Phân lập và nhận diện một số dòng vi sinh vật có hoạt tính sinh học phân giải lipid trong nước thải của các cơ sở chế biến thủy sản

Tóm tắt

Đề tài ―Phân lập một số dòng vi sinh vật có hoạt tính sinh học phân giải lipid trong nước thải

của các cơ sở chế biến thủy sản‖ với mục tiêu xác định được các dòng vi sinh vật có khả năng

phân giải được lipid có trong nước thải của các công ty chế biến thủy sản. Các thí nghiệm được

bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên. Qua 6 mẫu nước thải thu từ 3 công ty: Công ty Cổ phần

Kinh doanh Thủy Hải sản Sài Gòn, Công ty TNHH Chế biến Thủy sản Thanh Hải, Công ty Cổ

phần Chế biến Thủy sản Trung Sơn và 8 mẫu nước thải từ Công ty Thủy sản Miền Nam, Cần

Thơ phân lập được 33 dòng vi sinh vật. Trong số 33 dòng vi sinh vật phân lập được, sau khi

kiểm tra hoạt tính phân giải lipid có 22 dòng có khả năng kết tủa tạo vòng halo trên môi trường

Tween 20, chứng tỏ 22 dòng vi sinh vật này có khả năng sinh lipase, chiếm tỉ lệ: 66,6% (22/33).

Trong đó có 5 dòng có khả năng phân giải lipid cao là: TSB1, SGA1, SGA2; M1A2-2 và

M2A2-1. 5 dòng triển vọng này, sau khi giải trình tự 16S rRNA định danh được 3 dòng vi

khuẩn là Pseudomonas otitidis, Pseudomonas aeruginosa và Acinetobacter tandoii.

pdf 6 trang phuongnguyen 3800
Bạn đang xem tài liệu "Phân lập và nhận diện một số dòng vi sinh vật có hoạt tính sinh học phân giải lipid trong nước thải của các cơ sở chế biến thủy sản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phân lập và nhận diện một số dòng vi sinh vật có hoạt tính sinh học phân giải lipid trong nước thải của các cơ sở chế biến thủy sản

