Phân lập và tuyển chọn một số chủng tảo silic skeletonema costatum từ vùng biển Thừa Thiên Huế để làm thức ăn nuôi trồng thủy sản

Tóm tắt: Tảo Skeletonema costatum là một trong các loài tảo silic được sử dụng phổ biến để làm thức ăn cho

thủy sản. Trong nghiên cứu này, 15 chủng tảo silic Skeletonema costatum đã được phân lập tại tỉnh

Thừa Thiên Huế và được đưa vào nhân nuôi thành công trong môi trường nhân tạo (môi trường F/2,

điều kiện phòng thí nghiệm). Các chủng tảo có khả năng sinh trưởng khá đồng nhất. Một số chủng có tốc

độ sinh trưởng cao là chủng SKVT21, SKTA41, SKTA12 và nhóm các chủng SKLC31, SKLC22 và SKCD22.

Trong điều kiện thí nghiệm ban đầu, các chủng tảo phân lập được có hàm lượng protein, lipid và

carbohydrate nằm trong khoảng trung bình đối với các chủng trong cùng một loài (hàm lượng protein 12–

17 %, lipid 8,94–10,25 % và carbohydrate 3,8–8,09 % so với tổng sinh khối). Kết quả phân tích sinh hoá ban

đầu kết hợp với khảo sát tốc độ sinh trưởng cho thấy một số chủng tảo tiềm năng để phát triển nghiên cứu

tiếp theo là SKTA12, SKTA13, SKVT21, SKLC22 và SKLC31.

pdf 12 trang phuongnguyen 3340
Bạn đang xem tài liệu "Phân lập và tuyển chọn một số chủng tảo silic skeletonema costatum từ vùng biển Thừa Thiên Huế để làm thức ăn nuôi trồng thủy sản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phân lập và tuyển chọn một số chủng tảo silic skeletonema costatum từ vùng biển Thừa Thiên Huế để làm thức ăn nuôi trồng thủy sản

Phân lập và tuyển chọn một số chủng tảo silic skeletonema costatum từ vùng biển Thừa Thiên Huế để làm thức ăn nuôi trồng thủy sản
 Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; ISSN 2588–1191 
Tập 127, Số 3B, 2018, Tr. 97–108; DOI: 10.26459/hueuni-jard.v127i3B.4797 
* Liên hệ: nthuliencnsh@gmail.com 
Nhận bài: 08–5–2018; Hoàn thành phản biện: 03–6–2018; Ngày nhận đăng: 15–6–2018 
PHÂN LẬP VÀ TUYỂN CHỌN MỘT SỐ CHỦNG TẢO SILIC 
SKELETONEMA COSTATUM TỪ VÙNG BIỂN 
THỪA THIÊN HUẾ ĐỂ LÀM THỨC ĂN NUÔI TRỒNG 
THỦY SẢN 
Nguyễn Thị Thu Liên*, Nguyễn Hồng Sơn, Hoàng Tấn Quảng, Lê Thị Tuyết Nhân 
Viện Công nghệ sinh học, Đại học Huế, Tỉnh Lộ 10, Phú Vang, Thừa Thiên Huế, Việt Nam 
Tóm tắt: Tảo Skeletonema costatum là một trong các loài tảo silic được sử dụng phổ biến để làm thức ăn cho 
thủy sản. Trong nghiên cứu này, 15 chủng tảo silic Skeletonema costatum đã được phân lập tại tỉnh 
Thừa Thiên Huế và được đưa vào nhân nuôi thành công trong môi trường nhân tạo (môi trường F/2, 
điều kiện phòng thí nghiệm). Các chủng tảo có khả năng sinh trưởng khá đồng nhất. Một số chủng có tốc 
độ sinh trưởng cao là chủng SKVT21, SKTA41, SKTA12 và nhóm các chủng SKLC31, SKLC22 và SKCD22. 
Trong điều kiện thí nghiệm ban đầu, các chủng tảo phân lập được có hàm lượng protein, lipid và 
carbohydrate nằm trong khoảng trung bình đối với các chủng trong cùng một loài (hàm lượng protein 12–
17 %, lipid 8,94–10,25 % và carbohydrate 3,8–8,09 % so với tổng sinh khối). Kết quả phân tích sinh hoá ban 
đầu kết hợp với khảo sát tốc độ sinh trưởng cho thấy một số chủng tảo tiềm năng để phát triển nghiên cứu 
tiếp theo là SKTA12, SKTA13, SKVT21, SKLC22 và SKLC31. 
