Phân rã năng suất và hiệu quả phân bổ của các doanh nghiệp ngành chế tác của Việt Nam theo loại hình sở hữu
Nghiên cứu áp dụng phân rã mở rộng của phân rã động của Olley - Pakes được đề xuất bởi Melitz
và Polanec (2015) cho nhiều nhóm doanh nghiệp để tính toán đồng thời hiệu quả phân bổ trong một nhóm và giữa các nhóm chia theo loại hình sở hữu, ngoài ra còn tính toán sự đóng góp của các doanh
nghiệp sống sót, gia nhập và rút lui đến sự thay đổi năng suất gộp của ngành. Sử dụng số liệu cấp độ doanh
nghiệp của ngành chế tác của Việt Nam trong giai đoạn 2010-2016, kết quả tính toán cho thấy ảnh hưởng
giữa các nhóm loại hình sở hữu là tiêu cực trong tất cả các năm nghiên cứu. Trong giai đoạn nghiên cứu,
hiệu quả phân bổ bên trong nhóm của các doanh nghiệp nhà nước là lớn nhất; các doanh nghiệp gia nhập
có đóng góp âm còn các doanh nghiệp rút lui có đóng góp dương đến năng suất gộp đối với cả ba nhóm sở
hữu trong đó sự đóng góp của các doanh nghiệp FDI gia nhập là nhỏ nhất.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Phân rã năng suất và hiệu quả phân bổ của các doanh nghiệp ngành chế tác của Việt Nam theo loại hình sở hữu
1. Đặt vấn đề Năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) là năng suất trung bình có trọng số ở cấp độ doanh nghiêp. Tăng trưởng TFP luôn là chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm của các nghiên cứu. Các nghiên cứu gần đây đưa ra quan điểm rằng sự phân bổ nguồn năng suất giữa các doanh nghiệp hay giữa các ngành là một lý do chính dẫn đến sự tăng trưởng TFP gộp (Restuccia và Rogerson, 2008, Hsieh và Klenow, 2009, Bartelsman và cộng sự, 2013, Collard-Wexler và De Loecker, 2015). Họ lập luận rằng sự thay đổi trong các nguồn lực sản xuất từ nơi kém hiệu quả đến nơi hiệu quả hơn làm tăng TFP gộp và hiệu quả phân bổ nguồn lực là rất quan trọng để giải thích sự tăng trưởng TFP gộp của các ngành, các quốc gia. Điều này còn được giải thích do sự năng động của các doanh nghiệp có thể tối ưu hóa phân bổ nguồn lực và do đó thúc đẩy năng suất (Hopenhayn, 1992, Ericson và Pakes, 1995). Sự năng động của doanh nghiệp chính là đề cập đến các quá trình tiến hóa của doanh nghiệp trong thị trường bao gồm sự gia nhập, tăng trưởng và rút lui. Các doanh nghiệp với năng suất thấp ít có khả năng sống sót và phát triển hơn các đối thủ hiệu quả của họ. Như một hệ quả, các doanh nghiệp năng suất hơn sẽ được hưởng nhiều thị phần hơn thông qua hoặc thị phần thị trường thay đổi giữa các doanh nghiệp đương nhiệm hoặc thông qua sự gia nhập và rút lui. Các nghiên cứu thực nghiệm trải rộng trên nhiều quốc gia khác nhau, nhiều ngành và các khoảng thời gian đã chỉ ra rằng cơ chế này là một chất xúc tác quan trọng của sự thay đổi năng suất tổng hợp. Vì vậy phát triển một thước đo phù hợp của hiệu quả phân bổ và việc điều tra lý thuyết cũng như thực nghiệm về các nguồn gây ra phân bổ lệch là rất quan trọng để thực hiện các chính sách kinh tế tốt hơn. Và để làm rõ nguồn gốc của tăng trưởng năng suất, một vài phương pháp được khám phá để phân rã năng suất tổng hợp thành các thành phần khác nhau bao gồm ảnh hưởng bên trong doanh nghiệp, ảnh hưởng giữa các doanh nghiệp, ảnh hưởng của các doanh nghiệp gia nhập và ảnh hưởng của các doanh nghiệp rút lui (Baily và cộng sự, 1992, Griliches và Regev, 1995, Foster và cộng sự, 2001, Melitz và Polanec, 2015). 