Phân lập và thử nghiệm khả năng xử lý nitrit trong nước rỉ rác của vi khuẩn Nitrobacter sp.

Tóm tắt

Nước rỉ rác trong các xí nghiệp xử lý chất thải rắn luôn chứa một hàm lượng lớn nitơ ở

dạng NO2. Chất này là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe và môi

trường. Từ bùn thải của bể xử lý sinh học lấy từ Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Bình

Dương, chúng tôi phân lập được 03 chủng Nitrobacter spp. Trong đó, chủng Nitrobacter NB1

có khả năng xử lý nitrit hiệu quả nhất. Trên môi trường Winogradsy có nồng độ muối thay đổi

từ 5 – 25‰, hiệu suất xử lý nitrit sau 24 giờ của chủng này đạt từ 97.63 - 97.92%. Ở nồng độ

tối thiểu 103 tế bào/ ml môi trường, chủng này có hiệu suất xử lý nitrit đạt đến 99.79% sau 24

giờ. Khi thử nghiệm với nước rỉ rác ở quy mô phòng thí nghiệm, khả năng xử lý nitrit chủng

Nitrobacter NB1 đạt 67.77% sau 4 giờ.

pdf 7 trang phuongnguyen 10300
Bạn đang xem tài liệu "Phân lập và thử nghiệm khả năng xử lý nitrit trong nước rỉ rác của vi khuẩn Nitrobacter sp.", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phân lập và thử nghiệm khả năng xử lý nitrit trong nước rỉ rác của vi khuẩn Nitrobacter sp.

