỆC CỦA BƠM THÙY 
ANALYZING CIRCULAR ROTOR PROFILE’S EFFECTS TO PERFRORMANCE OF LOBE PUMP 
Nguyễn Thanh Tùng1,*, Phạm Đức Thiên1, 
Lê Quang Lâm2 
TÓM TẮT 
Bài báo tập trung phân tích ảnh hưởng của biên dạng rotor tới khả năng làm 
việc của bơm thùy. Dựa trên đặc điểm biên dạng hình học rotor và mô hình toán 
học của cung tròn, nhóm tác giả đã xây dựng được mô hình toán và biên dạng
hình học rotor kiểu cung tròn với 6 trường hợp khác nhau ứng với tỉ lệ khoảng 
cách (e) khác nhau. Kết quả phân tích cho thấy tỉ lệ khoảng cách ảnh hưởng đáng 
kể tới hình dáng rotor và quá trình làm việc của bơm thùy. Cột áp và vận tốc dòng 
chảy đầu ra có xu hướng tăng lên khi tăng tỉ lệ khoảng cách. Tỉ lệ khoảng cách 
trong khoảng 0,9 tới 0,95 có nhiều ưu điểm hơn so với các trường hợp còn lại về 
hiệu quả làm việc. Nghiên cứu cũng chỉ ra rotor kiểu 3 cánh không làm tăng hiệu 
suất bơm nhưng cung cấp dòng chảy ổn định hơn rotor kiểu 2 cánh. 
Từ khóa: Bơm thùy, tỉ lệ thể tích, biên dạng cung tròn. 
ABSTRACT 
The paper is mainly focused on analysis characteristics of lobe pump with 
circular rotor profile. Based on the geometric analysis and mathematical 
circular model, the tooth profile is generated with six different distance ratio 
(e). The results shows that distance ratio affects significantly to the shape of 
tooth profile and pump performance. The output pressure and velociy increase 
when the distance ratio increases. Distance ratio between 0.9 and 0.95 
provides a much advantage than each others. The study also illustrates that 
three lobe rotor does not increase pump performance but it provides a more 
stable flow than two lobe rotor. 
Keywords: Lobe pump, volumetric efficency, circular profile. 
1Trường Đại học Mỏ - Địa chất 
2Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội 
*Email: nguyenthanhtung@humg.edu.vn 
Ngày nhận bài: 01/11/2017 
Ngày nhận bài sửa sau phản biện: 11/12/2017 
Ngày chấp nhận đăng: 26/02/2018 
1. MỞ ĐẦU 
Bơm thùy (Lobe Pump) thuộc dòng bơm thể tích như 
bơm bánh răng, bơm cánh gạt. Cấu tạo cơ bản của bơm 
thùy (hình 1) bao gồm 2 rotor, vỏ bơm, cửa vào và cửa ra. 
Kết cấu bơm đơn giản, bơm làm việc ổn định, hiệu suất và 
tuổi thọ cao. Hai rotor nhận truyền động trực tiếp từ cặp 
bánh ăn khớp ngoài nên chúng quay độc lập ngược chiều 
nhau với tỉ số truyền bằng 1. Điểm đặc biệt của bơm thùy là 
hai rotor không tiếp xúc với nhau và luôn đảm bảo khe hở 
biên dạng nhỏ. Do vậy, nó cho phép làm việc ổn định trong 
điều kiện bề mặt làm việc không được bôi trơn hoặc bôi 
trơn khó khăn. Bơm thùy được sử dụng chủ yếu để vận 