57 ? Sè 130/2019 Ý KIẾN TRAO ĐỔI thương mại khoa học PHÂN RÃ NĂNG SUẤT VÀ HIỆU QUẢ PHÂN BỔ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH CHẾ TÁC CỦA VIỆT NAM THEO LOẠI HÌNH SỞ HỮU Vũ Thị Huyền Trang Trường Đại học Thương mại Email: trang.vth@tmu.edu.vn Ngày nhận: 15/04/2019 Ngày nhận lại: 16/05/2019 Ngày duyệt đăng: 28/05/2019 Nghiên cứu áp dụng phân rã mở rộng của phân rã động của Olley - Pakes được đề xuất bởi Melitz và Polanec (2015) cho nhiều nhóm doanh nghiệp để tính toán đồng thời hiệu quả phân bổ trong một nhóm và giữa các nhóm chia theo loại hình sở hữu, ngoài ra còn tính toán sự đóng góp của các doanh nghiệp sống sót, gia nhập và rút lui đến sự thay đổi năng suất gộp của ngành. Sử dụng số liệu cấp độ doanh nghiệp của ngành chế tác của Việt Nam trong giai đoạn 2010-2016, kết quả tính toán cho thấy ảnh hưởng giữa các nhóm loại hình sở hữu là tiêu cực trong tất cả các năm nghiên cứu. Trong giai đoạn nghiên cứu, hiệu quả phân bổ bên trong nhóm của các doanh nghiệp nhà nước là lớn nhất; các doanh nghiệp gia nhập có đóng góp âm còn các doanh nghiệp rút lui có đóng góp dương đến năng suất gộp đối với cả ba nhóm sở hữu trong đó sự đóng góp của các doanh nghiệp FDI gia nhập là nhỏ nhất. Từ khóa: phân rã năng suất, hiệu quả phân bổ, doanh nghiệp sống sót, doanh nghiệp gia nhập, doanh nghiệp rút lui. ?Tuy nhiên các nghiên cứu này chỉ đánh giá được tất cả các ảnh hưởng đó ở trong một nhóm các doanh nghiệp và chưa đo lường được hiệu quả phân bổ giữa các nhóm. Chính vì vậy, nghiên cứu này đã áp dụng mở rộng của phân rã năng suất động cho nhiều nhóm doanh nghiệp ngành chế tác của Việt Nam trong giai đoạn từ 2010 - 2016, cụ thể các doanh nghiệp ngành chế tác được chia thành ba nhóm theo loại hình sở hữu gồm các doanh nghiệp nhà nước (DNNN), các doanh nghiệp tư nhân (DNTN) và các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI (DNFDI) để thấy rõ ảnh hưởng của các doanh nghiệp đang tồn tại, các doanh nghiệp gia nhập và các doanh nghiệp rút lui trong từng loại hình sở hữu đến năng suất tổng hợp và thấy được ảnh hưởng giữa ba nhóm loại hình sở hữu này. Bài viết được bố cục thành 5 phần. Phần 2 trình bày cơ sở lý luận và tổng quan nghiên cứu, phần 3 trình bày phương pháp nghiên cứu, phần 4 phân tích và thảo luận kết quả nghiên cứu và phần 5 là kết luận và hướng tiếp tục nghiên cứu. 2. Cơ sở lý luận và tổng quan nghiên cứu Khi mà quá trình sản xuất ở các doanh nghiệp trở nên đạt hiệu quả kỹ thuật, vấn đề về hiệu quả phân bổ sẽ phát sinh (Chukwuji và cộng sự, 2006). Cũng có rất nhiều cách xem xét khác nhau về hiệu quả phân bổ. Nhưng với mục đích tập trung vào nghiên cứu sâu hiệu quả phân bổ và các vấn đề liên quan, trong các nghiên cứu gần đây, có hai loại độ đo thực nghiệm của hiệu quả phân bổ được sử dụng: - Sự phân tán của năng suất cấp độ doanh nghiệp (Hsieh và Klenow, 2009) - Hiệp phương sai giữa thị phần và năng suất của một doanh nghiệp (Olley và Pakes, 1996, Collard- Wexler và cộng sự, 2011, Melitz và Polanec, 2015, Hashiguchi, 2015) Theo Bartelsman và cộng sự (2013), phương pháp hiệp phương sai là một phương pháp về lý thuyết và thực nghiệm vững chắc để đo hiệu quả phân bổ và đánh giá ảnh hưởng của phân bổ sai. Độ đo hiệu quả phân bổ ban đầu được đề xuất bởi Olley và Pakes (1996) (về sau viết là OP). Năng suất tổng hợp của ngành được đo là trung bình có trọng số của năng suất cấp độ doanh nghiệp với tỷ trọng đầu ra là trọng số. Nghiên cứu đã phân rã năng suất tổng hợp thành hai thành phần là trung bình không trọng số ở cấp độ doanh nghiệp và hiệp phương sai (cov) giữa thị phần và năng suất. Số hạng cov này là đại diện cho giá trị của hiệu quả phân bổ được giải thích là do cov tăng vì những doanh nghiệp năng suất hơn có thị phần cao hơn và cov giảm vì những doanh nghiệp kém hơn lại có thị phần cao hơn. OP đã sử dụng dữ liệu mảng cấp độ doanh nghiệp cho nền công nghiệp thiết bị viễn thông của Mỹ từ năm 1974 đến năm 1987 để ước lượng năng suất doanh nghiệp cho ngành công nghiệp và sau đó dùng để tính phân rã OP. Họ thấy rằng năng suất trung bình không trọng số μt không thay đổi nhiều từ năm 1975 nhưng số hạng covt tăng từ 0.01 năm 1974 lên 0.32 năm 1987. Họ kết luận rằng có một yếu tố phân bổ lại xuất hiện từ những doanh nghiệp năng suất thấp sang những doanh nghiệp năng suất cao hơn. Rất nhiều các nghiên cứu