Phân lập và nhận diện một số dòng vi sinh vật có hoạt tính sinh học phân giải lipid trong nước thải của các cơ sở chế biến thủy sản
Đại học Nguyễn Tất Thành 
37 Tạp chí Khoa học & Công nghệ Số 3 
Phân lập và nhận diện một số dòng vi sinh vật có hoạt tính sinh học 
phân giải lipid trong nước thải của các cơ sở chế biến thủy sản 
Giang Cẩm Tú*, Mai Tấn Đạt, Ngô Thanh Nhàn 
Khoa Công nghệ Sinh học - Môi trường, Đại học Nguyễn Tất Thành 
*
gcamtu@gmail.com 
Tóm tắt 
Đề tài ―Phân lập một số dòng vi sinh vật có hoạt tính sinh học phân giải lipid trong nước thải 
của các cơ sở chế biến thủy sản‖ với mục tiêu xác định được các dòng vi sinh vật có khả năng 
phân giải được lipid có trong nước thải của các công ty chế biến thủy sản. Các thí nghiệm được 
bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên. Qua 6 mẫu nước thải thu từ 3 công ty: Công ty Cổ phần 
Kinh doanh Thủy Hải sản Sài Gòn, Công ty TNHH Chế biến Thủy sản Thanh Hải, Công ty Cổ 
phần Chế biến Thủy sản Trung Sơn và 8 mẫu nước thải từ Công ty Thủy sản Miền Nam, Cần 
Thơ phân lập được 33 dòng vi sinh vật. Trong số 33 dòng vi sinh vật phân lập được, sau khi 
kiểm tra hoạt tính phân giải lipid có 22 dòng có khả năng kết tủa tạo vòng halo trên môi trường 
Tween 20, chứng tỏ 22 dòng vi sinh vật này có khả năng sinh lipase, chiếm tỉ lệ: 66,6% (22/33). 
Trong đó có 5 dòng có khả năng phân giải lipid cao là: TSB1, SGA1, SGA2; M1A2-2 và 
M2A2-1. 5 dòng triển vọng này, sau khi giải trình tự 16S rRNA định danh được 3 dòng vi 
khuẩn là Pseudomonas otitidis, Pseudomonas aeruginosa và Acinetobacter tandoii. 
® 2018 Journal of Science and Technology - NTTU 
Nhận 06.09.2018 
Được duyệt 03.09.2018 
Công bố 20.09.2018 
Từ khóa 
vi sinh vật, phân giải, 
lipid, 
nước thải thủy sản 
1 Giới thiệu 
Nước ta có lợi thế rất lớn trong ngành đánh bắt và chế biến 
thủy hải sản, do nằm tiếp giáp với bờ biển trải dài 3.260km 
từ Bắc tới Nam. Chính vì vậy mà ngành công nghiệp thủy 
sản rất phong phú, đa dạng từ các loại thủy sản tự nhiên đến 
nuôi công nghiệp, đồng thời các nhà máy chế biến thủy sản 
cũng trở nên phát triển. Do sự đa dạng về chủng loại, hình 
thức chế biến, nên các thành phần trong nước thải của thủy 
sản hết sức phức tạp. Nước thải thủy sản chứa phần lớn các 
chất thải hữu cơ có nguồn gốc từ động vật và có thành phần 
chủ yếu là protein, lipid. Trong hai thành phần này, lipid 
gây ảnh hưởng lớn đến môi trường vì lipid không tan trong 
nước. Khi xả vào nguồn nước, lớp váng lipid còn tồn tại 
trên mặt nước sẽ làm suy giảm nồng độ oxy hòa tan trong 
nước và ảnh hưởng đến vi sinh vật sử dụng oxy hòa tan để 
phân hủy các chất hữu cơ. 
Hiện nay, có nhiều phương pháp được thực hiện loại bỏ lớp 
váng lipid từ nước thải thủy sản như phương pháp vật lí, 
phương pháp hóa học cũng mang lại hiệu quả tốt. Tuy 
nhiên, cả hai phương pháp này tốn nhiều chi phí khi phát 
triển trên qui mô lớn. Dựa vào hoạt động sống của vi sinh 
vật mà các kĩ thuật xử lí chất thải bằng vi sinh thu hút rất 
nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học trong qui mô 
phòng thí nghiệm. Để nghiên cứu được thành công, điều 