chuyển dòng chất lỏng sệt, chất lỏng độ nhớt cao, chất 
lỏng pha rắn, vận chuyển bùn, vận chuyển khí, trong 
công nghiệp thực phẩm, hóa chất, ngành y dược, khai thác 
dầu khí, 
Hình 1. Sơ đồ nguyên lý của bơm thùy 
Ưu điểm nổi bật của bơm thùy chủ yếu được hình thành 
từ biên dạng của cặp rotor. Trong các nghiên cứu gần đây, 
một số nhóm tác giả chủ yếu tập trung vào thiết kế biên 
dạng rotor và phân tích dòng chảy qua bơm. Tác giả 
Nguyễn Hồng Thái [1] đã đưa ra biên dạng rotor dựa trên 
lưu lượng riêng và đã xây dựng được chương trình để thiết 
kế biên dạng hình học rotor bơm trên cơ sở đường cong 
epicycloid. Litvin [2,3] đưa biên dạng rotor bơm thùy là 
cung tròn kết hợp với đường cong epicycloid. P-Y Wang, 
Z-H Fong, H S Fang [4] đưa ra kết cấu rotor được hình 
thành từ năm đoạn cung cong nhằm tối ưu hóa khe hở 
biên dạng rotor. Các nghiên cứu trên chủ yếu đề cập tới 
phương pháp thiết kế tổng thể biên dạng rotor, chưa đề 
cập rõ tới ảnh hưởng của vị trí cung tròn đỉnh tới sự hình 
thành biên dạng rotor bơm. Việc phân tích kết quả dòng 
chảy qua bơm chủ yếu dựa trên phân tích lý thuyết nên 
quá trình thực hiện phức tạp. 
Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả tập trung vào 
nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí tâm cung tròn đỉnh rotor 
tới sự hình thành biên dạng rotor. Nghiên cứu có sử dụng 
phương pháp động lực học mô phỏng dòng chảy CFD 
 CÔNG NGHỆ 
 Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ● Số 44.2018 56
KHOA HỌC
(Computational Fluid Dynamics) và modul FLUENT trong 
phần mềm ANSYS để phân tích dòng chảy qua bơm thùy, 
từ đó lựa chọn được biên dạng rotor tối ưu hơn. 
2. THIẾT LẬP BIÊN DẠNG HÌNH HỌC ROTOR BƠM THÙY 
Ø
Ø
Yf
Xf
O2
x1
y1
x2
y2
rp
Yf
Xf
O2
O1 Of
a
2rp
OcO1Of
rp
M1
S1
2rp 
Hình 2. Hệ tọa độ xây dựng biên dạng rotor 
Trong quá trình làm việc phần đỉnh của rotor 1 sẽ đối 
tiếp với phần lõm của rotor 2 và ngược lại. Đỉnh rotor 1 là 
cung tròn có bán kính , phần lõm trên biên dạng rotor 2 
đối tiếp với phần đỉnh rotor 1 cũng có bán kính . Chọn hệ 
trục tọa độ O1X1Y1 và O2X2Y2 (hình 2) gắn trên rotor 1 và 
rotor 2; chọn hệ trục tọa độ cố định OfXfYf có tâm Of trùng 
O1; gọi rp là bán kính đường tròn chia; cung tròn đỉnh của 
rotor 1 có tâm Oc; gọi a = O1Oc; gọi e là tỉ lệ khoảng cách 
p
ae
r
 , theo [2]: , , ;0 5 e 1 0 n là số cánh hay số thùy của 
rotor. Các thông số , a, rp thỏa mãn phương trình [2]: 
2 2 2
p pr a 2a.r cos 2n
(1) 
Điểm M1(x1, y1) trên cung tròn S1 ở đỉnh rotor 1 có được 
xác định bởi phương trình: 
1
1
x a ρcosθ
y ρsinθ
 hay 
1
1
x a cos
y sin
11
 