Từ khóa: Skeletonema costatum, tảo silic, thức ăn cho thủy sản, Thừa Thiên Huế 
1 Đặt vấn đề 
Tảo đơn bào là thức ăn tươi sống đặc biệt quan trọng cho tất cả các giai đoạn phát triển 
của động vật thân mềm hai mảnh vỏ (Bivalvia) như hàu, vẹm, điệp, sò. Chúng còn là thức ăn 
cho ấu trùng của hầu hết các loài tôm, cá, ốc và động vật phù du. Đã có hàng trăm loài tảo được 
thử nghiệm làm thức ăn, nhưng cho tới nay chỉ khoảng hai mươi loài tảo đơn bào được sử dụng 
rộng rãi trong nuôi trồng thủy sản [3]. Tính ưu việt của tảo đơn bào là không gây ô nhiễm môi 
trường, cung cấp đầy đủ các vitamin, chất khoáng, vi lượng, đặc biệt là chúng chứa rất nhiều 
loại axit béo không no. Tảo đơn bào có tốc độ tăng trưởng nhanh, có khả năng thích ứng với 
những thay đổi môi trường như nhiệt độ và ánh sáng [6]. 
Tảo silic là những sinh vật đơn bào, có nhân thật, thường sống ở nước ngọt, nước biển và 
trong đất ẩm, chúng chiếm khoảng 70 % về số loài cũng như lượng sinh vật phù du, nhất là ở 
biển. Tảo silic là nguồn thức ăn quan trọng đối với các loài thủy sản, nhất là đối với giáp xác, 
thân mềm ở giai đoạn ấu trùng [4]. Từ nghiên cứu đầu tiên vào năm 1940, Skeletonema costatum 
và Chaetoceros sp. đã được cho là thức ăn khởi đầu tiên quyết cho ấu trùng tôm từ giai đoạn 
Nguyễn Thị Thu Liên và CS. Tập 127, Số 3B, 2018 
98 
zoea đến giai đoạn post-larve. Do nhu cầu thức ăn cho ấu trùng một số loài hải sản, công nghệ 
nuôi tảo silic rất phát triển ở nhiều nước trên thế giới [14]. 
Thừa Thiên Huế có khoảng 23.500 ha mặt nước đầm phá, đường bờ biển dài 126 km với 
các cồn cát ven biển chạy dọc theo bờ biển, diện tích vùng cát trắng ven biển ước tính hơn 
20.000 ha tập trung ở 5 huyện ven biển; đó là một tiềm năng lớn để phát triển khai thác và nuôi 
trồng thuỷ sản nước lợ và nước mặn. Các đối tượng được nuôi trồng rộng rãi và mang lại hiệu 
quả kinh tế cao như tôm sú (Penaeus monodon), cua xanh (Scylla cerrata)... ở phá Tam Giang; vẹm 
xanh (Perna viridis)... ở đầm Lăng Cô [13]. Việc tạo ra nguồn giống có sức sống cao liên quan 
đến nhiều nhân tố mà trước hết là việc sử dụng thức ăn có chất lượng tốt, đặc biệt là thức ăn 
cho ấu trùng. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành phân lập các chủng tảo Skeletonema 
costatum từ môi trường nước vùng ven biển Thừa Thiên Huế và bước đầu xác định thành phần 
dinh dưỡng thiết yếu trong sinh khối của các chủng tảo silic phân lập được để tuyển chọn ra các 
chủng tối ưu làm nguyên liệu cho việc sản xuất thức ăn nuôi trồng thủy sản. 
2 Đối tượng và phương pháp 
2.1 Đối tượng 
Đối tượng nghiên cứu là các chủng tảo silic Skeletonema costatum phân lập tại các vùng 
ven biển Thừa Thiên Huế. 
