Phân loại các MD-đại số năm chiều với ideal dẫn xuất hai chiều

TÓM TẮT

Bài báo xét một lớp con các MD5-đại số, tức là các đại số Lie thực giải được 5 chiều

mà nhóm Lie liên thông, đơn liên tương ứng chỉ có các quỹ đạo trong biểu diễn đối phụ

hợp (K-quỹ đạo) hoặc không chiều hoặc chiều cực đại. Kết quả cơ bản mà bài báo đưa ra

là phân loại triệt để (chính xác đến đẳng cấu đại số Lie) tất cả các MD5-đại số với ideal

dẫn xuất hai chiều.

pdf 7 trang phuongnguyen 6940
Bạn đang xem tài liệu "Phân loại các MD-đại số năm chiều với ideal dẫn xuất hai chiều", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phân loại các MD-đại số năm chiều với ideal dẫn xuất hai chiều

Phân loại các MD-đại số năm chiều với ideal dẫn xuất hai chiều
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 30 năm 2011 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
PHÂN LOẠI CÁC MD-ĐẠI SỐ NĂM CHIỀU 
VỚI IDEAL DẪN XUẤT HAI CHIỀU 
LÊ ANH VŨ*, NGUYỄN PHƯỚC THỊNH**
TÓM TẮT 
Bài báo xét một lớp con các MD5-đại số, tức là các đại số Lie thực giải được 5 chiều 
mà nhóm Lie liên thông, đơn liên tương ứng chỉ có các quỹ đạo trong biểu diễn đối phụ 
hợp (K-quỹ đạo) hoặc không chiều hoặc chiều cực đại. Kết quả cơ bản mà bài báo đưa ra 
là phân loại triệt để (chính xác đến đẳng cấu đại số Lie) tất cả các MD5-đại số với ideal 
dẫn xuất hai chiều. 
 Từ khóa: nhóm Lie, đại số Lie, MD5-nhóm, MD5-đại số, K-quỹ đạo. 
ABSTRACT 
Classification of 5-diemensional MD-algebras 
with 2-dimensional derived ideal 
The paper presents a subclass of MD5–algebras, i.e., five dimensional solvable Lie 
algebras that K-orbits of corresponding connected and simply connected Lie groups are 
orbit of zero or maximal dimension. The main result of the paper is t o classify 
absolutely ( to b e c o r r e c t i n isomorphism of Lie algebra) all 5- dimensional MD–
algebras with 2- dimensional derived ideal. 
Keywords: Lie group, Lie algebra, MD5-group, MD5-algebra, K-orbit. 
1. Mở đầu 
1.1. Lịch sử vấn đề 
Năm 1962, nghiên cứu lý thuyết biểu diễn, A.A.Kirillov [2] đã phát minh ra 
phương pháp quỹ đạo. Phương pháp này nhanh chóng trở thành công cụ mạnh nhất của 
lý thuyết biểu diễn nhóm Lie và đại số Lie. Phương pháp quỹ đạo Kirillov cho phép ta 
nhận được các biểu diễn bất khả quy unitar của mỗi nhóm Lie liên thông, đơn liên, giải 
được từ các quỹ đạo trong biểu diễn đối phụ hợp (còn gọi là K-quỹ đạo) của nhóm đó. 
Trong phương pháp quỹ đạo Kirillov, các K-quỹ đạo (nguyên) đóng vai trò then chốt 
để từ đó dựng nên các biểu diễn bất khả quy unitar. Do đó, việc mô tả các K-quỹ đạo 
của mỗi nhóm Lie, nhất là các nhóm Lie liên thông giải được, có ý nghĩa quan trọng 
trong lý thuyết biểu diễn nhóm Lie. 