  (2) 
Trong quá trình làm việc phần lõm của rotor 2 đối tiếp 
với phần đỉnh của rotor 1 nên tọa độ điểm M2(x2, y2) trên 
cung lõm S2 được xác định thông qua ma trận chuyển đổi 
M21, ta có: 
M2 = M21.M1 = M2f.Mf1 M1 (3) 
Trong đó: Mf1 là ma trận chuyển đổi từ hệ tọa độ O1X1Y1 
sang hệ tọa độ OfXfYf; 
M2f là ma trận chuyển đổi từ hệ tọa độ OfXfYf sang hệ tọa 
độ O2X2Y2. 
Theo [2]: 
os osp
2f p
c sin 2r c
M sin cos 2r sin
0 0 1
   
    
Và 
os
f1
c sin 0
M sin cos 0
0 0 1
  
   
p
21 2f f1 p
cos2 sin2 2r cos
M M .M = -sin2 cos2 2r sin
0 0 1
   
    
(4) 
Tọa độ điểm M2 trên cung lõm của rotor 2 được xác định 
theo phương trình: 
os( -2 2 os
( -2 2 os
p2 1
2 21 1 p
ρc θ ) acos 2r cx x
y M y ρsin θ ) asin 2r c
1 1 1
  
  
(5) 
Trong đó:  là tham số chuyển động của hệ tọa độ;  là 
tham số hình học của đường cong. Mối quan hệ giữa  và  
thỏa mãn phương trình [3]: 
pf( , ) r sin( ) a.sin =0     
(6) 
Dựa trên phương trình (2), (5) và điều kiện (1), (6) tác giả 
viết chương trình xây dựng biên dạng rotor trên phần mềm 
Matlab. Dữ liệu thu được từ quá trình chạy chương trình 
được chuyển thành dữ liệu điểm để hình thành biên dạng 
rotor trong phần mềm AutoCAD. Kết quả thu được 6 mô 
hình biên dạng rotor biên dạng bơm kiểu 3 cánh (hình 3) 
với 6 trường hợp khác nhau của tỉ lệ khoảng cách. 
a/ e = 0,6 
 b/ e = 0,7 
c/ e = 0,8 
d/ e = 0,9 
e/ e = 0,95 
f/ e = 1,0 
Hình 3. 6 kiểu biên dạng hình học của bơm thùy 
3. THIẾT LẬP MÔ PHỎNG CFD, KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH 
Dựa trên mô hình biên dạng 2D của bơm thùy kết hợp 
với lý thuyết mô phỏng CFD, tác giả tiến hành thiết lập các 
điều kiện để mô phỏng dòng chảy qua bơm. 
3.1. Thiết lập mô phỏng CFD cho bơm thùy 
3.1.1. Cơ sở toán học của phương pháp CFD và mô 
hình lưới 2D 
CFD là phương pháp động lực học dòng chảy dựa trên 
cơ sở năng lượng là định luật bảo toàn khối lượng, bảo 
SCIENCE TECHNOLOGY 
Số 44.2018 ● Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 57
toàn năng lượng và định luật Newton II. Dòng chảy qua 
bơm được xây dựng từ phương trình liên tục và phương 
trình động lượng [5]: 
Phương trình liên tục: p . V 0
t

  

 
 (7) 
Phương trình động lượng: 
 T
V
.V V p .g f
t
 
    
 
 
  