2.2 Địa điểm thu mẫu 
Mẫu tảo silic phù du ở các vùng ven bờ biển Thừa Thiên Huế gồm 4 địa điểm chính: 
Vùng ven biển Thuận An (thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang), Vinh Thanh (xã Vinh 
Thanh, huyện Phú Vang), Cảnh Dương (xã Vĩnh Lộc, huyện Phú Lộc) và Lăng Cô (thị trấn Lăng 
Cô, huyện Phú Lộc) (Hình 1). 
Hình 1. Bản đồ các địa điểm thu mẫu tại vùng ven biển Thừa Thiên Huế 
Jos.hueuni.edu.vn Tập 127, Số 3B, 2018 
99 
2.3 Thời gian thu mẫu 
Thời gian thu mẫu là từ tháng 1/2017 đến tháng 12/1017 và được chia thành 4 đợt: đợt 1 
(tháng 3/2017), đợt 2 (tháng 6/2017), đợt 3 (tháng 9/2017) và đợt 4 (tháng 12/2017). 
2.4 Phương pháp 
Lấy mẫu: Mẫu tảo phù du được thu bằng lưới vớt sinh vật phù du (phytoplankton) có 
chiều rộng 20 cm, chiều dài 50 cm với kích thước mắt lưới 5 µm. Dùng lưới vớt phytoplankton 
thu mẫu cho vào bình 500 mL và bảo quản nơi thoáng mát có ánh sáng. Mẫu tảo phù du sau đó 
được bảo quản ở 25 °C tại phòng thí nghiệm bộ môn Công nghệ tế bào thực vật – Viện Công 
nghệ sinh học và phân lập ngay trong ngày. 
Phân lập: Mẫu tảo được phân lập bằng phương pháp “Tách tế bào”. Tách từng tế bào 
riêng lẻ hay từng sợi và chuyển vào môi trường nuôi cấy vô trùng. 
Phân tích xác định loài: Phân loại dựa vào phương pháp so sánh hình thái theo hệ thống 
phân loại của Lee (1989) [11]. 
Nuôi cấy: Môi trường nuôi cấy là F/2 [8] có cải tiến. Thể tích dịch nuôi cấy là 100 mL. Mật 
độ tảo ban đầu khoảng 7×106–8×106 tế bào/mL. Chiếu sáng bằng đèn huỳnh quang với chu kỳ 
chiếu sáng là 12 giờ sáng: 12 giờ tối. Nhiệt độ được điều chỉnh trong khoảng 22–25°C bằng máy 
điều hòa nhiệt độ. 
Xác định mật độ tế bào 
Mật độ tế bào được xác định bằng phương pháp đếm tế bào bằng buồng đếm Sedgewick 
Rafter có dung tích 1 mL với 1000 ô đếm. Mẫu được đếm dưới kính hiển vi quang học với độ 
phóng đại 10 lần và 20 lần [1]. 
Mật độ tế bào được xác định bằng công thức (1) 
 Mật độ tế bào (tế bào/mL) = (1) 
trong đó C là số lượng tế bào đếm được; A là diện tích của mỗi ô; D là chiều cao mỗi ô (1 mm); 
F là số lượng ô được đếm 
Các phương pháp hóa sinh 
Protein theo được tách chiết theo phương pháp của Barbarino và Louren [1]. Định lượng 
protein bằng phương pháp Bradford [10]. Xác định hàm lượng lipid bằng phương pháp Soxhlet 
với hệ dung môi Chloroform:Methanol 2:1 (v/v) [10, 12]. Xác định hàm lượng carbohydrate 
bằng phương pháp Dubois [5]. 
Nguyễn Thị Thu Liên và CS. Tập 127, Số 3B, 2018 
100 
Xử lý số liệu 
Kết quả thí nghiệm được xử lý bằng Excel 2007 và phân tích Duncan's test bằng phần 
mềm SAS (p < 0,05). 
3 Kết quả và thảo luận 
3.1 Phân lập các chủng tảo Skeletonema costatum từ vùng ven biển Thừa Thiên Huế 
Từ hơn 60 mẫu tảo silic phù du thu được từ các điểm thu mẫu vùng ven biển Thừa Thiên 
Huế, chúng tôi đã tiến hành phân lập và nuôi cấy trên môi trường F/2. Kết quả đã phân lập 
được hơn 30 chủng tảo và duy trì được 15 chủng tảo silic Skeletonema costatum vào trong 
môi trường nuôi cấy nhân tạo. Danh sách các chủng và nguồn gốc của chúng được trình bày ở 
Bảng 1. 