trải rộng trên các quốc gia và các ngành khác nhau đã áp dụng phân rã OP để tính hiệu quả phân bổ và nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả phân bổ. Bên cạnh đó cũng có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng sự thay đổi trong năng suất tổng hợp không phải chỉ do sự thay đổi thành phần giữa các doanh nghiệp hay sự thay đổi thị phần giữa các doanh nghiệp đang tồn tại mà còn do sự gia nhập của các nhà sản xuất mới và sự rút lui của một số nhà sản xuất khác (Foster và cộng sự, 2001, Bartelsman và cộng sự, 2013). Tuy nhiên phương pháp phân rã của OP thì không đánh giá được sự đóng góp của các doanh nghiệp mới gia nhập thị trường và của các doanh nghiệp rút lui tới sự thay đổi năng suất doanh nghiệp. Chính vì vậy, Melitz và Polanec (2015) đã mở rộng phân rã OP thành phiên bản động, được gọi là phân rã OP động (về sau gọi là DOP). Phương pháp phân rã này dựa trên việc theo dõi các nhà sản xuất cá nhân từ một giai đoạn đến giai đoạn kế tiếp; theo dõi trong thị phần của họ và năng suất của họ. Họ chỉ ra rằng, sự khác biệt trong logarit của TFP gộp ở thời điểm 1 và 2 (ΔΦ=Φ2-Φ1) có thể được phân rã thành ba thành phần như sau: TFP không trọng số của các doanh nghiệp đang hiện hữu; số hạng cov OP của các doanh nghiệp đang hiện hữu và sự đóng góp của các doanh nghiệp gia nhập và rút lui trong giai đoạn nghiên cứu. Melitz và Polanec (2015) đã sử dụng số liệu mảng cấp doanh nghiệp của ngành công nghiệp chế tạo Slovenian từ 1995-2000 để ước lượng tham số của hàm sản xuất cho ngành và sau đó tính phân rã DOP. Họ tìm thấy rằng sự thay đổi trong logarit của TFP gộp (ΔΦ) từ 1995 đến 2000 là 0.4013 và được phân rã vào năng suất trung bình không trọng Sè 130/201958 Ý KIẾN TRAO ĐỔI thương mại khoa học số của các doanh nghiệp đang hiện hữu (Δμs = 0.2758), sự chênh lệch cov (Δcovs = 0.0955) và sự đóng góp của các doanh nghiệp gia nhập và rút lui tương ứng (ent = 0.0021, ext = 0.0279). Ngoài ra họ còn chỉ ra rằng sự cải thiện trong năng suất phân bổ thêm 10 điểm phần trăm sẽ dẫn đến tăng trưởng TFP gộp trong 5 năm. Một nhược điểm của phân phối OP cũng như phân phối DOP là không tính toán được hiệu quả phân bổ giữa các nhóm (ví dụ như các ngành hẹp, các nhóm sở hữu hay các vùng ...) mà chỉ tính toán được hiệu quả phân bổ trong một nhóm. Nghiên cứu của Hashiguchi (2015) đã mở rộng phân rã OP và phân rã DOP thành phiên bản nhiều nhóm đề đồng thời tính toán mức độ của hiệu quả phân bổ trong một nhóm, giữa các nhóm và song song với việc tính toán được phần đóng góp của các doanh nghiệp vào và ra. Các tác giả đã sử dụng dữ liệu doanh nghiệp chế tạo Trung Quốc từ năm 2004 đến 2007 và chia ra thành các nhóm với 2 định nghĩa nhóm như sau: phân theo loại ngành công nghiệp thứ 3 và phân theo 3 nhóm sở hữu. Các kết quả chính của nghiên cứu như sau: Các doanh nghiệp vào và ra không đóng góp đáng kể vào sự gia tăng trong tăng trưởng TFP gộp của ngành chế tạo. Sự phân bổ lệch trong các ngành được tìm thấy là tăng theo thời gian và hiệu quả phân bổ trong một ngành được thấy là tệ hơn trong các ngành mà sử dụng nhiều vốn hơn và có tỷ lệ các doanh nghiệp nhà nước tương đối cao hơn. Ngoài ra hiệu quả phân bổ trong ba yếu tố sở hữu (DNNN, DNTN và DNFDI) có khuynh hướng cải thiện trong các ngành mà trong đó thị phần di chuyển từ khu vực nhà nước năng suất kém hiệu quả sang khu vực tư nhân năng suất hiệu quả hơn. Ở Việt Nam, các nghiên cứu về hiệu quả phân bổ còn rất ít, nhất là với các nghiên cứu tính toán hiệu quả phân bổ theo cách tiếp cận của OP. Như trong nghiên cứu của Nguyễn và Nguyễn (2018) đã áp dụng phương pháp phân rã DOP cho các doanh nghiệp ngành chế tác Việt Nam trong giai đoạn 2000 - 2013 để xem xét sự đóng góp của các công ty gia nhập, rút lui và sống sót đến năng suất gộp. Đồng thời nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, tự