 (8) 
Trong đó: p là áp suất tĩnh; T
 là ứng suất căng; .g 
 là 
trọng lực; V
 
là véc tơ vận tốc; f
 là lực căng bề mặt. 
Rotor bơm thùy có đường sinh thẳng nên kết quả trên 
mô hình 3D và 2D tương tự nhau. Do vậy, tác giả sử dụng 
mô hình rotor 2D để phân tích dòng chảy qua bơm thùy. 
Chia lưới phần tử 2D là lưới tam giác có kích thước cạnh 0,4 
mm (hình 4). 
a/ Rotor 2 cánh b/ Rotor 3 cánh 
c/ Hình dáng phần tử lưới 
Hình 4. Mô hình lưới 
3.1.2. Thiết lập điều kiện mô phỏng 
Sau khi chia lưới cho biên dạng bơm, tác giả sử dụng 
phần mềm FLUENT để mô phỏng dòng chảy qua bơm. 
FLUENT là phần mềm có độ tin cậy cao để thực hiện 
phương pháp mô phỏng CFD khi phân tích dòng chảy 
qua bơm, nó được ứng dụng rộng rãi trong nghiên cứu 
khoa học và thực tế. Thông số hình học cơ bản của bơm 
trong mô phỏng như sau: kích thước cửa vào 25mm ; 
kích thước cửa ra 25mm ; bán kính vòng chia rotor 
rp = 30mm; khoảng cách tâm hai rotor 60mm; khe hở biên 
dạng hai rotor 0,2mm; khe hở đỉnh rotor với thành trong 
của vỏ bơm 0,1mm; kích thước vỏ bơm trong các trường 
hợp đều tương tự nhau. Thông số của dòng vận chuyển: 
chất lỏng Newton không nén được; độ nhớt 
0,001003kg/m-s; khối lượng riêng 998,2 kg/m3; tốc độ 
rotor quay từ 500 ÷ 1500 vòng/phút; bơm chạy ở chế độ 
không tải. Tác giả sử dụng hàm UDF (User Defined 
Function - hàm người dùng tự định nghĩa) để điều khiển 
tốc độ quay của hai rotor và lưới động. Mã CODE được viết 
trên ngôn ngữ lập trình C. Bước thời gian trong mô phỏng 
t = 0,00001s; số bước thời gian thực hiện 10000 bước. 
3.2. Kết quả mô phỏng và phân tích 
Sau khi thiết lập điều kiện biên và tiến hành mô phỏng 
theo phương pháp CFD. Kết quả mô phỏng dòng chảy 
được đánh giá thông qua hai chỉ tiêu chính là áp suất và 
vận tốc dòng chảy. 
3.2.1. Phân tích ảnh hưởng của biên dạng rotor tới áp 
suất và vận tốc dòng chảy 
0.025s 
0.05s 
0,075s 
 CÔNG NGHỆ 
 Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ● Số 44.2018 58
KHOA HỌC
0,1s 
Hình 5. Phân bố áp suất bơm thùy với e = 0,9 ở tốc độ 1000 vòng/phút 
Bơm thùy thuộc dòng bơm thể tích nên biên dạng 
rotor ảnh hưởng nhiều tới khả năng hình thành cột áp 
bơm đặc biệt là khe hở giữa hai rotor và khe hở rotor với 
vỏ bơm. Hình 5 thể hiện ảnh phân bố áp suất trong bơm ở 
thời điểm 0,025s ÷ 0,1s của biên dạng cùng tròn với hệ số 
e = 0,9. Hình ảnh biểu thị sự biến đổi áp suất thông qua 
màu sắc. Tại vùng hai rotor bắt đầu vào đối tiếp có màu 
đỏ đậm chứng tỏ vùng này áp suất lớn, tại cửa ra áp suất 
khá ổn định và trong vùng diện tích khoang chứa có 
những vị trí bị tụt áp (những điểm xanh đậm). Điều này 
phù hợp với lý thuyết tạo áp suất của bơm thể tích. Hình 6 
thể hiện sự biến đổi áp suất cửa ra khi tỉ lệ khoảng cách 
tăng từ 0,6 tới 1,0. 
Hình 6. Sự biến đổi áp suất dòng chảy ở cửa ra 