Phân lập và thử nghiệm khả năng xử lý nitrit trong nước rỉ rác của vi khuẩn Nitrobacter sp.
Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 3(34)-2017 
55 
PHÂN LẬP VÀ THỬ NGHIỆM KHẢ NĂNG XỬ LÝ NITRIT 
TRONG NƯỚC RỈ RÁC CỦA VI KHUẨN NITROBACTER SP. 
Trần Ngọc Hùng(1), Huỳnh Thị Kim Trang(1) 
(1)Trường Đại học Thủ Dầu Một 
Ngày nhận 16/4/2017; Ngày gửi phản biện 2/5/2017; Chấp nhận đăng 30/7/2017 
Email: gnuh1423@yahoo.com 
Tóm tắt 
Nước rỉ rác trong các xí nghiệp xử lý chất thải rắn luôn chứa một hàm lượng lớn nitơ ở 
dạng NO2. Chất này là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe và môi 
trường. Từ bùn thải của bể xử lý sinh học lấy từ Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Bình 
Dương, chúng tôi phân lập được 03 chủng Nitrobacter spp. Trong đó, chủng Nitrobacter NB1 
có khả năng xử lý nitrit hiệu quả nhất. Trên môi trường Winogradsy có nồng độ muối thay đổi 
từ 5 – 25‰, hiệu suất xử lý nitrit sau 24 giờ của chủng này đạt từ 97.63 - 97.92%. Ở nồng độ 
tối thiểu 103 tế bào/ ml môi trường, chủng này có hiệu suất xử lý nitrit đạt đến 99.79% sau 24 
giờ. Khi thử nghiệm với nước rỉ rác ở quy mô phòng thí nghiệm, khả năng xử lý nitrit chủng 
Nitrobacter NB1 đạt 67.77% sau 4 giờ. 
Key word: Nitrobacter sp., xử lý, nước rỉ rác, nồng độ muối 
Abstract 
ISOLATING AND EXPERIMENT ON CAPABILITY TO TREAT NITRIT IN THE 
LEACHATE FROM THE LANDFILL OF NITROBACTER SP. 
The leachate from the landfill in solid waste treatment plants always contain a large 
amount of nitrogen in the form of NO2. This substance causes many problems in health and the 
environment. Three Nitrobacter spp. isolates were isolated from the sludge of the biological 
treatment tank taken from the Nam Binh Duong Solid Waste Treatment Complex. Of these, the 
Nitrobacter NB1 strain has the most effective nitrite treatment. On Winogradsy medium that 
contains the salt concentration varies from 5 to 25‰, the nitrite treatment efficiency after 24 
hours of this strain is from 97.63 to 97.92%. At a minimum density of 103 cells/ml medium, this 
strain has a nitrite treatment efficiency of 99.79% after 24 hours. When tested with landfill 
leachate at laboratory scale, the nitrite treatment ability of the Nitrobacter NB1 strain achieved 
67.77% after 4 hours. 
1. Đặt vấn đề 
Nitrit (NO2
-) là chất có độc tính đối với sinh vật và con người. Khi vào cơ thể con người, 
ở một hàm lượng nhỏ, nitrit có thể kết hợp với các amino acid tạo thành nhóm chất 
nitrosamine-1, là tiền chất gây ung thư. Đối với sinh vật thủy sinh, hàm lượng nitrit cao trong 
nước sẽ dẫn tình trạng thiếu oxy, và tác động đến nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể[3]. 
Trong nước thải nói chung và nước rỉ rác nói riêng, nitơ tồn tại dạng amoni, nitrit và nitrat. Tùy 
Trần Ngọc Hùng... Phân lập và thử nghiệm khả năng xủ lý... 
56 
theo mức độ có mặt của các hợp chất nitơ mà ta có thể biết được mức độ ô nhiễm nguồn nước. 