cần thiết là phải phân lập và chọn được loại vi sinh có khả 
năng phân giải lipid cao dưới điều kiện chọn môi trường 
dinh dưỡng, nồng độ pH và nhiệt độ phát triển của vi sinh 
vật. 
Các nghiên cứu ngoài nước như Nhật Bản, Ấn Độ, Anh, 
Iran đã phát hiện ra một số loài vi sinh có khả năng phân 
giải lipid như các chủng vi khuẩn Acinetobacter sp. SOD - 
1 từ nghiên cứu của Sugimori et al., 2002 [1]; 
Acinetobacter sp. SS - 192 và Pseudomonas aeruginosa SS 
- 219 của Sugimori và Utsue (2012) [2] hay Bacillus sp. của 
Okuda et al., 1991 [3] có khả năng phân giải lipid. Các chi 
Pseudomonas, Vibrio, Sarcine, Bacillus, Alcaligenes, 
Burkholderia, Chromobacterium,có khả năng sản sinh ra 
enzym lipase nội bào và ngoại bào, chuyển triglyceride 
trong phản ứng thủy phân thành sản phẩm glycerin và acid 
béo. Sau đó, glycerin và acid béo lại được chuyển hóa thành 
nhiều sản phẩm khác. Ở trong nước, chỉ có một vài nghiên 
cứu về vi sinh phân giải lipid như nghiên cứu của Nguyễn 
Văn Trương (2014) [4], Võ Hồng Chi (2011) [5], Ngô 
Đại học Nguyễn Tất Thành 
Tạp chí Khoa học & Công nghệ Số 3 
38 
Thanh Phong (2014) [6], tuy nhiên vẫn còn hạn chế. Vì 
vậy, việc nghiên cứu, phân lập một số dòng vi khuẩn để 
ứng dụng các vi sinh vật vào việc xử lí nước thải lipid là 
một việc cần thiết và mang tính ứng dụng cao. 
2 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 
2.1 Vật liệu 
Mẫu nước thải được lấy trực tiếp từ ống thải của các công 
ty chế biến thủy sản xuống kênh Tham Lương, KCN Tân 
Tạo, Tân Tạo A, Bình Tân, Tp.HCM, như Công ty Cổ phần 
Kinh doanh Thủy Hải sản Sài Gòn (Đ/c: 4-8 Đường 1A, 
Tân Tạo A, Bình Tân, Tp.HCM), Công ty TNHH chế biến 
thủy sản Thanh Hải (Đ/c: Đường số 1, Tân Tạo A, Bình 
Tân, Tp.HCM), Công ty Cổ phần Chế biến Thủy sản Trung 
Sơn (Đ/c: 2, Song hành, Tân Tạo A, Bình Tân, Tp.HCM), 
mẫu nước thải ở bể chứa và khu vực đóng gói sản phẩm ở 
Công ty Thủy sản Miền Nam, Cần Thơ. 
2.2 Hóa chất: 
Bảng 1 Môi trường phân lập vi sinh [7] 
Thành phần Hàm lượng 
Dầu thực vật 10g 
(NH4)2SO4 0,5g 
MgSO4.7H2O 5g 
KH2PO4 1g 
Nước 1 lít 
Khử trùng và chỉnh pH= 6,5 - 7,5 
Bảng 2 Môi trường Luria Bertani (LB)( Bennasar et al., 1998)[6] 
Thành phần Hàm lượng 
peptone 10g 
yeast extract 5g 
NaCl 5g 
agar 20g 
nước 1 lít 
Khử trùng và chỉnh pH=6,5-7,5. 
Bảng 3 Môi trường Tween 20 ( El- Bestawy et al., 2005)[8] 
Thành phần Hàm lượng 
peptone 10g 
NaCl 5g 
agar 20g 
nước 1 lít 
Bổ sung 1 % Tween 20 ( Tween 20 được khử 
trùng nhiệt ướt ở 1210C trong 20 phút trước khi 
được bỏ vào môi trường) và điều chỉnh pH = 7,5. 
Hóa chất nhuộm Gram: crystal violet, dung dịch lugol, cồn 
96%, fushin. 
2.3 Phương pháp thí nghiệm 
2.3.1 Thu mẫu và phân lập các dòng vi sinh vật 
14 mẫu gồm 6 mẫu được thu tại các ống xả nước thải của 
các công ty chế biến thủy sản thuộc KCN Tân Tạo A, 
Tp.HCM và 8 mẫu thu trong các bể chứa nước thải ở các 
khu vực chế biến và đóng gói thuộc Công ty Thủy sản Miền 
Nam, Cần Thơ. 
Mẫu lấy được sẽ lưu trữ trong lọ nhựa có nắp, sau khi thu 
về được bảo quản trong tủ mát và được sử dụng trong vòng 
3 ngày kể từ ngày thu. 
Mẫu nước thải được thu về tiến hành lắc đều để các thành 