Trong giai đoạn đầu (0 ÷ 0,04s) thì áp suất biến đổi 
không ổn định ở hầu hết các trường hợp và sau đó nó ổn 
định dần với tần số tương tự nhau. Cột áp lớn nhất đạt 
khoảng 20 kPa và nhỏ nhất khoảng 5 kPa với e = 1,0. Đối 
với e = 0,6 thì giá trị tương ứng là khoảng 2,0 kPa và 1,4 
kPa. Đồ thị cũng cho thấy biên độ dao động tỉ lệ với tỉ lệ 
khoảng cách, biên độ lớn nhất khi e = 1,0 và gấp khoảng 
25 lần so với trường hợp e = 0,6. Khi tỉ lệ khoảng cách 
tăng thì cột áp trung bình tăng tuân theo quan hệ gần 
tuyến tính (hình 7). Cột áp trung bình lớn nhất khoảng 
15000 Pa và nhỏ nhất khoảng 1300 Pa tương ứng với 
e = 1,0 và 0,6. Điều này được giải thích hợp lý khi tỉ số e 
tăng thì hiệu suất thể tích [6] tăng dẫn tới khả năng tạo áp 
suất tăng. Kết quả này có thể suy luận khe hở biên dạng 
được cải thiện theo hướng đều hơn. 
Hình 7. Cột áp trung bình ở cửa ra 
Hình 8 biểu thị sự biến đổi vận tốc ở đầu ra của bơm ở 
tốc độ 1000 vòng/phút. Vận tốc dòng chảy biến đổi với tần 
số tương đương và biên độ tăng khi tỉ lệ khoảng cách tăng. 
Cũng như áp suất thì vận tốc biến đổi chưa ổn định ở giai 
đoạn đầu và sau đó nó ổn định hơn ở giai đoạn tiếp theo. 
Kết quả cũng thể hiện vận tốc biến đổi tương đối ổn định 
với giá trị lớn khi e = 0,9 và e = 0,95, kém ổn định trong các 
trường hợp còn lại. Giá trị vận tốc trung bình và tỉ lệ khoảng 
cách tuân theo quan hệ gần tuyến tính hình 9. Vận tốc 
trung bình đạt giá trị cao nhất khoảng 4,87 m/s 
và thấp nhất 1,42 m/s ứng với e = 1,0 và e = 0,6. Tuy 
không tạo được áp suất và vận tốc lớn nhất nhưng với biên 
độ dao động của vận tốc nhỏ và áp suất ổn định nên dòng 
chảy qua bơm có nhiều ưu điểm khi e = 0,9 ÷ 0,95 so với 
các trường hợp còn lại. 
Hình 8. Sự biến đổi vận tốc dòng chảy ở cửa ra 
Hình 9. Vận tốc trung bình 
SCIENCE TECHNOLOGY 
Số 44.2018 ● Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 59
3.2.2. Phân tích ảnh hưởng của số cánh của rotor (số 
thùy) tới vận tốc và áp suất dòng chảy 
a/ Sự biến đổi cột áp bơm 
b/ Cột áp trung bình 
Hình 10. Sự biến đổi áp suất của bơm thùy 2 và 3 cánh 
a/ Sự biến đổi vận tốc 
b/ vận tốc trung bình 
Hình 11. Sự biến đổi vận tốc của bơm thùy 2 và 3 cánh 
Như đã phân tích ở trên, khi tỉ lệ khoảng cách e = 1,0 thì 
vận tốc và áp suất lớn nhất. Do vậy, tác giả tập trung phân 
tích ảnh hưởng của số cánh rotor bơm tới áp suất và vận 
tốc dòng chảy. Hình 10 thể hiện sự biến đổi tuần hoàn của 
cột áp bơm ở cửa ra với rotor kiểu 2 cánh và 3 cánh ở tốc độ 
1000 vòng/phút. Rotor kiểu 3 cánh có cột áp dao động với 
tần số gấp khoảng 1,6 lần so với rotor kiểu 2 cánh và áp 
suất dao động với biên độ nhỏ nên cột áp ở cửa ra biến đổi 
tương đối ổn định. Tương tự như áp suất, vận tốc dòng 
chất lỏng ở cửa ra của bơm thùy rotor kiểu 3 cánh dao 
động với tần số lớn hơn và biên độ nhỏ hơn bơm thùy rotor 