Khi nước mới bị nhiễm bẩn bởi phân bón hoặc nước thải, trong nguồn nước có NH3, NO2
- và 
NO3
-. Sau một thời gian NH3 và NO2
- bị oxy hóa thành NO3
-. Như vậy, nếu nước chứa NH3 và 
nitơ hữu cơ thì coi như nước mới bị nhiễm bẩn và nguy hiểm, nếu nước chủ yếu có NO2
- thì 
nước đã bị ô nhiễm thời gian dài hơn, còn nếu nước chủ yếu là NO3
- thì quá trình oxy hóa đã kết 
thúc. Ở điều kiện yếm khí, NO3
- sẽ bị khử thành N2
[3,5]. Trong quá trình xử lý nước thải bằng 
phương pháp sinh học hiếu khí, NH3 sẽ được chuyển thành nitrit và nitrat nhờ các loại vi khuẩn 
Nitrosomonas và Nitrobacter. Nitrobacter trong bùn sẽ chuyển hóa NO2
- trong nước thành NO3
-
. Khi bổ sung chủng Nitrobacter vào quy trình xử lý nước thải sẽ giúp chuyển hóa nhanh lượng 
NO2
- thành NO3
-. Khi môi trường thiếu oxy, các loại vi khuẩn khử nitrat Denitrificans sử dụng 
NO3
- để oxy hóa thành chất hữu cơ. Nitơ phân tử N2 tạo thành trong quá trình này sẽ thoát ra 
khỏi nước[3,5,6]. Qua đó có thể thấy được vai trò to lớn của Nitrobacter trong việc loại bỏ NH3 
và NO2
- trong nước thải. Chính vì những thực tế trên, tôi thực hiện đề tài: “Phân lập và thử 
nghiệm khả năng xử lý nitrit trong nước rỉ rác của vi khuẩn Nitrobacter sp. ” 
2. Vật liệu và phương pháp 
Vật liệu và các loại môi trường dùng trong nghiên cứu: Bùn thải từ bể xử lý sinh học 
của Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Bình Dương. Nước rỉ rác thu nhận ở bể xử lý sinh học 
của Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Bình Dương. Môi trường phân lập vi khuẩn Nitrobacter 
sp. (Môi trường Winogradsky - MT1)[7]: NaNO2 2g; MgSO4.7H2O 0,5g; FeSO4.7H2O 0,03g; 
NaCl 0,3g; Na2CO3 1g; K2HPO4 1g; agar 20g; Nước cất vừa đủ 1 lít. pH 7,3. 
Phương pháp nghiên cứu 
Phương pháp phân lập vi khuẩn Nitrobater sp.[1,7]: Các mẫu bùn được cấy vào môi 
trường Winogradsky. Sau 2; 4; 6 và 8 ngày, xác định hàm lượng NO2 trong môi trường bằng 
thuốc thử Griess. Các mẫu bùn có khả năng làm giảm lượng NO2 được pha loãng theo hệ số 
thập phân và phân lập trên môi trường Winogradsky có bổ sung 2% agar bằng phương pháp trải 
đĩa. Thu nhận các khuẩn lạc riêng rẽ và kiểm tra lại khả năng nitrat hóa trên môi trường 
Winogradsky. 
Phương pháp nhuộm Gram[1]: Dựa vào sự khác biệt giữa vách tế bào vi khuẩn Gram (+) 
và Gram (-). Vi khuẩn Gram (+) có vách peptidoglican hoạt động như một hàng rào thẩm thấu 
ngăn cản sự thất thoát của tím kết tinh. Ban đầu, vi khuẩn được nhuộm bằng tím kết tinh và xử 
lý iod để tăng độ giữ màu. Sau đó, vết bôi được tẩy màu bằng cồn làm cho các lỗ của lớp 
peptidoglican dày lại. Do vậy phức chất tím kết tinh và iod được giữ lại, vi khuẩn có màu tím. 
Peptidoglican ở vi khuẩn Gram (-) rất mỏng, ít liên kết chéo và có lỗ lớn. Việc xử lý bằng cồn 
có thể loại lipid khỏi vách Gram (-) đủ để làm tăng hơn kích thước của lỗ. Do vậy, ở bước rửa 
bằng cồn đã loại bỏ phức chất màu tím của tím kết tinh - iod. Khi nhuộm lại bằng safarin thì vi 
khuẩn Gram (-) có màu hồng. 
Phương pháp xác định hàm lượng NO2