Cấu trúc của nhóm Lie và đại số Lie giải được không quá phức tạp, nhưng cho 
đến nay việc phân loại chúng vẫn còn là bài toán mở. Năm 1980, chính phương pháp 
quỹ đạo của Kirillov đã gợi ý để Đỗ Ngọc Diệp [1] đề nghị xét lớp các MD-đại số và 
MD-nhóm. Giả sử G là một nhóm Lie thực giải được n chiều (n là một số nguyên 
* PGS TS, Trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG TPHCM 
** ThS, Trường THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu, An Giang 
 18 
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Lê Anh Vũ và tgk 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
dương). Khi đó G được gọi là MDn-nhóm nếu các K-quỹ đạo của nó hoặc là không 
chiều hoặc có chiều là một hằng số k (chẵn) nào đó không vượt quá n. Đại số LieG của 
mỗi MDn-nhóm được gọi là một MDn-đại số. Đến đây, một bài toán khá hấp dẫn được 
đặt ra là “phân loại và mô tả K-biểu diễn của lớp các MDn-nhóm và MDn-đại số”. Chú 
ý rằng mọi nhóm (tương ứng, đại số) Lie thực giải được không quá 3 chiều đều là MD-
nhóm (tương ứng MD-đại số), hơn thế chúng đã được liệt kê hết từ lâu. Vì thế chúng ta 
chỉ cần bắt đầu từ các MDn-đại số và MDn-nhóm với . 4n ≥
Năm 1984, Đào Văn Trà [4] đã liệt kê (nhưng chưa phân loại) toàn bộ các MD4-
đại số. Đến năm 1990, trong các bài báo và luận án tiến sĩ của mình, Lê Anh Vũ đã 
phân loại triệt để (chính xác đến đẳng cấu đại số Lie) các MD4-đại số này (xem 
[5],[6],[7]). Năm 2008, Lê Anh Vũ và Kar Ping Shum [8] đã phân loại triệt để các 
MD5-đại số với ideal dẫn xuất giao hoán. Như vậy, để hoàn thành bài toán phân loại 
các MD5-đại số thì chúng ta cần phân loại lớp các MD5-đại số với ideal dẫn xuất 
không giao hoán chiều không dưới hai và không quá bốn. Trong bài báo này, chúng ta 
sẽ hoàn thành triệt để việc phân loại MD5-đại số với ideal dẫn xuất hai chiều. 
1.2. Các kết quả trước đây liên quan trực tiếp đến bài báo 
• Giải quyết triệt để lớp MD4. Cụ thể là phân loại tất cả các MD4-đại số, mô tả 
hình học K-biểu diễn của các MD4-nhóm liên thông bất khả phân, phân loại tô pô tất 
cả các MD4-phân lá, đồng thời mô tả tất cả các C*-đại số của các MD4-phân lá bằng 
phương pháp KK-hàm tử (xem [5],[6],[7] ). 
• Phân loại các MD5-đại số với ideal dẫn xuất giao hoán (xem [8]). 
1.3. Tóm tắt kết quả chính của bài báo 
Cùng với kết quả đã có trước, bài báo sẽ cho ta một phân loại (chính xác đến 
đẳng cấu đại số Lie) tất cả các MD5-đại số với ideal dẫn xuất hai chiều. 
Trước khi phát biểu và chứng minh kết quả chính, chúng ta sẽ nhắc lại một số 
khái niệm có liên quan để bạn đọc tiện theo dõi. 
2. Nhắc lại vài khái niệm và tính chất cơ bản 
2.1. Nhóm Lie và đại số Lie 
2.1.1. Định nghĩa (xem [2]) 
Tập hợp G được gọi là một nhóm Lie nếu các điều kiện sau được thỏa mãn: 
(i) G là một nhóm. 
(ii) G là một đa tạp vi phân. 
(iii) Phép toán nhóm 1, ( , )G G G x y xy−× → a là một ánh xạ khả vi. 