phần trong mẫu được xáo trộn giúp dễ dàng thu hết mẫu vi 
khuẩn mà không bỏ sót. Rút 1ml dung dịch gốc cho vào 
5ml môi trường phân lập sau đó đem ủ ở 300C trên máy lắc 
120rpm trong 72 tiếng. 
Dùng micropipette P200 hút 100µl mẫu từ môi trường phân 
lập vào tâm của đĩa môi trường LB, trải mẫu nước vừa nhỏ 
ra khắp các bề mặt của môi trường cấy. Thao tác này rất 
quan trọng vì khi trải kĩ sẽ thu được nhiều khuẩn lạc rời 
khác nhau tăng hiệu suất phân lập. 
Sau đó tiến hành bảo quản trong tủ ủ 300C trong khoảng 1-
2 ngày để vi khuẩn có thời gian thích nghi với môi trường 
và phát triển. 
2.3.2 Đặc điểm hình thái tế bào vi khuẩn 
Đặc điểm hình thái khuẩn lạc và tế bào vi khuẩn được 
nhuộm Gram và kiểm tra dưới kính hiển vi vật kính 40X. 
2.3.3 Khảo sát khả năng phân giải lipid trên môi trường 
Tween 20 
Mẫu khuẩn lạc sau khi đã làm ròng sẽ được nuôi trong môi 
trường LB không có agar ở nhiệt độ 300C, lắc 120 
vòng/phút trong 3 ngày để tăng sinh khối. Sau 3 ngày nuôi 
lỏng, các chủng vi khuẩn sẽ được thử trên môi trường 
Tween 20. Lấy 20µl mẫu nhỏ vào đĩa môi trường Tween 20 
đã được đục giếng. Quan sát và đo đường kính vòng halo 
trên môi trường Tween qua 3 mốc thời gian 3 ngày, 4 ngày, 
5 ngày. 
2.3.4 Định danh các chủng vi khuẩn có khả năng phân giải 
lipid tốt nhất 
Tuyển chọn những dòng vi sinh vật có khả năng phân giải 
lipit tốt nhất thông qua số liệu đường kính vòng halo đã đo 
được. Tiến hành gửi mẫu để định danh chủng vi khuẩn 
được chọn. Sử dụng phần mền BLAST để so sánh mức độ 
tương đồng của chuỗi trình từ vùng 16S rRNA với dữ liệu 
trên ngân hàng gene của NCBI (National Center for 
Biotechnology Information) để xác định tên loài của chủng 
vi khuẩn. 
2.4 Phương pháp xử lí số liệu 
Các thí nghiệm trong qui mô phòng thí nghiệm được thực 
hiện lặp lại 3 lần và được tính toán thống kê bằng phần 
mềm SAS 9.1 
3 Kết quả và thảo luận 
3.1 Thu mẫu và phân lập các dòng vi sinh vật từ mẫu nước 
thải 
Đại học Nguyễn Tất Thành 
39 Tạp chí Khoa học & Công nghệ Số 3 
Từ những mẫu nước thải lấy tại các ống nước thải của các 
công ty phân lập được 33 dòng vi sinh vật có đặc điểm và 
hình dạng khác nhau. Các dòng vi khuẩn này có chung đặc 
tính là sinh trưởng và phát triển trong điều kiện hiếu khí. 
3.2 Đặc điểm hình thái tế bào vi khuẩn 
Phần lớn các dòng vi khuẩn có khuẩn lạc dạng tròn, bìa 
nguyên, độ nổi mô, màu trắng đục hoặc trắng trong; một số 
ít khuẩn lạc có dạng không đều, độ nổi lài, màu vàng đục và 
nâu đục. Đặc điểm màu sắc, hình dạng, độ nổi và dạng bìa 
của các dòng vi khuẩn trên môi trường LB được quan sát 
sau khi nuôi cấy sau 2 ngày. 
 Bảng 4 Đặc điểm hình thái của khuẩn lạc 
Đặc điểm hình thái Số lượng Tỉ lệ % 
Hình dạng Tròn 25 75,8 
Màu sắc 
Không đều 8 24,2 
Trắng trong 1 3,0 
Trắng đục 22 66,7 
Vàng chanh 9 27,3 
Nâu 1 3,0 
Độ nổi 
Mô 20 60,6 
Lài 13 39,4 
Dạng bìa 
Nguyên 24 72,7 
Răng cưa 9 28,3 
Hình 1 Một số khuẩn lạc của vi khuẩn phân lập được 
trên môi trường LB 
A: Dòng TSA1: khuẩn lạc tròn, có bìa nguyên, màu trắng 
đục, lài 
B: Dòng SGB2: khuẩn lạc tròn, có bìa nguyên, màu vàng 
chanh, mô. 