 Phân loại: Ngành tảo silic-Bacillariophyta, Lớp Coscinodiscophyceae, Phân lớp 
Thalassiosirophycidae, Bộ Thalassiosirales, Họ Skeletonemataceae Lebour 1930, Chi Skeletonema 
Greville 1865, Loài Skeletonema costatum Cleve 1878 [11]. 
 Mô tả loài: Tế bào có dạng hình trụ hoặc gần hình cầu. Mặt vỏ tế bào thường lồi. Các tế 
bào nối nhau bằng các gai xung quanh mép mặt vỏ tạo thành chuỗi dạng sợi. Các gai thường 
mảnh, thẳng hoặc đôi khi xoắn nhẹ. Khoảng cách nối giữa 2 tế bào thường lớn hơn chiều cao 
tế bào. Tế bào có đường kính 8–15 µm, cao 4–12 µm (Hình 2). 
Đặc trưng hình thái của 15 chủng tảo phân lập được tóm tắt trong Bảng 1. Các chủng tảo 
nghiên cứu đều mang đặc điểm chung của loài. Số lượng tế bào trong chuỗi dao động trong 
khoảng 10–40 tế bào trong một chuỗi. Khoảng cách giữa các tế bào cũng dao động dài ngắn 
khác nhau tùy chủng. Đường kính tế bào dinh dưỡng dao động trong khoảng 5–22 µm, rộng 
nhất là chủng SKTA32, 20–22 µm, hẹp nhất là chủng SKTA22, 5–7 µm. Chiều cao của các tế bào 
cũng biến động và dao động trong khoảng 3–23 µm. Nội chất trong tế bào phân bố đều hoặc 
tập trung về phía vách tế bào. Nhìn chung, mặc dù cùng một loài nhưng hình thái của các 
chủng tảo phân lập được có sự biến động nhiều. Một số nghiên cứu cho rằng ở tảo silic, các yếu 
tố ngoại cảnh như nhiệt độ, quang kỳ, dinh dưỡng... và cả yếu tố nội tại như tốc độ phân bào có 
thể ảnh hưởng đến hình dạng tế bào và trạng thái kết chuỗi của tế bào [15]. 
Phân bố: Phá Tam Giang – Cầu Hai, đầm Lăng Cô tỉnh Thừa Thiên Huế [11]. 
Jos.hueuni.edu.vn Tập 127, Số 3B, 2018 
101 
Hình 2. Hình thái của 15 chủng tảo Skeletonema costatum phân lập được từ vùng ven biển 
tỉnh Thừa Thiên Huế 
Bảng 1. Đặc trưng hình thái và phân bố của các chủng tảo Skeletonema costatum phân lập 
từ vùng ven biển Thừa Thiên Huế 
Chủng Nguồn 
Hình 
dạng tế 
bào 
Tế 
bàoa 
Khoảng 
cáchb 
Đường 
kínhc 
Chiều 
caod 
Nội chấte 
SKTA12– 
S1 
Thuận An 
Oval hay 
hình trụ 
dài 
12–31 dài 15–20 10–16 
Phân bố đều trong 
tế bào 
SKTA13– 
S2 
Thuận An 
Hình trụ 
ngắn 
20–40 dài 9–11 9–11 
Tập trung ở vách 
tế bào 
SKTA21– 
S3 
Thuận An Trụ dài 12–20 Hẹp 9–10 20–23 
Tập trung ở vách 
tế bào 
SKTA22 
– S4 
Thuận An 
Hình trụ 
dài, nhỏ 
12–25 dài 5–7 7–11 
Tập trung ở vách 
tế bào 
SKTA31 
– S5 
Thuận An 
Hình cầu 
hay ellip 
20–30 Hẹp 10.0–10.5 7–11 
Phân bố đều trong 
tế bào 
SKTA32 
– S6 
Thuận An 
Hình trụ 
ngắn 
10–21 dài 20–22 7–8 
Phân bố đều trong 
tế bào 
SKTA41 