2.1.2. Định nghĩa (xem [2]) 
Một đại số Lie trên trường K hay K-đại số Lie là một K-không gian vectơ g cùng 
với ánh xạ K-song tuyến tính g ×g g ,→ ( , ) [ , ]X Y X Ya (được gọi là móc Lie hay hoán 
tử) thỏa mãn hai tính chất sau: 
(i) Tính phản xứng: [ , ] 0,X X X= ∀ ∈g, 
 19
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 30 năm 2011 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
(ii) Đồng nhất thức Jacobi: [ ,[ , ]] [ ,[ , ]] [ ,[ , ]] 0; , ,X Y Z Y Z X Z X Y X Y Z+ + = ∀ ∈g. 
2.2. Biểu diễn chính quy của đại số Lie 
Cho g là đại số Lie. Với mỗi X ∈g, kí hiệu là toán tử trong g được xác định 
bởi: g . Khi đó là một ánh xạ tuyến tính từ g vào g và ta thu 
được biểu diễn tuyến tính của g trong chính g như sau: 
Xad
( ) [ , ],Xad Y X Y Y= ∀ ∈ Xad
:ad g End(g),→ XX ada 
Biểu diễn này được gọi là biểu diễn chính quy của g. Hạt nhân của biểu diễn này 
là ={( )Ker ad X ∈g/ }, chính là tâm của g. 0Xad ≡
2.3. Biểu diễn phụ hợp, K-biểu diễn và dạng song tuyến tính Kirillov 
2.3.1. Biểu diễn phụ hợp 
Cho G là một nhóm Lie tùy ý và g là đại số Lie của nó. Giả sử G tác động lên g 
bởi Autg được định nghĩa như sau: :Ad G → *1( ) : ( ) :g gAd g L R −= o g→g, ; 
trong đó 
g G∀ ∈
gL (tương ứng, 1gR − ) là phép tịnh tiến trái (tương ứng, phải) của G theo phần 
tử (tương ứng, ). Tác động Ad còn gọi là biểu diễn phụ hợp của G trong 
g. 
g G∈ 1g − ∈G
2.3.2. Biểu diễn đối phụ hợp 
Kí hiệu g* là không gian đối ngẫu của g. Khi đó biểu diễn Ad cảm sinh ra tác 
động Autg:K G → * của G lên g* theo cách sau đây: 
1
( ) , : , ( ) ,gK F X F Ad g X F
−= ∀ ∈g*, X∀ ∈g, g G∀ ∈ ; ở đó với mỗi gF ∈ *, X ∈g, kí 
hiệu ,F X chỉ giá trị của dạng tuyến tính F ∈g* tại trường vectơ (bất biến trái) X ∈g. 
Tác động K được gọi là K-biểu diễn hay biểu diễn đối phụ hợp của G trong g*. Mỗi quỹ 
đạo ứng với K-biểu diễn được gọi là K- quỹ đạo hay quỹ đạo Kirillov của G (trong g*). 
Như vậy, K-quỹ đạo chứa phần tử F được cho bởi FΩ { }( ): /F gK F g GΩ = ∈ . 
2.3.3. Dạng song tuyến tính Kirillov 
Với mỗi gF ∈ *, ta xác định dạng BF như sau: ( , ) : ,[ , ] , ,FB X Y F X Y X Y= ∀ ∈g. 
Hiển nhiên BF là dạng song tuyến tính phản xứng vì móc Lie có tính chất đó. Kí hiệu 
GF là cái ổn định hóa của F dưới tác động K của G trong g*, tức là { }( ): /F gG g G K F F= ∈ = . Đặt gF := Lie(GF) là đại số Lie của GF. Đại số Lie gF và dạng 
song tuyến tính Kirillov BF có quan hệ mật thiết với nhau, hơn nữa chúng rất có ích 
trong việc xác định số chiều của K-quỹ đạo FΩ chứa F. 
2.3.4. Mệnh đề (Xem [2], Section 15.1) Hạt nhân của BF và số chiều của được cho 
bởi các hệ thức g
FΩ
FKerB = F và dim FΩ = dimg - dimgF. 