C: Dòng M1A1- 2: khuẩn lạc trắng đục, tròn, bìa nguyên, 
độ nổi mô 
D: Dòng M1A1- 1: khuẩn lạc trắng đục, tròn, bìa nguyên, 
độ nổi mô 
 Bảng 5 Kết quả nhuộm Gram 
STT Tên mẫu Hình dạng Gram 
1 THA1 Que + 
2 THA2 Que + 
3 THB1 Cầu - 
4 THB2 Que - 
5 TSA1 Cầu + 
6 TSA2 Que - 
7 TSB1 Que - 
8 TSB2 Cầu - 
9 SGA1 Que - 
10 SGA2 Que - 
11 SGB1 Cầu + 
12 SGB2 Cầu - 
13 SGB3 Que - 
14 M1A1- 1 Que - 
15 M1A1- 2 Cầu - 
16 M1A2- 1 Que + 
17 M1A2- 2 Que - 
18 M2A1- 1 Que - 
19 M2A1- 2 Cầu - 
20 M2A2- 1 Que - 
21 M2A2- 2 Que + 
22 M3A1- 1 Cầu + 
23 M3A1- 2 Cầu - 
24 M3A1- 3 Cầu - 
25 M3A1- 4 Que + 
26 M3A2- 1 Cầu - 
27 M3A2- 2 Que + 
28 XKA1- 1 Cầu - 
29 XKA1- 2 Que - 
30 XKA1- 3 Cầu - 
31 XKA2- 1 Que + 
32 XKA2- 2 Que - 
33 XKA2- 3 Cầu + 
Chú thích: (+): Gram dương (-): Gram âm 
Trong tổng số 33 dòng có 14 dòng tế bào vi sinh vật hình 
cầu và 19 dòng tế bào vi sinh vật hình que và trong đó 11 
dòng là vi khuẩn Gram (+) 22 dòng là Gram (-) 
3.3 Khảo sát khả năng phân giải lipid trên môi trường 
Tween 20 
3.2.1. Đối với các dòng vi khuẩn phân lập từ nước thải ở 
KCN Tân Tạo A, Tp.HCM 
Với kết quả sau 2 ngày một số mẫu đã xuất hiện những 
điểm kết tủa quanh giếng nhưng chưa có hình dạng rõ rệt. 
Tiếp tục thử hoạt tính sau 3 ngày, 4 ngày, 5 ngày, cho thấy 
có 9 mẫu xuất hiện vòng kết tủa halo rõ rệt. Tiến hành đo 
đường kính vòng halo của 9 mẫu. 
Bảng 6 Kết quả thử hoạt tính của các dòng vi khuẩn sau 3, 4, 5 ngày 
STT Tên mẫu 
Đường kính vòng halo (cm) 
3 ngày 4 ngày 5 ngày 
1 THA1 1.4
cd 
2.9
b 
3.7
ab 
2 THA2 0.63
e 
1.3
d 
1.83
d 
3 THB1 0.63
e 
3.06
ab 
3.15
bc 
4 THB2 1.23
d 
2.83
ab 
3.16
bc 
Đại học Nguyễn Tất Thành 
Tạp chí Khoa học & Công nghệ Số 3 
40 
5 TSA1 0.63
e 
3.28
ab 
3.8
ab 
6 TSB1 2.4
a 
3.65
a 
4.05
a 
7 TSB2 1.43
cd 
2.13
c 
2.73
c 
8 SGA1 1.76
bc 
3.11
ab 
3.9
ab 
9 SGA2 1.96
ab 
3.15
ab 
3.95
ab 
 CV% 15.745 10.727 10.959 
 Lsd 0.01 0.497 0.722 0.867 
Hình 2 Biểu đồ đường kính trung bình vòng halo 
của các dòng vi khuẩn sau 3 ngày, 4 ngày, 5 ngày. 
Qua ngày thứ 3 đường kính các vòng halo giữa các dòng vi 
khuẩn có khác biệt rõ rệt. Ở dòng TSB1 có đường kính lớn 
nhất (tương ứng với đường kính là 2.4cm) kế tiếp là dòng 
SGA2 (đường kính 1.96cm), hai dòng này có giá trị tương 
đương nhau về ý nghĩa thống kê. Bên cạnh đó, các dòng vi 
khuẩn SGA1, TSB2, THA1, THB2 có đường kính dao động 
khoảng 1.3 – 1.76cm. Những dòng vi khuẩn còn lại TSA1, 
THA2, THB1 có đường kính bằng nhau (đường kính 0.63) 
có ý nghĩa về mặt thống kê. 
Đến ngày thứ 4 đường kính của vòng phân giải halo giữa 
các dòng tăng đột biến. Dòng THB1 và dòng TSA1 lần lượt 
tăng từ 0.63cm lên thành 3.06cm và 3.28cm. Sự khác biệt 
này là do đặc tính sinh trưởng và phát triển khác nhau giữa 
các dòng vi khuẩn nên đường kính vòng halo cũng khác 
nhau. Kết quả thử hoạt tính ở ngày thứ 4 cũng cho thấy 
dòng TSB1 có vòng halo lớn nhất (tương đương đường 
kính 3.65cm). 
Sang ngày thứ 5, dựa vào số liệu từ Bảng 6 cho thấy đường 
kính vòng halo của các dòng vi khuẩn tăng chậm lại. 
Đường kính vòng halo giữa các dòng vi khuẩn dao động từ 
2.73cm – 3.95cm. Riêng dòng TSB1 vẫn có đường kính lớn 