– S7 
Thuận An 
Oval hay 
trụ ngắn 
10–31 
Hẹp 
hoặc 
dài 
12–14 7–13 
Tập trung ở vách 
tế bào 
Nguyễn Thị Thu Liên và CS. Tập 127, Số 3B, 2018 
102 
Chủng Nguồn 
Hình 
dạng tế 
bào 
Tế 
bàoa 
Khoảng 
cáchb 
Đường 
kínhc 
Chiều 
caod 
Nội chấte 
SKVT11 
– S8 
Vinh 
Thanh 
Oval hay 
hình cầu 
15–25 dài 11–12 8–11 
Phân bố đều trong 
tế bào 
SKVT21 
– S9 
Vinh 
Thanh 
Oval 16–30 dài 9–11 4–10 
Phân bố đều trong 
tế bào 
SKVT31 
– S10 
Vinh 
Thanh 
Hình cầu 16–30 dài 7–8 6–12 
Phân bố đều trong 
tế bào 
SKCD11 
– S11 
Cảnh 
Dương 
Hình trụ 
ngắn và 
nhỏ 
15–40 dài 7–8 6–9 
Tập trung ở vách 
tế bào 
SKCD22 
– S12 
Cảnh 
Dương 
Hình trụ 
ngắn 
15–40 Hẹp 4–5 5–7 
Tập trung ở vách 
tế bào 
SKLC11 
– S13 
Lăng Cô 
Hình trụ 
ngắn 
10–25 Hẹp 10–11 3–6 
Phân bố đều trong 
tế bào 
SKLC22 
– S14 
Lăng Cô Hình cầu 20–40 dài 8–9 5–7 
Tập trung ở vách 
tế bào 
SKLC31 
– S15 
Lăng Cô 
Hình trụ 
ngắn 
20–40 Hẹp 8–10 5–9 
Tập trung ở vách 
tế bào 
a: số lượng tế bào trong chuỗi; b: khoảng cách nối giữa hai tế bào trong chuỗi; c: đường kính tế bào tính 
bằng µm; d: chiều cao của tế bào tính bằng µm; e: nội chất bên trong tế bào dinh dưỡng 
3.2 Đường cong sinh trưởng của các chủng tảo nghiên cứu khi nuôi trong môi trường F/2 
Việc xác định đường cong sinh trưởng được tiến hành ngay sau khi các chủng tảo được 
phân lập. Để xác định đường cong sinh trưởng, các chủng nghiên cứu đã được nuôi cấy trong 
môi trường F/2 ở các bình dung tích 500 mL chứa 200 mL môi trường dinh dưỡng với mật độ 
cấy chuyển là 1/10 (v/v). Mật độ tế bào được xác định sau 0, 2, 4, 6,, 14, 16 ngày nuôi cấy. 
Đường cong sinh trưởng được vẽ ra dựa vào sự biến động mật độ tế bào sau một thời gian nuôi 
cấy. 
Kết quả nghiên cứu thu được cho thấy mặc dù với mức độ tiếp giống như nhau, 
sinh trưởng và phát triển ở cùng một điều kiện nuôi cấy, nhưng mật độ tế bào của các chủng 
khác nhau ở các thời gian nuôi cấy như nhau là rất khác nhau (Hình 3A và 3B). So sánh sự 
sinh trưởng của các chủng tảo nghiên cứu chúng tôi nhận thấy: 
– Các chủng tảo phân lập được đều sinh trưởng và phát triển tốt trong môi trường F/2. 
Mật độ tế bào tăng chậm trong 4–6 ngày đầu nuôi cấy và sau đó tăng nhanh, đạt mật độ cực đại 
trong khoảng từ ngày 8 đến ngày 12. 
– Mật độ cực đại dao động từ 6,07×105 tb/mL đến 10,06×105 tb/mL; cao nhất là chủng S6, 
đạt cực đại ở ngày nuôi thứ 11 và mật độ 10,06×105 tb/mL; thấp nhất là chủng S10, đạt cực đại ở 
ngày thứ 10 và mật độ 6,07×105 tb/mL. 