2.4. Các MD-nhóm và các MD-đại số 
 20 
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Lê Anh Vũ và tgk 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
2.4.1. Định nghĩa (xem [1], Chapter 4, Definition 1.1) 
Giả sử G là một nhóm Lie thực giải được n chiều (n là một số tự nhiên dương nào 
đó). G được gọi là một MDn-nhóm nếu các K-quỹ đạo của nó hoặc là không chiều hoặc 
có chiều là một hằng số k (chẵn) nào đó không vượt quá n. Đại số Lie của mỗi MDn-
nhóm được gọi là một MDn-đại số. 
2.4.2. Mệnh đề (xem [3, Theorem 4]) 
Điều kiện cần để đại số Lie giải được g thuộc lớp MD-đại số là ideal dẫn xuất 
thứ hai g2 [g1, g1] = [ [g, g] , [g, g] ] của nó giao hoán. :=
Chú ý rằng điều kiện cần nêu trên không phải là điều kiện đủ. Nói một cách khác, 
có những đại số Lie giải được với ideal dẫn xuất thứ hai giao hoán, thậm chí triệt tiêu 
nhưng vẫn không phải là MD-đại số. Tuy nhiên, nhờ điều kiện này, để phân loại các 
MD-đại số, ta chỉ cần xét các đại số Lie giải được với g2 giao hoán. 
3. Kết quả chính 
3.1. Các kí hiệu 
Từ đây về sau, g sẽ là ký hiệu để chỉ một đại số Lie thực giải được 5 chiều và g1 
là ideal dẫn xuất hai chiều của g. Để định ý mà không hề làm giảm tính tổng quát, ta 
chọn một cơ sở thích hợp 1 2 3 4 5( , , , , )X X X X X trong g sao cho g
1 = 4 5. .X X⊕  . Khi 
đó, với tư cách là một không gian vectơ 5 chiều, g 5≡  . Không gian đối ngẫu của g 
được ký hiệu là g*. Ta cũng có đồng nhất thức g* 5≡  với cơ sở đối ngẫu 
* * * * *
1 2 3 4 5( , , , , )X X X X X của cơ sở 1 2 3 4 5( , , , , )X X X X X . Đối với các MD5-đại số với ideal 
dẫn xuất 2 chiều, ta có định lý sau. 
3.2. Định lý 
Giả sử g là một MD5-đại số với ideal dẫn xuất g1=[g,g].Khi đó các khẳng định 
sau là đúng: 
1) g1 phải giao hoán, nghĩa là không tồn tại MD5-đại số với ideal dẫn xuất 2 chiều 
không giao hoán. 
2) Nếu g khả phân thì g h ,ở đây h là một MD4-đại số. ≅ ⊕
3) Nếu g bất khả phân thì g đẳng cấu với đại số Lie dưới đây: 
g5,2: = 1 2 3 4 5 1 2 4 2 3 5, , , , / [ , ] ,[ , ]X X X X X X X X X X X= = , 
ở đây các móc Lie không viết ra đều tầm thường. 
3.3. Phép chứng minh định lý 
Để chứng minh định lý trên ta cần một số bổ đề. 
3.3.1. Bổ đề (xem [1], Chapter 2, Proposition 2.1) 
Cho g là một MD-đại số và một hàm F∈g* không triệt tiêu hoàn toàn trong g1, 
nghĩa là tồn tại U∈g1 sao cho ,F U 0≠ . Khi đó K-quỹ đạo FΩ có chiều cực đại.  
3.3.2. Bổ đề (xem [8, Lemma 3.3]) 
 21
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 30 năm 2011 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
Với mỗi F ∈ g* ta luôn có dim ( )F rank BΩ = , ở đó 
( )5( ) : ,[ , ] ; 1 , 5i jijB b F X X i= = ≤ j ≤
)
, 
là ma trận của dạng song tuyến tính phản xứng BF trong cơ sở 1 2 3 4 5( , , , ,X X X X X của 
g.  