nhất 4.05cm và dòng THA2 có mức tăng thấp nhất, từ ngày 
thứ 3 đường kính 0.63cm sang ngày thứ 5 đường kính 
1.83cm. 
Tóm lại, kết quả thử hoạt tính lipase trên môi trường Tween 
20 cho thấy dòng TSB1 có khả năng tạo vòng halo có 
đường kính cao nhất (4.05cm) ở ngày thứ 5, khác biệt có ý 
nghĩa thống kê so với phần còn lại. Qua kết quả trên, ta 
chọn được 3 dòng có khả năng tạo vòng halo cao nhất là: 
TSB1, SGA1, SGA2 để tiến hành định danh bằng phương 
pháp sinh học phân tử. 
 Hình 3 Kết quả thử hoạt tính của dòng TSB1 
3.2.2. Đối với các dòng vi khuẩn phân lập từ nước thải ở 
Công ty Thủy sản Miền Nam, Cần Thơ 
Kết quả theo dõi ngày thứ nhất, các vi sinh vật chưa phát 
triển rõ rệt. Tiếp tục thử hoạt tính sau 2 ngày, 3 ngày, 4 
ngày, 5 ngày, cho thấy có 13/20 mẫu xuất hiện vòng kết tủa 
halo rõ rệt. Do khi chuyển từ môi trường này sang môi 
trường khác, vi sinh vật cần có thời gian thích nghi với môi 
trường, sau đó mới tiến hành sinh trưởng và phát triển. Do 
đó, trong ngày đầu tiên vi sinh vật chưa thể hiện hoạt tính 
rõ rệt. Đến những ngày tiếp theo, các dòng vi sinh vật đã 
bắt đầu thích nghi nên đã sinh trưởng và sinh sản mạnh vì 
vậy mà hàm lượng lipase để sinh ra cũng tăng dần. 
Bảng 7 Kết quả thử hoạt tính các dòng vi khuẩn sau 2 ngày, 3 
ngày, 4 ngày, 5 ngày sau khi đã được xử lí thống kê 
STT Tên mẫu 
Đường kính vòng halo (cm) 
2 ngày 3 ngày 4 ngày 5 ngày 
1 M1A1- 1 1.13
b
 1.50
d
 2.56
bc
 3.26
bc
2 M1A1- 2 0.70
e
 1.06
ih
 1.50
ef
 1.86
e
3 M1A2- 2 1.43
a
 2.50
a
 3.50
a
 4.50
a
4 M2A2- 1 0.84
d
 2.05
b
 3.08
ab
 4.06
a
5 M2A2- 2 0.40
f
 0.70
j
 1.0
fg
 1.30
f
6 M3A1- 1 0.98
c
 1.30
e
 1.92
de
 2.40
de
7 M3A1- 2 1.10
b
 1.60
cd
 2.50
c
 3.40
b
3 ngày 4 ngày 5 ngày 
Đại học Nguyễn Tất Thành 
41 Tạp chí Khoa học & Công nghệ Số 3 
8 M3A1- 4 0.90
cd
 1.20
fg
 2.50
c
 2.50
b
9 M3A2- 2 0.82
d
 1.25
ef
 1.90
de
 2.50
d
10 XKA1- 1 0.65
e
 0.95
i
 2.16
cd
 2.50
d
11 XKA1- 2 0.70
e
 1.10
gh
 2.22
cd
 2.56
d
12 XKA2- 1 0.24
g
 0.59
j
 0.85
g
 1.12
f
13 XKA2- 2 1.20
b
 1.70
c
 2.24
cd
 2.80
cd
CV% 
LSD 0,01 
5,25 3,81 11,60 8,82 
0,10 0,12 0,57 0,55 
0
0.5
1
1.5
2
2.5
3
3.5
4
4.5
5
ngày 2 ngày 3 ngày 4 ngày 5
M1A1- 1 M1A1- 2 M1A2- 2 M2A2- 1
M2A2- 2 M3A1- 1 M3A1- 2 M3A1- 4
M3A2- 2 XKA1- 1 XKA1- 2 XKA2- 1
XKA2- 2
Hình 4 Biểu đồ đường thể hiện hoạt tính phân giải lipid của các 
chủng vi khuẩn theo các ngày (từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 5). 
Ở ngày thứ 2 thử hoạt tính, đường kính các vòng halo giữa 
các dòng vi khuẩn có khác biệt rõ rệt. Ở dòng M1A2- 2 có 
đường kính lớn nhất (tương ứng với đường kính là 1,43cm), 
kế tiếp là 3 dòng M1A1- 1, M3A1- 2, XKA2- 2 đường kính 
trong khoảng 1,10cm đến 1,20cm, các dòng này có giá trị 
tương đương nhau về ý nghĩa thống kê. Bên cạnh đó, những 
dòng vi khuẩn còn lại có đường kính dao động trong 
khoảng 0,24cm đến 0,98cm, có ý nghĩa về mặt thống kê. 
Đến ngày thứ 3, đường kính của vòng phân giải halo giữa 
các dòng tăng khác biệt rõ rệt. Dòng M1A2- 2 tăng từ 
1,43cm lên thành 2,50cm và kế tiếp dòng M2A2- 1 tăng đột 
biến từ 0,84cm lên thành 2,05cm. Sự khác biệt này là do 