-[2,7]: Hàm lượng NO2
- được xác định dựa vào 
phản ứng màu của ion NO2
- với thuốc thử Griess. Hỗn hợp phản ứng gồm 4 ml dung dịch mẫu 
nghiên cứu đã được pha loãng với tỷ lệ thích hợp, 1 ml dung dịch Griess 1, 2 ml dung dịch 
Griess 2, lắc đều và để yên trong 10 phút. Cường độ màu hồng tỷ lệ với hàm lượng NO2
- trong 
dung dịch. Đo mật độ quang ở bước sóng 520 nm và xác định hàm lượng NO2
- trong dung dịch 
thông qua đường chuẩn. 
Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 3(34)-2017 
57 
Bố trí thí nghiệm 
Phân lập chủng vi khuẩn Nitrobacter sp.: 1ml bùn được cấy vào 100 ml môi trường 
Winogradsky. Sau 2; 4; 6 và 8 ngày, xác định hàm lượng NO2 trong môi trường bằng thuốc thử 
Griess. Mẫu bùn có khả năng làm giảm lượng NO2 được pha loãng theo hệ số thập phân và trải 
đĩa trên môi trường Winogradsky. Thu nhận các khuẩn lạc riêng rẽ và kiểm tra lại khả năng 
nitrat hóa trên môi trường Winogradsky lỏng. Các khuẩn lạc có khả năng nitrat hóa được làm 
thuần và kiểm tra hình thái tế bào bằng phương pháp nhuộm Gram. 
Khảo sát ảnh hưởng của độ mặn lên khả năng xử lý nitrit: Độ mặn NaCl là một yếu tố sinh 
thái ảnh hưởng nhiều đến khả năng sinh trưởng của các vi sinh vật. Các chủng có hiệu suất xử lý 
nitrit cao được thử nghiệm khả năng xử lý nitrit trong các môi trường Winogradsky có bổ sung 
NaCl với các nồng độ 5; 10; 15; 20 và 25 ‰. Bình đối chứng được tiến hành trong cùng điều kiện 
nhưng không bổ sung vi khuẩn. Đánh giá hiệu xuất xử lý nitrit sau 24 giờ nuôi cấy lắc. 
H (%) = ([NO2
-]ĐC - [NO2
-]TN) / [NO2
-]ĐC x 100 
Khảo sát ảnh hưởng của mật độ lên khả năng xử lý nitrit: Chủng Nitrobacter sp. được 
chọn lọc từ thí nghiệm trước được nuôi cấy lắc trên môi trường Winogradsky và xác định mật 
độ tế bào bằng phương pháp đếm khuẩn lạc. Pha loãng chủng với tỷ lệ thích hợp và bổ sung 1 
ml dịch nuôi cấy vào môi trường sao cho mật độ Nitrobacter sp. trong môi trường đạt 101; 102; 
103; 104; 105; 106 và 107 CFU/ml. Bình đối chứng được tiến hành trong cùng điều kiện nhưng 
không bổ sung vi khuẩn. Đánh giá hiệu xuất xử lý nitrit sau 24 giờ nuôi cấy lắc 
Thử nghiệm khả năng xử lý nitrit trong nước rỉ rác của chủng Nitrobacter sp. chọn lọc: 
Nước rỉ rác ở giai đoạn sau xử lý sinh học được cho vào các bình nhựa dung tích 20 lít. Mỗi 
bình thí nghiệm chứa 15 lít nước thải, được sục khí liên tục trong suốt thời gian thí nghiệm. pH 
của hệ thống được duy trì trong khoảng 7.0 – 7.5. Chủng vi khuẩn Nitrobacter sp. chọn lọc sau 
thời gian tăng sinh 24 giờ trong môi trường Winogradsky được pha loãng đến mật độ thích hợp 
và bổ sung vào các bình thí nghiệm. Đánh giá hiệu suất xử lý NO2
- trong các bình thí nghiệm 
sau 0; 2 và 4 giờ, tương ứng với thời gian của một chu kì phản ứng trong hệ thống ASBR. Bình 
đối chứng cũng được xử lý trong cùng điều kiện nhưng không bổ sung chủng Nitrobacter sp. 
Xử lý thống kê: Các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm được tiến hành lặp lại ít nhất 3 