3.3.3. Bổ đề: Nếu Z ∈g1 thì ( ) 0Ztr ad .= 
Chứng minh: 
 Giả sử g là một đại số Lie thực 5 chiều và g1 là ideal dẫn xuất thứ nhất của g. Vì Z 
g∈ 1 nên Z là một tổ hợp tuyến tính của các móc Lie [X,Y] ;X,Y∈g. Do đó, ta chỉ cần 
chứng minh rằng: [ , ]( ) 0, ,X Ytr ad X Y= ∀ ∈g . Thật vậy, ta có 
( ) ( )[ , ]( ) [ , ] 0.X Y X Y X Y Y Xtr ad tr ad ad tr ad ad ad ad= = −o o  = 
3.3.4. Bổ đề 
Nếu một đại số Lie thực 5 chiều nào đó có ideal dẫn xuất thứ nhất 2 chiều thì 
ideal dẫn xuất đó phải giao hoán. 
Chứng minh: 
 Giả sử g là đại số Lie thực 5 chiều với g1 là ideal dẫn xuất thứ nhất 2 chiều. Hiển 
nhiên là ta luôn có thể chọn được một cơ sở 1 2 3 4 5( , , , , )X X X X X thích hợp trong g sao 
cho g1= 4. . 5X X+  . Ta cần chứng tỏ rằng 4 5[ , ] 0X X = . 
Giả sử 4 5 4 5[ , ] ; ,X X X Xα β α β= + ∈ . Khi đó ta có: 
4
0 0 0 0 0
0 0 0 0 0
0 0 0 0 0
* * * 0
* * * 0
Xad
α
β
⎛ ⎞⎜ ⎟⎜ ⎟⎜ ⎟= ⎜ ⎟⎜ ⎟⎜ ⎟⎝ ⎠
, 
ở đây các dấu * chỉ các phần tử mà ta không cần quan tâm. Rõ ràng 
4
( )Xtr ad β= , mà 
X4 ∈g1 nên Bổ đề 3.3.3 cho ta 0β = . Lập luận tương tự ta cũng có 
5
( )Xtr ad 0α= − = . 
Vậy 4 5[ , ] 0X X = , tức là g1giao hoán.  
3.3.5. Nhận xét 
Bổ đề 3.3.4 vẫn đúng cho đại số Lie thực n chiều tùy ý, nghĩa là hễ đại số Lie 
thực có ideal dẫn xuất thứ nhất 2 chiều thì ideal đó luôn giao hoán. 
3.3.6. Chứng minh kết quả chính 
Rõ ràng, khẳng định 1) được suy ra trực tiếp từ bổ đề 3.3.4, còn khẳng định 2) là 
hiển nhiên. Khẳng định 3) là một phần kết quả đã được nêu và chứng minh chi tiết 
 22 
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Lê Anh Vũ và tgk 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
trong Định lý 3.1 của tài liệu [8, Section 3]. Ở đây, chúng tôi đính chính lại kết quả của 
bài báo. Cụ thể, trong trường hợp g1 hai chiều giao hoán, chỉ có duy nhất một họ MD5-
đại số 
g5,2: = 1 2 3 4 5 1 2 4 2 3 5, , , , / [ , ] ,[ , ]X X X X X X X X X X X= = . 
Còn họ 
g5,2,2 ( )λ : = 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 2 3 4, , , , / [ , ] [ , ] ,[ , ]X X X X X X X X X X X X Xλ= = = , *λ∈
không phải là MD5-đại số. 
Ta sẽ làm rõ điều này. Thật vậy, lấy 
* * * * *
1 2 3 4 5F X X X X Xα β γ δ σ= + + + + ∈ g*; , , , ,α β γ δ σ ∈ , 
1 2 3 4 5U aX bX cX dX fX= + + + + ∈g; , , , ,a b c d f ∈ . 
Nhắc lại rằng gF ( ) {FKer B U= = ∈g [ ]/ , , 0; 1,2,3,4,5}iF U X i= =
0
0
0
. Khi đó, tính 
toán trực tiếp ta được 
U∈gF
0
0
0
0
0
a
b
B c
d
f
⎛ ⎞ ⎛ ⎞⎜ ⎟ ⎜ ⎟⎜ ⎟ ⎜ ⎟⎜ ⎟ ⎜ ⎟⇔ =⎜ ⎟ ⎜ ⎟⎜ ⎟ ⎜ ⎟⎜ ⎟ ⎜ ⎟⎝ ⎠ ⎝ ⎠
, 
ở đây . 