do hóa thương mại và kiểm soát tham nhũng làm giảm phân bổ sai nguồn lực và tỷ lệ đóng góp của các doanh nghiệp sống sót tới năng suất gộp và năng suất nhân tố tổng hợp giảm tương ứng 44% và 28% trong cả giai đoạn 2000 - 2013. Trong một nghiên cứu khác của Phùng và Nguyễn (2018) tập trung nghiên cứu đo lường hiệu ứng cạnh tranh từ các doanh nghiệp công nghệ cao và từ các doanh nghiệp thị phần tăng trong quá trình phân bổ lại của các doanh nghiệp ngành chế tác Việt Nam giai đoạn 2012 - 2016, các tác giả đã áp dụng phân rã OP và DOP để thấy sự rút lui của các doanh nghiệp gây thiệt hại nhất tới tăng trưởng năng suất gộp của ngành. 3. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu dựa vào các phân rã năng suất tổng hợp để tính toán hiệu quả phân bổ trong một nhóm và giữa các nhóm của các doanh nghiệp ngành chế tác phân theo loại hình sở hữu (gồm DNNN, DNTN và DNFDI). Đồng thời tính toán được sự đóng góp của các doanh nghiệp gia nhập và doanh nghiệp rút lui trong từng nhóm loại hình sở hữu để có sự so sánh với nhau 3.1. Phương pháp phân rã năng suất OP tĩnh và OP động Phương pháp phân rã OP tĩnh được đề xuất bởi Olley và Pakes (1996), năng suất gộp Φt được định nghĩa là năng suất trung bình có trọng số ở cấp độ doanh nghiệp Trong đó: sit là tỷ trọng đầu ra của doanh nghiệp i tại thời điểm t; sit > 0; ∑sit = 1 φit= log(TFPit) OP đã chỉ ra rằng năng suất gộp có thể được phân rã thành hai thành phần như sau: Với μt là năng suất trung bình không trọng số. covtOP là hiệp phương sai giữa thị phần và năng suất, đại diện cho giá trị của hiệu quả phân bổ giữa các doanh nghiệp hiện có. Khi đó những thay đổi trong năng suất gộp qua thời gian Δϕ đơn giản được cho bởi thay đổi trong trung bình không trọng số Δμ và thay đổi trong hiệp phương sai ΔcovtOP Sau đó Melitz và Polanec (2015) đã mở rộng phân rã OP để tính toán sự đóng góp của các doanh nghiệp gia nhập và rút lui trong một giai đoạn tới năng suất gộp, phân rã này được gọi là phân rã OP 59 ? Sè 130/2019 Ý KIẾN TRAO ĐỔI thương mại khoa học ?động (DOP). Trong đó một doanh nghiệp mới gia nhập được hiểu là một doanh nghiệp có thị phần tăng lên từ 0; còn một doanh nghiệp rút lui được hiểu là một doanh nghiệp có thị phần giảm đến 0. Với ký hiệu S, E và X là tập hợp các doanh nghiệp đang hiện hữu, doanh nghiệp mới gia nhập và doanh nghiệp rút lui, các tác giả đã phân tích được sự khác biệt trong năng suất như sau: Hay ΔΦ=ΔμS + ΔcovS + ent + ext Trong đó: ΔμS = μ2S - μ1S ΔcovS = cov2S - cov1S ent = s2E (Φ2E - Φ2S) ext=s1X (Φ1S - Φ1X) ΔμS: sự chênh lệch của logarit TFP trung bình không trọng số của các doanh nghiệp đang hiện hữu. ΔcovS: sự chênh lệch trong hiệp phương sai tương ứng với sự thay đổi về lượng của hiệu quả phân bổ của các doanh nghiệp đang hiện hữu. Sự đóng góp của các doanh nghiệp vào và ra xuất hiện trong ent và ext và chúng được đánh giá trong sự so sánh với năng suất của các doanh nghiệp hiện hữu như sau: ent ≤ 0 (>) khi Φ2E ≤ Φ2S (>) ext ≤ 0 (>) khi Φ1S ≤ Φ1X (>) Do vậy phương pháp phân rã DOP cho phép chúng ta xác định sự đóng góp của các doanh nghiệp vào và ra. 3.2. Phân rã mở rộng của phân rã năng suất OP tĩnh và OP động Phân rã OP và DOP cho phép chúng ta tính toán mức độ hiệu quả phân bổ trong một nhóm. Hashguchi (2015) đã mở rộng lên phiên bản nhiều nhóm để đồng thời tính toán mức hiệu quả phân bổ trong một nhóm và giữa các nhóm. Giả sử số nhóm là J, năng suất gộp được tính như sau: Trong đó: ωjt là thị phần đầu ra của nhóm j ở thời điểm t. : là trung bình có trọng số của log TFP của nhóm j. Áp dụng phân rã OP, ta viết được: Bài báo định nghĩa số hạng thứ nhất và thứ hai tương ứng là các ảnh hưởng “within-effect” (ảnh hưởng bên trong nhóm) và “between - effect” (ảnh hưởng giữa các nhóm) Sau đó μjt lại có thể được phân rã như sau: μ = μjt+covjt Và thu được mở rộng của phân rã OP như sau: Số hạng đầu trong phương trình trên là năng suất trung bình không trọng số covjt; (cov)t tương ứng là mức độ hiệu quả phân bổ trong nhóm j và giữa các nhóm Lấy sai phân của phương trình trên ta được: Còn đối với phân rã động DOP sẽ được mở rộng như sau: Trong đó: Δcovjs là sự chênh lệch hiệu quả phân bổ của các doanh nghiệp đang hiện hữu trong nhóm j. Δ(cov) là sự thay đổi hiệu quả phân bổ giữa các nhóm. entj; extj tương ứng là sự đóng góp của các doanh nghiệp gia nhập và rút lui. Để áp dụng phương pháp phân rã ... 