lần và phân tích ANOVA bằng phần mềm Stagraphic Centurion XV. 
3. Kết quả nghiên cứu 
3.1. Phân lập vi khuẩn Nitrobacter sp. 
Biểu đồ 1. Khả năng xử lý nitrit của các vi 
sinh vật trong mẫu bùn thải 
Mẫu bùn được cấy vào môi trường 
Winogradsky. Sau 6 ngày, các chủng vi sinh 
vật trong mẫu bùn có khả năng làm giảm 
lượng NO2 trong môi trường Winogradsky từ 
1335.98 xuống còn 598.2 mg/l NO2. Từ ngày 
thứ 6 trở đi, khả năng xử lý NO2 giảm không 
đáng kể. 
Trần Ngọc Hùng... Phân lập và thử nghiệm khả năng xủ lý... 
58 
Sử dụng dịch tăng sinh sau 6 ngày, chúng tôi đã phân lập được 05 chủng, kí hiệu là NB1; 
NB2, NB3, NB4 và NB5. Các chủng vi khuẩn này tiếp tục được thử nghiệm khả năng xử lý 
NO2
- trên môi trường Winogradsky. Hàm lượng NO2
- trong được thể hiện trong bảng 1. 
Chủng 
Thời gian nuôi cấy 
0 giờ 24 giờ 48 giờ 72 giờ 
NB1 121.12 ± 2.89 0.18 ± 0.05 0.17 ± 0.06 0.20 ± 0.06 
NB2 115.83 ± 2.80 3.27 ± 1.20 0.33 ± 0.09 0.30 ± 0.09 
NB3 118.10 ± 1.89 126.3 ± 0.05 125.6 ± 0.16 125.2 ± 0.44 
NB4 119.30 ± 1.90 124.7 ± 0.38 120.4 ± 0.11 122.9 ± 0.33 
 NB5 118.86 ± 2.00 1.83 ± 0.63 0.12 ± 0.01 0.12 ± 0.01 
Bảng 1. Khả năng xử lý nitrit của các chủng vi khuẩn phân lập từ mẫu bùn 
 Sau 24 giờ nuôi cấy lắc, các chủng NB1, 
NB2 và NB5 có khả năng xử lý nitrit rất tốt, 
hàm lượng nitrit giảm từ 121.12 xuống còn 
0.18 mg/l đối với NB1; 115 xuống còn 3.27 
đối với NB2 và từ 118.86 xuống còn 1.83 mg/l 
đối với NB5. Hai chủng NB3 và NB4 không 
có khả năng xử lý nitrit. Hàm lượng NO2 
không thay đổi nhiều sau 72 giờ nuôi cấy lắc. 
Hình ảnh nhuộm Gram cho thấy cả ba chủng 
NB1, NB2 và NB5 đều thuộc nhóm vi khuẩn 
Gram (-) và có dạng hình que (hình 1). 
Biểu đồ 2. Khả năng xử lý nitrit của các 
chủng vi khuẩn phân lập có hiệu suất cao 
Theo các kết quả nghiên cứu trước đây 
đã công bố như của tác giả Trần Liên Hà 
(2007)[2], Phạm thị Tuyết Ngân (2012)[4], Đào 
Thị Hồng Vân (2012)[5] hay mô tả về hình thái 
chi Nitrobacter của Eva Spieck (2005)[6], 
chúng tôi bước đầu kết luận các chủng NB1, 
NB2 và NB5 thuộc chi Nitrobacter. Hai chủng 
NB1 và NB5 có hiệu quả xử lý nitrit mạnh 
nhất sau 24 giờ, do đó, chúng tôi sử dụng hai 
chủng này cho các khảo sát tiếp theo. 
Hình 1. Hình thái nhuộm Gram của các chủng 
khi quan sát ở vật kính X100 chủng NB1. 
121.12 
115.83 
118.86 
Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 3(34)-2017 
59 
Hình 2. Hình thái nhuộm Gram của các 
chủng khi quan sát ở vật kính X100 chủng 
NB5 
3.2. Ảnh hưởng của độ mặn lên khả 
năng xử lý nitrit của chủng Nitrobacter sp. 
Trong giới hạn khảo sát, việc thay đổi 
hàm lượng NaCl của môi trường nuôi cấy từ 
5 đến 25 ‰, không làm ảnh hưởng đến khả 
năng xử lí nitrit của cả hai chủng NB1 và 
NB5. Các chủng Nitrobacter sp. này vẫn 
sinh trưởng mạnh trong môi trường nuôi 
cấy, hiệu xuất xử lý NO2
- đạt trong khoảng 
97.08 – 97.92% sau 24 giờ. Khả năng phát 
triển mạnh trên môi trường có nồng độ muối 
cao mở ra nhiều tiềm năng ứng dụng cho các 
chủng NB1 và NB5. 
 Các chủng Nitrobacter sp. này không 