Jos.hueuni.edu.vn Tập 127, Số 3B, 2018 
103 
– Các chủng tiềm năng sinh trưởng tốt là S1, S6 và S8 
Hình 3. Sự sinh trưởng của các chủng tảo nghiên cứu khi nuôi trong môi trường F/2. A: các chủng 
S1,2,3,4,5,6,7; B: các chủng S8,9,10,11,12,13,14,15 
3.3 Xác định một số thành phần dinh dưỡng trong sinh khối của các chủng tảo 
Skeletonema costatum nghiên cứu 
Thực tế chỉ một số lượng không lớn các chủng vi tảo được nuôi cấy thành công trong các 
trại giống dựa trên thực tiễn cân nhắc về tính sẵn có của chủng, dễ nuôi trồng, đặc trưng sinh lý 
của tế bào, thành phần dinh dưỡng, khả năng tiêu hóa và sự vắng mặt của các độc tố hoặc chất 
kích thích sinh trưởng khác [7]. Do đó, ngoài tiêu chí là sinh trưởng tốt, một số chỉ tiêu 
dinh dưỡng như hàm lượng protein, lipid và carbohydrate cũng là những thông số tham khảo 
dùng để lựa chọn các chủng tảo dùng làm thức ăn nuôi trồng thủy sản. Trong nghiên cứu này, 
các chủng tảo sau khi phân lập được tiến hành nuôi sinh khối để phân tích một số chỉ tiêu 
dinh dưỡng. 
Hàm lượng protein 
Trong cùng điều kiện, các chủng khác nhau kể cả các chủng có cùng một nguồn gốc thì 
hàm lượng protein trong sinh khối cũng không giống nhau (Hình 4). Hàm lượng protein trong 
Nguyễn Thị Thu Liên và CS. Tập 127, Số 3B, 2018 
104 
các chủng nghiên cứu dao động từ 4,75 % (ở chủng S10) đến 17,55 % (ở chủng S1) tổng sinh 
khối khô. Hàm lượng protein trong sinh khối tảo cũng không phụ thuộc vào nguồn gốc chủng. 
Các chủng tiềm năng được lựa chọn gồm S1, S2, S4, S5, S9, S14 và S15 có hàm lượng protein 
dao động trong khoảng 12–17 % (Hình 4). 
Hình 4. Hàm lượng protein trong sinh khối khô các chủng tảo nghiên cứu 
Hàm lượng lipid 
Mặc dù được nuôi trong cùng điều kiện, các chủng khác nhau thì có hàm lượng lipid 
trong sinh khối không giống nhau (Hình 5). Các chủng trong cùng một nguồn gốc thu mẫu 
cũng không giống nhau về hàm lượng lipid. Hàm lượng lipid trong các chủng nghiên cứu dao 
động từ 2,91 % (chủng S4) đến 10,83 % (chủng S1) tổng sinh khối. Các chủng tiềm năng được 
lựa chọn gồm S1, S2, S13 và S15 với hàm lượng lipid trong khoảng 8,94–10,25 %. 
Hình 5. Hàm lượng lipid trong sinh khối khô các chủng tảo nghiên cứu 
Chủng 
Chủng 
Jos.hueuni.edu.vn Tập 127, Số 3B, 2018 
105 
Hàm lượng carbohydrate 
Các chủng có hàm lượng carbohydrate trong sinh khối cũng không giống nhau, dao động 
trong khoảng từ 3,8 % (chủng S7) đến 8,09 % (chủng S10) (Hình 6). 
Hình 6. Hàm lượng carbohydrate trong sinh khối khô các chủng tảo nghiên cứu 
Vi tảo đóng vai trò quan trọng trong nuôi trồng thuỷ sản như là một phương tiện để làm 
giàu động vật phù du để làm thức ăn cho ấu trùng tôm cá và một số nhóm động vật thuỷ sản 
khác. Nhu cầu thức ăn của các loài động vật ăn tảo phụ thuộc vào thành phần sinh hoá của các 
loài tảo. Do vậy mà việc xác định thành phần sinh hoá là việc làm cần thiết để chọn lựa các loài 
vi tảo với mục đích dùng làm thức ăn. Hàm lượng lipid, protein và carbohydrate của các loài 
vi tảo là một trong những lý do chính để lựa chọn những loài để dùng vào mục đích làm nguồn 
thức ăn cho nuôi trồng thuỷ sản. 