30/201960 Ý KIẾN TRAO ĐỔI thương mại khoa học ~ ~ ~ ~ cho biết hiệu quả liên nhóm trong từng năm của giai đoạn nghiên cứu để đưa ra những nhận xét về phân bổ sai giữa các loại hình sở hữu. 4. Kết quả nghiên cứu 4.1. Mô tả số liệu Số liệu sử dụng trong nghiên cứu là số liệu hỗn hợp dựa trên điều tra doanh nghiệp hàng năm của Tổng cục Thống kê (GSO) của ngành chế tác từ năm 2010 đến năm 2016 với tổng số 62.438 doanh nghiệp. Nguồn số liệu này có đầy đủ các biến quan trọng như mã ngành công nghiệp (lấy theo tiêu chuẩn VSIC 2 chữ số), loại hình sở hữu, số lao động, lượng vốn, doanh thu, lợi nhuận, khấu hao, chi phí lao động, tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn, Các đầu vào và đầu ra đã được giảm phát. Trong nghiên cứu này, giá trị gia tăng (VA) được sử dụng để ước lượng TFP ở cấp độ doanh nghiệp bằng phương pháp bán tham số dựa theo cách tiếp cận của Levinsohn và Petrin (2003). Dữ liệu về giá trị gia tăng không sẵn có và được đo lường dựa trên cách tiếp cận thu nhập. Các doanh nghiệp được chia theo 3 hình thức sở hữu là DNNN, DNTN và DNFDI với giá trị trung bình của các biến quan trọng như K (vốn), L (số lao động), VA, lnTFP của từng loại hình sở hữu trong cả giai đoạn và trong năm đầu và năm cuối giai đoạn nghiên cứu như sau (Bảng 1): Ta thấy trong giai đoạn nghiên cứu, số lượng DNNN giảm rất đáng kể đặc biệt là năm 2013. Tuy nhiên các doanh nghiệp rút lui là những doanh nghiệp quy mô nhỏ và vốn ít, những doanh nghiệp tồn tại đến năm 2016 là những doanh nghiệp lớn hơn, số lao động trung bình khoảng 187 người với số vốn trung bình cao nhất trong cả 3 loại hình sở hữu là 294.227,6 triệu đồng. Các DNTN có số lượng doanh nghiệp tăng lên nhiều nhất (gấp hơn 2 lần) nhưng chủ yếu là các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ. Các DN FDI có số lượng doanh nghiệp tăng lên khoảng 1,5 lần; đều là các doanh nghiệp quy mô lớn với số lượng lao động rất cao so với hai loại hình sở hữu còn lại và đến năm 2016, các DNFDI có số vốn trung bình xấp xỉ các DNNN. Trong cả giai đoạn và trong từng năm,các DNFDI có đầu ra và TFP về trung bình là cao nhất trong ba loại hình sở hữu. Ngoài ra các doanh nghiệp còn được chia thành 3 loại: doanh nghiệp sống sót, doanh nghiệp gia nhập và doanh nghiệp rút lui, trong đó: - Doanh nghiệp sống sót bao gồm các doanh nghiệp tồn tại từ năm 2010 đến 2016 - Doanh nghiệp gia nhập bao gồm các doanh nghiệp gia nhập sau năm 2010 và tồn tại cho đến 2016. - Doanh nghiệp rút lui bao gồm các doanh nghiệp tồn tại trước năm 2016. Ta có bảng thống kê mô tả của một số biến đối với 3 loại doanh nghiệp này như sau (Bảng 2): Bảng 2 cho thấy trong giai đoạn 2010 - 2016, quy mô trung bình của doanh nghiệp (đo bằng số lao 61 ? Sè 130/2019 Ý KIẾN TRAO ĐỔI thương mại khoa học Bảng 1: Thống kê mô tả các doanh nghiệp ngành chế tác Việt Nam theo loại hình sở hữu Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu của Tổng cục Thống kê 1ăP 2010 - 2016 2010 2016 BiӃn DNNN DNTN DNFDI DNNN DNTN DNFDI DNNN DNTN DNFDI Sӕ qs 19.051 144.782 18.831 5.396 13.759 2.216 869 28.461 3.313 Mean K 95.648,33 37.592,29 230.390,2 44.181,61 33.616,84 163.844,4 294.247,6 40.366,31 291.868,3 Mean L 85,019 74,082 629,644 62,758 91,993 551,442 186,611 65,877 657,349 Mean VA 15.500,64 7.371,172 72.204,65 6641,525 5876,906 42.275,83 61.735,71 8.297,794 96.160,71 Mean lnTFP 1,276 1,356 2,121 1,229 1,375 2,036 1,518 1,377 2,284 ?