chỉ được sử dụng để xử lí nitrit trong nước 
thải mà còn có thể dùng để kiểm soát hàm 
lượng khí NO2
- trong các ao nuôi trồng thủy 
sản, nhất là trong tình trạng khí hậu biến đổi 
thất thường như hiện nay. 
Chủng Nitrobacter NB1 có khả năng 
sinh trưởng mạnh và xử lý nitrit rất tốt, ngay 
cả khi môi trường chứa có độ mặn lên đến 
15‰, khác biệt về mặt thống kê so với các 
nghiệm thức khác ở độ tin cậy 95%. Do đó, 
chúng tôi chọn chủng Nitrobacter NB1 để 
khảo sát khả năng xử lý nitrit ở các mật độ 
khác nhau. 
Biểu đồ 3. Ảnh hưởng của độ mặn lên hiệu suất xử 
lý nitrit của chủng Nitrobacter sp. chọn lọc 
3.3. Ảnh hưởng của mật độ chủng Nitrobacter sp. lên khả năng xử lý nitrit. 
Khảo sát mật độ của chủng Nitrobacter NB1 trên môi trường Winogradsky sau 24 giờ 
nuôi cấy lắc, mật độ chủng đạt 4.8 ± 2.0 x 109 CFU/ml. Chúng tôi pha loãng chủng với tỷ lệ 
thích hợp và bổ sung vào các môi trường Winogradsky có chứa NO2 với hàm lượng 119.5 ± 3.5 
mg/l (bình đối chứng không bổ sung chủng NB1). Mật độ chủng NB1 giữa các nghiệm thức 
thay đổi từ 101; 102; 103; 104; 105; 106; 107 và 108 tế bào/ ml môi trường. Sau 24 giờ lắc, hàm 
lượng nitrit trong các nghiệm thức được thể hiện như trong biểu đồ 4. 
Kết quả cho thấy, khi gia tăng mật độ chủng Nitrobacter NB1 từ 103 - 108 tế bào/ ml môi 
trường, chủng có khả năng xử lý NO2 rất tốt, hàm lượng nitrit giảm mạnh từ 119.5 mg/l ở 
nghiệm thức đối chứng (không thể hiện trong biểu đồ) xuống còn khoảng 0.16 – 0.37 mg/l, 
B 
Trần Ngọc Hùng... Phân lập và thử nghiệm khả năng xủ lý... 
60 
phân tích thống kê cho thấy giữa các nghiệm thức không có sự khác biệt ở độ tin cây 95%. Khi 
xử lý ở mật độ 101 và 102 tế bào/ ml môi trường, hàm lượng nitrit giảm còn lần lượt 9.87 và 
0.55 mg/l, khác biệt ở độ tin cây 95% so với các nghiệm thức còn lại. Để đạt được hiệu quả 
kinh tế, chúng ta có thể sử dụng chế phẩm ở mật độ 103 tế bào/ ml môi trường, tương đương 
khoảng 1 lit chế phẩm (mật độ 109 CFU/ml) cho 1000 m3 môi trường cần xử lý. 
Biểu đồ 4. Ảnh hưởng của mật độ chủng 
Nitrobacter NB1 đến khả năng xử lý nitrit 
Biểu đồ 5. Khả năng xử lý nitrit trong nước rỉ 
rác của chế phẩm Nitrobacter NB1 thử 
nghiệm 
3.4. Thử nghiệm khả năng xử lý nitrit trong nước rỉ rác của chủng Nitrobacter sp. chọn lọc 
Chúng tôi thử nghiệm bổ sung dịch tăng sinh chủng Nitrobacter NB1 vào nước rỉ rác sau 
bể xử lý sinh học, mật độ chủng trong các nghiệm thức thay đổi từ 102; 103; 104 và 105 tế bào/ 
ml môi trường xử lý. Hiệu suất xử lý của các nghiệm thức được đánh giá sau 2 giờ và 4 giờ. 
Kết quả thí nghiệm thể hiện trong biểu đồ 5. 
Hiệu quả xử lý nitrit của chủng Nitrobacter NB1 tăng dần theo thời gian và mật độ chủng 
giống bổ sung. Ở mật độ 105 tế bào/ ml nước thải, chủng NB1 có khả năng xử lý nitrit đạt hiệu 
suất 43.13 % sau 2 giờ và 67.77 % sau 4 giờ. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả xử lý này cần 
phải bổ sung vào môi trường một lượng lớn chế phẩm (chế phẩm có mật độ tối thiểu 109 