kiểu 2 cánh (hình 11). Điều này được giải thích khi số cánh 
tăng từ 2 cánh lên 3 cánh thì vùng thể tích bơm được chia 
thành nhiều khoang hơn (từ 2 khoang lên 3 khoang), chu 
kỳ dao động của phần tử chất lỏng giảm dẫn tới tần số 
tăng. Thời gian và lực tương tác của cánh rotor lên các phần 
tử chất lỏng giảm dẫn tới biên độ dao động của phần tử 
giảm. Qua kết quả biến đổi dòng chảy qua bơm, ta thấy cột 
áp và vận tốc của bơm thùy rotor kiểu 3 cánh nhỏ hơn bơm 
thùy rotor kiểu 2 cánh nhưng tần số dao động lớn hơn, 
đồng thời biên độ dao động nhỏ hơn nên dòng chảy qua 
bơm ổn định, quá trình làm việc êm. Đây là ưu điểm nổi bật 
của bơm thùy kiểu 3 cánh. 
4. KẾT LUẬN 
Nghiên cứu sử dụng các công cụ biến đổi toán học kết 
hợp với phương pháp mô phỏng CFD để thiết lập biên 
dạng rotor và phân tích ảnh hưởng của biên dạng rotor 
bơm thùy tới áp suất, vận tốc dòng chảy qua bơm. Quá 
trình mô phỏng và phân tích dựa trên sáu mô hình biên 
dạng rotor kiểu 3 cánh và một mô hình biên dạng rotor 
kiểu 2 cánh. Kết quả của nghiên cứu được thể hiện ở các 
khía cạnh sau: 
- Quá trình mô phỏng cung cấp nhiều thông tin về 
dòng chảy như dải biến đổi áp suất, vận tốc; thông tin về 
giá trị tức thời của áp suất, vận tốc dòng chảy ở các vị trí 
khác nhau trong vùng làm việc nhờ đó việc quan sát dòng 
chảy qua bơm được thực hiện dễ dàng; 
- Ở tốc độ rotor 1000 vòng/phút đặc tính cột áp và vận 
tốc dòng chảy qua bơm tỉ lệ với tỉ lệ khoảng cách và đạt giá 
trị trung bình lớn nhất khi e = 1,0; kết quả nghiên cứu cũng 
cho thấy cột áp và vận tốc dòng chảy ổn định với độ lớn 
cao khi e = 0,9 và e = 0,95; 
- Nghiên cứu cũng chỉ ra rotor kiểu 3 cánh cho cột áp và 
tốc độ dòng chảy thấp hơn rotor kiểu 2 cánh nhưng tần số 
dao động của cột áp, vận tốc lớn hơn và biên độ nhỏ hơn. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Nguyen Hong Thai, Nguyen Thanh Trung, 2015. Estabishing formulas for 
design of Roots pump geometrical parameters with given specific flow rate. Tạp chí 
Khoa học Công nghệ, Đại học Bách khoa Hà Nội, số 53, trang 533-542. 
[2]. F. L. Litvin, 1989. Theory of gearing. Washington DC: NASA Reference 
Publishcation. 
[3]. F.L. Litvin, A. Fuentes, 2004. Gear Geometry and Applied Theory, the 
second edition. Cambridge University Press. 
[4]. P.Y Wang, Z.H Fong, H. S Fang, 2006. Design constraints of five-arc Roots 
vacuum pumps. International Journal of Rotating Machinery Volume 2006, Part C. 
[5]. John F. Wendt, 2009. Computational Fluid Dynamics, the third Edition. 
Springer-Verlag Berlin Heidelberg. 
[6]. Nguyen Thanh Tung, Bui Ngoc Tuyen, 2017. Study on the effect of the 
lobe pump’s rotor profile to the volume ratio. Tạp chí Khoa học Công nghệ, Đại học 
Công nghiệp Hà Nội, số 39. 

File đính kèm:

  • pdfphan_tich_anh_huong_cua_bien_dang_rotor_kieu_cung_tron_toi_q.pdf