động) lớn nhất đối với doanh nghiệp sống sót (khoảng 222 lao động), tiếp đến là doanh nghiệp gia nhập (khoảng 77 lao động). Quy mô nhỏ nhất là doanh nghiệp rút lui (khoảng 37 lao động). Các doanh nghiệp tồn tại suốt 7 năm của giai đoạn nghiên cứu thường là các doanh nghiệp lớn, còn các doanh nghiệp gia nhập và rút lui chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ với số lao động ít hơn 100. Lượng vốn trung bình cao nhất thuộc về các doanh nghiệp sống sót, là 105.482,4 triệu đồng; tiếp đến là doanh nghiệp gia nhập (39.524,6 triệu đồng) và doanh nghiệp rút lui với số vốn trung bình ít nhất là 15.861,68 triệu đồng. VA trung bình và TFP trung bình của các doanh nghiệp sống sót, gia nhập và rút lui cũng cho kết quả tương tự. Nhìn chung, các doanh nghiệp có mức vốn, số lao động và giá trị gia tăng cao thì có nhiều khả năng tồn tại hơn những doanh nghiệp có mức vốn, lao động và giá trị gia tăng thấp. 4.2. Phân tích kết quả phân rã năng suất Sử dụng mở rộng phân giã DOP cho giai đoạn 2010 - 2016 ta được kết quả (bảng 3): Trong giai đoạn 2010-2016, ta thấy sự thay đổi trong năng suất gộp đối với nhóm sở hữu nhà nước là lớn nhất và do sự đóng góp chính bởi hiệu quả phân bổ giữa các doanh nghiệp sống sót của nhóm này mặc dù số lượng DNNN đã giảm đi chỉ còn 1/6 so với năm 2010. Sau đó đến nhóm DNTN và nhóm DNFDI có năng suất tổng hợp là ổn định nhất. Tương tự, nghiên cứu cũng chia nhỏ giai đoạn nghiên cứu thành các giai đoạn một năm một, sử dụng mở rộng phân rã OP và DOP trong từng năm của giai đoạn nghiên cứu, ta thấy nhìn chung khi xét sự đóng góp của các doanh nghiệp đang tồn tại tới Sè 130/201962 Ý KIẾN TRAO ĐỔI thương mại khoa học Bảng 2: Bảng thống kê mô tả một số biến của từng loại doanh nghiệp Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu của Tổng cục Thống kê Tên biӃn Trung bình cho cҧ JLDLÿRҥn 2010 - 2016 Sӕ quan sát Mean Std. dev Doanh nghiӋp sӕng sót K 81.212 105.482,4 804.068,9 L 81.212 222,4243 1155,381 VA 81.212 26.916,23 173.247,6 lnTFP 81.212 1,63542 0.9653 Doanh nghiӋp rút lui K 41.116 15.861,68 100.404,3 L 41.116 36,92251 153,123 VA 41.116 2.551,457 28.398,62 lnTFP 41.116 1,19384 1,0614 Doanh nghiӋp gia nhұp K 60.336 39.524,6 286.324,4 L 60.336 76,58187 414,2664 VA 60.336 7.149,543 49.763,02 lnTFP 60.336 1,30377 1,06654 năng suất gộp của từng nhóm sở hữu thì nhóm DNNN có sự đóng góp của hiệu quả phân bổ giữa các doanh nghiệp sống sót lớn hơn gấp nhiều lần so với năng suất trung bình không trọng số, điều này là tương tự đối với nhóm sở hữu tư nhân. Riêng đối với nhóm DNFDI, sự đóng góp của trung bình không trọng số lại đa số lớn hơn (và có nhiều năm là lớn hơn rất nhiều) sự đóng góp của hiệu quả phân bổ. Điều đó cho thấy giữa các DNFDI có năng suất tương đối đồng đều và sự phân bổ lại giữa các doanh nghiệp sống sót là ít. Ngoài ra, trong 3 nhóm loại hình sở hữu, nhóm DNNN có hiệu quả phân bổ giữa các doanh nghiệp sống sót là cao nhất. Các DNNN quy mô nhỏ và năng suất thấp hầu như bị rút lui khỏi thị trường. Nên thị phần của các doanh nghiệp này được chuyển lại cho các doanh nghiệp ở lại. Ngoài ra, sự thay đổi trong từng thành phần của phân rã trong giai đoạn 2010 - 2016 đối với từng nhóm sở hữu được phân tích cụ thể hơn để thấy thêm được sự đóng góp của các doanh nghiệp gia nhập và rút lui như sau (hình 1): Kết quả phân rã cho thấy sự chênh lệch hiệu quả phân bổ giữa các doanh nghiệp sống sót trong nhóm DNFDI và nhóm DNTN là xấp xỉ nhau (tương ứng là 0.717765 và 0.715043), còn đối với nhóm DNNN con số này là 0.526104. Đối với cả 3 nhóm doanh nghiệp thì sự đóng góp của các doanh nghiệp đang tồn tại đến năng suất gộp là chủ yếu, còn các doanh nghiệp gia nhập đều có ảnh hưởng tiêu cực trong cả 3 nhóm doanh nghiệp (ảnh