Mặc dù có sự khác biệt đáng kể về thành phần của các lớp và loài vi tảo, protein luôn là 
thành phần hữu cơ chính, sau đó là lipid và carbohydrate. Hàm lượng protein, lipid và 
carbohydrate của các loài vi tảo lần lượt là 12–35 %, 7,2–23 % và 4,6–23 % theo khối lượng khô. 
Vi tảo silic Skeletonema costatum được biết có hàm lượng dinh dưỡng phù hợp đối với một số 
loài ấu trùng thuỷ sản với giá trị protein, lipid và carbohydrate lần lượt là 25 %, 10 % và 4,6 % 
[2]. Một nghiên cứu xác định hàm lượng dinh dưỡng của tảo Skeletonema costatum phân lập từ 
vùng ven bờ Tây Nam Ấn Độ cũng cho thấy thành phần dinh dưỡng bào gồm protein 12,12 %; 
lipid 1,56 % và carbohydrate 5,94 % trọng lượng khô [9]. Trong nghiên cứu này, hàm lượng các 
chất trong sinh khối các chủng vi tảo biến động nhiều. Một số chủng thể hiện chất lượng kém 
với thành phần sinh hoá đạt dưới ngưỡng trung bình. Một số chủng đạt ngưỡng trung bình 
như S1, S2, S9, S14 và S15, với mức protein và lipid dao động trong khoảng 12–17,5 %; 
7–10,8 % sinh khối khô. Như vậy, một số chủng phân lập được có hàm lượng dinh dưỡng đạt 
ngưỡng trung bình của loài. 
Chủng 
Nguyễn Thị Thu Liên và CS. Tập 127, Số 3B, 2018 
106 
4 Kết luận 
Trong nghiên cứu này, 15 chủng tảo silic Skeletonema costatum đã được phân lập từ vùng 
nghiên cứu và được đưa vào nhân nuôi thành công trong môi trường nhân tạo (môi trường F/2, 
điều kiện phòng thí nghiệm). Các chủng tảo Skeletonem costatum phân lập từ vùng biển ven bờ 
Thừa Thiên Huế có khả năng sinh trưởng khá đồng nhất. Một số chủng có tốc độ sinh trưởng 
cao (xét về mật độ sinh trưởng cực đại) được kể đến đó là chủng SKVT21, SKTA41, SKTA12 và 
nhóm các chủng SKLC31, SKLC22 và SKCD22. 
Trong điều kiện thí nghiệm ban đầu, các chủng tảo phân lập được có hàm lượng protein, 
lipid và carbohydrate được xác định nằm trong khoảng trung bình đối với các chủng trong 
cùng một loài. Vì vậy, cần có nghiên cứu tối ưu hoá điều kiện nuôi cấy để tăng cường chất 
lượng sinh khối. Dựa vào kết quả phân tích sinh hoá ban đầu, kết hợp với khảo sát tốc độ sinh 
trưởng, chúng tôi đã chọn ra được một số chủng tảo tiềm năng để phát triển nghiên cứu tiếp 
theo, đó là SKTA12, SKTA13, SKVT21, SKLC22 và SKLC31. 
Lời cảm ơn 
Đây là kết quả của đề tài khoa học và công nghệ cấp tỉnh được ngân sách nhà nước tỉnh 
Thừa Thiên Huế đầu tư (tên đề tài “Nghiên cứu quy trình sản xuất sinh khối tảo silic Skeletonema 
costatum tại Thừa Thiên Huế”, mã số TTH.2016-KC.05). 
Tài liệu tham khảo 
1. Barbarino E., Lourenço S. O. (2005), An evaluation of methods for extraction and 
quantification of protein from marine macro- and microalgae, Journal of Applied Phycology, 
17(5), 447–460. 
2. Brown M. R. (1991), The amino-acid and sugar composition of 16 species of microalgae 
used in mariculture, Journal of Experimental Marine Biology and Ecology, 145(1), 79–99. 
3. Brown M. R. (2002), Nutritional value and use of microalgae in aquaculture, Avances en 
Nutrición Acuícola VI, Memorias del VI Simposium Internacional de Nutrición Acuícola 3, 
281–292. 
4. Lê Viễn Chí (1996), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học công nghệ nuôi tảo Silic S. 
costatum (Grevilei) Cleve làm thức ăn cho ấu trùng tôm biển, Luận án Phó Tiến Sĩ, Viện 
nghiên cứu hải sản Hải Phòng. 