CFU/ml) , tương đương khoảng 10 lít/ 100 m3 nước rỉ rác. Ở mật độ 104 tế bào/ ml nước thải, 
hiệu suất xử lý NO2 của chủng đạt 45.16% sau 4 giờ, khác biệt về mặt thống kê ở mức 95% so 
với kết quả thu được ở các nghiệm thức khác trong cùng thời gian xử lý. Kết quả này bước đầu 
cho thấy, chúng ta có thể bổ sung chế phẩm chứa chủng Nitrobacter NB1 vào hệ thống ASBR 
hoặc xử lý chủng Nitrobacter NB1 sau giai đoạn ASBR với liều lượng 1 lít chế phẩm/ 100 m3 
nước rỉ rác. Điều này có thể giúp giảm hàm lượng NO2 trong nước rỉ rác, tạo điều kiện xử lý 
triệt để chất này trong các tiếp theo của hệ thống. 
4. Kết luận 
Từ bùn thải của bể xử lý sinh học lấy từ Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Bình 
Dương, chúng tôi phân lập được 03 chủng Nitrobacter spp., được kí hiệu là NB1, NB2 và NB5. 
Trên môi trường Winogradsky có bổ sung 2g NaNO2, các chủng NB1, NB2 và NB5 có khả 
10
5
 10
4
 10
3
 10
2
 10
1
 10
2
 10
3
 10
4
 10
5
 10
6
 10
7
 10
8
Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 3(34)-2017 
61 
năng xử lý NO2 mạnh, với hiệu suất xử lý sau 24 giờ lần lượt đạt 99.85 ; 97.15 và 98,44%. 
Chủng Nitrobacter NB1 và NB5 thích nghi tốt trong môi trường Winogradsy có nồng độ muối 
thay đổi từ 5 – 25‰, hiệu suất xử lý nitrit sau 24 giờ của hai chủng này đạt từ 97.08 đến 
97.92%. Trên môi trường Winogradsky, chủng Nitrobacter NB1 có hiệu suất xử lý nitrit đạt 
99,79% ở nồng độ tối thiểu 103 tế bào/ ml môi trường. Khi thử nghiệm với nước rỉ rác ở quy 
mô phòng thí nghiệm, chủng NB1 có hiệu suất xử lý nitrit đạt 67.77% sau 4 giờ. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Vũ Thị Minh Đức (2001), Thực tập vi sinh vật học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 
[2] Trần Liên Hà, Phạm Tuấn Anh, Nguyễn Thị Thanh (2007), Phân lập và tuyển chọn các chủng 
vi khuẩn nitrat hóa và ứng dụng trong xử lý nước hồ ô nhiễm, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, 
Tập 45, Số 3, Trang 95 – 100. 
[3] Lê Thái Hà (2015), Nitrit và nitrat trong nước, Viện Sức khỏe Nghề nghiệp và Môi trường. 
[4] Phạm Thị Tuyết Ngân (2012), Nghiên cứu quần thể vi khuẩn chuyển hoá đạm trong bùn đáy ao 
nuôi tôm sú (Penaeus monodon), Luận án tiến sĩ thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ. 
[5] Đào Thị Hồng Vân (2012), Nghiên cứu tạo chế phẩm vi sinh vật bản địa nhằm xử lý nước thải 
sinh hoạt đô thị Hà Nội, Luận án tiến sĩ ngành Công nghệ sinh học thực phẩm, Trường Đại học 
Bách khoa Hà Nội. 
[6] Eva Spieck, Eberhard Bock (2005), The Proteobacteria, Part A Introductory Essays, Bergey’s 
Manual of Systematic Bacteriology, Vol. 2, p. 49-53. 
[7] Deepak B. Jadhav, Renuka B. Nawadkar, N.R. Shaikh (2015), Isolation and Characterization 
of Bacteria from laboratory developed activated sludge used in the treatment of food industry 
effluent, Life Science Informatics Publication, RJLBPCS 1(1) Page 100 – 115. 

File đính kèm:

  • pdfphan_lap_va_thu_nghiem_kha_nang_xu_ly_nitrit_trong_nuoc_ri_r.pdf