hưởng tiêu cực này của 2 nhóm DNNN và DNFDI là xấp xỉ nhau khoảng -0.12; còn với nhóm DNTN khoảng -0.1), mặc dù ảnh hưởng này không lớn. Như vậy các doanh nghiệp gia nhập đều là các doanh nghiệp có năng suất thấp hơn các doanh nghiệp đang tồn tại. Các doanh nghiệp rút lui tuy có ảnh hưởng tích cực đến năng suất gộp nhưng ảnh hưởng này rất nhỏ 63 ? Sè 130/2019 Ý KIẾN TRAO ĐỔI thương mại khoa học Bảng 3: Kết quả mở rộng phân rã DOP cho giai đoạn 2010 - 2016 Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu của Tổng cục Thống kê Within- ffe ect 0,1480472 0,526104 -0,1216512 0,09615 -0,3184486 0,715043 -0,0981656 0,06135 -0,357499 0,717765 -0,1264329 0,02395 Between 25 38 03 DNNN 0,5363479 0,6486525 DNTN 0,247478 0,3597826 DNFDI 0,1454788 0,2577834 Tәng 0,309769 0,422074 -0,1759668 0,652971 -0,1154166 0,0604855 -0,112305 Chú ý: 1 = DNNN; 2 = DNTN; 3 = DNFDI Hình 1: Kết quả phân rã của within - effect theo loại hình sở hữu trong giai đoạn 2010 - 2016 bằng phân rã mở rộng của DOP -.4 -.2 .0 .2 .4 .6 .8 1 2 3 MUYS COVS ENT EXT ?(lớn nhất ở nhóm DNNN là 0.0961525; sau đó đến nhóm DNTN là 0.0613538 và cuối cùng là nhóm FDI là 0.0239503). Điều này có thể giải thích là các doanh nghiệp rút lui có năng suất nhỏ hơn rất nhiều so với năng suất của các doanh nghiệp tồn tại trong cả giai đoạn. Đồng thời mở rộng phân rã DOP cho phép ta tính được hiệu quả phân bổ giữa 3 nhóm loại hình sở hữu theo từng năm như sau (hình 2): Kết quả phân rã cho thấy trong cả 6 năm của giai đoạn nghiên cứu, hiệu quả phân bổ liên nhóm đều âm nhưng về độ lớn thì có xu hướng tăng dần. Và tính trong cả giai đoạn nghiên cứu thì sự chênh lệch hiệu quả phân bổ liên nhóm giữa các hình thức sở hữu là -0.112305. Như vậy, giữa các nhóm loại hình sở hữu thì không phải chắc chắn doanh nghiệp có năng suất cao thì sẽ có thị phần nhiều hơn hay có một sự phân bổ lệch giữa các loại hình sở hữu. 5. Kết luận và hướng tiếp tục nghiên cứu Nghiên cứu đã thực hiện phân rã mở rộng của phân rã OP và DOP cho các doanh nghiệp ngành chế tác của Việt Nam giai đoạn 2010 - 2016 được chia thành 3 nhóm doanh nghiệp theo loại hình sở hữu. Đồng thời các doanh nghiệp cũng được phân ra thành các nhóm doanh nghiệp sống sót, doanh nghiệp gia nhập và doanh nghiệp rút lui để thực hiện các phân rã động. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra: Thứ nhất, trong sự đóng góp đến sự thay đổi của năng suất gộp thì nhóm DNNN có đóng góp lớn nhất. Nhóm này cũng có hiệu quả phân bổ của các doanh nghiệp sống sót là cao nhất, sau đó đến nhóm sở hữu tư nhân và cuối cùng là nhóm các DN FDI. Trong giai đoạn nghiên cứu, đánh dấu sự rút lui của phần lớn các DNNN quy mô nhỏ và năng suất thấp. Thứ hai, trong giai đoạn nghiên cứu, đối với cả ngành chế tác nói chung và đối với từng hình thức sở hữu, các doanh nghiệp gia nhập đều có ảnh hưởng tiêu cực trong khi các doanh nghiệp rút lui đều có ảnh hưởng tích cực mặc dù ảnh hưởng này rất nhỏ (và nhỏ nhất đối với DNFDI). Thứ ba, trong tất cả các năm của giai đoạn nghiên cứu thì hiệu quả phân bổ liên nhóm của ba loại hình sở hữu đều âm và có xu hướng tăng về độ lớn, chứng tỏ có một sự phân bổ sai giữa các nhóm sở hữu. Tuy nhiên nghiên cứu chưa chỉ ra được các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bổ sai đó và nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự chênh lệch về hiệu quả phân bổ bên trong mỗi nhóm. Vì vậy, các hướng nghiên cứu tiếp theo của tác giả sẽ đi sâu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả phân bổ và nguyên nhân dẫn đến phân bổ sai.u Tài liệu tham khảo: 1. BAILY, M. N., HULTEN, C., CAMPBELL, D., BRESNAHAN, T. & CAVES, R. E. 1992, Productivity dynamics in manufacturing plants, Brookings papers on economic activity. Microeconomics, 1992, 187-267. 