5. DuBois M., Gilles K. A., Hamilton J. K., Rebers P. A., Smith F. (1956), Colorimetric Method 
for Determination of Sugars and Related Substances, Analytical Chemistry 28(3), 350–356. 
Jos.hueuni.edu.vn Tập 127, Số 3B, 2018 
107 
6. Falkowski P. G., Katz M. E., Knoll A. H., Quigg A., Raven J. A., Schofield O., Taylor F. J. R. 
(2004), The Evolution of Modern Eukaryotic Phytoplankton. Science, 305(5682): 354. 
7. Guedes A. C., Malcata F. X. (2012), Nutritional Value and Uses of Microalgae in Aquaculture in 
Muchlisin ZA, ed. Aquaculture, 59–78. 
8. Guillard R. R. L. (1975), Culture of Phytoplankton for Feeding Marine Invertebrates in Smith W. 
L., Chanley M. H., eds. Culture of Marine Invertebrate Animals: Proceedings-1st Conference on 
Culture of Marine Invertebrate Animals Greenport, Springer US, Boston, MA: 29–60. 
9. Kumar C. S., Prabu V. A. (2015), Nutritional value of Skeletonema costatum (Cleve, 1873) 
from Parangipettal, Southeast coast of India, International Journal of Pharmaceutical Sciences 
and Research, 6(8), 3463–3466. 
10. Nguyễn Văn Mùi (2001), Hóa Sinh học, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội. 
11. Tôn Thất Pháp, Lương Quang Đốc, Mai Văn Phô, Lê Thị Trễ, Phan Thị Thúy Hằng, Nguyễn 
Văn Hoàng, Võ Văn Dũng, Hoàng Công Tín, Trương Thị Hiếu Thảo (2009), Đa dạng sinh học 
ở phá Tam Giang - Cầu Hai tỉnh Thừa Thiên Huế, Nxb. Đại học Huế. 
12. Rekha V., Gurusamy R., Santhanam P., Devi A. S., Ananth S. (2012), Culture and biofuel 
production efficiency of marine microalgae Chlorella marina and Skeletonema cosatum. 
Indian Journal of Geo-Marine Sciences, 41(2), 152–158. 
13. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế (2011), Thông tin về nuôi trồng 
và khai thác thủy sản tại vùng bờ Thừa Thiên Huế, Thừa Thiên Huế. 
14. Đặng Thị Sy (2005), Tảo học, Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội. 
15. Takabayashi M., Lew K., Johnson A., Marchi A. L., Dugdale R., Wilkerson F. P. (2006), The 
effect of nutrient availability and temperature on chain length of the diatom, Skeletonema 
costatum, Journal of Plankton Research, 28(9), 831–840. 
Nguyễn Thị Thu Liên và CS. Tập 127, Số 3B, 2018 
108 
ISOLATION AND SELECTION OF SOME Skeletonema costatum 
STRAINS FROM THUA THIEN HUE COASTAL ZONE FOR 
AQUACULTURAL FEED 
Nguyen Thi Thu Lien*, Nguyen Hong Son, Hoang Tan Quang, Le Thi Tuyet Nhan 
HU – Institute of Biotechnology, Road 10, Phu Vang, Thua Thien Hue, Vietnam 
Abstract: Skeletonema costatum is one of the most common diatoms used for aquacultural feed. 
In this study, 15 Skeletonema costatum species were isolated from Thua Thien Hue province and 
successfully cultured in an artificial medium (F/2 medium, laboratory conditions). The growth 
rate was relatively similar. The strains with high growth rates were S9 (SKVT21), S7 (SKTA41), 
S1 (SKTA12), S15 (SKLC31), S14 (SKLC22) and S12 (SKCD22). Under initial experimental 
conditions, the protein, lipid and carbohydrate content was acceptable – in the medium range of 
the strains of the same species. Based on the results of the initial biochemical and growth 
analysis, the potential strains, namely S1, S2, S9, S14, and S15 were chosen for further studies. 
Keywords: Skeletonema costatum, diatom, aquacultural feed, Thua Thien Hue 

File đính kèm:

  • pdfphan_lap_va_tuyen_chon_mot_so_chung_tao_silic_skeletonema_co.pdf