đặc tính sinh trưởng và phát triển khác nhau giữa các dòng 
vi khuẩn nên đường kính vòng halo cũng khác nhau từ ngày 
thứ 2, dòng M1A2-2 có đặc tính sinh trưởng nhanh và 
mạnh nhất so với những dòng còn lại. Các dòng còn lại tăng 
dao động trong khoảng 0,59cm đến 1,70cm 
Sang ngày thứ 4, ta thấy đường kính vòng halo của các 
dòng vi khuẩn tăng đều. Đường kính vòng halo giữa các 
dòng vi khuẩn dao động từ 1,0cm – 2,56cm. Riêng dòng 
M1A2- 2 vẫn có đường kính lớn nhất 3,50cm và hai dòng 
M2A2- 2, XKA2- 1 có mức tăng thấp nhất. Từ ngày thứ 2 
sang ngày thứ 4, đường kính dao động trong khoảng 
0,24cm đến 1,0cm. 
Dựa vào Bảng 7 cho thấy, ngày thứ 5 các dòng vi khuẩn 
vẫn tăng đều, thể hiện rõ nhất ở hai dòng có đường kính lớn 
là M1A2- 2 (đường kính từ ngày thứ 3 là 3,50cm lên thành 
4,50cm ở ngày thứ 5) và M2A2- 1 (đường kính từ ngày thứ 
3 là 3,08cm lên thành 4,06cm ở ngày thứ 5), hai dòng có 
giá trị tương đương nhau về ý nghĩa thống kê. Các dòng 
M1A1- 2, M2A2- 2, XKA2- 1 phát triển chậm, có đường 
kính dao động trong khoảng 0,24cm đến 1,86cm từ ngày 
thứ 2 đến ngày thứ 5. Sự phát triển chậm này do đặc điểm 
sinh trưởng và phát triển của chúng. 
Tóm lại, kết quả thử hoạt tính lipase trên môi trường Tween 
20 cho thấy dòng M1A2- 2 và M2A2- 1 có khả năng tạo 
vòng halo có đường kính cao nhất (lần lượt là 4,50cm và 
4,06cm, giá trị tương đương nhau về ý nghĩa thống kê). Ở 
ngày thứ 5, khác biệt có ý nghĩa thống kê so với phần còn 
lại. Qua kết quả trên, ta chọn được 2 dòng có khả năng tạo 
vòng halo cao nhất là: M1A2- 2 , M2A2- 1 để tiến hành 
định danh bằng phương pháp sinh học phân tử. 
Khả năng sinh trưởng và phát triển của các dòng vi sinh vật 
sản sinh lipase qua các ngày thứ 2, thứ 3, thứ 4 và thứ 5 đã 
thể hiện rõ ở Hình 5 
Hình 5 Kết quả thử hoạt tính của dòng M1A2- 2 
A: 2 ngày; B: 3 ngày; C: 4 ngày; D: 5 ngày 
3.4 Định danh các chủng vi khuẩn có khả năng phân giải 
lipid tốt nhất 
Dựa trên việc giải trình tự gen 16S rRNA và so sánh với dữ 
liệu trên ngân hàng gen BLAST SEARCH, định danh được 
vi khuẩn có khả năng phân giải lipid của 3 mẫu được chọn: 
TSB1, SGA1, SGA2, kết quả đều là vi khuẩn Pseudomonas 
otitidis; M1A2-2 và M2A2-1 kết quả định danh là vi khuẩn 
Đại học Nguyễn Tất Thành 
Tạp chí Khoa học & Công nghệ Số 3 
42 
Pseudomonas aeruginosa và Acinetobacter tandoii. Kết quả 
này phù hợp với những nghiên cứu trước đây về một số 
chủng thuộc chi Pseudomonas và Acinetobacter có khả 
năng phân giải lipid. 
4 Kết luận và kiến nghị 
4.1 Kết luận 
Qua các kết quả nhận được trong quá trình thực nghiệm, đi 
đến một số kết luận: Từ 6 mẫu nước thải thu ở 3 công ty: 
Công ty Cổ phần Kinh doanh Thủy Hải sản Sài Gòn, Công 
ty TNHH Chế biến Thủy sản Thanh Hải, Công ty Cổ phần 
Chế biến Thủy sản Trung Sơn và 8 mẫu nước thải từ Công 
ty Thủy sản Miền Nam, Cần Thơ phân lập được 33 dòng vi 
sinh vật. Trong số 33 dòng vi sinh vật phân lập được, sau 
khi kiểm tra hoạt tính phân giải lipid có 22 dòng có khả 
năng kết tủa tạo vòng halo trên môi trường Tween 20, 
chứng tỏ 22 dòng vi sinh vật này có khả năng sinh lipase, 
chiếm tỉ lệ: 66,6% (22/33). Trong đó có 5 dòng có khả năng 