0 0 0
0 0
0 0
0 0 0 0
0 0 0 0 0
B
σ
σ λδ
λδ σ
σ
−⎛ ⎞⎜ ⎟−⎜ ⎟⎜ ⎟= −⎜ ⎟⎜ ⎟⎜ ⎟⎝ ⎠
Theo Bổ đề 3.3.2, dim . Theo Bổ đề 3.3.1, K-quỹ đạo có chiều 
cực đại nếu F|g
( )F rank BΩ = FΩ
1 0≠ , tức là 2 2 0δ σ+ ≠ . Đặc biệt, sẽ là hằng số nếu ( )rank B ,δ σ 
không đồng thời bằng 0. Dễ thấy rằng ( ) {0,2,4}rank B = . Do đó g5,2,1 ( )λ không phải là 
MD5-đại số. 
Vậy Định lý 3.2 được chứng minh hoàn toàn.  
3.4. Nhận xét 
Nhắc lại rằng, mỗi đại số Lie thực g xác định duy nhất một nhóm Lie liên thông 
đơn liên G sao cho Lie(G) g. Do đó ta nhận được duy nhất một họ MD5-nhóm liên 
thông đơn liên tương ứng với MD5-đại số g
=
5,2 và họ MD5-nhóm này là bất khả phân. 
3.5. Vài bài toán mở cần tiếp tục nghiên cứu 
• Phân loại các MD5-đại số với ideal dẫn xuất thứ nhất không giao hoán 3 chiều 
và 4 chiều để hoàn thành việc phân loại triệt để toàn bộ lớp MD5-đại số. 
 23
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 30 năm 2011 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
• Giải quyết các vấn đề tương tự như đã làm cho các MD5-đại số và MD5-nhóm 
đã xét cho các MD5-đại số và MD5-nhóm còn lại. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. [Di] Do Ngoc Diep (1999), Method of Noncommutative Geometry for Group C*-
algebras, Chapman and Hall-CRC Press Reseach Notes in Mathematics Series, \# 
416. 
2. [Ki] A. A. Kirillov (1976), Element of the Theory of Representations, Springer-
Verlag, Berlin-Heidenberg-New York. 
3. [So-Vi] V. M. Son et H. H. Viet, " Sur la Structure des C*-algebres d'une Classe de 
Groupes de Lie", J. Operator, 11: 7. 
4. [Tra] D. V. Tra (1984), "On the Lie Algebras of low dimention", Sci. Papes of the 
12th College of Institute of Math. Vietnam, Hanoi. 
5. [Vu1] Le Anh Vu (1990), "On the Structure of the C*-algebra of the Foliation 
Formed by the K-orbits of Maximal Dimension of the Real Diamond Group", J. 
Operator Theory, 24: 227-238. 
6. [Vu2] Le Anh Vu (1990), “On the Foliations Formed by the Generic K-orbits of the 
MD4-Groups”, Acta Math.Vietnam, 2: 39 – 55. 
7. [Vu3] Le Anh Vu (1993), "Foliations Formed by Orbits of Maximal Dimension in 
the Coadjoint Rerepsentation of a Class of Solvable Lie Groups", Vest. Moscow Uni., 
Math. Bulletin, 48: 24-27. 
8. [Vu-Sh] Le Anh Vu, Kar Ping Shum (2008), "Classification of 5-dimensional MD-
algebras having commutative derived ideal", Advances in Algebra and 
Combinatoric, Singapore: World Scientific, 353-371. 
(Ngày Tòa soạn nhận được bài: 18-11-2010; ngày chấp nhận đăng: 25-5-2011) 
 24 

File đính kèm:

  • pdfphan_loai_cac_md_dai_so_nam_chieu_voi_ideal_dan_xuat_hai_chi.pdf