2. BARTELSMAN, E., HALTIWANGER, J. & SCARPETTA, S. 2013, Cross-country differences in productivity: The role of allocation and selection, American Economic Review, 103, 305-34. 3. CHUKWUJI, C. O., INONI, O. E. & OYAIDE, W. J. 2006, A quantitative determination of allocative efficiency in broiler production in Delta State, Nigeria, Agriculturae Conspectus Scientificus, 71, 21-26. 4. COLLARD-WEXLER, A., ASKER, J. & DE LOECKER, J. 2011, Productivity volatility and the misallocation of resources in developing economies, National Bureau of Economic Research. Sè 130/201964 Ý KIẾN TRAO ĐỔI thương mại khoa học Hình 2: Hiệu quả phân bổ liên nhóm trong từng năm -.20 -.16 -.12 -.08 -.04 .00 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 COVNGA 5. COLLARD-WEXLER, A. & DE LOECKER, J. 2015, Reallocation and technology: Evidence from the US steel industry, American Economic Review, 105, 131-71. 6. ERICSON, R. & PAKES, A. 1995, Markov-per- fect industry dynamics: A framework for empirical work, The Review of economic studies, 62, 53-82. 7. FOSTER, L., HALTIWANGER, J. C. & KRIZAN, C. J. 2001, Aggregate productivity growth: Lessons from microeconomic evidence, New developments in productivity analysis. University of Chicago Press. 8. GRILICHES, Z. & REGEV, H. 1995, Firm productivity in Israeli industry 1979-1988, Journal of econometrics, 65, 175-203. 9. HASHIGUCHI, Y. 2015, Allocation efficiency in China: an extension of the dynamic Olley-Pakes productivity decomposition, Institute of Developing Economies, Japan External Trade Organization (JETRO). 10. HOPENHAYN, H. A. 1992, Entry, exit, and firm dynamics in long run equilibrium, Econometrica: Journal of the Econometric Society, 1127-1150. 11. HSIEH, C.-T. & KLENOW, P. J. 2009, Misallocation and manufacturing TFP in China and India, The Quarterly journal of economics, 124, 1403-1448. 12. LEVINSOHN, J. & PETRIN, A. 2003, Estimating production functions using inputs to control for unobservables, The Review of Economic Studies, 70, 317-341. 13. MELITZ, M. J. & POLANEC, S. 2015, Dynamic Olley Pakes productivity decomposition with entry and exit, The Rand journal of economics, 46, 362-375. 14. NGUYỄN, M. K. & NGUYỄN, P. T. 2018, Các nhân tố giảm phân bổ sai và tái phân bổ nguồn lực tại khu vực chế tác Việt Nam, Kinh tế và Phát triển, 251, 10. 15. OLLEY, G. S. & PAKES, A. 1996, The Dynamics of Productivity in the Telecommunications Equipment Industry, Econometrica, 64, 1263-1297. 16. PHÙNG, M. L. & NGUYỄN, K. M. 2018, Đo lường tác động của lan tỏa công nghệ, phân bổ lại và cạnh tranh đến năng suất các doanh nghiệp ngành chế tác Việt Nam, Kinh tế và Phát triển, 254, 10. 17. RESTUCCIA, D. & ROGERSON, R. 2008, Policy distortions and aggregate productivity with heterogeneous establishments, Review of Economic dynamics, 11, 707-720. Summary This study applied the extended decomposition of Olley- Pakesdynamic decomposition introduced by Melitz and Polanec (2015) for many business groups to simultaneously calculate the distribution efficiency within a group and among groups classi- fied by ownership categories;moreover, calculating the contribution of surviving, joining and withdraw- ing businesses to the sector's changes in gross pro- ductivity. Using the enterprise-level data of Vietnamesecraftmanship sector in the period of 2010-2016, the calculation results show that the influence among groups of ownership types is neg- ative in all years of research. In the research phase, the greatest allocation efficiency is within the state- owned enterprisegroup; joining firms contribute negatively while withdrawing businesses contribute positively to gross productivity of all three owner- ship groups, in which the participation of FDI firms accounts for the smallest. 65Sè 130/2019 Ý KIẾN TRAO ĐỔI thương mại khoa học
File đính kèm:
- phan_ra_nang_suat_va_hieu_qua_phan_bo_cua_cac_doanh_nghiep_n.pdf