phân giải lipid cao là: TSB1, SGA1, SGA2; và M1A2-2 và 
M2A2-1. Sau khi giải trình tự 16S rRNA, định danh được 3 
dòng vi khuẩn là Pseudomonas otitidis, Pseudomonas 
aeruginosa và Acinetobacter tandoii. 
4.2 Kiến nghị 
Tiếp tục khảo sát các điều kiện cần, thích hợp cho quá trình 
sinh trưởng của các dòng có khả năng phân giải lipid để 
tiến hành nuôi tăng sinh khối các dòng vi sinh vật này. 
Tiếp tục định danh và trữ những dòng vi sinh vật có khả 
năng phân giải lipid. 
Tiếp tục khảo sát ảnh hưởng của pH đến hoạt tính các dòng 
có khả năng phân giải lipid còn lại để tìm ra điều kiện pH 
tối ưu. 
 Tiến hành thí nghiệm hoạt tính ở qui mô lớn hơn làm nền 
tảng cho những nghiên cứu sản xuất ra chế phẩm sinh học 
xử lí lipid trong nguồn nước thải. 
Tài liệu tham khảo 
1. Sugimori D, Nakamura M, Mihara Y, 2002. Microbial degradation of lipid by Acinetobacter sp. strain SOD-1. 
2. Sugimori D and Utsue T, 2012 . A study of the efficiency of edible oils degraded in alkaline conditions by Pseudomonas 
aeruginosa SS-219 and Acinetobacter sp. SS-192 bacteria isolated from Japanese soi 
3. Okuda et al.,1991..Study the treatment of lipid wastewater by using bacteria to lipid assimilate 
4. Nguyễn Văn Trương, 2014. Phân lập và nhận diện vi khuẩn phân giải lipit trong nước thải từ quán ăn, cơ sở chế biến ở ba 
phường An Thới, Long Tuyền và Thới An Đông, Khoa Khoa học Tự nhiên, Đại học Cần Thơ 
5. Võ Hồng Chi, 2011. Quá trình phân hủy chất thải hữu cơ giàu dầu mỡ trong điều kiện kỵ khí. Tạp chí công nghệ sinh học 
9(1)1-11 
6. Ngô Thanh Phong, 2014, ―Phân lập và tuyển chọn vi khuẩn phân hủy chất béo từ nước thải ở thành phố Cần Thơ‖, Khoa 
Khoa học Tự nhiên, Đại học Cần Thơ 
7. Lê Thị Ánh Hồng, 2015. Giáo trình môn học thực hành vi sinh vật môi trường. Viện Kĩ thuật công nghệ cao NTT, trường 
Đại học Nguyễn Tất Thành, Thành phố Hồ Chí Minh 
8. El- Bestawy et al.,2005. Biodegradation of palm oil mill effluent (POME) by bacterial. 
Isolation and identification of microorganisms degrading lipids from wastewater 
of seafood factory 
Cam Tu Giang*, Tan Dat Mai, Thanh Nhan Ngo 
Biotechnology & Environment, Nguyen Tat Thanh University 
*
gcamtu@gmail.com 
Abstract Topics: "Isolation and identification of microorganisms degrading lipids from wastewater of seafood factory" with 
the aim of identifying microorganisms capable of decomposing lipids. Through 14 samples of wastewater collected at 
seafood companies in Ho Chi Minh City and Can Tho city, 33 microorganisms were isolated. From 33 strains of 
microorganisms isolated, 22 were capable of precipitating Halo ring formation on Tween 20, which showed that 22 strains of 
this microorganism were able to produce lipase , accounting for 66.6% (22/33). There are 5 lines capable of high resolution 
lipids: TSB1, SGA1, SGA2; M1A2-2 and M2A2-1. After sequencing 16S rRNA, identified three strains of Pseudomonas 
otitidis, Pseudomonas aeruginosa and Acinetobacter tandoii. 
Keywords microorganisms, decomposition, lipids, wastewater of seafood facto

File đính kèm:

  • pdfphan_lap_va_nhan_dien_mot_so_dong_vi_sinh_vat_co_hoat_tinh_s.pdf